Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.09 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Thủy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Chủ nhiệm

THANH HÓA, NĂM 2019
0


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang
MỤC LỤC
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
1. Cơ sở lý luận.
2


2. Cở sở thực tiễn.
5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
6
I. HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ HỌC SINH CÁ BIỆT?
6
II. NHỮNG BIỂU HIỆN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT
7
1. Qua lời nói
7
2. Qua cử chỉ hành động
7
3. Qua quan hệ với bạn bè và người khác
8
III. NHỮNG DẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ
8
1. Dạng học sinh ương ngạnh do gia đình quá chiều chuộng
8
2. Dạng học sinh cá biệt do gia đình bỏ rơi thiếu quan tâm
9
3. Dạng học sinh cá biệt có hoàn cảnh khá đặc biệt
10
IV. NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC
11
SINH CÁ BIỆT
1. Tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh cá biệt
11
2. Phân nhóm đối tượng, tìm ra phương pháp giáo dục tối ưu nhất
11
cho từng đối tượng

3. Kết hợp một số yếu tố khác
13
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN ÁP DỤNG
14
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
I. KẾT LUẬN
15
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ SUẤT
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
PHỤ LỤC

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.Cơ sở lý luận.
Trong nhà trường vai trò của người giáo viên gắn liền với hai nhiệm vụ:
Vừa giảng dạy và vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học
sinh vừa có kiến thức văn hóa,vừa có nhân cách làm người.
Giáo dục là khoa học, nhưng cũng là nghệ thuật và người giáo viên được ví
như là nghệ sĩ. Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã đề
cập khá nhiều về học sinh cá biệt. Vấn dề này đã trở thành mối quan ngại chung
của toàn xã hội nói chung, nhất là với gia đình và nhà trường. Trước những vụ bạo
lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục
trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là
một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang

trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo
dục nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà trường.

Vậy làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả?
Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi
chọn đề tài: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục học sinh cá biệt trong
nhà trường”, vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều đồng nghiệp
khác quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh của mình trở thành những con người
tốt có ích cho xã hội.
Giáo dục học sinh cá biệt là công việc rất khó đầy gian nan và thử thách,
đòi hỏi người giáo viên phải có trái tim yêu nghề, yêu trẻ và đầy lòng nhân ái.
Hiện nay do xu thế hội nhập kinh tế thị trường, mặt trái của xã hội len lỏi vào
khắp nơi trong mọi ngóc ngách cuộc sống. Nó tác động mạnh mẽ đến tuổi trẻ
làm cho các em nhiều lúc mất phương hướng, suy nghĩ lệch lạc, suy thoái phẩm
chất đạo đức. Trong đó lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi dễ bị kích động, bởi
lứa tuổi này vừa có cá tính tò mò, khám phá, vừa nhạy cảm, thích làm người
lớn... Người làm công tác giáo dục còn thờ ơ, chưa quan tâm sâu sắc đến việc
giáo dục nhân cách học sinh. Tình trạng học sinh đánh nhau, hỗn láo, vô lễ với
giáo viên, thậm chí còn hành hung với thầy cô trên địa bàn cả nước còn xảy ra
đã trở thành vấn đề đau đầu trong ngành giáo dục. Đã đến lúc ngành giáo dục
cần phải tập trung quyết liệt việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Cổ nhân có
câu: “Yếu tri vi thế quả - Kim tri tắc giả thị” nghĩa là: Muốn biết tương lai thế
nào hãy nhìn vào hiện tại. Tương lai của ngành giáo dục có phát triển rực rỡ
không? Đất nước sau này có hưng thịnh bền lâu không? Phần lớn thể hiện quá
trình giáo dục hiện nay.
Đau lòng biết bao khi nghe đến cảnh vì không có tiền chơi Internet mà
cháu đánh bà nội chết đi, hay cảnh bạo lực học sinh đâm chết nhau trong trường
học hoặc tình trạng học sinh trong lớp, trong trường “xử” nhau vì những mâu
thuẫn rất nhỏ.
2



Nói đến học sinh cá biệt có lẽ trường nào cũng có. Các em nếu thiếu sự quan
tâm giáo dục chặt chẽ của nhà trường, gia đình, xã hội thì những điều thương tâm
trên tránh đâu cho khỏi. Với thời gian 20 năm công tác tại trường THPT Lê Hồng
Phong – thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Lĩnh vực chuyên môn là giảng dạy môn
Địa lí, đặc thù môn học 1,5 tiết/tuần nên tôi tham gia giảng dạy ở nhiều lớp, nhất là
tôi luôn được nhà trường giao cho công tác chủ nhiệm nên bản thân tôi cũng gặp và
tiếp xúc với những học sinh cá biệt của nhà trường qua các năm học, các khóa chủ
nhiệm. Qua tiếp xúc với các học sinh tôi nhận thấy rằng các học sinh này hầu hết là
những học sinh có học lực trung bình, nhiều em học lực xếp loại yếu, phần lớn các
em đều có những hoàn cảnh éo le khác nhau, nhiều em do bố (mẹ) đi làm ăn xa, ít
được quan tâm chăm sóc, hoặc nhiều gia đình có điều kiện thường cho các em tiền
để tiêu sài dẫn đến việc các em có tiền vào quán điện tử chơi hay bỏ học đi chơi, số
khác do gia đình không quan tâm đến việc học hành của các em vì gia đình quá
nghèo nên cả bố mẹ đều phải đi làm ăn xa, gửi con cho ông, bà, cô bác. Vì vậy các
em không được quan tâm chăm sóc và giám sát của gia đình nên dễ bị lôi kéo rủ rê,
số còn lại các em không được gia đình kèm cặp và quan tâm nên các em đã bị mất
gốc về kiến thức văn hoá dẫn đến tình trạng các em học mà không hiểu bài từ đó
các em chán nản và quậy phá trong giờ học làm ảnh hưởng đến việc dạy và học
trong lớp.
Học sinh cá biệt trường nào cũng có, nhưng không nhiều, song lại là “lực
cản” rất lớn, thậm trí là thế lực “đen” đe dọa, khống chế những nhân tố tích cực
dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở trong lớp, trong trường. Vậy nên tôi luôn trăn trở
làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả? Nay tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường” với mong muốn
trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư, những điều áp dụng thành công trong
thực tiễn. Đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu học sinh cá biệt về nhân cách đạo
đức, chủ yếu ở học sinh THPT nơi tôi đang công tác.


