Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của gia cầm sau tiêm phòng vaccine cúm A H5N1 tại một số địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.16 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Chăn nuôi - Thú y

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GIA CẦM
SAU TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM A/H5N1 TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thu Thảo
Lớp: Thú y 46B
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Quang Vui
Bộ môn: Ký sinh - Truyền nhiễm

NĂM 2017

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Huế
tôi đã được trang bị kiến thức đầy đủ cho đến ngày thực tập tốt nghiệp và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Sau đây, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học
Nông Lâm Huế, Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể quý Thầy, Cô giáo trong Khoa
Chăn nuôi – Thú y đã chỉ dạy tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn Trạm chẩn đoán và điều trị bệnh động vật, Chi cục Chăn
nuôi và Thú y Thừa Thiên Huế, đặc biệt là anh Lê Minh Tuấn đã cho phép, giúp
đỡ và tạo điều kiện, hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập.


Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến Thầy giáo TS.
Trần Quang Vui đã dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và
bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ và động viên tinh thần trong suốt thời gian qua.
Do kiến thức và năng lực còn hạn chế nên không tránh những thiếu sót,
rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để khóa luận tốt nghiệp
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

P. Huế, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Bùi Thị Thu Thảo

2


MỤC LỤC
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

8

2.1. BỆNH CÚM GIA CẦM.................................................................................................................... 9
2.1.1. Giới thiệu về bệnh cúm gia cầm..........................................................................................9
2.7. CHẨN ĐOÁN BỆNH..................................................................................................................... 32
2.8. KIỂM SOÁT BỆNH....................................................................................................................... 33

3



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HA:

Hemagglutination test

HI:

Hemagglutination Inhibition test

HPAI :

Highly Pathogenic Avian Influenza

RT- PCR :

Reverce Transcription Polymerase Chai Reaction

ARN :
FAO :

Acid ribonucleic
Food and Agriculture Organisation

Bộ NN và PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
WHO:

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation)


OIE:

Tổ chức Thú y thế giới
(Office International de Epizooties)

CDC:

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ
(Center for Disease Control)

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MIỄN DỊCH TRÊN VỊT, CHÚNG TÔI ĐÃ TIẾN HÀNH LẤY 192 MẪU MÁU
TRONG ĐỢT TIÊM PHÒNG LẦN THỨ NHẤT (THÁNG 6/2016) VÀ 112 MẪU MÁU TRONG ĐỢT
TIÊM PHÒNG LẦN 2 (THÁNG 11/2016) ĐỂ XÁC ĐỊNH HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ. KẾT QUẢ XÉT
NGHIỆM ĐƯỢC TRÌNH BÀY Ở BẢNG 4.1 VÀ 4.2.............................................................................41
BẢNG 4.1. KẾT QUẢ KIỂM TRA KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VỊT SAU TIÊM PHÒNG
VACCINE CÚM A/H5N1 ĐỢT 1 (THÁNG 6/2016)...............................................................................41
KẾT QUẢ Ở BẢNG 4.1 CHO THẤY, TRONG TỔNG SỐ 192 MẪU KIỂM TRA CỦA ĐỢT 1 CÓ 114
MẪU CÓ HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ TỪ 4LOG2 TRỞ LÊN, TỶ LỆ BẢO HỘ ĐẠT 59,38%...................41
TỶ LỆ BẢO HỘ CỦA VỊT NUÔI TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG ĐỀU NHAU. CỤ THỂ NHƯ SAU:
.............................................................................................................................................................. 41
QUA BẢNG 4.2 TA THẤY, TỶ LỆ BẢO HỘ CỦA VACCINE CÚM GIA CẦM ĐỐI VỚI ĐÀN VỊT
TRONG ĐỢT 2 (THÁNG 11/2016) ĐẠT CAO. SỐ MẪU CÓ HIỆU GIÁ TỪ 4LOG2 ĐẾN 8LOG2 LÀ
101 TRÊN TỔNG SỐ 112 MẪU KIỂM TRA, ĐẠT TỈ LỆ BẢO HỘ 90,18%. TỶ LỆ NÀY ĐÃ ĐÁP ỨNG
ĐƯỢC YÊU CẦU BẢO VỆ ĐÀN GIA CẦM SAU TIÊM PHÒNG..........................................................43
NHẰM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MIỄN DỊCH TRÊN GÀ, CHÚNG TÔI ĐÃ XÉT NGHIỆM 123 MẪU MÁU

TRONG ĐỢT TIÊM PHÒNG LẦN THỨ NHẤT (THÁNG 6/2016) VÀ 118 MẪU MÁU TRONG ĐỢT
TIÊM PHÒNG LẦN 2 (THÁNG 11/2016) ĐỂ XÁC ĐỊNH HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ. KẾT QUẢ XÉT
NGHIỆM ĐƯỢC TRÌNH BÀY Ở BẢNG 4.3 VÀ 4.4.............................................................................44
BẢNG 4.3. KẾT QUẢ KIỂM TRA KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ SAU TIÊM PHÒNG
VACCINE CÚM A/H5N1 ĐỢT 1 (THÁNG 6/2016)...............................................................................45
QUA BẢNG 4.3 TA THẤY, TRONG SỐ 123 MẪU XÉT NGHIỆM CÓ 79 MẪU CÓ HIỆU GIÁ KHÁNG
THẾ TỪ 4LOG2 TRỞ LÊN; TỶ LỆ BẢO HỘ ĐẠT 64,23%. TỶ LỆ BẢO HỘ CỦA TỪNG ĐỊA
PHƯƠNG CỤ THỂ NHƯ SAU:............................................................................................................ 45
PHÚ LỘC: 10/14 MẪU XÉT NGHIỆM, ĐẠT TỈ LỆ BẢO HỘ 71,43%...................................................45
PHÚ VANG: 6/13 MẪU XÉT NGHIỆM, ĐẠT TỈ LỆ BẢO HỘ 46,15%..................................................45
PHONG ĐIỀN: 8/14 MẪU XÉT NGHIỆM, ĐẠT TỈ LỆ BẢO HỘ 57,14%..............................................45
HƯƠNG THỦY: 17/28 MẪU XÉT NGHIỆM, ĐẠT TỈ LỆ BẢO HỘ 60,71%..........................................45
HƯƠNG TRÀ: 19/26 MẪU XÉT NGHIỆM, ĐẠT TỈ LỆ BẢO HỘ 73,08 %...........................................45
QUẢNG ĐIỀN: 19/28 MẪU XÉT NGHIỆM, ĐẠT TỈ LỆ BẢO HỘ 67,86%............................................45
SỰ PHÂN BỐ HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ NHƯ SAU:.............................................................................45
HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ CHỦ YẾU PHÂN BỐ Ở MỨC TỪ 3LOG2 ĐẾN 5LOG2. NHÌN CHUNG HIỆU
GIÁ KHÁNG THỂ Ở GÀ TIÊM PHÒNG TRONG ĐỢT 1 LÀ KHÁ THẤP. TỶ LỆ BẢO HỘ 64,23% LÀ
CHƯA ĐẠT YÊU CẦU.......................................................................................................................... 46
BẢNG 4.4. KẾT QUẢ KIỂM TRA KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DICH CỦA GÀ SAU TIÊM PHÒNG
VACCINE CÚM A/H5N1 ĐỢT 2 (THÁNG 11/2016)..............................................................................46
HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ TẬP TRUNG CHỦ YẾU TỪ 4 LOG2 ĐẾN 8 LOG2, ĐẶC BIỆT SỐ MẪU CÓ
HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ 8LOG2 CAO HƠN SO VỚI ĐỢT 1. ĐÀN GÀ CÓ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
KHÁ TỐT SAU KHI ĐƯỢC TIÊM VACCINE TRONG ĐỢT NÀY.........................................................47
4.3. SO SÁNH TỶ LỆ BẢO HỘ SAU TIÊM VACCINE CÚM A/H5N1 GIỮA GÀ VÀ VỊT.....................47

