Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng bài giảng e–learning dạy học các phép tính trên số tự nhiên ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
----------

LÊ PHƯƠNG VY

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING DẠY HỌC
CÁC PHÉP TÍNH TRÊN SỐ TỰ NHIÊN LỚP 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHÓA HỌC 2013 – 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
----------

LÊ PHƯƠNG VY

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING DẠY HỌC
CÁC PHÉP TÍNH TRÊN SỐ TỰ NHIÊN LỚP 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Thoa

KHÓA HỌC 2013 – 2017



Lời cảm ơn
Để thực hiện được khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hỗ
trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc,
chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả các
cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.
TS Nguyễn Thị Kim Thoa - người đã tận tình giúp đỡ, khuyến khích, động
viên cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô trong
khoa Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Huế đã quan
tâm, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô và học sinh trường Tiểu học
Chu Văn An đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Do vốn kiến thức còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những
sai sót. Kính mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Lê Phương Vy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................. 3

3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
7. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 5
8. Cấu trúc đề tài..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 7
1.1.1. Khái quát về bài giảng e-learning .............................................................. 7
1.1.2. Adobe Presenter – phần mềm thiết kế bài giảng e-learning .................... 16
1.1.3. Dạy học các phép tính trên số tự nhiên ở lớp 3 ....................................... 30
1.1.4. Đặc điểm phát triển nhận thức của học sinh lớp 3 trong giờ học có sử
dụng bài giảng e-learning hoặc tự học với bài giảng e-learning ....................... 32
1.2. Thực trạng vận dụng bài giảng e-learning trong dạy và học các phép tính trên
số tự nhiên ở lớp 3 ................................................................................................. 33
1.2.1. Mục tiêu ................................................................................................... 33
1.2.2. Đối tượng ................................................................................................. 33
1.2.3. Công cụ .................................................................................................... 33
1.2.4. Kết quả ..................................................................................................... 34
1.2.5. Nguyên nhân ............................................................................................ 36
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING DẠY HỌC CÁC PHÉP
TÍNH TRÊN SỐ TỰ NHIÊN Ở LỚP 3 ................................................................... 38
2.1. Định hướng xây dựng bài giảng e-learning ................................................... 38
2.1.1. Minh họa trực quan, mô phỏng cấu trúc nội dung bài học ...................... 38


2.1.2. Phù hợp với tiến trình hoạt động trí tuệ của học sinh .............................. 38
2.1.3. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ...................................... 38
2.1.4. Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học ............................... 38
2.2. Quy trình xây dựng bài giảng e-learning ....................................................... 39

2.2.1. Cơ sở xây dựng bài giảng e-learning ....................................................... 39
2.2.2. Quy trình chung để xây dựng bài giảng e-learning ................................. 39
2.2.3. Vận dụng quy trình thiết kế bài giảng e-learning dạy học số tự nhiên ở
lớp 3.. ................................................................................................................. 41
2.3. Lưu ý khi sử dụng bài giảng e-learning dạy học số tự nhiên ở lớp 3 ............ 76
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 78
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................... 78
3.2. Nội dung thực nghiệm.................................................................................... 78
3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................. 78
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm ............................................................................ 78
3.3.2. Quan sát giờ học ...................................................................................... 78
3.3.3. Bài kiểm tra .............................................................................................. 79
3.4. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 79
3.5. Ý kiến đề xuất ................................................................................................ 81
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82
1. Kết luận .............................................................................................................. 82
2. Đề xuất, khuyến nghị ......................................................................................... 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 87


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có vai trò là nền tảng, là
cái móng vững chắc của hệ thống giáo dục phổ thông. Vì vậy, tiểu học trở thành
bậc học cần được chú trọng, quan tâm, đầu tư kĩ lưỡng, khắc phục những sai xót và
đổi mới kịp thời.
Ở tiểu học, mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển những cơ sở
ban đầu nhưng rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn
học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng, có
thể nói rằng học toán không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu những kiến thức lí thuyết

về toán học mà còn là để ứng dụng trong đời sống thực tiễn, lao động sản xuất. Vì
vậy, Toán là một môn học trọng tâm, rất cần thiết cho người lao động, đặc biệt là
người lao động trong thời đại mới.
Hơn nữa, xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, theo đó, công cuộc đổi mới
của đất nước đã và đang đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo một nhiệm vụ nặng
nề đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước. Ý thức được tầm quan trọng của bậc học Tiểu học và
đáp ứng nhu cầu thay đổi của thời đại, nhiều chính sách, nghị quyết, công văn về
đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học đã được đề ra nhằm đổi mới nội
dung, phương pháp, hình thức học tập của môn Toán nói riêng và tất cả các môn
học ở bậc Tiểu học nói chung, trong đó đặc biệt đề cao đến việc ứng dụng những
phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu của học sinh để hướng tới giáo dục
toàn diện.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII chỉ
rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều
kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”.
Tiếp đó, Nghị quyết 29 - Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nhấn mạnh vai trò của tự học và sáng tạo
trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
1


nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chủ yếu
chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các

hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Luật Giáo dục (12/1998, Điều 24.2) cũng ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui hứng thú học tập cho từng học sinh”.
Theo những điều trên và ý thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy học, nhiều công trình nghiên cứu khoa học giáo dục đã
xoáy sâu vào vấn đề này đã làm thay đổi hoàn toàn cách dạy, cách học, cách hiểu
của không chỉ giáo viên, học sinh và còn của toàn thể xã hội về việc dạy và học.
Thêm vào đó, hiện nay, khi thời lượng của mỗi tiết học Toán trên lớp có hạn, mà
khối lượng thông tin, kiến thức cần truyền thụ ngày càng lớn, nhu cầu tự tìm hiểu,
tự học của học sinh ngày càng cao, nên người giáo viên gặp phải khó khăn trong
việc giảng dạy tại lớp học và khó có thể đáp ứng tất cả những nhu cầu kiến thức
của học sinh. Chính vì thế nên việc sử dụng công nghệ thông tin, các bài giảng điện
tử tại nhà có thể một phần phát triển năng lực tự học của học sinh, qua đó khắc
phục những điểm bất lợi trên, giảm nhẹ gánh nặng cho giáo viên đồng thời giúp
học sinh đảm bảo quá trình học tập của bản thân đạt hiệu quả trong tất cả các môi
trường học tập: nhà trường, gia đình, xã hội.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, Internet xóa nhòa khoảng cách địa lý
giữa mỗi quốc gia và mang đến nguồn lợi thông tin cực kì lớn thì việc ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học càng trở nên phổ biến. Máy tính
kết nối mạng cùng với các ứng dụng trở thành một phương tiện hiện đại và tiện lợi
có thể áp dụng cho việc dạy và học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo
dục và đào tạo đang trở thành yêu cầu cấp bách. Chỉ thị số 55/2008/CT – BGDĐT
ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh: “Triển khai
áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng
dạy, tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin ngay trong mỗi môn học một cách hiệu
quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông

tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng
internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc,
2


tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do
khoảng cách địa lý đem lại”. Ngoài ra, một mặt nhằm triển khai các chỉ thị của Bộ,
mặt khác để đáp ứng nhu cầu tự học cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 3, nhiều
website, nhiều ứng dụng trên máy tính và điện thoại thông minh đã được phát triển
chứa đựng nhiều bài giảng e-learning phục vụ cho nhiều môn học khác nhau, trong
đó có môn Toán, tuy nhiên đa phần các website này đều chỉ đưa ra những bài tập
hoặc câu hỏi để học sinh trả lời mà chưa chú trọng vào việc xây dựng nội dung kiến
thức bài dạy giúp cung cấp kiến thức cơ bản, nền tảng về các nguyên tắc, khái niệm
toán học cho học sinh. Ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học, với tư cách là một giáo viên tiểu học tương lai tôi chọn
nghiên cứu đề tài “Xây dựng bài giảng e-learning dạy học các phép tính trên số tự
nhiên ở lớp 3” với mong muốn xây dựng hệ thống bài giảng e-learning và các bài
tập bổ sung có liên quan về chủ đề các phép tính trên số tự nhiên, qua đó, một mặt,
mong muốn góp phần bù đắp thiếu sót của những website học tập trực tuyến hiện
tại và xây dựng một số tư liệu về dạy học số tự nhiên để có thể ứng dụng trong việc
dạy học tại các trường tiểu học, và đáp ứng nhu cầu tự nâng cao kiến thức, hiểu biết
và rèn luyện kĩ năng của học sinh lớp 3; giúp các em vừa chơi, vừa học vừa có thể
giao lưu, học hỏi bạn bè cùng lứa tuổi trên khắp mọi miền đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có nhiều cách thức và phương pháp đã được nghiên cứu và áp dụng nhằm rèn
luyện năng lực tự học cho học sinh, tuy nhiên, trong thời đại công nghệ ngày nay,
việc nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực tự học theo hướng sử dụng mạng
internet và máy tính trở thành một vấn đề “hot” đang được quan tâm, phải kể đến là
khái niệm bài giảng và bài học trực tuyến thông qua hình thức học tập “e-learning”.
Nói về bài giảng e-learning đầu tiên phải kể đến giai đoạn 1984 – 1993 với sự ra

đời của hệ điều hành Windows 3.1, Máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn
PowerPoint cùng các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một kỷ nguyên mới kỷ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho phép tạo ra các bài giảng có
tích hợp hình ảnh và âm thanh dựa trên công nghệ CBT (Computer Based
Training). Bài học được phân phối đến người học qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm.
Vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể có nó và tự học. Đến giai
đoạn 1994 – 1999, khi công nghệ Web được phát minh, các nhà cung cấp dịch vụ
đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công
nghệ này. Các chương trình: E-mail, Web, Trình duyệt, Media player, kỹ thuật
truyền Audio/video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web như HTML và
3


JAVA bắt đầu trở lên phổ dụng đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương
tiện. Từ năm 2000 – 2005, các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng
mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các
công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục
đào tạo. Ngày nay thông qua Web, giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến
(hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất
lượng dịch vụ đào tạo. Từ thời điểm đó đến hiện nay, có rất nhiều trang web được
lập ra với nhiều bài giảng e-learning nhằm đáp ứng nhu cầu tự học tại nhà của các
em, điển hình như “olm.vn”, được xem như một công trình nghiên cứu và ứng
dụng của Trung tâm Khoa học Tính toán, ĐH Sư phạm Hà Nội & Công ty
C.P.Khoa học và Công nghệ Giáo dục, hay “baigiangtructuyen.vn”, “cunghoc.vn”
đặc biệt là trang “baigiang.violet.vn” và thư viện trực tuyến “violet.vn” được xem
như một nguồn tư liệu đa dạng, quan trọng và không thể thiếu đối với giáo viên các
cấp học. Các kênh học trực tuyến ở trang web Youtube ngày càng trở nên nổi tiếng
và phổ biến với học sinh và các bậc phụ huynh. Thêm vào đó là nhiều trang web
khác với nhiều bài giảng e-learning với nhiều hình thức thể hiện khác nhau.
Từ việc tìm hiểu một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này, tôi
nhận thấy một số công trình nghiên cứu về bài giảng e-learning đã được hiện thực

hóa thành các website chứa đựng nhiều bài giảng e-learning ở khắp các môn học,
nhưng chưa có hệ thống bài giảng nào dành riêng cho học sinh lớp 3 khi học về số
tự nhiên và đặc biệt là các phép tính trên số tự nhiên. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài này
và mong rằng thông qua công trình nghiên cứu của tôi, tôi có thể đóng góp một
phần nhỏ nào đó vào việc bổ sung, hoàn thiện thêm hệ thống bài giảng e-learning
phục vụ cho quá trình giảng dạy cũng như học tập vấn đề này của giáo viên và học
sinh lớp 3.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học các phép tính trên số tự nhiên lớp 3,
đồng thời nghiên cứu lí luận cơ bản về cách thiết kế và sử dụng bài giảng elearning. Từ đó xây dựng hệ thống bài giảng e-learning về phép tính trên số tự
nhiên cho học sinh lớp 3 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh và góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học tại trường Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu quan niệm, cấu trúc của bài giảng e-learning, cách xây dựng và áp
dụng bài giảng e-learning vào việc dạy và học Toán lớp 3.
4


