Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KINH NGHIỆM của GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM với CÔNG tác PHỤ HUYNH học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.06 KB, 4 trang )

KINH NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC PHỤ HUYNH
HỌC SINH
Trong cuộc đời của mỗi giáo viên, có lẽ ít ai không làm công tác chủ nhiệm, công
việc mang lại cho ta nhiều niềm vui nỗi buồn và những kỷ niệm khó quên. Vì thế mà
người ta vẫn bảo rằng làm giáo viên chủ nhiệm giống như nuôi con mọn Công tác chủ
nhiệm là một công tác đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề và yêu
người cùng với việc áp dụng các biện pháp thích hợp để giáo dục con người.
Như các chúng ta đã biết, PHHS có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của
nhà trường, nhất là trong giáo dục HS để các em ngày càng tiến bộ trở thành những con
ngoan, trò giỏi. Sau đây tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm của GVCN trong công
tác với PHHS
1. Gặp gỡ ban đại diện cha mẹ HS:
Ngay đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm nên gặp gỡ chi hội trưởng chi hội phụ
huynh lớp mình để trao đổi, thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp, đồng thời tranh thủ
sự ủng hộ của chi hội trưởng. Qua đó chúng ta cũng xin được ý kiến của chi hội trưởng
cho bản kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm. Ngay sau đó chi hội trưởng sẽ là người sự
kêu gọi ủng hộ của các phụ huynh trong lớp đối với kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm
trong cuộc họp phụ huynh. Từ đó giáo viên chủ nhiệm phổ biến kế hoạch giáo dục trước
cuộc họp phụ huynh và sẽ có một sự đồng tình cao từ các phụ huynh. Nếu có vấn đề gì
khúc mắc thì chi hội trưởng cũng sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm giải trình.
2. Trong các cuộc họp phụ huynh:
Một cuộc họp phụ huynh có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự
ủng hộ của phụ huynh đối với kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm.
- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm: GVCN đưa ra kế hoạch hoạt động về
học tập, về rèn luyện nề nếp - đạo đức, về lao động đối với lớp chủ nhiệm, nội quy
trường lớp, trách nhiệm của cha mẹ trong việc chăm lo đối với con em mình mà không
khoán trắng cho nhà trường. Việc GVCN nên làm trong cuộc họp này là lập danh bạ
điện thoại, lấy mẫu chữ ký chuẩn của PHHS làm mốc đối chiếu cho các giấy tờ văn bản
sau này có liên quan đến các em (như giấy xin phép nghỉ học). Nếu các em nghỉ học mà
giấy xin phép không có chữ ký chuẩn, phụ huynh phải gọi điện cho GVCN báo cáo rõ lý
do nghỉ học. Tiếp đó là về các khoản thu như đồng phục, bảo hiểm, theo tôi trước khi


