Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Xu hướng phát triển báo chí việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.1 KB, 31 trang )

Mục lục
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I:Sự ra đời và phát triển báo chí cách mạng Việt Nam.
1:Sự ra đời
2:Hoạt động báo chí
II:Những thành quả đạt được và những hạn chế.
1:Thành quả
2:Hạn chế
III:Xu hướng phát triển báo chí Việt Nam hiện nay.
1:Sự biến đổi của các loại hình báo chí có liên quan mật thiết đến
yếu tố công nghệ.
2:Sự biến đổi của các loại hình báo chí cũng có sự liên quan mật
thiết đến văn hóa truyền thông.
KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU
Báo chí Việt Nam,giai đoạn trước 1945 phát triển khá mạnh,chia thành
nhiều dòng chảy với những hướng đi riêng,đặc biệt báo chí cách mạng cũng đã
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
Báo chí giai đoạn 1945-1954,đã tạo nên những dấu ấn đặc biệt trong lịch sử
Việt Nam.Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua 9 năm
kháng chiến cô cùng gian khổ,ác liệt,dân tộc ta làm nên chiến thắng Điện Biên
Phủ hào hùng.Đây cũng là thời kì báo chí cách mạng Việt Nam có bước phát
triển nối tiếp cả báo chí cách mạng Việt Nam trước năm 1945,có nhiều thành tựu
trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền vận động,kêu gọi khích lệ,động viên toàn
dân kháng chiến,đóng góp một phần không nhỏ vào thăng lợi trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.Các nhà báo cách mạng với những hoạt động báo chí
trong kháng chiến đã làm nên những thành công đó và khẳng định vai trò to lớn
trong sự nghiệp giải phóng,đóng góp xứng đáng vào chiến thắng chung của dân


tộc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuân lợi cho Hiệp định
Gionevo được kí kết về chấm dứt chiến tranh,lập lại hòa bình ở Việt Nam.Nước
ta tạm chia cắt hai miền,miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,làm nghĩa
vụ hậu phương,chi viện sức người,sức của cho tiền tuyến vì miền Nam ruột
thịt.Miền Nam tiếp tục đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,thống nhất
nước nhà.Báo chí miền Bắc phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội,báo chí miền Mam phục vụ sự nghiệp đấu tranh,giải phóng dân tộc,mang chỉ
đạo của Đảng phương pháp đấu tranh hợp lý xuống nhân dân.Báo chí giai đoạn
này hoạt động nhanh nhạy,nhạy bén để đáp ứng được việc chuyển tải thông tin
Trung ương,vừa thu thập thông tin ngoài mặt trận.
Báo chí từ 1975 đến nay,báo chí tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới hơn
với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt bùng nổ công
nghệ thông tin hiện nay.Báo chí đóng góp vai trò to lớn là cầu nối thông tin giữa
nước ta với các nước bạn trên thế giới thêm phần hiểu nhau thêm,mở rộng quan
1


hệ quốc tế.Báo chí ngày một tích cực không thể thiếu trong đời sống hàng
ngày.Báo chí tiếp tục phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa,phát triển
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,góp phần không nhỏ vào sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội.Báo chí ngày nay còn vạch trần những thế lực thù
địch chống phá Đảng và Nhà nước,những âm mưu lật đổ chính quyền,báo chí
còn chống thù trong giặc ngoài.
Vì vậy,tôi chọn nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu sự ra đời, phát triển
của báo chí trong những năm đấu tranh gian khổ của đội ngũ nhà báo cách
mạng,hoạt động báo chí ngày nay để xây dựng đất nước lớn mạnh,những thành
tựu đạt được,hạn chế cần khắc phục và những xu hướng phát triển báo chí hiện
đại.


2


NỘI DUNG
Chương 1:
SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1.1. Sự ra đời báo chí cách mạng Việt Nam
Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6 là ngày kỉ niệm ra đời của
Báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc sang lập ngày 21-6-1925.Trong
lich sử báo chí Việt Nam,từ những năm 60 của thế kỉ XIX đã có tờ “Gia Định
báo” và một số tờ báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn,Hà Nội và một số đia
phương khác.Nhưng báo “Thanh niên” đã mở ra một dòng báo chí mới:báo chí
cách mạng Việt Nam.Từ khi có tờ báo :Thanh niên”,báo chí Việt Nam giương
cao ngọn cờ cách mạng,nói lên khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ
phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập,tự do và chủ nghĩa
xã hội.Do ý nghĩa đó,Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra
quyết định số 52 ngày 5-2-1985 lấy ngày 21-6 hàng năm là ngày Báo chí Việt
Nam nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí,thắt chặt mối
quan hệ giữa báo chí với công chúng,tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
báo chí.
Ngày 21-6-2000,nhân kỉ niệm 75 năm Ngày báo chí Việt Nam,theo đề nghị
của Hội nhà báo Việt Nam,Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày Báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí cách mạng
Việt Nam.
1.2. Hoạt động Báo chí Việt Nam
Báo chí cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng,Nhà nước và
các tổ chức chính trị,xã hội,nghề nghiêp,là diễn đàn của nhân dân.Báo chí tuyên
truyền,phổ biến,đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước,phản ánh tâm
tư,nguyện vọng chính đáng của tầng lớp nhân dân.Báo chí cũng là một vũ khí
sắc bén chống lại kẻ thù của nhân dân.89 năm qua,kể từ khi báo Thanh niên ra

số đầu tiên (21-6-1925),báo chí phát triển không ngừng phát triển phong phú và
đa dạng.
3


1.2.1. Báo chí thời kì trước khi Đảng ra đời
Vào những năm 20 của thế kỉ XX,Nguyễn Aí Quốc sang lập ra tổ
chức Thanh niên cộng sản Đoàn làm nòng cốt cho tổ chức Việt Nam thanh niên
Cách mạng Đồng chí Hội.Một tổ chức yêu nước Việt Nam đầu tiên đi theo con
đường cách mạng vô sản,đồng thời xuất bản báo “Thanh niên” là cơ quan ngôn
luận của tổ chức này.Ngày 21-61925,”Thanh niên” tờ báo đầu tiên của cách
mạng xuất bản số đầu tiên.Tháng 6-1985,Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định
lấy ngày 21-6 là ngày truyền thống của báo chí-Ngày Báo chí Việt Nam.Tháng
6-1929,Đông Dương cộng sản Đảng ra đời,cho xuất bản báo “Búa Liềm” làm cơ
quan ngôn luận Trung ương của Đảng,Ban công vận Trung ương của Đảng ra
báo “Công hội Đỏ”,Tổng Công hội Bắc kí cho ra báo “Lao động”.
Tháng 9-1929,An Nam cộng sản Đảng ra đời cho ra báo
“Đỏ”.Những tờ báo của các tổ chức cộng sản sơ khai này có tác dụng rất quan
trọng trong việc giáo dục ý thức giai cấp,đấu tranh giai cấp và lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa cho quần chúng.
Tháng 2-1930,Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đươc triệu
tập dưới sự chủ trì của Nguyễn Aí Quốc,quyết định thành lập Đảng Cộng Sản
Việt Nam,thông qua một số văn kiện của Trung ương và địa phương sẽ ra báo
Đảng Cộng Sản Việt Nam thống nhất.Ngày 5-8-1930,Trung ương cho ra báo
Tạp chí đỏ,ngày 15-8-1930,ra báo “Tranh đấu”.
Trong thời kì này,ngoài báo “Thanh niên” do Nguyễn Aí Quốc sáng
lập (báo viết bằng bút thép trên giấy sáp,in bí mật tại Quảng Châu,Trung
Quốc,mỗi kì in 100 bản,in 4 trang,có lúc in 2 trang khổ 13x19cm.Thời kì ở
Quảng Châu,Nguyễn Aí Quốc kiêm Tổng biên tập,về sau báo Thanh niên in
bằng chữ ty-pô,và có 1 số hình ảnh bàn về ông vua Bảo Đại,quan Thống chế