- Tìm hiểu nội dung dạy học các phép tính trên số tự nhiên trong chương trình
môn Toán lớp 3.
- Khảo sát thực trạng sử dụng bài giảng e-learning trong dạy học các phép tính
trên số tự nhiên lớp 3.
- Thiết kế một số bài giảng e-learning về các phép tính trên số tự nhiên ở lớp 3.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của sản phẩm thiết kế.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài giảng e-learning về các phép tính trên số tự nhiên lớp 3.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Các phép tính trên số tự nhiên trong chương trình Toán
lớp 3 hiện hành.

- Địa bàn nghiên cứu: Trường tiểu học Chu Văn An, TP Đồng Hới, Quảng Bình
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận: dùng để nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và
hệ thống hóa các vấn đề lí luận về các khái niệm cơ bản có liên quan đến bài
giảng e-learning, những vấn đề lí luận liên quan đến chủ đề số tự nhiên ở lớp 3,
đặc điểm phát triển nhận thức và khả năng tự học của học sinh lớp 3 trong tiết dạy
có sử dụng bài giảng e-learning.
Phương pháp điều tra: khảo sát, tìm hiểu, rút ra nhận xét về thực trạng tự học
qua bài giảng e-learning của học sinh.
Phương pháp thống kê toán học: thống kê, xử lí, phân tích số liệu điều tra
và thực nghiệm.
Phương pháp quan sát: quan sát, theo dõi quá trình học tập trên lớp và quá
trình tự học môn Toán của học sinh.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: kiểm chứng hiệu quả các bài giảng đã
được thiết kế.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên biết thiết kế và sử dụng bài giảng e-learning trong quá trình
dạy học cũng như có khả năng định hướng cho học sinh của mình tự học với
bài giảng e-learning sẽ tạo ra được những hỗ trợ tích cực cho việc tiếp thu kiến
5


thức về các phép tính trên số tự nhiên ở lớp 3 nói riêng và kiến thức Toán học
nói chung. Từ đó, góp phần đổi mới phương pháp dạy học Toán, kích thích
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt của học sinh trong giờ học, bồi
dưỡng cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cần thiết nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động dạy học và giáo dục ở tiểu học.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Xây dựng bài giảng e-learning dạy học các phép tính trên số tự nhiên lớp 3
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái quát về bài giảng e-learning
1.1.1.1. Khái niệm bài giảng e-learning
Trước khi tìm hiểu về khái niệm bài giảng e-learning, ta cần tìm hiểu về khái
niệm “e-learning”. Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia), giáo dục trực tuyến
(e-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính, điện thoại thông
minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và
phần mềm cần thiết để có thể hỏi/ yêu cầu/ ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa.
Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông
rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN).
Trong công bố của UNESCO Bangkok “Asia and Pacific Regional Bureau for
Education 2010”, Resta và Patru đã đưa ra khái niệm e-learning là hình thức học
tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập
và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học ([38], 13).
Khi đề cập đến khái niệm e-learning, William Horton trong “E-learning by
design” (2006) cho rằng e-learning sử dụng công nghệ thông tin và máy tính để tạo
ra những trải nghiệm học tập ([1],15).
Cũng liên quan đến khía cạnh phương tiện sử dụng trong dạy học, Tony Bates
đã đề cập đến trên trang web “online learning and distance education resources”
rằng e-learning là tất cả những hoạt động dựa vào máy tính và Internet để hỗ trợ
dạy và học – cả ở trên lớp và từ xa [19].
Trong bài viết E-learning and the Big “E” trên diễn đàn giáo dục Educause
Quarterly volume 33 (2010), Bernard Luskin đã lí giải “E” trong thuật ngữ elearning được hiểu là “exciting, energetic, enthusiastic, emotional, extended,

excellent, educational” nghĩa là “học tập thú vị, năng động, nhiệt tình, cảm xúc, mở
rộng, tuyệt vời và có giáo dục”.
Vậy, có thể hiểu rằng, e-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các
công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng Internet, mạng vệ tinh, đĩa CD học
liệu,… Qua đó, người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới
các hình thức như: người học theo dõi bài giảng qua mạng (trực tiếp hoặc gián
tiếp), e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum),… Nếu hiểu theo nghĩa
rộng, e-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công
7


nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Bài giảng e-learning được hiểu là bài giảng điện tử phục vụ cho quá trình giáo
dục trực tuyến. Vì vậy, đôi khi bài giảng e-learning còn được gọi là bài giảng trực
tuyến, là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có
khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia. gồm phim, hình ảnh, đồ họa, hoạt
hình, âm thanh,…) và tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC. Bài giảng elearning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài
giảng điện tử (PowerPoint) thường gọi.
Bài giảng e-learning có thể dùng để học ngoại tuyến (offline) hoặc trực tuyến
(online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà
không cần đến giáo viên giảng dạy, không cần đến trường, lớp.
Bài giảng e-learning khác hoàn toàn so với bài giảng điện tử hoặc giáo án điện
tử. Giáo án điện tử có thể hiểu là giáo án truyền thống của giáo viên nhưng được
đưa vào máy tính, hay nói cách khác giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ
kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp đã được số hóa và minh
họa bằng các dữ liệu đa phương tiện một cách trực quan, có cấu trúc chặt chẽ và
logic theo cấu trúc bài học. Giáo án khi được đưa vào máy tính, nhờ phát huy được
những ưu điểm, thế mạnh của CNTT mà việc trình bày nội dung, hình thức được
tốt hơn, đẹp hơn. Tuy vậy, không thể nhầm lẫn giữa bài giảng e-learning và bài
giảng điện tử hay giáo án điện tử. Qua việc tìm hiểu khái niệm về bài giảng elearning và bài giảng điện tử dưới đây để trình bày những điểm khác biệt giữa bài

giảng e-learning và bài giảng điện tử:
Bảng 1.1. So sánh bài giảng e-learning và bài giảng điện từ
Bài giảng e-learning

Bài giảng điện tử

- Có thể được sử dụng để học ngoại
tuyến (offline) hoặc trực tuyến (online),
có tương tác gián tiếp giữa người dạy –
người học, người học – người học,
người học không cần đến trường.

