Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN giải pháp đưa môn bóng chuyền hơi vào giảng dạy cho học sinh khối 10 trường THPT vĩnh lộc nhằm giúp học sinh hứng thú hơn khi học thể thao tự chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.41 KB, 14 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta ai cũng đều biết rằng, sức khỏe là thứ tài sản vô cùng quý giá,
không có gì quan trọng cho bằng chính sức khỏe con người bạn, một thân thể
không bệnh tật, một tâm hồn luôn vui vẻ đó là chân hạnh phúc của con người.
Có câu nói: “Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức
khỏe chỉ có 1 ước muốn duy nhất: đó là sức khỏe”. Quả đúng như vậy, bệnh tật
không trừ một ai bất kể bạn là người giàu hay người nghèo, người có địa vị cao
hay thấp. Nếu bạn may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với
việc bạn đang cận kề với thành công về mọi lĩnh vực.
Trong đời sống xã hội, sức khỏe luôn giữ vai trò quan trọng. Nó là cơ sở
không thể thiếu để góp phần tạo nên nền tảng hạnh phúc cho con người, sự phát
triển của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà
nước ta đều khẳng định: sức khỏe là tài sản quý giá của mỗi người và của xã
hội. Khi có sức khỏe, con người có thể thực hiện những hoạt động cá nhân và
hoạt động xã hội có hiệu quả. Đó chính là cơ sở hàng đầu giúp cho sự mỗi người
tự khẳng định mình trong xã hội. Vì vậy, họ có thể đóng góp sức lực, trí tuệ của
mình cho sự phát triển của đất nước.
Tập luyện TDTT thường xuyên có kế hoạch giúp cho người tập có một
nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học. Hơn thế, với những
nghiên cứu cụ thể của các nhà khoa học đối với việc tập luyện thể dục thể thao
hiện nay càng chứng tỏ tác dụng của thể thao là rất lớn. Học sinh trong các nhà
trường cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để đem lại sức khỏe
cho bản thân, giúp các em có thêm tự tin để lao động và học tập, xứng đáng là
học sinh chăm ngoan trong nhà trường, là công dân khỏe mạnh và góp phần hữu
ích cho xã hội trong tương lai.
Trong các trường học hiện nay các giờ học Thể dục chính là hình thức cơ
bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà
trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh là nhiệm vụ cần
thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực
và phối hợp vận động cho học sinh. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất


định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT. Với mục tiêu chính của việc
đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình
đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh, phát triển
các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường
xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”. Bản thân
giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục
con người trong xã hội. Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng
TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để
hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực
hoạt động, học tập của học sinh trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường. Tuy
nhiên các giờ học hiện nay trong các trường đa số học sinh chưa có hứng thú
1


học tập để rèn luyện bản thân và nâng cao sức khỏe, phải chăng là do bài tập khô
khan hay do các thầy chưa truyền được cảm hứng cho học sinh trong quá trình học.
Là một giáo viên dạy môn Thể dục và biết được tác dụng của bộ môn này đối với
sức khỏe của học sinh tôi luôn trăn trở làm sao cho học sinh hứng thú và tự giác tập
luyện trong các giờ học Thể dục đặc biệt là trong nội dung phần Thể thao tự chọn.
Và như chúng ta đã biết trong một lớp học hiện nay số lượng học sinh nam, học
sinh nữ gần như bằng nhau. Nhưng các môn trong phần Thể thao tự chọn hiện nay
thì theo khảo sát điều tra của cá nhân tôi các học sinh nam thích học nhiều hơn rất
nhiều so với các học sinh nữ. Chính vì vậy nhằm giúp các em có một nội dung học
mà học sinh nữ cũng hào hứng và tham gia tập luyện tích cực cùng các bạn nam tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải Pháp đưa môn Bóng chuyền hơi vào giảng
dạy cho học sinh khối 10 Trường THPT Vĩnh Lộc nhằm giúp học sinh hứng thú
hơn khi học Thể thao tự chọn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua nghiên cứu để giúp học sinh hứng thú tập luyện tăng sự vận
động tích cực cho học sinh thông qua giờ học thể dục hàng tuần. Từ đó mà sức