3


Giáo dục là quá trình dạy dỗ, giúp đỡ, giáo dục học sinh đạt đến những
điều mình mong muốn. Đó là các em trở thành những người hiểu biết sâu rộng
về kiến thức khoa học, về cuộc sống, có đạo đức tốt, có những suy nghĩ và hành
động đúng đắn.
Con người vốn hiền lành, Khổng Tử đã dạy: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”.
Đúng vậy, không có ai sinh ra là hung dữ ngay nhưng do quá trình sống và lớn
lên con người chịu sự tác động của các yếu tố xung quanh như bạn bè, gia đình,
xã hội... nên mỗi người hình thành nên mỗi tính cách. Tục ngữ có câu: “Ở bầu
thì tròn, ở ống thì dài”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Những học sinh cá
biệt chắc chắn điều kiện ngoại cảnh Gia đình - Bạn bè - Xã hội đang sống là
không tốt. Nhưng làm sao giúp đỡ các em “ Gần mực mà không đen, ở ống mà
không dài”. Đó là nhiệm vụ của các nhà giáo dục, của thầy cô của nhà trường
chúng ta. Bác Hồ đã dạy :
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Thức dậy trông ra kẻ dữ hiền
Lành dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Đúng vậy, giáo dục là nhân tố quyết định sự hình thành nhân cách của học
sinh. Đối với học sinh cá biệt thì đòi hỏi cần phải giáo dục các em nhiều hơn, để
đưa các em trở về vị trí ban đầu và định hướng giáo dục cho các em trở thành người
tốt. Có thế người làm công tác giáo dục mới tự hào, mới hoàn thành vai trò của
mình, xã hội mới bớt đi gánh nặng, đất nước mới phồn vinh trong tương lai.
Đảng và nhà nước ta đã đề cao “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu tư
cho giáo dục là đầu tư lâu dài trong tương lai. Bác Hồ đã khẳng định “Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Sự
nghiệp trồng người là sự nghiệp vẻ vang cao cả của người giáo viên, không có lí
do gì mà chúng ta bất lực hay đầu hàng trước một học sinh cá biệt nào, chỉ có

điều chúng ta đã giáo dục đúng chưa? kỹ chưa? Phương pháp giáo dục của ta
phù hợp chưa? Chúng ta đã đem hết nhiệt huyết chưa?...
Con người sinh ra không ai tự nhiên trở thành người tốt. Những lúc các em
sa ngã, ngang bướng, sống lệch lạc... là những lúc các em cần sự quan tâm, an
ủi, giáo dục và động viên của thầy cô. Nếu buông thả các em lúc này khác nào
4


đẩy các em vào hố sâu tội lỗi mà không có đường thoát, cứu các em lúc này là
nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thầy cô chúng ta.
Điều đáng mừng gần đây trong các kỳ họp Quốc Hội luôn đề cập đến việc
tập trung giáo dục nhân cách học sinh trong trường học, nâng cao chất lượng
giáo dục 2 mặt trong nhà trường.
Căn cứ quyết định về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và
trường Phổ thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân số 07/
2007/ QĐ - BGDĐT ban hành vào ngày 02 tháng 04 năm 2007. Trong chương
IV, V, VII đã nêu rất rõ nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của học sinh và quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
2. Cở sở thực tiễn.
Trường THPT Lê Hồng Phong của chúng tôi nằm trên một địa bàn thị xã
Bỉm Sơn, thị xã công nghiệp, gần đường quốc lộ 1A, gần chợ Bỉm Sơn, gần ga
tàu,... có thể nói là điểm đến của bất cứ các loại hình văn hoá, các thành phần
kinh tế, các thành phần lối sống con người trong xã hội... ảnh hưởng rất nhiều
đến học sinh.
Số lượng học sinh toàn trường khá đông, mỗi năm gần một nghìn học sinh
với 22 lớp học cho 3 khối. Nên việc quản lí học sinh gặp nhiều vất vả, khó khăn.
Năm nào cũng có đối tượng học sinh cá biệt.
Thành phần gia đình học sinh phần lớn là gia đình làm nông nghiệp, nội trợ
hoặc làm tự do, buôn bán. Một số gia đình học sinh có điều kiện kinh tế cao hơn
thì chiều con nên đâm ra hư hỏng, có phụ huynh lo việc buôn bán không quan

tâm đến việc học hành con cái nên nhiều em ăn chơi lêu lổng, có nhiều em học
sinh gia đình nghèo, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, cộng với sức học yếu nên
nhiều em chán học lại bị bạn bè rủ rê lôi kéo....
Các dịch vụ kinh doanh trò chơi giải trí như: Điện tử, Chát, Game, Bida...
mọc lên rất nhiều là những điểm thu hút học sinh, làm cho các em đam mê dẫn
đến chán học, bỏ học, thậm chí còn nẩy sinh những hành động trộm cắp, bắt nạt
học sinh lớp dưới để lấy tiền ăn chơi.

5


Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về thực trạng học sinh cá biệt của
trường THPT nơi tôi đang công tác trong những năm qua, đặc biệt là năm học
2017 – 2018, 2108 2019 để áp dụng cho năm học tới. Đối tượng nghiên cứu của
đề tài chỉ đề cập đến học sinh cá biệt.
Với sáng kiến nêu trên, bản thân tôi muốn làm thế nào để giúp cho những
học sinh cá biệt từng bước thay đổi thái độ của mình trong học tập theo hướng
tích cực. Giúp các em biết tự tôn trọng bản thân mình và xác định được việc học
sẽ phục vụ chính bản thân các em và tạo điều kiện để giúp đỡ gia đình, góp phần
xây dựng quê hương, đất nước. Giúp các em thấy được công lao to lớn của các
bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học, sự vất vả của các thầy cô trong việc
truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Từ đó các
em biết mình sẽ làm gì để thay những lời tri ân đầy ý nghĩa.
Bên cạnh phần nào giúp cho các thầy cô quan tâm hơn về vai trò, trách
nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm.
Nghề dạy học là một nghề thiêng liêng cao quý, không phải ai cũng làm được
như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất
trong những nghề cao quý”. Đồng thời giúp cho một số ít thầy cô xóa đi tư
tưởng kỳ thị, phân biệt đối với những học sinh không ngoan mà phải xác định
“tất cả vì học sinh thân yêu” để góp phần xây dựng môi trường học tập

“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
I. HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ HỌC SINH CÁ BIỆT?

