Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO học SINH TRONG GIẢNG dạy hóa học lớp 10 ở TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 27 trang )

Đề tài: “GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC
SINH TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
NÔNG CỐNG 3”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, con người
được tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Cuộc sống con người nhờ đó
mà trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn. Bước vào thế kỷ XXI,
loài người đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của tự nhiên :
Nạn lạm phát tài nguyên, cạn kiệt tài nguyên, rác thải công nghiệp, vấn đề khí
hậu toàn cầu,…Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ, việc đưa “ giáo dục môi
trường ” vào học đường là việc làm rất cần thiết. Nhà trường là nơi đào tạo thế
hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ
tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ nhận thức về bảo vệ môi
trường, dù họ làm việc gì, ở bất cứ đâu, bất kì cương vị nào cũng đều có thể
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Giảng dạy ở trường THPT Nông Cống 3, điều mà tôi nhận thấy chung
cho tất cả các em học sinh là : ý thức bảo vệ môi trường, sự trang bị kiến thức
về bảo vệ môi trường của học sinh còn kém.
Với chương trình giáo dục phổ thông nói chung yêu cầu đặt ra là phải
gắn liền “kiến thức” với “ thực tiễn ”. Hóa học là môn khoa học tự nhiên có
mối quan hệ mật thiết với nhiều môn khoa học : Vật lý, sinh học,.. bộ môn Hóa
học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới,
các quy luật biến đổi chất gắn liền với các quá trình xảy ra trong tự nhiên,
trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường. Trong quá trình
giảng dạy, tôi thấy nhất thiết phải giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường
trong bộ môn của mình. Xuất phát từ những lý do trên đã thôi thúc tôi đi vào
nghiên cứu đề tài : “GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
NÔNG CỐNG 3”

B. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ


Hiện nay, môi trường đang bị phá hủy nghiêm trọng gây nên ô nhiễm
môi trường không khí, môi trường đất, nước,… làm mất cân bằng sinh thái, sự
cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Có rất nhiều nguyên
nhân gây ra, có thể kể đến :
- Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của chúng ta
trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Chúng ta chỉ thấy được những lợi ích
trước mắt, chưa thấy được những nguy cơ mà thế hệ sau phải gánh chịu,…
+ Tình trạng xả thải rác bừa bãi xảy ra ở nhiều nơi, “tiện tay” mà vỏ chai
nước, vỏ bánh kẹo có thể được ném xuống đường không một chút đắn đo;
cũng “tiện tay”, rác thải trong gia đình có khi hất ngay xuống kênh rạch, cống
thoát nước; hay “tiện tay” mà vỏ hộp sữa vừa uống xong, chiếc khăn giấy vừa
dùng xong… cũng có thể quăng ngay xuống đường phố.
+ Thậm chí, tại những nơi công cộng, có thùng rác để sẵn nhưng cũng chẳng
ai quan tâm, người ta có thể vứt rác ngay tại gốc cây, gầm ghế hay quăng ngay
ở chân thùng rác.
1


+ Tại các trường học : Nhiều em vứt giấy, rác, vỏ của các bao bì đựng quà vặt,
bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi
ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng
dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em.
- Rác, phế thải rắn,… được hình thành trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất
của con người :
+ Khu dân cư : Thực phẩm dư thừa, giấy, thủy tinh, nhôm,…
+ Khu thương mại : Giấy, nhựa, túi nilon, kim loại, thực phẩm thừa, chất thải
nguy hại,…
+ Công trình xây dựng : Gạch, bê tông, thép, gỗ, thạch cao, bụi,…
+ Khu công cộng : Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui

chơi, giải trí,…
+ Nhà máy xử lý chất thải đô thị : Bùn, tro.
- Hóa chất, chế biến thực phẩm,… do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu
và các rác thải sinh hoạt, thực phẩm bị thối rữa, sản phẩm nông nghiệp thừa,
rác, chất độc hại.
- Khí núi lửa, khí thải nhà máy, khói xe, khói bếp,… (SO 2, CO2, NO2,…) Tuy
nhiên, khi giảng dạy bộ môn Hóa học nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc
truyền thụ kiến thức hóa học cho học sinh mà chưa quan tâm sâu sắc đến vấn
đề giáo dục ý thức, thái độ và những kĩ năng bảo vệ môi trường. Do đó :
+ Đa số học sinh còn mơ hồ về khái niệm ô nhiễm môi trường.
+ Đa số học sinh chưa có kiến thức về mối quan hệ tác động qua lại giữa con
người với môi trường trong sinh hoạt và sản xuất nên chưa hiểu được nguyên
nhân và cơ chế gây ô nhiễm môi trường.
+ Đa số học sinh chưa có hành động và những kĩ năng bảo vệ môi trường xung
quanh.
Có thể nói, việc lồng ghép giáo dục môi trường trong bộ môn Hóa học
thông qua một số tư liệu, hình ảnh, phim minh họa trong các tiết giảng dạy sẽ
gây được hứng thú, sự ngạc nhiên với các kiến thức mới lạ, vì vậy dễ dàng lôi
kéo sự tham gia của học sinh vào tiết học, tạo cho học sinh sự hào hứng làm
cho tiết học sinh động hơn.
Cho nên, mỗi thầy cô giáo chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng
của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh đặc biệt là qua những
bài giảng trong môn Hóa học.
Giáo dục môi trường sẽ giúp học sinh nhận thức đúng đắn về môi
trường, việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Thông qua chủ đề lồng ghép “ giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong giảng dạy bộ môn Hóa học 10”
tôi tin rằng sẽ trang bị cho các em :
- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của trái đất.
- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng môi trường.

- Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường.
C. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, Hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên gắn
liền với thực tiễn cuộc sống. Việc giảng dạy hóa học một cách hiệu quả, hấp
2


dẫn, sinh động, gây hứng thú với học sinh là một việc không hề đơn giản chút
nào. Qua quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học tại trường THPT Nông Cống 3,
tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm giảng dạy Hóa học nhằm nâng cao
hiệu quả của tiết học như sau :
Thứ nhất, mỗi thầy, cô giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh
noi theo: Biểu hiện bằng lòng say mê, lương tâm nghề nghiệp, sự tận tụy với
học sinh, trách nhiệm trong công việc, năng lực hiểu học sinh, khả năng hòa
nhập và đứng vào vị trí của học sinh biết được hoàn cảnh, điều kiện tư chất,
trình độ của học sinh để có những phương pháp dạy học phù hợp,… Một yếu
tố quan trọng nữa là năng lực ngôn ngữ. Người giáo viên nào biết cách khai
thác thế mạnh của ngôn từ trong công tác giảng dạy sẽ giúp học sinh hiểu bài
nhanh hơn, lôi cuốn và hứng thú với môn học hơn. Bên cạnh đó, nắm vững kỹ
thuật dạy học cũng là một trong những năng lực cơ bản góp phần khẳng định
phẩm chất, tư cách người giáo viên.
Thứ hai, đưa ra phương pháp học tập phù hợp với từng đối tượng học
sinh. Cụ thể, trường THPT Nông Cống 3 nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy bộ
môn Hóa học : Ban lãnh đạo đã tiến hành phân lớp theo trình độ của học sinh ,
với các lớp A1: dành cho những học sinh có trình độ dưới trung bình, A 2: học
sinh có trình độ trung bình, A3 : học sinh có trình độ khá, giỏi. Việc phân lớp
chỉ có tính tương đối vì trình độ kiến thức ở mỗi lớp chênh lệch nhau không
nhiều. Nhưng theo tôi phương pháp học tốt dù ở các lớp khác nhau về trình độ
vẫn có đặc điểm chung mà tôi đã giới thiệu cho học sinh của tôi :
- Đọc, hiểu và phân tích kĩ nội dung bài học sách giáo khoa.