khỏe của các em ngày càng tốt hơn và khi tinh thần của các em thoải mái vui vẻ
trong các giờ học thể dục thì các em học các môn văn hóa cũng sẽ tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung vào: “ Giải Pháp đưa môn Bóng chuyền hơi vào
giảng dạy cho học sinh khối 10 Trường THPT Vĩnh Lộc nhằm giúp học sinh
hứng thú hơn khi học Thể thao tự chọn”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài tập trung chủ yếu các nhóm phương pháp chính, đó là: : “ Giải
Pháp đưa môn Bóng chuyền hơi vào giảng dạy cho học sinh khối 10 Trường
THPT Vĩnh Lộc nhằm giúp học sinh hứng thú hơn khi học Thể thao tự
chọn”.

1.4.1. Nhóm các phương pháp lý luận, bao gồm:
- Nghiên cứu văn bản, chỉ thị của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Sở Giáo dục
Thanh Hoá về hướng dẫn, tổ chức, đổi mới phương pháp giảng dạy môn Thể
dục trong nhà trường THPT.
- Các tài liệu sư phạm liên quan đến công tác giảng dạy môn Thể dục cho
học sinh trong các trường THPT hiện nay.
1.4.2. Nhóm phương pháp thực tiễn:
- Quan sát, phân tích thực tiễn “ Giải Pháp đưa môn Bóng chuyền hơi
vào giảng dạy cho học sinh khối 10 Trường THPT Vĩnh Lộc nhằm giúp học
sinh hứng thú hơn khi học Thể thao tự chọn”.
- Tham khảo, trao đổi ý kiến của các giáo viên, học sinh về một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học Thể dục cho học sinh trường THPT
Vĩnh Lộc.
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về một các giải pháp góp phần nâng cao
môn học Thể dục cho học sinh trường THPT Vĩnh Lộc.
2



1.4.3. Nhóm phương pháp bổ trợ:
Bản thân sử dụng một số phương pháp cơ bản:
- Phương pháp thống kê số liệu.
- Phương pháp đối chứng.
- Phương pháp so sánh.
Bản thân coi đây là một sáng kiến kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả của một giờ dạy Giáo dục thể chất, đáp ứng yêu cầu của Chỉ thị
40/CT - TW ngày 15 /6/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng nhà giáo,
chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy.
2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận của “ Giải Pháp đưa môn Bóng chuyền hơi vào
giảng dạy cho học sinh khối 10 Trường THPT Vĩnh Lộc nhằm giúp học sinh
hứng thú hơn khi học Thể thao tự chọn”.
Các nhà kinh điển chủ nghĩ Mác cho rằng: con người phát triển toàn diện
là con người được phát triển về trí lực, thể lực, đạo đức, thẩm mĩ và kỹ năng lao
động. Con người với trí thức, sức khỏe và kĩ năng lao động là nguồn nhân lực
cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Như nhà danh y lớn của Việt Nam thế kỷ 18 - Hải Thượng Lãn Ông Lê
Hữu Trác đã viết rằng: "Thể chất và tinh thần luôn luôn khang kiện, mà tận
hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới có thể chết". Tư tưởng đó của ông thể
hiện cách xem xét sức khoẻ của con người trong mối quan hệ hữu cơ giữa thể
chất và tinh thần. Cơ thể khoẻ mạnh thì tinh thần mạnh mẽ. Cả thể chất và tinh
thần khoẻ mạnh thì tuổi thọ của con người cũng sẽ dài lâu.
Y học ngày nay cũng khẳng định sức khoẻ của con người phải là sức khoẻ
của cả thể xác và tinh thần. Chỉ khi nào cơ thể của con người lành mạnh, tâm
hồn thoải mái thì khi đó con người mới có sức khoẻ. Sức khoẻ không chỉ là
không bệnh tật, mà còn là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội,
Sức khoẻ là khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Khí huyết lưu thông giúp cho
cơ thể khoẻ mạnh, không có bệnh tật, không ốm đau; tinh thần đầy đủ sẽ giúp
cho con người năng động, hăng hái, có ý chí, có nghị lực để hoàn thành tốt công

