Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

Giải pháp hoàn thiện tour du lịch trải nghiệm tại làng rau trà quế, thành phố hội an, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 138 trang )


Tôi là Nguyễn Hạnh Tuyền, sinh viên khóa K50
Quản lí lữ hành 2, Khoa Du Lòch, Đại Học Huế. Để hoàn
thành bài chuyên đề tốt nghiệp, tôi xin tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Thò Tám, là giáo viên
hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài. Tôi vô cùng cảm
ơn cô đã nhiệt tình, tận tâm, giúp đỡ và hướng dẫn
hết mình trong suốt quá trình tôi viết chuyên đề tốt
nghiệp. Được hướng dẫn bởi cô là niềm vinh hạnh và
may mắn cao quý trong cuộc đời là sinh viên của tôi.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, toàn
thể nhân viên tại Khách sạn HoiAn Garden Palace đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập và
làm việc tại Khách sạn. Tôi cũng xin chân thành cảm
ơn đến UBND xã Cẩm Hà, thành phố Hội An đã nhiệt
thành, tận tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hết
mình trong quá trình tôi xin số liệu hoàn thành bài tốt
nghiệp của mình.
Cuối cùng, xin cảm ơn toàn thể thầy cô tại Khoa Du
Lòch, Đại Học Huế, đặc biệt là cô Bùi Thò Tám dồi
dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý
trồng người của mình. Đồng kính chúc các cô, chú,
anh, chò trong khách sạn HoiAn Garden Palace, các anh, chò
đang công tác tại UBND xã Cẩm Hà thật nhiều sức
khỏe, đạt được nhiều thành quả tốt đẹp trong công
việc.
Trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Hạnh Tuyền


Chuyên đề tốt nghiệp



GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của chuyên đề tổ nghiệp đã viết là do một mình bản thân tự
tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện.
Tôi cũng xin cam đoan rằng tôi không sao chép, đạo văn từ các báo cáo hoặc luận văn
của người khác. Các số liệu trích dẫn được tổng hợp từ UBND xã Cẩm Hà, UBND thành
phố Hội An là hoàn toàn trung thực.
Nếu có bất kì sai phạm nào, tôi xin chịu trách nhiệm với mọi hình thức kỷ luật theo quy
định của nhà trường.

Hội An, ngày 12 tháng 05 năm 2020
Nguyễn Hạnh Tuyền

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

2

Lớp: K50-QLLH2
2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................x
DANH MỤC HÌNH VẼ.....................................................................................xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................xi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:..........................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung:......................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể:......................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................3
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:................................................3
5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................4
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:.......................................................................................5
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TOUR DU
LỊCH TRẢI NGHIỆM......................................................................................6
1.1. Một số vấn đề lý luận về du lịch, du lịch trải nghiệm............................6
1.1.1. Lý luận về du lịch..............................................................................6
1.1.1.1.Khái niệm du lịch.........................................................................6
1.1.1.2. Các loại hình du lịch...................................................................6
1.1.2. Lý luận về du lịch trải nghiệm...........................................................7
1.1.2.1. Khái niệm du lịch trải nghiệm (DLTN– Experiential tourism)....7
SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

3

Lớp: K50-QLLH2

3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

1.1.2.2. Các loại hình du lịch trải nghiệm................................................9
1.1.2.3. Đặc điểm của khách du lịch trải nghiệm..................................10
1.1.3. Sự khác biệt giữa du lịch trải nghiệm với các loại hình du lịch khác11
1.1.4. Vai trò của các bên liên quan trong phát triển du lịch trải nghiệm...13
1.1.4.1. Khách du lịch............................................................................13
1.1.4.2. Cộng đồng địa phương..............................................................13
1.1.4.3. Các công ty du lịch, các hãng lữ hành......................................13
1.1.4.4. Chính quyền Trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch...14
1.1.4.5. Các cơ quan bảo tồn..................................................................14
1.1.4.6. Các tổ chức phi chính phủ........................................................14
1.2. Lý luận về tour du lịch (chương trình du lịch).....................................14
1.2.1. Khái niệm tour du lịch.....................................................................14
1.2.2. Phân loại tour du lịch.......................................................................16
1.2.2.1. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:..............................................16
1.2.2.2. Căn cứ vào mức giá:..................................................................16
1.2.2.3. Căn cứ vào nội dung và mục đích của chuyến đi......................17
1.2.3. Đặc điểm tour du lịch.....................................................................18
1.2.4. Quy trình xây dựng tour du lịch.......................................................19
1.2.4.1. Quy trình chung........................................................................19
1.2.4.2. Mối quan hệ giữa nhu cầu của khách du lịch với nội dung của tour du lịch
...............................................................................................................20
1.2.4.3. Mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng với nội dung của tour du lịch...22
1.2.5. Một số điểm cần chú ý khi xây dựng tour du lịch...........................23

1.3. Chất lượng tour du lịch trải nghiệm....................................................23
1.3.1. Khái niệm chất lượng tour du lịch...................................................23
1.3.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng tour du lịch..........................26
1.3.2.1. Khái niệm hệ thống tiêu chí đánh giá........................................26
1.3.2.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng tour du lịch...................26
1.3.2.3. Các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ tour du lịch..............28
SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

