Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng fanpage facebook của khách hàng tại công ty TNHH MTV sự kiện và truyền thông quảng cáo trần hiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 57 trang )

Lời Cảm Ơn
Khoảng thời gian trên giảng đường Đại Học
luôn là quãng thời gian quan trọng và đặc biệt
có ý nghóa đối với mỗi người sinh viên như tôi
– là quãng thời gian để tôi trang bò cho mình
những hành trang kiến thức vững tin bước vào
cuộc sống. Và tất cả những kiến thức học
được trong bốn năm qua, những kinh nghiệm có
được sau một khoảng thời gian thực tập tại
Công ty TNHH MTV Truyền thông và sự kiện Trần
Hiếu đã hội tụ đầy đủ trong chuyên đề tốt
nghiệp Đại Học này.
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp đại
học của mình tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn
PGS.TS Bùi Thò Tám người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
chuyên đề vừa qua.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các
thầy cô giáo trong Khoa Du lòch – Đại Học Huế
đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi bao
kiến thức bổ ích.
Xin chân thành cảm ơn các anh, các chò tại
TNHH MTV Truyền thông và sự kiện Trần Hiếu
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
được tham gia thực tập và tiến hành thực
nghiệm các kỹ năng nghiệp vụ ngành tổ chức
sự kiện, cũng như là cơ hội có được những trải
nghiệm thực tế đầy ý nghóa.



Chun đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

Nhân dòp này, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn
tới gia đình và bạn bè luôn ở bên, động viên
giúp đỡ tôi yên tâm học tập và hoàn thành
chuyên đề của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm
2020
Sinh viên thực hiện

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài khơng trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 05 năm 2020
Sinh viên thực hiện

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

2

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...........................................................................vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................4
6. Kết cấu của chuyên đề...................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÀ ỨNG DỤNG
FANPAGE VÀO TỔ CHỨC SỰ KIỆN.............................................................6
1.1. Một số khái niệm liên quan đến tổ chức sự kiện.........................................6
1.1.1. Khái niệm về tổ chức sự kiện...............................................................6
1.1.2. Mục đích của tổ chức sự kiện...............................................................7
1.1.3. Phân loại tổ chức sự kiện......................................................................7
1.1.5. Quy trình của tổ chức sự kiện.............................................................10
1.2. Khái niệm chung về mạng xã hội..............................................................10
1.2.1. Khái niệm mạng xã hội.......................................................................10
1.2.2. Lịch sử mạng xã hội............................................................................11
1.2.3. Các mạng xã hội phổ biến trên thế giới và Việt Nam..........................14
1.2.3.1. Facebook......................................................................................14
1.2.3.2. Twitter..........................................................................................15
1.2.3.3. LinkedIn.......................................................................................15
1.2.3.4. MySpace.......................................................................................16
1.2.4. Khái niệm Fanpage và ứng dụng Fanpage vào hoạt động kinh doanh......16


SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

3

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

1.2.4.1. Khái niệm Fanpage Facebook......................................................16
1.2.4.2. Lợi ích từ fanpage đối với kinh doanh..........................................16
1.3. Mô hình nghiên cứu..................................................................................17
1.3.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model –TAM)......17
1.3.2. Tính xã hội (Social Identity)...............................................................18
1.3.3. Tính thực tế ảo (Telepresence)............................................................19
1.3.4. Tính hữu dụng (Perceived usefulness)................................................20
1.3.5. Tính khích lệ (Perceived encouragement)...........................................20
1.3.6. Thực tế sử dụng (Actual Use )............................................................20
1.3.7. Mô hình nghiên cứu ứng dụng............................................................21
CHƯƠNG 2: KÊNH TƯƠNG TÁC CHO CỘNG ĐỒNG FANPAGE
FACEBOOK VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG
TY TNHH MTV SỰ KIỆN VÀ TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO
TRẦN HIẾU.....................................................................................................23
2.1. Giới thiệu về công ty sự kiện Trần Hiếu...................................................23
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty.................................................................23
2.1.2. Doanh thu hoạt động của Công ty TNHH MTV sự kiện và truyền
thông quảng cáo Trần Hiếu giai đoạn 2017 – 2019......................................24
2.1.3. Tình hình hoạt động fanpage của công ty Trần Hiếu..........................24

2.1.4. So sánh mức độ hoạt động fanpage của công ty Trần Hiếu so với
các công ty sự kiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế..................................25
2.2. Ý kiến của khách hàng về sử dụng Fanpage trong hoạt động marketing
sự kiện tại Công ty TNHH MTV Trần Hiếu.....................................................26
2.2.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra.........................................................26
2.2.2. Thông tin biết đến doanh nghiệp........................................................28
2.2.3. Các dịch vụ tại công ty Trần Hiếu......................................................29
2.2.4. Số lần sử dụng dịch vụ của công ty Trần Hiếu....................................29
2.2.5. Lý do sử dụng dịch vụ của công ty Trần Hiếu...................................30
2.2.6. Đánh giá của khách hàng đối với các yếu tố tạo hành vi sử dụng
Fanpage trong lĩnh vực tổ chức sự kiện tại Công ty Trần Hiếu.....................30
SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

4

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

2.2.7. Đánh giá của khách hàng đối với các yếu tố tạo hành vi sử dụng
Fanpage trong lĩnh vực tổ chức sự kiện tại công ty Trần Hiếu.....................32
2.2.8. Đánh giá ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty Trần Hiếu........36
CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TIỂN KHAI FANPAGE

FACEBOOK VÀO HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN CỦA CÔNG TY.....................38

