Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

bài thảo luận môn phân tích kinh tế doanh nghiệp PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.77 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN
--------

BÁO CÁO THẢO LUẬN
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
Bộ môn: Thống kê - Phân tích

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Thu Hoài
Mã lớp học phần: H2004ANST0611
Nhóm: 6

Năm học 2019-2020


DANH SÁCH NHÓM

STT
51

Họ và tên
Nguyễn Hoài Thương

Mã SV
17D150042

Nhiệm vụ

Nhận xét


A. Cơ sở

Tốt


luận
chun
g
52

Phạm Thị Thu Thương

18D150045

I. Giới

Tốt

thiệu
về
CTC
P An
Gian
g
FISH
53

Đỗ Thị Thủy

18D150283


Phân tích

Tốt

lợi nhuận
chung
54

Võ Thị Thúy

17D150441

Phân tích

Tốt

các nhân tố
ảnh hưởng
55

Lê Thị Thùy

17D150041

Phản biện

Tốt

56


Nguyễn Thu Thùy

17D150111

Giải pháp

Tốt

57

Nguyễn Phan Việt Trà

17D150316

Giải pháp

Tốt

58

Hoàng Thị Hà Trang

18D150285

Lập dàn bài,

Tốt

phản biện

59

Lê Thị Thu Trang

18D150106

Tổng hợp

Tốt

word
1

Đánh giá


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 2 tháng 7 năm 2020
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
I, Thành phần tham dự:
Các thành viên tham gia:
1. Nguyễn Hoài Thương
2. Phạm Thị Thu Thương
3. Đỗ Thị Thủy
4. Võ Thị Thúy
5. Lê Thị Thùy
6. Nguyễn Thu Thùy
7. Nguyễn Phan Việt Trà

8. Hoàng Thị Hà Trang
9. Lê Thị Thu Trang
II, Mục đích cuộc họp: Phân chia công việc
III, Nội dung công việc:
1. Thời gian: 2/7/2020
2. Địa điểm họp nhóm: Phòng học G301
3. Nhiệm vụ:
- Nhóm trưởng thông báo về đề tài nhóm
2


- Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận chọn công ty để nghiên cứu, lập dàn ý
chi tiết và phân chia công việc cho từng thành viên.
IV, Đánh giá chung:
Nhóm làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm.

Thư ký

Nhóm trưởng

Lê Thị Thu Trang

Hoàng Thị Hà Trang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 8 tháng 7 năm 2020
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
I, Thành phần tham dự:

Các thành viên tham gia:
1. Nguyễn Hoài Thương
2. Phạm Thị Thu Thương
3. Đỗ Thị Thủy
4. Võ Thị Thúy
5. Lê Thị Thùy
6. Nguyễn Thu Thùy

3


7. Nguyễn Phan Việt Trà
8. Hoàng Thị Hà Trang
9. Lê Thị Thu Trang
II, Mục đích cuộc họp: Tổng kết bài thảo luận của nhóm
III, Nội dung công việc:
1. Thời gian: 8/7/2020
2. Địa điểm họp nhóm: Phòng học G301
3. Nhiệm vụ:
- Các thành viên trong nhóm thảo luận và nhận xét bài thảo luận hoàn chỉnh của
nhóm.
- Nhóm trưởng phân công người thuyết trình, phản biện và đặt câu hỏi cho nhóm
khác.
IV, Đánh giá chung:
Nhóm làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm.
Thư ký
Lê Thị Thu Trang

Nhóm trưởng
Hoàng Thị Hà Trang


MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU:.................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài:.........................................................................................................8
2. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................................8
3. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................................8
4. Kết cấu bài thảo luận:..................................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG..............................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG:.................................................................10
4