- Chủ yếu được sử dụng để học ngoại
tuyến (offline), người dạy sử dụng các
trang thiết bị hỗ trợ: máy chiếu, TV
màn hình lớn,… tại các cơ sở giáo dục.

- Sử dụng giao tiếp giữa máy – người để - Sử dụng giao tiếp giữa người – người,
truyền đạt kiến thức.
có sự tương tác trực tiếp giữa thầy – trò.
- Chủ yếu hướng đến phục vụ nhu cầu - Được sử dụng như công cụ phục vụ
tự học của người học.
cho quá trình dạy học của người dạy.
8


- Được tạo ra dựa trên sự kết hợp giữa - Được tạo ra dựa trên các phần mềm
các công cụ tạo bài giảng theo các chuẩn PowerPoint, violet, flash,…
SCORM, AICC.
1.1.1.2. Đặc điểm bài giảng e-learning

Bài giảng được xây dựng dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông: công
nghệ mạng kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán,… qua đó bổ
sung rất tốt cho phương pháp dạy – học truyền thống do tính tương tác cao, tạo điều
kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn và cũng đưa ra những nội dung
học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người, cụ thể là:
- Bài giảng e-learning không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Trong
thời đại công nghệ ngày nay, với Internet, người học có thể chủ động học tập, thảo
luận bất cứ lúc nào và nơi đâu.
- Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của các phương tiện multimedia, bài giảng elearning thường tích hợp các hình ảnh, âm thanh, phim,…. Nội dung bài giảng
thường được trình bày với hình thức hấp dẫn (kiểu chữ, màu chữ,…) nên có tính
hấp dẫn, kích thích sự tò mò của người học về nội dung bài dạy.
- Tính linh hoạt: Bài giảng e-learning cho phép người học tự điều chỉnh quá
trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với trình độ, thời gian của bản thân.
- Tính cập nhật: Nội dung bài giảng có thể được cập nhật một cách dễ dàng và
thường xuyên.
- Tính hợp tác, phối hợp: Người học có thể dễ dàng trao đổi thông tin với người
dạy và người học khác thông qua các diễn đàn (forum), hội thoại trực tuyến (chat),
thư điện tử (e-mail),…
- Mọi rào cản tâm lý về giao tiếp giữa người dạy và người học cũng như giữa
người học và người học dần bị xóa bỏ, người học tự tin hơn, mạnh dạng hơn trong
việc trao đổi quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học.
1.1.1.3. Chức năng bài giảng e-learning
Với định nghĩa và những đặc điểm như trên, bài giảng e-learning có thể đóng
vai trò là một phương tiện dạy học dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, cụ
thể là kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán, công nghệ mạng kĩ
thuật đồ họa,…được sử dụng độc lập trong quá trình tự học hoặc được sử dụng
phối hợp trong quá trình dạy – học. Nếu với vai trò là bài giảng được sử dụng độc
lập trong quá trình tự học thì đối tượng hướng đến cũng như đối tượng sử dụng bài
9



giảng là người học, còn nếu bài giảng được sử dụng như một công cụ, phương tiện
dạy học thì dĩ nhiên, đối tượng hướng đến vẫn là người học, nhưng đối tượng sử
dụng thông thường là người dạy.
Dù với vai trò nào, phục vụ cho quá trình tự học hay quá trình dạy – học, bài
giảng e-learning vẫn được xem là một phương tiện, công cụ được sử dụng trong
quá trình giáo dục. Chính vì thế nên bài giảng e-learning có mối liên hệ mật thiết
với các thành phần khác trong quá trình giáo dục: người dạy, người học, môi
trường giáo dục,… Ngoài ra bài giảng e-learning còn có chức năng là nơi chứa
đựng thông tin mới cần cung cấp cho người học. Điều này có nghĩa là phần nội
dung của bài giảng e-learning chính là phần thông tin người học phải tiếp thu sau
khi tự học hoặc sau quá trình dạy – học. Hay nói cách khác, bài giảng e-learning
được sử dụng để hình thành kiến thức mới cho người học.
Bên cạnh chức năng cung cấp thông tin mới, bài giảng e-learning còn có chức
năng như một công cụ dùng để kiểm tra kiến thức của người học. Bài giảng elearning có thể được thiết kế đi kèm với một hệ thống các câu hỏi, bài tập, yêu cầu
người học thực hành để kiểm tra lượng thông tin người học đã nắm, đã có. Như
vậy, thực chất, bài giảng e-learning cũng là một nguồn thông tin, nhưng những
thông tin có trong bài giảng là những thông tin được mặc định rằng người học đã
học, đã biết, đã xem và thường ẩn dưới dạng những câu hỏi, bài tập chứ không
tường minh như chức năng cung cấp thông tin mới được nhắc đến ở trên.
Hơn thế nữa, bài giảng e-learning còn có chức năng minh họa, hỗ trợ cho
những thông tin mà người dạy đưa ra trong giờ học nếu nó được sử dụng trong quá
trình dạy học bằng những hình ảnh, video, âm thanh đã được thiết kế.
1.1.1.4. Chuẩn thiết kế và sử dụng bài giảng e-learning
Theo định nghĩa của ISO – Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International
Organization for Standardization): “Các thỏa thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ
thuật hoặc các tiêu chí chính xác được sủ dụng một cách thống nhất như các luật,
các chỉ dẫn hoặc định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản
phẩm, quy trình và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng được gọi là chuẩn”.
Bài giảng e-learning được xây dựng và sử dụng phải đáp ứng các quy chuẩn