3.1. Thuận lợi, khó khăn của công ty khi triển khai fanpage vào hoạt động
kinh doanh.......................................................................................................38
3.1.1. Thuận lợi.............................................................................................38
3.1.2. Khó khăn............................................................................................39
3.2. Giải pháp hoàn thiện trang fanpage của công ty.......................................40
3.2.1. Giải pháp tính xã hội..........................................................................40
3.2.2. Giải pháp tính thực tế ảo.....................................................................40
3.2.3. Giải pháp tính hữu dụng.....................................................................40
3.2.4. Giải pháp tính khích lệ........................................................................40
3.2.5. Giải pháp tính thực tế sử dụng............................................................41
3.2.6. Định hướng nội dung fanpage rõ ràng................................................42
3.2.7. Đào tạo nhân sự cho mảng marketing điện tử....................................42
3.3. Giải pháp thực hiện Marketing điện tử......................................................43
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................45
3.1. Kết luận.....................................................................................................45
3.2. Kiến nghị..................................................................................................45
3.2.1. Đối với chính quyền địa phương........................................................45
3.2.2. Đối với công ty..................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................47
PHỤ LỤC

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

5

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Bảng phân loại tài liệu và nguồn cung cấp thông tin thứ cấp...................3
Bảng 2: Quy trình 7 bước tổ chức sự kiện...........................................................10
Bảng 3. Doanh thu hoạt động của Công ty TNHH MTV sự kiện và truyền
thông quảng cáo Trần Hiếu giai đoạn 2017 – 2019............................24
Bảng 4: Đặc điểm của đối tượng điều tra............................................................26
Bảng 5: Lý do sử dụng dịch vụ công ty Trần Hiếu..............................................30
Bảng 6: Hệ số kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha.......................................31
Bảng 7: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Tính xã hội” tại fanpage.........32
Bảng 8: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Tính thực tế ảo” khi
tham gia hoạt động fanpage...............................................................33
Bảng 9: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Tính hữu dụng” khi
tham gia hoạt động fanpage...............................................................34
Bảng 10: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Tính khích lệ” khi
tham gia hoạt động fanpage...............................................................35
Bảng 11: Đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố “Tính thực tế sử dụng”
khi tham gia hoạt động fanpage.........................................................36
Bảng 12: Kế hoạch đề xuất triển khai các ứng dụng Fanpage vào hoạt động
kinh doanh của công ty......................................................................43

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

6

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành Tổ chức sự kiện cũng có những
bước tiến quan trọng trong tổ chức hoạt động, ngày càng thể hiện rõ vai trò đóng
góp trong các ngành nghề kinh doanh thay đổi cho sự phát triển kinh tế.
Quảng cáo và truyền thông sự kiện là một trong những công cụ quan trọng
đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động marketing nói riêng của
một doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của đời sống và công nghệ, truyền
thông ngày nay không chỉ đơn thuần là quảng cáo qua các đoạn phim, âm thanh
trên truyền hình hay những panel, áp phích ngoài trời mà còn là truyền thông trực
tuyến qua hệ thống internet, mạng xã hội, website. Cùng với sự phát triển vượt
bật của thị trường người dùng internet Việt Nam năm 2019 với hơn 64 triệu
người dùng internet, trong đó có đến 96% người dùng truy cập từ điện thoại di
động. Năm 2019, mạng xã hội vẫn vẫn tiếp tục phát triển với 62 triệu người dùng
(chiếm 64% dân số Việt Nam, tăng đến 7% so với năm 2019). Số tài khoản sử
dụng mạng xã hội trên di động cũng tăng thêm 16% so với năm 2019. Mang sức
ảnh hưởng to lớn, mạng xã hội đang là công cụ truyền thông phổ biến của hầu
hết tất cả các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhanh chóng nắm bắt được những xu thế đó, Công ty TNHH MTV sự
kiện và truyền thông quảng cáo Trần Hiếu đã và đang hoàn thiện các chương
trình tiếp cận khách hàng, các chiến dịch truyền thông mạng xã hội cho các sự
kiện, chương trình mà công ty tổ chức qua các kênh Fanpage Facebook, Website.
Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn chưa hiệu quả và vẫn còn nhiều khó khăn
trong quá trình ứng dụng. Khách hàng chưa tiếp cận được các chương trình sự
kiện trực tuyến, fanpage vẫn chưa có sự tương tác cao với khách hàng...
Từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng fanpage Facebook của khách hàng tại Công ty

TNHH MTV sự kiện và truyền thông quảng cáo Trần Hiếu” làm chuyên đề tốt
nghiệp cuối khóa.
SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

7

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích hoạt động , các yếu tố ảnh hưởng fanpage đến việc sử dụng
fanpage facebook của khách hàng tại công ty TNHH MTV sự kiện và truyền
thông quảng cáo Trần Hiếu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận về marketing điện tử, mạng xã hội và tổ chức sự kiện.
- Đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng fanpage
facebook vào hoạt động marketing của Công ty TNHH MTV sự kiện và truyền
thông quảng cáo Trần Hiếu
- Đề xuất các giải phát nhằm xây dựng và triển khai hoạt động ứng dụng
fanpage cho công ty vào các hoạt động kinh doanh của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng điều tra: Khách hàng sử dụng dịch vụ sự kiện của công ty
Trần Hiếu
- Đối tượng nghiên cứu: Cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ
khi sử dụng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Mondial

- Phạm vi nghiên cứu:
3.1. Về nội dung
Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng fanpage
facebook của khách hàng từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp marketing
điện tử nhằm tăng hiệu quả hoạt động marketing sự kiện của Công ty TNHH
MTV sự kiện và truyền thông quảng cáo Trần Hiếu
3.2. Về không gian
Công ty TNHH MTV sự kiện và truyền thông quảng cáo Trần Hiếu
3.3. Về thời gian
Bài nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 02/2020 đến
tháng 06/2020