- Nắm vững, đào sâu kiến thức thông qua kênh hình, tranh, ảnh minh họa.
- Đọc mục “ Em có biết ”? ở cuối mỗi bài sẽ cung cấp thêm nhiều điều bổ ích
và lý thú.
- Luôn liên hệ với thực tiễn đời sống : Nội dung lý thuyết gắn liền với việc giải
quyết các vấn đề của đời sống ( bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng
chống tệ nạn xã hội........). Qua đây các em có niềm tin ở môn học và thấy rằng
kiến thức học được thực sự có ích đối với bản thân các em.
- Trong quá trình học, yêu cầu các em phải luôn tự đặt ra những câu hỏi “ Tại
sao?”, “ Làm thế nào?” về nội dung kiến thức... để ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
- Tham khảo tài liệu, thu thập thông tin liên quan đến nội dung bài học thông
qua sách ở thư viện, các phương tiện truyền thanh, truyền hình, mạng
internet....v.v.
Thứ ba, mỗi thầy, cô giáo phải không ngừng học hỏi, đúc rút kinh
nghiệm, đưa ra các phương pháp dạy học tích cực. Luôn đổi mới phương pháp
dạy học phù hợp với năng lực học sinh, cụ thể :
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Hóa học (soạn giảng
giáo án điện tử), sử dụng các phương tiện dạy học : Thí nghiệm trực quan,
hình ảnh, mô hình thí nghiệm,...
- Lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng linh hoạt kĩ thuật dạy
học (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật động não, kĩ thuật tia
chớp,...)
- Thiết kế trò chơi ô chữ, trò chơi rung chuông vàng, xây dựng bộ câu hỏi trắc
nghiệm hay, phù hợp với học sinh từng lớp gây hứng thú với học sinh.
3


- Đưa nội dung bài dạy vào thực tế có liên quan tới môi trường
- Đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường :
Trong hệ thống bài tập cần ra những câu hỏi liên quan đến môi trường nằm
trong vùng kiến thức đang học để khắc sâu trong tư tưởng các em.

- Giáo dục bảo vệ môi trường bằng những hình ảnh thực tế, có tính thời sự cao.
- Xem các video, phim về hóa học và môi trường.
- Tích hợp các bộ môn : Toán học, Vật lý, Sinh học,... lồng ghép trong giảng
dạy bộ môn Hóa học.
1. Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình
hóa học lớp 10 THPT ( chương trình chuẩn)
Chương/ bài
Chương 1: Bài : Hạt nhân
nguyên tử - nguyên tố hóa học.
Đồng vị
Chương 4: Bài : Phản ứng oxi
hóa - khử

Chương 5: Bài : Clo

Chương 5 : Bài : Hiđrô clorua.
Axit clohiđric và muối clorua
Chương 5 : Bài : Hợp chất
chứa oxi của clo
Chương 5 : Bài : Flo – Brom Iot
Chương 6 : Bài : Oxi - Ozon

Chương 6 : Bài : Hidro sunfua.

Phương thức tích hợp
Tia phóng xạ gây hại sức khỏe : gây ung thư,
đột biến gen. Tia X là tia phóng xạ hạn chế tiếp
xúc.
- Xác, bã động vật phân hủy do bị oxi hóa
SO2 ; H2S gây ô nhiễm. Nhờ những quá trình

oxi hóa khử xảy ra trong tự nhiên như : sự đốt
cháy, sự lên men thối,…làm giảm các chất độc
hại trong không khí.
- Đốt cháy C, nhiên liệu gây khí CO2; CO gây
ô nhiễm.
- Khí Cl2 độc, ống nhựa (PVC) đốt gây ô
nhiễm, thuốc trừ sâu gây độc cho người và
động vật.
- Sản xuất có khí clo trong công nghiệp xử lý
bằng cách dẫn vào nước vôi hay phun NH3 để
chuyển thành NH4Cl.
- Cl- trong phân bón gây độc hại cho cây ảnh
hưởng xấu đến nông phẩm.
- Khí HCl trong không khí gây độc hại, đưa ra
biện pháp xử lí trong sản xuất.
Nước javen, clorua vôi có khả năng tẩy uế, sát
trùng. Xác động vật chết gây ô nhiễm khi xử lí
cho clorua vôi để khử trùng hoặc chôn sâu xác
động vật dưới đất, không vứt bừa bãi.
- Hợp chất CFC gây thủng tầng ozon.
- Các bài thí nghiệm về Flo; Brom; Iot khi thí
nghiệm cần đảm bảo an toàn
- Giáo dục ý thức học sinh nên trồng nhiều cây
xanh bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon.
- Ozon có lợi cho cuộc sống con người (ngăn
tia tử ngoại, tạo không khí trong lành, diệt
trùng nước,….)
- Xác động vật, các loại rác thải sinh ra nhiều
4



Lưu huỳnh dioxit. Lưu huỳnh
trioxit

khí H2S,SO2 gây ô nhiễm môi trường,
- H2S là khí độc nên khi điều chế chỉ cần điều
chế một lượng nhỏ có đeo khẩu trang.
- SO2 gây mưa axit: SO2 + O2 + H2O
H2SO4.có xúc tác là các oxit kim loại thảy ra từ
các nhà máy
- Cách xử lí chất thảy là H2S; SO2; SO3: dẫn
các khí độc này vào bể chứa nước vôi trong.
Chương 6 : Bài : Axit sunfuric - Chú ý pha axit vào nước, làm ngược lại gây
và muối sunfat
nguy hiểm.
- Tác dụng phá hủy da mãnh liệt nên khi sử
dụng H2SO4 đậm đặc phải hết sức cẩn thận.
- Liên hệ giáo dục đạo đức học sinh.
2. Một số bài soạn có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng
dạy Hóa học 10 (chương trình chuẩn)
2.1. Bài 17 : Phản ứng oxi hóa – khử (Lồng ghép vào phần ý nghĩa của
phản ứng oxi hóa - khử trong thực tiễn) a. Kiến thức
a.1. Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật “ chúng em biết 3 ”.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm cùng nhau thảo
luận trả lời câu hỏi sau :
Câu 1 : Lấy một số ví dụ về phản ứng oxi hóa – khử trong tự nhiên, trong
công nghiệp và hoạt động sinh hoạt của con người.
Câu 2 : “ Ma trơi ” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu?
Câu 3 : Trình bày ứng dụng của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tế mà em
biết?

Học sinh cùng nhau thảo luận theo nhóm, thành viên của các nhóm cùng
nhau huy động kiến thức, đưa ra ý kiến và thống nhất câu trả lời trong nhóm.
Lần lượt các nhóm sẽ thuyết trình sản phẩm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
và góp ý.
a.2. Sản phẩm học tập :
Câu 1 : Một số ví dụ về phản ứng oxi hóa – khử :
- Đốt cháy C, nhiên liệu gây khí CO2; CO gây ô nhiễm môi trường không khí
→ gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
→ Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh
thái biến đổi lớn. Sa mạc càng mở rộng, đất đai càng bị xói mòn, rừng càng lùi
thêm về vùng cực, hạn hán rất nặng, lượng mưa tăng thêm 7-11%. Mùa đông
càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, khiến cho các công
trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa
khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy
làm cho mặt biển tăng cao hơn 1m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng
lên sẽ làm cho thể tích nước dãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m. +
Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi
phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành
phố và bến cảng.
5