5


NHẰM SO SÁNH KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH SAU TIÊM PHÒNG Ở GÀ VÀ VỊT, SỐ LIỆU
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM MẪU MÁU CỦA CẢ 2 ĐỢT TIÊM PHÒNG ĐÃ ĐƯỢC PHÂN TÍCH. KẾT

QUẢ PHÂN TÍCH ĐƯỢC THỂ HIỆN Ở BẢNG 4.5..............................................................................47
BẢNG 4.5. SO SÁNH TỶ LỆ BẢO HỘ GIỮA GÀ VÀ VỊT SAU KHI TIÊM VACCINE CÚM A/H5N1...47

6


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê 1/10/2016 cả nước có
2.771.892.000 con gà và 712.864.000 con vịt trong đó Thừa Thiên Huế có
15.913.000 con gà 6.025.000 con vịt. Số lượng gia cầm tương đối lớn, với
phương thức chăn nuôi đa dạng, việc xuất nhập gia cầm ra vào địa phương chưa
được quản lý chặt chẽ khiến cho tình hình dịch bệnh trên gia cầm diễn biến phức
tạp.
Ở Việt Nam, dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ cuối tháng 12/2003.
Bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI) là một bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm, có tốc độ lây lan rất nhanh với tỉ lệ gây chết cao trong đàn gia cầm nhiễm
bệnh. Bệnh do virus cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridae với nhiều phân typ
khác nhau gây nên. Virus gây bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các loài
chim và nguy hiểm nhất là gây bệnh cho cả con người. Với những tính chất
nguy hiểm của bệnh, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) xếp bệnh vào bảng A, bảng
danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất [17].
Năm 2015 và đầu năm 2016, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức
tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, được ghi nhận gia tăng cả về số lượng ổ dịch
và số quốc gia ghi nhận. Theo FAO, đã xuất hiện một số chủng virus mới như
A/H5N6, A/H5N2, A/H5N8 bên cạnh các chủng virus đã xuất hiện và lưu hành
trước đây A/H5N1, A/H7N9.
Bệnh cúm gia cầm đã làm ảnh hưởng đáng kể đến xã hội loài người, đặc
biệt là về tài chính, chính trị, xã hội. Hàng tỷ USD đang được bỏ ra để nghiên

cứu và chuẩn bị cho một tiềm năng cúm gia cầm trở thành đại dịch [33]
Thực hiện Quyết định số 438/QĐ-BNN-TY ngày 13/3/2014 của Bộ NN
à PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm
giai đoạn 2014-2018. Trong năm 2015, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiêm phòng
được 890.950 liều vaccine cúm gia cầm. Trong 9 tháng đầu năm 2016 đã tiêm
được hơn 300.000 liều góp phần phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn
tỉnh.
Nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine đối với gia cầm nuôi trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng
7


đáp ứng miễn dịch của gia cầm sau tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1 tại một
số địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục đích của đề tài
Mục tiêu của đề tài là xác định hiệu giá kháng thể kháng virus cúm
A/H5N1 trên gà và vịt sau khi tiêm phòng vaccine cúm A/H5N1. Qua đó đánh
giá khả năng bảo hộ của đàn gia cầm được tiêm vaccine cúm năm 2016 tại tỉnh
Thừa Thiên Huế.

8


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Bệnh cúm gia cầm
2.1.1. Giới thiệu về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza) còn gọi là bệnh cúm gà. Là một
bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae có

nhiều biến chủng khác nhau.
Trước đây, một thời gian dài đã được coi là cùng loại với Newcastle (tức
là bệnh giả dịch tả gà) nhưng từ hội nghị quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia
cầm tại Beltsville, Mỹ năm 1981 đã thay thế tên này bằng tên bệnh cúm truyền
nhiễm cao ở gia cầm (Highly Pathogenic Avian Influenza, viết tắt là HPAI) để
chỉ virus type A có độc lực mạnh.
Virus cúm gia cầm gây bệnh cho các loài chim thủy sinh hoang dã, đặc
biệt là: gà, vịt, ngỗng, gà tây, chim cút, đà điểu, thiên nga, mòng biển, các loài
chim cảnh và chim hoang dã. Virus còn gây bệnh cho cả con người và có thể trở
thành đại dịch, vì thế bệnh cúm gia cầm ngày càng trở nên nguy hiểm hơn bao
giờ hết [45].
Con người có thể bị nhiễm virus cúm gia cầm và các bệnh nhiễm virus
cúm gia súc khác, như các chủng cúm A (H5N1), A (H7N9), A (H9N2), A
(H1N1) và (H3N2) (theo WHO) [4]
2.1.2. Vài nét lịch sử bệnh cúm gia cầm
Khoảng 2.400 năm trước, Hippocrates đã mô tả về bệnh cúm [30].
Mặc dù virus dường như đã gây ra dịch bệnh trong suốt lịch sử nhân
loại, nhưng dữ liệu lịch sử về bệnh cúm rất khó diễn giải bởi vì các triệu chứng
có thể tương tự như các bệnh về đường hô hấp khác.
Năm 1680 một vụ đại dịch cúm đã được mô tả kỹ và từ đó đến nay đã
xảy ra 31 vụ đại dịch. Hơn 100 năm qua, đã xảy ra 5 vụ đại dịch cúm vào các
năm 1889, 1918, 1957, 1968 và gần đây là năm 2003 [46], [29], [45]
Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) đã được phát hiện lần đầu tiên ở
Italia năm 1878 gây tử vong rất cao và được gọi là bệnh dịch tả gia cầm (Fowl
plague), đến năm 1955 Achafer đã xác định căn nguyên gây bệnh thuộc nhóm virus
9


cúm type A thông qua kháng nguyên bề mặt là H7N1 và H7N7 gây chết nhiều gà,
gà tây và chim hoang ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Cận Đông [22]

Virus cúm type A được phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ năm 1963, đến cuối
thập kỷ 60, phân type H1N1 thấy ở lợn và có liên quan đến những ổ dịch ở gà
tây. Đây là những dấu hiệu đầu tiên về virus cúm gia cầm có thể lây nhiễm và
gây bệnh cho động vật có vú. Những nghiên cứu đều cho rằng virus cúm type A
phân type H1N1 ở gà tây đã truyền cho lợn, ngoài ra phân type H1N1ở vịt
truyền cho lợn. Đến năm 1970 công nhận có sự lây nhiễm từ chim hoang dã
sang gia cầm [17]
Năm 1971, Beard đã tìm thấy trong các ổ dịch cúm gà, gà tây khá lớn ở
Mỹ với chủng gây bệnh là H7N1. Trong khoảng thời gian 1960- 1979 bệnh cũng
tìm thấy ở các nước như ở Canada, Mehico, Achentina, Braxin, Nam Phi, Ý,
Pháp, Anh, Hà Lan, Australia, Hồng Kông, Nhật Bản, các nước vùng Trung Cận
Đông, các nước thuộc liên hiệp Anh và Liên Xô [2]
Các công trình nghiên cứu bệnh cúm gia cầm về: đặc điểm sinh học,
bệnh học và dịch tễ học, các phương pháp chẩn đoán miễn dịch và biện pháp
phòng chống bệnh được công bố ở Australia năm 1975, ở Anh năm 1979, ở Mỹ
năm 1983-1984,ở Ailen năm 1983-1984 [17].
Virus cúm gia cầm phân bố khắp toàn cầu, do đó dịch bệnh đã xảy ra ở
rất nhiều quốc gia.
Năm 1969, virus cúm type A được phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ.
Năm 1977 ở Minesota đã phát hiện dịch trên gà tây do chủng H7N7.
Năm 1983-1984 ở Mỹ, dịch cúm gà xảy ra do chủng virus H5N2 ở 3 bang
Pensylvania, Virginia, Newtersey làm chết và tiêu huỷ hơn 19 triệu gà [2]. Cũng
trong thời gian này tại Ireland người ta phải tiêu huỷ 270 nghìn con vịt.
Năm 1986 ở Australia dịch cúm gà xảy ra tại bang Victoria do chủng
H5N2.
Năm 1996 lần đầu tiên phát hiện cúm gia cầm HPAI H5N1 ở ngỗng ở
Trung Quốc ở Hồng Kông dịch cúm gà xảy ra do virus cúm typ A subtypee
H5N1. Năm 1997 phát hiện virus cúm ở người ở Hong Kong. Toàn bộ đàn gia
cầm của lãnh thổ này đã bị tiêu diệt vì virus cúm gia cầm lây cho người, làm 18
người nhiễm bệnh, trong đó có 6 người chết [17].

