Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Góp phần nghiên cứu về thể chất, điều kiện môi trường lớp học và tình hình sức khỏe của học sinh trường Trung học cơ sở Trần Bội Cơ, TP Hồ Chí Minh từ tháng 5/2003 đến 5/2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.37 KB, 54 trang )

Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
****
Từ thập niên 90 cho đến nay, tình hình kinh tế xã hội ở đất nước ta trong
thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã có nhiều thay đổi đáng kể. Đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân ngày được cải thiện, chất lượng cuộc sống
ngày được nâng cao.
Thành phố Hồ Chí Minh là một Thành phố đông dân nhất của cả nước, số
lượng học sinh ngày càng gia tăng, số lượng trường học dù đã có được xây thêm
nhiều, cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thành phố. Do đó, một số lớp học ở
các trường đã có số học sinh quá đông, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng
học tập của các em.
Hiện nay vấn đề cải thiện điều kiện môi trường y tế học đường đang là một
vấn đề được Bộ Giáo Dục, Bộ Y Tế và lãnh đạo các cấp chính quyền cùng các
phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta hết sức quan tâm.
Trong các yếu tố môi trường của lớp học trước tiên phải kể đến yếu tố vi
khí hậu. Nước Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Ở
thành phố Hồ Chí Minh, dù trong mùa mưa hay mùa khô, nhiệt độ trung bình
ngày trong phòng cũng xấp xỉ 30oC và độ ẩm cũng tương đối cao. Hơn nữa, ở
trong các phòng học đông người không khí ngoại cảnh càng trở nên ngột ngạt
hơn do hoạt động và chuyển hóa vật chất cũng sinh nhiệt của cơ thể con người.
Trong hoàn cảnh đó, phương tiện cải thiện điều kiện vi khí hậu thông dụng
hiện nay là thông khí bằng quạt máy.
Bên cạnh các yếu tố vi khí hậu, vấn đề chiếu sáng cho lớp học cũng hết
sức quan trọng. Khoa học “Ergonomie – Khoa học về tiện nghi ở nơi làm việc
của con người” đã chỉ rõ rằng: chiếu sáng đầy đủ kết hợp với bàn ghế đúng tiêu
chuẩn sẽ làm cho học sinh thoải mái hơn và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cận thị của


các em.
Như vậy, phòng học sáng sủa, không khí thoáng mát sẽ làm cho học sinh
thoải mái, đỡ mệt mỏi, dễ tiếp thu bài vở. Ngược lại phòng học ẩm thấp, thiếu
ánh sáng, thông khí kém sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của các em, và chất lượng
học tập sẽ giảm sút.

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

Vì những lý do đã nêu trên, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thể
chất, một số vấn đề y tế học đường và tình hình sức khỏe của học sinh trường
Trung học Cơ sở Trần Bội Cơ tại Tp. Hồ Chí Minh.
Chúng tôi hy vọng rằng những kết luận rút ra trong luận văn này cũng có
thể giúp ích cho việc cải thiện tình hình y tế học đường của các trường học tại Tp
Hồ Chí Minh và trong cả nước.

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU
****


*Mục tiêu tổng quát:
Góp phần nghiên cứu về thể chất, điều kiện môi trường lớp học và tình
hình sức khỏe của học sinh trường Trung học cơ sở Trần Bội Cơ, TP Hồ Chí
Minh từ tháng 5/2003 đến tháng 5/2004.
*Mục tiêu chuyên biệt:

1. Nghiên cứu về thể chất của học sinh
2. Nghiên cứu về điều kiện môi trường lớp học; về khí hậu, tình hình
chiếu sáng, kích thước bàn ghế.
3. Nghiên cứu một số vấn đề về tình hình sức khỏe của học sinh

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN Y VĂN
***
1.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THỂ CHẤT CON NGƯỜI VÀ CÁC
NGHIÊN CỨU VỀ THỂ CHẤT CON NGƯỜI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC:
1.1.1. Một số chỉ tiêu đánh giá thể chất con người:
Từ lâu thể chất được coi là một trong những chỉ tiêu nhận dạng và đánh
giá sức khoẻ con người[1,2,4,9,15]. Nghiên cứu về thể chất con người không chỉ
có những nhà y học mà còn của nhiều nhà khoa học thuộc các lónh vực khác
nhau như [8,19,20,22,26,29,30,31]: Nhân trắc học (Biométrie Humaine), tăng
trưởng học (Auxologie), công thái học (Ergonomie)…. Nghiên cứu về thể chất

không chỉ là nhận xét đơn sơ về tầm vóc bên ngoài mà nó còn có nhiều ý nghóa
và ứng dụng trong thực tiễn hàng ngày như xây dựng con người chuẩn đặc trưng
cho mỗi dân tộc, xây dựng mẫu kích cỡ, mẫu quần áo may sẵn, những mẫu đồng
phục học đường, mẫu phương tiện lao động… sao cho tinh tế nhất và tiện nghi
nhất. Trong nghiên cứu thể chất, người ta tìm ra nhiều chỉ tiêu khác nhau để
đánh giá toàn vẹn thể chất một con người, nhưng số đo chiều cao và cân nặng
vẫn luôn là hai chỉ tiêu quan trọng hàng đầu được WHO theo dõi nghiên cứu một
cách có hệ thống.
Chiều cao đứng của cơ thể con người là một trong những chỉ tiêu rất quan
trọng trong hầu hết các điều tra cơ bản về nhân trắc học, nhân chủng học và y
học. Chiều cao đứng còn được xem như một trong những chỉ tiêu quyết định để
phân biệt các chủng tộc trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng
chiều cao là một đại lượng được qui định bởi gen nhưng lại thay đổi theo thời
gian. Chiều cao biểu hiện tầm vóc của một người, do đó các nhà y học thường
dựa vào chiều cao để đánh giá sức lớn của trẻ em và tầm vóc của một người.
Chiều cao thường thay đổi theo chủng tộc, giới tính và chịu một phần ảnh hưởng