Học sinh cá biệt là những học sinh có cá tính khác biệt, không đúng theo qui
định chung trong trường học. Các em thường có cá tính mạnh mẽ, hành động

6


và lời nói thái quá, không đúng chuẩn mực,thậm chí vô lễ với thầy cô, hay gây
gỗ, đánh nhau với bạn bè, bỏ học vi phạm các nội qui trường - lớp, là những học
sinh chậm tiến mặc dù đã được thầy cô quan tâm giáo dục nhiều,…. (ở đây chỉ
xin đề cập đến học sinh cá biệt về tính cách).
Học sinh cá biệt là những học sinh thường hay vi phạm các nội qui, qui
định trong nhà trường, làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua nề nếp học tập của
lớp, mặc dù thầy cô, tập thể góp ý xây dựng nhiều lần nhưng “chứng nào tật ấy”
không thay đổi.
II. NHỮNG BIỂU HIỆN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT.
1. Qua lời nói.
Thường là các em ăn nói cộc lốc, không có chủ ngữ, thiếu Dạ - Thưa, ngôn
ngữ tỏ ra vô lễ với thầy cô và người lớn. Trình bày vấn đề gì thường ấp a ấp úng,
hay nói dối và tìm cách chạy tội. Do học yếu nên lời nói, lời viết không rõ
ràng... Đối với bạn bè thường sử dụng lời nói tỏ vẻ người bề trên, ra vẻ “Đại
ca”, hách dịch, lời nói có tính chất đe doạ, bắt nạt, hù doạ học sinh khác, có khi
sử dụng xảo ngôn để lừa đối bạn bè và thầy cô...
2. Qua cử chỉ hành động.
Học sinh cá biệt thường có những hành động thái quá, vô lễ. Trước mặt
thầy cô thường tỏ ra lì lợm, ngang bướng, không biết vâng lời, thậm chí tỏ vẻ
thách thức với thầy cô, có khi tỏ ra nghe lời nhưng giả dối. Với bạn bè thường

có những hành động gây gỗ, đánh lộn nhau gây mất đoàn kết. Thường hay bắt
nạt học sinh khác một cách vô cớ. Nghiêm trọng hơn là có những hành động vi
phạm pháp luật như trộm cắp, dùng vật cứng, hung khí để đánh lộn hay bỏ học
chơi la cà, lân la vào các quán..

7


3. Qua quan hệ với bạn bè và người khác.
Học sinh cá biệt có những quan hệ bạn bè và người khác hết sức phức tạp.
Đối với bạn bè tốt các em thường ngại tiếp xúc, tìm cách xa lánh... bởi sợ các
bạn tố giác và phản ánh đến nhà trường, gia đình những điều mình sai phạm.
Học sinh cá biệt thường tìm cách lôi kéo những học sinh hư hỏng khác vào cuộc
để thành lập nên băng nhóm, bè phái. Các em thường quan hệ với người xấu
hoặc bị những người xấu lôi kéo làm những việc phạm pháp...
III. NHỮNG DẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ.
1. Dạng học sinh ương ngạnh do gia đình quá chiều chuộng.
Trên thực tế có một số gia đình khá giả quá chiều chuộng con cái cả về vật
chất lẫn tinh thần. Nghĩa là cho các em tiêu tiền, sử dụng đồng tiền theo ý thích
hoặc dễ dàng tha thứ khi các em mắc phải những khuyết điểm. Nên ngay từ nhỏ
các em đã có cá tính ương ngạnh, muốn được mọi người chiều theo ý mình.
Dạng học sinh cá biệt này thường bỏ bê việc học hành, bị các thành phần khác
lợi dụng, thường thể hiện lối sống vương giả, khinh khi bạn bè, thường bảo kê,
rủ rê các học sinh khác bỏ học vào quán, vào các dịch vụ vui chơi... nên ít nghe
lời thầy cô, tỏ ra cứng đầu, khó bảo chậm tiến bộ.
* Biện pháp xử lí:
- Đối với học sinh: Tôi tâm sự, trao đổi thuyết phục, phân tích để các em
nhận thấy rằng: Ông bà, cha mẹ nào cũng giàu lòng thương con nhưng tình
thương ấy bị các em lạm dụng, đòi hỏi ở cha mẹ quá nhiều thì mình trở thành
người có tội và phụ lại tấm lòng yêu thương của cha mẹ, ông bà. Tiền bạc của

cha mẹ làm ra xét cho cùng cũng là mồ hôi nước mắt, sự vất vả lăn lộn trong
cuộc sống mới có được. Việc tiêu tiền đúng mục đích, phù hợp với công việc thì
đồng tiền ấy mới có ý nghĩa, mới là con ngoan trong gia đình. Còn chi phí vào
việc ăn chơi đua đòi khác nào chà đạp nên công sức lao động của cha mẹ.
- Đối với phụ huynh: Tôi trực tiếp gặp gỡ trao đổi, phân tích cho họ thấy
không nên cho tiền các em một cách thoải mái, không nên nuông chìu các em quá
8