1.1 Lợi nhuận:..........................................................................................................10
1.1.1 Khái niệm:................................................................................................10
1.1.2 Công thức:................................................................................................10
1.1.3 Nguồn hình thành lợi nhuận:..................................................................10
1.1.4 Tỷ suất kết quả kinh doanh:....................................................................10
1.2 Các phương pháp xác định lợi nhuận:.............................................................11
1.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:......................................................11
1.2.2 Lợi nhuận khác:.......................................................................................11
CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN AN GIANG:..................................................................................12
2.1 Tổng quan về công ty:.......................................................................................12
2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh:.......................................................................................13
2.3 Cơ cấu tổ chức:..................................................................................................14
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG:......................................................................15
3.1 Phân tích lợi nhuận kinh doanh theo nguồn hình thành Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu thủy sản An Giang:......................................................................17
3.2 Phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất

nhập khẩu thủy sản An Giang:...............................................................................18
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt động kinh doanh của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang:..........................................21
CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP:...........................................................................................20
4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp:....................................................................................23
4.1.1 Thuận lợi:.................................................................................................23
4.1.2 Khó khăn:.................................................................................................23
4.2 Giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty:......................................................23
4.2.1 Hạn chế ứ đọng vốn:................................................................................23
4.2.2 Tăng lợi nhuận:........................................................................................24
4.2.3 Một số giải pháp khác:.............................................................................25
KẾT LUẬN:.................................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................................29

5


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt
động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế
các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và
phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Đây chính là động
lực thôi thúc doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường
cạnh tranh gay gắt.
Phân tích lợi nhuận giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt được toàn bộ
thực trạng sản xuất kinh doanh, các mặt còn tồn tại cũng như nguyên nhân của nó, từ đó
đề ra được hướng giải quyết và khắc phục cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc phân tích lợi nhuận cũng giúp doanh nghiệp thấy được
những mặt hàng ưu thế của mình trên thị trường, từ đó xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh

doanh hiệu quả góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang có quá trình hình thành và phát
triển hơn 30 năm, chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy sản đông lạnh tại
Việt Nam. Hiện nay, với tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thị trường thủy sản
đang có nhiều biến động. Nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
từ đó đề xuất những giải pháp để khắc phục, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề tài “
Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An
Giang” làm đề tài nghiên cứu sau khi học xong môn Phân tích kinh tế doanh nghiệp.

2. Đối tượng nghiên cứu:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

6


Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An
Giang giai đoạn gần đây và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó
đề xuất ra những giải pháp thích hợp.

4. Kết cấu bài thảo luận:
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung.
- Chương 2: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.
- Chương 3: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản
An Giang.
- Chương 4: Giải pháp.

7



PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG:
1.1 Lợi nhuận:
1.1.1 Khái niệm:
- Lợi nhuận là phần giá trị dôi ra sau khi bù đắp các khoản chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Đó là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài
chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt
động của doanh nghiệp.
1.1.2 Công thức:
- Lợi nhuận của doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng công thức sau:
Lợi nhuận

=

Doanh thu

-

Chi phí

1.1.3 Nguồn hình thành lợi nhuận:
- Lợi nhuận doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn cơ bản: Hoạt động kinh doanh và
hoạt động khác.
+ Lợi nhuận được hình thành từ hoạt động kinh doanh chính là khoản tiền thu được do
viêc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp tạo nên như lợi nhuận bán sản
phẩm sản xuất, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đầu tư liên doanh, cho thuê tài sản, đầu
tư chứng khoán,…
+ Lợi nhuận được hình thành từ các hoạt động khác là khoản tiền thu được do các hoạt

động phát sinh không thường xuyên tạo nên.

8


1.1.4 Tỷ suất kết quả kinh doanh:
- Khái niệm: là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh
và doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ nhằm đánh giá chất lượng của quá trình
sản xuất kinh doanh

1.2 Các phương pháp xác định lợi nhuận:
1.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:

LN

Doanh

= thu BH

HĐK
CCDV
D
từ

LNtừtừ
LN
HĐKD
HĐKD

Các khoản

- giảm trừ
DT

Giá
- vốn
hàng

Doanh

Chi phí

+ thu tài
chính

bán

Doanh
thu gộp từ
Giá
vốn
Lợi nhuận
BH
BH và - hàng bán+
= và CCDV
= thuần
CCDV

Chi

Chi phí


- tài chính - phí
bán

- QLDN

hàng

Doanh
Chiphí
phí
Doanh
ChiChi
phí phí
tài
Chi
thuthu
tài tài - chính
bán hàng
+
- tài chính - - bán hàng
chính
chính

