Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

NGHIÊN cứu NHỮNG KHÓ KHĂN của SINH VIÊN KHOA DU LỊCH – đại học HUẾ đối với HOẠT ĐỘNG THỰC tập THỰC tế tại DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 128 trang )


Đề hoàn thành bài chuyên đề khóa
luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn
đặc biệt và chân thành nhất đến thầy
giáo Trần Hữu Tuấn đã tận tình hướng
dẫn, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn
trong và ngoài lớp đã ủng hộ, giúp đỡ em
trong quá trình nghiên cứu đề tài. Mặc dù
đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không
thể tránh được những thiếu sót,vì vậy rất
mong nhận được sự góp ý của quý thầy
cô để bài chuyên đề tốt nghiệp được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Ngày 08, tháng 06,
năm 2020.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thò Thanh


Chuyên đề tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

ii

Lớp: K50-HDDL2




Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 08/ tháng 06/ năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

iii

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ...........................................vii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................x
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................x
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................xi
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................xi
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................xii
5. Kết cấu đề tài...........................................................................................xii
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................xiii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP, THỰC
TẾ SINH VIÊN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP..............................................xiii
1.1. Khái niệm về du lịch, khách du lịch....................................................xiii
1.1.1. Khái niệm du lịch.........................................................................xiii
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch..........................................................xiv
1.2. Khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp du lịch..................................xvi
1.2.1. Định nghĩa doanh nghiệp.............................................................xvi
1.2.2. Định nghĩa doanh nghiệp du lịch................................................xvi
1.3. Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp du lịch....................................xvii
1.4. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp du lịch...........................xviii
1.4.1. Chức năng của doanh nghiệp du lịch.........................................xviii
1.4.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp du lịch.............................................xix
1.5. Tầm quan trọng của hoạt động thực tế tại doanh nghiệp của sinh viên
....................................................................................................................xix
1.6. Lợi ích của hoạt động thực tế tại doanh nghiệp..................................xxi
1.7. Khó khăn của sinh viên khi thực tế tại doanh nghiệp........................xxii
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

iv

Lớp: K50-HDDL2



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN
KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
THỰC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP.....................................................xxiii
2.1. Giới thiệu Khoa Du Lịch...................................................................xxiii
2.1.1. Giới thiệu chung về Khoa Du Lịch – Đại Học Huế...................xxiii
2.1.2. Các ngành học............................................................................xxiii
2.2. Thực trạng tình hình thực tập thực tế tại các doanh nghiệp của sinh
viên Khoa Du Lịch – Đại Học Huế..........................................................xxiv
2.3. Kết quả điều tra đánh giá về khó khăn của sinh viên Khoa Du Lịch đối
với hoạt động thực tế tại doanh nghiệp....................................................xxvi
2.3.1. Thông tin mẫu điều tra...............................................................xxvi
2.3.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.................................................xxvi
2.3.2.1. Thông tin về việc đi thực tế tại doanh nghiệp...................xxviii
2.3.3. Đánh giá của sinh viên về khó khăn đối với việc hoạt động thực tế
tại doanh nghiệp....................................................................................xxx
2.3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo.......................................xxx
2.3.3.2. Đánh giá của sinh viên về hoạt động thực tế tại doanh nghiệp
..........................................................................................................xxxi
2.3.4. Kiểm định sự khác biệt trong ý kiến đánh giá các khó khăn của
sinh viên Khoa Du lịch đối với hoạt động thực tế tại doanh nghiệp..xxxiii
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN
CỦA SINH VIÊN KHOA DU LỊCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ TẠI
DOANH NGHIỆP..........................................................................................xlii
3.1. Định hướng phát triển.........................................................................xlii

3.1.1. Về kiến thức.................................................................................xlii
3.1.2. Kỹ năng.......................................................................................xliii
3.1.3. Phẩm chất đạo đức......................................................................xlvi
3.1.3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân..................................................xlvi
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

v

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

3.1.3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp...........................................xlvi
3.1.3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội...................................................xlvii
3.2. Những mặt tích cực và tiêu cực của công tác thực tế tại doanh nghiệp
của sinh viên.............................................................................................xlvii
3.2.1. Tích cực......................................................................................xlvii
3.2.2. Tiêu cực.....................................................................................xlviii
3.3. Một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn của sinh viên đối với việc
thực tế tại doanh nghiệp..........................................................................xlviii
3.3.1. Về phía Nhà trường...................................................................xlviii
3.3.2. Về phía sinh viên.........................................................................xlix
3.3.3. Đối với giáo viên hướng dẫn.......................................................xlix
3.3.4. Đối với các doanh nghiệp.................................................................l
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................li
1. Kết luận.....................................................................................................li
2. Kiến nghị...................................................................................................li