thông báo thu ta nên phân tích ỹ nghĩa của những việc làm này. Ví dụ như:
+ Vấn đề đồng may đồng phục HS cho con, thì GVCN nói cho họ ý nghĩa của
việc mặc đồng phục tới trường. Như ngoài việc tạo ra tính kỉ luật, nền nếp cho các em,
đồng phục HS còn tạo ra sự bình đẳng, hoà đồng, xoá đi khoảng cách giàu nghèo giữa
các em, sẽ tạo ra một môi trường thân thiện giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp vì ai
cũng như ai không còn hình ảnh con nhà giàu hay con nhà nghèo Tôi chắc rằng khi
hiểu được những ý nghĩa này thì các bậc phụ huynh sẽ đồng thuận. Trong trường hợp
này GVCN không nên cứng nhắc nói đây là quy định của Hội đồng Đội hay của nhà
trường đề nghị các em phải tuân thủ
+ Vấn đề tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực tế việc tham gia các loại hình bảo
hiểm là dựa trên sự tự nguyện của các gia đình chứ chưa phải là bắt buộc tất cả HS phải
tham gia. GVCN sẽ giải thích ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm, như: tham gia với
tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình” nhưng quan trọng hơn là GVCN
phải cho họ hiểu được đây là một việc làm nhân đạo, giáo dục cho các cháu tinh thần sẻ
chia cùng cộng đồng, biết sống có trách nhiệm với những người xung quanh. Nếu như từ
nhỏ mà không giáo dục cho các cháu lòng nhân ái thì sau này e rằng cháu dễ trở thành
một con người ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, thậm chí còn thờ ơ, vô cảm cả với những người
trong gia đình Tôi nghĩ rằng với cách giải thích như thế, thì khó có phụ huynh nào lại
lựa chọn cho con mình lối sống ích kỉ, nghĩa là không đóng bảo hiểm cho cháu.
- Trong cuộc họp sau: GVCN cần trao đổi cặn kẽ tình hình học tập của từng em
một cách chân thành, tế nhị, tôn trọng thể diện của PH và HS. Không nên khen quá mức
hoặc chê quá mức. Hãy đặt mình vào vị trí của phụ huynh khi nhận xét con họ. Song cần
động viên khích lệ kịp thời những chuyển biến dù rất nhỏ của con họ hay đưa ra những
thông tin thật chính xác về những biểu hiện sai lệch của HS khi cần góp ý GVCN phải
tổ chức tốt cuộc họp phụ huynh, làm cho PH thấy đây không chỉ là cuộc họp để thu các
khoản tiền theo quy định, thông báo những kết quả rèn luyện, học tập của HS , mà quan
trọng hơn đây thực sự là một diễn đàn tìm ra tiếng nói chung, những quan điểm đồng
nhất trong việc giáo dục HS. Khi đã tạo được tiếng nói chung rồi thì mọi vấn đề sẽ được
giải quyết thật đơn giản và nhẹ nhàng.
3. Phối hợp với phụ huynh trong giáo dục HS cá biệt:

Đây là việc làm rất cần thiết đối với mỗi người làm công tác giáo dục nhất là
GVCN. Nếu chúng ta chỉ điều tra hoàn cảnh gia đình HS thông qua sơ yếu lí lịch mà
không thâm nhập thực tế thì không thể hiểu một cách thấu đáo hoàn cảnh của các em, từ
đó có biện pháp giáo dục phù hợp đối với từng HS , đặc biệt là đối với những HS cá
biệt về đạo đức, yếu kém về học tập.
Trong lớp tôi chủ nhiệm cha mẹ các em làm rất nhiều ngành nghề khác nhau,
nhiều em bố mẹ làm ăn xa nhà, nhiều em đã mất cha hoặc mẹ, có em thì cha mẹ không
có công ăn việc làm ổn định…Chính vì sự phức tạp đó nên trước khi muốn gặp PHHS
tôi thường làm các công việc sau:
+ Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em
+ Bố mẹ các em đó làm nghề gì?
+ Lịch làm việc ra sao?
+ Các em sợ bố hay sợ mẹ?
+ Các em thường nghe theo ai?
4. Giữ liên lạc thường xuyên với phụ huynh HS:
Tôi thường có các hình thức như sau:
+ Qua việc gửi giấy thông báo theo định kì: để phản ánh kịp thời và chính xác kết
quả học tập cũng như ý thức tu dưỡng đạo đức của các em qua các đợt khảo sát.
+ Hơn nữa đối với những HS có những biểu hiện vi phạm nội quy của Nhà
trường như: nghỉ học không có lí do, đánh nhau, ham mê điện tử, lười học bài… GVCN
phải trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua số điện thoại để kết hợp với gia đình giáo dục
uốn nắn kịp thời không để HS sao nhãng việc học.
Trong thời gian chủ nhiệm có nhiều tình huống xảy ra khi tiếp xúc với PHHS. Sau
đây tôi xin đưa ra 1 số tình huống để các đồng chí tham khảo:
Tình huống 1:
Em vốn là một HS thông minh, nhưng do ý thức chưa tốt nên bị chuyển từ lớp A
xuống lớp tôi. Vào lớp tôi em là HS cá biệt trong lớp, hay nghịch ngầm. Tôi quyết định
mời cha mẹ HS đó ra trường để trao đổi. Bố em ra trường gặp tôi. Qua tìm hiểu trước đó
tôi biết ông là một lái xe đường dài, con trai lớn của ông bị nghiện ma túy. Sau khi nghe
tôi nói những vi phạm của em trong thời gian qua thì bố em đã quát mắng em trước sự

