Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận Kiểm lâm viên chính Xử lý hành vi phá rừng trái pháp luật tại Công ty TNHH MTV LN Quảng Sơn Xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.01 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................1
1. Mô tả tình huống..............................................................................................3
2. Phân tích tình huống........................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................4
2.1.1. Các hành vi tác động đến rừng và tài nguyên rừng ....................4
2.1.2. Theo Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/04/2019 ...............5
2.1.3. Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.....................6
2.2. Phân tích tình huống:...........................................................................8
3. Đề xuất phương án giải quyết tình huống....................................................10
3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống..........................................................10
3.2. Cơ sở giải quyết tình huống...............................................................11
3.2.1. Cơ sở pháp lý để giải quyết.......................................................11
3.2.2. Đường lối, quan điểm xử lý, giải quyết....................................12
3.2.3. Kinh nghiệm xử lý, giải quyết những tình huống.....................12
3.2.4. Cơ sở thực tiễn để giải quyết tình huống..................................13
3.3. Đề xuất phương án xử lý tình huống................................................13
3.3.1 Phương án xử lý tình huống.......................................................13
3.3.2. Đánh giá ưu, nhược điểm của phương án xử lý........................15
3.3.3. Lựa chọn phương án xử lý........................................................16
4. Kiến nghị, kết luận.........................................................................................16
4.1. Kiến nghị.............................................................................................16
4.1.1. Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước...........................................16
4.1.2. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng.......................................17
4.2. Kết luận...............................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................18

i



Chữ viết tắt:
- QLBVR: quản lý bảo vệ rừng.
- PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng.
- UBND: Ủy ban nhân dân.
- TNHH MTV LN: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp.

ii


LỜI NÓI ĐẦU
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn được UBND tỉnh Đắk
Nông giao quản lý sử dụng tổng diện tích 10.370,33 ha rừng và đất rừng sản
xuất, bao gồm 11 tiểu khu, nằm trên địa bàn hành chính của 3 xã: Đắk Ha,
Quảng Hòa và Quảng Sơn huyện Đắk G’long. Công ty xác định nhiệm vụ trọng
tâm hiện nay trong sản xuất kinh doanh rừng đó là công tác quản lý bảo vệ rừng.
Trong các năm gần đây, Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý bảo
vệ rừng (QLBVR), hạn chế đến mức thấp nhất các vụ vi phạm lâm luật, diện
tích rừng của Công ty cơ bản được giữ vững, đời sống của CBCNV ngày được
nâng cao. Làm được điều đó cũng là nhờ Công ty có được Ban lãnh đạo năng
lực, đội ngũ công nhân nhiệt tình, gắn bó với nghề rừng, quyết tâm giữ vững
diện tích rừng hiện có, áp dụng các giải pháp lâm sinh để nhằm phát triển vốn
rừng như trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng... Ngoài ra, Công ty luôn nhận
được sự chỉ đạo và quan tâm của UBND tỉnh, các Sở ban ngành, chính quyền
địa phương, các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn.
Lâm phần Công ty TNHH MTV LN Quảng Sơn nằm trong phạm vi hành
chính xã Đắk Ha, xã Quảng Hòa, xã Quảng Sơn, huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk
Nông. Phía Bắc giáp xã Đắk Ha; Phía Tây giáp xã Quảng Hòa, xã Quảng Sơn;
Phía Nam giáp Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk N’Tao; Phía Đông giáp
Công ty TNHH MTV LN Nam Nung, Khu Bảo tồn Nam Nung.
Địa hình: Toàn bộ diện tích nằm trong vùng có độ cao từ 750m – 1200m,

độ dốc từ cấp I đến cấp V, diện tích có độ dốc từ cấp IV-V chiếm trên 60%
phân bố ở đông bắc, đông nam lâm phần, nơi này địa hình chia cắt rõ rệt, khó
khăn cho việc chia cắt tuyến kiểm tra, đi lại trong rừng.
Giao thông: Chủ yếu là hệ thống đường lâm nghiệp, đường mòn. Việc đi
lại trong rừng rất khó khăn, đặc biệt là mùa mưa luôn phải lội trong bùn nước.
Chính vì vậy, việc đi lại kiểm tra rừng của cán bộ công nhân QLBVR gặp nhiều
khó khăn, mặt khác chi phí về nhiên liệu, sửa chữa phương tiện rất lớn.