Trong lịch sử cho thấy dịch bệnh có xu hướng xảy có đặc điểm: ở những
nơi có độ ẩm cao liên tục, nhiễm trùng có thể xảy ra trong suốt cả năm và trong
10


thời gian gần đây, dịch bệnh thường xuất hiện ở các nước Đông và Nam Bán
cầu, và sau đó lan rộng sang Châu Âu và Bắc Mỹ vào những tháng mùa đông ở
những khu vực này khi các điều kiện là tối ưu sẽ xảy dịch bệnh.
2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới và trong nước
2.2.1 Trên thế giới
Năm 2003, ở Hà Lan đã xảy ra với quy mô lớn do chủng H7N7.
Từ tháng 12/2003 đến 2010, cúm gà xảy ra do chủng A/H5N1 xảy ra ở
nhiều quốc gia ở Đông Nam Á và Đông Á: Trung Quốc,Việt Nam, Thái Lan,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pakistan, Lào, Cambodia, Indonesia. Thiệt hại
nặng ở Indonesia, Việt Nam và Thái Lan [51].
Năm 2007: có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới báo cáo xuất
hiện dịch cúm gia cầm H5N1.
Năm 2008: dịch cúm gia cầm phát ra tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ
gồm Israel, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩnh Kỳ, Liên Bang Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Vương Quốc Anh, Trung Quốc, Hong Kong, Ai Cập, Đức, Lào, Thái Lan,
Bangladesh, Togo, Ucraine, Việt Nam, Ả Rập Saudi, Pakistan, Nigeria,
Indonesia.
Tháng 3 năm 2013 phát hiện dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc.
Chủng cúm gia cầm H5N6 lần đầu tiên được tìm thấy ở Trung Quốc vào
tháng 9 năm 2014
Theo Bộ Y Tế, Cục Y Tế Dự Phòng: cúm A(H5N6), A(H5N8) và cúm
A(H5N2) trên thế giới trong khoảng thời gian cuối năm 2014 đến đầu năm 2015,
tại nhiều nước như: Đức, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đài
Loan tiếp tục ghi nhận các vụ dịch do vi rút cúm A(H5N8) ở các trang trại gia
cầm [5].

Năm 2015, bùng phát cúm gia cầm H5N2 chủng cúm được xác định ở gà
và gà tây hoạt động trong khu vực Trung Tây của Mỹ. Tính đến ngày 30 tháng 5,
hơn 43 triệu con chim ở 15 tiểu bang đã bị tiêu hủy.
Đợt dịch cúm gia cầm năm 2016 nổ ra đầu tiên ở Nigeria từ đầu tháng 1,
sau đó thêm các quốc gia khác cũng khai báo dịch là Đài Loan, Trung Quốc và
Pháp. Trong đó cúm gia cầm nặng nhất ở Nigeria, có hơn 65 ổ dịch cúm độc lực
cao (HPAI) là báo cáo của cơ quan thú y Nigeria với tổ chức thú y thế giới (OIE)

11


trong 3 tuần, đối tượng bị nhiễm bệnh chính trong hầu hết các vụ dịch là gà đẻ
và gà hậu bị [43].
Hoạt động của cúm A (H5) từ ngày 23 tháng 2 năm 2016 đến ngày 26
tháng 9 năm 2016: 4 trường hợp nhiễm A (H5) ở Trung Quốc, Ấn Độ 10 trường
hợp, virus A (H5) cũng được phát hiện ở chim. Nhiễm trùng ở người ở Ai Cập là
do virus A (H5N1), trong khi các bệnh nhiễm trùng ở Trung Quốc do virus A
(H5N6) gây ra: A / ngỗng / Quảng Đông / 1/96-dòng dõi A (H5). Virus đã được
phát hiện ở các loài chim ở Bangladesh, Campuchia, Cameroon, Trung Quốc,
Côte d'Ivoire, Ai Cập, Ghana, Ấn Độ, Indonesia, Irac, Libăng, Myanmar,
Nigeria, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Togo, Hoa Kỳ và Việt Nam [51]
Theo (OIE) chủng cúm A(H5) tiếp tục được ghi nhận tại nhiều nước trên
thế giới. Đặc biệt, kể từ tháng 6/2016, chim hoang dã và gia cầm ở nhiều quốc gia
ở châu Âu và châu Á như tại Áo, Croatia, Đan Mạch, Đức, Hungary, Ấn Độ, Ai
Cập, Israel, Hà Lan, Ba Lan, Nga. Thụy Sĩ được phát hiện nhiễm virus cúm gia
cầm A(H5N8) [5].
Đài Loan cùng lúc phải chiến đấu với 2 chủng cúm gia cầm độc lực cao là
A(H5N2), A(H5N8) từ đầu năm 2015. Pháp phát hiện 76 ổ dịch cúm gia cầm.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã ghi nhận Ai Cập, Việt Nam và
Indonesia có mức nhiễm cúm gia cầm ở người cao nhất trong 12 năm qua.

Theo WHO, từ năm 2013 đến ngày 19/12/2016 là 856 trường hợp mắc
trong đó có 452 trường hợp tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 52,8% [41]
Đánh giá về mùa cúm năm 2015-2016 ở bán cầu bắc: Sự lây truyền cúm ở
người thường xảy ra trong những tháng mùa đông ở bán cầu bắc ôn đới vùng
nhưng thời gian chính xác của bệnh cúm thay đổi theo mùa, theo quốc gia và theo
năm. Các mùa cúm có thể bắt đầu vào đầu tháng 10, nhưng thông thường đỉnh vào
khoảng tháng giêng hoặc tháng hai [44]
2.2.2. Ở Việt Nam
Để nghiên cứu sự thay đổi về dịch tễ định kỳ (WHO Global Influenza
Surveillance Network) diễn biến của các ổ dịch, ta chia ra các đợt trong từng
khoảng thời gian để tìm hiểu:
* Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 đến 30/3/2003:
Cuối năm 2003, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam dịch cúm gia
cầm xuất hiện ở Hà Tây, Long An và Tiền Giang, dịch cúm gia cầm thể độc lực
cao với tác nhân gây bệnh là virus cúm H5N1.
12