4

Lớp: K50-QLLH2
4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

1.4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN............................31
1.5. KHUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT.................................................................36
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TOUR DU LỊCH TRẢI NGHIỆM TẠI
LÀNG RAU TRÀ QUẾ, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM..........40
2.1. Giới thiệu tổng quan về làng rau Trà Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 40
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên tự nhiên:.....................................40
2.1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................40
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết.......................................................................41
2.1.1.3. Hệ thống sông ngòi...................................................................41
2.1.1.4. Địa hình.....................................................................................41
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa..............................................................42
2.1.2.1. Lễ hội, trò chơi dân gian...........................................................42

2.1.2.2. Làng nghề truyền thống.............................................................43
2.2.3. Ẩm thực.......................................................................................43
2.1.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên.............................................................43
2.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội...................................................................43
2.1.4.1. Đặc điểm dân cư và nguồn lực..................................................43
2.1.4.2. Tình hình phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ. 44
2.1.4.3. Cơ sở vật chất – hạ tầng............................................................44
a. Về giao thông..................................................................................44
b. Hệ thống cấp điện, cấp nước...........................................................45
2.2. Hoạt động kinh doanh tại làng rau Trà Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
...................................................................................................................... 45
2.2.1. Về lượng khách và doanh thu du lịch..............................................45
Bảng 2.1: Lượng khách và doanh thu du lịch tại làng Thanh Thủy giai đoạn 2015 –
2019.........................................................................................................0
2.2.2. Tình hình phát triển du lịch trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, thành phố Hội An,
tỉnh Quảng Nam..........................................................................................0
2.2.2.1. Giới thiệu một số tour du lịch trải nghiệm hiện có......................0
2.2.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật và dịch vụ có trong chương trình............1
SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

5

Lớp: K50-QLLH2
5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám


2.2.2.3. An toàn........................................................................................2
2.2.2.5. Hoạt động truyền thông, quảng bá..............................................2
2.3. Đánh giá của du khách về chất lượng tour du lịch trải nghiệm tại làng rau Trà
Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.....................................................3
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................3
2.3.2. Đặc điểm mẫu điều tra.......................................................................5
2.3.3. Đặc điểm chuyến đi...........................................................................6
2.3.4. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha...............9
2.3.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA.....................................................11
2.3.6. Phân tích IPA...................................................................................15
2.3.7. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm du khách về mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến sự phát triển chất lượng CTDL tại làng rau Trà Quế..................18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2....................................................................................20
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TOUR DU LỊCH TRẢI
NGHIỆM TẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

21

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP......................................................................21
3.1.1. Các văn bản của cơ quản lý nhà nước.............................................21
3.1.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài:.........................................................21
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUA DU LỊCH TRẢI NGHIỆM TẠI LÀNG RAU TRÀ QUẾ
......................................................................................................................... 23
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch.............23
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ DLTN...........................................................................................24
3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực phục vụ DLTN.......25
3.2.4. Nhóm giải pháp liên quan đến công tác quảng bá và thu hút du khách26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3....................................................................................26
PHẦN III: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ..........................................................27

1. KẾT LUẬN.....................................................................................................27
2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................30
PHỤ LỤC
SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

6

Lớp: K50-QLLH2
6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
CBT
CTDL
DLTN
DV
EFA
GTTB
HDV
IPA

Ban quản lí
Community Based Tourism - du lịch dựa vào cộng đồng
Chương trình du lịch

Du lịch trải nghiệm
Dịch vụ
Phân tích nhân tố khám phá Exploration factor analysis
Giá trị trung bình
Hướng dẫn viên
Phân tích mức độ quan trọng - mức độ thực hiện

ILO
KMO

Importance-Performance Analysis
International Labour Organization - Tổ chức lao động thế giới
Hệ số KMO

M
SD
KDL
SPSS
THCS
THPT
UBND

Kaiser- Meyer- Olkin
Mean - Giá trị trung bình
Standard Deviation - Độ lệch chuẩn
Khách du lịch
Thống kê về khoa học xã hội
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân


SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

7

Lớp: K50-QLLH2
7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng..........................................27
Bảng 2.1: Lượng khách và doanh thu du lịch tại làng thanh thủy giai đoạn 2015 – 2019
...........................................................................................................47
Bảng 2.3: Bảng mô tả đối tượng điều tra.............................................................53
Bảng 2.4: Thông tin liên quan đến chuyến đi......................................................54
Bảng 2.5: Nguồn thông tin giúp biết đến du lịch trải nghiệm làng rau trà quế. . .55
Bảng 2.6: Các hoạt động đã tham gia trải nghiệm...............................................55
Bảng 2.7: Các hoạt động mong muốn tham gia...................................................56
Bảng 2.8: Ý định quay trở lại và giới thiệu người thân, bạn bè...........................56
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy trong biến độc lập...................................58
Bảng 2.10: Hệ số kmo và bartlett của các biến độc lập....................................59
Bảng 2.11: Ma trận xoay nhân tố lần 1................................................................60
Bảng 2.12: Ma trận xoay nhân tố lần 2................................................................61
Bảng 2.13: Nhóm nhân tố mới...........................................................................62
Bảng 2.14. Sự khác nhau của tầm quan trọng và mức độ thực hiện của các thuộc tính
trong đánh giá chất lượng tour dltn tại làng rau trà quế......................64

Bảng 2.15: Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm du khách về mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố.........................................................................................66