Thời tiết, khí hậu: có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; lượng mưa bình quân hàng năm là
1780 mm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9; độ ẩm bình quân 82%. Khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 23,4 0C, nhiệt độ cao nhất 28,80C,
thấp nhất 190C. Gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10, gió mùa đông bắc từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Đất đai: Đất nâu đỏ phát triển trên đá Bazan, phân bố chủ yếu ở vùng có
độ cao <900m , có tầng đất mặt dày, màu mỡ; Đất vàng đỏ phát triển trên đá
Bazan, phân bố chủ yếu ở vùng có độ cao > 900 m…Ngoài ra có một số đất dốc
tụ ven suối. Nhìn chung đất đai trên Lâm phần tốt, thuận lợi cho việc phát triển
cây nông nghiệp nên dân cư luôn tìm cách chặt phá, lấn chiếm rừng để lấy đất
sản xuất sang nhượng đất rừng trái phép.
Tổng dân số trong vùng là 18.950 người, mật độ dân số trung bình
74/người/km2. Dân số trong vùng không ổn định và biến động lớn là do các
nguyên nhân sau: thứ nhất, là do di dân nội vùng và di dân ngoại vùng (dân di
cư tự do), đặc biệt là giai đoạn từ năm 2004 đến nay; thứ hai, là do trình độ dân
trí thấp và kế hoạch hóa gia đình chưa được chú trọng. Sự phân bố dân cư chịu
ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán canh tác lạc hậu của
một số hộ người đồng bào dân tộc như : đốt nương làm rẫy, du canh ...
Thành phần dân tộc khá đa dạng với 16 dân tộc khác nhau cùng sinh sống.
Trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 85,39%, tiếp đến là dân tộc M’Nông

11,41%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Tính chất đa dạng dân tộc này có ảnh
hưởng trực tiếp đến phong tục tập quán cũng như thói quen sử dụng tài nguyên
của từng nhóm cộng đồng. Việc ổn định dân số, kiểm sóat dân di cư tự do và
quy hoạch đất đai nhằm ổn định dân cư đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu
của chính quyền địa phương các cấp.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, Công ty cũng có những khó khăn nhất
định, đó là nằm ở vị trí thuận tiện giao thông, đất đai màu mỡ nên nhiều người
dân đã vào rừng tìm đủ mọi cách để phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận
2


chuyển lâm sản trái phép, tạo sức ép về phá rừng rất lớn. Hiện tại trên lâm phần
hàng ngày vẫn có nguy cơ xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai
thác gỗ, vận chuyển gỗ trái phép. Với tình hình dân cư ngày càng tăng, trên địa
bàn có nhiều Bon của người đồng bào dân tộc, dẫn đến nhu cầu lấy đất sản xuất
càng tăng, nguy cơ xảy ra tình trạng phá rừng trong tương lai là điều không thể
lường trước được. Trước tình hình đó, Công ty luôn phải vận dụng và tìm ra biện
pháp để quản lý bảo vệ rừng cho có hiệu quả nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng và
đất rừng hiện có. Công ty xây dựng phương án QLBVR tập trung năm 2020,
gồm các giải pháp thiết thực nhất phù hợp với tình hình hiện nay, ngăn chặn kịp
thời các vụ vi phạm Lâm luật, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng,
lấn chiếm đất rừng xảy ra trên địa bàn. Xuất phát từ lý do trên, kết hợp những
kiến thức đã tiếp thu được qua lớp học và kinh nghiệm trong công tác tôi chọn
tình huống viết bài tiểu luận cuối khóa là: “Xử lý hành vi phá rừng trái pháp
luật tại Công ty TNHH MTV LN Quảng Sơn - Xã Quảng Sơn, huyện Đắk
G’long”, mục đích đưa ra giải pháp xử lý có hiệu quả, đúng pháp luật và phù hợp
với tình hình thực tế tại địa phương.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô của Trường
Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT II đã nhiệt tình giảng dạy, chia sẻ những
kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước,

đã giúp tôi có những nhận định, sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn được rõ ràng,
chặt chẽ hơn, là hành trang quý báu sẽ đi cùng tôi trong công việc và cuộc sống.
1. Mô tả tình huống
Vào ngày 01/05/2020, lực lượng Kiểm lâm của Trạm Kiểm lâm liên xã
Quảng Sơn nằm trên địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông
thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Đắk G’long phối hợp chính quyền xã Quảng Sơn,
Công ty TNHH MTV LN Quảng Sơn thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra rừng
tại lô a, khoảnh 10, tiểu khu 1111 do Công ty TNHH MTV LN Quảng Sơn quản
lý; phát hiện ông Phạm Minh Sơn, 50 tuổi, dân tộc Kinh, thường trú Thôn 5, xã
Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông đang dùng rìu, dao phát chặt phá