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................liii
PHỤ LỤC........................................................................................................liv

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

vi

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UNWTO

World Tourism Organization

GTTB
QLLH
KTDL
TCQLSK
QT QHCC
HDDL
QTKD
TTMKT
TMĐT

Tổ chức du lịch thế giới

Gía trị trung bình
Quản lí lữ hành
Kinh tế du lịch
Tổ chức quản lý sự kiện
Quản trị quan hệ công chúng
Hướng dẫn du lịch
Quản trị kinh doanh
Truyền thông Marketing
Thương mại điện tử

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

vii

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Bảng 2.1: Tình hình sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp Khóa K49 ....xxiv
Bảng 2.2 : Tình hình sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp Khóa K50 ....xxv
Bảng 2.3: Đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên........................................xxvi
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo Giới tính...............................xxvii
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo Khóa học..............................xxvii
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo Ngành học...........................xxviii
Bảng 2.4: Số lần tham gia hoạt động thực tế tại doanh nghiệp..................xxviii
Bảng 2.5: Hình thức tham gia hoạt động thực tế..........................................xxix

Bảng 2.6: Mục đích tham gia hoạt động thực tế..........................................xxix
Bảng 2.7: Hệ số kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha..............................xxx
Bảng 2.8: Ý kiến của sinh viên khi tham gia hoạt động thực tế tại doanh
nghiệp...........................................................................................................xxxi
Bảng 2.9: Khó khăn của sinh viên khi tham gia hoạt động thực tế tại doanh
nghiệp.........................................................................................................xxxiii
Bảng 2.10 : Kiểm định sự khác biệt giữa các đánh giá của bạn về hoạt động
thực tế tại doanh nghiệp..............................................................................xxxv
Bảng 2.11: Kiểm định sự khác biệt giữa các khó khăn của sinh viên khi tham
gia hoạt động thực tế tại doanh nghiệp.......................................................xxxix
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo Giới tính........Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo Khóa học.......Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo Ngành học...........Error: Reference source
not found

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

viii

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn


ix

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi sinh viên đang học trên ghế nhà trường có rất nhiều cơ hội để
sinh viên tiếp xúc trực tiếp với môi trường chuyên nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, nhà
trường ngày càng liên kết với nhiều doanh nghiệp để tạo cho sinh viên “ Học đi đôi
với hành”.Mối quan hệ giữa nhà trường – sinh viên – doanh nghiệp tiếp nhận thực tập
sinh không chỉ có sự tác động một chiều. Ngược lại, về phía nhà trường cũng nhận
được nhiều ích lợi từ các kỳ thực tập này. Thông qua việc hướng dẫn, kèm cặp sinh
viên thực tập, các doanh nghiệp giúp nhà trường trang bị kinh nghiệm thực tiễn một
cách tốt nhất cho sinh viên, giúp nâng cao chất lượng đầu ra. Trong quá trình sinh
viên thực tập, các doanh nghiệp thường có những góp ý thiết thực về các nội dung
đào tạo mà nhà trường cần bổ sung, thực sự hữu ích cho việc đổi mới nội dung,
chương trình đào tạo sát hơn với yêu cầu xã hội. Bản thân nhà trường thường khó
nhận ra được sự “chưa phù hợp” giữa chương trình đào tạo và thực tiễn công việc
sinh viên sẽ làm, do đó sự góp ý của các doanh nghiệp là rất cần thiết và hữu ích. Với
sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, việc theo dõi tình hình việc
làm của sinh viên sau khi ra trường và đánh giá chất lượng đào tạo sẽ dễ dàng và hiệu
quả hơn. Các chương trình thực tập, thực tế cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan khác như: Doanh nghiệp tạo
điều kiện cho sinh viên tham quan, tìm hiểu, rèn luyện các kỹ năng nghề, tài trợ học