việc.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ có vai trò to lớn trong cuộc sống
của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc và trong việc xây dựng con người mới xã hội mới. Người nhận định: "Giữ
gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức
khoẻ mới làm thành công". Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp phần
làm nên sức mạnh tổng hợp về thể lực trong cách mạng, đưa đến những thắng
lợi vĩ đại của nhân dân ta.
Việc rèn luyện thân thể có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực,
lấy lại sự cân bằng âm dương của cơ thể con người. Nếu con người không vận
động, không rèn luyện thì khả năng thích nghi kém, tuổi thọ không thể kéo dài.
3


Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực,
tinh thần thoải mái, rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác
dụng trong việc phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ con người. Khi cơ thể con
người khoẻ mạnh thì sẽ vượt qua và đẩy lùi được bệnh tật, chống trả được vi
trùng xâm nhập vào cơ thể; khi cơ thể lành mạnh, tinh thần sung mãn thì con
người sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết thay đổi. Cơ thể tốt, thần
kinh tốt, tinh thần tốt thì tránh được mọi bệnh tật.
Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con
người, thể dục thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn diện
cho con người. Sức khoẻ toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực
như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Những yếu tố này
chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi con người
có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất
có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và
trong học tập. Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi
khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc. Muốn có năng lực thể chất tốt đòi

hỏi con người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện
thân thể. Bản thân Người, có những lúc bị yếu mệt, nhưng Người vẫn cố gắng
dậy vận động thân thể, tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ, tập
leo núi...
Tập luyện thể dục thể thao có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức
khoẻ con người, nên đối với các em học sinh là mầm xanh của đất nước, là
nguồn hạnh phúc của gia đình, nhà trường và xã hội là đội ngũ đáng tin cậy của
cả dân tộc. Chính vì vậy giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ hết sức
quan trọng để nâng cao sức khoẻ chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống xây
dựng và bảo vệ tổ quốc đáp ứng nhu cầu cần thiết trước mắt và lâu dài của cách
mạng.
Thể dục là một môn mang lai sức khỏe tốt cho người tập đấy. Nhưng làm
gì để các em hứng thú, yêu thích và hăng say học môn Thể dục trong trường phổ
thông? Đây là một vấn đề mà làm cho bản thân thôi cũng như nhiều đồng
nghiệp của tôi thường trăn trở và đặt ra câu hỏi.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi chưa áp dụng đề tài nghiên cứu
Hiện nay môn học thể thao tự chọn của học sinh khối 10 nói chung và học
sinh Trường THPT Vĩnh Lộc nói riêng bao gồm các nội dung sau:
1- Bơi
2- Bóng đá
3- Bóng rổ
4- Bóng chuyền da
5- Đẩy tạ
Troôi đã phát phiếu điều tra cho mỗi học sinh trong nhóm đối tượng
nghiên cứu ( gồm 40 em, 20 nam, 20 nữ) với mẫu phiếu như sau:

4


TT

1
2
3
4
5

Môn thể thao TT
Bơi
Bóng đá
Bóng rổ
Bóng chuyền da
Đẩy tạ

Thích

Không thích

Ghi chú

Số học sinh
không thích
nữ
8
2
20
4
13
2
16
8

16
12

Ghi chú

Và kết quả đã nhận được như sau:
TT

1
2
3
4
5

Môn thể thao TT

Bơi
Bóng đá
Bóng rổ
Bóng chuyền da
Đẩy tạ

Số học sinh thích
học
Nam
nữ
18
12
16
0

18
7
12
4
8
4

Theo kết quả nhận được từ bảng trên thì có rất nhiều em học sinh nữ chưa
thật sự thích các môn Thể thao tự chọn hiện nay trong phân phối chương trình
các môn Thể thao tự chọn của trường. Vậy nguyên nhân là do đâu?
- Thứ nhất: Đối với nội dung bơi lội, mặc dù chúng ta ai cũng biết rằng
bơi lội ngoài rèn luyện thể chất ra thì học sinh được học bơi lội và biết bơi là
một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với học sinh. Như chúng ta cũng biết hiện
nay tình trạng học sinh bị đuối nước rất là nhiều. Nhưng một vấn đề đặt ra ở đây
là các trường hầu như đều không có bể bơi để cho học sinh tập luyện. Nên các
giáo viên chưa lựa chọn nội dung này vào giảng dạy nên học sinh chưa biết.
- Thứ 2: Đối với nội dung bóng đá: Học sinh nam rất là thích nhưng
ngược lại với nữ do các em thể lực yếu hơn nên khi được hỏi cũng như cho các
em tập luyện thì các em đều không thích. Hơn nữa vì diện tích sân bóng lớn nên
hầu như mỗi trường chỉ có một sân bóng mini.
- Thứ 3: Bóng rổ, cũng như bóng đá là một môn thể thao đối kháng được
học sinh nam rất là thích nhưng với nữ thì các em cũng không hứng thú tập
luyện. Và mỗi trường cũng chỉ có một sân bóng rổ.
- Thứ 4: Bóng chuyền da: học sinh nam thích nhưng với học sinh nữ các
em cũng không hứng thú tập luyện do bóng nặng đánh rất là đau tay thậm chí
nhiều học sinh nữ khi đánh tay còn bị thâm tay khi đệm bóng nên các em không
thích và khi đánh thì hầu như học sinh nữ đều không đánh qua lưới nên các em
chán học.
- Thứ 5: Đẩy tạ, cũng là một môn thể thao có trong chương trình học tự
chọn của khối 10, tuy nhiên theo kết quả điều tra học sinh cũng không hứng thú

tập luyện.
5


2.3. Giải pháp thực hiện
KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA CHO ĐIỂM
1. Kế hoạch dạy học
Giảng dạy theo trình tự sau:
- Kỹ thuật không bóng trước, có bóng học sau.
- Học kỹ thuật theo thứ tự: chuyền bóng, đệm bóng và phát bóng.
Tiết 1:
- Giới thiệu chung về môn Bóng chuyền hơi.
- Luyện tập các động tác khởi động chung và chuyên môn
- Giới thiệu và tập luyện các tư thế cơ bản
- Giới thiệu và tập luyện kỹ thuật di chuyển: Bước lướt, bước chéo.
Tiết 2:
- Giới thiệu và làm quen sơ bộ về kỹ thuật chuyền bóng
- Ôn tư thế cơ bản và di chuyển
- Trò chơi phát triển thể lực và bổ trợ kỹ thuật
Tiết 3:
- Học kỹ thuật chuyền bóng
- Giới thiệu luật: Kích thước sân bóng, dụng cụ
Tiết 4:
- Trò chơi khởi động
- Tập kỹ thuật đệm bóng
- Ôn chuyền bóng
Tiết 5:
- Tập kỹ thuật đệm bóng.
- Ôn kỹ thuật chuyền, giới thiệu một số điều luật trong thi đấu
- Một số bài tập phát triển thể lực

Tiết 6:
- Ôn chuyền bóng
- Ôn đệm bóng
- Một số bài tập phát triển thể lực
Tiết 7:
- Học kỹ thuật phát bóng thấp tay.
- Ôn kỹ thuật chuyền bóng
- Ôn kỹ thuật đệm bóng
Tiết 8:
- Ôn kỹ thuật phát bóng thấp tay
- Học kỹ thuật phát bóng cao tay
- Ôn kỹ thuật chuyền bóng
Tiết 9:
- Ôn kỹ thuật phát bóng ( cao tay, thấp tay)
- Thi đấu tập ( làm quen với đội hình thi đấu).
Tiết 10:
Kiểm tra
6


2. Kiểm tra, cho điểm
a. Nội dung kiểm tra: - Chuyền bóng
- Đệm bóng
- Phát bóng
Có thể xác định nội dung kiểm tra theo 2 cách sau:
- Giáo viên chọn 1 trong 3 nội dung trên
- Hoặc học sinh chọn 1 trong 3 nội đung trên để kiểm
tra. b. Tổ chức và phương pháp kiểm tra
- Chuyền bóng: Mỗi học sinh chuyền 5 quả, bóng do người khác tung, hoảng
cách giữa 2 người là 2,5 - 3m.