sau đây [18]:
a. Chuẩn chất lượng (Quality Standards)
Nguyên tắc này chi phối toàn bộ quá trình thiết kế cũng như khả năng sử dụng
10


và hỗ trợ của bài giảng. Việc thiết kế và sử dụng bài giảng e-learning phải đảm bảo
chất lượng về cả mặt nội dung và hình thức. Nội dung của bài giảng phải đúng,
chính xác, dễ học, dễ dùng. Đặc biệt đối với bài giảng theo chương trình giáo dục
phổ thông trong đó có giáo dục tiểu học thì nguyên tắc đảm bảo chất lượng lại càng
phải được chú trọng kỹ lưỡng hơn nữa, bài giảng không chỉ phải cung cấp đủ mà
còn phải đúng lượng kiến thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng khối lớp dựa
trên đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học mà cụ thể đang được nhắc đến ở
đây là học sinh; đồng thời phải đảm bảo độ phân hóa trong giáo dục, bên cạnh
những nội dung cơ bản cụ thể cho từng bài học, phải có những nội dung mới, khó
hơn, đi sâu vào vấn đề hơn để kích thích sự ham học hỏi của người học cũng như
thỏa mãn nhu cầu của đối tượng người học có khả năng tư duy và lĩnh hội tốt.
Đi đôi với việc đảm bảo chất lượng về mặt nội dung là việc đảm bảo chất lượng
về mặt hình thức. Font chữ, kiểu chữ, màu chữ, màu nền, độ nét của hình ảnh,
phim,… hay độ rõ của các file âm thanh trong bài giảng e-learning đều phải được
đảm bảo để thu hút sự chú ý của người học, kích thích tính tò mò, ham học hỏi, tìm
hiểu. Chỉ khi khơi gợi được hứng thú học tập nơi người học thì bài giảng mới trở
nên có giá trị và mang lại hiệu quả.
b. Chuẩn truyền thông (Communication Standards)
Khi nhắc đến khuyết điểm của bài giảng e-learning, người ta thường nhắc đến
sự thiếu hụt trong trao đổi thông tin giữa các đối tượng người học hoặc giữa người
học và người dạy, tuy vậy, nếu đảm bảo nguyên tắc này, khuyết điểm đó sẽ một
phần được khắc phục. Nguyên tắc đảm bảo sự trao đổi thông tin đòi hỏi bài giảng
e-learning được thiết kế đi kèm với một hệ thống theo dõi để người dạy có thể biết
được mức độ hoàn thành, tiến trình học của người học và một hệ thống các công cụ

liên lạc (e-mail, forum, chat, điện thoại, trao đổi trực tiếp…) để đảm bảo sự giao
tiếp kịp thời giữa người dạy và người học cũng như giữa các đối tượng người học
với nhau. Các chuẩn trao đổi thông tin thường gặp: AICC (Aviation Industry CBT
Committee) có hai chuẩn liên quan là AICC Guidelines và Recommendations
(AGRs) thường được áp dụng cho các đào tạo dựa trên web, mainframe, đĩa;
SCORM gồm Runtime Environment (RTE) quy định sự trao đổi giữa hệ thống
quản lý đào tạo và các SCO (Sharable Content Object) – đối tượng nội dung có thể
chia sẻ được.
c. Chuẩn đóng gói (Packaging Standards)
Một bài giảng e-learning như đã được định nghĩa ở trên bao gồm nhiều tệp
11


khác nhau (bài giảng PowerPoint, hình ảnh, đoạn ghi âm, phim,…), vì vậy nguyên
tắc đóng gói bài giảng hay chuẩn bài giảng sẽ giúp đảm bảo các file được gộp và
cài đặt đúng vị trí, tránh sự nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
bài giảng e-learning.
Khi đóng gói bài giảng e-learning, yêu cầu phải ghép nhiều đơn vị nội dung
khác nhau thành một gói nội dung duy nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các bài
dạy (Powerpoint), các file HTML, ảnh, multimedia, style sheet và mọi thứ khác
xuống đến một icon nhỏ nhất.
Nếu bài giảng e-learning được sử dụng để dạy online thì khi đóng gói cần lưu ý
phải mô tả bài học sao cho có thể nhập vào hệ thống quản lý tại trang web, đồng
thời hệ thống quản lý có thể hiển thị cấu trúc của bài học và người học có thể dựa
trên menu bài học để học tập phù hợp với nhu cầu.
Việc đóng gói cũng phải đảm bảo quá trình di chuyển bài giảng từ máy tính này
sang máy tính khác, trang web này sang trang web khác, hệ thống này sang hệ
thống khác không làm thay đổi cấu trúc bài giảng tức là không phải điều chỉnh cấu
trúc, sửa bài giảng khi di chuyển.
Hiện nay, việc đóng gói bài giảng e-learning phục vụ cho dạy học e-learning

thường tuân theo các chuẩn đóng gói sau: AICC (Aviation Industry CBT
Committee), IMS Global Consortium, SCORM (Sharable Content Object Refernce
Model).
d. Chuẩn siêu dữ liệu (Metadata Standards)
Nguyên tắc này bài giảng e-learning phải được sắp xếp một cách hợp lý trong
hệ thống quản lý để dễ dàng kiểm tra và phân loại khi cần thiết. Hiện nay, các
chuẩn siêu dữ liệu cung cấp các cách để mô tả các module, đồng thời giúp nội dung
bài giảng hữu ích hơn với các đối tượng. Metadata cung cấp các chuẩn mực để mô
tả các bài học theo dạng các catalog hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng và
dễ dàng. Các chuẩn Metadata: IEEE 1484, 12 Learning Object Metadata Standard;
IMS Learning Resources Metadata Specification, SCORM Metadata Standard,…
Các công cụ giúp tuân theo chuẩn Metadata: Developer Toolkit (phát triển bởi Sun
Microsystems IMS), SCORM Metadata Generator được đưa ra bởi ADL
(Advances in Digital Libraries).
e. Một số chuẩn khác
Test Questions: đây là chuẩn về các câu hỏi kiểm tra. Chuẩn này tìm ra cách
12