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

của môi trường, hoàn cảnh sống của xã hội. Không những thế, chiều cao đứng
còn là một trong những đại lượng rất quan trọng trong trong ứng dụng nhân trắc
học và nghiên cứu thiết kế ergonmie. Chiều cao đứng thường được coi như biểu
hiện của thể lực nên được coi là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá thể lực trong
công tác tuyển chọn vào quân đội, tuyển thợ, tuyển sinh. Sự phát triển chiều cao
còn được lưu ý trong tuyển chọn năng khiếu thể dục thể thao đặc biệt trong các

môn cần tốc độ và sự vươn xa như : bơi lội, điền kinh, nhảy xa… ;ngoài ra nó còn
giúp đánh giá thể trạng liên quan đến chất lượng cuộc sống, chất lượng con
người sinh học. Chiều cao cơ thể còn giúp các nhà y học lượng giá gián tiếp
chức năng thông khí của phổi bởi chiều cao có mối tương quan thuận với tất cả
các thông số hô hấp [32].
Cân nặng cũng như chiều cao, là một số đo quan trọng thường được sử
dụng trong các công trình điều tra về hình thái người. Trọng lượng liên quan đến
nhiều kích thước khác nên thường được dùng để đánh giá sự phát triển của cơ
thể. Đối với cơ thể bình thường trong giai đoạn tăng trưởng, trọng lượng cơ thể
thường xuyên tăng lên nhưng không đồng đều. Bước vào thế kỷ XIX, trọng
lượng được coi là một chỉ số không thể thiếu được trong công tác tuyển mộ binh
lính .Trước đây người ta xem cân nặng là một đặc điểm quan trọng để đánh giá
đầy đủ sự phát triển thể lực. Tuy nhiên ngày nay cân nặng chỉ đóng vai trò tiên
lượng cho yếu tố thể lực, nhưng lại là yếu tố đánh giá sự phát triển kinh tế của
một quốc gia do trọng lượng có thể quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế xã hội
và chịu tác động tức thời của chế độ ăn uống, cũng như liên hệ mật thiết với
tình hình sức khoẻ và bệnh tật của mỗi người. Cân nặng cũng ảnh hưởng nhất
định lên sự phát triển sinh lý của con người như tuổi dậy thì. Người ta nghiên
cứu rằng khi con người đạt đến một cân nặng qui định sẵn cho mỗi người thì thời
kỳ dậy thì sẽ xảy ra và cũng có một số nghiên cứu cho rằng người mập thì dậy
thì sớm hơn người gầy. Cân nặng của một người nói lên mức độ và tỷ lệ sự hấp

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

thu và tiêu hao, một người được dinh dưỡng tốt thì sẽ tăng cân, do đó cân nặng

nói lên phần nào trình độ phát triển thể lực cơ thể.
Chiều cao và cân nặng là những đại lượng có tính tương đối, tự nó không
đủ đưa đến một nhận xét về tầm vóc của một con người. Vì vậy, các nhà khoa
học đã đưa ra những chỉ số có tính tổng hợp từ nhiều chỉ tiêu nhân trắc học khác
nhau. Một trong những chỉ tiêu đó là chỉ số BMI ( Body’s Mass Index)
[13,21,23,24,27,28]. Chỉ số này được hình thành từ hai chỉ tiêu cân nặng và
chiều cao. Chỉ số BMI được dùng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới trong
việc đánh giá tầm vóc một con người đã trưởng thành (trên 18 tuổi) vì ở lứa tuổi
này là lứa tuổi không còn phát triển hay phát triển chậm nên BMI có tính ổn
định.
1.1.2 Một số nghiên cứu thể chất con người trong và ngoài nước:
Ở Viêt Nam, nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao và cân
nặng ở trẻ em có lẽ là cuốn “Hình thái học và giải phẫu học mỹ thuật” của
Huard và Đỗ Xuân Hợp (1943). Cuốn sách này đã đặt nền móng đầu tiên cho
khoa học nhân trắc học trong nước. Tuy nhiên do điều kiện xã hội Việt Nam lúc
bấy giờ không cho phép nên những nghiên cứu về tăng trưởng ít dần. Đến
khoảng 30 năm gần đây ngành nhân trắc học và tăng trưởng học của Việt Nam
mới phần nào hồi sinh với hàng loạt nghiên cứu có giá trị trong và ngoài nước:
Cuốn “Nhân trắc học và ứng dụng trên con người Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Quang Quyền xuất bản 1974. Đây là cuốn sách đầu tay cho các nhà
nghiên cứu nhân trắc học tại Việt nam, đưa ra các kỹ thuật, các thông số đo
người nhằm đánh giá thể chất con người một cách khoa học nhất.
“Hằng số học sinh người Việt Nam” với sự chủ trì của giáo sư Nguyễn
Tuấn Gi Trọng, tập hợp trên 15 nghiên cứu của các nhà sinh học, y học Việt
Nam, là mốc đánh dấu một đoạn đường trong lịch sử nghiên cứu sinh học ở