Blanchard Dela Brosse “sắp lên đàng”),còn có một số tờ báo khác:
- Báo “Công nông” ra đời năm 1926,do Nguyễn Aí Quốc thành lập,là cơ
quan tuyên truyền của Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội.

4


- “Lính cách mạng”,ra đời tháng 2-1927,nhằm tuyên truyền cách mạng
trong binh lính,tờ báo do Nguyễn Aí Quốc sáng lập.
- Báo “Lao động”,cơ quan tuyên truyền của Công hội Đỏ” ra đời năm 1929.
- Báo “Người sinh viên”,1929,tờ báo của Tổng hội sinh viên,do đồng chí
Trường Chinh viết bài chính và phị trách tờ báo.
1.2.2. Báo chí từ khi Đảng Cộng Sản ra đời đến năm 1936
Từ khi Đảng ra đời,Đảng ta luôn sử dụng báo chí làm công cụ
tuyên truyền,giác ngộ và vận động quần chúng cách mạng.Thời kì này,tuy còn
nhiều khó khăn trong việc sử dụng kĩ thuật in ấn,làm ảnh kém,nhưng trên các tờ
báo công khai của Đảng như:”Nhành lúa”,”La Peuple”,”Notre voix”,”Thời
báo”…đã sử dụng ảnh.
Tháng 10-1930,Đảng Cộng Sản Việt Nam đổi tên là Đảng Cộng
Sản Đông Dương.Trung ương Đảng cho ra tờ báo “Cờ vô sản” và Tạp chí Cộng
sản.Các xứ ủy,tỉnh ủy,huyện ủy và các chi bộ cũng ra báo.Báo chí trong thời kì
này đóng vai trò quan trọng việc phát động cao trào cách mạng của công nông
chống đế quốc-phong kiến đỉnh cao là phong trào Xô viết-Nghệ Tĩnh.Cũng
trong thời kì này,Ban lãnh đạo nước ngoài của Đảng được thành lập làm nhiệm
vụ tạm thời của Đảng,xuất bản tạp chí Bonsevich,làm cơ quan lý luận để thống
nhất Đảng,Tháng 3-1935,Đại hội Đảng lần 1 họp,quyết định chuyển tạp chí
Bonsevich thành tạp chí lí luận Trung ương Đảng.
Từ cuối năm 1930,khi thời cơ lớn để có thể xuất hiện khởi nghĩa vũ
trang, Đảng ta nhận vai trò to lớn của báo chí trong việc thông tin,tuyên truyền
chủ nghĩa Mác vào Việt Nam,vạch mặt chủ nghĩa thực dân cũ là chính quyền

bảo hộ Pháp và chế độ tay sai bù nhìn,giúp cho nhân dân thấu hiểu nỗi cơ cực
mà họ hằng chụi đựng.
Tạp chí Cộng sản là tờ báo của cơ quan Trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam,ra số 1 ngày 1-2-1931,in bằng giấy sáp,khổ 20x25cm.Mội dung
chính tờ báo là hướng dẫn quần chúng tìm hiểu về chủ nghĩa cộng sản và con
đường cứu nước.Tạp chí luôn coi đấu tranh là mục đích hàng đầu.Trên tạp chí
rất ít ảnh mà chủ yếu dung tranh vẽ minh họa.

5


Báo “Dân chúng”,tờ báo của cơ quan Trung ương Đảng Cộng Sản
Việt Nam do đồng chí Nguyễn Văn Cừ trực tiếp chỉ đạo,ông Dương Bạch Mai
làm chủ bút,ông Lưu Qúy Kì làm thư kí tòa soạn.Xuất bản công khai những năm
1938-1939 ở Sài Gòn.Đây là tờ báo ra được nhiều số và khá đều đặn, đứng thứ 3
về số lượng phát hành trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam trước năm
1945.
Ngoài một số do Đảng sáng lập,còn có khá nhiều tờ báo mang tư
tưởng tiến bộ cũng được ra đời trong thời kí này.Có các tờ báo mang tư tưởng
thương dân,yêu nước và căm phẫn với ách áp bức của Thực dân phong
kiến.Miền Trung kì là vùng vô cùng ít báo chí nhưng trong thời kì này có tờ
“Tiếng dân” (La Voix du people) hoạt động từ năm 1927-1943,là tờ báo đầu tiên
miền Trung,tiếng nói chính thức của nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.
Trên các tờ báo đăng khá nhiều về những cuôc đấu tranh chống
Thực dân Pháp ở trong nước và những cuộc đấu tranh của công nhân và lực
lượng tiến bộ trên thế giới,chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam,lên tiếng ủng
hộ và bảo vệ quyền lợi của con người lao động.Các bài báo chủ yếu tập trung
các chủ đề:lên án cuộc sống xa hoa của Thực dân Pháp,cảnh sống đói rách,cùng
cực da bọc xương của người lao động và cảnh đói rét không có ăn,có mặc của
trẻ em Việt Nam,cảnh đình công,biểu tình,phong cảnh làng quê…

Các chi bộ cộng sản trong một số nhà tù đã xuất bản báo chí và tạp
chí.Báo chí trong những năm 1930-1936,đã phục vụ tích cực cho xây dựng
Đảng,tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lenin và đường lối cách mạng dân quyền của
Đảng,kiên quyết chống chủ nghĩa cải lương của giai cấp tư sản và chủ nghĩa dân
tộc tư sản của Việt Nam Quốc dân đảng,chuẩn bijddieeuf kiện để đón tiếp thời
cơ đưa cách mạng tiến lên một cao trào mới.
1.2.3. Báo chí thời kì vận động dân chủ 1936-1939
Tranh thủ điều kiện quốc tế có nhiều thuận lợi,mặt trận nhân chống
phát xít được thành lập ở nhiều nước,trong đó có Pháp và hình thành Mặt trận
nhân dân thế giới chống phát xít.Lợi dụng khả năng hoạt động nửa hợp pháp,nửa
bất hợp pháp.Đảng chủ trương đưa báo chí ra xuất bản công khai hợp pháp.Một
6


số tờ báo bằng tiếng Pháp ở Hà Nội,cùng với một loạt tờ báo bằng tiếng Việt
được xuất bản công khai hợp pháp,trong đó có tờ “Dân chúng” cơ quan Trung
ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam.Báo chí thời kì vận động dân chủ in ty-pô
số lượng lớn.Có tờ chiếm kỉ lục như “Dân chúng” số Xuân 1939 in đến 15000
bản.Trình bày bài vở trên mặt báo đã mang dáng dấp hiện đạu,biên tâp và in
nhanh,phát hành nhanh,mở rộng trong cả nước và nước ngoài.