chung để các bài kiểm tra, câu hỏi có thể dùng được trong nhiều hệ thống khác
nhau ([9], 10).
Enterprise Information Model: xác định các định dạng cho phép trao đổi các dữ
liệu quản lý giữa các hệ thống ([9], 10).
Learning Information Packaging: xác định một định dạng chung về thông tin
người học ([9], 10).
g. Chuẩn SCORM
Theo wikipedia – từ điển bách khoa toàn thư mở, Sharable Content Object
Reference Model (viết tắt là SCORM) là một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả
cho một chương trình e-learning dựa vào web. Nó định nghĩa sự giao tiếp thông tin
giữa nội dung máy khách và hệ thống máy chủ, được gọi là môi trường runtime

(thông thường được gọi là LMS - learning management system). SCORM cũng
được định nghĩa là cách để nén nội dung lại vào trong một file ZIP. Trong phạm vi
nghiên cứu của khóa luận này, tôi sử dụng chuẩn SCORM cho các bài giảng elearning mình thiết kế.
SCORM là một mô hình tham khảo các kĩ thuật, đặc tả và các hướng dẫn có
liên quan được đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các yêu cầu ở
mức cao của nội dung học tập thông qua các đặc tính:
- Tính truy cập được (Accessibility): Khả năng có thể truy cập, định vị bài
giảng và khả năng phân phối bài giảng đến các vị trí khác.
- Tính thích ứng được (Adaptability): Khả năng cung cấp nội dung bài giảng
phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức giáo dục.
- Tính kinh tế (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả giảng dạy nhưng cắt
giảm được các chi phí liên quan.
- Tính bền vững (Durability): Khả năng bền vững với sự phát triển và thay đổi
của công nghệ.
- Tính linh động (Interoperability): Khả năng có thể di chuyển bài giảng từ một
hệ thống này đến hệ thống khác mà không làm thay đổi nội dung bài giảng.
- Tính tái sử dụng (Reusability): Khả năng tái sử dụng và phối hợp bài giảng
trong nhiều trường hợp khác nhau, hay nói cách khác là khả năng sử dụng nhiều lần
bài giảng. [18]
Năm 2000, phiên bản SCORM 1.0 ra đời, tiếp đó, năm 2001, SCORM 1.1 ra
13


đời, là phiên bản tiếp theo, sử dụng cấu trúc dữ liệu file XML dựa trên bản mô tả
của ủy ban AICC (Aviation Industry CBT Committee) để mô tả cấu trúc nội dung,
nhưng thiếu hỗ trợ siêu dữ liệu (metadata) và phương thức đóng gói đủ mạnh.
SCORM 1.2 là phiên bản tiếp theo được sử dụng rộng rãi. Tiếp đó là phiên bản
SCORM 2004 với 3 phiên bản, phiên bản mới nhất là SCORM 2004 3rd Edition ra
đời năm 2006.
1.1.1.5. Nguyên tắc xây dựng bài giảng e-learning

a. Đảm bảo tính sư phạm
- Đảm bảo cho học sinh tiếp thu được các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng
với chương trình học.
- Giúp cho việc truyền đạt kiến thức của người dạy được thuận lợi, nhẹ nhàng.
- Phù hợp với phương pháp giảng dạy, khả năng nhận thức của học sinh, tạo
điều kiện để học sinh tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy logic, sáng tạo.
b. Đảm bảo tính kĩ thuật
- Thể hiện rõ việc ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật.
- Đảm bảo tính chính xác về phương diện toán học, các dấu hiệu, thuộc tính bản
chất của bài giảng e-learning.
- Các kĩ thuật thao tác đơn giản, phù hợp cho cả giáo viên và học sinh khi sử dụng.
c. Đảm bảo tính thẩm mỹ
- Màu sắc các slide hài hòa; màu chữ, cỡ chữ, kiểu chữ phù hợp, thống nhất;
các công cụ đa phương tiện tích hợp trong bài giảng có chất lượng tốt, kích cỡ phù
hợp, tương xứng, không quá lòe loẹt, làm học sinh không tập trung, xao nhãng.
- Cách trình bày đẹp, khoa học, tinh tế, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của
học sinh tiểu học.
d. Đảm bảo tính kinh tế
- Chi phí thiết kế thấp nhưng đảm bảo hiệu quả sử dụng.
- Đảm bảo các tệp, trang web,…(nơi chứa bài giảng e-learning) được vận hành
tốn, ích tốn kém.
e. Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả
- Đảm bảo mục tiêu bài dạy cũng như khai thác được lợi thế của phần mềm.

14


- Có khả năng ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả vào quá trình dạy học cũng
như tự học đồng thời đảm bảo tính hòa phối chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa các
phương pháp và hình thức dạy học.

