Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Đánh giá hiệu quả của mô hình thử nghiệm nuôi tôm sú penaeus monodon (fabricius, 1978) trong ao lót bạt tại công ty TNHH nuôi trồng thủy sản minh phú xã lộc an – huyện đất đỏ, tỉnh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA THỦY SẢN
……

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH
THỬ NGHIỆM NUÔI TÔM SÚ PENAEUS MONODON
(FABRICIUS, 1978) TRONG AO LÓT BẠT TẠI CÔNG TY
TNHH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MINH PHÚ – XÃ
LỘC AN, HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Sinh viên thực hiện

: Võ Văn Nhật

Lớp

: Nuôi trồng thủy sản 50B

Giáo viên hướng dẫn : TS. Ngô Hữu Toàn
Bộ môn

: Cơ sở và Quản lý thủy sản.

Huế, tháng 6 năm 2020




Đầu tiên, tôi xin chân thành gởi lời tri ân
đến các quý Thầy cô khoa Thủy sản trường
Đại học Nông Lâm Huế, đã truyền đạt những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học và
nghiên cứu tại trường. Xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến thầy TS. Ngô Hữu Toàn đã tận
tình hướng dẫn cũng như luôn tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến PGS.TS Lê Văn Dân,
Th.S Nguyễn Phi Nam đã tận tình giúp đỡ tôi tìm
được đòa điểm thực tập tốt nghiệp có chất lượng
tốt để tôi có thể học được thêm những kinh
nghiệm từ thực tiễn sản xuất giúp nâng cao kó
năng nghề nghiệp cho bản thân tôi sau này.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn đến: Ban
lãnh đạo và các anh/chò tổ trưởng tại công ty
TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú - Lộc An,
xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Ròa -Vũng
Tàu. Cảm ơn GĐ công ty bác Nguyễn Chí Thức,
PGĐ kó thuật anh Trương Quang Hòa, tổ trưởng tổ
B1 – khu B anh Lê Thành Phước cùng các anh em
công nhân ở tổ B1 tại Công ty TNHH nuôi trồng
Thủy Sản Minh Phú Lộc An, cùng bạn bè đã
tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, để
tôi hoàn thành tốt bài luận tốt nghiệp này.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như
kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những



ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các
bạn để khóa luận được hoàn thành tốt hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 6 năm
2020
Sinh viên thực hiện
Võ Văn Nhật
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................4
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ...............................................5
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................7
Lí do chọn đề tài....................................................................................................7
Mục tiêu của đề tài................................................................................................8
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.........................................9
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...........................................................9
2.2. Đặc điểm sinh học của tơm sú......................................................................12
2.3. Các yếu tố mơi trường..................................................................................17
2.4. Sơ lược về cơng ty Minh Phú.......................................................................18
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................21
3.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu................................................21
3.2. Thiết bị và vật liệu nghiên cứu.....................................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................26
4.1. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong q trình nghiên cứu................................26
4.2. Kết quả theo dõi các yếu tố mơi trường........................................................33
4.3. Kết quả theo dõi về tốc độ tăng trưởng của tơm...........................................45

4.4. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống (................................................47


4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế.............................................................................48
4.6. Đánh giá mô hình nuôi thử nghiệm tôm sú trên ao lót bạt với ao đáy đất.....50
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................51
I. Kết luận............................................................................................................ 51
II. Kiến nghị........................................................................................................51
PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................52


DANH MỤC CÁC BẢ
Bảng 2.1. Giá trị các yếu tố môi trường nuôi tôm Sú...................................................17
Y

Bảng 3.1. Thiết bị và các phương pháp kiểm tra các yếu tố môi trường......................23

Bảng 4.1. Bảng thời gian, hóa chất, liều lượng dùng xử lý ao nuôi..............................27
Bảng 4.2. Số lần, thời gian và % lượng thức ăn cho ăn................................................30
Bảng 4.3. Lượng thức ăn (cp - lotus) trong ngày tương ứng với khối lượng trung
bình cá thể.................................................................................................................... 31
Bảng 4.4. Biến động nhiệt độ trong quá trình nuôi......................................................40
Bảng 4.5. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của tôm.................................................45
Bảng 4.6. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của tôm.....................................................46
Bảng 4.7. Bảng tính hệ số FCR....................................................................................47
Bảng 4.8. Kết quả theo dõi về tỷ lệ sống của tôm nuôi thử nghiệm ()..........................48
Bảng 4.9. Bảng đánh giá hiệu quả về kinh tế của mô hình nuôi...................................49
Bảng 4.10. Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi thâm canh tôm sú trong ao
đất và trong ao lót bạt...................................................................................................50