1.2.2 Lợi nhuận khác:
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

9

Chiphí

phí
Chi
QLDN
- - QLDN


CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG:
2.1 Tổng quan về công ty:
- Tên gọi công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. Tên giao dịch:
ANGIANG FISHERIES IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt:
AGIFISH Co.
- Mã số thuế doanh nghiệp: 1600583588. Đăng kí lần đầu ngày 10 tháng 08 năm 2001.
- Vốn điều lệ: 281.097.430.000 (Hai trăm tám mươi mốt tỷ không trăm chín mươi bảy
triệu, bốn trăm ba mươi nghìn đồng chẵn).
- Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh an
Giang.
- Điện thoại: (84.76) 852 939 - 852 368 - 852 783. Fax: (84.76) 852 202
- Website: www.agifish.com.vn
- E-mail:
- Mã chứng khoán: AGF
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số: 4.01.1.001/GP do Bộ Thương Mại cấp ngày
29/05/1995.
- Quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần số 792/QĐ-TTg do
Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28/06/2001.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5203000009 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh
An Giang cấp.
- Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh được cấp phép bao gồm
+ Sản xuất, chế biến và mua bán thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm (151)
+ Nông sản, vật tư nông nghiệp; mua vật tư nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất

(không mang tính độc hại) (516)
+ Chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thủy sản (2925)
+ Sản xuất, chế biến và mua bán dầu Biodiesel từ mỡ cá.

10


- Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP), và Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI).
- Công ty Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản
xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000); Safe Quality Food
(Safe Quality Food 2000), British Retail Consortium (BRC). Tháng 12 - 2007 công ty
được cấp chứng nhận ISO: 14.001.
- Thị trường tiêu thụ:
+ Ngoài nước: Agifish đã có nhiều khách hàng từ hầu hết các quốc gia trên thế giới như
Hoa Kỳ, Châu Âu, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản... Agifish ngày càng có
uy tín cao trên thị trường.
+ Trong nước: Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước từ bắc đến nam. Bao gồm hệ thống
hệ thống các siêu thị Co-op mart, Metro, Big C, các cửa hàng Vissan... và các đại lý ở các
tỉnh.
- Agifish đã và đang tiêu thụ với hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra với hệ
thống phân phối rộng khắp 50 tỉnh thành trong cả nước như: đại lý, nhà hàng, siêu thị, hệ
thống phân phối Metro, các bếp ăn tập thể, trường học,...

2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh:
- Lấy chất lượng làm hàng đầu, công ty luôn phấn đầu xây dựng thương hiệu ngày càng
vững mạnh với phương châm: “Năng suất - an toàn - hiệu quả”
- Tầm nhìn: Trở thành công ty xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam và thương hiệu uy tín
trên thế giới. Trong đó BaSa là mặt hàng chủ lực tạo thế mạnh phát triển bền vững. Làm
khách hàng hài lòng, góp phần làm hưng thịnh quốc gia. Mang thủy sản tươi ngon và an

toàn cho người tiêu dùng Việt Nam và thế giới.
- Sứ mệnh: Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm chất lượng cao với
giá hợp lý. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa mãn về vật chất và tinh thần nhằm khuyến
khích cán bộ công nhân viên tạo ra những giá trị mới cho cổ đông nói riêng và toàn xã
hội nói chung.

11


2.3 Cơ cấu tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An
Giang gồm các bộ phận sau:
+ Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông
có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền.
+ Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty.
+ Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty.
+ Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có nhiệm vụ
tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty.
+ Phòng tài chính - kế toán: Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách kế toán, tài chính,
thống kê. Lập kế hoạch và thực hiện các công tác thu chi hàng tháng, quý, năm đảm bảo
hoạt động SXKD có hiệu quả. Lập BCTC, báo cáo thuế, bảo quản, lưu giữ các chứng từ
kế toán theo quy định.
+ Phòng nhân sự - hành chính: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức
thực hiện các lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý, bố trí nhân lực. Kiểm tra đôn đốc các bộ
phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế...
- Cơ cấu tổ chức của doanh nhiệp:

12



C
HƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG
TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần Xuất nhập Khẩu Thủy Sản An Giang năm 2019

13


3.1 Phân tích lợi nhuận kinh doanh theo nguồn hình thành Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu thủy sản An Giang:
Biểu: Phân tích lợi nhuận kinh doanh theo nguồn hình thành CTCP XNK Thủy Sản
An Giang
( ĐVT: triệu đồng)