- Đệm bóng: Mỗi học sinh chuyền 5 quả, bóng do người khác tung, hoảng cách
giữa 2 người là 2,5 - 3m.
- Phát bóng: Mỗi học sinh phát 3 quả ( Nữ có thể lựa chọn phát bóng cao tay
hoặc thấp tay, nam phát bóng cao tay)
c. Cách cho điểm
- Chuyền bóng.
+ Điểm 9 – 10: Chuyền 4 quả độ cao tư 3m so với mặt đất, điểm rơi cách 2,5
– 3m, có kỹ thuật đúng về cấu trúc hình tay, về tầm chuyền.
+ Điểm 7 – 8: Chuyền được 3 quả độ cao tư 3m so với mặt đất, điểm rơi
cách 2,5 – 3m, có kỹ thuật đúng về cấu trúc hình tay, về tầm chuyền.
+ Điểm 5 – 6: Chuyền được 2 quả độ cao tư 3m so với mặt đất, điểm rơi
cách 2,5 – 3m, có kỹ thuật đúng về cấu trúc hình tay, về tầm chuyền.
+ Điểm 3 – 4: Chuyền được 1 quả độ cao tư 3m so với mặt đất, điểm rơi
cách 2,5 – 3m, có kỹ thuật đúng về cấu trúc hình tay, về tầm chuyền.
+ Điểm 1 – 2: Không chuyền được quả nào.
- Đệm bóng:
+ Điểm 9 – 10: Đệm được 4 lần so với đường bóng lên cao được 2 – 3m, xa
2,5m và đúng hướng, tay tiếp xúc đúng, có phối hợp thân người và vươn tay khi
đệm bóng.
+ Điểm 7 – 8: Chuyền được 3 quả độ cao tư 3m so với mặt đất, điểm rơi
cách 2,5 – 3m, có kỹ thuật đúng về cấu trúc hình tay, về tầm chuyền.
+ Điểm 5 – 6: Chuyền được 2 quả độ cao tư 3m so với mặt đất, điểm rơi
cách 2,5 – 3m, có kỹ thuật đúng về cấu trúc hình tay, về tầm chuyền.
+ Điểm 3 – 4: Chuyền được 1 quả độ cao tư 3m so với mặt đất, điểm rơi
cách 2,5 – 3m, có kỹ thuật đúng về cấu trúc hình tay, về tầm chuyền.
+ Điểm 1 – 2: Không đệm được quả nào.
- Phát bóng:
+ Điểm 9 - 10: Phát qua lưới 4 quả, kỹ thuật đúng.
+ Điểm 7 – 8: Phát qua lưới 4 quả, kỹ thuật đúng.
+ Điểm 5 – 6: Phát qua lưới 4 quả, kỹ thuật đúng.

+ Điểm 3 – 4: Phát qua lưới 4 quả, kỹ thuật đúng.
+ Điểm 1 – 2: Không phát được quả nào.

7


Ngoài ra, chúng ta ai cũng biết rằng, đối với mỗi môn học đặc biệt là môn
học đặc thù như môn Thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em
niềm say mê, hứng thú trong tập luyện thì:
Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên phải
tập làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi
tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt
ngay. Khi làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật.
Vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em. Đối với
giáo viên không chuyên, giáo viên không có khả năng làm mẫu thì nên cho học
sinh quan sát kỹ tranh ảnh, xem phim hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn những
em có năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi giảng dạy
động, khi giảng giải phân tích kỹ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc
tích dễ hiểu. Ngoài trời có thể sử dụng tranh ảnh, biểu đồ để minh hoạ làm tăng
sự chú ý trong các em.
Trong tiết học Thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn
khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú
cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng,
tăng độ khó. Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm
thấy chán nản.Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo
viên cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui
tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về
thành tích của một vận đông viên nổi tiếng sẽ làm cho các em hào hứng và phấn
trấn lên rất nhiều.
Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên hưng phấn.

Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
tập luyện phục vụ cho nội dung bài học.
Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen
thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo
viên nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Nói một
cách cầu kỳ, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các
em sẽ thích thú ngay.
Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm
hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu, hay bệnh
tật…Để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. Đối với học sinh yếu,
khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em
tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu,
giáo viên nên động viên khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, chẳng
hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc
áp dụng phương pháp tập luyện bằng những hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù
hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui
8


vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn. Nói chung chương trình
dạy Thể dục trong trường THPT, toàn là những nội dung mà các em đã được học
do vậy để các em hứng thú tập luyện đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu
trong mỗi tiết dạy tạo mọi điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi
các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các em
say mê luyện tập, nâng cao sức khoẻ đảm bảo việc học tập.
Giáo viên phải là người tìm hiểu và nắm vững tâm lí lứa tuổi của các em
học sinh tạo động cơ quyết tâm phấn đấu vươn lên để tự khẳng định mình. Để
thực hiện được vấn đề này, điều quan trọng là giáo viên phải luôn gần gũi, là
điểm tựa đáng tin cậy của các em học sinh. Để học sinh có thể thấy rằng muốn
đạt được mục tiêu trong học tập, ngoài môi trường, các tác nhân thuận lợi còn

phải có sự cố gắng quyết tâm của thầy và trò trong quá trình học tập. Sẽ có kết
quả tốt hơn nếu giáo viên tổ chức được các buổi ngoại khóa tìm hiểu cũng như
được biểu diễn các tiết mục văn nghệ như nhảy, khiêu vũ, thể dục aerobic; các
buổi nói chuyện về các vận động viên nổi tiếng, những nghành nghề liên quan
đến bộ môn thể dục.
- Tạo hứng thú từ phong cách làm việc của thầy cô qua từng tiết học
trong quá trình nghiên cứu bộ môn; từ sự gần gũi, sự nhìn nhận của thầy cô
trong sự cố gắng, nỗ lực của học sinh. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong
mỗi giờ học (yêu cầu nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng, không căng thẳng ), đây
chính là nghệ thuật sư phạm của người thầy nhờ sự nắm vững kiến thức khoa
học của bộ môn, hiểu và nắm vững quy luật nhận thức, tâm lý học lứa tuổi, tâm
lí sư phạm..., hiểu rõ và đồng cảm với đối tượng học sinh mà mình dạy.
Thường xuyên gần gũi chăm lo, động viên học sinh, chỉ dẫn, kèm cặp học
sinh trong quá trình thực hiện. Tránh sự nóng vội, buông trôi, phó mặc. Đây là
công việc thường xuyên và lâu dài nên đòi hỏi người giáo viên phải là người
tâm huyết với nghề mới có thể thực hiện và thực hiện có kết quả.
Đây là giải pháp quan trọng nhất: Đó là đưa nội dung Bóng chuyền hơi
vào giảng dạy trong chương trình thể thao tự chọn cho học sinh khối 10.
Trong quá trình tổng hợp thì thấy rõ số học sinh không thích các môn tự
chọn nêu trên đều là học sinh nữ, và khi mà các em đã không thích thì đương
nhiên sự hứng thú tập luyện của các em là không cao. Trong khi đó học sinh nữ
so với học sinh nam về số lượng gần như bằng nhau. Nhưng các môn học tự
chọn hiện nay lại chỉ thích hợp với các học sinh nam. Vậy đối với học sinh nữ,
học các môn tự chọn như hiện nay có phát huy hết được năng lực của các em
cũng như gây hứng thú cho các em trong tập luyện?. Chính vì điều đó, là một
giáo viên dạy học ở trường hơn 10 năm, sau khi thấy ở các thôn xóm và các
CLB có nội dung tập luyện Bóng chuyền hơi được đông đảo tầng lớp nhân dân
tham gia tập luyện không kể già trẻ gái trai, mà chưa thấy có môn thể thao nào
mà lại được nhiều lứa tuổi khác nhau cùng thích và cùng tập luyện, nên tôi đã
9