bổng cho sinh viên, tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp v.v...
Đối với sinh viên, việc thực tập thực tế có vai trò quan trọng không chỉ là điểm số
mà còn giúp sinh viên được tiếp cận với nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn khi bước chân
vào trường. Các hoạt động thực tiễn, thêm một lần nữa hiểu được mình sẽ làm công
việc như thế nào sau khi ra trường và mình có thực sự phù hợp với công việc đó hay
không. Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công
việc giúp sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu, tự thấy cần trang bị thêm
những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai. Trong quá
trình thực tập thực tế, sinh viên có thể thiết lập được các mối quan hệ liên quan đến
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

x

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

nghề nghiệp của mình, điều này rất hữu ích cho sinh viên khi ra trường. Nếu thực tập
tốt, họ còn có cơ hội kiếm được việc làm ngay trong quá trình thực tập.
Bên cạnh các cơ hội, kiến thức và kỹ năng mà sinh viên có được trong quá
trình thực tế, sinh viên gặp nhiều khó khăn và trở ngại ở doanh nghiệp về việc thiếu
kỹ năng chuyên môn, thiếu kiến thức chuyên ngành....
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ NGHIÊN CỨU NHỮNG KHÓ KHĂN

CỦA SINH VIÊN KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP ” làm đề tài nghiên
cứu cho bài chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa của mình.


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về vấn đề thực tập thực tế của sinh viên tại
doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá những khó khăn của sinh viên Khoa Du Lịch – Đại Học
Huế khi đi thực tập thực tế tại các doanh nghiệp.
- Đề xuất ý kiến và giải pháp
-> Giúp sinh viên giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình đi thực
tế. Từ đó nâng cao hiệu quả của việc đi thực tế tại doanh nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến sự đanh giá khó khăn của
sinh viên Khoa Du Lịch đối với hoạt động thực tế ở các doanh nghiệp.
3.2. Đối tượng khảo sát
Sinh viên Khoa Du Lịch
3.3. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi nội dung : Việc phân tích khó khăn của sinh viên đối với hoạt động
thực tế tại doanh nghiệp nhằm đưa ra được những khó khăn và lợi ích của việc đi
thực tế và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn mà sinh
viên thường gặp.
• Phạm vi không gian : Khoa Du Lịch – Đại Học Huế
• Phạm vi thời gian : Số liệu điều tra từ tháng 03 – tháng 05, năm 2020.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xi

Lớp: K50-HDDL2



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin
4.1.1. Thông tin thứ cấp
Tiến hành thu thập, đọc, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các nguồn tài liệu
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ sách báo, sách chuyên ngành, Internet,…
Số liệu thứ cấp về tình hình thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp của sinh
viên Khoa Du Lịch – Đại Học Huế qua 2 năm (2018-2019).
4.1.2. Thông tin sơ cấp
Tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi gửi Online cho sinh viên Khoa Du Lịch
• Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọ mẫu thuận tiện được áp dụng.
Bảng hỏi được gửi qua những kênh Online Facebook, Email.
• Cấu trúc của bảng hỏi gầm 3 phần: Thông tin chuyến đi thực tế, mức độ đánh
giá và ý kiến của sinh viên với các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở, thông tin cá
nhân của sinh viên.
4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
• Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Các phương pháp
phân tích số liệu sau.
-Phương pháp phân tích mô tả
-Kiểm định ANOVA
-Một số phương pháp phân tích tổng hợp khác.

5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở dầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Phân tích, đánh giá khó khăn của sinh viên Khoa Du Lịch đối với
hoạt động thực tế ở các doanh nghiệp.

Chương 3: Một số giải pháp.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xii

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP,
THỰC TẾ SINH VIÊN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về du lịch, khách du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa
thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi
người có một cách hiểu về du lịch khác nhau.
Năm 1811, lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch như sau:
“ Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc
hành trình với mục đích giải trí” ( Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2014)
Giáo sư tiến sĩ Hunziker và giáo sư tiến sĩ Krapf – hai người được xem là đặt
nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp
các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của

những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường
xuyên và không nhằm mục đích kiếm lời”
Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, du lịch được hiểu như sau: Du lịch có
nghĩa là đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vậy du lịch được hiểu là
cuộc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Những định nghĩa ngắn gọn nhất phải kể đến đó là định nghĩa của Ausher:
“Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”, và của viện sĩ Nguyễn Khắc Viện:
“Du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người” Còn trong các từ điển
Tiếng Việt thì du lịch được giải thích là đi chơi cho biết xứ người.
Năm 930, ông Glusman, người Thụy sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục
không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú
thường xuyên”. (Trần Đức Thanh, 1999).
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xiii