1.2.4. Báo chí thời kì cao trào cứu nước 1939-1945
Tháng 5-1941,Mặt trận Việt Minh thành lập.Tháng 8-1941,báo “Việt Nam
độc lập”do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,lấy danh nghĩa Việt Minh tỉnh Cao
Bằng.ngày 25-1-1942,Báo “Cứu quốc”,cơ quan của Tổng bộ Việt Minh ra
đời.Ngày 10-10-1942,báo “Cờ giải phóng”,cơ quan ngôn luận Trung ương của
Đảng xuất bản số 1.Trung ương còn xuất bản Tạp chí Cộng sản cơ quan lí
luận.Các kì bộ Việt Minh và tỉnh bộ Việt Minh lần lượt cho xuất bản báo của địa
phương cùng với báo của các đoàn thể cứu quóc ở Trung ương:Công
nhân,Thanh niên,Học sinh,Văn hóa,Tự vệ…Báo chí phục vụ tích cực cho xây

7


dựng lực lượng vũ trang.Từ sau khi có chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng
bộ Việt Minh(5-1941) và nhất là sau cuộc đảo chính Nhật-Pháp(9-3-1945),Đảng
ta phát động cao trào kháng Nhât cứu nước,tiến tới tổng khởi nghĩa,một số báo
của lực lượng vũ trang từ các căn cứ kháng Nhật và khu giải phóng được xuất
bản.Hai tờ “Cờ giải phóng”,”Cứu quốc” có cống hiến lớn nhất trong việc đẩy
mạnh cao trào cách mạng và giành thắng lợi lịch sử Tháng 3-1945.
Thông tin thêm về báo “Cứu quốc”.
Báo “Cứu quốc”ban đầu là cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt
Minh,số 1ra ngày 25-1-1942.Năm 1951,Mặt trận Việt Minh và Mặt trạn Liên
Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt.Báo “Cứu quốc”trở thành cơ quan
Trung ương của mặt trân Liên Việt.Tháng 9-1955,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành lập,”Cứu quốc”trở thành cơ quan Trung ương của Mặt trân Tổ quốc Việt
Nam.”Cứu quốc”ra số cuối cùng ngày 28-1-1977,sau đó ngayd 5-2-1977 “Cứu
quốc”nhập với báo “Cờ giải phóng” và báo “Thống nhất”,cơ quan Trung ương
Mặt trận dan tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,thành báo “Đại đoàn kết”.Tổng
biên tập báo là đồng chí Trường Chinh sau là Xuân Thủy.
Trong thời kì kháng chiến chông Thực dân Pháp,”Cứu quốc”là một
trong những tờ báo quy tụ được nhiều cây bút xuất sắc trong làng báo cách
mạng.Ngoài Xuân Thủy cón có Nguyên Thành Lê,Như Phong,Tô Hoài…”Cứu
quốc” sử dụng chủ yếu tin trong nước,nội dung gắn liền với các chủ
trương,chính sách của Đảng.Cách trình bày của báo rất ấn tượng,hiện đại;báo
thường dung tít lớn kiểu chữ chân phương nghiêm túc,gói gọn nội dung toàn bài
hoặc nhấn mạnh vào chi tiết đáng lưu ý nào đó,kích thích mạnh vào sự chi tiết
của độc giả như:phải phân biệt chính quyền nhân dân với cách mạng,Tây đói thì
Tây ăn gì?.”Cứu quốc”luôn được đông đảo bạn đọc trong cả nước nồng nhiệt
đón nhận,báo thường in trên dưới 2 vạn bản mà vẫn không đủ để phát hành.Vì
vậy,để thực hiện tốt chủ trương đoàn kết toàn dân kháng chiến,kiến quốc của

Đảng và Mặt trận.Từ năm 1947,”Cứu quốc”mở rộng hoạt động bằng cách đưa ra
thêm nhiều tờ báo Cứu quốc địa phương.

8


Năm 1949,”Cứu quốc” đươc Hồ Chí Minhvaf Tổng bộ Việt Minhgiao
nhiệm vụ tổ chức lớp Nghiệp vụ báo chí Huỳnh Thúc Kháng tại chiến khu Việt
Bắc.Từ lóp học này nhiều phóng viên trưởng thành để lại tên tuổi của mình
trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam.
Kể từ khi báo “Thanh niên” ra đời cho đến Tháng 8-1945,tổng cộng
có hơn 270 tờ báo và tạp chí.
1.2.5. Báo chí thời kì sau cách mạng Tháng 8-1945 -1975
Từ tháng 8-1945 trở đi,dưới chế độ dân chủ nhân dân,báo chí cách
mạng xuất bản công khai,in ty-pô với số lượng lớn.Báo “Cứu quốc”xuất bản
hàng ngày,là tờ báo lớn nhất cả nước.Trong làng báo cách mạng xuất hiện hai cơ
quan mới:Đài Tiếng nói Việt Nam và Việt Nam thông tấn xã (nay là Thông tấn
xã Việt Nam).Cuối năm 1945,Đảng chuyển vào đấu tranh bí mật,báo “Cờ giải
phóng” ngừng xuất bản,báo “Sự thật”ra đời với danh nghĩa cơ quan của Hội
nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.

9


Trong những năm đầu của cách mạng,báo chí phục vụ tích cực cho nhiệm
vụ bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần 2 bùng nổ và lan
rộng.Báo chí cách mạng có một bộ phận xuất bản công khai ở các vùng tự do và
các căm cứ của kháng chiến,một bộ phận xuất bản trong vùng địch
chiếm.Những văn kiện của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh,và các đồng chí lãnh

đạo Đảng được in trên báo cáo Trung ương và các địa phương.Năm 1951,báo
“Nhân dân”,cơ quan Trung ương của Đảng bắt đầu xuất bản,tạp chí Sinh hoạt
nội bộ,báo Quân đội nhân dân ra đời.
Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp kết thúc thắng lợi,nước ta
tạm chia làm hai miền với hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng cùng chung
một nhiệm vụ chung:đánh đuổi Đế quốc Mỹ và tay sai,hoàn thành cách mạng
giải phóng dân tộc.
Báo chí của nước ta hình thành báo tự do ở miền Bắc và báo chí
xuất bản bí mật ở miền Nam.Trong điều kiện mới,báo chí miền Bắc có những
bước phát triển vượt bậc.Báo “Nhân dân”ra hàng ngày in với số lượng lớn nhất
bằng kĩ thuật tiên tiến.Trung ương cho ra Tạp chí lí luận lúc đầu là “Học
tập”.sau đổi Tạp chí Cộng sản.
Nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học,tuyên truyền,lí luận,tổ chức kĩ
thuật và các tỉnh đều xuất bản báo chí.
Ngày 5-6-1950,Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập,đã đoàn kết
rộng rãi các nhà báo trong nước và tháng 7-1950 gia nhập Tổ chức quốc tế các
nhà báo (OIJ).
Vài nét về báo chí cách mạng miền Nam:
Đội ngũ nhà báo được hình thành từ nhiều nguồn:các nhà báo ðã
trải qua được chi viện từ miền Bắc và một số nhà báo ở các đô thị đi theo cách
mạng.Hoàn cảnh tác nghiệp của họ vô cùng gian khổ như mọi nhà báo chiến
tranh.Báo chí nhanh có mặt:từ những năm đầu 1960 đã có khoảng 40 tờ báo và
tạp chí cấp miền của Mặt trận dân tộc giải phóng,khoảng 40 bản tin của các địa
phương in bằng 4 thứ tiếng Anh,PhápTrung Quốc,Khomer…Xuất hiện các cơ
10