Các chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

So sánh 2019/2018

ST

TT (%)

ST


TT(%)

ST

TL(%)

TT(%)

1

2

3

4

5

6

7

8

1.Lợi nhuận kinh doanh

-159.539

89,88


-249.272

97,53

-89.733

56,24

7,65

2.Lợi nhuận khác

-17.972

10,12

-6.305

2,47

11.667

-64,9

-7,65

A,Tổng lợi nhuận

-177.511


100

-255.577

100

-78.066

43,98

0

B, Tiền thuế TNDN

596

48

-178.107

-255.577

phải nộp
C,LN còn lại sau thuế

 Nhận xét: Tổng lợi nhuận năm 2019 giảm 78.066 triệu đồng so với năm 2018, tương
ứng với tỷ lệ 43,98%
- Chi tiết theo các nguồn hình thành ta thấy:
+ Lợi nhuận từ HĐKD năm 2019 giảm 89.733 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng với
tỷ lệ 56,24%, tỷ trọng 7,65 %.

+ Lợi nhuận từ HĐ khác năm 2019 tăng 11.667 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng
với tỷ lệ 64,9%, tỷ trọng 7,65%.

3.2 Phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu thủy sản An Giang:
Biểu Phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh của CTCP XNK Thủy Sản
An Giang
(ĐVT: triệu đồng)
14


CHỈ TIÊU

Năm 2018

1.Doanh thu bán hàng và

Năm 2019

So sánh 2019/2018
ST

TL (%)

1.285.286

807.386

-477.900


-37,2

371

335

-36

-9,7

1.284.915

807.051

-477.864

-37,2

1.314.715

692.640

-622.075

-47,3

-29.800

114.411


144.211

-484

6.Tỷ suất LN gộp

-2,32%

14,17%

7.Doanh thu hoạt động

10.055

1.269

-8.786

-87,4

48.131

46.244

-1887

-3,9

9.Tỷ suất CPTC/DTTC


478,67%

3644%

10.Tổng doanh thu thuần

1.294.970

808.320

-486.650

-37,6

11.Chi phí bán hàng

69.145

42.137

-27008

-39,06

12.Tỷ suất CPBH/DTBH

5,38%

5,2%


13.Chi phí quản lý doanh

22.518

276.571

1,74%

34,22%

thuần

-159.539

-249.272

16.Tỷ suất LN trước

-12,32%

-30,84%

596

48

-548

-91,95


-178.107

-255.625

-77.518

43,52

-13,75%

-31,62%

cung cấp dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ
doanh thu
3.Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
4.Giá vốn hàng bán và
dịch vụ cung cấp
5.Lợi nhuận (lỗ) gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
16,49

tài chính
8.Chi phí tài chính

3165,33


-0,18
254.053

1128,2

nghiệp
14.Tỷ suất CPQLDN/DT

32,48

thuần
15.Lợi

nhuận

-89.733

56,25

HDKD trước thuế
-18,52

thuế/DT thuần
17.Thuế TNDN phải nộp
18.LN thuần sau thuế
19.Tỷ

suất

thuế/DT thuần


LN

sau

15

-17,87


 Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 so với năm 2018 giảm 477.900 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 37,2%.
- Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2019 so với năm 2018 giảm 36 triệu đồng tương
ứng với tỷ lệ giảm 9,7%.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 so với năm 2018 giảm
477.864 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 37,2%.
- Giá vốn hàng bán năm 2019 so với năm 2018 giảm 622.075 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm 47,3%.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 so với năm 2018 tăng
144.211 tương ứng với tỷ lệ 484%.
- Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2019 so với năm 2018 tăng 16,49%.
- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2019 so với năm 2018 giảm 8.786 triệu đồng tương
ứng với tỷ lệ giảm 87,4%.
- Chi phí tài chính năm 2019 so với năm 2018 giảm 1.887 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm 3,9%.
- Tỷ suất CPTC/DTTC năm 2019 so với năm 2018 tăng 3.165,33%
- Tổng doanh thu thuần năm 2019 so với năm 2018 giảm 486.650 triệu đồng tương ứng
với tỷ lệ giảm 37,6%.
- Chi phí bán hàng năm 2019 so với năm 2018 giảm 27.008 triệu đồng tương ứng với tỷ

