Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Đồ án: Xây dựng website bán hàng trực tuyến cho 1 shop bán đồng hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 39 trang )

Lời nói đầu
Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được xem là một
trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của chính phủ, tổ chức, cũng
như của các công ty và các cá nhân, nó đóng vai trò hết sức quan trọng để tạo ra những
bước đột phá mạnh mẽ.
Cùng với sự phát triển không ngừng về kỹ thuật máy tính và mạng điện tử, công
nghệ thông tin cũng được những công nghệ có đẳng cấp cao và lần lượt chinh phục hết
đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Mạng Internet là một trong những sản phẩm có giá trị
hết sức lớn lao và ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu hiện nay và trong
tương lai, là nền tảng chính cho sự truyền tải trao đổi thông tin trên toàn cầu.
Giờ đây, mọi việc liên quan đến thông tin trở nên thật dễ dàng cho người sử dụng:
chỉ cần có một chiếc máy tính kết nối internet và một dòng dữ liệu truy tìm thì gần như
ngay lập tức cả thế giới về vấn đề mà bạn đang quan tâm sẽ hiện ra, có đầy đủ thông
tin, hình ảnh và thậm chí đôi lúc có cả âm thanh nếu bạn cần.
Bằng internet chúng ta đã thực hiện được nhiều công việc với tốc độ nhanh hơn, chi
phí thấp hơn nhiều so với cách thức truyền thống. Chính điều này đã thúc đẩy sự khai
sinh và phát triển của thương mại điện tử và chính phủ điện tử trên khắp thế giới, làm
biến đổi bộ mặt văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay thương mại điện tử đã khẳng
định được vai trò xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp của doanh
nghiệp. Đối với một cửa hàng hay shop thì việc quảng bá và giới thiệu đến khách hàng
các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là rất cần thiết. Vậy phải
quảng bá thế nào để có thể đem những sản phẩm mới đó đến với khách hàng nhanh
nhất đó là xây dựng được một website cho cửa hàng của mình quảng bá tất cả các sản
phẩm mà mình bán.
Vì vậy, nhóm em đã thực hiện đồ án “XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG TRỰC
TUYẾN” cho một shop bán đồng hồ THE BLUE


Người chủ cửa hàng đưa các sản phẩm đó lên website của mình quản lí bằng website
đó. Khách hàng có thể đặt hàng trên website mà không cần đến cửa hàng. Chủ cửa


hàng sẽ gửi sản phẩm cho khách khi nhận được tiền thanh toán.
Với sự hướng dẫn tận tình của Cô Nguyễn Thị Mười Phương nhóm em đã hoàn thành
bài báo cáo này. Tuy đã cố gắng hết sức mình nhưng cũng không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô. Em xin
chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện: Tống Thị Hường
Nguyễn Văn Hưởng
Lớp:

05D CNTT

Bắc ninh, Ngày 10 tháng 4 năm 2020

Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
1.1 Giới thiệu về thương mại điện tử
- Thương mại điện tử (TMĐT), còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua
bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy
tính. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch
thương mại, mua sắm qua Internet và mạng.


- TMĐT dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây
chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu
điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho và các hệ thống tự động thu thập
dữ liệu. TMĐT hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất
phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn
về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.
-Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng
cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận

cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
-Khi nói về khái niệm TMĐT (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn với khái niệm
của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, TMĐT đôi khi được xem là tập
con của kinh doanh điện tử. TMĐT chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập
trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các


công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay
không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).
-Tóm lại, TMĐT chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và các
phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ
thuật và công nghệ điện tử. Ngoài ra, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc
Đại học Texas (Mỹ), các học giả cho rằng TMĐT và kinh doanh điện tử đều bị bao
hàm bởi nền kinh tế Internet.
1.2 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử

 Lợi ích của thương mại điện tử
Từ chi phí tài chính thấp cho tới việc đem lại thu nhập thụ động, có rất nhiều lý do
tuyệt vời để bạn nên khởi nghiệp với một cửa hàng trực tuyến. Những lợi ích TMĐT
mang lại sau đây sẽ giúp bạn xác định xem việc kinh doanh này có thật sự phù hợp với
mình hay không.
-

Chi phí tài chính thấp: Một trong những ưu điểm lớn nhất của TMĐT chính là
chi phí đầu tư ban đầu thấp. Các cửa hàng bán lẻ truyền thống phải chi trả hàng
nghìn đô la cho chi phí thuê mặt bằng. Ngoài ra, họ còn phải trả trước các chi
phí như bảng hiệu, thiết kế, hàng tồn kho, thiết bị phục vụ bán hàng và hơn thế
nữa. Ngoài ra, các cửa hàng này còn phải trả chi phí nhân viên để làm việc và
điều hành cho từng địa điểm. Thuê nhân viên bảo vệ nếu như hàng hóa trong
cửa hàng có giá trị cao.