Trái đất nóng lên đã làm cho toàn thế giới phải quan tâm.
+ Tháng 11 năm 1988, Đại hội Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết, nêu rõ các
khí CO2 vẫn đang tiếp tục tăng, rất có thể làm cho Trái đất nóng lên, mặt biển
dâng cao mang lại tai họa cho nhân loại, và kêu gọi toàn thế giới hết sức cố
gắng "bảo vệ khí hậu vì con người hiện nay và mai sau".
+ Bởi vậy, khi chúng ta phát triển sản xuất công nghiệp, trước hết cần phải tích
cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO 2 thành
chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo,... không cho thải vào

không khí.
+ Hai là bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển
hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.
+ Cuối cùng, bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và
than, cố gắng áp dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng
nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí. Hãy cùng chung tay để
bảo vệ sức khỏe con người từ việc giảm những tác hại từ nguyên nhân do hiện
tượng hiệu ứng nhà kính gây ra.
- Sự thối rữa của các xác chết động, thực vật cũng gây ô nhiễm môi trường vì
nó tạo ra một số chất khí có mùi SO2, NH3, H2S, PH3…
Câu 2 : Trong xương của động vật luôn chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ
thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH 3 và lẫn một
ít điphotphin P2H4. Photphin cháy ở nhiệt độ 1500C (phản ứng oxi hóa – khử)
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của
mặt trời nên ta không quan sát rõ như ban đêm.
→ Đây là một hiện tượng tự nhiên chứ không phải là một hiện tượng thần bí
nào đó, tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống thêm lành mạnh.
- Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu (sự cháy
của than, củi, luyện gang, thép, luyện nhôm…), sản xuất hóa học (quá trình
điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin, ăc quy,…) gây sự ô nhiễm môi
trường không khí, môi trường đất, nước.
Câu 3 : Các phản ứng oxi hóa – khử được ứng dụng nhiều trong môi trường để
xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải : Kim loại nặng, các chất hữu cơ độc,…
các tác nhân oxi hóa thường là : oxi, KMnO4, Cl2 loãng, O3,…
+ Xử lý Fe chứa trong nước thải nhà máy hóa chất, luyện kim, chế tạo máy,
chế biến kim loại, dệt, nhuộm, hóa dầu, dược phẩm,…bằng phương pháp sục
khí, hóa học, hấp phụ,…
+ Xử lý xyanua : Clo và các muối oxi clo được sử dụng để khử độc trong nước
thải.

+ Oxi hóa các chất hữu cơ độc hại trong thiên nhiên và nước thải có thể được
phân hủy bằng phương pháp oxi hóa nhờ các chất oxi hóa mạng. Những chất
oxi hóa mạnh thường dùng là clo, muối hypoclorit,…
+ Khử chua những vùng có quặng pirit sắt (FeS2) : bón vôi
4FeS2 + 15O2 + 2H2O → 2Fe2(SO4)3 + 2H2SO4
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
b. Thái độ

6


- Ý thức được lợi ích và ảnh hưởng xấu của quá trình sản xuất hóa học đối với
môi trường sống.
- Nhận biết được nguồn gây ô nhiễm, chất thải gây ô nhiễm.
- Nắm được các biện pháp xử lý chất thải trên cơ sở tính chất vật lý, hóa học
của chúng.
2.2. Bài 22 : Clo (Cho học sinh xem tư liệu, hình ảnh về sự có mặt của clo
trong cuộc sống hàng ngày và tác hại của clo đối với sức khỏe và môi trường
→ Học sinh đưa ra thái độ và nắm được cách xử lý khí thải clo).
Lồng ghép : Phần ứng dụng của clo.
a. Kĩ thuật dạy học : Sử dụng kĩ thuật động não.
Giáo viên trình chiếu hình ảnh về ứng dụng của clo; Cho học sinh xem
video clip về việc sử dụng clo để xử lý nước ở bể bơi; Qua tư liệu, học sinh trả
lời các câu hỏi sau :
Câu 1 : Trình bày ứng dụng thực tế của clo? Lấy ví dụ cụ thể?
Câu 2 : Theo em, clo có gây hại cho môi trường và sức khỏe con người
không?
Học sinh đưa ra ý kiến của bản thân và thuyết trình trước lớp. Các em
cùng nhau góp ý, bổ sung để hoàn thiện kiến thức. Giáo viên bao quát và đánh
giá sản phẩm học tập của học sinh.

b. Sản phẩm học tập :
Câu 1 : Clo là một hóa chất quan trọng làm tinh khiết nước, trong việc khử
trùng hay tẩy trắng và là khí gây ngạt (mù tạc).
- Clo được sử dụng rộng rãi trong sản xuất của nhiều đồ vật sử dụng hàng
ngày:
+ Sử dụng trong dạng axit HClO để diệt khuẩn từ nước uống và trong các bể
bơi. Thậm chí một lượng nhỏ nước uống hiện nay cũng là được xử lý bằng clo.
+ Sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, khử trùng, thuốc nhuộm, thực phẩm,
thuốc trừ sâu,…
- Các em có thể tiếp xúc hít phải khí clo qua không khí tại các nhà máy, xí
nghiệp sản xuất khí clo. Các nhà máy xử lý nước thải.
- Có thể tiếp xúc với clo trong nước cấp sinh hoạt. Các chất tẩy rửa.

7


- Trong bom khí hóa học (chiến tranh) : Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng hóa
chất độc trên chiến trường trong Thế chiến thứ nhất. Hàng trăm tấn khí clo tỏa
khắp trận địa khiến lính Pháp chết hàng loạt trong vài phút. Chỉ trong 5 phút
đầu, khoảng 1.200 quân Pháp thiệt mạng, ngựa, chuột, thậm chí côn trùng
cũng chết. "Sau khi hít khí độc, bạn sẽ có cảm giác giống như người ngạt
nước".
Câu 2 : Ảnh hưởng của clo đến môi trường và sức khỏe :
- Clo kích thích hệ hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi. Trong trạng
thái khí, nó kích thích các màng nhầy và khi ở dạng lỏng nó làm cháy da. Chỉ
cần một lượng nhỏ để có thể phát hiện ra mùi riêng đặc trưng của nó nhưng
nếu đến 1000ppm trở lên sẽ nguy hiểm.
- Sự phơi nhiễm cấp trong môi trường có nồng độ clo cao có thể tạo ra sự
phồng rộp phổi. Mức độ phơi nhiễm làm suy yếu phổi và làm tăng tính nhạy
cảm của các rối loại hô hấp. Ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người và

các loài sinh vật.
8


- Nồng độ clo trong không khí cao là một trong những nguyên nhân gây ra
hiện tượng mưa axit.
- Clo là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo như nhựa PVC. Tiếp xúc với nhựa
PVC thường bao gồm tiếp xúc với phthalates, được dùng để làm mềm nhựa
PVC và có thể có tác dụng có hại cho sức khỏe.
+ Tiếp xúc với PVC chứa hàm lượng clo cao, đioxin được phát hành trong quá
trình sản xuất, đốt hoặc chôn lấp PVC. Tiếp xúc với ddioxxin có thể gây ra các
vấn đề sức khỏe sinh sản, phát triển. Đioxin được phân loại là chất gây ung
thư.
c. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống (không xả rác bừa bãi, vứt rác
đúng nơi quy định,…).
- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn vệ sinh
nơi ở, vệ sinh công cộng (trường học, lớp học, thôn xóm).
- Khử chất thải độc hại : khí clo, hợp chất của clo bằng nước vôi trong
Ca(OH)2.
2.3. Bài 23 : Hiđrô clorua. Axit clohiđric và muối clorua (Lồng ghép : phần
khởi động : Cho học sinh xem tư liệu, hình ảnh về ảnh hưởng của HCl và muối
clorua tới sức khỏe con người và môi trường sống) → HS hiểu và đưa ra thái
độ của mình trong việc giữ gìn môi trường.
a. Giáo viên thiết kế phần khởi động : Cho học sinh tham gia game show : “
Hái táo” bằng cách chọn bất kì 1 trong 3 quả táo. Mỗi quả táo tương ứng với
một câu hỏi.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm cùng nhau chọn 1 trong 3
quả táo, các em tham gia hoạt động nhóm và thuyết trình về sản phẩm của
nhóm mình.