* Đợt dịch thứ hai từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2004:
Dịch cúm gia cầm thể độc lực cao đã tái xuất hiện vào giữa tháng 4 năm
2004 ở một số tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, nguy hiểm là 27 người
mắc bệnh virus cúm A/H5N1 trong đó có 9 ca tử vong.
* Đợt dịch thứ 3 từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2005:
Dịch xuất hiện ở 670 xã của 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố (15 tỉnh
phía Bắc, 21 tỉnh phía Nam). Số gia cầm tiêu hủy là 470.495 gà, 825.689 vịt,
ngan và 551.029 chim cút. Các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đều xuất hiện dịch bệnh [2].
* Đợt dịch thứ 4 từ 01/10/2005 đến 15/12/2005:
Trong khoảng thời gian hơn 2 tháng dịch đã tái phát ở 285 xã, phường,
thị trấn thuộc 100 quận, huyện của 24 tỉnh, thành phố. Số gia cầm ốm, chết và

tiêu hủy là 3.735.620 con.
* Đợt dịch thứ 5: từ 12/2006 đến 2010:
Từ ngày 26/12/2003 đến ngày 31/03/2010 nước ta có 59 người chết/117
trường hợp nhiễm bệnh.
Từ năm 2009 đến năm 2013 Việt Nam đều xuất hiện cúm H5N1 tuy
nhiên xuất hiện dưới dạng nhỏ lẻ, theo hộ và xử lý kịp thời nên không phát
thành dịch. Từ năm 2014 đến nay ở Việt Nam còn phát hiện thêm H5N6.
* Năm 2014 có 02 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại Bình Phước
và Đồng Tháp. Phát hiện trên gia cầm tại 155 xã, phường của 90 huyện thuộc
36 tỉnh.
* Năm 2015 dịch cúm đã xảy ra ở 41 xã, 37 huyện, thuộc 21 tỉnh thành
phố. Tổng số gia cầm chết là 19.291 và tiêu hủy là 88.639 con.
Tích lũy từ đầu năm 2003 đến năm 2009, cúm H5N1 tại Việt Nam ghi nhận
112 trường hợp mắc, 57 trường hợp tử vong. Số mắc cao trong giao đoạn 20032009, từ năm 2010 đến 2014 ghi nhận thêm 15 trường hợp mắc, 7 trường hợp tử
vong.
Từ đầu năm 2006, Việt Nam triển khai chương trình tiêm phòng cho gia
cầm, thủy cầm trong cả nước. Tuy nhiên dịch cúm A sẽ còn diễn biến phức tạp
vì hệ gen của virus cúm A luôn biến đổi
Theo thông tin từ Viện Pauster TP.HCM, kết quả xét nghiệm từ ngày 20
-22/9/2016 cho thấy, 117 công nhân tỉnh Kiên Giang có biểu hiện lâm sàng của
13


dịch cúm A/H1N1 và dương tính với cúm với A/H1N1 và đã ghi nhận các ổ dịch
cúm gia cầm cúm A(H5N1) và cúm A(H5N6) tại một số hộ gia đình.
Nhận xét về dịch tễ học:
Dịch cúm diễn ra hàng năm do virus cúm type A và type B gây ra.
Về phân bố địa lý: các đợt dịch tập trung ở khu vực đồng bằng Sông Cửu
Long và đồng bằng Sông Hồng do mật độ chăn nuôi tập trung ở Miền Nam, với
tổng đàn gia cầm lớn và việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm cao hơn

các vùng khác.
Về thời gian xảy ra dịch: dịch phát ra nặng vào vụ đông Xuân, do có sự
thay đổi về thời tiết, đặc biệt là thời gian cao điểm của mua bán, vận chuyển.
Về loài mắc bệnh: gà, vịt, ngan.
2.3. Virus cúm A
2.3.1. Hình thái, cấu trúc của virus cúm A/H5N1
Đặc tính cấu trúc chung virus thuộc họ Orthomyxoviridae có là hệ gen
chứa axit Ribonucleic (ARN) một sợi, có cấu trúc là sợi âm được ký hiệu là ss
(-) ARN. Sợi âm ARN của hệ gen có độ dài từ 10.000-15.000 nucleotit (tùy loại
virus), hệ gen chia thành 6-8 phân đoạn (segment), mỗi phân đoạn là một gen
chịu trách nhiệm mã hóa cho mỗi loại protein của virus [27], [39].

Hình 2.3. Cấu trúc virus cúm A/H5N1
14


Virus cúm với các yếu tố kháng nguyên H và N, lớp màng bao (envelop),
protein liên kết (matrix protein M1, ribonucleoprotein: RNP)
Hạt virus (virion) có cấu trúc hình khối, đôi khi có dạng hình khối kéo
dài, đường kính khoảng 80-120 nm [34]
Vỏ virus có bản chất protein có nguồn gốc từ nguồn tế bào mà virus đã
gây nhiễm, bao gồm một số protein được glycosyl hóa (glycoprotein) và một số
protein dạng trần không được glycosyl hóa (non glycosylated protein) [34]
Protein bề mặt có cấu trúc từ các loại glycoprotein, đó là những gai,
mấu có độ dài 10-14 nm, đường kính 4-6 nm.
Nucleocapsid bao bọc lấy nhân virus là tập hợp của nhiều protein phân
đoạn, cấu trúc đối xứng xoắn, kích thước 130-150 nm, tạo vòm (loop) ở giới hạn
cuối của mỗi phân đoạn và liên kết với nhau qua cầu nối các peptit. Phân tử
lượng của hạt virus vào khoảng 250 triệu dalton.
2.3.2. Thành phần hóa học của virus

ARN của virus chiếm 0,8%-1,1%; protein chiếm 70%-75%; lipit chiếm
20%-24%; hydratcacbon chiếm 5%-8% khối lượng hạt virus.
Lipit tập trung ở màng virus và chủ yếu là lipit có gốc phospho, số còn
lại là cholesterol, glucolipit và một ít hydrocacbon gồm các loại men galactose,
ribose, fructose, glucosamin. Thành phần chính protein của virus chủ yếu là
glycoprotein [22]
2.3.3. Cấu tạo hệ gen của virus cúm A
Phân bố trên bề mặt của virus là loại protein gây ngưng kết hồng cầu có
tên gọi là Hemagglutinin (HA) và một loại protein có chức năng là một loại
enzyme phá hủy thụ thể của virus có tên gọi Neuraminidae (NA), chúng là các
glycoptein riêng biệt.
Hạt virion có cấu trúc là axit Ribonucleic sợi âm ở dạng đơn, độ dài
13.500 nucleotit.
Hệ gen của virus cúm A gồm 8 phân đoạn chứa 11 gen [25]:
PB2 (polymerase cơ bản 2)
PB1 (polymerase cơ bản 1)
PB1-F2
PA (polymerase axit)
15


HA (hemagglutinin )
NP (nucleoprotein )
NA (neuraminidase )
M1 và M2
NS1
NEP / NS2
Hai trong số các gen quan trọng nhất là HA và PB1. HA tạo ra một
kháng nguyên bề mặt đặc biệt quan trọng trong khả năng lan truyền. PB1 tạo ra
một phân tử polymerase virus đặc biệt quan trọng về độc lực .