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa


Bộ môn Y học lao động và Môi trường

người Việt Nam, là tài liệu lịch sử có giá trị về thời gian để các nghiên cứu tiếp
theo lấy làm tài liệu so sánh .
“Atlst nhân trắc học người Việt Nam lứa tuổi lao động” của Nguyễn An
Lương (1986) là công trình nghiên cứu có số liệu thu nhập khá lớn từ 3 miền đất
nước Bắc – Trung – Nam với nhiều lứa tuổi khác nhau, xử lý thống kê nghiêm
túc của tập thể cán bộ khoa học thuộc nhiều cơ quan, nhiều lónh vực.
Nguyễn Mạnh Liên với “Nghiên cứu về người chuẩn Viện
nam(1990-1998) trong hợp tác vùng Châu Á-Thái Bình Dương về người chuẩn
Châu Á(IAEA TECDOC,2,1998).
Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu nhân trắc học được thực hiện dưới nhiều
hình thức như luận án tốt nghiệp, luận án tiến só, tổng kết các nghiên cứu đã làm
để rút ra kết luận…. Nhiều công trình với nhiều tác giả như : Trần Đình Long,
Lương Bích Hồng, Cao Phương Nam (1988), Lê Gia Vinh (1986), Đào Huy Khuê
(1990), Mai Văn Thìn (1991), Nguyễn Mạnh Liên, Cao Quốc Việt (1990 –
1992), Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992)[18], Lê Nam Trà (1992)[5,7], Lê Ngọc
Anh Thư[5]...

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

Bảng 1.1: Những nghiên cứu về chiều cao và cân nặng của nữ thiếu
niên từ 12-15 tuổi.
STT


Tên nghiên

Năm

Tuổi

Tình hình

1983

12

Cân

cao(x±SD)

nặng(x±SD)

của nam
1

Chiều

mẫu

cứu

Cỡ


của nam

(cm)
130.5±5.1

(kg)
25.79±3.8

1500

phát triển thể

13

134.04±4.5

27.74±5.1

lực của trẻ

14

139.80±4.5

31.3±4.5

em xã Dũng

15


143.41±5.4

33.01±4.6

Tiến
Đặc điểm

12

43

140.79±6.50

31.65±5.20

hình thái và

13

40

145.75±5.16

35.56±5.10

thể lực học

14

38


149.83±5.51

38.76±5.48

sinh một

2

1992

15

36

153.00±5.43

41.83±5.7

trường PTCS
3

Hà Nội
Người chuẩn

1990-

15

616


156±5.5

40.5±5.1

4

Việt Nam
Nghiên cứu

1993
2000-

12

146

142.05±14.1

32.28+8.82

một số đặc

2001

13

190

3


37.62+7.30

điểm về thể

14

139

148.22±7.00

39.70+7.92

chất và sinh

15

74

150.21±6.21

41.39+4.64

lý học sinh

152.30±5.01

trường PTCS
Lê Anh Xuân


Trang 8


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

Bảng 1.2: Những nghiên cứu về chiều cao và cân nặng của nam thiếu
niên từ 12-15 tuổi
STT

Tên nghiên

Năm

Tuổi

Tình hình

1983

12

Cân

cao(x±SD)

nặng(x±SD)

của nam

1

Chiều

mẫu

cứu

Cỡ

của nam

(cm)
130.07

(kg)
25.37

1500

phát triển thể

13

133.10

27.63

lực của trẻ


14

139.38

31.35

em xã Dũng

15

145.25

33.17

Tiến
Đặc điểm

12

43

137.67±6.42

30.75±3.86

hình thái và

13

40


144.80±7.21

35.38±5.15

thể lực học

14

38

151.80.±6.9

39.82±5.67

sinh một

2

1992

15

36

158.54±4.66

45.96±6.33

trường PTCS

3

Hà Nội
Người chuẩn

1990-

15

616

156±5.5

40.6±5.7

4

Việt Nam
Nghiên cứu

1993
2000-

12

146

141.2±9.1

33.26±8.47


một số đặc

2001

13

190

150.11±10

37.94±9.65

điểm về thể

14

139

152.3±10.12

40.58±8.67

chất và sinh

15

74

159.01±6.01


46.07±8.97

lý học sinh
trường PTCS
Lê Anh Xuân
Ngoài vấn đề thể chất của học sinh thì điều kiện tiện nghi trong học tập
cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ của các em. Vấn đề tiện nghi môi trường

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

lao động hiện nay đã được các nhà khoa học của nhiều ngành khác nhau quan
tâm giải quyết và được gọi là khoa học Ergonomie[13].
Theo định nghóa của Hội Ergonomie quốc tế(IEA)[4,13]: Ergonomie là
khoa học liên ngành, được cấu thành từ các khoa học về con người để phù hợp
công việc, hệ thống máy móc thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng
về thể lực, trí tuệ và cả với những hạn chế của con người.
Sinh lý lao động

Y học lao động

Tâm lý lao động

Quản lý, tổ chức lao động


Nhân trắc học
Cơ sinh học

Ergonomie

Mỹ thuật công nghiệp
Thiết kế, chế tạo

Xã hội học

Tin học

Kỹ thuật

Kiến trúc, xây dựng….