3


rừng làm nương rẫy trái pháp luật cùng với con trai là Phạm Xuân Dũng, 15
tuổi; thường trú Thôn 5, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông.
Đoàn kiểm tra sử dụng máy định vị (GPS) để xác định vị trí, khoanh vẽ sơ
đồ khu vực bị chặt phá, qua đo đếm diện tích rừng bị phá là 900 m 2. Đối chiếu
Bản đồ hiện trạng rừng năm 2019, được UBND tỉnh Đắk Nông công bố tại Quyết
định 570/QĐ-UBND ngày 27/04/2020 thì điểm phá rừng thuộc lô lô a, khoảnh
10, tiểu khu 1111 do Công ty TNHH MTV LN Quảng Sơn quản lý, trạng thái
rừng thường xanh trung bình, mức độ thiệt hại 100%, loại rừng sản xuất. Đoàn
kiểm tra tiến hành lập biên bản kiểm tra, mời các đối tượng về trụ sở Trạm Kiểm
lâm liên xã Quảng Sơn để làm bản tường trình, lấy lời khai các đối tượng, lập
Biên bản vi phạm hành chính về hành vi phá rừng trái pháp luật và lập biên bản
tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính (01 cái rìu và 01 dao phát) sử dụng để
chặt phá rừng để làm nương rẫy. Bước đầu các đối tượng không chịu ký vào hồ
sơ vi phạm, sau đó được các đồng chí Kiểm lâm viên giải thích, tuyên truyền
văn bản pháp luật về quản lý bảo vệ rừng liên quan, các đối tượng đã thừa nhận
hành vi vi phạm của mình là sai trái. Sau đó, các đối tượng thừa nhận mình

không biết viết nên đã điểm chỉ vào Biên bản vi phạm hành chính, Đoàn kiểm
tra đã mời đối tượng về Hạt Kiểm lâm huyện Đắk G’long để xử lý.
2. Phân tích tình huống
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các hành vi tác động đến rừng và tài nguyên rừng bị nghiêm
cấm theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017, bao gồm:
- Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật;
- Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ,
phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi
vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng;
- Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật
rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của
pháp luật;

4


- Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát
triển rừng;
- Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật
gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng;
- Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất
khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái
quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường
rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự
nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc
cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng;
- Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục

đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển
lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng,
thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở
hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về
tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng;
- Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.
2.1.2. Theo Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/04/2019 của Chính
phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp:
- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính: Là tổ chức, cá nhân trong nước
và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Lâm nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
- Phá rừng trái pháp luật: Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi,
nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác
gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
5


+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây
lan dịch bệnh;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành
chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
+ Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành
rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành
chính.
2.1.3. Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

- Vi phạm hành chính: Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Xử phạt vi phạm hành chính: Là việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính.
- Biện pháp xử lý hành chính: Là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân
vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm,
bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng;
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính:
+ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và
phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải
được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công
khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của
pháp luật;
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu
quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
6


+ Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do
pháp luật quy định;
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần;
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó;
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm
hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

+ Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành
chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại
diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
+ Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với
tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Tình tiết giảm nhẹ:
+ Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu
quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
+ Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;
tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi
phạm hành chính;
+ Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành
vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
+ Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
+ Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người
có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình;
+ Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình
gây ra;
+ Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.
- Biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
7


- Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt,
cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện
pháp khắc phục hậu quả.