Tuy nhiên, các cửa hàng TMĐT chỉ phải trả khoảng 3.192 đô một năm cho việc
thuê “ảo” hầu hết mọi thứ bao gồm: một nền tảng TMĐT dễ sử dụng, hosting,
theme shopify | Platfox miễn phí, các ứng dụng bổ trợ tuyệt vời như Oberlo và
một số đặc quyền khác. Tùy thuộc vào loại hình TMĐT mà bạn kinh doanh, bạn
có thể sẽ cần thuê nhân viên khi cửa hàng phát triển đến một mức nhất định nào
đó. Nếu bạn chọn kinh doanh Dropshipping, bạn sẽ không cần phải mua một


khối lượng lớn hàng tồn kho, giúp tiết kiệm được ngân sách khá nhiều. Việc
thiết kế Logo cho cửa hàng online cũng thường có giá phải chăng hơn so với
việc mua bảng hiệu. Nhìn chung, chi phí hoạt động doanh nghiệp TMĐT thường
sẽ thấp hơn mô hình truyền thống. Đây là lợi ích hấp dẫn nhất của TMĐT đối
với các nhà đầu tư đang tìm kiếm cho mình cơ hội kinh doanh với chi phí thấp.
-

Thu nhập tiềm năng 24/7: Một trong những lợi thế khác của TMĐT chính là
việc các cửa hàng luôn hoạt động 24/24. Với quảng cáo Facebook, bạn có thể
thu hút khách hàng lúc 11 giờ đêm hoặc 4 giờ sáng. Trong khi đa phần các cửa
hàng truyền thống chỉ mở cửa từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối. Với việc hoạt động
mọi lúc này, bạn có thể thu hút khách hàng chọn mua sản phẩm vào bất kỳ lúc
nào trong ngày. Bạn cũng có thể thu hút những đối tượng có lịch làm việc khác
thường hoặc những người không có thời gian mua sắm bên ngoài. Khi có khách
mua hàng lúc nửa đêm, bạn không cần phải có nhân viêc trực ca đêm giải quyết

-

các đơn hàng này. Và bạn cũng không bao giờ phải thuê nhân viên bảo vệ.
Bán hàng trên toàn thế giới: Tiếp theo trong danh sách những ưu thế của kinh
doanh TMĐT chính là việc một thương hiệu mới cũng thể thể bán hàng trên
toàn thế giới một cách dễ dàng. Bạn có khả năng tiếp cận khách hàng cho dù họ

ở Anh, Nam Mỹ hay các quốc gia láng giềng khác. Nếu bạn chọn kinh doanh
Dropshipping từ AliExpress, có rất nhiều sản phẩm được hỗ trợ gói dịch vụ vận
chuyển ePacket hoặc thậm chí là miễn phí vận chuyển hoàn toàn. Điều này cho
phép bạn định giá và chi phí vận chuyển hàng hóa ở mức giá cạnh tranh cho

-

khách hàng trên toàn thế giới.
Dễ dàng giới thiệu các sản phẩm bán chạy: Website chú trọng trải nghiệm cá
nhân – một trong những ưu thế của kinh doanh trực tuyến, giúp nâng cao trải
nghiệm mua sắm online cho khách hàng. Bằng cách phân loại danh sách email
từ đơn hàng đã mua, địa điểm sinh sống hoặc số tiền họ đã chi tiêu. Bạn cũng có
thể chạy quảng cáo nhắm vào những khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ
hàng, nhưng lại không tiếp tục thanh toán. Nếu trang web của bạn có tính năng
người dùng đăng nhập, bạn có thể cho hiện lên thông báo chào mừng họ như


“Welcome back (name)”. Sản phẩm bán chung một gói giúp khách hàng mua
được cùng lúc nhiều món với giá tốt hơn. Bạn cũng có thể cá nhân hóa việc gia
tăng bán hàng (upsell) dựa trên những món mà khách đã xem hoặc những món
-

bạn nghĩ khách sẽ thích dựa trên hành vi mua hàng của họ.
Chi phí nhân viên thấp: Một trong những ưu điểm khác của TMĐT chính là việc
tuyển dụng nhân sự ở mức thấp, có thể chi trả được. Bạn có thể thuê ngoài nhân
viên hoặc trợ lý “ảo” ở những nước có mức phí sinh hoạt thấp. Bạn sẽ cần ít
nhân viên khi làm TMĐT hơn so với kinh doanh ở cửa hàng truyền thống. Một
lợi thế lớn khác của TMĐT chính là việc không cần thuê nhân viên khi khởi

-


nghiệp, bạn có thể tự mình làm tất cả mọi việc khi bắt đầu.
Dễ dàng khuyến khích khách mua hàng: Một trong những lợi ích khác của
TMĐT là việc bạn có thể khuyến khích, thôi thúc khách mua hàng. Nếu bạn có
một bức ảnh sản phẩm hấp dẫn, màu sắc rực rỡ, bạn có thể chạy quảng cáo để
thúc đẩy khách mua chúng. Bạn cũng có thể thực hiện một loạt các chiến lược

-

tạo sự khan hiếm như: đếm ngược giờ, hoặc bán với số lượng có giới hạn.
Dễ dàng retarget (nhắm chọn lại) và remarket (tiếp thị lại): Thật dễ dàng để chạy
quảng cáo Retargeting nhắm đến các đối tượng đã truy cập website của bạn khi
kinh doanh trực tuyến, khiến chúng trở thành ưu thế sinh lời cao nhất của
TMĐT. Bạn có thể tạo Facebook Pixel (công cụ phân tích cho phép bạn đánh
giá hiệu quả của quảng cáo bằng cách tìm hiểu hành động mà mọi người thực
hiện trên trang web của bạn). Hoặc bạn có thể sử dụng ứng dụng Shoelace
shopify | Platfox để retargeting những khách đã truy cập web nhưng không mua
hàng. Trong TMĐT, bạn có thể retarget những đối tượng này. Bạn có thể dễ
dàng thu thập địa chỉ enail bằng pop-up và tiếp tục Marketing ngay sau khi