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

8

Lớp: K50-QLLH2
8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa nội dung của nhu cầu với tour du lịch.....................21
Hình 1.2: Chất lượng sản phẩm du lịch...............................................................26
Hình 1.3. Đồ thị phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện của các thuộc tính...31
Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................36
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh...........................................................15

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mô hình IPA sau khi phân tích........................................................68

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

9

Lớp: K50-QLLH2

9


Chuyên đề tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

10

Lớp: K50-QLLH2

10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, du lịch Việt Nam được xem là ngành kinh tế động lực với sự gia
tăng nhanh chóng bởi các loại hình du lịch. Nhu cầu của khách du lịch không chỉ
gói gọn trong việc tham quan, mà họ còn mong muốn được trải nghiệm, tiếp cận
gần hơn với văn hóa đất nước và người dân địa phương. Kết quả từ cuộc điều tra
của nhóm Skift Team & Peak Adventure Travel Group vào năm 2014 cho thấy 71%
đáp ứng viên cho thấy họ sẵn sàng chi trả tiền cho “trải nghiệm” hơn là việc mua
sắm các thứ khác, trong đó du lịch là một trong những hoạt động hướng đến sự gia
tăng các trải nghiệm đó.

Thành phố Hội An là vùng đất có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
phong phú, thuận lợi cho phát triển du lịch, trong đó có du lịch văn hóa, du lịch sinh
thái, du lịch cộng đồng và đặc biệt là du lịch trải nghiệm. Đây là loại hình du lịch
còn khá mới mẻ và đang được các cấp chính quyền địa phương quan tâm. Do đó,
việc hoàn thiện chất lượng các tour du lịch trải nghiệm nhằm bắt kịp xu hướng du
lịch của thế giới cũng như nâng cao đời sống, gìn giữ văn hóa địa phương, qua đó
góp phần phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Hội An nói
riêng một cách bền vững là một trong những vấn đề cần được chú trọng. Làng rau
Trà Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là một thương hiệu nổi tiếng từ rất lâu
đời với các sản phẩm rau xanh được trồng trên những vùng đất đai màu mỡ nên
mang trong mình những hương vị đặc trưng riêng. Bởi những yếu tố đó mà ngày
nay làng rau Trà Quế trở thành điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất với những ai muốn
tìm hiểu trải nghiệm cuộc sống người nông dân trồng rau. Đến với làng rau Trà
Quế, du khách sẽ được tìm hiểu về làng nghề Nếu bạn không thích những hoạt động
trồng rau thì có thể lựa chọn những nhà hàng sân vườn để thưởng thức các đặc sản
của Hội An như: tôm thịt, bánh tráng thịt heo, món cơm hến xào rau răm, hành phi
thơm ngon khiến du khách không thể nào quên. Làng rau Trà Quế hứa hẹn sẽ là
điểm đến du lịch lý tưởng, có thể đưa vào khai thác nhằm thu hút lượng khách có

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

11

Lớp: K50-QLLH2

11


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

nhu cầu, mong muốn trải nghiệm, góp phần mang lại nguồn thu lớn cho thành phố
Hội An.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, những năm qua hoạt động du lịch trải nghiệm tại
làng rau Trà Quế vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Nguồn tài
nguyên đặc sắc và có giá trị chưa được đầu tư khai thác đúng mức, sản phẩm du lịch
trải nghiệm còn chưa đa dạng, sự liên kết giữa chính quyền với cộng đồng địa
phương, giữa cộng đồng địa phương với du khách còn chưa được chặt chẽ…
Trước tình hình đó, để góp phần hoàn thiện hơn các tour du lịch trải nghiệm tại
làng rau Trà Quế, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hoàn thiện
tour du lịch trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”
nhằm giúp địa phương có thể khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sẵn có và làm cơ
sở cho việc xây dựng các dự án đầu tư phát triển du lịch, đưa hoạt động du lịch trải
nghiệm tại làng Thanh Thủy phát triển hơn trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở đánh giá chất lượng tour du lịch trải nghiệm tại làng rau Trà Quế,
thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
tour du lịch trải nghiệm, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch trải nghiệm, chất lượng
tour du lịch trải nghiệm
- Đánh giá chất lượng tour du lịch trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tour du lịch trải nghiệm tại địa bàn
nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tour du lịch trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

- Đối tượng điều tra: Khách du lịch nội địa tham gia tour du lịch trải nghiệm
tại làng rau Trà Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

12

Lớp: K50-QLLH2

12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

- Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung:
+ Không gian nghiên cứu: tại làng rau Trà Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam.
+ Thời gian: Đề tài nghiên cứu dữ liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ năm
2015 đến 2019; số liệu sơ cấp được tiến hành thông qua điều tra bằng bảng hỏi từ
tháng 04/2020 đến tháng 06/2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Số liệu thứ cấp:
Đề tài tiến hành thu thập số liệu từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam, Phòng Văn
hóa – Thông tin thành phố Hội An, UBND xã Cẩm Hà. Ngoài ra, tác giả có thu thập
các tài liệu có liên quan thông qua các giáo trình, bài báo khoa học, các luận văn,
luận án, các đề tài trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
 Số liệu sơ cấp: thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi đối với khách du lịch

nội địa đã tham gia tua du lịch trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, thành phố Hội An,
tỉnh Quảng Nam.
Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Theo Bollen (1989) và Hair & ctg (1998) về kích thước mẫu trong phân tích
nhân tố khám phá là số lượng mẫu ít nhất gấp 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng 25 biến để đo lường sự ảnh hưởng của các
nhân tố đến chất lượng tua du lịch trải nghiệm tại làng Thanh Thủy, thị xã Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Kích thước mẫu tối thiểu: Số biến là 25* 5 = 125
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành điều tra 135 mẫu.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
Số lượng bảng hỏi phát ra: 135 bảng. Số lượng bảng hỏi thu về: 135 bảng,
trong đó 135 bảng hỏi hợp lệ và được đưa vào phân tích.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và phân tích kết quả điều
tra.
SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