mức, phải theo dõi sự chi tiêu của các em, sự kết bạn vui chơi của các em ở nhà,
ở trường... Nếu thoải mái, lỏng lẻo việc cho tiền các em và không nghiêm khắc
khi các em mắc phải khuyết điểm khác nào đưa con mình vào vòng tội lỗi...
Qua việc gặp gỡ, trao đổi phân tích với học sinh và phụ huynh, nhiều em đã
thay đổi, ngăn chặng được nhiều em có chiều hướng xấu. Một số phụ huynh đã
sớm nhận ra những sai lầm của mình. Họ càng lo lắng quan tâm theo dõi các con
em mình và phối hợp tốt với nhà trường để giáo dục.
2. Dạng học sinh cá biệt do gia đình bỏ rơi thiếu quan tâm.
Trong cuộc sống có nhiều gia đình chỉ biết lo làm ăn kinh tế thiếu quan
tâm, kiểm tra, đôn đốc việc học hành của con cái. Chuyện học của con được
chăng hay chớ. Có thể do quá bận công việc làm ăn buôn bán, thường phải đi xa
nhà để con tự lập sinh sống năm bảy hôm mới về hoặc buôn bán bận rộn quá
không có thời gian quan tâm đến con... Dạng học sinh cá biệt này thực ra do
không có người quản lí, quan tâm nên mới hư hỏng (hiện nay dạng học sinh này
khá phổ biến). Lúc đầu các em lơ là việc học, học yếu dần rồi chán học, khi bố
mẹ phát hiện ra con mình hư hỏng mới quan tâm rồi la mắng, đánh đập trút giận
lên con. Nhưng thực ra gây áp lực thêm cho con, bởi ở trường bạn bè, thầy cô
rầy la, quở trách vì làm ảnh hưởng thi đua của tập thể lớp, về nhà bố mẹ lại gắt
gỏng giận dữ, thậm chí còn trút lên mình con những trận đòn roi vô cớ... cho nên
đang hư hỏng trở nên lì lợm, bướm bỉnh, quậy phá....


* Biện pháp xử lí:
- Đối với học sinh: Bản thân tôi trực tiếp gặp gỡ trao đổi, tâm sự phân tích
việc sai trái của các em, chỉ rõ cho các em thấy việc bố mẹ bận rộn lo làm ăn
9


kinh tế để xây dựng gia đình mà mình lơ là việc học tập là sai trái, thiếu trách
nhiệm với gia đình, là những người con bất hiếu.... phần lớn các em nhận ra điều
đó rồi sửa chữa.
- Đối với phụ huynh: Bản thân tôi gặp gỡ trao đổi phân tích từng cá tính
học sinh và chỉ ra cho phụ huynh thấy được việc con mình hư hỏng là hậu quả
của việc thờ ơ, thiếu quan tâm chu đáo, khoán trắng việc học hành, giáo dục của
các em cho nhà trường. Giúp họ nhận ra việc thiếu sót của mình và định hướng
cho họ cần phải phối hợp với nhà trường để theo dõi và giáo dục các em. Cần
tránh dùng những biện pháp mạnh thô bạo như đánh đập, chửi mắng mà nên
“mền mỏng mà buột chặt”, lấy tình cảm và sự quan tâm để cảm hoá giáo dục các
em trở lại người tốt. Chớ vội thất vọng, chán nản mà buông thả các em.
Nhiều phụ huynh đã nhận ra và kết hợp với nhà trường làm rất tốt nên các
em tiến bộ rất rõ.
3. Dạng học sinh cá biệt có hoàn cảnh khá đặc biệt.
Nói đến hoàn cảnh đặc biệt ở đây tôi muốn đề cập đến một số em sống và lớn
lên trong một gia đình bất hạnh như bố mẹ li dị, bố mẹ mất sớm phải ở với người
thân, bố mẹ bất hoà hay đánh đập, chửi mắng hoặc sinh ra không biết bố...
Học sinh cá biệt ở dạng này thường tỏ ra lạnh lùng, bất cần, tự ti, mặc cảm
không muốn ai quan tâm chia sẻ đến mình, cho rằng sự quan tâm của người
khác là sự thương hại, bố thí... Chính vì vậy các em có tâm trạng ấm ức, uất
hận... đời sống tinh thần và vật chất của các em gặp nhiều khó khăn. Đây là học
sinh có cá tính mạnh, ngoan cố rất đáng lo, nếu không được giáo dục tốt các em
sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội sau này. Việc cảm hoá được học sinh này là
một quá trình gian khổ đầy thử thách.

* Biện pháp xử lí:
- Đối với học sinh: Đối với dạng học sinh này chúng ta cần lấy tấm lòng
chân thật, tìm cách gần gũi để chia sẻ tình cảm với các em. Điều tế nhị không
nên động chạm đến tình cảm đau thương của các em. Tránh dùng những hình
thức kỉ luật nặng gây tổn thương tình cảm dẫn đến các em dể hiểu nhầm trên đời
này không có ai thương mình hoặc mình là thứ bỏ đi... Phải làm sao cho các em
tin tưởng ở mình và cảm thấy mình là chỗ dựa tinh thần duy nhất của các em.
Cần phân tích, định hướng cho các em phải có nghị lực phấn đấu vượt lên trên
số phận. Gieo vào lòng các em suy nghĩ và hành động đúng đắn tránh buông
xuôi, chán chường vì hoàn cảnh, yếu hèn nhút nhát là đáng chê trách.
- Đối với phụ huynh (hoặc người đỡ đầu): Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của
mỗi em tôi tìm cách tiếp xúc đến phụ huynh. Đối với những phụ huynh là người
đỡ đầu (Ông bà, chú, bác....) tôi động viên họ cố gắng quan tâm giáo dục các em
thật nhiều, đem hết trái tim yêu thương để quản lí dạy bảo các em, tránh đừng để
các em đau lòng qua lời nói vì trong lòng các em đã sẵn nỗi đau rồi. Riêng đối
với học sinh chỉ còn cha hoặc mẹ hay vì lí do nào đó cha mẹ không chung sống
với nhau thì tôi khuyên phụ huynh nên quan tâm chăm sóc tinh thần cho các em,
hãy phân tích cho các em hiểu để chia sẻ hoặc nhờ người thân trong gia đình
khuyên nhủ động viên các em.
* Đối với những học sinh dạng 2 và dạng 3 như vừa trình bày trên, tôi rất chú
ý đến đời sống vật chất của các em. Nếu các em thực sự gặp khó khăn về vật
10


chất tôi đề nghị lên lãnh đạo nhà trường quan tâm, miễn giảm các khoản thu cho
các em. Với giáo viên bộ môn tôi tâm sự để họ hiểu, lưu tâm giúp các em một
cách kín đáo, tế nhị.
IV. NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ
BIỆT.
1. Tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh cá biệt.