An toàn
Như vậy chúng ta thấy là các yếu tố môi trường lớp học rất quan trọng đối
với sức khoẻ và kết quả học tập của học sinh .
1.2 VI KHÍ HẬU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHÍ HẬU LÊN ĐỜI
SỐNG SỨC KHOẺ CON NGƯỜI:
1.2.1 Các yếu tố vi khí hậu


Các yếu tố vi khí hậu là những yếu tố vật lý trong môi trường không
khí có liên quan đến quá trình điều hoà nhiệt của cơ thể người trong
một không gian nhất định[10,11]. Các yếu tố này bao gồm : nhiệt độ,
độ ẩm, vận tốc gió và cường độ bức xạ nhiệt từ các bề mặt xung quanh.




Đặc điểm của khí hậu Việt Nam[10]: Việt Nam nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa mà “vó độ và địa hình đã đem lại những biến dạng
sâu sắc cho khí hậu toàn thể và cho từng vùng”(Buy-Đông và
Láctông). Ở miền Bắc nước ta là gió mùa không thuộc một cơ chế
thuần nhất. Nó được qui định bởi nhiều trung tâm tác động khác nhau,
Trang 10


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

thường xuyên tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau và căn bản là một chế độ
không ổn định. Nói một cách khác, Việt Nam là một nước nhiệt đới, gió
mùa, có khí hậu nóng ẩm, từng vùng có đặc điểm khác nhau và thay
đổi đột ngột theo từng đợt gió mùa.
Trong thực hành vệ sinh, khi nghiên cứu điều kiện vi khí hậu ở một nơi nào
đó, có thể đánh giá theo từng yếu tố riêng rẽ hoặc theo những chỉ tiêu tổng
hợp của hai, ba hoặc tất cả bốn yếu tố kể trên.
Nhiệt độ không khí : Mặt trời là nguồn nhiệt chính của trái đất, những tia
mặt trời không làm nóng trái đất bao nhiêu mà không khí nóng chủ yếu là
do tiếp xúc với mặt đất. Không khí bị giảm trọng lượng cho nên đã gây ra
các dòng đối lưu làm cho lớp không khí gần mặt đất có thể truyền nhiệt cho
các lớp trên. Trong những yếu tố của ngoại cảnh, nhiệt độ của không khí
và của những vật xung quanh ảnh hưởng nhiều nhất đến việc trao đổi nhiệt.
Ngoài việc tác động lớn đến con người, nhiệt độ của môi trường xung
quanh còn quyết định hiệu lực tác động của những yếu tố khí hậu khác.
Thí dụ: khi nhiệt độ thấp, sự chuyển động của không khí càng làm
lạnh thêm. Nghóa là gây những tác dụng không tốt. Trái lại khi nhiệt độ

cao(trên 200), cơ thể dễ bị quá nóng, sự chuyển động của không khí sẽ
làm cho việc giải nhiệt được dễ dàng hơn nghóa là gây những tác dụng tốt.
Nếu nhiệt độ không khí tiếp tục tăng lên đến 37-380C thì sự chuyển động
củ không khí không làm cho sự giải nhiệt bằng đối lưu dễ dàng hơn, mà
trái lại làm cho người ta bị nóng hơn và lúc đó gió lại trở thành yếu tố có
hại. nh hưởng của nhiệt độ đối với độ ẩm cũng vậy.
Nhiệt độ không khí là yếu tố cơ bản nhất quyết định cảm giác
nóng lạnh hay dễ chịu của cơ thể trong điều kiện vi khí hậu nhất định
(trong cabin xe, phòng làm việc, phân xưởng sản xuất, …). Để đo nhiệt
độ không khí người ta dùng các đơn vị đo khác nhau tuỳ theo từng loại
Trang 11


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

thang nhiệt độ. Trong nghiên cứu, đơn vị đo nhiệt độ thường được dùng
là thang Celcius (oC).
Độ ẩm không khí : là lượng hơi nước không nhìn thấy, tan trong không
khí, biểu hiện bằng sức trương hơi nước(mm thuỷ ngân hoặc gam/m3
không khí).


Độ ẩm tối đa (E) : là lượng hơi nước tối đa (tính bằng mmHg hoặc gr/
m3) mà không khí có thể chứa được ở một nhiệt độ nhất định. Trị số
này tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ không khí.




Độ ẩm tuyệt đối (e) : là lượng hơi nước (tính bằng mmHg hoặc gr/m3)
thực tế đã đo được ở một nhiệt độ nhất định.



Độ ẩm tương đối (R) : là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm
tối đa ở trong cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất.
R=

e
x 100 (%)
E

Như vậy, độ ẩm tương đối biểu thị cho lượng hơi nước thực có trong không
khí so với lượng nước tối đa có thể có trong không khí ấy ở cùng áp suất và nhiệt
độ. Trong nghiên cứu về môi trường, độ ẩm tương đối thường được sử dụng khi
đo đạc.
• Độ ẩm cao làm cản trở thải nhiệt bằng bay hơi mồ hôi khi nhiệt độ
không khí cao. Cơ thể dễ bị tích nhiệt và say nóng. Cùng với nhiệt độ,
độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn, côn
trùng …phát triển mạnh.


Độ ẩm quá thấp cũng có hại, làm cho da bị khô, nứt nẻ.



Độ ẩm thích hợp nhất đối với cơ thể là 50% ± 20%. Dưới 30% là khô
hanh, trên 70% là ẩm thấp.