13

Lớp: K50-QLLH2

13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

+ Phân tích thống kê mô tả: Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), giá

trị trung bình (Mean).
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 1 - 5 với 1 - Hoàn toàn không đồng ý, 2 Không đồng ý, 3 – Trung dung, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008):
Giá trị khoảng cách = (Max – Min)/n = (5-1)/5 = 0.8
1.0 - 1.8: Hoàn toàn không đồng ý
1.81 – 2.6: Không đồng ý
2.61 – 3.4: Trung dung
3.41 – 4.2: Đồng ý
4.21 – 5.0: Hoàn toàn đồng ý
+ Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
+ Kiểm định Paired Sample T – Test
+ Kiểm định Independent Sample T - Test, phân tích One - Way Anova
Giả thuyết kiểm định:
Sig. (P-value) > 0,1 (NS): Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa các
nhóm khách trả lời khác nhau
0,05 < Sig. (P-value) <= 0,1 (*): Khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp
0,01 < Sig. (P-value) <= 0,05 (**): Khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình
Sig. (P-value) <= 0,01 (***): Khác biệt có ý nghĩa thống kê cao
5. Hạn chế của đề tài
Một trong những hạn chế của đề tài liên quan đến đối tượng điều tra.
Đề tài chỉ khảo sát trên đối tượng khách du lịch nội địa tham gia tour du lịch
trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Trong khi đó,
du lịch trải nghiệm đang là loại hình du lịch mới, thu hút nhiều đối tượng khách, đặc
biệt đối tượng khách du lịch quốc tế (tập trung một số thị trường như khách Pháp,
Mỹ, Úc…). Tuy nhiên do giới hạn về mặt thời gian và năng lực điều tra, đặc biệt
hơn cả là trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang hết sức phức tạp trên khắp thế
giới buộc nhà nước phải thực hiện chính sách ngừng cấp thị thực đơn phương cho
các nước quốc tế từ ngày 29/2/2020. Điều này trực tiếp dẫn đến điều tra đối tượng
khách du lịch nước ngoài là không khả thi cho đề tài lần này.
SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền


14

Lớp: K50-QLLH2

14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

Ngoài ra, điều tra chỉ tiếp cận từ phía cầu – người trải nghiệm tour chứ chưa đi
sâu vào tiếp cận từ phía cung (nhà cung ứng dịch vụ).
Bên cạnh đó, thời gian nghiên cứu khá ngắn cũng là mặt hạn chế của đề tài.
Đề tài chỉ bắt đầu nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020. Theo chỉ đạo từ
cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, quyết định bắt
đầu từ ngày 23/04/2020 không còn tỉnh, TP trực thuộc T.Ư nào phải thực hiện cách
ly xã hội. Điều đó đã tạo tiền đề cho rất nhiều khách du lịch quay trở lại tham gia
các hoạt động du lịch tại thành phố Hội An bắt đầu từ kì nghỉ lễ 30/04, trong đó có
làng rau Trà Quế. Đây là cơ hội thuận lợi cho tác giả tiến hành khảo sát, lấy ý kiến
của du khách nhưng vẫn đảm bảo giữ an toàn trước dịch bệnh Covid-19.
Đề tài cũng chỉ điều tra đánh giá trên tour du lịch trải nghiệm do xã Cẩm Hà tổ
chức chứ chưa đánh giá cho toàn bộ các chương trình du lịch được xây dựng bởi
các công ty du lịch trong và ngoài nước về loại hình du lịch trải nghiệm tại làng rau
Trà Quế.
Với những hạn chế trên, đây sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả để
cải thiện cho những đề tài sau.
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề

tài có các nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tour du lịch trải nghiệm
Chương 2: Đánh giá chất lượng tour du lịch trải nghiệm tại làng rau Trà Quế, thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tour du lịch trải nghiệm tại làng rau
Trà Quế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

15

Lớp: K50-QLLH2

15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHẤT LƯỢNG TOUR DU LỊCH TRẢI NGHIỆM

1.1. Một số vấn đề lý luận về du lịch, du lịch trải nghiệm
1.1.1. Lý luận về du lịch
1.1.1.1.Khái niệm du lịch
Vào năm 1963, với mục đích quốc tế hoá khái niệm du lịch, tại Hội nghị Liên
hiệp quốc về du lịch họp ở Roma các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như
sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt

nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ” (Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ, 1998).
Tại Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada tháng 6/1991: “Du
lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi
ở thường xuyên của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã
được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để
tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” (Nguyễn Văn Đính
và Trần Thị Minh Hòa, 2006).
Tóm lại: Có nhiều khái niệm về du lịch, chúng ta có thể hiểu một cách khái
quát như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch
hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Luật Du lịch, 2017).
1.1.1.2. Các loại hình du lịch