Tôi thường có riêng quyển sổ tìm hiểu học sinh cá biệt qua nhiều kênh:
Bạn bè (cùng lớp và ở nhà) Giáo viên bộ môn - Gia đình và thông qua các hoạt
động khác.
Tìm hiểu các em nhiều mặt: Hoàn cảnh sống - cá tính mỗi em - Sở thích
mỗi em - nhóm bạn cùng chơi - năng khiếu - kết quả học tập nhiều năm trước.
2. Phân nhóm đối tượng, tìm ra phương pháp giáo dục tối ưu nhất cho từng
đối tượng.
Sau khi đã tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh cá biệt, tôi phân ra từng
nhóm - dạng theo từng em (như đã nói ở phần III). Sau đó đưa ra một số phương
pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng. Một số phương pháp tôi thường sử
dụng có hiệu quả cao.
a. Tâm sự, phân tích, thuyết phục các em từ bỏ những thói hư tật xấu
phấn đấu trở thành người tốt: Trên cơ sở tìm hiểu kỹ từng em tôi luôn gần
gũi, chia sẻ, đánh đòn tâm lí vào điểm yếu mỗi em:
+ Có em tôi đi sâu vào phân tích truyền thống tốt đẹp của gia đình, người
thân... để các em nhận ra mình đang đi ngược lại truyền thống tốt đẹp ấy, nhận
ra lỗi lầm sai trái, tỏ ra ân hận muốn sửa chữa.
+ Có em tôi đi sâu vào phân tích, giảng giải chữ “Hiếu” mà các em đã vi
phạm. Như cha mẹ vất vả gian khổ, bôn ba để lo cho gia đình, lo cái ăn cái mặc
cho con, bổn phận làm con chưa giúp được gì cho cha mẹ mà đã làm cho cha mẹ
buồn, tủi, đau khổ... không phải tội “Bất hiếu” là tội gì?
+ Có em tôi đi sâu vào phân tích giảng giải chữ “Nghĩa” để các em hiểu
trong cuộc sống con người với con người ràng buộc nhau bởi tình cảm đó là đạo
nghĩa. Sự giúp đỡ của người khác xuất phát từ trái tim nhân hậu chân thật thì
phải nên trân trọng đón nhận, ghi ơn, đáp trả. Xung quanh có biết bao người
quan tâm đến mình như thầy cô, bạn bè, làng xóm, người thân... Tại sao mình
không đón nhận, nghe lời? Tại sao mình phụ họ... Đó có phải tội “Bất nghĩa”
không? Tôi còn chỉ rõ cho các em hiểu: đón nhận tình cảm vật chất lẫn tinh thần
của người khác hôm nay là mình mượn ở đời để mình vượt lên trên cuộc sống
hiện tại. Mai này mình thành đạt trong cuộc sống mình phải có trách nhiệm với

đời với thế hệ mai sau, đó mới là người sống có “Nghĩa”.
+ Có em tôi dùng cách “Kích tướng” qua việc phân tích, giảng giải 2 chữ
“Yếu hèn”. Cuộc sống hiện tại dẫu khó khăn trăm bề, dẫu bất hạnh muôn ngã
cũng chỉ là tạm thời, là giai đoạn có thể ai cũng phải trải qua. Nhưng điều quan
trọng vượt qua nó như thế nào, bằng cách nào... là mình phải tự tìm ra hướng đi
đúng nhất. Buông xuôi theo số phận, buồn chán trước cuộc sống, buông thả bản
thân, e ngại việc học hành... khác nào kẻ yếu hèn, không có nghị lực! Thử hỏi ai
khâm phục? Ai quí trọng mình? Nghị lực sống để ở đâu?...
11


Tóm lại: Tâm sự, phân tích, thuyết phục là những yếu tố hết sức cần thiết
và quan trọng. Nói cho các em nghe, các em cảm động là một điều khó. Nói cho
các em sửa chữa để trở thành người tốt là điều càng khó và đòi hỏi lâu dài, kiên
trì. Tôi thường nói đùa với đồng nghiệp: Đối tượng nào mà tôi nói các em rơi
nước mắt xem như thành công hơn một nửa.
b. Giao nhiệm vụ và kiểm tra kết quả công việc: Đối với học sinh cá biệt
tuy ngỗ nghịch nhưng khi giao công việc các em rất thích và hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Những công việc khi giao cho các em cần phải lựa chọn cho phù hợp
và thường xuyên kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần.
Cụ thể như sau:
- Tôi giao cho các em nhiệm vụ theo dõi những học sinh vi phạm nội qui
của lớp: (ăn quà vặt, đi muộn, nói chuyện…), hay tắt điện, khóa cửa... của lớp.
Đối với học sinh cá biệt những nhiệm vụ trên ko đơn giản, nhưng khi các em
nhận nhiệm vụ này thì bản thân các em phải biết tự đổi thay, tự cố gắng hoàn
thành nhiệm vụ được giao .
- Kết hợp với giáo viên bộ môn tôi trao đổi và đề nghị giáo viên giao khối
lượng kiến thức (bài tập) và định thời gian các em hoàn thành lượng kiến thức
đó, không được hứa hẹn.
- Giao nhiệm vụ trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa 20/10, 20/11, 8/3,