Trang 12


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

Trong tình hình mùa hè, nhiệt độ lên cao,lớp học chỉ có đơn thuần là quạt
trần, không có máy điều hoà nhiệt độ, độ ẩm lại cao như ở nước ta, số học sinh
trong một phòng học lại tương đối đông thì rất dễ tạo điều kiện sự say nóng xảy
ra do tình trạng thải nhiệt bị trở ngại. Khi nhiệt độ của ngoại cảnh cao hơn nhiệt
độ da con người chỉ có một con đường thải nhiệt duy nhất là sự bay hơi của mồ
hôi. Trong điều kiện đó nếu độ ẩm của không khí thấp sẽ giúp cho sự bay hơi
mồ hôi dễ dàng và cơ thể con người sẽ cảm thấy thoải mái, mát mẻ, dễ chịu.
Trái lại nếu độ ẩm cao, sẽ hạn chế sự bay hơi của mồ hôi làm cho con người
cảm thấy nóng nực khó chịu. Mồ hôi dư thừa sẽ ở thể lỏng, làm ướt quần áo, con
người càng cảm thấy nóng nực khó chịu hơn. Quạt máy là phương tiện tạo ra các
luồng gió mát ở trong phòng. Nó có nhược điểm là khi nhiệt độ không khí ngoài
trời cao thì nhiệt độ không khí ở trong phòng cũng cao, tác dụng chống nóng của
quạt hạn chế. Ngoài ra nếu tốc độ gió của quạt quá mạnh thì có thể gây cảm
giác lạnh. Các máy điều hoà không khí khi lắp đặt cho một căn phòng kín có
khả năng chủ động điều hoà các điều kiện vi khí hậu ở trong phòng theo ý muốn
nhờ điều chỉnh được các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của
không khí . Đây là phương thức điều hoà không khí hiện đại. Nhược điểm là nó
đắt tiền , đòi hỏi phòng kín.
Tốc độ chuyển động của không khí :
Các khối không khí luôn luôn chuyển động. Nguyên nhân là mặt trời đun
nóng bề mặt trái đất không đều. Sự khác nhau giữa nhiệt độ và áp lực trên mặt
đất gây ra các luồng gió.
Gió thổi và với tốc độ khác nhau và đổi chiều cho nên chiều gió và sức

gió là hai tính chất của luồng gió.

Trang 13


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

Ở tần đối lưu không khí thường xuyên di chuyển theo chiều nằm ngang và
còn chuyển động theo chiều thẳng đứng tạo ra gió. Do mặt đất gồ ghề phức tạp,
có lực ma sát lớn nên gió thường bị thay đổi tốc độ và hướng.
Chuyển động của không khí là một yếu tố khí tượng quan trọng. Không khí
chuyển động ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ thải nhiệt của cơ thể.
Chúng ta đều biết rằng khi khi không có gió người ta có thể chịu đựng được
dễ dàng đối với nhiệt độ rất thấp(đến -300).Trái lại khi trời không rét lắm(-100
đến -150) nhưng gió to thì có thể bị lạnh đột ngột. Tất nhiên sự chuyển động của
không khí không phải chỉ là yếu tố có hại. Trong nhiều trường hợp, nó rất có ích
và có khi có tác dụng rất tốt, như trong trường hợp nhiệt độ bên ngoài cao hoặc
khi sinh nhiệt nhiều(lao động nặng). Trong những trường hợp này gió làm tăng
sự thải nhiệt bằng đối lưu. Khi có gió mồ hôi bốc hơi nhanh hơn. Đó là tác dụng
tốt của gió khi nhiệt độ không khí gần bằng nhiệt độ của cơ thể và ngay cả khi
cao hơn nhiệt độ của cơ thể.
Tốc độ chuyển động của không khí thường được tính bằng mét/giây hoặc
bằng kilômét / giờ. Tốc độ này thường thay đổi nên người ta đo trong khoảng
100 giây để tính tốc độ chuyển động của không khí.
1.2.2 Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về vi khí hậu tại nơi làm việc[14]:
18 – 32oC

Nhiệt độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối

70%-80%

Tốc độ chuyển động không khí

0.1-0.3 mét/giây

1.2.3 Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể
Cảm giác về nóng hay lạnh của con người phụ thuộc vào ảnh hưởng tổng
hợp của bốn yếu tố vật lý của không khí là nhiệt độ (toC), độ ẩm (%), tốc độ
chuyển động của không khí ( m/s) và bức xạ nhieät.

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

Ba yếu tố nhiệt độ (toC), độ ẩm (%), tốc độ chuyển động của không khí v
(m/s) được đánh giá chung thành một chỉ tiêu gọi là nhiệt độ hiệu lực và được
nhiều nhà khoa học tính ra thành chỉ tiêu của cảm giác nóng, lạnh.
Trong điều kiện nhiệt độ và tốc độ chuyển động của không khí đã xác
định, độ ẩm tương đối có liên quan rõ rệt đến cảm giác người lao động. Nhiệt độ
không khí nóng, độ ẩm cao khó bốc mồ hôi nên người lao động cảm thấy rất là
oi bức, tiết mồ hôi khó nên càng khó chịu. Còn khi mồ hôi tiết ra nhiều tức là
lúc nhiệt độ cao mà độ ẩm thì thấp lúc đó người lao động dễ mệt mỏi vì mất
nước và điện giải.
Khí hậu thay đổi đột ngột còn ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người.