- Phạt cảnh cáo: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp
dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính
do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo
được quyết định bằng văn bản.
2.2. Phân tích tình huống:
- Đối với các đối tượng: Với hành vi phá rừng với diện tích 900 m 2. Địa
điểm phá rừng thuộc lô a, khoảnh 5, tiểu khu 1111 trạng thái rừng là thường
xanh trung bình thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV LN Quảng Sơn quản
lý. Các đối tượng cũng đã biết đây là diện tích rừng đã được quy hoạch sử dụng
đất cho Công ty TNHH MTV LN Quảng Sơn, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nhưng đối tượng vẫn cố tình vào rừng lấn chiếm để phá rừng mục đích
làm nương rẫy.
Việc phát hiện quả tang, sau khi lấy lời khai của các đối tượng, lập biên
bản vi phạm hành chính và tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là chứng cứ rõ
ràng cho thấy hành vi chặt phá rừng của các đối tượng là hành vi vi phạm gây
thiệt hại đến rừng. Các đối tượng trên bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả vì lỗi cố ý vi phạm hành chính được quy định
tại Luật Lâm nghiệp, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số
35/2019/NĐ-CP ngày 25/04/2019 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
Ngoài việc xử phạt hành chính bằng tiền đối với các đối tượng, còn bị tịch
thu công cụ, phương tiện sử dụng gồm 01 cái rìu, 01 giao phát; bị buộc trồng lại
rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.

8


Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm của các đối tượng là hành vi có lỗi với
mức ít nghiêm trọng, diện tích rừng bị chặt phá không lớn, vi phạm lần đầu có

thể xử phạt hành chính, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ điểm d, Điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 “Nhiều
người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm
đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó” có thể xử phạt tất cả các đối
tượng, đối chiếu với các điều, khoản quy định của pháp luật có thể xử phạt hành
chính theo điểm b, khoản 2, Điều 20 Nghị định số Nghị định số 35/2019/NĐ-CP
ngày 25/04/2019 của Chính Phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Lâm nghiệp.
Qua lời khai của đối tượng là Dũng cũng như khai nhận của ông Sơn, việc
phá rừng là do ông Sơn thực hiện và con trai ông là Dũng theo phụ ông chặt cây
nhỏ, gom dốt cây rừng.
Căn cứ các lời khai trên và qua điều tra, xác minh tại chính quyền địa
phương nơi cư trú của các đối tượng. Những người này có hộ khẩu thường trú
tại xã Thôn 5, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông, hoàn cảnh
gia đình đặc biệt khó khăn, đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi và vi
phạm lần đầu.
Như vậy, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, các đối tượng là hộ
nghèo tại địa phương, cần xem xét về nhân thân đối tượng vi phạm: điều kiện
nơi cư trú, trình độ học vấn (không biết đọc, viết), nhận thức pháp luật còn hạn
chế, điều kiện kinh tế khó khăn, vi phạm pháp luật với các hình thức xử lý nào
hay chưa, vi phạm nhiều lần, tái phạm hay không…
Nếu xét thấy có những tình tiết giảm nhẹ có thể xử phạt mức thấp nhất
trong khung hình phạt hoặc có thể phạt cảnh cáo để giáo dục răn đe, không nhất
thiết phải xử phạt mà phải căn cứ tùy theo hoàn cảnh của đối tượng để xử lý hợp
tình, hợp lý.
Căn cứ Điều 9, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Đối tượng
Dân và Dũng có thể được cơ quan chức năng áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong
quá trình xử phạt vì đối tượng vi phạm lần đầu, vi phạm do trình độ lạc hậu,
9



điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi
nhưng số tiền phạt không được thấp hơn mức thấp nhất khung hình phạt về
hành vi này. Đồng thời áp dụng biện pháp giáo dục và bắt làm cam kết không
tái phạm với đối tượng Dũng vì do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi thực hiện. Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 5 Luật xử lý vi phạm
hành chính năm 2012.
Căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày
25/04/2019 của Chính Phủ, mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000
đồng có thể xử phạt đối với Phạm Minh Sơn.
Căn cứ vào Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Hạt Kiểm
lâm huyện Đắk G’long ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với các đối tượng Dũng
vì vi phạm lần đầu, lỗi gây ra là không nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ, đã tự
nguyện khai báo, thành thật hối lỗi hơn nữa các đối tượng này tuổi chưa thành niên
(sau khi xác minh cụ thể năm sinh tại UBND xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long).
3. Đề xuất phương án giải quyết tình huống
3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Tăng cường pháp chế và chức năng quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp
của các cơ quan ở địa phương.
- Giải quyết và xử lý kiên quyết diện tích rừng bị phá, giúp cho công tác
quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn. Đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất nạn phá
rừng trái pháp luật như hiện nay.
- Đảm bảo sự công bằng tất cả mọi người dân trước pháp luật. Ngoài ra,
còn có tác dụng tuyên truyền vận động người dân chấp hành pháp luật, răn đe
phòng ngừa chung.
- Đưa ra các phương án và chọn lựa giải pháp xử lý hợp lý, phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh của đối tượng vi phạm, từ đó nâng cao niềm tin của người
dân đối với Đảng và Nhà nước.