- Quả táo đỏ : Theo em, khí HCl ảnh hưởng như thế nào tới môi trường? Lấy
ví dụ chứng minh?
- Quả táo xanh : Ngày nay, việc sử dụng thuốc trừ cỏ vẫn chiếm vai trò quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp cải thiện sức lao động cho người nông
dân. Em hãy cho biết, thành phần chính của thuốc diệt cỏ? Theo em, thuốc diệt
cỏ tác động như thế nào đến môi trường và sức khỏe con người?
- Quả táo vàng : Em hãy đóng một tình huống “ Sử dụng thuốc diệt cỏ đúng
cách ” trong thời gian 3 phút.
b. Sản phẩm học tập :
- HCl là một chất khí gây ô nhiễm môi trường, khi bị phát thải, nó phân tán
trong môi trường không khí gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật, đặc biệt các
loài thực vật. Khí HCl làm giảm độ bóng của lá cây, làm cho tế bào biểu bì co
lại và là nguyên nhân làm cây phát triển chậm.
- HCl còn là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit, khi hết hợp với
nước ao, hồ, sông,… HCl làm ô nhiễm các môi trường này làm một số sinh vật
thủy sinh chết.
- Hít phải hơi HCl có thể làm cho cơ thể bị nhiễm độc. Dưới tác dụng kích
thích cục bộ, HCl sẽ gây bỏng, sưng tấy, tụ máu, trường hợp nặng có thể dẫn
đến hiện tượng phổi bị mọng nước. Trường hợp nặng có thể làm tê liệt tuần

9


hoàn dẫn đến tử vong. HCl gây co thắt thanh quản, viêm phế quản kích thích,
phù phổi.
- Làm việc lâu trong môi trường chứa khí HCl, màng mắt bị kích thích, gây
ngứa mắt, chảy nước mắt.
- Muối natri clorat (NaClO3) là một chất diệt cỏ cực mạnh. Do đó, khi phát tán
ra môi trường nó trở thành tác nhân gây phá hủy các hệ sinh thái. Ngoài ra,
độc tố của nó có thể gây ảnh hưởng đến sự sống của một số sinh vật.

+ Do cơ chế kết hợp làm biến đổi hemoglobin trong máu thành
methemoglobin làm gia tăng tính thấm của màng và xuất huyết dữ dội. Việc
xuất huyết dữ dội cấp tính dẫn đến DIC và suy thận. Thêm vào đó, độc tính
ảnh hưởng trực tiếp vào ống thận. Sự điều trị sẽ bao gồm truyền máu, thẩm
tách màng bụng hay máu.
c. Thái độ
- Vận dụng tính chất của HCl và muối clorua để đề xuất biện pháp bảo vệ môi
trường.
+ Phương pháp xử lý khí HCl : bằng phương pháp hấp thụ với dung dịch kiềm
NaOH để trung hòa nước thải trong các nhà máy, xí nghiệp.
2.4. Bài 24 : Hợp chất chứa oxi của clo
- Hiểu được, nước Gia – ven và clorua vôi có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn,
nấm mốc, khử chất thải độc hại để bảo vệ môi trường trong sạch. Tuy nhiên,
cần sử dụng chất khử trùng có hiệu quả, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng tới sức
khỏe.
+ Nếu sử dụng nước Gia – ven trong việc tẩy trắng, vải,… cần phải sử dụng
đúng liều lượng trong bao bì, nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm mục vải, lão hóa
da tay do tính oxi hóa mạnh của HClO.
- Lồng ghép bằng hình thức kể chuyện trong phần khởi động : “ Trong các
hợp chất có oxi của clo thì HClO và các muối của nó có nhiều ứng dụng nhất
trong đời sống. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người như
tổn thương ống tiêu hóa tùy theo mức độ độc, hipoclorit cung cấp oxi cho quá
trình oxi hóa sẽ là nguyên nhân của các bệnh lão hóa, tiểu đường, sạm nắng,
khí thăng, ung thư,.. Vậy để hạn chế tác hại của các chất oxi hóa này chúng ta
phải làm gì?
Học sinh suy nghĩ, trả lời : Khi tiếp xúc với hipoclorit cần bổ sung một số
thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E như rau xanh trái cây có màu đỏ cam.
GV đặt câu hỏi mở : Các em có biết những tác hại khi sử dụng nhiều
các chất tẩy rửa không? GV có thể nêu những kỹ thuật tẩy trắng vải. “Hiện nay
có khoảng 70 ngàn hoá chất được sử dụng trong việc vệ sinh trong gia đình,

Có rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người khi tiếp xúc. Khi
các hoá chất này vào cơ thể với liều lượng khá cao thì có thể gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ của con người. Khi nó tác động đến hệ tiêu hoá thì có thể gây ra
sự rối loạn tiêu hoá, gây buồn nôn, ói mửa, và ăn không ngon. Làn da chúng ta
khi tiếp xúc với các loại hoá chất đó cũng có thể bị kích thích, viêm da, nặng
hơn thì đưa tới trường hợp ung thư da. Ngoài ra còn những ảnh hưởng tai hại
khác khi chúng ta tiếp xúc lâu dài với những hoá chất tẩy rửa như rối loạn sinh
dục, khuyết tật cho trẻ khi bà mẹ mang thai, hoại huyết hay các trường hợp

10


ung thư.” Nêu một số chất có trong nước tẩy rửa mà em biết? So sánh khả
năng tẩy rửa của nước Gia – ven và clorua vôi?
HS trả lời : So với nước Gia – ven; clorua vôi có hàm lượng hipoclorit
cao hơn, dễ bảo quản và dễ chuyên chở hơn. “Các chất dùng vệ sinh nhà tắm
thường có chứa hoá chất benzyl, polyetylen, hay natri hypochlorit thường thấy
trong nước Gia- ven; hoặc những chất chlorine đó là những chất được xem là
có hại cho sức khỏe. Mức độ hại nhiều hay ít tuỳ theo hàm lượng, nồng độ.
Hàm lượng, nồng độ càng cao thì tác hại càng nguy hiểm hơn. Riêng đối với
nước Gia - ven có chứa các hoá chất giúp khử trùng và tẩy màu, nếu sử dụng
lâu ngày và nhất là tiếp xúc với da nhiều quá thì có thể gây viêm da. Nếu
không may trẻ em hay người lớn uống phải thì có thể gây loét cuống họng.”
Do đó, cần sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất, nên giữ trong một bình
kín, tránh ánh nắng và hơi nóng.
GV đặt câu hỏi : Có thể sử dụng chất nào thay thế các chất tẩy rửa
(nước Gia – ven, Clorua vôi) ít gây hại cho sức khỏe?
HS trả lời : Sử dụng những hóa chất thay thế như dùng chanh hoặc
giấm. “Trong chanh có chứa axit citric có thể tẩy rửa những mùi hôi hay vết
dơ. Còn giấm chua thì có tác dụng rất tốt trong việc đánh bóng kim loại, tẩy

mùi, rửa các chất béo dính trên bát đĩa. Pha một thìa nước chanh hay giấm
chua với một lít nước là chúng ta sẽ có một dung dịch tẩy rửa rất tốt”; “Không
nên pha Gia- ven với nước nóng vì có thể gây ra phản ứng hoá học không tốt
( sinh ra những khí mùi hắc, độc). Giấm pha nước cũng có tác dụng tẩy trùng
tương tự như Gia - ven mà ít rủi ro, nên có thể dùng thay thế ở những vết bẩn
nhẹ.”
2.5. Bài 25 : Flo – brom – iot
- Hiểu được, flo – brom – iot có độc tính gây hại cho sức khỏe con người,
động, thực vật.
- Do flo là chất có tính oxi hóa rất mạnh, phản ứng gây nổ mạnh ngay cả trong
bóng tối gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
- Brom là chất lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi, độc. Brom rơi vào da sẽ gây bỏng
nặng. Do đó, khi làm thí nghiệm với brom, cần tuân thủ quy tắc an toàn, tránh
để brom rơi vào da.
Lồng ghép : Phần ứng dụng của flo :
GV đặt câu hỏi : Nêu tên các dẫn xuất hiđrocacbon của flo? Hợp chất
CFC có tên là gì? Theo em, CFC có ảnh hưởng tốt hay xấu đến môi trường?
HS trả lời : Các dẫn xuất hiđrocacbon của flo như CF 2Cl2, CFCl3 (còn
gọi là CFC),…có tên thương mại là freon. Là chất khí bền, không cháy, không
ăn mòn kim loại, có tính độc thấp, không có mùi, dễ bay hơi → được dùng làm
chất sinh hàn trong tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ,…
Tuy nhiên, hợp chất CFC khi thải vào không khí thuộc tầng đối lưu
(tầng sát mặt đất) chúng sẽ khuếch tán lên tầng bình lưu và phá hủy lớp ozon ở
tầng này. Nếu xuất hiện lỗ thủng ở tầng ozon thì một lượng lớn tia tử ngoại
phát ra từ mặt trời sẽ lọt xuống mặt đất gây bệnh ung thư da, hủy hoại mắt,…
Cách khắc phục : Ngưng sử dụng hợp chất CFC.
2.6. Bài 32 : Hidro sunfua. Lưu huỳnh dioxit. Lưu huỳnh trioxit (Lồng ghép
trong phần khởi động)
11