- Đảm bảo tính mới lạ trong phương pháp và hình thức dạy học, phát huy được
tính tích cực của học sinh.
1.1.1.6. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng bài giảng e-learning trong dạy học
Về ưu điểm, đầu tiên phải kể đến sự phân hóa rõ ràng trong nội dung học tập,
thông thường, một bài giảng e-learning sẽ ứng với một nội dung học tập, tức là một
bài học cụ thể trong chương trình học và thường được sắp xếp theo trật tự logic độ
khó của kiến thức, từ thấp đến cao hoặc sắp xếp theo đúng nội dung chương trình
học phổ thông, vì thế, dựa vào danh mục và tên bài học trực tuyến, tên bài, trong
quá trình sử dụng bài giảng e-learning trong việc dạy và học, người dạy cũng như
người học có thể dễ dàng theo dõi quá trình học tập và giảng dạy. Thêm vào đó,
không giống như những tài liệu “cứng” như sách giáo khoa, vở bài tập, sách điện
tử, bài giảng e-learning có thể được cập nhật, bổ sung hoặc sửa đổi nội dung kiến
thức, và việc phân phối nội dung, kiến thức này đến với người học rất dễ dàng,
nhanh chóng, thông qua hệ thống mạng Internet hoặc các phương tiện khác như
USB, đĩa CD,… Hơn nữa, khi áp dụng bài giảng e-learning vào dạy học, người dạy
có thể giảm được chi phí cho quá trình dạy học, cụ thể là chi phí sử dụng cho đồ
dùng, thiết bị dạy học, quá trình chấm, chữa bài,... Ngoài ra, trong quá trình sử
dụng bài giảng e-learning, thông qua hệ thống mạng Internet, người dạy có thể dễ
dàng truy cập nhanh, rà soát được các thông tin về người học, lớp học, theo dõi tiến
độ và tình hình học tập của từng người học, từ đó tiến hành trao đổi nhanh, kịp thời
với người học thông qua các công cụ như e-mail, trò chuyện trực tuyến hoặc trực
tiếp, diễn đàn,…
Đối với người học, khi sử dụng bài giảng e-learning để học tập, người học có
thể học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu của bản thân, việc học ít bị gò
bó bởi khung thời gian và không gian nên việc lựa chọn phương pháp học tập cũng
trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, với bài giảng e-learning, người học có thể tự theo
dõi, đánh giá được quá trình học tập của bản thân, tự tìm ra được những điều mình
còn thiếu xót trong quá trình học, từ đó có thể tự bổ sung hoặc trao đổi thông tin
với người dạy, người học khác bất kì lúc nào và ở đâu thông qua e-mail, trò chuyện
trực tuyến hoặc trực tiếp, diễn đàn,… Học với bài giảng e-learning còn đảm bảo

tính công bằng, khách quan nhưng vẫn phân hóa trong giáo dục.
15


Về nhược điểm, vấn đề được đặt ra đầu tiên đó là yêu cầu về sơ sở vật chất,
trang bị kĩ thuật, điều này đòi hỏi cần vốn đầu tư ban đầu cao cho các cơ sở giáo
dục cũng như tại gia đình. Thực tế, phải nhìn nhận rằng, với sự phát triển và điều
kiện kinh tế của cả nước hiện nay, việc đầu tư cho các trường học đồng bộ hệ thống
máy tính kết nối mạng với tai nghe, webcam và các phần mềm được mua bản
quyền là một vấn đề khá khó thực hiện một cách đồng bộ và đại trà. Mặc khác, nếu
sử dụng bài giảng e-learning để học tại gia đình thì đòi hỏi gia đình cũng phải có
đầy đủ những điều kiện trên, vì thế, bài giảng e-learning và cách học e-learning
thường được đánh giá là phù hợp với điều kiện tại các thành phố hơn ở vùng nông
thôn, vùng núi, hải đảo,…
E-learning là một hình thức giáo dục mới, có nhiều điểm khác so với phương
pháp và hình thức dạy truyền thống, mà việc thay đổi cách dạy, cách học của người
dạy và người học không phải là vấn đề một sớm một chiều, vì thế bản thân người
dạy và người học trong quá trình sử dụng bài giảng e-learning sẽ gặp một số khó
khăn nhất định. Thêm vào đó, để sử dụng bài giảng e-learning, người học cũng phải
có một khối lượng kiến thức và trình độ nhất định để làm việc, thực hiện các thao
tác với máy tính và Internet vì vậy, đối với đối tượng người học là học sinh tiểu
học, đặc biệt là học sinh ở những lớp nhỏ, học sinh không có điều kiện tiếp xúc với
công nghệ hiện đại thì việc học với bài giảng e-learning sẽ gặp khó khăn. Người
dạy sẽ phải tốn thời gian hướng dẫn, thao tác mẫu cho người học và hiệu quả bài
giảng sẽ bị giảm sút.
Đối với người dạy, việc chuẩn bị cho một bài giảng e-learning để áp dụng vào
dạy học là cực kì công phu, đòi hỏi phải có sự đầu tư cả về trí tuệ lẫn tài chính nên
dẫn đến việc tốn thời gian, công sức nhưng đôi khi vẫn không đạt được hiệu quả
như mong muốn, hơn nữa trong quá trình chia sẻ bài giảng tại các trang mạng, diễn
đàn, các phương tiện lưu trữ khác (USB, đĩa CD),… còn làm nảy sinh các vấn đề

về sở hữu trí tuệ, an ninh mạng,…
Bên cạnh đó, khi sử dụng bài giảng e-learning trong dạy học hoặc tự học, mặc
dù vẫn đảm bảo được giao tiếp giữa người dạy và người học, người học và người
học khác thông qua các phương tiện đã được nhắc đến ở trên, nhưng vẫn hạn chế
khả năng giao tiếp trực tiếp, sử dụng ngôn ngữ trực tiếp của người học.
1.1.2. Adobe Presenter – phần mềm thiết kế bài giảng e-learning
1.1.2.1. Khái quát về Adobe Presenter
Trong bối cảnh ngày nay, đa số các giáo viên đều có thể sử dụng phần mềm
16