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO sáng và chiều qua các tuần nuôi...........35
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện sự biến động pH trong ao nuôi Sú.................................37
Biểu đồ 4.3. Biến động độ kiềm trong ao nuôi tôm......................................................39
Biểu đồ 4.4. Biểu đồ thể hiện sự biến động của độ mặn trong ao nuôi........................39
Biểu đồ 4.5. Sự biện động độ trong trong ao nuôi........................................................41
Biểu đồ 4.6. Biểu đồ thể hiện sự biến động nhiệt độ trong ao......................................43
Biểu đồ 4.7. Sự biến động NH3 trong ao nuôi..............................................................44
Biểu đồ 4. 8. Biến động NO2 trong ao nuôi..................................................................45
Biểu đồ 4.9. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của tôm sú..........................................47
Biểu đồ 4.10. Tốc tăng trưởng về chiều dài của tôm sú...............................................48
HÌNH
Hình 2.1. Diện tích và sản lượng tôm sú......................................................................11
Hình 2.2. Hình ảnh tôm sú...........................................................................................12
Hình 2.3. Các giai đoạn phát triển của tôm sú..............................................................15
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí các thiết bị trong ao nuôi tôm Sú..............................................20
Y

Hình 3.1. Bản đồ công ty Minh Phú – Lộc An.............................................................21

Hình 4.1. Các công đoạn chính của quy trình nuôi thử nghiệm...................................26


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- g : Gram.
- h : Giờ.
- Z : Zoea.
- N : Nauplius.

- M : Mysis.
- PL : Poslarvea.
- l : Lít.
- ‰ : Phần ngàn.
- FCR (Feed Conversion Ratio): Hệ số chuyển đổi thức ăn.
- LG (Length Gain): Tăng trưởng về chiều dài.
- WG (Weight Gain): Tăng trưởng về khối lượng.
- ADGw : Tốc độ tăng trưởng trung bình về khối lượng
- ADGL: Tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài.
- TLS: Tỷ lệ sống.
- DO: (Dissolved Oxygen): Oxy hòa tan.


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Theo xu hướng phát triển về nhiều mặt của đất nước ta trong những năm gần
đây, bên cạnh đó nguồn sản phẩm được chế biến từ thủy hải sản đã chiếm một
phần rất quan trọng trong khẩu phần thực phẩm trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Trước vấn đề thực tiễn đó, nước ta đã mở rộng quy mô các mô
hình nuôi trồng và chế biến thủy hải sản để đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước
và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Trong đó nghề nuôi tôm sú (Penaeus
monodon) đã và đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nguồn xuất
khẩu tôm sú đã mang lại một lợi nhuận rất đáng kể cho đất nước Việt Nam, ước
đoán có thể đạt đến 4,5 – 5 tỷ tấn trong năm 2010. (Nguồn: />document/204875-khao-sat-hien-trang-nuoi-tom-su-tham-canh-tai-vinh-an-ba-vi.htm)
Thông tin từ Tổng Cục Thủy sản, năm 2013 là một năm thắng lợi của sản xuất
thủy sản Việt Nam khi tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng và Việt Nam đứng
thứ ba thế giới về xuất khẩu tôm. Theo đó, giá trị xuất khẩu tôm đạt 2,5 tỷ USD,
tăng gần 33% so với năm 2012 và chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới,
đem về nguồn ngoại tệ ngày càng lớn cho đất nước. Trong đó nghề nuôi tôm sú

(Penaeus monodon) phát triển ổn định, tôm sú là một trong những đối tượng nuôi
có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh mẽ từ Bắc tới Nam, với trên
600.000 ha diện tích nuôi. Năm 2010, các tỉnh Nam Bộ đưa khoảng 570.000 ha
mặt nước vào nuôi tôm sú, chiếm 81% diện tích nuôi thủy sản tại Đồng Bằng
sông Cửu Long (Bộ NNPTNT, 2010). Năm 2011, Việt Nam dẫn đầu thế giới về
sản xuất tôm sú với sản lượng 300.000 nghìn tấn (Nguyễn Bích, 2013).


Tuy nhiên, bên cạnh việc gia tăng về diện tích và sản lượng, ngành nuôi trồng
thủy sản đang đối mặt với những khó khăn như nguồn nước bị ô nhiễm, dịch
bệnh cùng với việc sử dụng hóa chất không đúng kỹ thuật đã làm cho tôm thương
phẩm ở nhiều nơi kém chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Môi
trường nước tại các vùng nuôi tôm đang bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng do dư
lượng hóa chất và thức ăn của tôm gây nên.
Xuất phát từ thực tế sản xuất và xu hướng phát triển của nghề nuôi tôm đòi hỏi
phải luôn học hỏi và không ngừng cải tiến từ hình thức đến phương thức nuôi
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như sản lượng tôm.
Được sự đồng ý của khoa thủy sản, trường đại học Nông lâm huế, bộ môn cơ
sở và quản lý thủy sản cùng với sự phối hợp của công ty TNHH nuôi trồng thủy
sản Minh Phú, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả của mô
hình thử nghiệm nuôi tôm sú Penaeus monodon (Fabricius, 1978) trong ao
lót bạt tại công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú xã Lộc An – huyện
Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu”.
Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu quy trình nuôi thử nghiệm tôm sú trên ao lót bạt tại công ty Minh
Phú, từ đó đưa ra đánh giá hiệu quả về tốc độ tăng trưởng khối lượng, chiều dài ,
tỷ lệ sống và lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú trên ao lót bạt.



PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lí luận
Theo Farrell (1957) cho rằng:
Hiệu quả là một phạm trù mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kĩ thuật,
hiệu quả phân bổ, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, cụ thể là:
Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất, trong những điều kiện cụ thể về kĩ
thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một đơn vị
nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí
chi thêm về đầu vào.
Hiệu quả xã hội là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh
tế, tức chủ thể được hưởng là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà
nước, vì vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả xã hội xuất
phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hiệu quả môi trường là trong quá trình phát triển kinh tế đặt biệt là trong quá
trình nuôi tôm nhằm hướng đến mục tiêu đề ra nhưng không làm tổn hại đến môi
trường sinh thái.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Tổng quan tình hình nuôi tôm sú
a. Tình hình nghề nuôi tôm sú trên thế giới
Tôm là mặt hàng giá trị cao, chiếm thị phần không nhỏ trong các sản phẩm
thủy sản trên thị trường quốc tế và có vai trò ngày càng quan trọng trong ngành
thủy sản và đời sống kinh tế - xã hội của nhiều nước.


Đầu những năm 1980, phần lớn sản lượng là tôm khai thác. Tuy nhiên, sản
lượng tôm nuôi ngày càng tăng, từ tỉ lệ 26% năm 1990, 28% năm 2000, đến năm

2010 đã chiếm 55% tổng sản lượng. Sản lượng tôm nuôi thế giới từ năm 1992
đến 2011 luôn theo xu hướng đi lên. Từ năm 2006–2010, tăng trưởng tôm nuôi
hằng năm đạt 5%, nâng sản lượng tôm năm 2010 lên gần 4 triệu tấn trong đó
nuôi đạt 2 triệu tấn và 2 triệu tấn là khai thác (Tạp chí Thương mại thủy sản,
2013). Châu Á có vị trí hàng đầu trong ngành tôm thế giới, tôm nuôi của khu vực
này chiếm phần lớn trong sản lượng toàn cầu. Đông Nam Á tập trung nhiều nước
có tiềm năng sản xuất tôm như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia. Trong đó, Thái
Lan là nhà sản xuất tôm lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, và sản xuất cả ba
loại tôm chân trắng, sú và càng xanh (Tạp chí Thương mại thủy sản, 2013). Năm
2006, sản lượng tôm nuôi của khu vực Đông Nam Á đạt 1,4 triệu tấn. Năm 2010,
khu vực này sản xuất gần 1,7 triệu tấn tôm. Trung Quốc đã vượt qua tất cả các
nước khác để dẫn đầu thế giới về nuôi tôm. Năm 2010, sản lượng tôm của Trung
Quốc đạt gần 1,5 triệu tấn, năm 2011 gần 1,7 triệu tấn. Trong khu vực châu Á
còn có Ấn Độ và Bangladesh là những nước nuôi tôm lớn. Trong giai đoạn 2006–
2010, sản lượng tôm nuôi của Ấn Độ/Bangladesh giảm với tốc độ trung bình
hằng năm 6,0% do ảnh hưởng của sự biến động diện tích nuôi, mật độ thả giống,
số vụ nuôi không hợp lý và dịch bệnh.
Vì thế, năm 2010, sản lượng tôm của 2 nước này chỉ còn khoảng 200.000 tấn
(Tạp chí Thương mại thủy sản, 2013). Sản lượng tôm nuôi của châu Mỹ tập trung
ở 6 nước là Ecuađor, Mexico, Brazin, Colombia, Honduras và Nicaragoa. Nuôi
tôm ở khu vực này có tốc độ tăng trưởng ổn định 2,4% trong thời kỳ 2006–2010
và 3% từ 2010–2014. Êcuađor có sản lượng tôm nuôi lớn nhất khu vực. Mexicô
và Brazin là nước sản xuất tôm lớn thứ 2 và thứ 3 khu vực Mỹ La tinh. Khu vực
sản xuất tôm còn lại của thế giới là châu Phi chỉ chiếm tỉ lệ sản lượng rất nhỏ
nhưng tốc độ tăng trưởng hằng năm khá ổn định, bằng 4,6% và 4,8% trong giai
đoạn 2006–2010 và 2010–2013 (Tạp chí Thương mại thủy sản, 2013). Theo


Vasep (2013) sản lượng tôm nuôi thế giới năm 2011 đạt 3,85 triệu tấn, trong đó
hơn 850.000 tấn tôm sú (chiếm 22%).

Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất tôm sú trong năm 2011, với sản lượng
300.000 tấn. Tiếp theo sau là Ấn Độ và Indonesia với sản lượng lần lượt là
187.900 tấn và 126.200 tấn. Tôm sú hiện vẫn được xác định là các sản phẩm
chính trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam. Để giữ vị trí hàng
đầu hiện nay đối với tôm sú, Việt Nam cần đảm bảo nguồn cung ổn định, giá cả
cạnh tranh và sản phẩm chất lượng tốt cho khách hàng toàn cầu.
Năm 2012, sản lượng tôm nuôi thế giới trong năm 2012 ước đạt khoảng hơn
3triệu tấn, trong đó châu Á chiếm khoảng 86% sản lượng toàn cầu. Điều này cho
thấy, châu lục này đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất tôm của thế giới
(Thủy sản Việt Nam, 2012).
b. Tình hình nuôi tôm sú ở Việt Nam

Hình 2.1. Diện
tích và sản
lượng tôm sú

Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy tuy sản lượng tôm Sú không bằng tôm Sú
nuôi bằng phương pháp siêu thâm canh nhưng giá trị của tôm sú không mất đi


mà quy mô cũng và sản lượng ngày càng tăng lên cho thấy dấu hiệu đáng mừng
cho nghề nuôi tôm Sú ở nước ta.
Tuy nhiên, với việc nuôi ao đất với mật độ không cao cùng với kĩ thuật còn
hạn chế nên sản lượng tôm tăng không đáng kể so với mô hình nuôi tôm Thẻ siêu
thăm canh.
Câu hỏi đặt ra là liệu với diện tích nuôi vượt trội so với tôm Thẻ thì chúng ta
có nên áp dụng mô hình nuôi siêu thâm canh đối với tôm Thẻ hay không? Hay
nuôi tôm sú trên ao lót bạt để có thể quản lí tốt hơn các yếu tố môi trường? Điều
đó còn tùy thuộc vào những mô hình thử nghiệm để có thể trả lời cho những câu
hỏi trên.

2.2. Đặc điểm sinh học của tôm sú
2.2.1. Phân loại
Theo Hothuis (1980) và Barnes (1987) trích dẫn bởi Thạch Thanh và ctv,
(2005) thì tôm sú được định danh trong hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda.
Ngành phụ: Crustacea.
Lớp: Malacostraca.
Lớp phụ: Eumalacostraca.
Bộ: Decapoda.
Bộ phụ không: Dendrobranchiata.
Tổng họ: Penaeidea.

Hình 2.2. Hình ảnh tôm sú

Họ: Penaeidae.
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon ( Fabricius, 1978)


Tiếng Anh: Tiger shrimp.
Tiếng Việt: Tôm sú.
2.2.2. Hình thái
Tôm sú (Penaeus monodon) cơ thể có màu xanh đậm, chủy nằm ngang dạng
như lưỡi kiếm, thẳng nhô lên, cứng, có răng cưa, dài đến cuối cuống râu I. Phía
trên chủy có 7–8 răng và dưới chủy có 2– 3 răng (thường gặp tỷ lệ 7/3 răng) phần
sau gờ chủy có rãnh giữa, gờ sau chủy hầu như kéo dài đến mép sau vỏ đầu ngực.
Gờ bên chủy thấp kéo dài đến phía dưới gai trên dạ dày. Gờ gan rõ, thẳng.
Từ giữa đốt bụng IV đến đốt VI có gờ lưng. Đốt đuôi hơi dài hơn đốt VI,
không có gai bên. Gai cuống râu I kéo dài đến giữa đốt thứ I, nhánh phụ trong
đến hoặc vượt quá đốt I cuống râu I. Sợi ngọn râu I ngắn, sợi ngọn dưới bằng 2/3

vỏ đầu ngực, sợi ngọn trên ngắn hơn sợi ngọn dưới.
Petasma: U đỉnh phiến lưng giữa nhỏ, phiến bên tương đối rộng và vượt quá
đỉnh phiến giữa, đỉnh tròn có gai nhỏ. Thelycum nằm giữa đôi chân bò IV, vôi
hóa viền quanh có nhiều lông cứng. Túi nhận tinh dạng đĩa, chiều rộng lớn hơn
chiều dài, mép rãnh giữa dày hình thành môi. Vỏ dày, thân màu nâu lục, các vân
ngang màu xám, chân bơi và chi đuôi màu đỏ. Antel có màu nâu tối.
Carapace có gai râu và gai gan, nhưng không có gai hóc mắt. Râu là cơ quan
khứu giác dùng để nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm. Tôm sú có 3 cặp chân
hàm để lấy thức ăn và bơi lội, 5 cặp chân ngực để lấy thức ăn và bò. Chân bụng
gồm có 1 cặp dùng để bơi và có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa điều
chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp (Tôn Thất Chất và Nguyễn Văn Chung, 2013).
2.2.3. Phân bố
Tôm sú thuộc loài rộng muối chúng có mặt rộng từ Ấn Độ Dương sang hướng
Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Tây Châu Phi và phía Nam Châu Úc
(Racek. 1955, Holthuis & Rosa. 1965, Motoh. 1981, 1985). Nhìn chung loài này
phân bố từ kinh độ 30E đến 155E và từ vĩ độ 35N đến 35S xung quanh các vùng