Trong đó là 3 phân đoạn lớn nhất (phân đoạn 1 đến 3) mã hóa cho 3 loại
protein polimerase: PB1, PB2 và PA, 3 phân đoạn lớn trung bình (phân đoạn 4
đến 6) mã hóa HA, NA và NP; còn hai phân đoạn ngắn (phân đoạn 7 và 8) mã
hóa protein M1 và một số protein phi cấu trúc (M2, NB, NS1, NS2) [17].
Phân tích sinh học phân tử của trình tự nucleotide của các phân đoạn
RNA của virus cúm mã hóa các protein đột biến (HA, NA và M2) và các protein
bên trong (PB2, PB1, PA, NP, M và NS) từ một loạt các vật chủ.
Phân đoạn 1-3: có phân tử lượng tính toán là PB1 87 x 103 Da, PB2 và PA.
Phân đoạn 4: mã hóa cho protein Hemagglutinin (HA) là một protein bề
mặt cắm gốc vào bên trong, có chức năng bám dính vào thụ thể của tế bào, có
khả năng gây ngưng kết hồng cầu. Với phân tử lượng là 60 x 10 3 Da (không
được glycosyl hóa) 72 x 103 Da (nếu được glycosyl hóa)
Phân đoạn 5: mã hóa cho protein Nucleoprotein (NP), với phân tử lượng
là 56 x 103 Da.
Phân đoạn 6: là gen chịu trách nhiệm tổng hợp protein enzyme
Neuraminidae (NA).
Phân đoạn 7: mã hóa cho 2 tiểu phần protein đệm (Matrix protein) M1 và
M2.
Phân đoạn 8: có độ dài ổn định 890 nucleotit, mã hóa cho 2 tiểu phần
protein phi cấu trúc NS1 và NS2.
2.3.4. Kháng nguyên của virus cúm A
Các loại kháng nguyên được nghiên cứu nhiều nhất là protein nhân
(Nucleoprotein, NP), protein đệm (matrix protein, M1), protein gây ngưng kết
16


hồng cầu (Hemagglutinin, HA) và protein enzyme cắt thụ thể (Neuraminidase,
NA). NP và M1 là protein thuộc loại hình kháng nguyên đặc hiệu nhóm (genusspecific antigen), ký hiệu là gs kháng nguyên; HA và NA là protein thuộc loại
hình kháng nguyên đặc hiệu typ và dưới typ (typ-specific antigen), ký hiệu là ts
kháng nguyên.

Một đặc tính quan trọng là virus cúm có khả năng gây ngưng kết hồng
cầu của một số động vật. Đó là sự kết hợp giữa mấu lồi kháng nguyên HA trên
bề mặt của virus cúm với thụ thể có trên bề mặt hồng cầu, làm cho hồng cầu
ngưng kết với nhau tạo thành mạng ngưng kết thông qua cầu nối virus, gọi là
phản ứng ngưng kết hồng cầu HA (Hemagglutination test). Kháng thể đặc hiệu
của kháng nguyên HA có khả năng trung hòa các loại virus tương ứng, chúng là
kháng thể trung hòa có khả năng triệt tiêu virus gây bệnh. Nó có thể phong tỏa
sự ngưng kết bằng cách kết hợp với kháng nguyên HA. Do vậy thụ thể của hồng
cầu không bám vào được để liên kết tạo thành mạng ngưng kết. Người ta gọi
phản ứng đặc hiệu KN-KT có hồng cầu tham gia là phản ứng ngăn cản ngưng
kết hồng cầu HI (Hemagglutination inhibition test).
Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và phản ứng ngăn cản ngưng kết
hồng cầu (HI) được sử dụng trong chẩn đoán cúm gia cầm.
Theo Horimoto T, Kawaoka Y sự phức tạp trong diễn biến kháng nguyên
của virus cúm là sự biến đổi và trao đổi trong nội bộ gen dẫn đến sự biến đổi
liên tục về tính kháng nguyên [31]. Có 2 cách biến đổi kháng nguyên của virus
cúm:
+ Đột biến điểm (đột biến ngẫu nhiên hay hiện tượng trôi trượt, lệch lạc
về kháng nguyên-Antigenic drift). Đây là kiểu đột biến xảy ra liên tục thường
xuyên trong quá trình tồn tại của virus mà bản chất là do có sự thay đổi nhỏ về
trình tự nucleotit của gen mã hóa, đặc biệt đối với kháng nguyên H và kháng
nguyên N. Kết quả là tạo ra các phân type cúm hoàn toàn mới có tính thích ứng
loài vật chủ khác nhau và mức độ độc lực gây bệnh khác nhau. Đột biến điểm
phụ thuộc vào hai đặc điểm: thời gian dịch bệnh và sức đề kháng của cơ thể vật
chủ. Dịch bệnh trong khoảng thời gian dài và đáp ứng miễn dịch của cơ thể
mạnh sẽ làm tăng áp lực lựa chọn cho việc phát triển kháng nguyên mới [24]
Chính nhờ sự biến đổi này mà virus cúm A tạo nên 18 biến thể gen HA
(H1- H18) và 11 kháng nguyên N (N1-N11) (CDC 2014) [27], [34], [40]
+ Đột biến tái tổ hợp di truyền (hiện tượng thay ca-antigenic Shift).
Hiện tượng tái tổ hợp gen ít xảy ra hơn so với hiện tượng đột biến điểm. Hiện

17


tượng này chỉ xảy ra khi 2 hoặc nhiều loại virus cúm khác nhau cùng nhiễm vào
một tế bào chủ do sự trộn lẫn 2 bộ gen của virus. Khi hiện tượng tái tổ hợp gen
xuất hiện có thể sẽ gây ra các vụ dịch lớn cho người và động vật với mức độ
nguy hiểm không thể lường trước được.
Thay đổi tính kháng nguyên là cách thấy rõ nhất đối với virus cúm A,
một loại virus RNA được bỏ bởi một vỏ lipid có gắn với hai loại protein:
hemagglutinin và neuraminidase. Đa số kháng thể trung hòa tác động lên hai
kháng nguyên này quyết định. Virus có thể lẩn tránh tác động của kháng thể
bằng cách thay đổi cấu trúc của hemagglutinin: Thay đổi dần tính kháng nguyên
(antigenic drift) hoặc đột biến tính kháng nguyên (antigenic shift). Thay đổi dần
tính kháng nguyên là sự thay đổi từng phần nhỏ cấu trúc kháng nguyên khi virus
truyền từ các thể này sang cá thể khác bằng cách gây đột biến điểm trên bề mặt
kháng nguyên của hemagglutinin. Thay đổi này có lẽ chịu trách nhiệm về các
dịch cúm nhỏ vào mùa đông. Thay đổi tính kháng nguyên là sự thay đổi đột ngột
toàn bộ cấu trúc của hemagglutinin. Người ta đã quan sát thấy 3 lần thay đổi
kháng nguyên kiểu này vào vụ đại dịch cúm năm 1918, dịch cúm châu Á năm
1957, và dịch cúm Hong Kong năm 1968.
Khi xâm nhiễm vào cơ thể động vật, virus cúm A kích thích cơ thể sản
sinh ra kháng thể đặc hiệu, trong đó quan trọng hơn cả là kháng thể kháng HA,
chỉ có kháng thể này mới có vai trò trung hòa virus cho bảo hộ miễn dịch. Một
số kháng thể khác có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của virus, kháng thể kháng
M2 ngăn cản chức năng M2 không cho quá trình bao gói virus xảy ra.
2.3.5. Quá trình nhân lên của virus
Kingrbury và cộng sự (1985) mô tả quá trình nhân lên của virus được
tóm tắt như sau [32]:
Virus xâm nhập vào tế bào nhờ chức năng của protein HA thông qua
hiện tượng ẩm bào (endocytosis) qua cơ chế trung gian tiếp hợp thụ thể. Thụ thể