quan thông tin mới:Thông tấn xã giải phóng (LPA) ra đời 1961,Đài phát thanh
giải phóng-1962(một đài nữa đặt trên đất Bắc),ngoài ra còn có vai trò của Hãng
phim giải phóng.Báo chí cách mạng miền Nam lúc này được xây dựng theo mô

hình báo chí cách mạng miền Bắc(Nhân dân-Cờ giải phóng,Quân đội nhân dânQuân giải phóng,Phụ nữ Việt Nam-Phụ nữ giải phóng).Thiết lập được mối quan
hệ với báo chí quốc tế,tháng 1-1962 Hội nhà báo yêu nước và dân chủ miền
Nam ra đời,trở thành thành viên của của OIJ.Các nhà báo nước ngoài đã có mặt
tại căn cứ cách mạng,sự giúp đỡ phương tiện báo chí của bạn bè Xã hội chủ
nghĩa…Một nền báo chí hình thành và phát triển trong khói lửa chiến tranh,tư
cách chiến sĩ của những người làm báo,sự gắn có khăng khít và độc đáo của nó
với báo chí miền Bắc-đó là những điểm nổi bật của báo chí cách mạng miền
Nam giai đoạn này.
Đội ngũ nhà báo đa dạng:một số năm vùng từ thời chống Pháp,môt số được
đưa vào Sài Gòn theo dạng hồi cư (do cách mạng chỉ đạo),môt số hình từ các
phong trào học sinh-sinh viên yêu nước,một số vốn có tình cảm với cách mạng
và kháng chiến.Cũng có trường hợp đi thẳng tứ Hà Nội (Nguyễn Văn Bổng và
tờ Tin văn-1967).Nhiều tờ báo mới được xuất bản nhưng chủ yếu là tranh thủ sử
dụng những tờ có sẵn.Phương thức hoạt động của nhà báo cực kì linh hoạt,thich
họp với từng thời kì (kết hợp văn-báo,mượn các danh nghĩa để hoạt động:phong
trào,các tổ chức…).Nội dung báo chí luôn bám sát tình hình chính trị và thời
cuộc diễn ra sôi động trong lòng đô thị,gây thanh thế có lợi cho phong trào cách
mạng.Khôn khéo tranh thủ uy tín của các hãng thông tấn và nhà báo nước ngoài
ở Sài Gòn trong việc đưa tin ra thế giới.Thành công đáng ghi nhận là suốt 20
năm trong vùng chiếm đóng luôn luôn có một phong trào báo chí chống đối chế
độ Mỹ ngụy với một lối làm báo sắc sảo và hoàn toàn thich hợp với hoàn cảnh
sống của những người làm báo.
Báo chí miền Nam trong những năm đầu đất nước bị chia cắt cũng
diễn ra tình thế và hoạt động phức tạp.Hoạt động báo chí trong lòng thành thị
miền Nam.Phải làm sao để có những tờ báo tiến bộ nói lên được nguyện vọng
của nhân dân với tinh thần yêu nước,đấu tranh cho độc lập dân tộc và thống nhất
11


nước nhà,bảo vệ quyên dân chủ,chống lại những hành động phát xít của chính

quyền Mỹ-Diệm.Trách nhiệm náy của báo chí tiến bộ thật nặng nề và có ý nghĩa
to lớn của đới sống tinh thân thần của xã hội miền Nam.Hoạt động báo chí của
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam từ khi Mặt trận này được thành
lập và báo chí là một bộ phận quan trọng.
Ngay từ sau Hiệp định Gionevo được kí kết,báo chí hợp pháp dưới
chế độ Mỹ-Diệm đã có tiếng nói đấu tranh chống địch tra thù và khủng bố
những người cách mạng cũ,đòi thi hành Hiệp định Gionevo như các tờ báo
“Buổi sáng” của Mai Lan Quế , “Nhân loại” của Tân Đức, “Tiếng chuông” của
Nguyễn Văn Hiếu, “Bình dân” (1954-1963) của Phú Đức, “Dân đen” (19551965) của Nguyễn Duy Hinh, “Dân Việt” (1961-1968) của Phan Văn Hiển, “Ban
mai” (1963-1964) của Dương Văn Sum…Nhà báo Trần Bặc Đằng thay mặt
Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn phụ trách tư tưởng và báo chí chỉ đạo và tham gia
viết cho nhiều tờ báo như “Nhân loại”,”Phòng thương mại”,”Dân trí”,”Thần
chung”.Khi Diêm dọn dẹp xong các phe phái,bắt đầu tính sổ các tờ báo mà
chúng vu cho là “Việt cộng nằm vùng”,nhiều nhà báo bị bắt,một số phải đổi
nghề.
Báo chí thành thị miền Nam ngày càng tến bộ và có tác động xã hội
rộng rã hơn sau khi Diệm đổ và nhất là khi quân Mỹ tràn vào miền Nam bộc lộ
rõ bản chất xâm lược của chúng thì tinh than đấu tranh báo chí ngày càng mạnh
mẽ hơn.Nhiều tờ báo của chính quyền Sài Gòn như “Người Việt tự do”, “Cách
mạng quốc gia”, “Ngôn luận” không phát huy được tác dụng vì tính chất chính
trị phản động của chúng vế cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Hoạt đông báo chí ở vùng giải phóng mang những đặc điểm
riêng.Trong thời kì kháng chiến chống Pháp,công tác tư tưởng-văn hóa hoạt
động tuyên truyền của báo chí được đặc biệt coi trọng.Cũng vì thế nên khi Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam thành lập,đã thu hút vào hàng ngũ báo chí các
nhà báo đã tham gia kháng chiến chống Pháp và được phân công ở lại hoạt động
các thành thị miền Nam.Ngày 12-10-1960,”Thông tấn xã giải phóng” được
thành lập.Ngày 1-2-1962,Đài Phát thanh giải phóng bắt đầu hoạt động.Ngày 112