10



3.2. Cơ sở giải quyết tình huống
3.2.1. Cơ sở pháp lý để giải quyết
- Luật Lâm nghiệp 2017, Điều 9 các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt
động Lâm nghiệp;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
+ Tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm
hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về
mọi vi phạm hành chính.
+ Tại khoản 2 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Người vi
phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ
quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
+ Tại khoản 7 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Vi phạm
hành chính do trình độ lạc hậu;
- Nghị định số Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/04/2019 của Chính
phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
+ Điểm b, khoản 2, Điều 20 quy định phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc trong trường hợp:
Phá rừng sản xuất từ 500 m2 đến 1.000 m2
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm
cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm
rừng đặc dụng (sau đây gọi chung là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm); Đội trưởng Đội
Kiểm lâm Cơ động và PCCCR, có quyền được quy định tại khoản 3 Điều 26 của
nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/04/2019 của Chính phủ.
- Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ, về
tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng

phá rừng và chống người thi hành công vụ;

11


- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính
phủ, về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy
định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3.2.2. Đường lối, quan điểm xử lý, giải quyết
Trong lĩnh vực Lâm nghiệp Đảng bộ, chính quyền địa phương đã quan
tâm, thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành, các phòng ban tham mưu kiện toàn
tổ chức, xây dựng lực lượng bảo vệ rừng. Hướng dẫn nhân dân thực hiện, quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng, trồng rừng, quy hoạch đất phát triển nông - lâm
kết hợp.
Triển khai thực hiện nghiêm Luật Lâm nghiệp và các văn bản dưới Luật
như: Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/04/2019 của Chính phủ, quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; Nghị định số
155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đảm bảo thực thi đúng pháp luật,
giải quyết sự việc phải có lý có tình phù hợp với thực tế của địa phương.
3.2.3. Kinh nghiệm xử lý, giải quyết những tình huống tương tự
Việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng thường xuyên xảy ra trên địa bàn xã
Quảng Hòa, Đắk Ha, Quảng Sơn, đối tượng phá chủ yếu là người kém hiểu biết,
trình độ lạc hậu và một số vụ là đồng bào di cư từ phía Bắc vào Tây Nguyên để
lập nghiệp, một số vụ phá rừng tương tự mà Hạt Kiểm lâm huyện Đắk G’long đã
phát hiện, lập biên bản như vụ K Soan, Giàng A Sùng là người đồng bào thiểu số
và người có trình độ lạc hậu. Chính quyền các cấp đã lập hồ sơ xử phạt hành
chính đúng quy định pháp luật. Qua công tác xử lý bản thân rút ra một số kinh
nghiệm như sau:

- Đối tượng vi phạm chủ yếu là người có trình độ dân trí thấp, kinh tế khó
khăn, sống chủ yếu dựa vào rừng nên ý thức chấp hành pháp luật kém, do vậy
cán bộ xử lý cần am hiểu về pháp luật và cần có một số kỹ năng để giải thích,
vận động tuyên truyền người dân chấp hành pháp luật.

12


- Trong quá trình xử lý cần xem xét các tình tiết giảm nhẹ, quá trình xử lý
phải có tình, có lý phù hợp với tình hình địa phương.
3.2.4. Cơ sở thực tiễn để giải quyết tình huống
Trên cơ sở Biên bản vi phạm hành chính của tổ công tác lập ngày
01/05/2020. Bộ phận pháp chế của Hạt Kiểm lâm huyện Đắk G’long tiến
hành lấy lời khai sự việc của 02 đối tượng, lập biên bản tạm giữ phương tiện
vi phạm là 01 cái rìu, 01 dao phát, tổ chức xác minh củng cố đầy đủ hồ sơ để
xử lý theo luật định.
Theo biên bản lời khai của đối tượng thì việc phá rừng là do bố mình chỉ,
không biết hành vi trên là vi phạm pháp luật và ông Sơn cũng thừa nhận sự việc
trên. Qua xác minh của cán bộ pháp chế các đối tượng trên đã tự nguyện khai báo,
thành thật hối lỗi và đối tượng vi phạm lần đầu, là người vi phạm do trình độ lạc
hậu, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
3.3. Đề xuất phương án xử lý tình huống
3.3.1 Phương án xử lý tình huống
Trên cơ sở tình huống xây dựng và căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật
như: Luật Lâm nghiệp 2017; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định
số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/04/2019 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Có thể xây dựng 02 phương án để xử lý
tình huống như sau:
Phương án 1:
Tại điểm b, khoản 2, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày

25/04/2019 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Lâm nghiệp.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 đối tượng là ông Phạm Minh Sơn
và Phạm Xuân Dũng, như sau:
+ Đối với Phạm Minh Sơn (không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ);
Hình thức phạt chính - Phạt tiền: 11.000.000 đồng (Mười một triệu đồng);

13


Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu 01 cái rìu do đối tượng ông Phạm Minh
Sơn sử dụng để chặt phá rừng trái pháp luật nhập kho tang vật Hạt Kiểm lâm
huyện Đắk G’long để xử lý theo quy định pháp luật;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ông Phạm Minh Sơn trồng lại rừng
hoặc chịu chi phí trồng lại rừng trên diện tích rừng bị phá trái pháp luật theo quy
định của pháp luật.
+ Đối với đối tượng Phạm Xuân Dũng
Hình thức phạt chính: Phạt cảnh cáo bằng văn bản (vì đối tượng thuộc
diện chưa vị thành niên).
Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu (01 dao phát) do đối tượng sử dụng để
chặt phá rừng trái pháp luật nhập kho tang vật Hạt Kiểm lâm huyện Đắk G’long
để xử lý theo quy định pháp luật;
Cam kết không tái phạm theo Điều 22, Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012.
Phương án 2:
Tại điểm b, khoản 2, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày
25/04/2019 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Lâm nghiệp.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 đối tượng là ông Phạm Minh Sơn
và Phạm Xuân Dũng, như sau:

+ Đối với Phạm Minh Sơn có tình tiết giảm nhẹ.
Hình thức phạt chính - Phạt tiền: 7.000.000 đồng (Bảy triệu đồng)
Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu 01 cái rìu do đối tượng ông Phạm Minh
Sơn sử dụng để chặt phá rừng trái pháp luật nhập kho tang vật Hạt Kiểm lâm
huyện Đắk G’long để xử lý theo quy định pháp luật;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ông Phạm Minh Sơn trồng lại rừng
hoặc chịu chi phí trồng lại rừng trên diện tích rừng bị phá trái pháp luật theo quy
định của pháp luật.
+ Đối với đối tượng Phạm Xuân Dũng

14


Hình thức phạt chính: Phạt cảnh cáo bằng văn bản (vì đối tượng thuộc
diện chưa vị thành niên)
Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu (01 dao phát) do đối tượng sử dụng để
chặt phá rừng trái pháp luật nhập kho tang vật Hạt Kiểm lâm huyện Đắk G’long
để xử lý theo quy định pháp luật;
Cam kết không tái phạm theo Điều 22, Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012.
3.3.2. Đánh giá ưu, nhược điểm của phương án xử lý tình huống
Phương án 1:
* Ưu điểm:
- Tịch thu tang vật (01 cái rìu, 01 dao phát) của 02 đối tượng Phạm Minh
Sơn và Phạm Xuân Dũng.
- Phương án này có lợi cho Nhà nước. Có thể ngăn chặn được hành vi phá
rừng trái pháp luật để làm nương rẫy.
- Thể hiện tính sự nghiêm minh và mọi người đều được bình đẳng trước
pháp luật.
* Nhược điểm:

- Thiệt hại về kinh tế đối với đối tượng.
- Phương án này mang tính máy móc, cứng nhắc, mất nhiều thời gian để
điều tra, xác minh làm rõ để xử phạt.
- Thiếu tính hợp tình hợp lý vì khi xử phạt không xem xét đến tình tiết
giảm nhẹ.
- Hoàn cảnh gia đình của những đối tượng khó khăn nên việc thi hành
Quyết định xử phạt hành chính không khả thi, mất thời gian về thủ tục cưỡng
chế thi hành Quyết định xử phạt hành chính.
Phương án 2:
* Ưu điểm:
- Thể hiện tính nhân văn của pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an ninh,
chính trị, xã hội trên địa bàn.