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Kaspar đưa ra định nghĩa: “Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng
xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở
thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ”.
Để là rõ hơn khía cạnh kinh tế của du lịch, Picara Edmod đã đưa ra định nghĩa
du lịch như sau: “Du lịch là tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về
phương diện khách vãng lai đến một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp (trước hết trong
khách sạn) và gián tiếp qua các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và

giải trí. (Trần Đức Thanh, 1999).
Các nhà kinh tế du lịch thuộc trương Đại học Kinh tế Praha, mà đại diện là
Mariot định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật kinh tế và tổ chức
liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở
thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau trừ mục đích hành nghề và thăm viếng
có tổ chức thường kỳ”.
Như vậy, qua các định nghĩa trên, có thể nhận thấy rằng một số định nghĩa
nhìn nhận du lịch trên góc độ hiện tượng xã hội, một số khác nhấn mạnh vào khía
cạnh kinh tế của du lịch, nhiều học giả đã gộp hai nội dung trên vào định nghĩa.
Định nghĩa chính thức về du lịch của Tổ chức du lịch thế giới đưa ra tại Hội
nghị quốc tế về Lữ hành và thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng
6/1991 như sau: “Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi đến và lưu trú
tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong
thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các
mục đích khác”.
Trong Luật Du lịch của Việt Nam (2005), tại điều 4, thuật ngữ “Du lịch” được
hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
Theo điều 4 Luật du lịch Việt Nam - (số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005): “
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm
việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xiv

Lớp: K50-HDDL2



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) du khách có những đặc trưng sau:
- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình
- Không đi du lịch với mục đích kinh tế
- Đi khỏi nơi cư trú 24h trở lên
- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm du lịch khoảng 30,40,50,… dặm tùy
theo quan niệm hay quy định của từng nước.
 Phân loại khách du lịch.
 Khách du lịch nội địa.
UNWTO đã đưa ra nhận định về khách du lịch nội địa như sau: “ Khách du
lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không kể quốc tịch, thăm viếng một
nơi khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24h cho mục đích
nào đó ngoài mục đích hành nghề kiếm tiền tại nơi thăm viếng”.
Ở Mỹ: “Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi cách nơi ở
thường xuyên của họ ít nhất 50 dặm với những mục đích khác nhau ngoài việc đi
làm hàng ngày”.
Ở Pháp: “Khách du lịch nội địa là những người rời khỏi nơi cư trú của mình
tối thiểu là 24h và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc một số mục đích: giải trí, sức
khỏe, công tác, hội họp dưới mọi hình thức”.
Theo điều 34 Luật Du lịch Việt Nam (số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005):
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
 Khách du lịch quốc tế
Theo điều 34 Luật Du lịch Việt Nam (số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005):
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài
vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt

Nam ra nước ngoài du lịch”.
Năm 1963, tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về du lịch tại Rome, Ủy ban
Thống kê của Liên Hợp Quốc: “Khách du lịch quốc tế là người đi thăm viếng một
số nước khác ngoài nơi cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành
nghề để nhận thu nhập từ nước được thăm viếng”.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xv

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Năm 1989, “Tuyên bố về Lahaye về du lịch” của Hội nghị liên minh Quốc hội
về du lịch: “Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm, ghé thăm
một quốc gia khác quốc gia cư trú thường xuyên với mục đích tham quan, giải trí,
thăm viếng, nghỉ ngơi với thời gian không quá 3 tháng, nếu quá 3 tháng phải có
giấy phép gia hạn và không được làm bất cứ việc gì để nhận được thù lao do ý
muốn của du khách hoặc là do ý muốn của nước sở tại. Sau khi kết thú chuyến đi
phải trở về nước của mình, rời khỏi nước sở tại hoặc đến một nước thứ 3”.