26/3 hoặc các hoạt động của nhà trường để các em ý thức được trách nhiệm và
gắn bó vào tập thể. Mỗi khi giao việc tôi thường mời các em lên trao đổi và
quán triệt rất kĩ lưỡng.
* Qua mỗi lần giao công việc cho các em tôi thường kiểm tra nhắc nhở,
động viên các em hoàn thành. Xem tinh thần ý thức kỉ luật các em tới đâu để
điều chỉnh. Những em nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có tiến bộ nhanh
khenthưởng, đồng thời chấm điểm tốt để làm cơ sở cuối học kì, cuối năm xếp
loại hạnh kiểm cho phù hợp.
Tóm lại: Giao nhiệm vụ cho học sinh là vừa quản lí các em vừa đưa các
em vào nề nếp, biết tự rèn luyện mình. Đồng thời đây là cơ hội để các em chứng
tỏ khả năng mình với bạn bè, thấy mình được thầy cô tin tưởng. Những lời động
viên, khen thưởng các em sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ là hết sức cần thiết,
bổ ích giúp các em phấn chấn tinh thần trong học tập. Kinh nghiệm này đã đem
lại hiệu quả 2 mặt, vừa thành công trong các buổi sinh hoạt, vừa có tính giáo dục
tốt cho các em.
c. Yêu cầu các em viết nhật ký hàng tuần: Đối với các em học sinh cá
biệt chậm tiến vẫn còn vi phạm thì tôi đưa ra cách cho các em viết nhật ký hàng
tuần, ghi cụ thể những việc làm trong tuần từ việc tốt (như: giúp đỡ cha mẹ, giúp
đỡ bạn bè, giúp đỡ người khác...), đến việc chưa tốt (như: không vâng lời cha
mẹ, thầy cô, gây gỗ với bạn bè, nói tục, ham chơi lười học...) yêu cầu ghi cụ thể
rõ ràng từng ngày. Qui định sau một tuần, vào ngày thứ 7 tiết sinh hoạt của lớp
nộp sổ. Nếu trong tuần tiến bộ làm được nhiều việc tốt nhiều hơn việc xấu thì tôi
khen ngợi và động viên em. Nếu trong tuần vẫn còn làm nhiều việc xấu thì tiếp
tục góp ý nhắc nhở động viên em tiếp tục sửa đổi. Cho em tự rút ra những điều
sai phạm của mình, tự phê bình và tự vạch ra hướng sửa chữa trong thời gian tới.
12


Tóm lại: Kinh nghiệm cho học sinh cá biệt viết nhật ký (chỉ dành cho
những em chậm tiến) cũng có nhiều cái hay. Vừa biết được khả năng học tập,

vừa gần giũ tâm sự chia sẻ giúp đỡ các em trong học tập. Kinh nghiệm cho thấy
để công việc này có hiệu quả cao thì quyển Nhật ký đó chỉ có tôi và em biết mà
thôi. Tôi luôn bí mật theo dõi việc sinh hoạt, học tập của các em hằng ngày để
xem em viết có trung thực không. Qua nhiều lần trao đổi trên dòng nhật ký tôi
thấy các em rất gần gũi, tin tưởng với mình hơn. Các em mạnh dạn nói những
điều sâu kín trong lòng ra nên hiệu quả giáo dục rất cao.
3. Kết hợp một số yếu tố khác.
a. Mời giáo viên bộ môn cùng kết hợp để giúp đỡ học sinh cá biệt: Việc
kết hợp Giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng. Trước hết giáo viên bộ môn là
người trực tiếp giảng dạy tại lớp. Đối với giáo viên bộ môn, tôi tìm hiểu trong số
giáo viên ấy em quý mến và kính trọng thầy cô nào nhất, thầy cô nào em chưa
vừa lòng. Tôi trao đổi những thầy cô em kính trọng để phối hợp giáo dục, để
động viên chia sẽ em, nhờ thầy cô giao khối lượng bài tập và kiểm tra việc thực
hiện của em, gần gũi các em. Đối với thầy cô em chưa vừa lòng tôi sẽ tìm hiểu
do những nguyên nhân nào. Động viên thầy cô cùng phối hợp để giáo dục các
em, không nên la mắng, nói nặng lời các em trước tập thể nhiều. Cần nhẹ nhàng
khuyên bảo nhưng cương quyết, cứng rắn.
b. Mời một số học sinh khác cộng tác hỗ trợ: Đối với học sinh còn chậm
tiến và tỏ ra lạnh nhạt, lánh xa bạn bè. Tôi tìm hiểu trong lớp, bạn bè cùng xóm
có bạn nào thiện cảm với em, kể cả những em thường chơi thân. Đặc biệt tôi chú
ý đến những em học sinh nữ thường chơi thân với các em. Trước hết tôi trao đổi
với các em hãy giành nhiều tình yêu mến để tâm sự, động viên các bạn làm
những việc tốt, tránh xa người xấu và những việc làm buồn lòng thầy cô, gia
đình và các bạn. Kinh nghiệm này vận dụng tốt sẽ có hiệu quả cao và rất nhanh.
c. Kết hợp với tổ chức đoàn thể ở địa phương nhất là các anh chị bí
thư đoàn các địa phương, nơi có học sinh cá biệt sinh sống: Trước hết từ
người bí thư Chi đoàn thôn, xóm để nắm thêm một lượng thông tin khá kỹ về
tình hình mỗi em, qua đó động viên họ cùng tham gia quản lí, động viên nhắc
nhở và giáo dục các em tiến bộ. Đặc biệt từ người bí thư Chi đoàn này nhờ các
anh tác động liên tục đến gia điình, người thân, những người có uy tín trong

làng, trong họ hàng để cộng tác giúp đỡ yêu thương các em, nhanh chóng định
hướng các em từ bỏ những điều sai trái mà trở thành người tốt.

13


V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN ÁP DỤNG.
* Năm học 2017 - 2018: Theo thống kê vào đầu năm học lớp 10 do tôi chủ
nhiệm lớp có 04 học sinh được coi là học sinh cá biệt. Bằng tất cả tình thương
và trách nhiệm tôi đã cảm hoá được các em. Cụ thể như sau:
Đặc điểm về cá

TT Họ và tên HS

Lớp

1

Lê Văn P...
( Nam)

10A3

2

Lê Anh T...
(Nữ)

10A3


3

Dương
Thanh B...