xích đạo như: Philipines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta xuất hiện
dọc theo bờ biển Đông và vùng đảo Phú Quốc.
2.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm sú được xem như là loài ăn tạp (Dall, 1998), loài ăn mảnh vụn hữu cơ
(Dall, 1968), loài ăn thịt (Hunter & Feller, 1987), hay là loài địch hại của nhau
(Marte, 1980; Wassenberg & Hill, 1987). Thức ăn của tôm bao gồm các loại giáp
xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, tảo, côn trùng và cả mảnh vụn hữu cơ. Tuy nhiên
tập tính ăn thay đổi theo giai đoạn phát triển. Khi còn nhỏ chúng ăn các loại thức
ăn có kích thước nhỏ như vi tảo, ấu trùng giáp xác, mảnh vụn hữu cơ. Khi lớn
tôm ăn các loài giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể và cá nhỏ. Tôm phát hiện và
bắt mồi chủ yếu nhờ cơ quan xúc giác nằm ở đầu mút của râu, phụ bộ miệng và
càng. Tôm sú có tập tính bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Hiện tượng

tôm bị phân đàn và ăn thịt lẫn nhau là do thiếu thức ăn, thức ăn không đủ dưỡng
chất hay mất cân bằng trong dinh dưỡng. Tôm sú ăn suốt ngày đêm, tuy nhiên ăn
nhiều vào ban đêm và giảm ăn vào những lúc lột xác. Các yếu tố môi trường
cũng ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng bắt mồi của tôm. Nhiệt độ quá cao hay
quá thấp, oxy quá thấp làm tôm giảm ăn. Các yếu tố khác (pH, NO 2-) thay đổi có
thể gây sốc cho tôm làm tôm giảm ăn (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,
2009). Chất đạm là thành phần quan trọng nhất và có ảnh hưởng lên sự phát triển
của tôm nuôi. Theo Cuzon & Guillaume (1999) hàm lượng đạm trong thức ăn
thích hợp cho tôm sú là 36–42%.
2.2.5. Lột xác và tăng trưởng
Sinh trưởng ở tôm mang tính gián đoạn và đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột
về kích thước và khối lượng. Tôm muốn tăng kích thước phải tiến hành lột xác
và quá trình này phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường nước và giai
đoạn phát triển của cá thể. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có
trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Tôm nhỏ tăng trưởng nhanh về
chiều dài còn tôm lớn tăng trưởng nhanh về khối lượng (Dall, 1990). Chu kỳ lột
xác là thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp nhau, chu kỳ này sẽ ngắn ở giai đoạn


tôm nhỏ và kéo dài khi tôm lớn. Tôm thường lột xác vào ban đêm, tiến trình lột
xác của tôm trải qua một số giai đoạn chính sau: giai đoạn tiền lột xác là sự hấp
thụ lượng canxi từ bộ vỏ cũ, sau đó tiết ra enzyme để tách lớp vỏ cũ ra khỏi lớp
biểu bì (lớp da này sẽ được bao bọc bởi ra một lớp vỏ mới, mềm hơn và mỏng
hơn so với lớp vỏ cũ); giai đoạn lột xác cơ thể nhanh chóng rút ra khỏi vỏ cũ; giai
đoạn hậu lột xác cơ thể hấp thụ nước để nở rộng vỏ. Sau khi lột xác cơ thể tôm
cứng lại 1–2 giờ với tôm nhỏ và 1–2 ngày với tôm lớn nhờ chất khoáng và chất
đạm. Tôm sau khi lột xác vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống
thay đổi đột ngột (Chang et al., 1992).

Hình 2.3. Các giai đoạn phát triển của tôm sú

(Nguồn: Aquaculture Department. SE Asian Fisheries Development Center.
Philippines

/>
thai-chu-ky-song.asp)
Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú


Naupllius: 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các N bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4
lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn.
- N1: dài khoảng 0.40mm, dày 0.20mm
- N2: dài khoảng 0.45mm, dày 0.20mm
- N3: dài khoảng 0.49mm, dày 0.20mm
- N4: dài khoảng 0.55mm, dày 0.20mm
- N5: dài khoảng 0.61mm, dày 0.20mm
Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2
lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vật phiêu sinh.
- Z1: dài khoảng 1mm, dày 0.45mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt.
- Z2: dài khoảng 1.9mm, xuất hiện mặt và chủy.
- Z3: dài khoảng 2.7mm, xuất hiện gai trên bụng.
Mysis: 3 giai đoạn: 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu
đi sau.
- M1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các
cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại.
- M2: dài khoảng 4.0mm.
- M3: dài khoảng 4.4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện
răng trên chủy.
Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành
Juvenile: giai đoạn trưởng thành.
2.2.6. Đặc điểm sinh sản

Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ
8 trở đi. Quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ của con cái để xác định tuổi
thành thục. Đối với tôn đực tuổi thành thục là khi thấy có tinh trùng ở cuối ống
dẫn tinh của tôm. Thường dựa vào khối lượng để xác định khi con đực nặng từ
50g trở lên.
Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting
hormone) được sản sinh bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận
chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra.


Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi
cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lộ xác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn.
Tôm cái đẻ nhiều hay ít trứng phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và khối
lượng của tôm. Khối lượng tôm lớn cho trứng nhiều hơn. Tôm cái thành thục
ngoài tự nhiên có khối lượng từ 100-300g cho 300.000 - 1.200.000 trứng. Nếu
cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ
200.000- 600.000 trứng.
Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ). Trứng sau khi đẻ
được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28 độ C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ
quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính là từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng
7 đến tháng 10.
Tuổi thọ tôm sú đực khoảng 1,5 năm, tôm cái khoảng 2 năm.
Mùa đẻ kéo dài quanh năm. Có thể thành thục trong điều kiện nuôi. Khi thành
thục buồng trứng có màu xanh đậm. Sức sinh sản từ 500.000- 1.000.000 trứng.
Điều kiên sinh sản thích hợp là nhiệt độ từ 26-32 và độ mặn trên 32%o. Thức ăn
biến đổi theo các giai đoạn phát triển, giai đoạn ấu trùng chủ yếu ăn sinh vật nổi ,
tôm con và tôm lớn ăn sinh vật đáy là chính. Tôm con thường sống ở vùng ven
bờ, khai cửa sống có nhiều thức ăn , khi trưởng thành chuyển dần ra khơi để sinh
sản.
2.2.7. Điều kiện môi trường sống

Tôm sú là loài rộng muối 5–45‰, và rộng nhiệt 14–35. Ở độ mặn thấp 5–
10‰ tôm sú có khả năng chịu đựng tốt, nhưng độ mặn cao >45‰ có thể gây chết
tôm và hầu hết các loài tôm tăng trưởng tốt ở độ mặn 25–30‰. Nhiệt độ tốt cho
tăng trưởng 25–30 (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009).
pH là một trong những chỉ tiêu về chất lượng môi trường ao, theo Bộ Thủy sản
(2004), pH cho phép trong ao nuôi tôm sú là 7,5–8,5, tốt nhất là 7,8–8,2 pH thấp
hơn 5,0 hoặc cao hơn 9,0 tôm sẽ chết (Avignon et al., 1994). Có thể dùng vôi để
nâng pH nếu pH trong ao thấp, đặc biệt là sau những đợt mưa lớn. Ao có nhiều


tảo có thể làm pH cao, trong trường hợp này, thay nước hay dùng đường, axit
axetic để làm giảm pH.
Độ kiềm trong nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đệm, làm giảm
sự biến động pH trong ao. Độ kiềm thích hợp nhất cho ao nuôi tôm là từ 80–120
mgCaCO3/l (Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Chất đáy thích hợp là bùn hoặc bùn cát giúp tôm có thể ẩn mình và tìm thức
ăn dễ dàng.
2.3. Các yếu tố môi trường
Môi trường trong ao nuôi tôm Sú có ý nghĩa rất quan trọng quyết định trực
tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Việc quản lí tốt sự biến động các
yếu tố trong ao sao cho phù hợp với ngưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng của
tôm là điều kiện đầu tiên nếu muốn nuôi tôm thành công. Do đó, việc nắm bắt
được các yếu tố môi trường phù hợp với tôm Sú đòi hỏi người nuôi phải có kinh
nghiệm để kịp thời xử lí những trường hợp ngoài ý muốn xảy ra trong ao nuôi.
Dưới đây là bảng giá trị các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng và phát triển tôm chân trắng. Dựa vào đó để điều chỉnh thông số của các
yếu tố môi trường có trong ao ở mức thích hợp cho sự phát triển bình thường của
tôm trong ao nuôi.
Bảng 2.1. Giá trị các yếu tố môi trường nuôi tôm Sú


Các yếu tố môi trường

Giới hạn thích
hợp

Ghi chú


Nhiệt độ ()
pH
Độ mặn (‰)
DO (mg/l)
Độ kiềm (mgCaCO3/l)
Độ trong (cm)

28 - 32

Biến động trong ngày < 3

7,5 – 8,5

Biến động trong ngày < 0,5

15 - 25

Biến động trong ngày < 5 ‰

5–6

Không nhỏ hơn 4 mg/l


80 – 120

Tạo hệ đệm và nâng pH

30 - 40

Phụ thuộc và sự phát triển của tảo

NH3

<0,1

Độc hơn khi pH, nhiệt độ cao

NO2

<0,1

Độc hơn khi thiếu oxy hòa tan

H2S
<0,01
2.4. Sơ lược về công ty Minh Phú

Độc hơn khi ph thấp

2.4.1. Một vài nét nổi bật của công ty Minh Phú
Minh Phú vượt 12 bậc, đứng thứ 41/100 công ty thủy sản lớn nhất thế giới
(nhadautu.vn).