cứng kiến của tôi. Tôi còn nhớ như in câu ông nói: “Nếu lần sau mày còn vi phạm tao
cho mày nghỉ học luôn”. Tôi không nói gì chỉ bình tĩnh nhắc em viết bản cam kết để em
và bố em kí vào. Trước khi về tôi nói với PH đó rằng: “Các cháu bây giờ cũng đã lớn
rồi, bác không nên mắng các cháu trước mặt người khác và cố gắng bình tĩnh trong việc
giáo dục các cháu”
Thỉnh thoảng em vẫn vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng tôi thận trọng hơn
khi mời cha mẹ em ra trường vì tôi nghĩ nếu vô tình với tính sỹ diện cá nhân của bố em
mà tôi đẩy phụ huynh đó và tình huống bắt con mình phải nghỉ học.
Dù trong 3 năm học em vẫn được coi là HS cá biệt, nhưng trong nhiều sự việc và
hành động của mình tôi đã thu phục được em. Tôi gần gũi, dùng tình cảm để thuyết phục
em. Giờ em đã là sinh viên năm thứ 4 trường Đại Học Mỏ Địa Chất.
Tôi nghĩ rằng việc xử lý của tôi trong tình huống này là hợp lý. Vậy nếu Đ/C là
GVCN thì Đ/C sẽ sử lý như thế nào?
Tình huống 2:
Em là một HS hay vi phạm nội quy. Em biết mẹ em hay phải bao che cho mình vì
sợ bố và bà nội đánh mắng. Chính vì vậy mà khi vào trường em vẫn thích gì làm lấy.
Sau khi em vi phạm nội quy có hệ thống thì tôi đã thông báo cho gia đình em biết. Nói
chuyện với tôi qua máy điện thoại là mẹ của em. Khi biết tôi là GVCN mẹ em vội vàng
xin lỗi vì đang có việc bận, chút nữa sẽ điện cho tôi. Hai tiengs sau chị liên lạc với tôi.
Chị xin lỗi vì vừa không nói chuyện ngay được do chồng chị đang ở nhà. Nếu để anh
biết con anh hư anh sẽ đánh, mắng chị. Chị kể cho tôi về hoàn cảnh gia đình chị. Chồng
chị làm trong quân đội, là một người chỉ huy cứng nhắc, lương cao. Chị chỉ ở nhà nội
trợ. Kinh tế phụ thuộc hết vào nhà chồng. Nếu con cái ngoan thì không sao chứ hư mà bị
nhà trường kỉ luật thì bao nhiêu tội lỗi đổ hết lên đầu chị. Chị xin tôi giúp đõ và giáo dục
cháu. Tôi khuyên chị nên tìm cho mình một công việc thích hợp, đừng để quá phụ thuộc
vào gia đình nhà chồng. Còn về phía em, em hãy coi cô như người mẹ thứ 2. Những việc
mà em không thể chia sẻ với người trong nhà thì hãy chia sẻ cùng cô. Tôi gần gũi em
hơn, tâm sự với em nhiều hơn. Tôi giúp em gần gũi với bố hơn, thông cảm với mẹ hơn
và sống có trách nhiệm với bản thân mình. Tôi quý em hơn lúc đầu. Tôi thấy em cũng
cảm nhận được điều đó. Chính vì vậy mà em cũng đã có tiến bộ.

×