10A3

Phương
Kết quả đạt
pháp Giáo
tính, gia đình
được
dục
Bố nóng tính, hay Tâm sự, gần Cuối học kỳ 1
uống rượu say,
gũi, chia sẻ,
có tiến bộ rất
đánh đập vợ con,
gặp gỡ gia
dõ, tính cách
nhà đông anh em. đình, kết hợp có nhiều thay
Có anh trai đi tù. với các đoàn đổi. biết kiềm
Bản thân em học
thể địa
chế cảm xúc.
sinh ngang
phương
bướng, nhưng dễ
xúc động
Cha mẹ li dị, mẹ đi

Thường
Cuối năm tiến
là xa ở với bà
xuyên gặp
bộ nhiều, lo
ngoại đã già, cha
gỡ, tâm sự,
học, biết vâng
mẹ ít quan tâm cả giúp đỡ, chia
lời, đạt kết
về vật chất lẫn tinh
sẻ, động
quả cao trong
thần. Em thường
viên, thuyết
học tập. Biết
tỏ ra lạnh nhạt,
phục, giao
quan tâm công
phát triển tình cảm
nhiệm vụ.
việc của tập
sớm, hay bỏ học đi
thể.
kiếm tiền chi tiêu,..
Gia đình buôn bán
Tâm sự,
Cuối năm tiến
điều kiện kinh tế thuyết phục
bộ tốt, chăm

khá, ông bà, cha
nhiều lần,
lo học hành
mẹ nuông chiều
gặp gỡ gia
biết vâng lời
14


(Nam)

quá mức. Bản
đình
thân ương bướng,
lì lợm, thường rủ
rê, tụ tập bạn bè...
Mồ côi cha mẹ từ
Gần gũi,
Tiến bộ rất
nhỏ, nhà có hai
quan tâm,
nhanh, ham
4 Nguyễn
10A3 chị em gái. kinh tâm sự hằng học, biết vâng
Hoang L…
tế gia đình rất
tuần với em,
lời, lễ phép,
(Nữ)
khó khăn, học

phối hợp
chú ý đến việc
được,tính hay
nhiều HS
học tập hơn
lạnh nhạt, sống
khác và các
bất cần, ngang
thầy cô giáo
bướng, có cách
bộ môn
sống “anh chị”
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
Bằng trách nhiệm và lòng yêu nghề thương trẻ của nhà giáo, mỗi thầy cô
giáo chúng ta phải ra sức giáo dục các em trở thành người tốt. Việc giáo dục học
sinh cá biệt tuy khó khăn vất vả nhưng không phải không làm được. Có thể liên
tưởng hình ảnh thầy cô giáo dục học sinh cá biệt giống như một chiến binh kỵ
mã chinh phục những con ngựa chướng, khi đã chinh phục được rồi thì đây là
những con ngựa hay. Niềm vui lớn nhất, hạnh phúc khó tả của người thầy là thấy
các em trưởng thành trong cuộc sống. Trên thực tế nhiều giáo viên còn tỏ ra ngại
tiếp xúc, ít đầu tư giáo dục học sinh cá biệt. Thậm chí còn thờ ơ, giải quyết sự
việc qua loa lấy lệ, không đến nơi đến chốn. Mỗi khi các em có vi phạm điều gì
thì tỏ ra cấu giận, la mắng, gắt gỏng hoặc đánh vài roi cho xong sự việc... có khi
nói quá nặng lời. Tất cả những điều ấy chỉ làm tăng thêm cá tính bướng bỉnh của
các em mà thôi. Trong thực tiễn qua nhiều năm công tác bản thân tôi rút được
nhiều điều. Nhưng điều quan trọng nhất là lấy tình yêu thương của mình để cảm
hoá các em. Phải thực sự yêu thương các em, xem các em như là con là em của
mình. Khi các em có thiện cảm với mình, tôn trọng và tin tưởng ở mình thì lúc
đó mình giáo dục các em rất dễ. “Tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm”

luôn luôn là phương châm sống và làm việc của nhà giáo chúng ta. Tôi thiết nghĩ
rằng những học sinh cá biệt tính cách có sự sàng lọc tình cảm rất kỹ, gieo vào
lòng các em tình yêu thương quý trọng là rất khó nhưng chính các em là người
cất giữ tình cảm lâu nhất, bền chặt nhất... cũng từ đây giá trị, vị thế nhà giáo
được nâng cao, được tôn vinh trong cuộc sống nhân dân.
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang có chủ trương chỉ đạo ngành giáo dục
tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; “xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Đây là chủ trương đúng, cần thiết và khẩn tương. Hãy
nhớ từ lâu ông cha ta đã dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn” Điều đầu tiên người
học phải học lễ phép, đạo lí, cách làm người, sau đó mới học hỏi, tìm tòi kiến
thức, mở rộng tri thức. Hình như, ngày nay người dạy chỉ lo dạy chữ mà quên
đầu tư dạy người, người học cũng chỉ lo học chữ, tìm thầy học cho đầy túi kiến
15


thức chứ ít đầu tư học ăn, học nói, học lễ nghĩa, học đạo lí. Đâu còn có cảnh
“Tầm sư học đạo” như xưa.
Đã đến lúc cần khẩn trương chấn chỉnh nền giáo dục nước nhà. Tôi nghĩ
rằng giáo dục đạo đức học sinh đâu chỉ riêng trong ngành giáo dục, trong trường
học mà đòi hỏi cả một hệ thống chính trị từ địa phương đến Trung ương. Từ bậc
làm cha mẹ đến thầy cô, từ gia đình đến nhà trường - xã hội và tất cả mọi người.
Hãy tạo cho các em sống - học tập trong một môi trường thật tốt. Hãy quan
tâm giáo dục đạo đức các em thật nhiều, mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực. Để các
em khôn lớn trưởng thành, để số lượng học sinh cá biệt ngày càng giảm đi. Để
đất nước có một thế hệ tương lai tốt đẹp “Tài - Đức vẹn toàn”.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ SUẤT.
Tôi nghĩ rằng việc giáo dục học sinh cá biệt là cần thiết. Mỗi trường cần
phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể để giáo dục các em một cách có hiệu quả
nhất. Giáo dục tốt học sinh cá biệt thì nề nếp trường học kỷ cương hơn, phong
trào học tập ngày càng tốt hơn.