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

8

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu định tính
Tìm hiểu ban đầu về những vấn đề liên quan thương mại điện tử và e –
marketing, quảng cáo trực tuyến. Qua đó, tiến hành thu thập dữ liệu, thông tin về
hiện trạng marketing trực tuyến của công ty. Việc thu thập thông tin sẽ là tiền đề
cho giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm và chính thức, cơ sở cho việc khám phá,
định hình, bổ sung các giả thuyết, Sau đó, tiến hành phân tích mô hình thử

nghiệm trước khi ứng dụng chính thức các ứng dụng fanpage Facebook vào hoạt
động kinh doanh của công ty.
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập bằng việc tìm hiểu qua sách, báo, báo cáo, tài
liệu tại công ty thực tập, niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, truyền hình,
internet và các nghiên cứu trước đây về marketing điện tử để nắm rõ, tìm ra mô
hình nghiên cứu phù hợp.
Thu thập số liệu từ các fanpage trực tuyến của các công ty khác, lập bảng
đối chiếu, so sánh với fanpage của công ty. Khảo sát thông tin qua bảng hỏi định
tính trực tuyến qua hệ thống mạng xã hội Facebook.
Bảng 1: Bảng phân loại tài liệu và nguồn cung cấp thông tin thứ cấp
ST
T

Loại tài liệu

Nguồn cung cấp


1

2

Báo cáo tài chính, báo cáo ●Phòng kế toán
kết quả hoạt động kinh doanh của ●Phòng Giám đốc
●Phòng phát triển thị trường
công ty.

Báo cáo hiện trạng mức độ
tiếp cận marketing điện tử

Sách, báo về:
●Thư viện Khoa du lịch – Đại học

Thương mại điện tử
Huế

E-marketing
●Trung tâm học liệu Đại học Huế

Các tài liệu e- marketing
trên internet.

Các bài

3

cứu ●Các website của các doanh nghiệp
marketing điện tử trong các lĩnh ●Các công trình nghiên cứu có liên
quan.
vực

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

nghiên

9

Lớp: K50-TC&QLSK



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

Phân tích dữ liệu: Tổng hợp số liệu thu thập từ số liệu thứ cấp rồi sử dụng
các phương pháp nghiên cứu để phân tích dữ liệu:
Phương pháp so sánh: So sánh với các số liệu, thông số thị trường và hiện
trạng của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh để tìm ra năng lực và khả năng
áp dụng fanpage Facebook vào hoạt động marketing của công ty. So sánh các
fanpage của đối thủ để tìm hướng đi và định hướng nội dung tốt hơn cho các
chương trình sự kiện của công ty.
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, kết quả các đợt nghiên cứu thị trường, tổng hợp các sản phẩm, giá trực
tuyến của đối thủ cạnh tranh…trong các công ty sự kiện trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
5. Mô hình nghiên cứu
Dựa trên những lý thuyết về mô hình chấp nhận công nghệ TAM, tác giả sử
dụng mô hình nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng Việt Nam ứng dụng vào
việc nghiên cứu hành vi khách hàng tham gia các chương trình sự kiện trực tuyến
và thực tế để áp dụng nghiên cứu khả năng, tình hình ứng dụng fanpage facebook
và hoạt động kinh doanh của công ty sự kiện Trần Hiếu.

T ín h x ã h ộ i

T ín h th ự c tế ảo
T h ự c tế sử d ụ n g
T ín h h ữ u d ụ n g

T ín h k h ích lệ
Hình 1: Mô hình nghiên cứu

6. Kết cấu của chuyên đề

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

10

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

Ngoài các phần mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ
viết tắt, tài liệu tham khảo và các thành phần phụ lục khác, kết cấu đề tài nghiên
cứu gồm 3 phần chính là:
Phần I: Đặt vấn đế
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mạng xã hội và tổ chức sự kiện
Chương 2: Thực trạng triển khai và ứng dụng fanpage Facebook vào các
hoạt động marketing của Công ty TNHH MTV sự kiện và truyền thông quảng
cáo Trần Hiếu
Chương 3: Giải pháp ứng dụng tiển khai fanpage Facebook vào hoạt động
marketing sự kiện của công ty.
Phần III: Kết luận

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

11


Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÀ
ỨNG DỤNG FANPAGE VÀO TỔ CHỨC SỰ KIỆN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến tổ chức sự kiện
1.1.1. Khái niệm về tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện là một quá trình họach định việc thực hiện và giám sát
những họat động liên quan đến các lĩnh vực sau : văn hóa - nghệ thuật - tuyên
truyền - công bố tại một thời điểm, một địa điểm nhất định và tuân thủ quy định
pháp luật, sao cho sự kiện diễn ra đúng mục đích của nhà tổ chức.
Nhiều người còn ví von tổ chức sự kiện cũng giống như cũng như một bức
tranh toàn cảnh của trò chơi ghép hình và người chơi chỉ thành công khi ghép
hoàn chỉnh bức tranh đó bằng hàng trăm, hàng ngàn mẩu nhỏ chi tiết. Đẳng cấp
của mỗi công ty thể hiện ở chính sự hoàn hảo trong từng chi tiết ở mỗi event họ
tổ chức. Bởi vậy, đòi hỏi đối với những chuyên gia tổ chức sự kiện cũng thật
không dễ dàng, ví dụ như phải có óc tổ chức tốt, năng động, nhanh nhẹn, kiên
nhãn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng tổ chức nhóm làm việc,
có sức khỏe và niềm đam mê… Và cũng không biết bao nhiêu bài báo nói đến
mồ hôi nước mắt của những con người tham gia hoạt động tổ chức sự kiện để có
được một sự kiện thành công.
Tóm lại, ta có thể định nghĩ một cách tổng quát dưới góc nhìn marketing rằng:
“Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm sự kết hợp các hoạt động với
các tư liệu lao động cùng với việc sử dụng máy móc thiết bị, công cụ lao động
thực hiện các dịch vụ đảm bảo toàn bộ các công việc chuẩn bị và các hoạt động

sự kiện cụ thể nào đó trong một thời gian và không gian cụ thể nhằm chuyển tới
đối tượng tham dự sự kiện những thông điệp truyền thông theo yêu cầu của
khách hàng mục tiêu.
Các hoạt động dịch vụ cung cấp trực tiếp cho đối tượng nhận những giá trị
miễn phí nhằm truyền đạt một thông điệp nào đó của người chủ sở hữu đều
thuộc tổ chức sự kiện.”
SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