Giáo viên thiết kế game show : “ Sắc màu bí ẩn” bằng cách lật mở 5 ô màu,
mỗi ô màu sẽ tương ứng với một câu hỏi (Bài tập trắc nghiệm lý thuyết), sau
khi nêu câu hỏi học sinh giành quyền trả lời bằng cách giơ tay. Lật mở được
một ô màu, học sinh sẽ tìm ra mảnh ghép hình ảnh : “ Mưa axit ”
GV đặt câu hỏi mở : “ Mưa axit là gì ” ? Tác hại như thế nào?
HS suy nghĩ, thảo luận nhóm, đưa ra bài thuyết trình :
- Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có
chứa các khí SO2, NO, NO2,… các khí này tác dụng với oxi và hơi nước trong
không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon
tạo ra axit H2SO4 và axit HNO3. Hai axit này tan vào nước mưa tạo mưa axit.
- Hậu quả : ảnh hưởng tới sức khỏe, làm mùa màng thất thu, phá hủy công
trình xây dựng,…

Hình : hiện tượng mưa axit trong tự nhiên

Hình: Ảnh hưởng của mưa axit đối với sức khỏe

Hình : Mưa axit gây chết cá hàng loạt

Hình : Mưa axit phá hủy công trình, tượng đài

Biện pháp : Sử dụng các nguồn năng lượng sạch (gió, pin mặt trời,…),
xử lý nước thải hợp lý theo đúng tiêu chuẩn của môi trường, trồng nhiều cây
xanh, tham gia các câu lạc bộ tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,


12



2.7. Bài 33 : Axit sunfuric và muối sunfat
- Axit H2SO4 đặc, có tính oxi hóa rất mạnh. Nếu da tiếp xúc với axit này sẽ
gây bỏng nặng, làm hỏng các giác quan, gây ảnh hưởng tới sức khỏe lẫn thẫm
mỹ.

Hình : Axit phá hủy cơ thể con người
Lồng ghép : Phần khởi động.
13


Giáo viên thiết kế game show : Trò chơi ô chữ : “ Đi tìm chìa khóa vàng ”.
Trò chơi gồm 5 ô hàng ngang, mỗi ô sẽ tương ứng với một câu hỏi. Lật mở
được 5 ô hàng ngang → tìm ra từ khóa bài học : “ Axit sunfuric” và kèm theo
hình ảnh về vụ việc tạt axit gây chấn động dư luận : Hoàng Tăng Thị Thu
Hương – nạn nhân bỏng nặng độ 3 - 4, chiếm 75% diện tích khuôn mặt, bỏng
giác mạc mắt trái dẫn đến bị mù.

2

GV đặt câu hỏi mở : Thực tế hiện nay cho thấy, trên các kênh thông tin
đại chúng, tin tức thời sự, chúng ta thấy rằng việc sử dụng axit để tạt lên người
khác rất phổ biến? Suy nghĩ của em về vấn đề này?
D. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO
THỰC TIỄN.
1. Đánh giá : Qua quá trình nghiên cứu, vận dụng sáng kiến vào giảng dạy
trong năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 – 2019 tôi nhận thấy rằng :
- Về nội dung : Bảo đảm tính chính xác, khoa học, nội dung phong phú và
bám sát nội dung sách giáo khoa.
- Về tính khả thi : Giáo án thiết kế có chú ý thời lượng nên dễ áp dụng trong
giảng dạy thực tế.

- Về tính hiệu quả : Học sinh ở các lớp thực nghiệm được học với giáo án có
lồng ghép nội dung giáo dục môi trường đều thể hiện sự hăng say, hứng thú
trong giờ học, và sau đó là yêu thích môn hóa hơn. Học sinh mong đợi được
học với những tiết có liên hệ thực tế, đặc biệt là được hiểu thêm về những vấn
đề “nóng” của môi trường có liên quan đến môn hóa học. Qua đó, có thể thấy
việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường có hiệu quả trong việc cung cấp
thông tin, cũng như hiệu quả trong giảng dạy hóa học nói chung vì việc lồng
ghép cũng có tác động đáng kể đến trí nhớ của các em so với việc giảng dạy
bằng nội dung hóa học đơn thuần.

2.Một số giáo án có lồng ghép giáo dục môi trường trong bộ môn
Hóa học 10
BÀI 29 – Tiết 49 :

OXI

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
- Học sinh nêu được vị trí, cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học của
oxi – ozon.

14


- Học sinh trình bày được những ứng dụng và vai trò của oxi đối với con
người và đời sống xã hội.
- Học sinh giải thích được tính chất hóa học của oxi : Tính oxi hóa mạnh.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học của oxi tác dụng với một số
đơn chất và hợp chất.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nêu hiện tượng và giải thích thí nghiệm.
3.Thái độ.
- Hăng say phát biểu bài, tự giác học tập.
- Đam mê môn hóa học.
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của oxi đối với cuộc sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
4. Năng lực.
- Năng lực hợp tác : Hoạt động nhóm, nhận xét để thống nhất câu trả lời
đúng.
- Năng lực tư duy : Vận dụng kiến thức để giải bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề : Từ các ví dụ học sinh phân tích, giải quyết
những vấn đề giáo viên đưa ra.
II Kế hoạch dạy học
1. Hoạt động khởi động
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến
thức để cùng nhau tham gia trò chơi mang tên : “ Sắc màu bí ẩn”.
Luật chơi : “ Sắc màu bí ẩn” gồm 4 ô màu khác nhau. Mỗi ô màu tương ứng
với một câu hỏi. Giáo viên sau khi nêu câu hỏi, học sinh sẽ giành quyền trả lời
bằng cách giơ tay phát biểu. Lật mở được 4 ô màu, sẽ tìm ra hình ảnh liên
quan tới bài học.
Câu 1 : Các nguyên tố có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là ns 2np4 thuộc
nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Nhóm IVA. B. Nhóm VIA. C. Nhóm IVB. D. Nhóm VIB.
Câu 2 : Các nguyên tố có cấu hình electron : 1s22s22pn ( với n có giá trị từ 0
đến 6) thuộc chu kì nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Chu kì 2
B. Chu kì 3
C. Chu kì 4
D. Chu kì n
Câu 3 : Đây là một nguyên tố thuộc ô số 8 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Xác

định cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó?
Câu 4 : Nguyên tử X có cấu hình electron : 1s22s22p4. Cho biết, công thức cấu
tạo và liên kết hóa học được hình thành trong phân tử X2 là?
A. X – X, liên kết ion.
B. X = X, liên kết cộng hóa trị.
C. X = X, liên kết cộng hóa trị không cực.
D. X = X, liên kết cộng hóa trị có cực.
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh suy nghĩ nhanh và tìm câu trả lời
đúng.
15


Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Học sinh đứng dậy trả lời. Các bạn khác bổ
sung và nhận xét.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên bao quát lớp, nhận xét khả năng hoạt
động cá nhân của học sinh. Giáo viên có thể hỗ trợ các em để hướng dẫn câu
trả lời phù hợp với nội dung bài học.
- Sản phẩm học tập :
1. B
;
2.A ;
4. C
3. 1S22S22P4 ;
- Chìa khóa : Hình ảnh vai trò của khí oxi đối với sự sống của con người.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
2.1 Tìm hiểu về vị trí và cấu tạo
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Thông qua trò chơi “ Sắc màu bí ẩn” chúng
ta đã tìm hiểu được vị trí cũng như cấu tạo của nguyên tử oxi. Yêu cầu học
sinh trình bày ngắn gọn vị trí và cấu tạo của nguyên tố oxi?
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh suy nghĩ, rút ra kết luận về vị trí và

cấu tạo của oxi.
Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Yêu cầu một số em đứng dậy trả lời. Các bạn
khác góp ý, bổ sung.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức.
- Sản phẩm học tập :
+ Oxi có cấu hình electron : 1s22s22p4 : Thuộc ô số 8, thuộc nhóm VIA, chu kì
2 của bảng hệ thống tuần hoàn.
+ Công thức cấu tạo : O = O : Phân tử oxi có 2 nguyên tử liên kết với nhau
bằng liên kết cộng hóa trị không cực.
2.2 Tìm hiểu về tính chất vật lý
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Yêu cầu học sinh quan sát bình đựng khí
oxi, nghiên cứu sách giáo khoa nêu một số tính chất vật lý đặc trưng của oxi?
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh hoạt động cá nhân suy nghĩ và trả lời
theo yêu cầu của giáo viên.
Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Gọi một vài học sinh đứng dậy trình bày. Các
bạn khác góp ý, bổ sung.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức.
Sản phẩm học tập :
Tính chất vật lý : Khí oxi không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn
không khí. Hóa lỏng ở -1830C, ít tan trong nước.
2.3 Tìm hiểu về tính chất hóa học
a. Tác dụng với kim loại
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh
(2 em một phiếu), yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm trực quan : Kim loại
sắt cháy trong oxi. Từ đó, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học
(nếu có).
Phiếu học tập số 1
Câu 1 : Thí nghiệm : Fe tác dụng với oxi (So sánh khả năng cháy của sắt
trong không khí và trong bình đựng khí oxi) - Hiện tượng :


16


…………………………………………………………………………………
- Viết phương trình hóa học :
…………………………………………………………………………………
Câu 2 : Viết PTHH tương tự khi cho Mg, Al và Cu tác dụng với oxi?
(Xác định số oxi hóa của oxi trong các phản ứng trên)
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh hoạt động theo cặp đôi, suy nghĩ và
hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Giáo viên gọi một vài học sinh trình bày. Các
nhóm khác bổ sung và nhận xét.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức.
Sản phẩm học tập :
Câu 1 : Thí nghiệm : Fe tác dụng với oxi
- Hiện tượng
+ Trong không khí : Phản ứng xảy ra chậm, mẫu than nóng đỏ.
+ Trong bình đựng khí oxi : Xuất hiện những hạt sáng là sắt từ oxit (Fe3O4)
bắn vào thành bình, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
Phương trình hóa học : 3Fe + 2O2
Câu 2 : Phương trình hóa

-

học : 2Mg + O2
4Al +

3O2

Fe3O4


2MgO
2Al2O3

2Cu + O2
2CuO
→ Kết luận : Oxi tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt,…)
b. Tác dụng với phi kim
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh
(2 em một phiếu), yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm trực quan : Khí oxi tác
dụng với bột lưu huỳnh. Từ đó, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học (nếu
có).

Phiếu học tập số 2
Câu 1 : Thí nghiệm : Khí oxi tác dụng với bột lưu huỳnh (So sánh khả năng cháy
của lưu huỳnh trong không khí và trong bình đựng khí oxi)
-Hiện tượng : ……………………………….
……………………………………………………
- Viết phương trình hóa học :
……………………………………………………………………………………
Câu 2 : Viết phương trình hóa học : C, P tác dụng với oxi.
(Xác định số oxi hóa của oxi trong các phản ứng trên)
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh hoạt động theo cặp đôi, suy nghĩ và
hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Giáo viên gọi một vài học sinh trình bày. Các
nhóm khác bổ sung và nhận xét.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức.
17



Sản phẩm học tập :
Câu 1 : Thí nghiệm : Khí oxi tác dụng với bột lưu huỳnh.
- Hiện tượng :
+ Trong không khí : Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu
xanh nhạt.
+ Trong bình đựng khí oxi : Lưu huỳnh cháy cho ngọn lửa màu xanh sáng rực.
- Phương trình hóa học : S + O2
Câu 2 : Phương trình hóa học :
4P +

5 O2

SO2

2P2O5

+ O2
CO2
→ Kết luận : Oxi tác dụng với hầu hết phi kim (trừ halogen).
→ Lồng ghép giáo dục môi trường : SO2 là một khí độc. SO2 được sinh ra do
sự đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, là một trong những nguyên nhân chính
gây ra hiện tượng mưa axit. Mưa axit tàn phá nhiều rừng cây, công trình kiến
trúc,…Không khí chứa SO2 gây hại cho sức khỏe con người (gây viêm phổi,
mắt, da) → Do đó, khi làm thí nghiệm chúng ta cần sử dụng khẩu trang y tế. c.
Tác dụng với hợp chất
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh (2 em
C

một phiếu), yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm : Etanol cháy trong không khí. Từ đó, nêu
hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học (nếu có).


Phiếu học tập số 3
Câu 1 : Thí nghiệm : Etanol cháy trong không khí.
- Hiện tượng :
………………………………………………………………………………
- Viết phương trình hóa học :
………………………………………………………………………………
Câu 2 : Viết phương trình hóa học : CO, CH4 tác dụng với oxi.
(Xác định số oxi hóa của oxi trong các phản ứng trên)
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh hoạt động theo cặp đôi, suy nghĩ và
hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Giáo viên gọi một vài học sinh trình bày. Các
nhóm khác bổ sung và nhận xét.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức.
Sản phẩm học tập :
Câu 1 : Thí nghiệm : Etanol cháy trong không khí.
- Hiện tượng : Rượu bốc cháy, sau một thời gian ta thấy mặt kính đồng hồ khô.
- Phương trình hóa học : C2H5OH + 3O2
Câu 2 : Phương trình hóa học :
CH4 + 2O2

2CO2 + 3H2O

CO2 + 2H2O

2CO +
O2
2CO2
→ Kết luận : Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
3. Tìm hiểu về ứng dụng của oxi

18


Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Yêu cầu học sinh dựa vào hiểu biết thực tế
và hình 6.1 (biểu đồ về những ứng dụng chính của oxi) nêu vai trò và ứng
dụng thực tế của oxi đối với đời sống con người và trong công nghiệp. Giáo
viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và lên thuyết trình sản
phẩm của nhóm mình (5 phút) :
Câu hỏi : Thông qua hình ảnh (GV trình chiếu) về sự ô nhiễm không khí, sự
tàn phá rừng, lũ lụt, sóng thần,… em có suy nghĩ gì? Nguyên nhân do đâu?
Theo em chúng ta nên làm gì để bảo vệ môi trường?
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh suy nghĩ, thảo luận nhóm trả lời theo
yêu cầu của giáo viên.
Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Yêu cầu một số nhóm đứng dậy trả lời. Các
nhóm khác góp ý, bổ sung.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức.
Sản phẩm học tập :
- Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của người và động vật. Mỗi người
mỗi ngày cần từ 20 – 30m3 không khí để thở.
- Oxi có nhiều ứng dụng trong : Luyện thép, công nghiệp hóa chất, y khoa, hàn
cắt kim loại, thuốc nổ nhiên liệu tên lửa.
Lồng ghép giáo dục môi trường :
→ Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của người và động vật : Mỗi
người mỗi ngày dùng từ 20-30 m3 không khí để thở.
- Trong tự nhiên, oxi được sinh ra từ phản ứng quang hợp của cây xanh :
- Như chúng ta đã biết, rừng nhiệt đới chỉ chiếm từ 7-10% diện tích đất liền
nhưng góp phần giảm 1/5 lượng khí thải CO2 trong khí quyển, làm giảm hiệu
ứng nhà kính, là lá phổi xanh của Trái Đất.
→ Thế nhưng! Lá phổi xanh này đang dần bị phá hủy nghiêm trọng : Do nạn
chặt phá rừng bữa bãi… chính là ý thức kém của một đại bộ phận người dân.