10-1964,báo “Nhân dân”,cơ quan Đảng nhân dân cách mạng miền Nam Việt
Nam do Thép Mới phụ trách ra mắt bạn đọc.Ngày 20-10-1964,báo “Giai
phóng”,cơ quan của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Huỳnh
Tấn Phát làm chủ nhiệm cũng được ấn hành.Hoạt động báo chí ở vùng giải
phóng miền Nam có nhiều thuận lợi về công chúng.Không có sự ngăn cản về tư
tưởng,tình cảm của người tiếp nhận với báo chí cách mạng.Món ăn tinh thần này
từ lâu đã quen thuộc và trở thành nhu cầu cần thiết.Tuy nhiên,do hoạt động ở
rừng sâu,địch lại luôn tìm cách phá hoại nên viêc thâm nhập thực tế,tổ chức in
ấn,phat hành có nhiều khoa khăn.Các nhà báo cách mạng miền Nam lại tiếp tục
hoạt động như người chiến sĩ trong thời kì chiến tranh.Ít năm sau,các nhà văn có
tên tuổi và kinh nghiệm lần lượt trở về miền Nam để thâm nhập thực tế của các
tiền tuyến lớn và sáng tác như Anh Đức,Nuyễn Thi,Trần Hiếu Minh,Nguyễn
Quang Sáng,Phan Tứ,Nguyễn Trung Thành.Qua một số năm gắn bó và đi sâu
vào thực tế với cách mạng,những gặt hái bước đầu về văn chương và giải
thưởng “Nguyễn Đình Chiểu” đã góp phần nói lên sự phong phú cho sáng tạo
văn học và báo chí của tiền tuyến lớn anh hùng.
Một số tờ báo tiêu biểu:báo Nhân dân,báo Quân đội nhân dân,báo
Văn nghệ…các đài phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam,Đài phát thanh giải
phóng,Việt Nam thông tấn xã…
Báo “Nhân dân”.
Báo “Nhân dân” ban đầu là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam,sau là cơ quan Trung ương của Đảng Cộng Sản Việt
Nam.Tổng biên tập đầu tiên là Tố Hữu,sau là Quang Huy,Vũ Tuân.Ngày 11-31951,báo “Nhân dân”ra số đầu tiên.Ban biên tập gồm 8 thành viên:Trường
Chinh,Trần Quang Huy,Phạm Văn Đồng,Nguyễn Chí Thanh,Hà Xuân
Trường,Lê Văn Lương,Hoàng Quốc Việt,Quang Đạm.Thời gian đầu báo ra hàng
tuần 6 trang in 2 vạn bản.Từ năm 1953,báo “Nhân dân” tăng kì,từ tháng ra 4
số,báo tăng lên 6 số,rồi 10 số,15 số.Sau khi về tiếp quản Thủ đô,từ số 241 ra
ngày 20-10-1954 báo “Nhân dân”ra hàng ngày.

13



Nội dung báo “Nhân dân”rất phong phú.Ngoài những bài viết có tính chỉ
đạo về chủ trương,đường lối,chính sách chiến lược của Đảng và Nhà
nước,những bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước kêu gọi toàn
Đảng,toàn quân,toàn dân thi đua giết giặc lập công,tăng gia sản suất.Báo “Nhân
dân”còn có nhiều bài viết phản ánh kịp thời diễn biến của cuộc đấu tranh,định
hướng dư luận.Những tấm gương điển hình trong chiến đấu,lao động sản xuất
thường xuyên xuất hiện trên mặt báo.
Những âm mưu và tội ác của kẻ thù cũng được báo “Nhân dân” vạch mặt tố
cáo.Báo còn thường xuyên có bài bàn về chiến lược cách mạng,các phương pháp
đấu tranh vũ trang của các vị tướng lĩnh tài ba như Võ Nguyên Giap,Nguyễn Chí
Thanh và nhiều bài phổ biến đường lối phát triển kinh tế thới chiến,khái quát
được những chính sách cơ bản của nền kinh tế dân chủ nhân dân,đề ra các biện
pháp kinh tế trong thời gian trước mắt và lâu dài.
Cùng với báo “Nhân dân”-cơ quan của Trung ương Đảng,thời kì này còn có
báo “Nhân dân miền Nam”-cơ quan của Trung ương Cục miền Nam ra số đầu
tiên ngày 15-4-1951 do Nguyễn Văn Kỉnh làm chủ nhiệm,ra mỗi tháng 2 kì.Báo
“Nhân dân” Liên khu V-cơ quan của liên khu ủy Khu V,số ra đầu tiên ngày 10-51951 do Trần Tống làm chủ nhiệm,Hồ Dưỡng làm thư kí tòa soạn,lúc đầu ra mỗi
14


tháng 2 kì,sau là 10 ngày 1 kì.Đây là những tờ báo có vai trò rất quan trọng
trong việc lãnh đạo,chỉ đạo phong trào cách mạng tại các địa phương xa Trung
ương.
Báo Quân đội nhân dân:
Báo “Quân đội nhân dân” là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Chính trị
Quân đội nhân dân Việt Nam.Tổng biên tập đầu tiên là Đại tướng Nguyễn Chí
Thanh,thư kí tòa soạn là Lưu Văn Lợi sau là Hoàng Xuân Tùy.Lực lượng phóng
viên đầu tiên của báo với cây bút quen thuộc:Trần Cừ,Lê Bách,Ngọc Bằng,Lê

Phong…Số đầu tiên “Quân đội nhân dân”ra ngày 20-10-1950.Thời gian đầu
“Quân đội nhân dân”dự định mỗi tháng 2 kì,sau đó do điều kiện chiến
trường,báo tùy theo tình tình mà ra thưa và mau.Có khi cả tháng báo mới ra một
số,nhưng khi chiến sự ác liệt “Quân đội nhân dân” lại ra dồn dập.Có lúc báo ra
10 ngày 1 số,5 ngày rồi 3 ngày 1 số thậm chí 1 ngày 1 số.Từ ngày 19-81954,báo xuất bản mỗi tuần 2 kì,3 kì.Từ ngày 15-5-1965,báo ra hàng
ngày.Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp,báo hầu như giữ nguyên khổ
25x42,số trang không ổn định lúc 4 trang,6 trang,thông thường 8 trang.
Trong thời kì kháng chiến,trang 1 của báo thường bao gồm hơn một chục
chuyên mục:phê bình và tự phê bình,quân đội nhân dân trả lời,thời sự 15 ngày
qua,từ hậu phương ra tiền tuyến…Khi nhân dân ta tổ chức các trận đánh lớn hay
chiến dịch thường có những mục thơ mới:thơ ca dân công,chuyện căm thù và
yêu nước…Những muc này mang tính thiết thực cao,cổ vũ,động viên kịp thời
quân dân đánh giặc.