12

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

1.1.2. Mục đích của tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện chỉ là một phần trong toàn bộ chiến lược tiếp thị và quảng
bá của doanh nghiệp. Bên cạnh việc đánh bóng thương hiệu, tổ chức sự kiện còn
nhằm mục đích chuyển tải một thông điệp cụ thể, hoặc lập lại một thông điệp
đồng nhất và đặc biệt công cụ đang phổ biến nhất trong hoạt động tiếp thị với
mục đích là gây sự chú ý cho sản phẩm hoặc dịch vụ của sản phẩm, tạo sự quan
tâm hơn nữa từ khách hàng, từ đó giúp tăng doanh số bán của công ty. Đồng thời
tạo cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, cơ
quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng
cường quan hệ có lợi cho các doanh nghiệp.
Thông điệp của sự kiện có thể được thể hiện dưới dạng:
Hình ảnh: thiệp mời, sân khấu, băng rôn, cờ phướn, bảng tên, quà tặng, túi
đựng quà, đồng phục, bảng tên….

Lời: chủ đề, bài phát biểu, thông cáo báo chí, văn nghệ, các ấn phẩm…
Họat động tổ chức sự kiện thường gắn kết doanh nghiệp. Tùy theo mục đích
khác nhau mà đối tượng doanh nghiệp muốn kết nối sẽ thay đổi.
 Media Kit: quan hệ báo chí-truyền thông.
 Crisic Management: quản lý khủng hỏang
 Government Relations: quan hệ với chính phủ
 Reputation Management: quản lý danh tiếng của công ty.
 Investor Relations: quan hệ với các nhà đầu tư.
 Social Responsibility: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại tổ chức sự kiện
Một số họat động tổ chức sự kiện mà ta dễ dàng thấy được:
 Khai trương, khánh thành, động thổ, khởi công
 Giới thiệu sản phẩm mới, hội nghị khách hàng.
 Hội chợ
 Hội nghị, hội thảo, họp báo
 Diễn trình, phát biểu của CEO trước công chúng
SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

13

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

 Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
 Chương trình team building…
 Các kỳ nghỉ, các ngày lễ

 Kỷ niệm thành lập, nhận danh hiệu
 Tiệc chiêu đãi, tiệc trại (catering).
 Tổ chức các trò chơi và cuộc thi (thể thao)
Để phân lọai các họat động tổ chức sự kiện một cách có định hướng, người
ta có thể phân lọai dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau:
o Theo địa điểm làm event
Trong phòng họp: hội nghị, hội thảo, chương trình cảm ơn, chương trình
giới thiệu sản phẩm… Ngòai trời: ca múa nhạc-thời trang, lễ hội, giải thi đấu
thể thao…
o Theo mục đích của event.
a. Chương trình giải trí ,thể thao, hội chợ…
Các chương trình này là những chương trình lớn, có thể là ca nhạc ngòai
trời, các hội chợ ẩm thực, hội chợ công nghệ, game, bóng đá…
b. Chương trình hội thảo chính trị hoặc khoa học
Chương trình này có thể đơn thuần là chính trị, khoa học mang tính nghiên
cứu, hoặc cũng có thể là chương trình khoa học nhân sự kiện ra mắt một sản phẩm.
c. Chương trình nhân dịp đặc biệt.
Vào các ngày đặc biệt như những ngày lễ lớn, tổng kết cuối năm, tất niên,
các công ty thường tổ chức các chương trình liên hoan, giao lưu.
d. Chương trình cảm ơn khách hàng.
Nhằm cảm ơn sự yêu mến, lòng trung thành của khách hàng đối với sản
phẩm, dịch vụ, các công ty thường tổ chức những chương trình có tính chất giao
lưu chia sẻ và chỉ mời các khách hàng thân thiết và khách hàng mục tiêu đến
tham dự. Thông thường các chương trình này hay kết hợp với việc ra mắt một
dòng sản phẩm mới hoặc một chương trình xúc tiến mới.
e. Chương trình kỉ niệm công ty.
SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

14


Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

Thông thường tổ chức event theo lọai này có 3 mục đích chính:
Một là: cảm ơn khách hàng, lãnh đạo.
Hai là: quảng bá cho thương hiệu.
Ba là: để nhân viên trong công ty gặp gỡ, giao lưu và gắn kết lẫn nhau.
f. Chương trình quảng cáo đơn thuần
Các công ty tổ chức sự kiện, roadshow với mục đích chủ yếu là quảng bá
tên tuổi, thương hiệu công ty nhân dịp khai trương, giới thiệu sản phẩm mới…
nhằm gây sự chú ý đối với người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi.
Thông thường, những sự kiện giới thiệu sản phẩm mới thường được đi kèm
với các chương trình giải trí, biểu diễn.
o Theo chủ thể làm event:
a. Làm event cho các tổ chức phi lợi nhuận.
b. Làm event cho các tổ chức có lợi nhuận.
- Event do nội bộ công ty tự tổ chức.
Vào các dịp lễ, kỉ niệm công ty hay sự kiện có quy mô nhỏ, một số công ty
có thể tự đứng ra tổ chức các buổi hội thảo, họp mặt, liên hoan… ngòai mục đích
quảng bá, cảm ơn khách hàng thì còn có những sự kiện với mục đích giao lưu,
học hỏi gắn kết giữa các cá nhân và ban lãnh đạo trong công ty. Thường có một
nhóm người phụ trách event. Công ty có thể có phòng event riêng hoặc lấy nguồn
nhân lực thuộc bộ phận Marketing hay PR.
- Event do các công ty chuyên event tổ chức.
Nếu công ty có nguồn kinh phí lớn, để đảm bảo tổ chức sự kiện diễn ra
thành công và đạt hiệu quả cao nhất, các công ty này thường thuê ngòai các công