liên kết tế bào của virus cúm có bản chất là axit sialic cắm sâu vào glycoprotein
hay glycolipit của vỏ virus. Trong khoang ẩm bào, khi nồng độ PH được điều
hòa để giảm xuống mức thấp sẽ xảy ra quá trình hợp nhất màng tế bào và virus,
sự hợp nhất này phụ thuộc vào sự cắt rời protein HA nhờ enzyme peptidase và
enzyme protease của tế bào. Lúc này nucleocapsid của virus đi vào trong nguyên
sinh chất rồi vào trong nhân tế bào, chuẩn bị thực hiện quá trình tổng hợp ARN
nguyên liệu hệ gen cho các virion mới. Hệ thống enzyme sao chép của virus
ngay lập tức tạo nên các ARN thông tin. Các phân đoạn ARN hệ gen được mã
18


hóa ở 10-13 nucleotit đầu 5’ với nguyên liệu mã hóa lấy từ ARN tế bào, nhờ vào
hoạt tính enzyme PB2 của virus. ARN thông tin của virus sao chép trong nhân
được chuyển vận ra nguyên sinh chất, được ribosome trợ giúp tổng hợp nên
protein cấu trúc và protein nguyên liệu. Protein H, N, M2, ở lại trong nguyên
sinh chất, được vận chuyển xuyên qua hệ thống võng mạc nội mô (RE) và hệ
golgi sau đó được cắm lên màng tế bào nhiễm. Protein NS1, NP, M1 được
chuyển vận vào nhân để bao bọc đệm lấy nguyên liệu ARN hệ gen mới được
tổng hợp.
Song song với quá trình sao chép ARN thông tin và tổng hợp protein cấu
trúc, protein nguyên liệu, virus tiến hành tổng hợp nguyên liệu di truyền là các sợi
ARN mới. Từ sợi ARN đơn âm của virus ban đầu, một sợi dương ARN toàn vẹn
được tạo ra theo cơ chế bổ sung, sợi dương mới này lại làm khuôn để tổng hợp
nên sợi âm ARN mới làm nguyên liệu. Các sợi âm ARN mới, một số vừa làm
nguyên liệu để lắp ráp virion mới, số khác lại làm khuôn để tổng hợp ARN theo
cơ chế như với sợi ARN của virus đầu tiên. Các sợi ARN hệ gen được tạo ra là
một sợi hoàn chỉnh về độ dài và được các protein đệm (NS1, M1, NP) bao gói tạo
nên ribonucleocapsid (nucleoriboprotein) ngay trong nhân tế bào nhiễm, sau đó
được chuyển vận ra nguyên sinh chất rồi được chuyển vận đến vị trí màng tế bào
có sự biến đổi đặc hiệu với virus. Sự kết hợp cuối cùng của tổ hợp

nucleoriboprotein với các protein cấu trúc (HA, NA, M2) tạo nên các hạt virus
hoàn chỉnh mới và được giải phóng ra khỏi tế bào nhiễm theo hình thức nảy chồi.
2.3.6. Độc lực của virus
Độc lực của virus cúm gia cầm có sự dao động lớn, phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trước hết là protein HA. Khả năng lây nhiễm của virus phụ thuộc vào tác
động của men proteaza vật chủ đến sự phá vỡ của liên kết hóa học sau khi dịch
mã của phân tử ngưng kết, thực chất là sự cắt rời protein HA thành 2 tiểu phần
HA1 và HA2. Tính thụ cảm của ngưng kết tố và sự phá vỡ liên kết của men
protease lại phụ thuộc vào số lượng các amino axit cơ bản tại điểm bắt đầu phá
vỡ các liên kết. Để đánh giá độc lực của virus cúm một cách khoa học, các nhà
khoa học sử dụng phương pháp gây bệnh cho gà 3-6 tuần tuổi bằng cách tiêm
tĩnh mạch nước trứng đã được gây nhiễm virus. Sau đó đánh giá mức độ nhiễm
bệnh của gà để cho điểm (chỉ số IVPI). Điểm tối đa là 3 điểm và đó là virus có
độc lực cao nhất. Theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), virus nào có
chỉ số IVPI từ 1,2 trở lên thuộc loại có độc lực cao [10]. Các nhà khoa học đã
thống nhất chia độc lực của virus ra 3 loại:
19


- Virus có độc lực cao: nếu sau khi tiêm tĩnh mạch 10 ngày phải làm
chết 75%-100% số gà thực nghiệm. Virus gây bệnh cúm gà (có thể là typ phụ)
phải làm chết 20% số gà mẫn cảm thực địa và phát triển tốt trên tế bào xơ phôi
trong môi trường nuôi cấy không có Trypsin.
- Virus có độc lực trung bình: là những chủng virus gây dịch cúm gà với
triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng gây chết gà không quá 15% số gà bị nhiễm
bệnh tự nhiên hoặc không gây quá 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm.
- Virus có độc lực thấp (nhược độc): là những virus phát triển tốt trong
cơ thể gà, có thể gây ra dịch nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, không
tạo ra bệnh tích đại thể và không làm chết gà.
Trong thực tế người ta chia virus cúm gà ra làm 2 loại: Loại virus có độc

lực thấp - LPAI (Low Pathogenic Avian Influenza). Loại virus có độc lực cao HPAI (Highly Pathgenic Avian Influenza).
Cho đến nay người ta thừa nhận chỉ có 2 biến chủng virus có cấu trúc
kháng nguyên H5, H7 được coi là loại có độc lực cao gây bệnh ở gia cầm,
nhưng không phải tất cả các chủng mang gen H5, H7 đều gây bệnh [28]
Thực tế chứng minh rằng các chủng có độc lực thấp trong quá trình lưu
hành trong thiên nhiên và trong đàn thủy cầm có thể đột biến nội gen hoặc đột
biến tái tổ hợp để trở thành các chủng có độc lực cao - HPAI [22]
2.3.7. Đặc tính nuôi cấy và lưu giữ virus cúm
Phần lớn các chủng virus có thể phát triển ổn định ở trứng gà có phôi
hoặc ở các loại tế bào mầm. Đây chính là đặc điểm quan trọng để nhân giống
virus trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu, bảo tồn cũng như để sản xuất
vaccine. Đối với các chủng virus cúm cũng có những đặc tính như vậy. Tuy
nhiên, virus cúm type A chỉ phát triển ở trong môi trường tế bào không có huyết
thanh chứa trypsin. Một số hệ thống tế bào kể cả dòng tế bào MDCK cần được
nuôi cấy ở trong môi trường không có huyết thanh có chứa trypsin để tách các
protein HA của virus giúp cho việc hình thành các khuẩn lạc. Một số loại môi
trường tế bào như tế bào gan HepG2 của người, tế bào thận phôi lợn (ESK) và tế
bào thận gà (CK) cũng đã được chứng minh là có nhiều hứa hẹn và nhạy cảm
hơn đối với virus cúm gia cầm [21].
Ở nhiệt độ môi trường, virus cúm gia cầm H5N1, có thể sống được 14
ngày trong không khí, trong các hạt bụi nhỏ; trong phân gia cầm, sống được 2 3 tháng. Trong nước, virus có thể sống sót tới 4 ngày ở nhiệt độ 22°C và trên 30
20


ngày ở nhiệt độ 0°C. Dưới ánh nắng mặt trời, chúng bị chết trong vòng 48 giờ.
Virus bị diệt bởi sức nóng: ở 56°C sau 30 phút, ở 60°C sau 10 phút. Trong mùa
đông, nhiệt độ thấp virus tồn tại lâu trong môi trường, chim hoang dã di trú là
nguồn tàng trữ và truyền virus trong môi trường tự nhiên, đây chính là những
điều kiện để virus cúm gia cầm phát triển mạnh và tạo thành dịch cúm [3].
2.3.8. Miễn dịch chống virus của gia cầm [17]