1.2. Khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp du lịch
1.2.1. Định nghĩa doanh nghiệp
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao
dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để
thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường (Theo mục 7 điều 1 chương 1

luật doanh nghiệp 2014).
- Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi. Như vậy doanh nghiệp là tổ
chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động
không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.2.2. Định nghĩa doanh nghiệp du lịch
Đã tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp du lịch nói chung
xuất phát từ góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các doanh nghiệp du lịch. Mặt
khác, bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói riêng có nhiều
biến đổi theo thời gian. Ở mỗi giai đoạn, hoạt động lữ hành du lịch luôn có những
hình thức và nội dung mới.
Như vậy: “Doanh nghiệp du lịch là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc
biệt, kinh doanh chủ yếu trong lịch vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các
chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra doanh nghiệp du lịch còn
có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du
lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các
nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng”.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xvi

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn


Ngoài ra, theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành bao gồm
công ty lữ hành quốc tế và công ty lữ hành nội địa:
 Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Có trách nhiệm xây dựng và bán các chương
trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút
khách đến Việt Nam và đưa công nhân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp
đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.
 Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức
thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ
chương trình cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa
vào Việt Nam.

1.3. Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp du lịch
– Theo Luật Du lịch năm 2005 của Việt Nam: Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những giá trị về vật chất
lẫn tinh thần của một quốc gia, một địa phương, một cơ sở nào đó mà du khách đến
hưởng thụ và trả tiền. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm vật thể và phi vật thể,
sản phẩm tự nhiên và nhân tạo.
 Các dịch vụ trung gian
Thực hiện cung cấp sản phẩm trung gian là các đại lý du lịch. Trong hoạt động
này, các đại lý có chức năng làm trung gian bán các sản phẩm của nhà sản xuất tới
khách du lịch. Nói cách khác, nó đóng vai trò làm cầu nối giữa du khách và doanh
nghiệp cung ứng các dịch vụ du lịch nhằm mục đích giúp khách dễ dàng thảo mãn
nhu cầu về du lịch. Thực chất các đại lý không làm chức năng tổ chức sản xuất mà
chỉ hoạt động như một đại diện bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch.
Các dịch vụ trung gian bao gồm:
• Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay

• Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các phương tiện khác: tàu thủy, đường sắt, ô tô,…
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xvii

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

• Môi giới cho thuê xe ô tô
• Môi giới và bán bảo hiểm
• Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
• Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn
• Các dịch vụ trung gian môi giới khác
 Các chương trình du lịch trọn gói:
Xuất phát từ hoạt động tổ chức sản xuất, một sản phẩm mang tính chức đặc
trưng của các doanh nghiệp lữ hành: đó các chương trình du lịch trọn gói.
Theo điều 4, chương 1 (Luật Du lịch Việt Nam năm 2005): “Chương trình du
lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi
của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc của chuyến đi”.
 Các hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch tổng hợp:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một số công ty lữ hành có điều kiện, có
thể tự sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm đơn lẻ phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh
doanh các chương trình du lịch nhằm giảm các chi phí, nâng cao hơn nữa lợi nhuận,
hiệu quả kinh doanh của công ty.
Do vậy họ có thể kinh doanh các lĩnh vực sau:
• Kinh doanh khách sạn, nhà hàng

• Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí
• Kinh doanh vận chuyển du lịch
• Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch

1.4. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp du lịch
1.4.1. Chức năng của doanh nghiệp du lịch
Trong lĩnh vực hoạt động của mình doanh nghiệp du lịch nói chung thực hiện
chức năng môi giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du
lịch và khai thác các chương trình du lịch khác. Với chức năng này doanh nghiệp lữ
hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ
bản của hoạt động lữ hành được quy định bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch và
kinh doanh du lịch.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xviii

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

1.4.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp du lịch
- Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung
cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới
phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xóa
bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch.
- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên

kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí,..
thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. Các
chương trình du lịch trọn gói sẽ xóa bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách du
lịch, tạo cho họ sự an tâm tin tưởng vào thành công của chuyến du lịch.
1.5. Tầm quan trọng của hoạt động thực tế tại doanh nghiệp của sinh viên
- Giúp cho sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các đơn vị. Qua
đó có điều kiện so sánh, đánh giá giữa lý thuyết và thực tiễn với trọng tâm là kiến
thức của nghề học.
- Bước đầu tiếp cận thực tế các nội dung đã học ở chuyên ngành, sinh viên
thực tập, học hỏi và làm quen với chuyên môn được đào tạo để khi tốt nghiệp có thể
làm việc được ngay. Sinh viên có điều kiện tiếp xúc với môi trường năng động, tác
phong công nghiệp, và ý thức tổ chức kỹ luật…
- Vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào một (hay một số) nội dung
liên quan đến công việc cụ thể tại đơn vị thực tập. Sinh viên thực tập tham gia vào
các hoạt động sản xuất, nghiên cứu và trình bày kết quả bằng báo cáo thực tập.
- Cùng với quá trình nỗ lực học tập trên giảng đường, thời gian thực tập
thực sự có ý nghĩa, vai trò không nhỏ với sự trưởng thành của sinh viên và cơ
hội nghề nghiệp sau này.
Ở trường đại học nói chung, thời gian thực tập của sinh viên thường diễn
ra vào cuối năm 3 hoặc năm thứ 4. Đây là lúc sinh viên chọn lựa và tìm kiếm
một nơi để thực tập, làm quen với môi trường làm việc thực tế sau khoảng
thời gian học tập khá dài trên giảng đường. Nếu biết tận dụng thời kỳ thực tập
sinh viên sẽ có nhiều cơ hội phát triển sau này.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xix