suy nghĩ: Nếu học sinh trường mình mà cũng được tập luyện môn thể thao này
thì sẽ như thế nào? Và bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy mình sẽ làm
gì để giúp các em yêu thích môn Thể thao tự chọn và giúp các em tập luyện có
hiệu quả nhất?
Để nắm bắt được tâm tư và nguyện vọng của các em tôi cũng đã phát
phiếu đánh giá cho mỗi học sinh với mẫu phiếu như sau:
TT Môn thể thao TT Số học sinh thích
Số học sinh
Ghi chú
học
không thích
Nam
nữ
nữ
1 Bơi
2 Bóng đá
3 Bóng rổ
4 Bóng chuyền da
5 Đẩy tạ
6 Bóng chuyền hơi
2.4. Kết quả áp dụng các giải pháp
Sau một thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy học sinh mình giảng
dạy đã có những tiến bộ rõ rệt:
TT

Môn thể thao TT

1

2
3
4
5
6

Bơi
Bóng đá
Bóng rổ
Bóng chuyền da
Đẩy tạ
Bóng chuyền hơi

Số học sinh thích
học
Nam
nữ
18
12
16
0
18
7
12
4
8
4
18
18


Số học sinh
không thích
nữ
8
2
20
4
13
2
16
8
16
12
2
2

Ghi chú

Kết quả học môn thể thao tự chọn Bóng chuyền hơi mà các
em tham gia tập luyện ngoài giờ chính khóa.
Sau khi áp dụng các giải pháp, giảng dạy theo kế hoạch như trên và kiểm
tra đánh giá thì được kết quả như sau:

10


Nội dung kiểm tra
Phát bóng qua lưới
Chuyền bóng cao tay


Đạt
Số lượng
40
40

Tỉ lệ
100%
100%

Chưa đạt
Số
Tỉ lệ
lượng
0
0%
0
0%

- Sau khi cho 40 học sinh khối 10 tham gia tập bóng chuyền hơi ngoài giờ
chính khóa, ngoài kết quả học tập đã được trình bày ở bảng trên thì bản thân tôi
thấy, hiện nay học sinh trong trường các lớp trong trường các em còn tự đóng
góp mua bóng và sau mỗi giờ ra chơi buổi chiều hoặc các giờ học trống tiết, các
em cả nam và nữ đã cùng nhau tự giác ra sân thể dục để cùng nhau chơi bóng
chuyền hơi rất vui vẻ và hứng thú. Nhiều em về nhà còn tham gia tập luyện buổi
chiều ở thôn xóm mình. Trong trường các em còn tổ chức thành lập đội bóng
của lớp tham gia giải Bóng chuyền hơi nam nữ do CLB 27/7 của cá nhân tổ
chức.
- Học sinh khi trống ra chơi là tự giác chuẩn bị giày và dụng cụ tập luyện
để ra sân tập. Không còn tình trạng học sinh không đi giày không mang dụng cụ
học tập.