15


Từ cuối năm 1952,báo “Quân đọi nhân dân” thêm hai bộ phận chuyển từ
Cục tuyên huấn sang là phòng thông tin và Ban Nhiếp ảnh.Đây chính là lúc báo
vừa tăng lên 3 kì 1 tháng biên chế của báo lại giảm 1/3 buộc cán bộ phóng viên
của báo phải gồng mình lên để hoàn thành nhiệm vụ.Mỗi khi hành quân bộ đội
ra đường,ngoài quân trang,quân dụng,phóng viên cũng phải cong theo các thiết
bị in ấn.Tuy vậy,tất cả các cán bộ phóng viên báo “Quân đội nhân dân” đã vượt
qua mọi khó khăn để có những bài viết hay ra ngay trên chiến trường để kịp thời
đưa tin chiến sự và động viên toàn quân dân chiến đấu.
Báo “Văn nghệ”:
Báo “Văn nghệ” là cơ quan ngôn luận của Hội Văn nghệ Việt Nam
Ngày 3-10-1947,tại huyện lị Đại Từ,Thái Nguyên đã diễn ra cuộc
gặp mặt quan trọng của các văn nghệ sĩ cách mạng bàn về việc lập Hội Văn
nghệ Việt Nam.Tham gia cuộc gặp mặt này có nhiều người nổi tiếng:nhà thơ Tố

Hữu,tướng Nguyễn Sơn,nhà sử học Trần Huy Liệu…Hội Văn nghệ Việt Nam
được thành lập trên cơ sở Hội Văn hóa Cứu quốc (1943) và đã bầu ra Ban chấp
hành khóa I gồm:Hoài Thanh (Tổng Thư kí),Nguyễn Đình Thi,Tố Hữu (nghành
văn học),Tô Ngọc Vân (ngành mỹ thuật),Lưu Hữu Phước (ngành âm nhạc).Hội
16


nghị lần II tại Việt Bắc ngày 6-4-1948,đã bầu bổ sung Thế Lữ vào Ban chấp
hành khóa I.Trong cuộc họp lần đầu tiên,Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam
tán thành việc thành lập tờ báo “Văn nghệ” làm cơ quan ngôn luận của Hội.

Tổng biên tập đầu tiên của báo “Văn nghệ” là nhà thơ Tố Hữu,từ số 5 trở đi
do nhà văn Nguyễn Huy Tưởng làm Tổng biên tập.Ban biên tập gồm những cây
bút nổi tiếng:Hoài Thanh,Tố Hữu,Nguyễn Đình Thi,Lưu Hữu Phước,Tô Ngọc
Vân,Thế Lữ.Công tác viên thường xuyên của báo là những văn nghệ sĩ nổi
tiếng:Ngô Tất Tố,Xuân Diệu,Huy Cận,Nguyễn Xuân Khoát,Nam Cao,Thanh
Tịnh,Trần Văn Cẩn,Nguyên Hồng,Tô Hoài,Thép Mới,Chế Lan Viên,Trần Huyền
Trân,Kim Lân,Đặng Thai Mai,Văn Cao,Nguyễn Công Hoan,Trầ Huy Liệu.Báo
“Văn nghệ” ra số đầu tiên tháng 3-1948,thông thường là 60-70 trang,có số 40
trang,số đặc biệt có thể lên tới 100 trang.
Các trang mục chính của “Văn nghệ”là các trang thơ,kịch,truyện ngắn,phê
bình văn học và các tiết mục “Trên những nẻo đường đất nước,Văn nghệ thời
đại,đọc sách,ý kiến bạn đọc”…Khi chuẩn bị diễn ra một sự kiện quan trọng nào
đó,Văn nghệ linh hoạt mở mục nói để đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham
gia,đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện suy đồi,phản
17


động.Trong sáng tác ở vùng tạm chiếm đề cao lối văn hóa cách mạng lành
mạnh.Mục “giới thiệu hình thức nghệ thuật dân tộc”với những nghiên cứu

chuyên sâu về chèo,quan họ (Bắc Bộ),tuồng bài chòi (Nam Trung Bộ),múa xòe
(Tây Bắc)…được đông đảo bạn đọc hoan nghênh,đã góp phần giáo dục tình yêu
đất nước,niếm tự hào đối với truyền thống văn hóa dân tộc,động viên,cổ vũ lòng
yêu nước trong mỗi người dân.”Văn nghệ”còn là nơi phát hiện,bồi dưỡng tài
năng trẻ,nhiều người đã khẳng định tên tuổi qua các cuộc thi do báo phát động.
“Đài Tiếng nói Việt Nam”:
“Đài Tiếng nói Việt Nam” là cơ quan của Bộ Thông tin và Tuyên truyền của
Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,bắt đầu hoạt động ngày
7-9-1945,do Trần Lâm làm giám đốc.Năm 1946,là đơn vị thuộc Nha Thông tin
Việt Nam do Nguyễn Tấn Gi Trọng làm giám đốc,Trần Kim Xuyến làm phó
giám đốc.Buổi phát song đầu tiên gồm 3 chương trình:thời sự,ca nhạc,tiếng
nước ngoài với thời lượng 90’.Chương trình phát thanh được mở đầu bằng câu
nói:”Đây là tiếng nói Việt Nam,phát thanh từ Hà Nội,thủ đô nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa” tiếp đến là nhạc hiệu Diệt phát xít.Sau lời phi lộ,nhà phát thanh
viên Nguyễn Văn Nhất đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”và danh sách các thành
viên Chính phủ Lâm thời.Sau bản tin thơi sự 30’ là 30’ ca nhạc cuối cùng là
chương trình tiếng nước ngoài 15’ tiếng Anh và 15’ tiếng Pháp.
Đêm 19-12-1946,tập thể phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức di
chuyển toàn bộ trang thiết bị máy móc lên núi Trầm,Hà Tây.Ngay khi đến địa
điểm mới,Đài đã chuẩn bị để đảm bảo phát sóng chương trình như thường lệ nên
đã tạo nhiều không khí tin tưởng,phấn khởi cho nhân dân.Trong buổi phát thanh
đó,”Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang
lên,kêu gọi toàn dân kháng chiến giành lại độc lập cho dân tộc.
Để đảm bảo tiếng nói của Đảng,Nhà nước luôn thông suốt,liên tục,tránh đứt
đoạn làm ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm của nhân dân lãnh đạo Đài Tiếng nói
Việt Nam chủ trương xây dựng thêm địa điểm dự phòng những trang bị đủ để
phát sóng được ngay khi cần đến.Đài luôn khắc phục được khó khăn giữ mối
liên hệ với mạng lưới thông tín viên với các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp
18