-

khách vừa mua hàng.
Đem tới trải nghiệm mua hàng thoải mái: Nhiều người khá e ngại khi mua hàng
ở cửa hàng truyền thống hoặc các trung tâm mua sắm, khi họ phải giao tiếp với
nhân viên bán hàng tại đây. Cho dù là việc hỏi về các chương trình khuyến mãi
đang có, hoặc việc bị hỏi trong khi mua hàng, nên nhiều người vẫn thích mua
sắm trực tuyến hơn. Nếu khách hàng cần liên hệ chủ cửa hàng, họ có thể click



vào tính năng live chat (trò chuyện trực tuyến), gửi email hoặc tin nhắn qua
-

Facebook.
Dễ dàng truy cập dữ liệu thông tin khách hàng: Một trong những ưu thế vượt
trội nhất của kinh doanh TMĐT chính là việc bạn có thể dễ dàng truy cập và
phân tích dữ liệu khách hàng. Đa số khách hàng cảm thấy không thoải mái khi
cung cấp địa chỉ email, mã bưu điện cho các cửa hàng truyền thống. Nhưng với
TMĐT, bạn có thể thu thập được thông tin về tên, địa chỉ nhà ở, địa chỉ email,
số điện thoại. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có ít nhất ba cách để liên hệ và
xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bạn thậm chí có thể yêu cầu họ điền vào
phiếu khảo sát marketing, chia sẻ ngày sinh nhật của họ và nhiều hơn thế. Nếu
bạn khuyến khích họ tạo tài khoản đăng nhập cá nhân, bạn có thể thu thập được

-

nhiều thông tin hơn từ đó phục vụ họ được tốt hơn.
Khả năng xử lí nhiều đơn hàng cùng lúc: Nếu bạn chọn kinh doanh
Dropshipping, bạn có thể xử lý một lượng lớn các đơn đặt hàng một cách nhanh
chóng. Khi công việc kinh doanh ngày càng phát triển, có thể bạn sẽ cần thuê
thêm nhân viên để giúp xử lý đơn hàng. Trong các cửa hàng bán lẻ, việc xếp
hàng dài trước quầy chờ thanh toán sẽ khiến khách hàng ngần ngại mua. Với
TMĐT, không ai phải chờ ai cả. Khách hàng có thể đặt hàng vào bất kỳ thời
điểm nào mà không phải chờ đợi ai, cho phép bạn xác nhận được nhiều đơn đặt

-

hàng cùng lúc.
Có thể mở rộng kinh doanh một cách nhanh chóng: Một trong những lợi thế của
kinh doanh TMĐT là việc mở rộng quy mô kinh doanh một cách nhanh chóng.

Bạn có thể gia tăng ngân sách chạy quảng cáo khi quảng cáo đó hoạt động tốt
mà không phải lo lắng quá nhiều về việc đáp ứng nhu cầu gia tăng, đặc biệt là
khi bạn làm Dropshipping. Ở các cửa hàng truyền thống, khi muốn mở rộng
không gian trưng bày sản phẩm mới, hoặc tuyển thêm nhân viên thu ngân, bạn
sẽ phải tìm một không gian rộng hơn, cải tạo chúng và chờ cho chỗ thuê hiện tại
hết hợp đồng. Điều này làm cản trở khả năng mở rộng quy mô. Khi bạn bán các
sản phẩm có tính chất tài liệu, bạn sẽ mất thời gian cho việc viết sách điện tử,


mở khóa học v.v… Với Dropshipping, bạn có thể thêm sản phẩm mới mà không
-

phải lo lắng về vấn để vận chuyển hàng hóa hoặc nhập hàng tồn kho.
Có thể phát triển kinh doanh một cách tự nhiên nhờ nội dung: Với TMĐT, bạn
có thể gia tăng lượng truy cập tự nhiên và doanh thu nhờ vào việc viết blog. Từ
việc tạo video, viết nội dung cho blog, bạn có thể tối ưu hóa cửa hàng để gia
tăng lượng khách truy cập tự nhiên mà không phải chi thêm tiền quảng cáo. Một
cửa hàng truyền thống cần phải tổ chức các chiến dịch tiếp thị để thu hút khách
tới mua hàng và cửa hàng phải ở một vị trí động đúc để có nhiều người mua sắm
hơn. Với TMĐT, bạn không những có thể có được lượng truy cập tự nhiên từ
việc sáng tạo nội dung, bạn còn có thể chạy quảng cáo retargeting với những vị

khách này.
 Hạn chế của thương mại điện tử
- Khách hàng hàng không thể mua hàng nếu web bị lỗi: Bất tiện lớn nhất của
TMĐT chính là việc website đột nhiên gặp vấn đề, dẫn đến khách không thể tiếp
tục mua hàng. Đây là lý do tại sao bạn cần đảm bảo website của bạn được lưu
trữ dữ liệu trên nền tảng phù hợp. Ví dụ, nếu bạn sử dụng một hosting chất
lượng thấp, khi bạn có một lượng truy cập lớn nhờ vào quảng cáo hoặc từ một
chương trình tivi như Shark Tank, web của bạn có thể bị sập. May mắn thay,

shopify | Platfox hỗ trợ hosting miễn phí đã bao gồm trong phí hàng tháng của
họ, cho phép website của bạn được chạy trên một trong những máy chủ lớn nhất
trên thị trường. Trong những năm gần đây chỉ ghi lại một lần duy nhất hệ thống
này gặp vấn đề. Tuy nhiên, không chỉ riêng các cửa hàng TMĐT bị ảnh hưởng.
Kể cả Twitter, Spotify, Soundclod và nhiều site khác cũng chịu ảnh hưởng trong
lần đó. Vấn đề ngay sau đó đã được giải quyết trong ngày. Việc này rất hiếm khi
-