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

16

Lớp: K50-QLLH2

16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

Trong hoạt động du lịch, tùy theo đối tượng, mục đích chuyến đi của du

khách, đặc điểm địa lý điểm du lịch hoặc các tiêu chí khác, người ta thường chia du
lịch thành nhiều loại hình cụ thể như:

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

17

Lớp: K50-QLLH2

17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

- Theo mục đích chuyến đi: Người ta thường phân chia thành:
+ Du lịch thuần túy: du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái;
du lịch khám phá...
+ Du lịch kết hợp giữa du lịch tôn giáo, du lịch nghiên cứu học tập, du lịch hội
nghị, hội thảo, du lịch chữa bệnh...
- Theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: du lịch biển; du lịch núi; du lịch đô
thị; du lịch nông thôn…
- Theo phương tiện giao thông: du lịch tàu biển; du lịch tàu hỏa; du lịch xe
đạp; du lịch ô tô…
- Theo lãnh thổ: gồm du lịch quốc tế đến – inbound tourist; du lịch quốc tế đi
– outbound tourist; du lịch nội địa.
Ngoài ra còn rất nhiều cách phân chia khác như: phân loại theo loại hình lưu
trú; theo lứa tuổi du khách; theo độ dài chuyến đi... Tuy nhiên, một cách phân chia
khá phổ biến thường hay được nhắc đến là cách phân chia dựa vào tính chất hoạt

động du lịch như: Du lịch văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch MICE, du lịch trải
nghiệm v.v. Ngoài ra, người ta còn có thể chia nhỏ hơn các chuyên đề, loại hình du
lịch trên. Ví dụ: du lịch văn hóa có thể lại được chia thành: Du lịch nghiên cứu văn
hóa ẩm thực, nghiên cứu văn hóa lịch sử, nghệ thuật… của một đất nước hoặc của
một vùng miền.
Tóm lại: có nhiều cách phân chia loại hình du lịch dựa trên nhiều tiêu chí khác
nhau, trong đó du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch trải nghiệm được xem là
ba loại hình du lịch phát triển khá nhanh và ngày càng trở nên phổ biến trên thế
giới.
1.1.2. Lý luận về du lịch trải nghiệm
1.1.2.1. Khái niệm du lịch trải nghiệm (DLTN– Experiential tourism)
Hiện nay, Du lịch trải nghiệm (DLTN) đã trở thành thuật ngữ bao gồm nhiều
loại hình du lịch khác như: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục, du
lịch khám phá, du lịch di sản… Thông qua hoạt động du lịch này, khách du lịch
(KDL) muốn tìm kiếm sự trải nghiệm và học hỏi thay vì du lịch thông thường (chỉ
đơn giản là đứng lại và xem) (R. Bharathi Rajan, 2015)

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

18

Lớp: K50-QLLH2

18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám


“DLTN là hình thức du lịch giúp du khách có cơ hội trải nghiệm thực tế cuộc
sống trong những môi trường mới. Tham gia DLTN là hoạt động hòa mình vào thực
tế cuộc sống tại các điểm đến du lịch của du khách thông qua việc tìm hiểu thông
tin và tham gia vào các hoạt động cụ thể trong vai trò là những thành viên trực tiếp
của môi trường và cộng đồng bản địa. Những hoạt động đó sẽ giúp du khách sẽ có
thêm những trải nghiệm thú vị về cuộc sống trong những môi trường mới khác biệt
với cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, du khách cũng sẽ tích lũy thêm những tri thức
và kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên, văn hóa, xã hội nhờ việc tham gia vào các
hoạt động cụ thể cùng với cộng đồng tại địa phương” (Trần Duy Minh, 2016).
DLTN hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng đến môi trường, thể hiện sự tôn
trọng đối với các nền văn hóa khác nhau, đòi hỏi du khách chủ động, linh hoạt để
trải nghiệm và học hỏi chứ không phải chỉ đơn thuần là đứng lại và nhìn ngắm lướt
qua. Như vậy, một cách khái quát, “DLTN là bất kỳ loại hình du lịch nào mà chúng
ta biết đến, tuy nhiên, yếu tố trải nghiệm của du khách được ưu tiên hàng đầu. Du
khách phải hoạt động nhiều hơn, tương tác với thiên nhiên và cuộc sống xung
quanh nhiều hơn, tự mình thực hiện, tự mình rút kinh nghiệm cho bản thân. Đó có
thể là những hoạt động đặc biệt, mới lạ, hấp dẫn, liên quan đến văn hóa, lối sống,
khám phá thiên nhiên… ở vùng đất mới. Du khách sẽ dùng tất cả các giác quan để
cảm nhận và tạo nên những câu chuyện riêng của bản thân. Tất nhiên, nó sẽ làm
cho du khách ấn tượng và ghi nhớ sâu sắc về chuyến đi hơn bất kỳ chia sẻ nào trên
các trang tư vấn hay từ người khác” (Nguyễn Thị Tú Trinh, 2018).
DLTN là một hình thức du lịch trong đó mọi người tập trung vào trải nghiệm
một quốc gia, thành phố hoặc địa điểm cụ thể bằng cách tham gia tích cực và có ý
nghĩa vào lịch sử, con người, văn hóa, ẩm thực và môi trường của nó. DLTN có thể
nhấn mạnh các lĩnh vực khác nhau của đời sống địa phương - ẩm thực, văn hóa, lịch
sử, mua sắm, thiên nhiên hoặc đời sống xã hội và có thể là cơ sở cho trải nghiệm du
lịch toàn diện. Mục tiêu là để hiểu sâu hơn về văn hóa, con người và lịch sử của một
điểm đến du lịch bằng cách kết nối với nó nhiều hơn là chỉ bằng cách tham quan
nó. Do đó, khách du lịch thường liên lạc với người dân địa phương, người hướng
dẫn cách trải nghiệm một địa điểm mà họ mong muốn. Đây có thể là một người