ty chuyên tổ chức sự kiện. Tùy thuộc mỗi sự kiện, mỗi mục đích khác nhau mà
công ty có những phương án, kế họach thuê các dịch vụ tổ chức sự kiện thích
hợp như: dịch vụ cho thuê mặt bằng, dịch vụ PGs, PBs tổ chức sự kiện dịch vụ
MC, ca sĩ, họat náo viên , hay dịch vụ nhóm nhảy, nhóm múa…
Hơn nữa, với quy mô sự kiện rất lớn, các công ty có nhu cầu sẽ thuê nhiều
công ty chuyên tổ chức sự kiện cùng một lúc để đảm bảo thực hiện được mục

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

15

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

đích cũng như nhu cầu của công ty. Khi đó, có nhiều công ty chuyên về một lĩnh
vực tổ chức sự kiện sẽ kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện.
1.1.5. Quy trình của tổ chức sự kiện
Bảng 2: Quy trình 7 bước tổ chức sự kiện
Hình thành concept
Thiết kế sự kiện
Lập kế hoạch tố chức
Triển khai thực hiện và giám sát
Kết thúc
Đánh giá
(Nguồn: Tổ Chức Sự Kiện - PGS, TS Lưu Văn Nghiêm -đại học Kinh Tế Quốc Dân
1.2. Khái niệm chung về mạng xã hội

1.2.1. Khái niệm mạng xã hội
Khoản 14, điều 1, Nghị định 97/2008/NĐ- CP về Quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet quy định: “Dịch vụ mạng
xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả
năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường
Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến
(chat) và các hình thức tương tự khác.”
Theo Wikipedia, “mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (Tiếng Anh: social
network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau
với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian”.
Loại hình mạng xã hội diễn ra hoàn toàn trên môi trường Internet. Bất cứ
nơi đâu và bất cứ thời gian nào có thể truy cập mạng thì con người cũng có thể
tham gia vào các mạng xã hội. Mạng xã hội cung cấp nhiều ứng dụng miễn phí
cho người sử dụng như chat, e-mail, chia sẻ hình ảnh, video, file, blog, link…
Chính vì vậy, người dùng cá nhân thường sử dụng mạng xã hội để kết nối bạn bè,
thể hiện bản thân, chia sẻ các sở thích, mối quan tâm… Đối với người dùng là
doanh nghiệp, mạng xã hội cũng là một công cụ để doanh nghiệp đó quảng bá
sản phẩm, thăm dò ý kiến, nắm bắt nhu cầu, sở thích của khách hàng, tìm kiếm
đối tác kinh doanh.
SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

16

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám


Theo một khái niệm khác, mạng xã hội là một loại ứng dụng Internet giúp
kết nối bạn bè, các đối tác kinh doanh hay các cá nhân với những sở thích cụ thể
thông qua việc cung cấp các dịch vụ miễn phí như trình diễn ảnh, e-mail, viết
blog và sử dụng các công cụ khác (Efraim Turban, 2010, tr.14).
Với các dịch vụ được cung cấp miễn phí như vậy trên mạng xã hội, các cư
dân mạng đã hoàn toàn thay đổi sự kết nối với nhau trong môi trường Internet.
Đối với phần đông những người tham gia vào mạng xã hội thì hình thức này
thậm chí còn trở thành một phần quan trọng, khó có thể tách rời trong đời sống
ảo hằng ngày của hàng trăm triệu thành viên toàn thế giới. Dịch vụ mạng xã hội
cung cấp giúp cho các thành viên có thể dễ dàng tìm kiếm bạn bè, đối tác kinh
doanh của mình nhờ vào các gợi ý dựa trên các thông tin cá nhân (tuổi tác, quê
quán, nơi ở, e-mail…), sở thích (mua sắm, nghe nhạc, xem phim, thần tượng ca
sĩ, diễn viên, thể thao, du lịch…), lượng bạn bè chung, sự tham gia các nhóm,
hội… Trên mạng xã hội, người sử dụng có thể cơ hội được thể hiện cái Tôi của
mình, có thể đưa ra tiếng nói riêng thông qua việc viết các dòng trạng thái
(status), blog (notes) hay cùng bạn bè thảo luận về một vấn đề được xã hội quan
tâm. Nhờ vào đó, các thành viên mạng xã hội có thể hiểu thêm về nhau và các
doanh nghiệp từ đó có thể nắm bắt thêm nhu cầu, thái độ, xu hướng, thị hiếu của
khách hàng để đưa ra các chiến lược kinh doanh, tiếp thị hợp lý.
1.2.2. Lịch sử mạng xã hội
Tuy mới thực sự bùng nổ trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng những
nhân tố đầu tiên hình thành nên các mạng xã hội đã nhen nhóm từ những năm 70
của thế kỷ trước.
Năm 1971: Email đầu tiên trên thế giới có nội dung “QWERTYUIOP”
được gửi đi giữa hai máy tính đặt cạnh nhau đánh dấu bước đi đầu tiên cho sự
giao tiếp giữa con người với nhau trong môi trường Internet và là nền móng để
phát triển nên các mạng xã hội như ngày nay.
Năm 1978: Hệ thống Trao đổi dữ liệu (Bulletin Board System hay BBS)
được ra đời. Hệ thống này được đăng tải trên các máy tính cá nhân, yêu cầu
người dùng phải quay số qua modem của máy chủ, trao đổi thông tin qua đường