thông tin cho Đài như Nha thông tin,Thông tấn xã Việt Nam,Bộ Tham mưu
Quân đội nhân dân Việt Nam đồng thời chủ động sủ dụng nguồn tin của đài địch
hoặc các hãng thông tấn có uy tín trên thế giới,biên tập lại cho phù hợp với yêu
cầu chính trị,kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn nghe đài.Trong thời kì
kháng chiến,để đảm bảo bí mật, an toàn Đài phải cách xa các nơi trọng yếu nên
thường phải tự lo ăn,lo ở rất vất vả.Để tránh các cuộc săn lùng của địch,Đài phải
di chuyển tới 14 lần khắp các tỉnh trung du từ Sơn Tây đến Phú Thọ,Tuyên
Quang,Bắc Kạn, nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao,không chỉ đảm bảo
đủ tin bài cho 3 buổi phát thanh hàng ngày mà còn đảm bảo tin tức,chính
xác,đưa tin kịp thời,góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của kháng chiến.
Vì yêu cầu của cách mạng,ngày 1-6-1946,Đài Tiếng nói Việt Nam mở thêm
Đài Tiếng nói Nam Bộ đặt trên đất Liên khu V do Nguyễn Văn Nguyễn làm
giám đốc,Huỳnh Văn Tiểng làm phó giám đốc.Khi kháng chiến toàn quốc bùng
nổ Đài Tiếng nói Nam Bộ chuyển về vùng chiến khu Đồng Tháp Mười.Năm
1953,Đài ngừng hoạt động vì điều kiện chiến trường.Bảy năm hoạt động,Đài
luôn là mục tiên đánh phá của địch chúng nhiều lần tổ chức càn quét,ném
bom,Đài Tiếng nói Nam Bộ đã phải di dời nhiều lần.
Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt,vừa chiến đấu càn quét,vừa tận dụng mọi
nguồn tin:từ thực tế kháng chiến,từ đài con Nhạn.BBC,Paris…để kịp thời đưa
tin động viên cổ vũ quân dân chiến đấu,nhiều phóng viên đã anh dũng hi sinh
khi làm nhiệm vụ như Nguyễn Quốc Cang,Anh Mẹt…
Ngoài những tờ báo tiêu biểu có những đóng góp cho cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp còn hàng trăm tờ báo khác tích cực phục vụ cho sự nghiệp
đấu tranh vì độc lập dân tộc.Tất cả đã họp thành hệ thống báo chí cách mạng
động viên toàn dân,toàn quân kháng chiến,quyết tâm đấu tranh đến cùng bảo vệ
quyền tự do độc lập tự do của Tổ quốc.

1.2.6. Báo chí cách mạng Việt Nam từ 1975 đến nay (đặc biệt từ năm
1986 đến nay)

19


Có thể nói rằng,so với giai đoạn trước đó báo chí nước ta giai đoạn 19861990 đã có sự chuyển biến rõ rệt tư duy cũng như cách nhìn nhận,đánh giá các
sự kiện,các vấn đề diễn ra trong cuộc sống.Trước đây,Đang coi báo chí là một
công cụ tuyên truyền các chủ trương,chính sách thì giờ đây Đảng coi báo chí là
công củ,một kênh thông tin gắn kết chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân,vừa để
phát huy quyền làm chủ của nhân dân,vừa để lãnh đạo,quản lí nhà nước.Qua các
kênh thông tin của báo chí,nhân dân đã nói lên tâm tư nguyện vọng của mình tới
các cõ quan chức nãng,các vị lãnh đạo của Đảng,Nhà nước.Có thể nói rằng,nhờ
việc đổi mới tư duy và cách nhìn nhận của Đảng ta đối với báo chí,mà báo chí
trong điều kiện mới có cơ hội để phát huy tốt hơn tính dân chủ,tự cởi trói mình
để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng trong công cuộc đổi mới đất nước.
Thành công báo chí nhưng năm đầu của thời kì đổi mới đã tạo ra cho hoạt
động báo chí của nước ta những năm sau đó những tiền đề vững chắc để chúng
ta tiếp tục công cuộc đổi mới đát nước,đấu tranh các thế lực thù địch từ bên
ngoài đang thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá nước ta trên nhiều
lĩnh vưc:kinh tế,chính trị,văn hóa-xã hội,an ninh,quốc phòng cũng như con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Các tờ báo giai đoạn này:báo “Văn nghệ”vốn nặng về thông tin văn học
cũng phản ánh khá đầy đủ về công cuộc đổi mới đất nước.Báo đã mở chuyên
mục “Ý kiến bạn đọc”lấy nhiều ý kiến của nhân dân,các nhà văn,nhà thơ,đóng
góp cho công cuộc đổi mới đất nước.Báo “Đại đoàn kết” đã được sự yêu mến
của bạn đoc trong và ngoài nước.Báo không ngừng đổi mới cải tiến nội dung
như hình thức tuyên truyền,vận động nhân dân thực hiện chủ trương,chính sách
của Đảng,Nhà nước,góp phần tạo nên sức mạnh cho công cuộc đổi mới đất
nước.Bên cạnh đó,báo “Đại đoàn kết” cũng chú trọng phản ánh với Đảng.Nhà
nước,những ý kiến đề suất của nhân dân,những kiến nghị,giúp Đảng,Nhà nước
kịp thời sửa chữa,bổ sung thiếu xót,mhaats là những vấn đề bức xã hội đăt
ra.Mặt khác,đi đôi với việc biểu dương nhân tố mới,điển hình mới,những kinh

nghiệm làm ăn giỏi của nhân dân,báo cò góp phần đấu tranh chống tiêu
cực,chống các tệ nạn ức hiếp,trù dập quần chúng,vi phạm quyền công dân,những
20


sự kiện trong nước và quốc tế,vạch trần bộ mặt chống phá nước ta trên đường
đổi mới.
Báo chí nước ta giai đoạn này có những đổi mới trên nhiều bình diện,điều
đáng nói trước hết là trong giai đoạn này,đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp và
không chuyên đã có sự lớn mạnh hơn nhiều so với giai đoạn trước đó.Đội ngũ
nhưng người làm báo đã có sự đổi mới về tư duy cũng như phương thức làm
báo,tư duy khác trước,các vấn đề xã hội được xưm dưới nhiều góc độ ,nhiều
hướng,nhiều chiều,phát huy được tính khách quan trong hoạt động báo
chí,Nhiều vấn đề bức xúc xã hội đã đươc nhà báo dũng cảm nhìn thẳng vào sự
thật,đưa ra trước công luận nên đã được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần
chúng.Nhà báo cũng khẩn trương hơn trong tác nghiệp,đưa tin,viết bài,bình giá,
các vấn đề đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kì đôi mới.
Báo chí giai đoạn này cũng tỏ ra năng động,nhạy bén trong viêc tuyên
truyền chủ trương,đường lối của Đảng đến với đông đảo quần chúng nhân
dân.Qua đó,giúp nhân dân nhận thức đúng đắn hơn,thực hiện tốt hơn những
quyết sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong công cuộc đổi mới đất nước.
Báo chí bám sát thực tiễn,phản ánh sự đổi mới hàng ngày,hàng giờ của đất
nước trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống.Nhiều nhà báo không ngại đi sâu,đi sát cơ
sở,phản ánh các vấn đề nảy sinh,từ đó giúp Đảng và Nhà nước có được những
chủ trương phù hợp,sát với tình hình thực tế.Đây có thể xem là đóng góp lớn
nhất của báo chí nước ta thời kì này.
Trong giai đoạn này,ngôn ngữ báo chí đã có thay đổi rõ rệt.So với báo chí
giai đoạn trước,lớp ngôn ngữ chính trị và lớp ngôn ngữ thường ngày đã xuất
hiện đậm đặc trên mỗi trang viết,bài báo,bám sát những chủ trương đổi mới trên
các lĩnh vực kinh tế,văn hóa-xã hội của đất nước.Báo chí thay đổi nhiều về hình

thức:từ cách trình bày đến các chuyên trang,chuyên mục cũng như sự cải tiến
phục vụ tốt hơn nhiệm vụ tuyên truyền về công cuộc đổi mới đất nước.Giai đoạn
này xuất hiện thêm nhiều thể loại,tiêu biểu là xã luận,chính luận,điều tra.
1.2.7. Báo chí thời kì hội nhập phát triển (1986 đến nay)