xảy ra nên sẽ không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn đâu.
Khách hàng không thể thử sản phẩm trước khi mua: Tuy đây là vấn đề rất nhiều
nhà bán lẻ gặp phải, nhưng nó sẽ không phải là vấn đề lâu dài. Trên thực tế,
nhiều cửa hàng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR (augmented
reality) cho phép khách hàng thử và trải nghiệm sản phẩm trước khi mua. Các
công ty phát triển công nghệ AR cho TMĐT như Holition and Augment, cung


cấp các giải phải kinh doanh để tạo ra các trải nghiệm tương tác cho khách hàng.
Nếu bạn sở hữu một cửa hàng mỹ phẩm, bạn có thể xem qua ứng dụng Virtual
Artist của Sephora, đây là một ví dụ về trải nghiệm công nghệ thực tế ảo trong
-

làm đẹp.
Mức độ cạnh tranh cao: Tìm ra được niche sản phẩm phù hợp cũng là một trong
những bất lợi của TMĐT. Trên thực tế, những ngách hàng hóa tốt nhất cũng
chính là những ngách có mức độ cạnh tranh cao nhất. Mức độ cạnh tranh càng
cao, chi phí quảng cáo cho niche đó càng tăng. Có một số cách để khắc phục
điều này.
Đầu tiên, bạn có thể chọn đối tượng khách hàng khác với các đối thủ cạnh tranh.
Nếu các đối thủ đang marketing thông qua Facebook ads, bạn có thể tăng thứ
hạng tìm kiếm từ khóa bằng cách tối ưu hóa SEO. Nếu họ sử dụng Pinterest, bạn

có thể tiếp cận khách hàng qua Instagram.
Thứ hai, nếu chi phí chạy quảng cáo của bạn cao, bạn có thể tăng lưu lượng truy
cập vào các trang blog, sau đó retargeting các đối tượng này để giảm chi phí
quảng cáo.

-

Khách hàng thường thiếu kiên nhẫn: Ở các cửa hàng truyền thống, nếu khách
hàng có bất kỳ thắc mắc nào, nhân viên bán hàng sẽ sẵn sàng trả lời họ. Tuy
nhiên, đối với cửa hàng trực tuyến, các câu hỏi của khách hàng thường được trả
lời chậm hơn. Thực tế là hầu hết khách hàng mong sẽ nhận được phản hồi từ
cửa hàng trong vòng 1 tiếng. Nếu bạn trì hoãn việc trả lời tin nhắn, họ sẽ cảm
thấy khó chịu, tức giận và quyết định mua sắm ở một cửa hàng khác. Vì vậy bạn
cần phải trực tuyến 24/7. Bạn có thể thuê nhân viên chăm sóc khách hàng được

-

đào tạo để làm hài lòng khách hàng thông qua trang tuyển dụng Upwork.
Bạn phải vận chuyển hàng hóa tới khách hàng: Khách hàng thường cân nhắc
thời gian gian hàng là một trong những nhược điểm tệ nhất của TMĐT. Khi mua
hàng tại cửa hàng truyền thống, người mua có thể mang sản phẩm ngay về nhà.
Nhưng, khi mua hàng trực tuyến, khách hàng thường nhận được hàng sau một


hoặc nhiều tuần. Trong khi Amazon cung cấp dịch vụ vận chuyển trong ngày,
chúng chỉ thật sự mang lại lợi nhuận khi họ cung cấp mô hình Amazon Prime.
Giải pháp là hãy luôn minh bạch với khách hàng của bạn. Hãy cho họ biết khi
-

nào họ sẽ nhận được hàng sau khi đặt hàng.

Không thể không thừa nhận rằng bán lẻ truyền thông vẫn phổ biến hơn: Mặc dù
TMĐT đang trên đà phát triển không ngừng, thì ngành bán lẻ truyền thống vẫn
chiếm đa số thị phần trên thị trường. Trong năm 2014, ngành bán lẻ đã tích lũy
được hơn 22 nghìn tỷ đô la. Trong khi TMĐT chỉ đem lại khoảng 1.3 nghìn tỷ
đô trên toàn cầu. Gia nhập kinh doanh trực tuyến ở giai đoạn đầu sẽ giúp bạn trở
lành người dẫn đầu trong niche sản phẩm mà bạn chọn. Tuy nhiên, hầu hết các
đơn hàng đều từ các cửa hàng truyền thống, khiến điều này trở thành điểm bất
lợi cho TMĐT. Đó là lý do tại sao Amazon, một trong những cửa hàng online
lớn nhất, vẫn đang tiến hành mở các cửa hàng theo mô hình truyền thống.
Nhưng, bạn nên nhớ rằng, 1,3 nghìn tỷ đô không phải là một con số nhỏ. Vẫn
còn rất nhiều tiềm năng kiếm tiền từ việc kinh doanh trực tuyến này dành cho
bạn.

1.3 Các mô hình thương mại điện tử
Theo tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet, thị trường thương mại điện tử đã và đang
phủ sóng ngày càng mạnh mẽ. Không chỉ trong nước mà trên thế giới, các mô hình
thương mại điện tử cũng dần được phát triển và chứng tỏ được tầm quan trọng của
mình. Hiện tại, thương mại điện tử được chia ra tổng cộng 9 loại mô hình với đầy đủ
các đặc điểm và tính chất riêng.