bạn, một người chủ nhà trọ hoặc một người bất kì. DLTN có xu hướng tập trung vào
SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

19

Lớp: K50-QLLH2

19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

du lịch truyền cảm hứng, cá nhân hóa hoặc tạo ra một cách để khám phá bản thân
(Ginia Bellafante, 2012).
Trong hội nghị IMIC 15- Hội nghị quốc tế thứ nhất về du lịch trải nghiệm đã
chỉ rõ:
DLTN là loại hình du lịch mà những chuyến đi tạo ra những kỷ niệm - những
điều làm cho chuyến đi trở nên độc đáo và vô giá. Khách du lịch ngày nay mong
muốn tìm hiểu nhiều điều hơn những điều được giới thiệu bởi hướng dẫn viên.
DLTN cho phép du khách tìm hiểu nhiều hơn về điểm đến du lịch, được tham quan,
thưởng thức ẩm thực, cảm nhận bầu không khí, được trải nghiệm cùng với người
dân. DLTN là một lĩnh vực rất rộng bao gồm các loại hình du lịch như các hoạt
động ngoài trời, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục,
du lịch di sản, văn hóa, thăm dò ( thử nghiệm) du lịch v.v. Một đặc điểm chung của
DLTN là tất cả các hoạt động đều thân thiện với môi trường, đồng thời thể hiện đặc
trưng thông qua việc tôn trọng văn hóa của nơi mà họ đi đến.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu DLTN là:
- DLTN có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch khác nhau;

- Loại hình du lịch giúp du khách có cơ hội trải nghiệm thực tế cuộc sống
trong những môi trường mới thông qua việc tiếp xúc và trải nghiệm một quốc gia,
thành phố hoặc địa điểm cụ thể bằng cách tham gia tích cực, hiểu về lịch sử, con
người, văn hóa, ẩm thực và môi trường của địa phương đó;
- Nhờ vào việc tham gia vào các hoạt động cụ thể cùng với cộng đồng tại địa
phương, du khách tham gia DLTN sẽ tích lũy thêm những tri thức và kinh nghiệm
thực tế về thiên nhiên, văn hóa, xã hội. Từ đó, tạo tiền đề cho việc truyền cảm hứng,
cá nhân hóa hoặc tạo ra cách để khám phá bản thân nhiều hơn từ hoạt động DLTN;
1.1.2.2. Các loại hình du lịch trải nghiệm
DLTN không đơn thuần là một chuyến du lịch, nó còn là về việc khách du lịch
phải tham gia tích cực và có ý nghĩa đối với điểm đến. Điều đó không nhất thiết là
phải tránh các điểm tham quan mang tính biểu tượng như một di sản, một công trình
kiến trúc v.v mà điều đó có nghĩa là tour du lịch trải nghiệm cần phải có một sự gắn
kết sâu sắc hơn giữa những điểm tham quan với lịch sử, văn hóa và con người của
địa phương (James Ian, 2019).
SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

20

Lớp: K50-QLLH2

20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

Dưới đây là một số loại hình DLTN tiêu biểu:
- DLTN ngôn ngữ và văn hóa (Language & Culture Tourism): Loại hình này

bao gồm du lịch trải nghiệm kết hợp với lớp dạy ngôn ngữ, lớp dạy văn hóa, tham
gia các lễ hội, hoạt động của địa phương, có đôi khi là cùng trải nghiệm hoạt động
tình nguyện;
- DLTN ẩm thực (Culinary Tourism): Bao gồm các tour du lịch trải nghiệm kết
hợp nấu ăn, tour nấu ăn, lễ hội ẩm thực địa phương;
- DLTN mạo hiểm (Adventure Tourism): Bao gồm các loại hình du lịch trải
nghiệm đơn giản như tour xe đạp, tour sông nước, hoặc các hoạt động mang tính
mạo hiểm và phiêu lưu hơn như nhảy dù, khám phá hang động v.v;
- DLTN động vật (Wildlife Tourism): Bao gồm các tour trải nghiệm quá trình
sinh trưởng, bảo tồn động vật v.v;
- DLTN giáo dục (Education Tourism): Loại hình du lịch tập trung vào hoạt
động học tập, tìm hiểu, giáo dục cho người tham gia những giá trị tốt đẹp về cuộc
sống trong suốt chuyến du lịch. Loại hình này yêu cầu cao ở sự phân loại độ tuổi
cũng như hình thức tham gia;
1.1.2.3. Đặc điểm của khách du lịch trải nghiệm
Khách du lịch trải nghiệm có các đặc điểm sau:
- Khách du lịch là những người có kinh nghiệm, họ muốn tạo sự kết nối sâu
sắc hơn với con người, truyền thống và phong tục của những nơi họ đến thăm
(Dale, 2014) và tìm kiếm những trải nghiệm du lịch mà ở đó khách du lịch được
nhận lại không phải là giá trị vật chất, mà là ở một mức độ tình cảm sâu sắc;
- Mục đích của du khách tham gia DLTN là được đắm mình vào văn hóa địa
phương để có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về con người, văn hóa, lịch sử và môi
trường của nơi họ đang đến;
- Khách du lịch có xu hướng tìm kiếm kinh nghiệm thực tế, muốn tham gia
các hoạt động thay vì chỉ tham quan, muốn gặp gỡ thay vì chỉ quan sát, và thậm chí
cố gắng học một ngôn ngữ mới để được đắm mình hoàn toàn vào không gian trải
nghiệm;
- Theo bản chất của nó, DLTN có thể là một loại hình du lịch trọng tâm địa
phương nào đó. Đối với khách du lịch, DLTN cung cấp một cơ hội để tham gia và
SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền


21

Lớp: K50-QLLH2

21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

tìm hiểu về văn hóa của cộng đồng địa phương. Đối với địa phương, DLTN sẽ bổ
sung vào tiềm năng về kinh tế, văn hóa và thậm chí là lợi thế về môi trường du lịch
của địa phương vào tình hình phát triển du lịch chung của một quốc gia. Đối với
cộng đồng địa phương, việc cung cấp cho người dân địa phương một cơ hội để tham
gia vào việc giảng dạy một kỹ năng hoặc thủ công mỹ nghệ của địa phương cho du
khách cũng là một cách giúp giữ gìn truyền thống văn hóa tồn tại bền vững;
1.1.3. Sự khác biệt giữa du lịch trải nghiệm với các loại hình du lịch khác
Như đã nêu, DLTN có thể là bất kỳ loại hình du lịch nào mà có thêm yếu tố
“trải nghiệm”. Sự trải nghiệm được thể hiện qua việc du khách trực tiếp tham gia
hoạt động, cảm nhận bằng các giác quan của mình, sau đó tự rút ra kinh nghiệm hay
tạo kỷ niệm riêng biệt cho bản thân. Do đó, điểm khác biệt duy nhất và cũng là quan
trọng nhất là DLTN không đi theo lối mòn, không dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn lựa
chọn điểm thông thường hay các hoạt động nhàm chán, khác xa so với du lịch tham
quan với mục đích hưởng thụ, nhìn ngắm phong cảnh, chụp ảnh lưu niệm là chính.
Nó đòi hỏi du khách năng động hơn, chủ động hơn và phải tự mình làm tất cả;
Hướng dẫn viên không còn là người thuyết trình xuyên suốt hay là hoạt náo
viên thông thường mà lúc này, hướng dẫn viên đóng vai trò như một người khơi
gợi, dẫn dắt du khách vào những hoạt động, quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. Ngay cả

những nhà cung cấp dịch vụ du lịch cũng nhận thấy tiềm năng phát triển của loại
hình này. Họ cho rằng, nhiều du khách ấn tượng về loại hình DLTN vì lý do tưởng
chừng như đơn giản nhưng chính là xu hướng của du lịch trong tương lai (đi du lịch
với cảm giác không bị gò bó, bị áp đặt theo chương trình khép kín, chỉ đơn thuần là
ngủ và nghỉ của các tour du lịch truyền thống), DLTN đặc biệt thu hút các đối tượng
khách như du khách nước ngoài, du khách trẻ tuổi, học sinh – sinh viên. Đây là
những đối tượng khách mong muốn khám phá bản thân, trải nghiệm vùng đất mới,
được cảm nhận không gian du lịch đúng nghĩa mà vẫn đảm bảo an toàn so với hình
thức du lịch “phượt”. Ngoài ra, với giá cả hợp lí, thời gian gói gọn chính là những
yếu tố khiến DLTN đang trở thành sự lựa chọn yêu thích của du khách trong nước
và quốc tế;

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

22

Lớp: K50-QLLH2

22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

Người ta thường nhầm lẫn giữa DLTN và du lịch dựa vào cộng đồng
(Community-BasedTourism -CBT). Dưới đây là một số điểm giống nhau và khác
nhau giữa hai khái niệm này (Andra Joefield, 2016).
Giống nhau:
- Đều hướng đến bảo vệ môi trường;

- Thúc đẩy, tăng cường giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và người dân địa
phương;
- Yêu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng không được
thay thế sản phẩm hiện tại;
- Khác với các loại hình du lịch truyền thống, DLTN và du lịch dựa vào cộng
đồng khuyến khích du khách tham gia vào các hoạt động trải nghiệm ngoài trời;
- Thúc đẩy tương tác “chân thật” hơn giữa du khách và chủ nhà – cộng đồng
địa phương;
- Thường được khai thác ở những khu vực ít khách du lịch đại trà;
- Thường được tổ chức cho nhóm khách nhỏ nhằm tăng tính trải nghiệm;
- Tôn trọng và hướng đến giữ gìn, bảo tồn văn hóa địa phương;
- Tiền thu từ du khách được chia sẻ cho cộng đồng địa phương;
- Loại hình du lịch bao gồm nhiều bên liên quan (chính quyền - người dân địa
phương - khách du lịch - công ty du lịch);
- Đảm bảo việc làm cho người dân địa phương.
Khác nhau:
- Không giống với CBT, DLTN không phụ thuộc nhiều vào kế hoạch và cách
thực hiện của người dân địa phương;
- DLTN nhấn mạnh hơn vào việc sử dụng 5 giác quan, trong khi CBT ít tập
trung hơn đến vấn đề này;
- CBT tập trung hơn về việc phát triển của cộng đồng địa phương thông qua
du lịch. Trong khi đó, DLTN là loại hình quan tâm hơn đến trải nghiệm mà du
khách nhận được sau chuyến đi bên cạnh mục tiêu giúp đỡ cộng đồng.