- Hậu quả : Cháy rừng, khói bụi, trái đất nóng lên, băng tan, sa mạc hóa, sóng
thần, bão lũ…
- Biện pháp : Không chặt phá rừng bừa bãi, trồng nhiều cây xanh, giảm lượng
khí thải trong các nhà máy, phương tiện, khuyến khích sử dụng năng lượng
sạch, không vứt rác thải bừa bãi,… Tuyên truyền, giáo dục mọi người ý thức
bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
4. Hoạt động luyện tập
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến
thức đã học, hoàn thành bài tập
Câu 1 : Giải thích tại sao cửa sắt để lâu ngày trong không khí bị rỉ sét?
Câu 2: Nguyên tử oxi có cấu hình electron : 1s22s22p4. Ion O2- có cấu hình
electron là :
A. 1s22s22p3
B. 1s22s22p43s2
. 1s22s22p6
D. 1s22s22p2
Câu 3 : Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng khí oxi trong không
khí?
19


A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt
B. Sự cháy của than
C. Sự quang hợp của cây xanh
D. Sự hô hấp của động vật
Câu 4 : Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với oxi?
A. Cl2, Fe, H2S
B. Zn, CO, Au
C. C2H5OH, P, Mg
D. H2, Pt,

C2H2
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh hoạt động cá nhân suy nghĩ và trả lời
theo yêu cầu của giáo viên.
Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Yêu cầu một số em đứng dậy trả lời. Các bạn
khác góp ý, bổ sung.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên chốt kiến thức và cho điểm.
Sản phẩm học tập :
Câu 1 : Rỉ sét được hình thành do sắt kết hợp với oxy khi có mặt nước hoặc
không khí ẩm. Trên bề mặt sắt thép bị rỉ hình thành những lớp vảy rất dễ vỡ,
thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp rỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở
phía trong. Nếu có đủ thời gian, oxy và nước, bất kỳ khối sắt nào cũng sẽ bị rỉ
hoàn toàn và phân hủy.
2Fe + O2 + 2H2O → 2Fe(OH)2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Biện pháp : Ngăn cách các kim loại với môi trường bên ngoài, bạn có thể
dùng sơn chống rỉ sắt thép hoặc sơn lót mạ kẽm Zn cho sắt.
Câu 2 : C
Câu 3 : C
Câu 4 : C
5. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết một số câu hỏi : Trước đây hay sử
dụng than tổ ong có thành phần chính là C để đun nấu ? Viết phương trình xảy
ra ? Xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng ? Tại sao ngày nay người
ta khuyên không nên dùng ?
- Học sinh về nhà nghiên cứu (hoạt động cá nhân) để tìm câu trả lời (có thể trả
lời ở tiết sau), giáo viên cộng điểm khuyến khích.
Giao nhiệm vụ về nhà : GV giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm HS
chuẩn bị cho tiết học tiếp theo :
+ Nhóm 1: Trình bày nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Viết
phương trình hóa học minh họa?

+ Nhóm 2: Trình bày nguyên tắc điều chế oxi trong công nghiệp? Viết phương
trình hóa học minh họa?
+ Nhóm 3 : Tìm hiểu về sự hình thành ozon trong tự nhiên?
+ Nhóm 4 : Tìm hiểu về vai trò và ứng dụng của ozon đối với con người và đời
sống xã hội?
BÀI 32 – Tiết 54 : LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
- Học sinh trình bày được tính chất vật lý, tính chất hóa học của SO2 và
SO3.
- Học sinh nêu được ứng dụng, nguyên tắc điều chế SO2 và SO3.
- Học sinh giải thích được tại sao SO2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.
20


2. Kỹ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nêu hiện tượng và giải thích thí nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập về SO2 và SO3.
3.Thái độ.
- Hăng say phát biểu bài, tự giác học tập.
- Đam mê môn hóa học.
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của oxi đối với cuộc sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
4. Năng lực.
- Năng lực hợp tác : Hoạt động nhóm, nhận xét để thống nhất câu trả lời
đúng.
- Năng lực tư duy : Vận dụng kiến thức để giải bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề : Từ các ví dụ học sinh phân tích, giải quyết
những vấn đề giáo viên đưa ra.
II Kế hoạch dạy học

1. Hoạt động khởi động
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến
thức để cùng nhau tham gia trò chơi mang tên : “ Sắc màu bí ẩn”.
Luật chơi : “ Sắc màu bí ẩn” gồm 5 ô màu khác nhau. Mỗi ô màu tương ứng
với một câu hỏi. Giáo viên sau khi nêu câu hỏi, học sinh sẽ giành quyền trả lời
bằng cách giơ tay phát biểu. Lật mở được 4 ô màu, sẽ tìm ra hình ảnh liên
quan tới bài học.
Câu 1 : Cho phản ứng hóa học : H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng ?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.
B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử
Câu 2 : Chọn đáp án sai. Hiđro sunfua có các lí tính là :
A. Hiđro sunfua là chất khí không màu, mùi trứng thối.
B. Hiđro sunfua không tan trong nước.
C. Hiđro sunfua nặng hơn không khí.
D. Hiđro sunfua rất độc.
Câu 3 : Dung dịch H2S để lâu trong không khí sẽ có hiện tượng :
A.
Có vẩn đục màu vàng.
B.
Có vẩn đục màu đen.
C.
Cháy trong không khí.
D.
Không có hiện tượng gì
Câu 4 : Trong công nghiệp, H2S được điều chế bằng phản ứng :
A.
Không được điều chế.

B.
FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
C.
S+H2 H2S
D.
CaS + 2HCl CaCl2 + H2S
Câu 5 : Cho khí H2S đi vào dung dịch muối Pb(NO3)2, có hiện tượng :
A.
Dung dịch có màu vàng.
B.
Có vẩn đen.
21


C.
Có vẩn vàng
D.
Không có hiện tượng gì.
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh suy nghĩ nhanh và tìm câu trả lời
đúng.
Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Học sinh đứng dậy trả lời. Các bạn khác bổ
sung và nhận xét.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên bao quát lớp, nhận xét khả năng hoạt
động cá nhân của học sinh. Giáo viên có thể hỗ trợ các em để hướng dẫn câu
trả lời phù hợp với nội dung bài học.
Sản phẩm học tập :
1.D ;
2.B
;
3.A;

4A ;
5B
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
2.1 Tìm hiểu về tính chất vật lý, ứng dụng và nguyên tắc điều chế SO 2 và
SO3.
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập
cho các nhóm (phiếu học tập) : Trình bày tính chất vật lý, ứng dụng và điều
chế SO2 – SO3.
Câu hỏi định hướng :
- Câu 1 : So sánh tính chất vật lý của SO2 và SO3.
- Câu 2 : Nêu ứng dụng của SO2 và SO3? Nguyên tắc điều chế SO2 trong
phòng thí nghiệm?
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh thảo luận nhóm và trình bày sản
phẩm nhóm mình vào phiếu học tập.
Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Yêu cầu đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
Các nhóm khác bổ sung và nhận xét.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức.
Sản phẩm học tập :
Tính chất vật lý :
SO2
SO3
+ Là chất khí, không màu, mùi hắc.
+ Là chất lỏng, không màu.
+ Nặng hơn không khí.
+ Nặng hơn không khí.
+ Tan nhiều trong nước.
+ Tan vô hạn trong nước
+ Rất độc
Ứng dụng – điều chế :
Hai dạng thù hình của lưu huỳnh : Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: Lưu

huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ ).
SO2
SO3
Ứng dụng
+ Dùng để sản xuất
axit + Dùng để sản xuất axit
H2SO4.
H2SO4.
+ Làm chất tẩy trắng giấy,
bột giấy, chất chống nấm
mốc lương thực, thực phẩm.
Điều chế
- Đun nóng dung
dịch + oxi hóa lưu huỳnh đioxit.
H2SO4 với muối Na2SO3.