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

17

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

điện thoại tới những người dùng khác. Đây là hệ thống đầu tiên cho phép người
dùng truy cập và tương tác với nhau dù tốc độ rất chậm bởi chỉ duy nhất một
người dùng có thể sử dụng trong một thời điểm. Một năm sau đó, phiên bản trình
duyệt web đầu tiên được xây dựng với việc sử dụng bảng thông tin Usenet.
Usenet được tạo ra bởi Jim Ellis và Tom Truscott, cho phép người dùng đăng các
bài báo, bài viết dưới dạng “tin tức”. Sự khác nhau giữa Usenet và các hệ thống
trao đổi dữ liệu và diễn đàn là nó không chịu sự quản lý, kiểm duyệt của admin
hay server trung tâm nào. Đó là hệ thống diễn đàn mở mà người dùng có thể thảo
luận, đưa ra quan điểm về những vấn đề trong cuộc sống. Hiện nay, có một số
diễn đàn hiện đại hoạt động với ý tưởng tương tự như Usenet là Yahoo! Groups
và Google Groups.
Năm 1988, phiên bản đầu tiên của các tin nhắn tán gẫu tức thời ra đời với
dưới dạng liên lạc cấp tốc qua Internet (Internet Relay Chat, viết tắt là IRC). IRC
được dựa trên nền tảng Unix, sử dụng để chia sẻ các file, đường link theo hình
thức mạng ngang hàng và liên lạc giữa mọi người với nhau.
Năm 1994, Geocities, một trong những mạng xã hội đầu tiên trên Internet
được giới thiệu ra công chúng. Mạng xã hội này hướng tới cho phép người dùng
tạo ra các website của riêng mình, chia thành các “cities” dựa trên nội dung
website.

Năm 1995, TheGlobe.com được giới thiệu, mang đến cho người dùng khả
năng tương tác với những người có cùng sở thích và cùng bàn luận về các vấn đề
trong cuộc sống.
Năm 1997, phần mềm AOL Instant Messenger và SixDegrees.com ra đời.
Đây là năm mà các tin nhắn tán gẫu tức thời trở nên phổ biến và cũng là lần đầu
tiên người dùng có thể tạo profile riêng và kết nối với bạn bè.
Năm 2002, Friendster xuất hiện như một mạng xã hội tiên phong và mang
đến một trào lưu mới tại Mỹ. Ba tháng đầu tiên, mạng xã hội này đã thu hút 3
triệu thành viên tham gia, cứ 126 người sử dụng Internet thì có một người ghi
danh làm thành viên của mạng xã hội này.

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

18

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

Năm 2003, sự ra mắt của trang mạng xã hội MySpace đã đánh dấu sự
bùng nổ của loại hình tương tác trực tuyến này trên toàn thế giới. Được coi là bản
sao của Friendster nhưng MySpace đã có sự đầu tư kỹ lưỡng từ công nghệ cho
tới việc quảng bá dù được lập trình và giới thiệu tới công chúng chỉ trong 10
ngày. Trang này đã nhanh chóng thu hút được nhiều người tham gia, thậm chí cả
các thành viên của Friendster.
Tiếp theo đó, các trang mạng xã hội khác như Classmates.com, LinkedIn
và Tribe.net cũng bắt đầu xuất hiện và trở thành một trong những website mạng

xã hội phổ biến nhất trong lịch sử Internet.
Năm 2004, Mark Zuckerberg ra mắt TheFacebook khi còn ngồi trên ghế
trường đại học Havard với mục đích giúp kết nối, liên lạc giữa các sinh viên
trong trường. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngờ, TheFacebook, sau đó đã
được đổi tên thành Facebook, đã vượt ra khỏi phạm vi trường học và trở thành
mạng xã hội trực tuyến có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dựa trên
nền tảng lập trình Facebook Platform, các thành viên của Facebook có thể tự tạo
ra các ứng dụng mới cho các nhân cũng như người dùng khác. Điều này đã đóng
góp không nhỏ cho sự thành công vượt bậc của trang mạng xã hội này.
Năm 2006, tiểu blog Twitter được ra mắt công chúng và nhanh chóng
chiếm được sự yêu thích của người dùng khi mạng xã hội này cung cấp sự tiện
lợi đến không ngờ cho những ai muốn chia sẻ, cập nhật các trạng thái của mình
với bạn bè trên Internet.
Năm 2008, mạng xã hội Facebook bắt đầu phát triển với tốc độ chóng
mặt, nhanh chóng vượt qua MySpace trở thành website mạng xã hội hàng đầu
trên thế giới về cả tiêu chí lượng người dùng lẫn số lượng truy cập.
Từ đó cho tới nay, các mạng xã hội trên thế giới nói chung cũng như các
mạng xã hội của từng quốc gia nói riêng đã không ngừng được ra đời và ngày
càng có những tính năng được cải tiến, thu hút lượng người dùng lớn tham gia.
Sự phát triển không ngừng của các mạng xã hội cũng đã đi cùng sự gia tăng của
các hình thức quảng cáo, chiến lược marketing giới thiệu sản phẩm, mua bán