Qua thống kê của các bệnh viện thì mùa lạnh hay gặp phải các tai biến
mạch máu não, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh đường hô hấp trên. Bệnh
loét dạ dày tá tràng thường có cơn đau về mùa lạnh nhiều hơn. Lạnh còn tạo
điều kiện cho bệnh viêm thận cấp phát triển. Viêm thần kinh cũng thấy nhiều
trong mùa rét. Đối với các tai mũi họng thì ảnh hưởng của mùa rét là khá rõ
ràng. Mùa hè là mùa có nhiều bệnh về đường ruột.
1.2.4 Chiếu sáng trong đời sống:
1.2.4.1 Khái niệm về ánh sáng – Đơn vị ánh sáng
* Ánh sáng kích thích mắt : tuỳ theo quang phổ mà mắt có cảm giác khác
nhau trong khoảng làn sóng dài 400 – 760nm (nanometre). Nguồn sáng phát ra
luôn luôn thay đổi, người ta gọi là quang lưu (F). Quang lưu (hay dòng ánh sáng)
là phần của năng lượng bức xạ gây nên cảm giác ánh sáng.
– Đơn vị của dòng ánh sáng là Lumen.

Trang 15


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

Người ta có thể nhận thấy các vật xung quanh là do quang lưu (F) chiếu
vào bề mặt các vật đó phản xạ lại, tới võng mạc mắt, bởi vậy cần phải nghiên
cứu mật độ ánh sáng rọi vào bề mặt, mật độ rọi đó gọi là độ rọi (E).
Độ rọi là tỷ số của dòng ánh sáng F rọi vào bề mặt đối diện có diện tích
(S). Ta có :
E=

F
S


Đơn vị độ rọi(độ chiếu sáng) gọi là Lux. Lux là sự chiếu sáng của dòng ánh
sáng 1 lumen trên 1m2.
Danh pháp các đại lượng trên được trình bày theo bảng dưới đây.
DANH PHÁP ĐẠI LƯNG ÁNH SÁNG
(L.Lliboutry-PHYSIQUE DE BASE, MASSON Edt, PARIS, 1963)
Đại lượng (Grandeurs)

Năng lượng

Ánh sáng (Lumineuses)

(Energetiques)
Quang thông
(Flux lumineux)
Chiếu sáng
(Éclairement)
Cường độ
(Intensité)
Độ chói
(Luminance, Brillance)

Watt

Lumen (lm)

Watt-cm2
* Watt/m

* Lumen/m2 (lux)


2

Watt/Steradian
Watt/Sr cm

2

* Watt Sr m2

1.2.4.2 Các loại chiếu sáng

Trang 16

Lumen/Steradian
(=bougie , candela)
Candela/ Sr cm2 (stilb)
* Candela/ Sr m2 (nit)


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

Có ba loại chiếu sáng tuỳ theo hoàn cảnh[11] :


Chiếu sáng tự nhiên: là nguồn ánh sáng chủ yếu vào lúc ban ngày. Trị
số chiếu sáng tự nhiên thường dao động trong phạm vi khác lớn tuỳ
thuộc vào độ mặt trời, độ trong suốt của khí quyển,trạng thái thời tiết và

các vị trí được chiếu sáng. Ở ngoài trời nắng, độ chiếu sáng có thể đạt
tới 10.000 -20.000 lux. Nguồn chiếu sáng tự nhiên trong nhà hay trong
ph2ong không phải là nắng mặt trời mà là ánh sáng tự nhiên được
khuyếch tán từ bầu trời.

Biện pháp có hiệu quả để tăng độ chiếu sáng tự nhiên trong phòng là:
+Tăng số lượng các cửa sổ và diện tích các cửa sổ. Tỷ lệ diện tích
cửa sổ trên diện tích phòng (Scửa sổ : Sphòng ) được gọi là hệ số ánh sáng(HSAS).
Các phòng ở cần có HSAS là 1:6~1:8, lớp học, phòng khám bệnh cần có HSAS
là 1:4~1:8.
+Mở rộng góc ánh sáng và góc mảnh trời của các cửa sổ bằng cách
hạn chế các vật che chắn cửa sổ, nâng cao mép trên cửa sổ. Góc ánh sáng của
cửa sổ ít nhất phải bằng 270, góc mảnh trời ít nhất phải bằng 50.

Hình góc ánh sáng và góc mảnh trời

Trang 17


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

E

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

A

C

i


ii

B
iii

Góc ánh sáng ABC
A: mép trên cửa sổ
C: mép dưới cửa sổ
Góc mảnh trời ABE
E: điểm trên cùng của
nhà đối diện cửa sổ
i: khối nhà đối diện
ii: tường lớp học
iii: bàn học

Thường xuyên lau chùi bụi bám ở kính cửa sổ. Cửa kính bám nhiều bụi cản
trở 50% lượng ánh sáng vào phòng, cửa che mành làm giảm 40% ánh sáng.


Chiếu sáng nhân tạo : để bổ sung cho chiếu sáng tự nhiên, trong nhà
hoặc phòng phải có chiếu sáng nhân tạo. Nguồn sáng nhân tạo có thể là
đèn dầu, đèn điện, nến…Các loại đèn đất, đèn dầu hoả… không tốt bằng
đèn điện vì khả năng toả sáng thấp, dễ bị tắt, toả nhiệt nhiều và có
thoát ra các khí độc như CO2, acetylene, muội đèn…..Khi thắp trong nhà
kín thì các nguồn sang này có thể làn đầu độc bầu không khí và làm
giảm hàm lượng oxy để thở. Còn loại đèn điện có dây tóc nóng đỏ hiện
cũng được sử dụng rộng rãi. Loại đèn này có thể chiếu sáng trong mọi
điều kiện thời tiết, tuổi thọ trung bình 1000 giờ. Tuy nhiên loại đèn này
có nhược điểm là gây chói mắt, hiệu suất phát quang không cao, ánh

sáng phát ra nhiều tia đỏ không giống như ánh sáng tự nhiên, toả nhiều
nhiệt. Xu hướng hiện nay là dùng đèn huỳnh quang có chứa khí trơ, thuỷ
ngân. Các đèn huỳnh quang phát ra tia sáng trắng gần giống như ban
ngày, năng suất phát sáng cao(gấp 2.5-3 lần đèn dây tóc), tuổi thọ lên
Trang 18


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

tới 3000 giờ, ít toả nhiệt. Hiện nay công ty Điện Qung còn vừa cho ra
mắt bóng đèn huỳnh quang chống cận thị Maxx801(phụ lục 4), sử dụng
bột huỳnh quang hoạt hoá Tricolor Phosphor cho chất lượng ánh sáng
tốt hơn và tiết kiệm năng lượng đáng kể so với bóng huỳnh quang
thường.