- Trong quá trình học không còn thấy những gương mặt uể oải chán nản
mà thay vào đó là những gương mặt phấn khởi tươi vui, tập luyện hăng hái nhiệt
tình. - Như trước đây khi chưa áp dụng các giải pháp vẫn còn tình trạng lười vận
động nên khi ra sân học các em vẫn lấy lí do Cô ơi hôm nay em đau đầu, đau
bụng để xin nghỉ tập. Nhưng từ khi áp dụng các giải pháp mới này mặc dù giáo
viên tuy có vất vả hơn nhưng bản thân tôi thấy rất vui vì các em đã yêu thích
môn học của mình và các em tham gia tập luyện rất hăng say nhiệt tình.
3. Kết luận, kiến nghị
Từ thực tế giảng dạy, tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện học sinh ở trường
THPT Vĩnh Lộc thời gian qua, bản thân nhận thấy để nâng cao chất lượng giảng
dạy, nâng cao sự hứng thú tập luyện cho học sinh cần tập trung đầu tư vào “ Một
số giải pháp nhằm giúp học sinh hứng thú học môn Thể thao tự chọn cho học
sinh khối 11 trường THPT Vĩnh Lộc” theo các hướng cơ bản sau đây:
- Cải tiến nội dung chương trình sách giáo khoa, nên đưa một số môn thể
thao đang rất được ưa chuộng vào trường học như: Bóng chuyền hơi, Thể dục
aerobic, khiêu vũ thể thao, yoga, ....mỗi một cấp học nên có những nội dung học
khác nhau tránh sự nhàm chán, những môn đã học ở cấp này không học lại ở các
11


cấp sau, vì theo tôi mục đích của chúng ta là rèn luyện sức khỏe cho học sinh
chứ không phải là đào tạo vận động viên chuyên nghiệp nên các nội dung học
cần được đa dạng nhiều hơn nữa, giúp các em khám phá tìm tòi cái mới, từ đó
các em sẽ hứng thú và yêu thích môn học hơn.
- Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao
trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất
lượng dạy học của bộ môn, phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài
giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm.Giáo viên luôn tìm
tòi những phương dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn, không áp đặt, không
máy móc.

Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi
dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác
chăm lo sức khoẻ học sinh.
Để đảm bảo công tác GDTC cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các
thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy cô và của việc tập luyện
của trò theo hướng:
- Mỗi năm nhà trường phải mua sắm thêm một số thiết bị dụng cụ
- Mỗi năm nhà trường cùng thầy cô,học sinh tự làm thêm một số thiết bị
dụng cụ như:cờ, hố cát, sân bóng...góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất của
nhà trường phục vụ tốt cho công tác GDTC cho học sinh.
- Thường xuyên cải tạo và nâng cấp các sân tập
- Đối với chương trình thể thao tự chọn Bộ giáo dục nên có một khung
chương trình chung cho tất cả các trường học
Trên đây là một số ý kiến của bản thân qua thực tiễn giảng dạy, bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Thể dục ở trường THPT Vĩnh Lộc một số năm gần đây. Có
thể một số giải pháp đã nêu ở trên chưa được đầy đủ, còn nhiều thiếu sót, bản
thân rất mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng nghiệp để đề tài có chất
lượng tốt hơn.
Trong quá trình thực hiện bài viết này, có thể do thời gian, năng lực, hoặc
một số điều kiện thực nghiệm còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những
khiếm khuyết. Tôi rất mong và xin chân thành cảm ơn mọi sự góp ý của các
thầy, cô và các đồng nghiệp để các vấn đề bản thân đã nêu được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

12


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng


Nguyễn Thị Hà

Thanh Hóa ngày 26 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết không sao chép của người
khác
Người thực hiện

Hoàng Thị Gái

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên Thể dục 10, 11,12 - NXBGD
2. PPCT môn Thể dục lớp 10, 11, 12
3. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất - NXB Thể dục Thể thao - 2000.
4. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất - NXBGD-1998
5.Giáo trình lí luận và phương pháp giảng dạy Thể dục Thể thao NXB Giáo dục
– 1997
6. Một số đặc điểm phát triển thể chất của học sinh phổ thông Việt Nam - Tác
giả: Nguyễn Kim Minh
7. Nghiên cứu năng lực thể chất của người Việt Nam từ 5-18 tuổi-Tuyển tập
nghiên cứu khoa học TDTT năm 1959-1989,
8. Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao- NXB thành phố Hồ Chí Minh 1983
9. Phương pháp giảng dạy TDTT trong nhà trường - NXB TDTT năm 1997

14




×