Miễn dịch là khả năng phòng vệ của toàn bộ cơ thể đối với các yếu tố
mang thông tin di truyền ngoại lai (thông tin lạ).
Cũng như các động vật khác, miễn dịch chống virus cúm của gia cầm có
2 loại là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
* Miễn dịch không đặc hiệu:
Cũng giống như đối với các mầm bệnh khác, đáp ứng miễn dịch không
đặc hiệu là hàng rào phòng ngự đầu tiên ngăn cản sự xâm nhập của virus vào cơ
thể.
Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch bẩm sinh) gồm phản ứng
viêm, sự thực bào bị nhiễm virus, sốt, và sự sản sinh interferon có tác dụng hạn
chế sự lây lan của virus tới các tế bào chưa bị nhiễm virus.
Các tế bào thực bào và bổ thể: Một khi virus đã xâm nhập vào cơ thể các
tế bào thực bào gồm các tế bào trung tính, các tế bào monocyte và các tế bào đại
thực bào sẽ được hoạt hóa và thực hiện các chức năng của chúng. Bổ thể cũng
có tác dụng thúc đẩy quá trình thực bào các hạt virus.
Các cytokin (các interferon): Có 3 loại interferon: alpha (α), beta (β) và
gamma (γ). Interferon α và β (còn gọi là các interferon type 1) là các cytokin
được các tế bào bị nhiễm virus tiết ra. Chúng kết gắn với các thụ cảm quan đặc
hiệu có trên các tế bào liền kề và bảo vệ các tế bào đó chống lại sự xâm nhiễm
của virus. Các interferon tạo nên một phần hoặc tham gia một phần vào đáp ứng
phòng hộ tức thì của vật chủ. Ngoài những tác dụng diệt virus trực tiếp đó,
interferon α và β cũng thúc đẩy sự thể hiện các phân tử MHC loại I và loại II
trên bề mặt các tế bào bị nhiễm virus và chính bằng cách này mà thúc đẩy sự
trình diện các kháng nguyên virus tới các tế bào miễn dịch đặc hiệu. Sự có mặt
của interferon α và β có thể được chứng minh trong dịch thể trong các pha
nhiễm virus cấp tính. Interferon γ (còn được gọi là interferon miễn dịch) là một
cytokin do tế bào CD4 TH - 1 tiết ra, chức năng của interferon γ là thúc đẩy các
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào T. Như vậy nếu như interferon
21



type 1 tạo cho tế bào một "trạng thái kháng virus", đặc trưng bằng sự ức chế đối
với cả sự nhân lên của virus và cả sự tăng sinh của tế bào thì interferon γ do các
tế bào T đã được hoạt hóa sản sinh ra có khả năng cảm ứng sự tổng hợp các
phân tử MHC loại I và chính các phân tử này làm cho các tế bào dễ dàng "được
nhận biết" bởi các tế bào T gây độc tố với tế bào (Tc). Khi virus gây nhiễm tế
bào bên cạnh đã được hoạt hóa, các protein kháng virus sẽ phát hiện các vật liệu
thông tin di truyền ngoại lai. Các protein đó sẽ được hoạt hóa và ức chế quá
trình nhân lên của virus bằng cách phân hủy (bẻ gãy) ARN thông tin và làm
dừng quá trình tổng hợp protein. Các protein này làm cho các tế bào bị ngừng
trệ và điều đó sẽ hạn chế sự nhân lên tiếp tục của virus và do đó hạn chế sự lây
lan của virus sang các tế bào khác. Chính vào giai đoạn đình trệ này mà hệ thống
miễn dịch có thời gian để huy động đáp ứng miễn dịch qua tế bào T.
Cơ chế tác động của các interferon:
Nâng cao hiệu quả của đáp ứng miễn dịch bằng cách thúc đẩy sự thể
hiện các phân tử MHC loai I trên bề mặt của các tế bào bị nhiễm virus. Vì thế
các interferon sẽ làm tăng cơ hội cho các tế bào T gây độc tế bào nhận biết và
tiêu diệt các tế bào bị nhiễm.
Tác dụng diệt virus trực tiếp: Làm thoái hóa ARNm của virus, ức chế
quá trình sinh tổng hợp protein. Hệ quả của các tác dụng này là ngăn cản sự xâm
nhiễm của virus vào các tế bào mới.
Các tế bào diệt tự nhiên (Natural Killer Cells): Là một nhóm các tế bào
lâm ba cầu T, có nguồn gốc từ tủy xương, có mặt trong máu và các mô bào. Các
tế bào NK có khả năng nhận biết và dung giải các tế bào bị nhiễm virus và một
số loại tế bào ung thư. Khả năng này không đặc hiệu và không bị giới hạn bởi
phân tử MHC nên chúng được gọi là các tế bào diệt tự nhiên. Các tế bào này
không có các thụ cảm quan bề mặt đặc hiệu với kháng nguyên (TCR hoặc các
thụ cảm quan immunoglobulin). Về mặt kiểu hình, các tế bào NK không có các
chất đánh dấu (marker) bề mặt đặc trưng cho các tế bào T và các tế bào B và
chính vì thế các tế bào NK là một dòng lâm ba cầu riêng biệt. Mặc dù không thể

hiện tính đặc hiệu với kháng nguyên, chúng lại thể hiện ở một mức độ nào đó
khả năng chọn lọc các tế bào "bất bình thường" để dung giải. Thuận lợi chủ yếu
mà các tế bào NK có hơn các lâm ba cầu đặc hiệu với kháng nguyên về khả
năng miễn dịch chống virus là ở chỗ nó không có pha ẩn của quá trình tăng sinh
dòng tế bào khi được hoạt hóa nên các tế bào NK hoạt động ngay như là các tế
bào thực hiện, còn các lâm ba cầu B và T đặc hiệu với kháng nguyên mất thời
22


gian để tăng sinh rồi sau đó mới thực hiện chức năng. Vì thế các tế bào NK có
thể có các hiệu quả sớm trong diễn biến nhiễm virus và có thể hạn chế sự lây lan
virus trong giai đoạn sớm. Tế bào NK được hoạt hóa bởi IL-2 và nhất là IL-12
và tự giải phóng ra TNF-α và IFN-γ. Tế bào NK có thụ cảm quan đặc hiệu với
mảnh Fc của phân tử IgG nên có khả năng dung giải tế bào đích thông qua hiện
tượng gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể (Antibody Dependent Cellular
Cytotoxicity, ADCC): Trước hết kháng thể đặc hiệu gắn lên tế bào bị nhiễm
virus, sau đó phức hợp này gắn lên tế bào NK thông qua thụ thể dành cho mảnh
Fc, do đó tế bào NK có điều kiện tiếp cận với tế bào đích và tiêu diệt tế bào
đích.
Các yếu tố "diệt virus cúm" khác: Đó là các IgA, α-defensin (1-3), các
chất ức chế haemagglutinin, các acid béo không bão hòa và monoglycerid.
* Miễn dịch đặc hiệu
Cả hai nhánh của đáp ứng miễn dịch thu được là đáp ứng miễn dịch dịch
thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đều đóng vai trò là cơ chế thực
hiện đặc hiệu trong miễn dịch chống virus.
Các đáp ứng miễn dịch thông qua tế bào T và tế bào B đặc hiệu với
kháng nguyên có thể được thực hiện bằng:
Miễn dịch qua trung gian tế bào B, kết quả là quá trình sản xuất kháng
thể đặc hiệu.
Bào chế/ chuẩn bị và trình diện kháng nguyên thông qua các phân tử