Chiếu sáng hỗn hợp: phối hợp hai loại ánh sáng tự nhiên và nhân tạo.

Có nhiều trường hợp người ta dùng cả ba loại chiếu sáng này trong phòng
làm việc với thời gian khác nhau. Chiếu sáng thiên nhiên có thể áp dụng được ở
mọi nơi vì rẻ tiền, nhưng không bảo đảm đều đặn và đôi khi gây loá mắt, cho
nên có khi phải sử dụng chiếu sáng hỗn hợp. Ở những nơi thiếu ánh sáng, thì
phải sử dụng chiếu sáng nhân tạo và nên được chiếu sáng 30 phút đến 1 giờ
trước khi làm việc.

1.2.4.3 Yêu cầu chiếu sáng tại một số nơi làm việc :

Trang 19



Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

Trích dẫn tiêu chuẩn ILO(1985)[11]
STT

Địa điểm

Công việc

Độ chiếu sáng
(lux)

1

1500-2000
750-1000

Phòng họp-phòng ăn-tiếp tân

200-750

Hành lang-cầu thang

100-200

Lối đi vào ra


75-100

Cửa ra ngoài-cầu thang

30-75

May vá

1000-2000

Phòng đọc sách-phòng học

500-1000

Phòng trang điểm

300-500

Phòng ăn

200-300

Giải trí

150-200

Giặt là quần áo

100-150


Phòng vẽ-phòng thí nghiệm-thư viện

750-1500

Lớp học

300-750

Phòng thể thao-giảng đường-phòng tắm

75-300

Cửa ra vào-thang gác

3

Vi tính-đánh máy-ký hoạ
Văn thư

2

Văn phòng

30-75

Nhà ở

Trường học


Theo Bộ Y Tế [16]:

Trang 20


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

Phòng học cần đảm bảo độ chiếu sang đồng đều không dưới 100 lux. Rêing
phòng học có học sinh khiếm thị độ chiếu sáng không dưới 300 lux.
1.2.4.4 Ảnh hưởng của chiếu sáng trong sản xuất và đời sống:
Trong nhà máy, nơi làm việc ban ngày và ban đêm đều phải có đủ ánh
sáng về số lượng và chất lượng mới bảo vệ được thị lực lâu dài, chống mệt mỏi
và rất nhiều trường hợp đủ ánh sáng làm cho năng suất lao động tăng, tránh
được sai sót về thao tác tức là tránh được cả tai nạn lao động.
nh sáng có ý nghóa lớn về phương diện sinh lý và vệ sinh. Từ 80-90%
khối lượng thông tin về thế giới xung quanh được con người thu qua thị giác.
nh sáng đầy đủ khiến con người cảm thấy sảng khoái, dễ chịu và phấn chấn về
tinh thần, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể cũng được xúc tiến mạnh. Đó là
một trong những điều kiện tốt để con người làm việc có năng suất cao. nh
sáng tự nhiên còn là nguồn tia tử ngoại phong phú giúp cơ thể chống lại bệnh còi
xương, tiêu diệt các vi khuẩn, hạn chế các bệnh theo đường hô hấp[11].
Ngoài ra, theo khảo sát của Bệnh Viện Mắt Hà Nội, tỷ lệ học sinh cận thị
ngày càng tăng trong lứa tuổi học đường, ở cấp tiểu học là 16%, nhưng lên cấp
trung học đã là 32% và ở cá trường chuyên tỷ lệ này là 80%. nh sáng không
đủ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên thực trạng này.
Thiết kế bàn ghế cũng là một trong những mục tiêu của ergonomie. Bàn
ghế là nơi học sinh trải qua phần lớn thời gian học tập. Do đó, bàn ghế cần được
thiết kế phù hợp với chiều cao của từng lứa tuổi để tránh các tật về cột sống, các

bệnh mắt học đường sau này…. Theo quyết định của Bộ Y Tế [16]thì:
1.Bàn ghế học sinh phải đủ rộng, chắc chắn, các góc bàn cạnh phải
tròn, nhẵn đảm bảo an toàn.
2.Kích thước(chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của bàn và ghế phải
tương ứng với nhau đồng thời phải phù hợp với tầm vóc của học sinh.