Nhà cung cấp tôm lớn nhất Việt Nam - Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản
Minh Phú (Minh Phú Seafood) đã lọt danh sách 100 doanh nghiệp ngành thuỷ
sản lớn nhất thế giới năm 2018, theo bình chọn của Under Current News, một tạp
chí thuỷ sản uy tín hàng đầu nước Mỹ. Theo bảng xếp hạng này, Minh Phú đứng
thứ 41/100 đại gia thủy sản hàng đầu thế giới.
Theo Under Current News, Thuỷ sản Minh Phú có mức tăng trưởng doanh thu
mạnh hơn trong năm 2017 với 690 triệu USD, tăng 31% so với năm 2016. Động
lực chủ yếu xuất phát từ giá cả cao hơn. Công ty sản xuất khoảng 60.000 tấn tôm
trong năm 2017, 2/3 trong số đó là tôm Sú và phần còn lại là tôm sú hổ vằn.
Minh Phú có hai trang trại giống chuyên sâu là Minh Phú Lộc An và Minh Phú
Kiên Giang với tổng diện tích hơn 900 ha, gồm 1.150 ao. Ngoài ra, Minh Phú
còn sở hữu hai nhà máy chế biến lớn là Minh Phú Cà Mau và Minh Phú Hậu
Giang, có công suất sản xuất 76.000 tấn/năm.
Minh Phú xuất khẩu một nửa sản lượng tôm sản xuất sang thị trường Bắc Mỹ
và 1/5 sản lượng sang Nhật Bản cũng như các nước châu Á khác. Cũng theo tạp
chí này, Minh Phú đang nỗ lực cải thiện phương pháp canh tác nhằm cải thiện


năng suất, chất lượng tôm và tác động môi trường. Công ty áp dụng mô hình 3C “ấu trùng sạch, ao sạch và nước sạch" (“clean postlarvae, clean ponds and
cleanwater”) thử nghiệm tại 20 ao giống. Ngoài ra, vào tháng 9/2017, Minh Phú
cho biết công ty đang làm việc với Phòng nghiên cứu bệnh học thủy sản
(ShrimpVet) để cải thiện chất lượng tôm giống của mình.
2.4.2. Các lĩnh vực kinh doanh
- Chế biến, xuất nhập khẩu hàng thủy sản
- Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu.
- Nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
- Kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công, xây
dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Nuôi trồng thủy sản, kinh doanh giống thủy sản, kinh doanh thức ăn thủy sản và
máy móc thiết bị, sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản.

- Kinh doanh tòa nhà cao ốc, văn phòng cho thuê.
2.4.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sản xuất
2.4.3.1. Cơ sở hạ tầng
Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú – Lộc An có diện tích 300 ha,
được chia làm 2 khu: A và B, bao gồm 24 môđun (mỗi môđun 10 ao) tương
đương với 24 tổ, với 54 ao đang hoạt động, số còn lại đang trong quá trình xây
dựng hoặc đang tẩy dọn để chuẩn bị vụ nuôi mới. Nổi bật với hệ thống 20 ao nổi
đang trong quá trình xây dựng.
Nguồn điện trong trại nuôi ổn định, trại sử dụng nguồn điện 3 pha với 1 máy
biến áp 560 KVA đề phòng khi mất điện, mỗi modum có trang bị 1 máy phát điện
với công suất mỗi máy là 400 KVA.
Nguồn nước trong trại hoàn toàn sử dụng nguồn nước mặn từ biển đưa vào ao
lớn, sau đó sử dụng máy bơm đưa nước vào ao xử lý thông qua kênh. Nước sau
khi xử lý xong được đua qua ao sẵn sàng bằng ống đặt ở gần đáy ao. Cuối cùng


dùng máy bơm bơm nước vào ao nuôi.
Hệ thống an toàn sinh học, có hệ thống lưới chống chim, bạt ngăn cua ở từng
ao chứa nước, ao xử lý và toàn bộ ao nuôi trong hệ thống đều có màn che bằng
lưới lang, được phủ kín bằng lưới chắn chim.
2.4.3.2. Trang thiết bị dùng trong ao nuôi
Ao nuôi thương phẩm có diện tích 1800m2 bên trong ao nuôi thương phẩm
lắp 4 quạt lá xoay ngược chiều kim đồng hồ, Mối ao bố trí 2 máy sục khí đáy với
hệ thống ống đặt ở trên cao, dây và bông sục khí đặt ở đáy ao, 2 máy cho ăn, 1
máy đặt ở cầu nhá, máy còn lại đặt ở hướng đối diện. 1 đường ống cấp nước từ
ao sẵn sàng vào ao nuôi, giữa ao là hố gom chất thải và máy siphon được thông
với hố ga, bên cạnh hố gom chất thải là ống xả nước. Mỗi ao gièo (200m 2), bố trí
2 quạt lá nhỏ đặt đối diện nhau, 1 máy sục khí, 1 cái thang bằng sắt, phao và cắt,
có 1 ống xi phong ở giữa ao ao lót bạt HPDE 0,5mm có màn che, lắp 4 dàn quạt
lá 3HP ( ao gièo 2 quạt lá), 2 máy sục khí 10HP (ao gièo 1 máy) và hệ thống ống

khí, 2 máy cho ăn gắn mô tơ 1,5HP, 1 máy xiphong 3HP và cầu cho ăn cùng với
2 nhá để kiểm tra thức ăn. Các loại máy bơm 15, 30, 80 HP được sử dụng để bơm

nước vào ao nuôi, xả nước thải và bơm nước biển từ kênh sang ao chứa nước
biển.
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí các thiết bị trong ao nuôi tôm Sú


PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú - Lộc An
,ấp An Bình, xã Lộc An, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hình 3.1. Bản đồ công ty Minh Phú – Lộc An

Thời gian nghiên cứu: Từ 05/01/2020 đến 30/04/2020.
Đối tượng nghiên cứu: Tôm Sú Penaeus monodon (Fabricius, 1978).
3.2. Thiết bị và vật liệu nghiên cứu






Dụng cụ: ao nuôi thương phẩm 1800m2.
Vật liệu nghiên cứu: Tôm sú giống PL12 thả với mật độ 80 con/m2.
Nước nuôi tôm có độ mặn 20 – 25.
Thức ăn cho tôm có hàm lượng protein 36 – 42 %.
Thiết bị: Máy sục khí, khúc xạ kế, nhiệt kế, đĩa secchi, máy đo DO, pH


test, cân điện tử, các bộ test, quạt nước, máy cho ăn.
 Các hóa chất và chế phẩm sinh học.
 Hệ thống cấp nước phụ trợ.


3.3. Nội dung nghiên cứu
- Thực hiện quy trình nuôi tôm sú trên ao lót bạt.
- Theo dõi sự biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi.
- Đánh giá tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của tôm.
- Đánh giá tỷ lệ sống của tôm nuôi và hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi tôm sú trong ao lót bạt so với mô hình nuôi
tôm sú trong ao đất.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp tiến hành
- Do điều kiện ở công ty sản xuất không cho phép nên chỉ tiến hành nuôi thử
nghiệm ở một ao nuôi thương phẩm, không thể bố trí thì nghiệm như một đề tài
nghiên cứu khoa học để đưa ra nhũng đánh giá chính xác về mô hình nuôi này.
- Tiến hành theo dõi tốc dộ tăng trưởng và sự biến động các yếu tố môi trường
ở trong ao nuôi thường xuyên.
- Tôm sú nuôi trong ao lót bạt được theo dõi trong vòng 16 tuần tính từ ngày
thả giống. Riêng khối lượng tôm được thu mẫu ở tuần thứ 3 (hạn chế sai số vì
tuần thứ 1,2 tôm còn quá nhỏ)
- Diện tích: ao nuôi thương phẩm là 1800m2. Độ sâu trung bình là 90cm.
- Số lượng tôm 15 vạn PL.
- Mật độ ao thương phẩm: 80 con/m2.
- Cỡ tôm giống: PL 12.
- Ao được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên thay nước đảm bảo môi trường nuôi
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm.



- 7 ngày tiến hành chài tôm một lần. Chài 3 lần ở 3 điểm khác nhau trong ao
để xem sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm.
3.4.2. Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi
Các chỉ tiêu môi trường có vai trò rất quan trọng đến sự sinh trưởng và phát
triển của tôm Sú. Vì vậy, việc theo dõi các yếu tố môi trường bằng các dụng cụ
chuyên dụng sẽ cho ra những kết quả tương đối chính xác giúp việc quản lí ao
nuôi được tốt hơn. Dưới đây là chỉ tiêu theo dõi các yếu tố môi trường trong ao
nuôi:
Bảng 3.1. Thiết bị và các phương pháp kiểm tra các yếu tố môi trường

Yếu tố

Thời gian đo
Sáng
Chiều

Dụng cụ đo

chú

DO

Máy đo DO

pH

Aqua base ( pp so màu)

Nhiệt độ


Nhiệt kế

NH3

Aqua AM

NO2

6- 7 giờ

13 – 14 giờ

Độ kiềm

Ghi

Aqua Nite
Aqua base (pp so màu )

Độ trong

3 ngày đo 1 lần

Đĩa secchi

Độ mặn

3 ngày đo 1 lần

Khúc xạ kế


3.4.3. Phương pháp theo dõi sinh trưởng của đối tượng nghiên cứu
 Phương pháp theo dõi tăng trưởng về khối lượng
- Chài tôm, lấy ngẫu nhiên 30 con tôm trong chài, cân khối lượng từng con rồi
ghi chép, chài 3 điểm bất kỳ trong ao (7 ngày tiến hành đo 1 lần, bắt đầu chài từ tuần
thứ 3) lấy ngẫu nhiên 30 cá thể cân trọng lượng và đo chiều dài. Khối lượng được
cân bằng cân đĩa (g) với độ chính xác 0,01g.


×