MHC loại I và MHC loại II.
Miễn dịch tế bào chống virus với khả năng nhận biết kháng nguyên đặc
hiệu của virus và kháng nguyên của các tế bào bị nhiễm virus, nhận biết phức
hợp kháng nguyên - MHC và các tế bào đích/ tế bào bị nhiễm virus.
Kháng thể: Nhìn chung các kháng thể đặc hiệu đóng vai trò then chốt
trong đáp ứng phòng hộ chống lại nhiễm virus. Kháng thể được sản xuất tại chỗ
là rất quan trọng trong bảo vệ các bề mặt niêm mạc và kháng thể lưu hành, chủ
yếu là IgG có tác dụng bảo hộ toàn thân. Kháng thể sẽ tấn công virus trong tế
bào bị nhiễm. IgG có thể nhận biết các tế bào bị nhiễm và hoạt hóa bổ thể. IgG
có thể giao thoa, làm ảnh hưởng tới sự trao đổi chất của tế bào bị nhiễm virus.
IgG có thể ngăn các virus bám vào các tế bào đích. Kháng thể hoạt động tích
cực trong các pha ban đầu của quá trình nhiễm virus. Kháng thể có thể ngăn cản
sự tái nhiễm của cùng một loại virus.
23


Loại kháng thể có hiệu quả nhất trong tác dụng diệt virus là kháng thể
trung hòa. Đây là loại kháng thể gắn với virus mà thường là vỏ ngoài của virus
hoặc vỏ protein capsid bên trong và chúng phong bế sự gắn kết của virus vào
màng tế bào và đi vào tế bào vật chủ.
Trong quá trình nhiễm virus kháng thể phát huy tác dụng mạnh nhất vào
giai đoạn sớm trước khi virus xâm nhập được vào tế bào đích của nó. Về mặt
này kháng thể tương đối không có hiệu quả trong các trường hợp nhiễm virus
nào đó lần đầu tiên, chủ yếu là do pha ẩn của quá trình sản xuất kháng thể. Tuy
nhiên, các kháng thể đã được hình thành từ trước, đặc biệt là các kháng thể trung
hòa là dạng có hiệu quả của miễn dịch phòng hộ chống lại các virus.
Có thể nói kháng thể là yếu tố phòng thủ đầu tiên chống lại các mầm
bệnh ngoại bào với ba cách chính như sau:
Trung hòa: Bằng cách kết gắn với mầm bệnh hoặc kết gắn với các chất
ngoại lai, các kháng thể có thể ngăn cản sự tiếp xúc của mầm bệnh với tế bào

đích của chúng. Phức hợp kháng nguyên - kháng thể sau đó bị các tế bào đại
thực bào "nuốt" và phân hủy. Kháng thể sau khi gắn vào kháng nguyên làm cho
kháng nguyên này dễ dàng bị các tế bào thực bào gồm đại thực bào và các tế bào
Leucocyte nhân đa hình thái nhân điện là ngoại lai. Các tế bào thực bào sẽ tiêu
hóa kháng nguyên và phá hủy kháng nguyên.
Opsonin hóa: Sự kết gắn của kháng thể vào một mầm bệnh hay một chất
ngoại lai có thể opsonin hóa chúng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào thực
bào nuốt và tiêu hủy mầm bệnh hoặc vật liệu ngoại lai. Vùng Fc của kháng thể
tương tác với các thụ cảm quan Fc trên tế bào thực bào và điều đó làm cho mầm
bệnh càng dễ bị thực bào.
Hoạt hóa bổ thể: Sự hoạt hóa từng nấc của bổ thể nhờ kháng thể có thể
dẫn đến sự dung giải virus. Thêm vào đó, một số thành phần giáng hóa của bổ
thể (ví dụ C3b) có tác dụng opsonin hóa các mầm bệnh và tạo điều kiện thuận
lợi cho các tế bào thực bào "nuốt" chúng dễ dàng thông qua các thụ cảm quan bổ
thể có trên các tế bào đó.
Các tế bào T gây độc tế bào (Cytotoxic T Cells): Các tế bào thực
hiện chính tham gia vào quá trình làm sạch các virus đã thâm nhập vào tế bào là
các tế bào lâm ba cầu T gây độc tế bào (Cytotoxic T Lymphocyte, CTL) CD8+
đặc hiệu với virus. Các tế bào này nhận biết các kháng nguyên nói chung và
trong trường hợp kháng nguyên virus chính là các kháng nguyên được tổng hợp
bên trong nhân tế bào hoặc trong cytosol. Và những kháng nguyên này đã được
24


phân giải và trình diện trên bề mặt tế bào bị nhiễm. Kháng nguyên được trình
bày trên bề mặt tế bào dưới dạng các peptid ngắn liên kết với các phân tử MHC
loại I. Tuy nhiên không phải tất cả các đáp ứng CTL đều có lợi cho vật chủ mà
trong một số trường hợp tổn thương mô bào do CTL đặc hiệu đối với virus gây
ra lớn hơn các tổn thương do nhm virus gây nên.
Cơ chế hoạt động của tế bào t gây độc tế bào: Vì virus không có bộ máy

tổng hợp và chuyển hóa riêng nên chúng phải khu trú trong tế bào và lợi dụng tế
bào để tái tạo. Do virus phát triển trong tế bào chất nên tránh được tác dụng của
kháng thể, vì vậy virus chỉ bị tiêu diệt khi giết chết tế bào bị nhiễm virus. Trong
trường hợp này tế bào TCD8 gây độc đóng vai trò quan trọng vì nó có thể giết
chết một cách có chọn lọc các tế bào bị nhiễm này. Sự biệt hóa từ tiền Tc thành
tế bào Tc có thể gây độc trực tiếp cần có 2 tín hiệu:
Tín hiệu 1: Tế bào T nhận diện phức hợp kháng nguyên - MHC loại I
trên tế bào trình diện kháng nguyên hoặc tế bào đích.
Tín hiệu 2: cytokin do tế bào TCD4 tiết ra (IL-6, IL-2, IFN-γ) khi nó
nhận diện được kháng nguyên trên tế bào trình diện kháng nguyên.
Để loại bỏ các tế bào bị nhiễm virus mà không làm hủy hoại tế bào lành,
tế bào TCD8 chỉ giết chết một cách có chọn lựa những tế bào đích đã bộc lộ
kháng nguyên đặc hiệu mà thôi. Tế bào TCD8 gây độc cũng sản sinh IFN-γ và
cả TNF-α để kìm hãm sự nhân lên của virus, làm tăng sự bộc lộ các phân tử
MHC loại I và hoạt hóa tế bào đại thực bào.
* Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kháng thể :
Sự hình thành kháng thể và quá trình đáp ứng miễn dịch phụ thuộc rất
nhiều yếu tố như trạng thái sức khoẻ của cơ thể, điều kiện ngoại cảnh, sự chăm
sóc nuôi dưỡng. Nhưng quan trọng hơn cả là phụ thuộc vào bản chất kháng
nguyên. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kháng thể như sau:
+ Bản chất kháng nguyên: kháng nguyên có bản chất là protein và có
tính kháng nguyên cao sẽ kích thích sinh kháng thể tốt.
+ Đường xâm nhập của kháng nguyên: thường đường xâm nhập tốt nhất
là dưới da và trong bắp thịt.
+ Liều lượng kháng nguyên: lượng kháng nguyên đưa vào vừa đủ sẽ
kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch ở mức tối đa mà không gây ức chế và tê liệt
miễn dịch.
25



×