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

19

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

hàng hóa thông qua loại hình tương tác trực tuyến đầy tiềm năng này, mở ra cho
các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh mới.
1.2.3. Các mạng xã hội phổ biến trên thế giới và Việt Nam
1.2.3.1. Facebook
Facebook hiện đang là mạng xã hội chiếm giữ ngôi vị số một trên thế giới
về lượng người dùng và số lượng truy cập. Facebook được thành lập vào năm
2004 với tên gọi ban đầu là Facemash, một phiên bản Hot or Not của trường đại
học Harvard.
Ngay sau đó, trang mạng xã hội này được Mark Zuckerberg đổi tên thành
TheFacebook ra đời nhằm phục vụ cho việc liên lạc, trao đổi thông tin giữa các
sinh viên trong trường. Sau một tháng ra mắt, hơn một nửa sinh viên trường đại
học Harvard đã đăng ký làm thành viên của TheFacebook. Với những thành quả
thu được không ngờ, Mark Zuckerberg đã cùng những người bạn của mình mở
rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài khuôn viên trường đại học. TheFacebook
sau đó được bỏ bớt chữ “The” và tên miền chính trở thành Facebook.com.
Facebook nhanh chóng thu hút nhiều người sử dụng hơn nữa. Sau 10 tháng ra
mắt, mạng xã hội này đã đạt mốc 1 triệu người dùng.
Những năm tiếp theo cũng chứng kiến nhiều bước tiến lớn của Facebook
khi số lượng thành viên tăng nhanh chóng mặt kéo theo đó là sự thay đổi của
trang mạng xã hội này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng triệu người tham gia
như vậy thông qua việc cải tiến không ngừng nền tảng ứng dụng Facebook
Platform. Hàng loạt các tính năng mới được Facebook tung ra như MarketPlace,
FB event, Facebook chat, Facebook Fanpage…
Năm 2008, mạng xã hội này đạt mốc 100 triệu người dùng, có mặt trên
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 21 ngôn ngữ khác nhau. Một
mốc quan trọng đối dành cho các doanh nghiệp đó là tháng 10/2007, Facebook
đã đưa Facebook Ads vào hoạt động khi ký hợp đồng quảng cáo với Microsoft,

mở ra một phương thức quảng cáo mới cho hoạt động kinh doanh nhằm đem sản
phẩm của các doanh nghiệp tiếp cận tới hàng triệu người trên thế giới tại cùng
một thời điểm.
SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

20

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

Năm 2009, số lượng người dùng Facebook lần lượt phá vỡ các mốc 200 triệu
và 300 triệu. Tháng 2 năm 2010, con số đó tăng lên 400 triệu người và nhanh chóng
chạm mốc 500 triệu người vào cuối năm đó. Tại thời điểm này, năm 2012, Facebook
đã sở hữu số lượng thành viên là hơn 1 tỉ người (Jason Keath, 2012).
1.2.3.2. Twitter
Twitter là một dạng micro-blog có khả năng cập nhật tin tức, trạng thái của
người dụng một cách nhanh chóng do việc giới hạn số lượng ký tự trên mỗi tin
nhắn. Qua đó, các thành viên có thể theo dõi các nội dung được cập nhật từ một
người khác bằng cách “follow” (theo đuôi) người đó. Người khác cũng có thể
theo đuôi bạn và được gọi là “follower”. Mỗi “bài viết” trên Twitter được đăng
tải theo thời gian thực nhưng chỉ được gói gọn trong 140 ký tự. Người dùng sẽ
đăng các mẫu thông tin ngắn gọn này dưới dạng các “tweet” ngay trên website
chính thức của Twitter hay thông qua các thiết bị di động. Tin nhắn Tweet đầu
tiên trên thế giới đã được Jack Dorsey gửi đi vào ngày 21/3/2006, cũng theo đó
đánh dấu sự ra đời của trang mạng xã hội hàng đầu hiện nay. Chính sự ngắn gọn
và khả năng lan truyền nhanh, Twitter nhanh chóng chiếm được sự yêu thích từ

phía người dùng.
Hiện nay, mỗi ngày đều có hàng triệu tin nhắn Tweet được gửi đi và nhờ đó
Twitter trở thành một trong những công cụ marketing xã hội vô cùng hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp, ca sĩ, ngôi sao điện ảnh trên thế giới và ngay cả tổng thống
Mỹ Barack Obama đã sử dụng Twitter như một công cụ tích cực, hiệu quả để
quảng bá hình ảnh, kết nối tới khách hàng, người hâm mộ.
1.2.3.3. LinkedIn
LinkedIn là trang mạng xã hội được Reid Hoffman thành lập vào tháng 12
năm 2002. Đây là trang mạng xã hội định hướng kinh doanh mà ở đó các thành
viên đa phần là các doanh nghiệp và những người đang có nhu cầu tìm kiếm việc
làm. LinkedIn đem đến cho người dùng các nhiều dịch vụ như dịch vụ tuyển
dụng, quảng cáo, tạo hồ sơ nhằm thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng…
Chính vì vậy mà trang mạng xã hội này luôn được các nhà lãnh đạo doanh

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

21

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

nghiệp để mắt tới để tìm kiếm những ứng viên đủ năng lực cho các vị trí trong
công ty và cả những đối tác cho doanh nghiệp đó.
1.2.3.4. MySpace
MySpace là một trang mạng xã hội tương tác cho phép người dùng viết
blog, email, chia sẻ, lưu trữ hình ảnh, video, âm nhạc, tạo hồ sơ cá nhân, lập