- Các mô hình thương mại điện tử cơ bản hiện nay:
 Mô hình thương mại điện tử B2B

Thương mại điện tử B2B về cơ bản có thể hiểu là thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ
giữa các công ty. Trên thị trường thương mại điện tử hiện nay thì B2B chiếm tới 80%
doanh số thương mại điện tử trên toàn cầu, lớn hơn nhiều so với các mô hình thương



mại điện tử khác.
Mô hình thương mại điện tử B2B là một trong những mô hình hỗ trợ rất nhiều cho các
doanh nghiệp Việt dựa trên các lợi ích mà nó mang lại. Theo dự đoán của các chuyên
gia kinh tế thì trong tương lai, thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn
B2C là thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Một trong những mô hình thương mại điện tử B2B kinh điển trên thế giới chính là
Alibaba.com của Trung Quốc.

 Mô hình thương mại điện tử B2C

Là mô hình thương mại điện tử phổ biến thứ 2, thương mại điện tử B2C được hiểu là
thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu
thập thông tin, mua các hàng hóa hữu hình hoặc vô hình và sử dụng nó, trở thành người
tiêu dùng cuối cùng.
Mô hình thương mại điện tử B2C nổi tiếng trên thế giới hiện nay phải kể đến
Amazon.com với việc kinh doanh bán lẻ qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa
nhạc, sản phẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình.
Tại Việt Nam trong vài năm trước đây hình thức này khá ảm đảm, không có một
website thương mại điện tử nào thực sự tỏ ra mạnh mẽ nhưng trong vài năm trở lại đây
đã xuất hiện những doanh nghiệp đi đầu và đạt được tiếng vang lớn trong cộng đồng
người dùng trong nước. Cụ thể là 2 website lớn là tiki.vn và lazada.com.


 Mô hình thương mại điện tử B2E
Mô hình thương mại điện tử B2E là một hình thức thương mại điện tử sử dụng mạng
máy tính, cho phép doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới nhân viên trong
doanh nghiệp. Hình thức này thường không phổ biến và chỉ được thực hiện ở các
doanh nghiệp lớn.
Một số ví dụ về ứng dụng B2E như:






Chính sách quản lý bảo hiểm trực tuyến
Thông báo phổ biến doanh nghiệp
Cung ứng các yêu cầu trực tuyến
Báo cáo lợi ích dành cho nhân viên

 Mô hình thương mại điện tử B2G
B2G là hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và chính phủ hay còn được
hiểu là thương mại giữa công ty với khối hành chính công. Nó bao gồm việc sử dụng
internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan đến chính
phủ.
Ở hình thức này, chính phủ hay khối hành chính công sẽ có vai trò dẫn đầu trong việc
thiết lập thương mại điện tử, giúp các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn. Các
chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng. Hiện
nay, tuy đã tồn tại và được xây dựng nhưng mô hình thương mại điện tử này chưa thực
sự phát triển do hệ thống mua bán của chính phủ chưa hoàn thiện.

 Mô hình thương mại điện tử G2B
Thương mại điện tử G2B là thương mại giữa chính phủ với doanh nghiệp, đây là một
trong 3 yếu tố chính của chính phủ điện tử. Các hình thức tương tác giữa chính phủ với
doanh nghiệp này thường không mang tính thương mại mà thường là việc cung cấp các
thông tin về luật, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành chính công trực tuyến cho
doanh nghiệp qua internet.


 Mô hình thương mại điện tử G2G
G2G Là hình thức giao dịch trực tuyến không mang tính thương mại giữa các tổ chức

chính phủ khác nhau với nhau. Hình thức này thường được áp dụng tại các nước đa
chính phủ, ví dụ tiêu biểu là Anh.

 Mô hình thương mại điện tử G2C
G2G Là hình thức giao dịch trực tuyến không mang tính thương mại giữa các tổ chức
chính phủ khác nhau với nhau. Hình thức này thường được áp dụng tại các nước đa
chính phủ, ví dụ tiêu biểu là Anh.

 Mô hình thương mại điện tử C2C

Thương mại C2C là thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với nhau, đến hiện tại,
đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất. Hình thái của mô
hình này là các sàn thương mại điện tử hoạt động bằng hình thức bán đấu giá trực
tuyến, rao vặt trên mạng.
Hiện nay tại Việt Nam, Shopee.vn là ví dụ kinh điển cho mo hình thương mại điện tử
này.


 Mô hình thương mại điện tử C2B
Thương mại điện tử C2B là mô hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị
và doanh nghiệp sẽ tiêu thụ giá trị đó. Một số ví dụ cho hình thức này như việc thu thập
ý tưởng hữu ích từ người tiêu dùng, người dùng cung cấp sản phẩm, vật liệu cho doanh
nghiệp và doanh nghiệp trả tiền cho người dùng.
C2B Được coi là một loại hình kinh doanh ngược, được ra đời dựa trên việc:
 Internet kết nối nhiều nhóm người và ngày càng mở rộng một cách mạnh mẽ
 Công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ cho nhiều nhu cầu trong cuộc sống.

Chương 2: Công cụ lập trình Thiết kế Website
2.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
2.1.1 Khái niệm


Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System) có thể hiểu là hệ thống được
thiết kế để quản lí một khối lượng dữ liệu nhất định một cách tự động và có trật tự. Các
hành động quản lý này bao gồm chỉnh sửa, xóa, lưu thông tin và tìm kiếm (truy xuất
thông tin) trong một nhóm dữ liệu nhất định.
Nói một cách dễ hiểu hơn, hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ thống tự động giúp người
dùng có thể kiểm soát các thông tin, tạo, cập nhật và duy trì các CSDL. Trong đó, hai
thành phần chính trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu là: Bộ xử lí truy vấn (bộ xử lí yêu
cầu) và bộ quản lí dữ liệu.