lệ giảm 39,06%.
- Tỷ suất CPBH/DTBH năm 2019 so với năm 2018 giảm 0,18 %.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019 so với năm 2018 tăng 254.053 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 1.128,2%.
- Tỷ suất CPQLDN/DT thuần năm 2019 so với năm 2018 tăng 32,48%.
- Lợi nhuận thuần HDKD trước thuế năm 2019 so với năm 2018 giảm 89.733 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ 56,25%.
- Tỷ suất LN trước thuế/DT thuần năm 2019 so với năm 2018 giảm 18,52%.
16


- Thuế TNDN phải nộp năm 2019 so với năm 2018 giảm 548 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm 91,95%.
- Lợi nhuận thuần sau thuế năm 2019 so với năm 2018 giảm 77.518 triệu đồng tương ứng
với tỷ lệ 43,52 %.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần năm 2019 so với năm 2018 giảm 17,87%.
=> Như vậy ta thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2019 so với năm 2018
là kém. Đồng thời lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp, nhà nước và người lao động cũng
giảm đi.

3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt động kinh doanh của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang:
Biểu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt động kinh doanh của
CTCP XNK Thủy Sản An Giang

(ĐVT: triệu đồng)
So sánh

Ảnh hưởng các nhân
tố tới lợi nhuận


Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

1. Tổng doanh thu

1.285.286

807.386

-477.900

-37,182

-477.900

299,551

371


335

-36

-9,704

+36

-0,023

1.314.715

692.640

-622.075

-47,316

+622.075

-389,92

10.055

1.269

-8.786

-87,379


-8.786

5,507

48.131

46.244

-1.887

-3,921

+1.887

-1,183

69.145

42.136

-27.009

-39,061

+27.009

-16,929

22.518


276.571

254.053

1.128,222

-254.053

159,242

BH và CCDV
2. Các khoản
giảm trừ
3. Giá vốn hàng
bán
4. Doanh thu tài
chính
5. Chi phí tài
chính
6. Chi phí bán
hàng
7. Chi phí quản lý

17


Lợi nhuận trước

-159.539


-249.271

-89.732

56,245

-89.732

56,245

thuế

 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2019
so với năm 2018 giảm 89.732 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 56,245% là do ảnh
hưởng của các nhân tố:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 so với năm 2018 giảm 477.900 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 37,182%, do nhân tố này tỉ lệ thuận với lợi nhuận hoạt
động kinh doanh do đó khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm sẽ làm cho lợi
nhuận hoạt động kinh doanh giảm 477.900 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 299,551%.
- Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2019 so với năm 2018 giảm 36 triệu đồng tương
ứng với tỷ lệ giảm 9,704%, do nhân tố này ảnh hưởng tỉ lệ nghịch với lợi nhuận hoạt
động kinh doanh do đó khi nhân tố này giảm sẽ làm cho lợi nhuận tăng 36 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ là 0,023%.
- Giá vốn hàng bán năm 2019 so với năm 2018 giảm 622.075 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm 47,316% , do nhân tố này ảnh hưởng tỉ lệ nghịch với lợi nhuận hoạt động kinh
doanh do đó khi nhân tố này giảm sẽ làm cho lợi nhuận tăng 622.075 triệu đồng tương
ứng với tỷ lệ là 389,92%.
- Doanh thu tài chính năm 2019 so với năm 2018 giảm 8.786 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm 87,379%, do nhân tố này tỉ lệ thuận với lợi nhuận hoạt động kinh doanh do đó

khi nhân tố này giảm sẽ làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm 8.786 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ là 5,507%.
- Chi phí tài chính năm 2019 so với năm 2018 giảm 1.887 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm 3,921%, do nhân tố này ảnh hưởng tỉ lệ nghịch với lợi nhuận hoạt động kinh doanh
do đó khi nhân tố này giảm sẽ làm cho lợi nhuận tăng 1.887 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ là 1,183%.
- Chi phí bán hàng năm 2019 so với năm 2018 giảm 27.009 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm 39,061%, do nhân tố này ảnh hưởng tỉ lệ nghịch với lợi nhuận hoạt động kinh
doanh do đó khi nhân tố này giảm sẽ làm cho lợi nhuận tăng 27.009 triệu đồng tương ứng
với tỷ lệ là 16,929%.
18


- Chi phí quản lý năm 2019 so với năm 2018 tăng 254.053 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng 1.128,222% , do nhân tố này ảnh hưởng tỉ lệ nghịch với lợi nhuận hoạt động kinh
doanh do đó khi nhân tố này tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm 254.053 triệu đồng tương
ứng với tỷ lệ là 159,242%.

CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP:
4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp:
4.1.1 Thuận lợi:
- Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất đổi mới trang thiết bị nâng cấp nhà xưởng, nhà
máy AGF8, AGF7 được cải tạo và nâng cấp đã đi vào hoạt động, nhà máy chế biến hàng
giá trị tăng AGF360 được lắp đặt dây chuyền chế biến tự động đảm bảo các sản phẩm chế
biến cao cấp có chất lượng đồng nhất những trang thiết bị hiện đại này sẽ giúp cho công
ty phát triển bền vững.
- Công ty đã thực hiện việc đẩy mạnh công tác thị trường một cách tích cực tìm hiểu thị
trường, chăm sóc khách hàng. Xây dựng hình ảnh công ty đối với khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được tăng lên nhờ việc đầu tư vào tài
sản cố định và cố gắng đạt các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của công ty liên tục

được công nhận là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong những năm vừa qua bên cạnh
các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đã đạt được trong những năm trước, công
ty còn đạt được thêm chứng nhận ISO: 14,001.
- Hoạt động đầu tư tài chính được đẩy mạnh. Công ty đã đầu tư 100 tỷ đồng vào quỹ tầm
nhìn SSI, mua cổ phiếu của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, Sacombank
4.1.2 Khó khăn:
- Hàng tồn kho cao;
- Nợ thu tăng nhanh, tốc độ thu hồi nợ chậm;
- Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán tăng . Chi phí tăng cao và tăng nhanh hơn
doanh thu nhất là chi phí bán hàng;
- Giá chứng khoán giảm liên tục đã ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty;
19


- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao .

4.2 Giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty:
4.2.1 Hạn chế ứ đọng vốn:
- Hàng tồn kho và khoản phải thu tăng cao làm cho vốn công ty bị ứ đọng, do đó để hạn
chế ứ đọng vốn cần những biện pháp hạn chế hàng tồn kho và khoản phải thu.
- Đối với hàng tồn kho: lập kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình tiêu thụ thực tế, căn
cứ trên kế hoạch đó dự trữ hàng tồn kho phù hợp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh
diễn ra liên tục mà không bị ứ đọng vốn.
- Đối với khoản phải thu: do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khách hàng yêu cầu thanh
toán chậm lại khoản phải thu tăng cao gây ứ đọng vốn, biện pháp làm giảm khoản phải
thu là công ty tạo mối quan hệ tốt với khách hàng đồng thời tiếp tục áp dụng chiết khấu
thanh toán đối với khách hàng thanh toán tiền sớm.
4.2.2 Tăng lợi nhuận:
4.2.2.1 Tăng doanh thu:
- Trong tình hình lạm phát hiện nay, giải pháp cơ bản để tăng doanh thu là giảm giá thành

sản phẩm. Đồng thời phát triển các sản phẩm mới có giá “bình dân”;
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà máy của công ty đã được cải tạo và trang trí kĩ
thuật hiện đại. Công ty cần phát huy hiệu quả những tài sản này để nâng cao chất lượng
sản phẩm giống cung ứng các giống tốt, sạch bệnh cho các thành viên;
- Khai thác thị trường mới như khu vực Tây Nguyên;
- Đa dạng hóa sản phẩm: nghiên cứu phát triển theo nhu cầu của thị trường phối hợp với
khách hàng dự báo xu hướng triển sản phẩm mới nhất là sản phẩm giá trị gia tăng từ các
loại cá bán tại cá siêu thị các nước phát triển;
- Tiếp tục xây dựng quảng bá thương hiệu của công ty trong và ngoài nước, phát huy lợi
thế uy tính thương hiệu hướng tới các thị trường tiền năng như các nước Trung Đông,
Đông Âu, Bắc Phi,… bù vào những thị trường cũ bị suy giảm do khủng hoảng tài chính.
4.2.2.2 Giảm chi phí:

20


- Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất, cần tiết kiệm chi phí thời kỳ nhất là chi phí bán
hàng;
- Cải tiến công tác quản lý, quy trình kỹ thuật chế biến và đẩy mạnh việc đóng container
thành phẩm xuất khẩu tại kho của xí nghiệp đông lạnh để tiết kiệm chi phí bán hàng;
- Chi phí cước lớn, cần thường xuyên tìm tàu có giá cạnh tranh nhất.
4.2.3 Một số giải pháp khác:
4.2.3.1 Về sản phẩm:
- Tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, biến nó thành lợi thế cạnh tranh chủ yếu;
- Ưu tiên trước mắt là cải tiến sản phẩm đã có chứ không phải giới thiệu thêm nhiều sản
phẩm nữa, hiện tại công ty đã có nhiều sản phẩm người tiêu dùng khó lựa cho và dễ bị
mất tập trung, công ty phải tốn nhiều chi phí thiết kế thêm bao bì, chuyển đổi quy trình
sản xuất, quảng cáo, nghiên cứu sản phẩm;
- Công ty cần tập trung vào các sản phẩm:
+ Giàu tiềm năng, ít cạnh tranh ở hiện tại

+ Sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao nhất
+ Sản phẩm được người dùng ưa thích nhất
- Các sản phẩm là cốt lõi để công ty xây dựng chiến lực thương hiệu cho mình. Và công
ty sẽ nghiên cứu thị trường và đưa các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Do khẩu vị của người tiêu dùng mỗi vùng miền, mỗi quốc gia khác nhau nên cần sản
xuất các sản phẩm có khẩu vị từng vùng miền, quốc gia.
- Mẫu mã bao bì rất quan trọng đối với sản phẩm có khả năng tác động mạnh đến lựa
chọn của người tiêu dùng. Công ty cần nâng cấp mẫu mã để:
+ Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, thích hợp với những người có điều
kiện lẫn người muốn mua sản phẩm để sử dụng ngay. Để làm được việc này, công ty nên
có nhiều kích cỡ bao bì để khách hàng dễ lựa chọn
+ Cho phép người dùng tìm hiểu được nguồn gốc của sản phẩm giúp họ an tâm khi sử
dụng.
+ Cung cấp thông tin cho khách hàng như thành phẩm, hướng dẫn sử dụng, lượng calo,...
21


+ Nội dung giới thiệu bằng tiếng Anh thì người sử dụng nước ngoài sẽ dễ dàng sử dụng
từ đó sẽ nâng cao được số lượng nhập khẩu.
- Khi lựa chọn nhà cung cấp bao bì, ngoài yếu tố chất lượng cần quan tâm thêm thời gian
cung cấp để giảm việc đóng gói và thay đổi bao bì tạm, giảm chi phí.
4.2.3.2 Về giá:
- Chiến lược định giá: Nên đặt ra mức giá mà khi khách hàng mua hàng họ có suy nghĩ:
họ không chỉ mua bản thân sản phẩm, mà mua cả sự ngon miệng và sự an toàn. Khi đó,
trong tâm trí khách hàng, mức sản phẩm đó “cao mà không cao”.
- Đối với thị trường nhập khẩu, nên có chiến lược phù hợp, cần tránh cạnh tranh về giá
đến mức có thể.
- Ở thị trường nội địa, công ty cần quy định giá bán lẻ thông nhất trong toàn hệ thống
phân phối, tạo sự tin cậy cho khách hàng về cung cấp cách làm ăn của công ty, từ đóng
góp nâng cáp đến hình ảnh công ty.