22


2.2 Tìm hiểu về tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh
trioxit.
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập
cho các nhóm (phiếu học tập) : Trình bày tính chất hóa học của lưu huỳnh
đioxit và lưu huỳnh trioxit. Giáo viên trình chiếu hình ảnh về hiện tượng mưa
axit?
Câu hỏi định hướng :
- Câu 1 : SO2 và SO3 thuộc loại oxit gì? Nêu tính chất hóa học của 2 oxit này?
Viết phương trình hóa học minh họa.
- Câu 2 : Tại sao SO2 vừa là chất khử và là chất oxi hóa? Trong khi SO3 chỉ thể
hiện tính oxi hóa, không thể hiện tính khử?

- Câu 3 : Mưa axit là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit? Hậu quả?
Biện pháp khắc phục?
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh thảo luận nhóm và trình bày sản
phẩm nhóm mình vào phiếu học tập.
Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Yêu cầu đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
Các nhóm khác bổ sung và nhận xét.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức.
Sản phẩm học tập :
Lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh trioxit đều là oxit axit :
+ SO2, SO3 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit tương ứng :
SO2 + H2O → H2SO3
Axit sunfurơ
SO3 + H2O → H2SO4
Axit sunfuric
+ SO2 và SO3 tác dụng với dung dịch bazơ (NaOH, KOH,…) Tạo muối và
nước:
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Lưu ý : SO2 phản ứng với dung dịch bazơ sẽ tạo hỗn hợp 2 muối (SO3 chỉ
tạo một muối duy nhất).
Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa :
+ Lưu huỳnh đioxit là chất khử : Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch brom có
màu vàng nâu nhạt, dung dịch brom bị mất màu : SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr +
H2SO4
→ SO2 đã khử Br2 có màu thành HBr không màu.
+ Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa : Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S,
dung dịch bị vẩn đục màu vàng : SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
→ SO2 đã oxi hóa H2S thành S.
Lồng ghép giáo dục môi trường : SO 2 – chất gây ô nhiễm : Mưa axit

(Acid), còn được biết tới như sự lắng đọng axit, được tạo ra bởi lượng khí thải
SO2 và NO từ các nhà máy điện, ô tô và các trung tâm công nghiệp. Mưa axit
cũng có thể bắt nguồn từ núi lửa, cháy rừng hay sấm sét khi mà khí SO 2 và
NOx kết hợp với hơi nước trong khí quyển và tạo thành axit dưới 2 dạng : khô
như khí gas và ướt như mưa axit, tuyết, sương mù.
23


+ Nguyên nhân chủ yếu là các loại oxit nitơ (N2O, N2O3, N2O4…) và oxit lưu
huỳnh (SO, SO2, SO3). Những loại oxit này tạo nên những loại axit mạnh nhất
là axit nitric (HNO3), và axit sunfuric (H2SO4). Ngoài ra còn một số nguyên
nhân dẫn đến hiện tượng mưa axit trong tự nhiên như những vụ phun trào của
núi lửa, hay các đám cháy… Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn bắt nguồn
các hoạt động của con người, đặc biệt chính là sự lạm dụng các nhiên liệu hóa
thạch đã khiến những cơn mưa chứa đầy chất axit bởi do các hoạt động như :
các phương tiện giao thông, các nhà máy nhiệt điện, các thiết bị công nghiệp,
khai khoáng tạo ra một lượng lớn khí thải.
+ Tại Việt Nam : Tại khu vực thành phố Cần Thơ, tần suất xuất hiện mưa axit
trung bình trong mười năm đã lên đến 58%, cao nhất trong bốn khu vực tiến
hành nghiên cứu về loại mưa nguy hiểm này tại Nam bộ. Hay nói cách khác,
cứ 100 cơn mưa đổ xuống khu vực Cần Thơ thì có 58 cơn mưa được gọi là
mưa axit (độ pH trong nước mưa nhỏ hơn 5,6, độ pH càng nhỏ thì mưa axit
càng nặng). Kết quả nghiên cứu này được thực hiện liên tục trong giai đoạn
1996 - 2005, do Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Lan - Phân viện Khí tượng thủy văn
và môi trường phía Nam (Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường) thực hiện.
Hậu quả :
- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa
axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật
trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. - Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do
nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hồ tan các nguyên tố

trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg),... làm suy thoái đất,
cây cối kém phát triển. - Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật trên trái đất, làm
cho khả năng quang hợp của cây giảm, thay đổi về lá của cây, phá huỷ cây
trồng, rừng, làm cho năng suất thấp. Nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng vỡ đất bị
trung hòa, giảm độ màu mỡ. Rễ cây bị phá hoại, ức chế sự sinh trưởng và phát
triển, làm giảm năng suất và sản lượng.
- Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,...
làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các
công trình xây dựng, di tích lịch sử.
3. Hoạt động luyện tập
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ : Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến
thức đã học, hoàn thành bài tập
Câu 1 : SO2 và SO3 thuộc loại oxit :
A. Oxit lưỡng tính
B. Oxit axit
C. Oxit bazơ
D. Oxit không tạo muối
Câu 2 : SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với :
A. H2S, O2, nước brom.
B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4
C. Dung dịch KOH, CaO, nước brom.
D. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.
Câu 3 : Để phân biệt SO2 và SO3 chỉ cần dùng thuốc thử là :
A. Nước brom
B. CaO
C. Dung dịch Ba(OH)2
D. Dung dịch NaOH
24



Câu 4 : Khí SO2 rất độc, để tránh độc, người ta nên sục khí này vào dung dịch
nào sau đây?
A. H2O
B. Ca(OH)2
C. Na2SO3
D. HCl
Câu 5 : Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ
tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là
A. NH3
B. CO2
C. SO2
D. O3
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ : Học sinh hoạt động cá nhân suy nghĩ và trả lời
theo yêu cầu của giáo viên.
Bước 3 : Báo cáo và thảo luận : Yêu cầu một số em đứng dậy trả lời. Các bạn
khác góp ý, bổ sung.
Bước 4 : Đánh giá kết quả : Giáo viên chốt kiến thức và cho điểm.
Sản phẩm học tập : 1B ;
2D;
3A ;
4B ;
5C
4. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết một số câu hỏi : Cho V (lít) SO 2 (đktc)
hấp thụ hoàn toàn vào 100 (ml) dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối
có khối lượng là 16,7 (gam).
a. Viết phương trình hóa học
b. Tính V?
- Học sinh về nhà nghiên cứu (hoạt động cá nhân) để tìm câu trả lời (có thể trả
lời ở tiết sau), giáo viên cộng điểm khuyến khích.

Giao nhiệm vụ về nhà : GV giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm HS chuẩn
bị cho tiết học tiếp theo :
1. Trình bày nguyên tắc điều chế SO2 trong công nghiệp?
2. Tại sao SO2 là một chất khí gây ô nhiễm môi trường tuy nhiên nó vẫn được
sản xuất trong công nghiệp?
E. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong giảng
dạy bộ môn Hóa học 10 nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
Sau khi vận dụng đề tài tại trường THPT Nông Cống 3 học sinh đã có những
hiểu biết và có thái độ tích cực về các vấn đề sau
+ Nhận biết một số dấu hiệu ô nhiễm môi trường và một số hóa chất có khả
năng gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Từ đó biết cách xử lý một vài chất thải
đơn giản trong đời sống sản xuất và học tập hóa học
+ Biết thực hiện một số biện pháp đơn giản để bảo vệ môi trường sống. Có
những đề xuất và giải pháp ngăn chặn những vấn đề môi trường có thể xảy ra
trong tương lai, ở gia đình, ở địa phương nơi em đang học tập và sinh sống.
+ Biết sử dụng một số nhiên liệu chất đốt và tài nguyên thiên nhiên hợp lý.
+ Có ý thức trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của trái đất và vận
động người khác cùng bảo vệ môi trường.
Từ đó các em hứng thú hơn khi học và hăng hái giải các bài tập khi giáo
viên yêu cầu đặc biệt khi làm các bài tập trắc nghiệm có liên quan học sinh
phản xạ nhanh hơn, rút ngắn được thời gian làm bài
Cụ thể các lớp được khảo sát như sau:
25


×