2.1.2 Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay
Nhờ vào các chức năng hữu ích và hiệu suất làm việc cao, nhiều hệ quản trị CSDL đã
được viết ra với mong muốn ngày càng cải thiện khả năng xử lý dữ liệu cho các phần
mềm máy tính, website… Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay có thể kể
đến:







MySQL
Oracle
SQlite
MongoDB,
PostgreSQL,
Redis.


Từ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu nêu trên luận văn của chùng em được thực hiện bằng
hệ quản trị CSDL MySQL
2.1.3 Giới thiệu về hệ quản trị CSDL MySQL
 Khái niệm
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới và
được các chuyên gia lập trình web rất ưa chuộng trong quá trình phát triển web, phát
triển ứng dụng. Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng
có truy cập CSDL trên internet.
MySQL quản lí dữ liệu thông qua cac cơ sở dữ liệu, mỗi cơ sở dữ liệu có thể có nhiều
bảng quan hệ chứa dữ liệu.
MySQL có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng, mỗi người dùng có thể được quản
lý một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau, mỗi người dung có một tên truy cập (user
name) và mật khẩu tương ứng để truy xuất đến cơ sở dữ liệu.
Khi ta truy vấn đến cơ sở dữ liệu MySQL, ta phải cung cấp tên truy cập và mật khẩu
của tài khoản có quyền sử dụng cơ sở dữ liệu đó. Nếu không chúng ta sẽ không làm
được gì cả.


 Các câu lệnh truy vấn cơ bản trong MySQL
- Lệnh SELECT
Câu lệnh SELECT trong MySQL được sử dụng để lấy các bản ghi từ một hoặc nhiều
bảng.
 Cú pháp cho câu lệnh SELECT trong MySQL là:
SELECT expressions
FROM tables
[WHERE conditions];
Ví dụ:
SELECT *
FROM sites
WHERE site_name = 'banhangtructuyen.com'

-

Lệnh INSERT

Câu lệnh INSERT trong MySQL được sử dụng để chèn một bản ghi đơn hoặc nhiều
bản ghi vào một bảng.
 Cú pháp cho câu lệnh INSERT trong MySQL khi chèn một bản ghi duy nhất là:

INSERT INTO table
(column1, column2, ...)
VALUES
(expression1, expression2, ...),
(expression1, expression2, ...),
...;
 Hoặc cú pháp cho câu lệnh INSERT khi chèn nhiều bản ghi:
INSERT INTO table
(column1, column2, ...)
SELECT expression1, expression2, ...


FROM source_table
[WHERE conditions];
-

Lệnh UPDATE

Câu lệnh UPDATE trong MySQL được sử dụng để cập nhật các bản ghi hiện có trong
một bảng.
 Cú pháp cho câu lệnh UPDATE MySQL là:
UPDATE table

SET column1 = expression1,
column2 = expression2,
...
[WHERE conditions]
[ORDER BY expression [ ASC | DESC]]
[LIMIT number_rows];
 Cú pháp cho câu lệnh UPDATE MySQL khi cập nhật một bảng với dữ liệu từ
một bảng khác là:

UPDATE table1
SET column1 = (SELECT expression1
FROM table2
WHERE conditions)
[WHERE conditions];
 Cú pháp cho câu lệnh UPDATE MySQL khi cập nhật nhiều bảng là:
UPDATE table1, table2, ...
SET column1 = expression1,
column2 = expression2,
...
WHERE table1.column = table2.column


AND conditions;
-

Lệnh DELETE

Câu lệnh DELETE trong MySQL được sử dụng để xóa một hoặc nhiều bản ghi từ một
bảng.
 Cú pháp cho câu lệnh DELETE trong MySQL là:

DELETE FROM table
[WHERE conditions]
[ORDER BY expression [ ASC | DESC]]
[LIMIT number_rows];
 Ưu điểm
Dễ sử dụng: MySQL là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định, dễ sử dụng và hoạt động trên
nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh.
Độ bảo mật cao: MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên
Internet khi sở hữu nhiều nhiều tính năng bảo mật thậm chí là ở cấp cao.
Đa tính năng: MySQL hỗ trợ rất nhiều chức năng SQL được mong chờ từ một hệ quản
trị cơ sở dữ liệu quan hệ cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
Khả năng mở rộng và mạnh mẽ: MySQL có thể xử lý rất nhiều dữ liệu và hơn thế nữa
nó có thể được mở rộng nếu cần thiết.
Nhanh chóng: Việc đưa ra một số tiêu chuẩn cho phép MySQL để làm việc rất hiệu quả
và tiết kiệm chi phí, do đó nó làm tăng tốc độ thực thi.
 Nhược điểm
Giới hạn: Theo thiết kế, MySQL không có ý định làm tất cả và nó đi kèm với các hạn
chế về chức năng mà một vào ứng dụng có thể cần.