PowerPoint để soạn bài trình chiếu (presentation), để chuyển sang bài giảng elearning, cách nhanh nhất, tiết kiệm nhất, dễ dàng nhất nhưng vẫn đảm bảo các
chuẩn là sử dụng phần mềm Adobe Presenter. “Adobe Presenter giúp chuyển đổi
bài trình chiếu PowerPoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh
(narration), có câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo một hoạt động
điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (stimulation) một
cách chuyên nghiệp, đảm bảo tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn SCORM
2004 và AICC” ([2], 8).
Hiện có rất nhiều phiên bản Adobe Presenter, nhưng trong phạm vi khóa luận
này, tôi sử dụng Adobe Presenter 10. Phần mềm này tích hợp tốt nhất với Microsoft
PowerPoint phiên bản 2010 hoặc 2013.
1.1.2.2. Cài đặt phần mềm
Hiện nay, có rất nhiều trang web cho phép tải phần mềm Adobe Presenter 10,
tuy nhiên khi lựa chọn tải phần mềm, nên tìm phần mềm đã được bẻ khóa, hoặc
trang web có cung cấp Serial Number (key) để có thể sử dụng lâu dài mà không cần
phải cài lại. Hoặc có thể tải phần mềm dùng thử 30 ngày từ trang web chính thức
(địa chỉ: và quyết định mua nếu cần thiết.
Bước 1: Giải nén file: Kích chuột phải vào file nén, chọn Extract to Adobe
Presenter 10, chờ giải nén.
Bước 2: Cài đặt phần mềm

Sau khi giải nén, vào thư mục Adobe Presenter 10, kích đúp vào Setup.exe để
cài đặt, cửa sổ sau xuất hiện:

Hình 1.2: Cài đặt Adobe Presenter

Chọn Install, nhập ID và password nếu đã có, nếu chưa, đăng kí bằng e-mail. Sau
khi đã nhập ID và password. Tiếp đó chọn Accept, nhập Serial number, chọn Next.
17


Hình 1.3: Cài đặt Adobe Presenter

Hình 1.4: Nhập Serial Number

Chọn Install, chờ quá trình cài đặt:

Hình 1.6: Chờ cài đặt

Hình 1.5: Options

Sau khi cài đặt xong, chọn Finish.
Bước 3: Vào PowerPoint để kiểm tra
Sau khi đã cài đặt xong, vào PowerPoint để kiểm tra xem ở các năng chứa lệnh
(Tabs) đã có ngăn ADOBE PRESENTER chưa, thử kiểm tra các tính năng của
phần mềm: Record file âm thanh, Record Video, Inreraction, Quiz, Theme,…

Hình 1.7: Giao diện làm việc Adobe Presenter trong Powerpoint

1.1.2.3. Sử dụng Adobe Presenter
a. Các bước cơ bản để tạo bài trình chiếu

Bước 1: Tạo/ tận dụng bài trình chiếu PowerPoint
Với việc tận dụng những bài giảng soạn bằng PowerPoint đã được soạn trước,
18


Adobe Presenter làm tối đa hóa khả năng tiết kiệm thời gian khi sử dụng phần mềm.
Adobe Presenter được tích hợp sẵn trong PowerPoint và được sử dụng với các
thao tác như các Tabs và lệnh bình thường trong cửa sổ làm việc của PowerPoint.
Bước 2: Biên tập
Quá trình biên tập là quá trình chỉnh sửa, biên tập, thêm bớt thông tin, trau
chuốt hình ảnh bằng việc tận dụng các tính năng của cả hai phần mềm: Adobe
Presenter và PowerPoint.
Bước 3: Hoàn thành sản phẩm
Sau khi hoàn thành sản phẩm, Adobe Presenter cho phép người dùng xuất bản
file ra nhiều kiểu file khác nhau phù hợp cho cả học trực tuyến (online) lẫn học
ngoại tuyến (offline). Bản thân phần mềm Adobe Presenter đã được tích hợp vào hệ
thống phần mềm họp và học ảo Adobe Connect, nên chỉ cần kết hợp sử dụng đồng
thời hai phần mềm này, bài giảng soạn bằng Adobe Presenter có thể sử dụng để học
trực tuyến với mạng Internet. Có thể đưa bài giảng e-learning soạn bằng Adobe
Presenter vào các hệ thống quản lý học tập trong Learning Management Systems
(LMS), hiện nay ở Việt Nam, LMS nổi tiếng là Moodle, cũng cấp mã nguồn mở để
lập trang web miễn phí.
b. Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu
Bước 1: Đặt tiêu đề cho màn hình
Mở PowerPoint, vào tab Adobe Presenter, tìm tab Tools, nhấn vào nút lệnh
, cửa sổ Settingsxuất hiện. Tại đây, nhập những thông tin bài giảng theo
hướng dẫn ở hình dưới:

Tiêu đề bài giảng
Tóm tắt nội dung

chính của bài giảng

Hình 1.8: Thẻ Appearance Settings

Bước 2: Chọn chế độ chạy khi xuất bản
Cũng ở cửa sổ Settings. Chọn sang thẻ Playback. Thẻ Playback cho phép
19


người thiết kế cài đặt những hiệu ứng cho việc chạy bài giảng (chuyển tiếp giữa các
slide, hiệu ứng). Việc chỉnh sửa cài đặt được thực hiện trên cửa sổ Playback
Options như bên dưới:

Hình 1.9: Thẻ Playback Options Settings

Bước 3: Đính kèm tệp tin
Để đính kèm một số tài liệu phục vụ cho người học trong quá trình học có thể
tiện tra cứu những thông tin liên quan, người thiết kế có thể dính kèm trong bài
giảng một được link dẫn đến một trang web chứa thông tin hoặc một file tài liệu.
Muốn làm điều này, ở cửa sổ Settings, chọn thẻ Attackments, thêm tài liệu văn bản
hoặc bảng tính/ đường link bằng nút lệnh
. Khi nhần vào nút này, một
hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép người dùng có thể lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn
tài nguyên nào (trên máy, trên website khác).
Click vào đây để lựa chọn đối tượng
cần chèn thêm.
File: Tệp tin trên máy
Link: Tệp tin từ website

Hình 1.10: Attachment Settings


Sau khi đã chọn được tài liệu, nhấn OK để kết thúc thao tác.
Bước 4: Khai báo thông tin giáo viên
Khai báo thông tin giáo viên sẽ giúp cho người học tiện theo dõi và lựa chọn
được phương pháp học cũng như người dạy mà mình ưa ý; ngoài ra, thông tin giáo
20


×