Lớp: K50-HDDL2



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

- Nâng cao và hoàn thiện kỹ năng mềm
Dù số ít trường đại học có tổ chức các chương trình hay bộ môn kỹ năng
mềm nhưng còn nặng về lý thuyết. Kỹ năng mềm chỉ được nâng cao và hoàn
thiện dần trong thực tiễn cuộc sống, trong môi trường làm việc.
Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử, thuyết trình hay làm việc
nhóm trong khi thực tập công sở, sinh viên sẽ dần dần trau dồi và rèn luyện,
hoàn thiện kỹ năng mềm bản thân. Không thể phủ nhận ngoài kết quả học tập,
kỹ năng mềm sẽ là nhân tố quan trọng không kém giúp sinh viên có cơ hội
việc làm, phát triển sau này.
- Trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế
Từ năm nhất đến hết năm thứ ba đại học, phần lớn thời lượng học trên giảng
đường là thời gian sinh viên tiếp nhận, trau dồi kiền thức chuyên ngành. Thực tập là
một bộ môn (có số tín chỉ nhất định) trong chương trình đào tạo mà sinh viên phải
hoàn thành như một môn học.
Thời gian thực tập chính là cơ hội để sinh viên trực tiếp áp dụng những kiến
thức trong nhà trường vào môi trường làm việc thực tiễn. Một môi trường công sở
sẽ rất khác khi ngồi trên ghế giảng đường thu nhận kiến thức. Dù ở vị trí là thực tập
sinh song sinh viên sẽ phải hoàn thành công việc được giao phù hợp với năng lực và
yêu cầu hoàn thành như một nhân viên.
- Cơ hội việc làm và khả năng phát triển
Thời gian thực tập tại cơ quan, công sở cũng là khi sinh viên được làm quen
với môi trường mới, con người mới và công việc mới. Mối quan hệ được mở rộng,
khi năng lực bản thân được thể hiện qua vị trí làm và có cống hiến tốt chắc chắn sẽ
được đền đáp.
Không ít sinh viên được giữ lại làm việc tại công ty, trở thành nhân viên chính

thức sau khi kết thúc thời gian thực tập đó. Và khi đã có thời gian rèn giũa lúc thực
tập, sinh viên, và giờ là nhân viên chính thức ấy, sẽ phát triển thuận lợi hơn, cơ hội
thăng tiến cũng nhiều hơn.
Có thể nói thời gian thực tập đại học khá ngắn ngủi, chỉ một vài tháng song có
ý nghĩa quan trọng khi vừa giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng, năng lực mà còn mở

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xx

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

ra cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Hãy luôn trân trọng và hoàn thiện thật tốt kỳ
thực tập trong đời sinh viên bạn nhé.
1.6. Lợi ích của hoạt động thực tế tại doanh nghiệp
- Cùng với quá trình nỗ lực học tập trên giảng đường, thời gian thực tập thực
sự có ý nghĩa, vai trò không nhỏ với sự trưởng thành của sinh viên và cơ hội nghề
nghiệp sau này.
- Ở trường đại học nói chung, thời gian thực tập của sinh viên thường diễn ra
vào cuối năm 3 hoặc năm thứ 4. Đây là lúc sinh viên chọn lựa và tìm kiếm một nơi
để thực tập, làm quen với môi trường làm việc thực tế sau khoảng thời gian học tập
khá dài trên giảng đường. Nếu biết tận dụng thời kỳ thực tập sinh viên sẽ có nhiều
cơ hội phát triển sau này.
- Nâng cao và hoàn thiện kỹ năng mềm
Dù số ít trường đại học có tổ chức các chương trình hay bộ môn kỹ năng