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

23

Lớp: K50-QLLH2


23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

1.1.4. Vai trò của các bên liên quan trong phát triển du lịch trải nghiệm
1.1.4.1. Khách du lịch
- Nâng cao tiềm lực, kinh tế tại điểm du lịch thông qua các hoạt động chi trả
như mua vé, hàng lưu niệm v.v;
- Là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng từ đó ảnh hưởng đến sự phát
triển tua du lịch;
- Nhà quản lí du lịch muốn tìm hiểu, phát triển tua du lịch cần phải hỏi ý kiến,
đề xuất của khách du lịch cho mục tiêu nghiên cứu;
1.1.4.2. Cộng đồng địa phương
- Đánh giá tiềm năng để ra các quyết định về đầu tư và phát triển du lịch;
- Đầu tư phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ du lịch; cộng đồng địa
phương là lực lượng lao động chủ yếu cung ứng được các sản phẩm dịch vụ tại
điểm, đặc biệt là các dịch vụ, sản phẩm đặc trưng của điểm du lịch;
- Tiến hành các hoạt động bảo tồn; gìn giữ các giá trị văn hóa, ẩm thực, di tích
lịch sử
- Chủ động liên kết với các đối tác để tổ chức quản lý và tham gia công tác
bảo tồn;
- Xây dựng các quy chế quản lý, tự quản, phân chia lợi ích từ hoạt động du lịch;
1.1.4.3. Các công ty du lịch, các hãng lữ hành
- Tham gia vào quá trình nghiên cứu tiềm năng du lịch; nghiên cứu thị trường;
khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch;
- Thiết kế tour tuyến, sản phẩm du lịch; liên kết các dịch vụ, từ đó góp phần đa
dạng hóa các sản phẩm du lịch;

- Tuyên truyền quảng bá; giới thiệu, tổ chức tour và tìm nguồn khách cho tour
du lịch
- Liên kết khai thác tài nguyên du lịch;
- Đóng góp cho hoạt động bảo tồn, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường,
giáo dục du khách;
- Hỗ trợ tài chính, đào tạo cộng đồng, sử dụng người dân địa phương vào các
hoạt động du lịch;

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

24

Lớp: K50-QLLH2

24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Bùi Thị Tám

1.1.4.4. Chính quyền Trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch
- Ban hành chính sách khuyến khích phát triển du lịch; trực tiếp hỗ trợ vốn
cho cộng đồng dân cư, các hộ kinh doanh dịch vụ;
- Hình thành khung pháp lý về phát triển du lịch, bảo tồn, quản lý môi trường,
sử dụng lao động; du lịch;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn, tiếp thị, đào tạo du lịch;
- Lập quy hoạch du lịch để phát triển tua du lịch thông qua các giai đoạn ngắn
hạn, trung hạn hoặc dài hạn;
1.1.4.5. Các cơ quan bảo tồn

- Cung cấp các thông tin, tư liệu về tài nguyên của cộng đồng;
- Xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng các tour tuyến, sản phẩm du lịch;
- Thu hút người dân địa phương vào hoạt động bảo tồn;
- Phối hợp với cộng đồng địa phương cung cấp các dịch vụ du lịch;
- Gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá tị nội tại của điểm du lịch như giá trị văn
hóa dân gian, ẩm thực đặc trưng, làng nghề truyền thống v.v;
1.1.4.6. Các tổ chức phi chính phủ
- Hỗ trợ về tài chính cho cộng đồng địa phương; điểm du lịch, trung tâm du
lịch;
- Hỗ trợ xây dựng quy hoạch, kế hoạch đề án phát triển du lịch; tua du lịch;
- Hỗ trợ xây dựng các chính sách phát triển du lịch;
- Ban hành chính sách khuyến khích phát triển du lịch; trực tiếp hỗ trợ vốn cho
cộng đồng dân cư, các hộ kinh doanh dịch vụ;
1.2. Lý luận về tour du lịch (chương trình du lịch)
1.2.1. Khái niệm tour du lịch
Có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau trong định nghĩa về tour du lịch (hay
còn gọi là chương trình du lịch - CTDL) trọn gói. Điểm thống nhất của các định
nghĩa là nội dung của tour du lịch. Còn điểm khác biệt xuất phát từ giới hạn, những
đặc điểm và phương thức tổ chức tour du lịch.
Theo quy định về du lịch lữ hành trọn gói của các nước liên minh Châu Âu
(EU) và Hội lữ hành của Vương quốc Anh: “CTDL là sự kết hợp được sắp xếp từ

SVTH: Nguyễn Hạnh Tuyền

25

Lớp: K50-QLLH2

25



×