15


- Dễ áp dụng, tiện lợi trong việc xử lý, chỉ xử phạt đối với đối tượng cố ý
vi phạm nên công tác xử lý mang tính linh hoạt, vừa có lý vừa có tình. Ít thiệt
hại nhiều về kinh tế.
- Có ý nghĩa giáo dục, răn đe các đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng
làm nương rẫy trái pháp luật.
* Nhược điểm:
- Không thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, dễ bị các đối tượng
khác sẽ lợi dụng sự khoan dung của luật pháp để tiếp tục vi phạm.
3.3.3. Lựa chọn phương án xử lý
Mỗi phương án xử lý tình huống đều có ưu điểm, nhược điểm khác nhau.
Nhưng theo quan điểm của tôi phương án 2 là tối ưu hơn, vì phương án này dễ
áp dụng, giải quyết một cách hài hòa có tình, có lý, phù hợp với tình hình của
địa phương, thể hiện bởi 2 lý do sau:
- Thứ nhất là: Đối tượng vi phạm là người có trình độ lạc hậu, vi phạm do

hoàn cảnh khó khăn, cần đất để sản xuất.
- Thứ hai là: Đối tượng là người địa phương, đã tự nguyện khai báo,
thành thật hối lỗi nên cần phải xem xét các tình tiết giảm nhẹ để giải quyết hợp
tình hợp lý.
4. Kiến nghị, kết luận
4.1. Kiến nghị
4.1.1. Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước
- Đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ
sung cơ chế chính sách hưởng lợi cho người dân nhận rừng, bảo vệ rừng để
người dân sống được với nghề rừng, không phá rừng, lấn chiếm đất rừng;
- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành tham mưu thực hiện và
duy trì thường xuyên hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng theo một
hệ thống có phân cấp trách niệm quản lý Nhà nước về rừng từ tỉnh xuống huyện
và từ huyện đến xã, lập hồ sơ và quyết định phân cấp;

16


4.1.2. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng
- Đề nghị Công ty TNHH MTV LN Quảng Sơn phối kết hợp với chính
quyền địa phương xây dựng kế hoạch, phương án quản lý, bảo vệ rừng cụ thể.
Thường xuyên tham gia cùng với lực lượng quản lý, bảo vệ rừng kiểm tra ngăn
chặn kịp thời những hành vi vi phạm Lâm luật và bàn giao cho cơ quan chức
năng để xử lý theo pháp luật; tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân hiểu, chấp hành theo quy định.
- Đề nghị Hạt Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và các
phòng ban chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra, truy quét các tụ điểm khai
thác, mua bán, lấn chiếm đất rừng trái phép và ngăn chặn nạn phá rừng có hiệu
quả; xử lý vi phạm một cách quyết liệt và kịp thời.
- Đề nghị UBND xã Quảng Sơn phối hợp với Công ty TNHH MTV LN

Quảng Sơn tổ chức tuyên truyền các văn bản quản lý bảo vệ rừng cho các đối
tượng là người dân tộc thiểu số tại chỗ, người dân sống gần rừng, ven rừng để
người dân hiểu, chấp hành theo quy định của pháp luật.
4.2. Kết luận
Trong điều kiện hiện nay, đời sống người dân trong xã còn khó khăn đặc
biệt về kinh tế, cơ chế chính sách về Lâm nghiệp còn bất cập, người dân chưa
thật sự gắn bó với rừng, ý thức bảo vệ rừng còn thấp, mặt khác do nhu cầu về gỗ
làm nhà, nhu cầu về đất ở, đất sản xuất,… nên tình trạng chặt phá rừng, lấn
chiếm đất rừng trái phép xảy ra trên địa bàn các xã cho nên việc xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa, răng đe, giáo dục
pháp luật để người dân hiểu, chấp hành theo quy định của pháp luật.
Trong công tác xử lý tình huống giải quyết về hành vi phá rừng để làm
nương rẫy nêu trên, chúng ta đã lựa chọn phương án 2 để giải quyết tình huống
là phù hợp vì phương án xử lý có lý, có tình, phù hợp với hoàn cảnh của người
dân, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương./.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Lâm nghiệp 2017.
2. Luật đất đai năm 2013.
3. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
4. Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
5. Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/04/2019 của Chính phủ, quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
6. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ, quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
7. Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tướng Chính

phủ, ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
8. Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng
phá rừng và chống người thi hành công vụ.
9. Bản đồ hiện trạng rừng năm 2019, được UBND tỉnh Đắk Nông công bố
tại Quyết định 570/QĐ-UBND ngày 27/4/2020.

18



×