nhóm. Sau khi ra đời, MySpace nhanh chóng thu hút được nhiều sự quan tâm từ
phía người dùng nhất là giới trẻ nên phát triển rất nhanh, mỗi tuần thường có tới
500 nghìn thành viên mới và từng là website tiếng Anh phổ biến thứ 4 trên thế
giới. Các nhạc sĩ và nhà làm phim thường sử dụng trang mạng xã hội này để
đăng những bản nhạc, ca khúc và các đoạn phim ngắn lên trên hồ sơ cá nhân của
họ. Đó là lí do để các bạn trẻ tìm đến MySpace để tìm kiến những chương trình
âm nhạc, chiếu phim lớn nhất trên thế giới. Thời điểm phát triển cực thịnh của
MySpace là trong những năm 2007 và 2008, nhưng sau đó trang này lại nhanh
chóng bị Facebook vượt lên cả về số lượng người dùng và lượt truy cập.
1.2.4. Khái niệm Fanpage và ứng dụng Fanpage vào
hoạt động kinh doanh
1.2.4.1. Khái niệm Fanpage Facebook
Fanpage là một trang được lập ra từ facebook của một cá nhân hoặc một
công ty, doanh nghiệp nào đó, nó tạo ra một nhóm cộng đồng cùng có một sở
thích chung nào đó (cùng độ tuổi, ở cùng 1 ví trí địa lý, cùng một sở thích…) gắn
kết lại với nhau giúp những người này có thể tương tác với nhau dễ hơn.
Với việc tương tác giữa dễ dang giữa các thành viên trong nhóm thì khi bạn
đăng một bài viết, hoặc một hình ảnh nào đó thì tất cả mọi người trong fanpage
đều nhìn thấy bài viết đó. Vì vậy việc có một Fanpage có một lượng người thích
lơn điều này sẽ giúp việc bán hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của bạn được tốt
hơn, giúp bạn tăng doanh thu hiệu quả.
1.2.4.2. Lợi ích từ fanpage đối với kinh doanh
- Fanpage là nơi giúp các công ty, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch
vụ hay các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng… sắp diễn ra tới các
khách hàng một cách nhanh chóng
SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

22

Lớp: K50-TC&QLSK



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

- Fanpage giúp tương tác giữa người bán và người mua được dễ dàng hơn
- Fanpage giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình tới những khách
hàng hiệu quả
- Fanpage có sự lan tảo cực kỳ rộng, không chỉ những người thích trang của
bạn biết mà những người bạn của người đó cũng biết đên sản phẩm của bạn
thông qua tương tác của người thích trang của bạn. Thật tuyệt vời phải không
nào, nếu bạn có một lượng fanpage lớn thì độ lan tỏa của nó càng lớn.
- Thông qua quảng cáo Fanpage (tính năng quảng cáo facebook cho
fanpage) giúp doanh nghiệp tiếp cận và có được nhiều và nhiều khách hàng hơn.
- Fanpage là nơi tạo niềm tin, sự uy tín về sản phẩm, dịch vụ của bạn với
khách hàng
1.3. Mô hình nghiên cứu
Để tìm hiểu mô hình nghiên cứu cho việc triển khai ứng dụng Fanpage
Facebook vào kinh doanh tổ chức sự kiện tại công ty Trần Hiếu. Tác giả tìm hiểu
tài liệu liên quan đến hành vi của người tiêu dùng trên internet, mạng xã hội để
có thể tìm kiếm cho đề tài mô hình nghiên cứu phù hợp.
1.3.1. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology
Acceptance Model –TAM)
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được xây dựng bởi Fred Davis dựa
trên sự phát triển từ thuyết TRA và TPB, đi sâu hơn vào giải thích hành vi chấp
nhận và sử dụng công nghệ của người tiêu dùng.
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM đã được công nhận rộng rãi là mô hình
tin cậy trong việc mô hình hóa việc chấp nhận công nghệ của người sử dung.


SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

23

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám
Hình 2. Mô hình chấp nhận công nghệ

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

24

Lớp: K50-TC&QLSK


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Bùi Thị Tám

Trong đó:
+ Nhận thức sự hữu ích ( PU – Perceived Usefulness) là cấp độ mà cá nhân
tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ
(Davis, 1985, trích trong Chuttur, M.Y., 2009, tr.5)
+ Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU – Perceived Ease of Use) là cấp độ mà
một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis,
1985, trích trong Chuttur, M.Y., 2009, tr.5)

+ Thái độ hướng đến việc sử dụng (A – Attitude) là cảm giác tích cực hay
tiêu cực (ước lượng) về thực hiện hành vi mục tiêu (Fishbein & Ajzen 1975)
+ Ý định sử dụng (Behavioural Intention – BI) là ý định của người sử dụng
khi sử dụng hệ thống, mối quan hệ chặt chẽ đến việc sử dụng thực sự hệ thống.
Trong nghiên cứu về sử dụng hệ thống mới, Davis, Bagozzi and Warshaw
(1989) đã phát hiện ra rằng cả hai nhân tố nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính
dễ sử dụng đều có tác động trực tiếp đến ý định hành vi, vì thế đã loại thái độ
hướng tới sử dụng ra khỏi mô hình.
Ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) mở rộng của Kwon & Wen
(2009), tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi sử dụng Facebook của người dùng tại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu xem xét
mức độ ảnh hưởng của các biến tâm lý (tính xã hội, tính vị tha, tính thực tế ảo),
các biến của TAM (tính dễ sử dụng, tính hữu dụng) và tính khích lệ đến việc
chấp nhận sử dụng Facebook của khách hàng.
1.3.2. Tính xã hội (Social Identity)
Tính xã hội được định nghĩa là vị trí của một cá nhân trong một nhóm xã
hội nhất định (Hogg, 2000). Tính xã hội được xem như là một yếu tố quan trọng
để cá nhân duy trì và nâng cao hình ảnh của bản thân trong một nhóm thông qua
các hành vi và cách tiêu dùng các sản phẩm mang tính biểu hiện. Vì lý do này mà
trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tính xã hội có ảnh hưởng đáng kể
đến thái độ của các cá nhân đối với một sản phẩm hay dịch vụ mà họ sử dụng
(Terry & ctg, 1997).

SVTH: Trương Thị Ngọc Ánh

25

Lớp: K50-TC&QLSK



×