mềm nhưng còn nặng về lý thuyết. Kỹ năng mềm chỉ được nâng cao và hoàn thiện
dần trong thực tiễn cuộc sống, trong môi trường làm việc.
Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử, thuyết trình hay làm việc nhóm
trong khi thực tập công sở, sinh viên sẽ dần dần trau dồi và rèn luyện, hoàn thiện kỹ
năng mềm bản thân. Không thể phủ nhận ngoài kết quả học tập, kỹ năng mềm sẽ là
nhân tố quan trọng không kém giúp sinh viên có cơ hội việc làm, phát triển sau này.
- Trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế.
Từ năm nhất đến hết năm thứ ba đại học, phần lớn thời lượng học trên giảng
đường là thời gian sinh viên tiếp nhận, trau dồi kiền thức chuyên ngành. Thực tập là
một bộ môn (có số tín chỉ nhất định) trong chương trình đào tạo mà sinh viên phải
hoàn thành như một môn học.
Thời gian thực tập chính là cơ hội để sinh viên trực tiếp áp dụng những kiến
thức trong nhà trường vào môi trường làm việc thực tiễn. Một môi trường công sở
sẽ rất khác khi ngồi trên ghế giảng đường thu nhận kiến thức. Dù ở vị trí là thực tập
sinh song sinh viên sẽ phải hoàn thành công việc được giao phù hợp với năng lực và
yêu cầu hoàn thành như một nhân viên.
- Cơ hội việc làm và khả năng phát triển

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xxi

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Thời gian thực tập tại cơ quan, công sở cũng là khi sinh viên được làm quen

với môi trường mới, con người mới và công việc mới. Mối quan hệ được mở rộng,
khi năng lực bản thân được thể hiện qua vị trí làm và có cống hiến tốt chắc chắn sẽ
được đền đáp.
Không ít sinh viên được giữ lại làm việc tại công ty, trở thành nhân viên chính
thức sau khi kết thúc thời gian thực tập đó. Và khi đã có thời gian rèn giũa lúc thực
tập, sinh viên, và giờ là nhân viên chính thức ấy, sẽ phát triển thuận lợi hơn, cơ hội
thăng tiến cũng nhiều hơn.
Có thể nói thời gian thực tập đại học khá ngắn ngủi, chỉ một vài tháng song có
ý nghĩa quan trọng khi vừa giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng, năng lực mà còn mở
ra cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Hãy luôn trân trọng và hoàn thiện thật tốt kỳ
thực tập trong đời sinh viên bạn nhé.
1.7. Khó khăn của sinh viên khi thực tế tại doanh nghiệp
- Về mặt chuyên môn: Nỗi lo lắng mà nhiều người thường mắc phải đến từ
chuyên môn. Sợ rằng mình không thể làm được việc, yếu kinh nghiệm, gặp áp lực
về thời gian và sợ bị chê trách từ những người xung. Đây là những khó khăn thường
thấy mà nhiều bạn đã trải qua. Khi đứng giữa một đống công việc và mọi người
đang tất bật thực hiện mà chúng ta lại chỉ biết đứng nhìn vì chẳng biết phải làm gì.
– Về mặt kỹ năng: Sinh viên là khoảng thời gian mà chúng ta tự do tung tăng
nhất, mặc sức tung hoành có thể ngủ nướng và đến muộn. Nhưng môi trường công
việc lại trái ngược, khiến các bạn bỡ ngỡ và chưa quen. Đặc biệt, là cách ứng xử
trong giao tiếp với cấp trên và đồng nghiệp làm cho chúng ta hay luống cuống, thiếu
tự tin. Dẫn đến những tình huống khó khăn gây cản trở cho công việc.
– Sự cô đơn: Đây là loại cảm giác mà nhiều bạn hay chia sẻ với nhau rằng họ
sợ phải đến công ty và gặp sếp. Cảm giác lạc lõng giữa những người không thân
quen khiến họ ngại ngùng, e dè và không thể giao tiếp khéo léo. Chính vì vậy, sự cô
đơn, rụt rè là thứ cảng đường khiến cho nhiều người không phát triển.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xxii


Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN
KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Giới thiệu Khoa Du Lịch
2.1.1. Giới thiệu chung về Khoa Du Lịch – Đại Học Huế
Tên trường: Khoa Du Lịch – Đại Học Huế (HAT)
Năm thành lập: 2008
Mã trường: DHD
Trưởng Khoa: PGS-TS Trần Hữu Tuấn
Địa chỉ: 22 Lâm Hoằng- Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 02343897744; 02343897755
Email:
Website:
Fanpage: />2.1.2. Các ngành học
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Quản trị khách sạn
- Du lịch
- Quản trị kinh doanh
- Du lịch điện tử
- Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
- Quản trị du lịch và khách sạn


SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xxiii

Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

2.2. Thực trạng tình hình thực tập thực tế tại các doanh nghiệp của
sinh viên Khoa Du Lịch – Đại Học Huế
- Tình hình sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp Khóa K49 .
Bảng 2.1: Tình hình sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp Khóa K49 .
Các ngành học

Số lượng sinh viên

Phần trăm (%)

QLLH

161

35,8

KTDL


41

9,1

TCQLSK

44

9,8

QT QHCC

22

4,9

HDDL

77

17,1

QTKD

47

10,4

TTMKT


36

8,0

TMĐT

22

4,9

TỔNG

450

100

( Nguồn : Trung tâm liên kết doanh nghiệp Khoa Du Lịch - Đại Học Huế)
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng số lượng sinh viên chuyên ngành
QLLH chiếm tỉ trọng đi thực tập cao nhất (35,8%). Tiếp theo số sinh viên chuyên
ngành HDDL cũng chiếm tỉ trọng khá cao (17,1%) và chuyên ngành chiếm tỉ trọng
đi thực tập thấp nhất của khoa là QHCC và TMĐT đều chiếm (4,9%). Ngoài ra các
chuyên ngành khác chiếm tỉ trọng tương đối. Điều này cho thấy rằng nhà trường đã
tạo được ấn tượng rất lớn đến những sinh viên khi ứng tuyển vào các ngành quan
trọng của khoa và các sinh viên đều thấy được tầm quan trọng của việc đi thực tập .
Vì vậy mà nhà trường cần phát huy hơn nữa lợi thế của mình để thu hút sinh viên
tích cực tham gia các hoạt động thực tập thực tế tại các doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xxiv


Lớp: K50-HDDL2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

- Tình hình sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp Khóa K50 .
Bảng 2.2 : Tình hình sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp Khóa K50 .
Các ngành học

Số lượng sinh viên

Phần trăm (%)

HDDL

121

28,9

QLLH

115

27,4

TTMKT


30

7,2

QTKD

37

8,8

TC QLSK

29

6,9

QHCC

23

5,5

KTDL

41

9,8

TMĐT


23

5,5

TỔNG

419

100

( Nguồn : Trung tâm liên kết doanh nghiệp Khoa Du Lịch - Đại Học Huế)
Từ bảng số liệu với 419 sinh viên của khóa K50 , với số lượng sinh viên học
chuyên ngành HDDL và QLLH luôn chiếm số lượng lớn nhất vì vậy tỉ lệ sinh viên
đi thực tập cũng chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt với (28,9%) và (27,4%). Cũng như
bảng số liệu trên sinh viên chuyên ngành QHCC và TMĐT chiếm tỉ trọng thấp nhất
đều (5,5%). Trong đó KTDL sinh viên đi thực tập cũng chiếm tỉ trọng tương đối
với (9,8%) . Tiếp theo là các chuyên ngành QTKD (8,8%), TTMKT (7,2%),
TCQLSK (6,9%). Và từ bảng số liệu ta nhận thấy rằng sinh viên chuyên ngành
HDDL K50 tăng nhiều hơn so với sinh viên chuyên ngành HDDL K49 từ 77 sinh
viên đến 121 sinh viên và ngược lại sinh viên chuyên ngành QLLH giảm nhiều hơn
từ 161 sinh viên xuống còn 115 sinh viên.
Điều này cho thấy rằng sinh viên rất tích cực tham gia vào các hoạt động thực
tập thực tế của khoa. Chính vì vậy khoa cần tạo điều kiện cho sinh viên sớm tiếp
xúc với môi trường doanh nghiệp để sinh viên sớm nhận thức rõ tầm quan trọng ủa
việc đi thực tập thực tế để từ đó trang bị cho mình các kỹ năng cũng như kiến thức
chuyên ngành.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh

xxv


Lớp: K50-HDDL2


×