Độ tin cậy: Cách các chức năng cụ thể được xử lý với MySQL (ví dụ tài liệu tham
khảo, các giao dịch, kiểm toán, …) làm cho nó kém tin cậy hơn so với một số hệ quản
trị cơ sở dữ liệu quan hệ khác.
Dung lượng hạn chế: Nếu số bản ghi của bạn lớn dần lên thì việc truy xuất dữ liệu của
bạn là khá khó khăn, khi đó chúng ta sẽ phải áp dụng nhiều biện pháp để tăng tốc độ
truy xuất dữ liệu như là chia tải database này ra nhiều server, hoặc tạo cache MySQL.
2.1.4 Tại sao ta sử dụng hệ cở sở dữ liệu MySQL
-

Tốc độ: MySQL rất nhanh. Những nhà phát triển cho rằng MySQL là cơ sở dữ


-

liệu nhanh nhất mà bạn có thể có.
Dễ sử dụng: MySQL tuy có tính năng cao nhưng thực sự là một hệ thống cơ
sở dữ liệu rất đơn giản và ít phức tạp khi cài đặt và quản trị hơn các hệ thống

-

lớn.
Giá thành: MySQL là miễn phí cho hầu hết các việc sử dụng trong một tổ

-

chức.
Hỗ trợ ngôn ngữ truy vấn: MySQL hiểu SQL, là ngôn ngữ của sự chọn lựa
cho tất cả các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại. Bạn cũng có thể truy cập
MySQL bằng cách sử dụng các ứng dụng mà hỗ trợ ODBC (Open Database
Connectivity -một giao thức giao tiếp cơ sở dữ liệu được phát triển bởi

-

Microsoft).
Năng lực: Nhiều client có thể truy cập đến server trong cùng một thời gian.
Các client có thể sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu một cách đồng thời. Bạn có thể
truy cập MySQL tương tác với sử dụng một vài giao diện để bạn có thể đưa
vào các truy vấn và xem các kết quả: các dòng yêu cầu của khách hàng, các

-


trình duyệt Web…
Kết nối và bảo mật: MySQL được nối mạng một cách đầy đủ, các cơ sở dữ
liệu có thể được truy cập từ bất kỳ nơi nào trên Internet do đó bạn có thể chia
sẽ dữ liệu của bạn với bất kỳ ai, bất kỳ nơi nào. Nhưng MySQL kiểm soát
quyền truy cập cho nên người mà không nên nhìn thấy dữ liệu của bạn thì
không thể nhìn được.


-

Tính linh động: MySQL chạy trên nhiều hệ thống UNIX cũng như không phải
UNIX chẳng hạn như Windows hay OS/2. MySQL chạy được các với mọi

-

phần cứng từ các máy PC ở nhà cho đến các máy server.
Sự phân phối rộng: MySQL rất dễ dàng đạt được, chỉ cần sử dụng trình duyệt
web của bạn. Nếu bạn không hiểu làm thế nào mà nó làm việc hay tò mò về
thuật toán, bạn có thể lấy mã nguồn và tìm tòi nó. Nếu bạn không thích một

-

vài cái, bạn có thể thay đổi nó.
Sự hỗ trợ: Bạn có thể tìm thấy các tài nguyên có sẵn mà MySQL hỗ trợ. Cộng
đồng MySQL rất có trách nhiệm. Họ trả lời các câu hỏi trên mailing list
thường chỉ trong vài phút. Khi lỗi được phát hiện, các nhà phát triển sẽ đưa ra
cách khắc phục trong vài ngày, thậm chí có khi trong vài giờ và cách khắc
phục đó sẽ ngay lập tức có sẵn trên Internet.

2.2 Ngôn ngữ lập trình

2.2.1 Khái niệm ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình (programming language) là dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa theo
một hệ thống các quy tắc riêng, sao cho qua đó người lập trình có thể mô tả các chương
trình làm việc dành cho thiết bị điện tử mà cả con người và các thiết bị đó đều hiểu
được.
Hiện nay có vô vàng ngôn ngữ lập trình được tạo và sử dụng, nhưng phổ biến nhất là
danh sách các ngôn ngữ dưới đây:









JavaScript
Python
Java
C/C++
PHP
Objective-C
C#
Swift

2.2.2 Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình PHP


PHP (viết tắt của cụm từ Personal Home Page) là ngôn ngữ lập trình kịch bản
(scripting language) mã nguồn mở được dùng phổ biến để ra tạo các ứng dụng web

chạy trên máy chủ.
PHP chạy trên môi trường Webserver và lưu trữ dữ liệu thông qua hệ quản trị cơ sở dữ
liệu nên PHP thường đi kèm với Apache, MySQL và hệ điều hành Linux (LAMP).
 Apache là một phần mềm web server có nhiệm vụ tiếp nhận request từ trình
duyệt người dùng sau đó chuyển giao cho PHP xử lý và gửi trả lại cho trình
duyệt.
 MySQL cũng tương tự như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác (Postgress,
Oracle, SQL server...) đóng vai trò là nơi lưu trữ và truy vấn dữ liệu.
 Linux: Hệ điều hành mã nguồn mở được sử dụng rất rộng rãi cho các webserver.
Thông thường các phiên bản được sử dụng nhiều nhất là RedHat Enterprise
Linux, Ubuntu...
Mã lệnh PHP có thể được nhúng vào trong trang HTML nhờ sử dụng cặp thẻ PHP php?>.
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>Nhúng mã PHP và trang HTML</title>
</head>
<body>
echo "Xin chào PHP!";
?>
</body>
</html>
-

Các loại thẻ trong PHP


Có 4 loại thẻ khác nhau mà bạn có thể sử dụng khi thiết kế trang PHP

– Kiểu Short: Thẻ mặc định mà các nhà lập trình PHP thường sử dụng.
Ví dụ: <?Echo " Well come to PHP" ;?>
– Kiểu định dạng XML: Thẻ này có thể sử dụng với văn bản định dạng XML
Ví dụ: <?php echo " Well come to PHP with XML" ;>?
– Kiểu Script: Trong trường hợp bạn sử dụng PHP như một script tương tự khai báo
JavaScipt hay VBScript:
Ví dụ:
echo “Php Script”;
– Kiểu ASP: Trong trường hợp bạn khai báo thẻ PHP như một phần trong trang ASP.
Ví dụ:
PHP và HTML là các ngôn ngữ nkhông “nhạy cảm” với khoảng trắng, khoảng trắng
có thể được đặt xung quanh để các mã lệnh để rõ ràng hơn. Chỉ có khoảng trắng đơn có
ảnh hưởng đến sự thể hiện của trang Web (nhiều khoảng trắng liên tiếp sẽ chỉ thể hiện
dưới dạng một khoảng trắng đơn).
-

Các kiểu dữ liệu

Dữ liệu đến từ Script đều là biến PHP, bạn có thể nhận biết chúng bằng cách sử
dụng dấu $ trước tên biến.
-

-

-

-

Số nguyên:
Được khai báo và sử dụng giá trị giống với C.