Để giáo dục tốt học sinh cá biệt đòi hỏi mối quan hệ giữa nhà trường, giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.Các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường
học càng thắt chặt hơn.
Để hạn chế “Đất” vui chơi của học sinh cá biệt và ngăn ngừa học sinh tốt
trở thành học sinh cá biệt, Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương cần phải
có sự quản lí chặt chẽ các dịch vụ vui chơi giải trí nhất là Internét, Game, Chát...
không thể để cái cảnh trong giờ học chính khóa mà các quán điện tử đầy rẫy
bóng dáng của các em học sinh.
Mỗi giáo viên đều có trách nhiệm trong công tác giáo dục học sinh cá biệt
bằng cái tâm và tinh thần trách nhiệm của mình để cùng với nhà trường tích cực
giáo dục các em.
Cần phải tạo nhiều sân chơi bổ ích trong trường học (Trường THPT Lê
Hông Phong - nơi tôi đang công tác, trong nhiều năm học gân đây đã tổ chức
các sân chơi đầy bổ ích, hấp dẫn, lôi kéo được sự quan tâm của hầu hết học sinh,
đặc biệt là những học sinh cá biệt như: Chương trình Em yêu Lịch Sử, Em yêu
Tiếng Anh, Em yêu Khoa Học. Các chương trình ngoại khóa với các chủ đề gắn
với các ngày lễ lớn: 30/4, 20/11, ngày học sinh sinh viên…. và tại
địa phương như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, tổ chức các nội dung
sinh hoạt phong phú để lôi cuốn các em. Vai trò lãnh đạo Đoàn trong nhà trường
và địa phương cần phát huy tính quản lí và tổ chức sinh hoạt cho các em vui
chơi lành mạnh.
Bản thân tôi rất tâm huyết với đề tài này, mong rằng trong thời gian ngắn,
thời lượng đề tài không cho phép và với kinh nghiệm còn hạn chế trong nội
dung đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn của các đồng nghiệp khác ở các môi
trường công tác khác nhau một cách linh hoạt. Và tôi mong rằng các nhà giáo
tăng cường đưa giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe vị
thành niên, giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường để các em có đủ hành trang
bước vào cuộc sống, không bị bỡ ngỡ, bất ngờ khi gặp phải những tình huống
bất ngờ và các em biết bình tĩnh đủ khôn khéo để xử lí.
16



Thanh Hóa, ngày 20 tháng 4 năm2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
ĐƠN VỊ
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Thanh Thủy

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Hồ Chí Minh giáo dục, bồi dưỡng thanh niên và nhi đồng” của NXB Lao
động – Xã hội
Ban biên tập: -PGS, TS: Lê Văn Tích -TS:
Nguyễn Thị Kim Dung
-CN: Trần Thị Nhuần
2. Quyết định về việc ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường Phổ
thông có nhiều cấp học số 07/ 2007/ QĐ – BGDDĐT của Bộ trưởng Nguyễn
Thiện Nhân.

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO

HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thanh Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Lê Hồng Phong

TT

Tên đề tài SKKN

1

Hướng dẫn học sinh xử dụng
Atlat trong học môn Địa lí
Hướng dẫn học sinh xử dụng
Atlat địa lí trong dạy học để
tìm hiểu đặc điểm khí hậu
Việt Nam

2

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,

hoặc C)
C

Tỉnh

C

Năm học
đánh giá
xếp loại
20052008
2017-2018

19


PHỤ LỤC
CÁC BIỂU MẪU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Mẫu 1: PHIẾU TÌM HIỂU HỌC SINH CÁ BIỆT
NĂM HỌC: 2018 - 2019
TT Họ và tên
HS

01

Lớp Hoàn
cảnh
sống
hiện tại


Tính
Nhận
cách,
xét của
năng lực GVCN
học tập

Nhận
xét của
BT
Đoàn
thôn
Nguyễn A... ..... ............ ............. .............. ..............
Mẫu 2: PHIẾU THEO DÕI HỌC SINH CÁ BIỆT

Ý kiến
của Phụ
huynh
..............

(Dành cho GVCN và lớp)
Lớp:...................................
.... .. .. ... .. ... ... .. .. ... .. .. ... .. .. ... .. .. ... ..

Giáo viên chủ nhiệm:
TT

Họ và Tên
HS cá biệt


01

Nguyễn A

TT
01

Phân
công
HS
giúp đỡ
.......

Nhận xét, đánh giá của GVCN – Lớp
Tháng Tháng Tháng Tháng
Tháng
9 +10 11 +12
1+2
3+4
5
........

........

......

......
.......
GVCN
( Kí, ghi rõ họ tên)


Mẫu 3: ( Dành cho cán bộ Đoàn thôn ) BẢNG ĐÁNH GIÁ
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ ĐOÀN THÔN VỀ HỌC
SINH CÁ BIỆT TẠI NƠI CƯ TRÚ
Họ và Tên
Con
Nhận xét, đánh giá của Cán bộ Đoàn thôn
HS cá biệt
ông
Tháng Tháng Tháng Tháng
Tháng
9+10
11+12
1+2
3+4
5
Nguyễn A
.......
........
........
......
......
.......
Mẫu 4: ( Dành cho THPT)
BẢNG TỔNG HỢP CÁC NHẬN XÉT CỦA GVBM

TT

Họ và Tên
HS cá biệt


Lớp

01

Nguyễn A

.......

Tổng hợp các nhận xét của GVBM
Tháng Tháng Tháng Tháng
Tháng
9+10
11+12
1+2
3+4
5
........
........
......
......
.......
20


Mẫu 5: (Dành cho THPT)
BẢNG THEO DÕI QUÁ TRÌNH SINH HOẠT - HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT NĂM HỌC 2018 - 2019
TT


Họ và Tên
HS cá biệt

Lớp

01

Nguyễn A

.......

Nhận xét, đánh giá của Tổng phụ trách
Tháng Tháng Tháng Tháng
Tháng
9+10
11+12 1 + 2
3+4
5
........
........
......
......
.......

21



×