21


Sự tăng trưởng của báo chí Việt Nam thời kì này thể hiển rõ sự phát
triển về chủng loại:Báo in,ngoài các ấn phẩm vốn có như nhật báo ,tuần báo,báo
thưa kì,tạp chí,bản tin…đã xuất hiện những tờ tạp chí-magazin với nội dung
thiên về giải trí và mục đích rõ ràng là tập trung thu hút quảng cáo,điều này có
nghĩa là đã xuất hiện một loại sản phẩm báo chí có mục đích thương mại.Mặt
khác,vào thời điểm 1986,cả nước có 5 nhật báo ,nay đã lên tới 20 tờ.trên cả nước
hiện có 533 cơ quan báo in,tạp chí với 713 ấn phẩm và hơn 1000 bản tin.Hằng
năm,số lượng phát hành báo chí nước ta khoảng 600 triệu bản,bình quân có 7,5
bản báo/người/năm.Hầu hết các trung tâm tỉnh lị đều được đọc báo phát hành
trong ngày.
Ở các bộ,ban,ngành,tổ chức chính trị-xã hội đều có cơ quan báo chí.Các
bộ lớn như:Bộ Quốc phòng,trên 20 cơ quan báo chí,Bộ Công an có gần 20 cơ
quan báo chí,Bộ Y tế,có 15 cơ quan báo chí.Tổ chức chính trị có nhiều cơ quan
báo chí nhất là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với 10 cơ
quan báo chí.Các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương đều có it nhất 2-3 cơ
quan báo chí gồm báo của Đảng bộ địa phương,đài phát thanh-truyền hình,tạp
chí của Hội Văn nghệ…Các địa phương có nhiều cơ quan báo chí nhất là Thành
phố Hồ Chí Minh,Hà Nội,Hải Phòng,Đà Nẵng,Nghệ An,Thừa Thiên-Huế,Đồng
Nai…
Tính đến tháng 2-1995,cả nước hiện có

375 cơ quan báo và tạp


chí,khoảng hơn 360 triệu bản in với nhiều loại hình phong phú:hàng ngày,hàng
tuần,nửa tháng,hàng tháng,số cuối tuần,số cuối tháng…Một số tờ báo ra thêm
phụ san định kì hoặc không định kì.Một số báo bằng tiếng nước ngoài
(Anh,Pháp,Hoa…).Quảng cáo cũng là một hoạt động được mở rộng trên báo
chí.
Đầu năm 2007,cả nước đã có 687 cơ quan báo chí khoảng hơn 800 ấn
phẩm gồm 172 báo (trung ương-71,địa phương-101).448 tạp chí (trung ương352,địa phương-96),67 đài phát thanh-truyền hình (trung ương-2.địa phương65),5 báo điện tử,105 trang tin điện tử của các cơ quan,tổ chức,doanh nghiệp…

22


Đến cuối năm 2009,cả nước có 706 cơ quan báo in,một hãng Thông tấn
quốc gia (Thông tấn xã Việt Nam),hai đài phát thanh-truyền hình quốc gia (Đài
Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam) và trên 560 đài phát thanhtruyền hình cấp tỉnh,huyện.
Truyền hình đã tập trung tăng thời lượng,nâng cao chất lượng chương
trình về nội dung,kĩ thuật,nghệ thuật,hình thức thể hiện,tăng cường tính toàn
quốc và quốc tế.Hiện nay,Đài Truyền hình đã phát sóng trên 8 kênh.Đài truyền
hình kĩ thuật số đã lớn mạnh nhanh chóng với hàng nghìn phóng viên,biên tập
viên…với các chương trình thông tin,giải trí hấp dẫn.
Thông tấn xã Việt Nam là hãng tin duy nhất của nước ta có 5 ban biên tập
tin,9 cơ quan báo chí,1 trung tâm dữ liệu-tư liệu,1 trung tâm nghe nhìn,1 nhà
xuất bản,61 phân xã trong nước và 25 phân xã nước ngoài.Ngoài việc cung cấp
trên mạng Internet và mạng nội bộ,Thông tấn xã Việt Nam cung cấp hơn 30 loại
sản phẩm thông tin bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài cho các đối tượng có
nhu cầu.
Sự phát triển mạng Interet tạo động lực thúc đẩy các cơ quan báo chí phát
triển báo chí đa phương tiện.Môt số các tờ báo đã xuất bản đồng thời nhiều loại
báo chí khác nhau.Sự đa dạng hóa thông tin cùng với sự chuyên biệt hóa đối
tượng công chúng tiếp nhân thông tin vừa là kết quả có tính lô-gic của viêc tăng

số lượng chủng loại báo chí,vừa là hệ quả tất yếu của những tác động bởi các
yếu tố kinh tế,chính trị,xã hội và kĩ thuật-công nghệ trong quá trình thực hiện
chính sách đổi mới ở Việt Nam.

23


Chương 2:
NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
VÀ HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM
2.1. Thành quả đạt được của báo chí hiện đại Việt Nam
Báo chí Việt Nam đã phát triển nhanh chóng,mạnh mẽ về nhiều mặt tích
cực như thông tin,tuyên truyền đường lối,chủ trương của Đảng,chính sách ,pháp
luật của Nhà nước,phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của mọi tầng lóp
nhân dân.Báo chí góp phần phát hiện,cổ vũ những nhân tố mới,điển hình tiên
tiến,những thành tựu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.tham gia tích cực
vào công tác phòng chống tham nhũng,lãng phí,quan lieu và các tệ nạn xã hội.
Báo chí cũng góp phần quan trọng tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biên giới,lãnh thổ,bảo vệ các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.góp
phần quan trọng của mình vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội,củng cố
lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ,tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Công tác thông tin đối ngoại,báo chí đã góp phần làm cho ngươi nước
ngoài và Việt Nam đang sinh sống,làm việc ở nước ngoài hiểu biết ngày càng rõ
nét và đúng đắn hơn về con người và đất nước Việt Nam,về chủ trương,đường
lối của Đảng,chính sách,pháp luận của Nhà nước,trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng
tình ,ủng hộ của nhân dân thế giới,sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài trong sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc.
2.2. Hạn chế của báo chí Việt Nam.
Bên cạnh những ưu điểm,thành tựu mà báo chí đạt được trong thời
gian qua,còn bộc lộ không ít những hạn chế,yếu kém.

Sai sót trong báo chí khó mà tránh khỏi,đôi lúc sai sót xảy ra khi
người viết thiếu tập trung trong tích tắc hoặc do người biên tập lơ là,chểnh
mảng…trong vài giây.không chỉ là “nhân vô thập toàn” mà có là sự hiể biết giới
hạn của con người trước sự bao la là kiến thức vượt khỏi tầm hiểu biết cũng như
kinh nghiệm mà mình vốn có.

24


×