Ví dụ: $a = 12345;
$a = -456;
Số Thực
Ví dụ: $a = 3.123;
$a = 2.123;
Xâu
Có hai dấu cách để xác định 1 xâu: Đặt giữa 2 dấu ngoặc kép (“”) hoặc giữa 2
dấu ngoặc (‘’).
Mảng
Màng thực chất gồm 2 bảng: Bảng chỉ số và bảng liên kết.
Mảng một chiều:
Có thể dùng hàm List(). Có thể dùng các hàm aort(), ksort(), sort(), uaort(),… để


sắp xếp mảng, tuỳ thuộc vào việc bạn định sắp xếp theo kiểu gì.
Mảng 2 chiều:
Ví dụ:
$a[1]$f;
$a[1][2]=$f;
$a[”abc”][2]=$f;
2.2.3 Tại sao ta sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP?
PHP là một ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ này hoạt động cận kề với Webserver để
thông dịch các yêu cầu từ trên World Wide Web, sau đó nhận các trả lời từ Webserver
chuyển tải đến trình duyệt web nhằm đáp ứng các nhu cầu đó.
Có nhiều lý do khác nhau tại sao ta sử dụng ngông ngữ lập trình PHP, nhưng có 3
lý do chính sau:
 PHP dễ học hơn nhiều ngôn ngữ khác
 PHP thích hợp các trang web thiên về nội dung và hỗ trợ dữ liệu từ Backend
 PHP cung cấp cho bạn một bộ công cụ hoàn chỉnh để bạn làm việc.
2.2.4 Những ưu điểm của PHP

 Mã nguồn mở
- Có lẽ nhiều bạn cũng biết PHP là một sản phẩm mã nguồn mở (Open-source) nên
việc cài đặt và tùy biến PHP là miễn phí và tự do.
- Vì có ưu thế nguồn mở nên PHP có thể được cài đặt trên hầu hết các Web Server
thông dụng hiện nay như Apache, IIS…
 Tính Cộng đồng của PHP
- Là một ngôn ngữ mã nguồn mở cùng với sự phổ biến của PHP thì cộng đồng PHP
được coi là khá lớn và có chất lượng.
- Với cộng đồng phát triển lớn, việc cập nhật các bản vá lỗi phiên bản hiện tại cũng như
thử nghiệm các phiên bản mới khiến PHP rất linh hoạt trong việc hoàn thiện mình.
- Cộng đồng hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm của PHP cũng rất dồi dào. Với rất nhiều diễn
đàn, blog trong và ngoài nước nói về PHP đã khiến cho quá trình tiếp cận của người
tìm hiểu PHP được rút ngắn nhanh chóng.


 Thư viện phong phú
- Ngoài sự hỗ trợ của cộng đồng, thư viện script PHP cũng rất phong phú và đa dạng.
Từ những cái rất nhỏ như chỉ là 1 đoạn code, 1 hàm (PHP.net…) cho tới những cái lớn
hơn như Framework (Zend, CakePHP, CogeIgniter, Symfony…), ứng dụng hoàn chỉnh
(Joomla, WordPress, PhpBB…)
- Với thư viện code phong phú, việc học tập và ứng dụng PHP trở nên rất dễ dàng và
nhanh chóng. Đây cũng chính là đặc điểm khiến PHP trở nên khá nổi bật và cũng là
nguyên nhân vì sao ngày càng có nhiều người sử dụng PHP để phát triển web.
 Hỗ trợ kết nối nhiều hệ cơ sở dữ liệu
- Nhu cầu xây dựng web có sử dụng cơ sở dữ liệu là một nhu cầu tất yếu và PHP cũng
đáp ứng rất tốt nhu cầu này. Với việc tích hợp sẵn nhiều Database Client trong PHP đã
làm cho ứng dụng PHP dễ dàng kết nối tới các hệ cơ sở dữ liệu thông dụng.
- Việc cập nhật và nâng cấp các Database Client đơn giản chỉ là việc thay thế các
Extension của PHP để phù hợp với hệ cơ sở dữ liệu mà PHP sẽ làm việc.
- Một số hệ cơ sở dữ liệu thông dụng mà PHP có thể làm việc là: MySQL, MS SQL,

Oracle, Cassandra…
 Lập trình hướng đối tượng
- Ngày nay, khái niệm lập trình hướng đối tượng (OOP) đã không còn xa lạ với lập
trình viên. Với khả năng và lợi ích của mô hình lập trình này nên nhiều ngôn ngữ đã
triển khai để hỗ trợ OOP.
- Từ phiên bản PHP 5, PHP đã có khả năng hỗ trợ hầu hết các đặc điểm nổi bật của lập
trình hướng đối tượng như là Inheritance, Abstraction, Encapsulation, Polymorphism,
Interface, Autoload…


×