4.2.3.3 Về phân phối:
* Có 3 kênh phân phối cơ bản:
- Kênh hiện đại: các siêu thị, trung tâm thương mại
+ Ưu điểm: hình ảnh sản phẩm chuyên nghiệp, ít tốn chi phí quản lý.
+ Nhược điểm: chỉ tiếp cận được một số ít khách hàng, cần tốn chi phí quảng cáo cao.
- Kênh truyền thống: các quầy, các cửa hàng bán sỉ, lẻ tại các chợ lớn nhỏ trong ku dân
cư trên phố.
+ Ưu điểm: tận dụng được kho hàng, tài chính, nhân lực và quan trọng nhất là hệ thống
bán hàng, kinh nghiệm thị trường và quan hệ khách hàng tại các địa phương của các cửa
hàng, có khả năng phát triển kênh phân phối rộng, một độ dày, tiếp xúc được nhiều đối
tượng khách hàng.
+ Nhược điểm: mất nhiều chi phí để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, phải tính
toán kĩ thâu bảo quản.
- Kênh khác: nhà hàng, khách sạn, bếp ăn, suất ăn công nghiệp, căng tin,...
+ Ưu điểm: khi đã chắc chắn tiêu thụ được, tiêu thụ thường xuyên lâu dài.
22


+ Nhược điểm: giá bán thấp, không có cơ hội quảng cáo thương hiệu tới người sử dụng,
tốn nhiều thời gian.
=> Qua phân tích trên ta thấy kênh phân phối truyền thống là khả thi và chiếm ưu thế
nhất.
- Cụ thể như sau:
+ Chọn nhà phân phối cho các khu vực chưa có nhà phân phối: Đồng Bằng Sông Cửu
Long, Tây Nguyên và miền Trung.
+ Mở rộng mạng lưới phân phối khắp các tỉnh thành, giao các tổng đại lý mở hệ thống
đại lý các cấp đến các vùng ngoại thành để người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua sản
phẩm.
+ Có chính sách hỗ trợ tích cực cho các tổng đại lý.
+ Góp vốn liên doanh hoặc mua cổ phiếu để kiểm soát các tổng đại lý.

+ Ký hợp đồng với các siêu thị lớn ở Việt Nam.
4.2.3.4 Marketing và PR:
- Tham gia các hội chợ thủy sản chuyên ngành nổi tiếng trên thế giới. Công ty có thể
tranh thủ hỗ trợ kinh phí chương trình xúc tiến thương mại cấp quốc gia đến các hoạt
động chợ của công ty phong phú và hiệu quả hơn.
- Tăng cường mở rộng thị trường nội địa thông qua một loại hội chợ thủy sản
- Để xây dựng thương hiệu và hỗ trợ kênh phân phối, cần tập trung quảng cáo mạnh trên
nhiều thị trường truyền thống:
+ Báo chí: Tạp chí truyền hình VTV, Thương mại Thủy sản...
+ Truyền hình: quảng cáo các đài truyền hình của các tỉnh.
+ Quảng bá rộng rãi trên thế giới hình ảnh của công ty thông qua các ấn phẩm như:
Seafood Business, Infofish,...
4.2.3.5 Khuyến mại:
- Khuyến mại tất cả các hội chợ tham gia với quà tặng có giá trị.
- Nâng cao chất lượng và tặng khuyến mại vì chúng thể hiện bộ mặt và “hình ảnh chất
lượng” của công ty.
23


4.2.3.6 Tài trợ:
- Tài trợ hoặc kết hớp các ngành tổ chức các sự kiện: lễ hội ẩm thực, lễ hội du lịch,…
- Tài trợ cho các sinh viên ngành thủy sản, công nghệ thực phẩm, quản trị kinh doanh,
marketing,… có thành tích học tập và triển vọng nghề nghiệp để trao học bổng, tạo cơ
hội thực tập, nhằm thu hút nhân tài về làm việc cho công ty.

KẾT LUẬN:
Qua quá trình nghiên cứu và thảo luận, nhóm 6 đã có thêm nhiều kiến thức và hiểu biết
hơn về việc phân tích tình hình lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp cũng như hiểu rõ hơn về môn học Phân tích kinh tế doanh nghiệp. Quán
triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa

học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài: Phân tích tình lợi nhuận của Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, đã tập trung một số nội dung quan trọng như sau:
Một là, làm rõ các khái niệm liên quan đến lợi nhuận: cách tính lợi nhuận, các chỉ tiêu lợi
nhuận,...
Hai là, phân tích tình hình lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Ba là, từ việc phân tích đưa ra một số giải pháp hợp lý để nâng cao lợi nhuận của Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.

24


×