Trang 21


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

Các chỉ số(cm)

Cỡ bàn và ghế
I
II
III
IV
V
VI
46
50
55
61
69
74
Chiều cao bàn
27

30
33
38
44
46
Chiều cao ghế
–Loại I dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,00 đến 1,09 m.
–Loại II dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,10 đến 1,19 m.
–Loại III dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,20 đến 1,29 m.
–Loại IV dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,30 đến 1,39 m.
–Loại V dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,40 đến 1,54 m.
–Loại VI dành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,55 trở lên.
1.3 HIỆN TƯNG MỆT MỎI TRONG LAO ĐỘNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP LƯNG GIÁ:
1.3.1Khái niệm về mệt mỏi trong lao động và những nguyên nhân đưa
đến sự mệt mỏi trong lao động:
Mệt mỏi là kết quả của một quá trình lao động không nghỉ ngơi hợp lý,
Theo “tâm lý sinh lý lao động và Ergonomy” có rất nhiều nguyên nhân đưa đến
sự mệt mỏi trong lao động như[12]:
-Gánh nặng trong lao động: xử lý trên 30 tín hiệu trong một giờ, khuân
vác vật nặng trên 50 kg…
-Thao tác lao động không được hợp lý hoá: tư thế lao động không thoải
mái phải thường xuyên cúi người hay di chuyển, nhiều cử động thừa…
-Lao động không nghỉ giữa giờ, sau giờ lao động không ngủ bù lại sức…
-Dinh dưỡng không hợp lý: bữa ăn không hợp khẩu vị, không cung cấp
nhiều chất sinh tố…
-Môi trường lao động không an toàn: tiếng ồn, khí độc…
-Đối với học sinh: sự tập trung tư tưởng nghe giảng, bài học khó tiếp thu,
bài học có quá nhiều thông tin cần nhớ, bài tập khó giải, lớp học thiếu ánh sáng,

lo lắng thi cử hay kieåm tra…

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

1.3.2Sự mệt mỏi trong học tập:
Học tập là một quá trình tiếp nhận thông tin, đòi hỏi phải có sự tập trung
chú ý bài giảng. Nó được hiểu theo nghóa là hoạt động bao gồm sự quan sát liên
tục bằng thính giác hay thị giác và là khả năng của cá thể để phát hiện ra tín
hiệu với các tần số khác nhau khi quan sát[7]. Trong đánh giá mức độ gánh nặng
của hoạt động lao động trí óc cũng như phân loại hoạt động này, thời gian tập
trung chú ý được xem như một chỉ số đáng tin cậy[13].

Tên chỉ số
Thời gian tập

Loại I
<25

Loại II
26-50

Loại III
51-75

Loại IV

76-90

Loại V
>90

trung chú ý/tổng
thời gian lao
động(%)
Phân loại mức độ gánh nặng lao động theo thời gian tập trung chú ý
(theo Viện Thẩm Mỹ Kỹ Thuật Nga)
Thời gian tập trung chú ý càng cao trong tổng thời gian lao động trí óc thì
loại(mức) mệt mỏi càng cao.
1.2.3Khảo sát sự mệt mỏi:
Chẩn đoán sự mệt mỏi có nhiều phương pháp nhưng độ chính xác còn
nhiều vấn đề[7]:
-Hoạt động thần kinh đòi hỏi có những chất trung gian dẫn truyền thần
kinh như acetylcholine, mà acetylcholine cần có phosphor cho quá trình tổng hợp
nên ta có thể định lượng nồng độ phosphor trong máu để gián tiếp khảo sát tình
trạng mệt mỏi.
-Hình ảnh cộng hưởng từ có thể cho biết những vùng của não bộ làm việc
cao độ với những vết lốm đốm ở dưới vỏ.
-Khảo sát điện não đồ.
Trang 23


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

-Sau cùng là một phương pháp đánh giá độ mệt mỏi mang tính chất khách

quan, dễ sử dụng, tiện lợi. Đó là “ nghiệm pháp xác định sự mệt mỏi chức năng
thị giác và lao động trí óc bằng vòng hở Landolt”.
Nghiệm pháp này đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu liên quan
đến môi trường lao động như Trần Công Huấn[17] nghiên cứu về những ảnh
hưởng của trường điện từ đến sức khoẻ bộ đội radar, Đỗ Thị Thuý Vân, Nguyễn
Lê Mai [3] nghiên cứu đặc điểm và tình hình sức khoẻ công nhân tại xí nghiệp
may I bộ quốc phòng…
Về mặt lịch sử thì vòng hở Landolt là một phần vòng tròn với kích thước
từ lớn đến nhỏ để đánh giá thị lực. Các nhà khoa học Liên Xô đã cải tiến và
biến đổi tạo thành nhiều vòng hở nhỏ cùng kích thước và vị trí mở khác nhau,
xếp thành hàng coi như là những tín hiệu thông tin mà người tham gia phải nhận
ra trong một khoảng thời gian(ví dụ 2 phút).
Một ưu điểm nữa của nghiệm pháp này là không chỉ đánh giá được sự
mệt mỏi trong ca lao động mà còn đánh giá được sự mệt mỏi tích tụ trong thời
gian dài.

Bảng so sánh tốc độ xử lý thông tin trước và sau khi lao động của một
số công việc.
Đối tượng

Tốc độ xử lý

thông tin trước
Sinh viên

Tốc độ xử lý

thông tin sau khi

khi lao động

1.89±0.25

lao động
1.70±0.21

Trang 24

Tác giả-năm

Nguyễn Thanh


Luận văn tốt nghiệp bác só y khoa

Công nhân
Nhân viên văn
phòng
Học sinh cấp 3
Trắc thủ ra

1.03±0.32
1.13±0.35
1.54±0.44
1.52±0.30

Bộ môn Y học lao động và Môi trường

0.93±0.25

Danh-1997

Nguyễn Thanh

1.42±0.62

Danh-1997
Nguyễn Thanh

1.42±0.62

Danh-1997
Trần Thị Anh

1.15±0.03

Tường-2000
Trần Công
Huấn-1994

Trang 25


×