HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KHÔNG LƯU
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÙNG TRỜI TIẾP
CẬN TSN VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC
PHƯƠNG THỨC
SID/STAR RNAV1 – CHC25
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
KỸ SƯ KHÔNG LƯU: NGUYỄN NGỌC TUẤN (SORATS) Vũ Hoàng Việt
Ths. HỒ THỊ VŨ HIỀN (VAA)
Mã số SV: 1551200032
Lớp: QLB-K9
TP. Hồ Chí Minh – 2019
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KHÔNG LƯU
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÙNG TRỜI TIẾP
CẬN TSN VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC
PHƯƠNG THỨC
SID/STAR RNAV1 – CHC 25
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
KỸ SƯ KHÔNG LƯU: NGUYỄN NGỌC TUẤN (SORATS) Vũ Hoàng Việt
Ths. HỒ THỊ VŨ HIỀN (VAA)
Mã số SV: 1551200032
Lớp: QLB-K9
TP. Hồ Chí Minh – 2019
LỜI CẢM ƠN
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
T
rong cuộc sống, không có sự thành công nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ. Với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất,
cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các quý Thầy Cô đã tạo điều kiện
hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà trường, Khoa Không Lưu và Tổng
công ty quản lý bay miền Nam đã tận tình chỉ bảo, góp ý và tạo điều kiện cho em
hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất.
Cảm ơn Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn đại diện đơn vị thực tập đã chia sẻ những
nguồn tài liệu quý báu, cùng với tri thức, tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức và nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện bài báo cáo.
Ngoài ra, em có cơ hội được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích
đối với sinh viên chuyên ngành Quản lý Hoạt Động Bay đều là nhờ sự hỗ trợ cũng
như tạo điều kiện của Khoa Không Lưu và ban lãnh đạo học viện Hàng Không
Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn Khoa, ban lãnh đạo của học viện và các phòng
ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thiện đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã cố gắng nỗ lực, tuy nhiên không tránh
khỏi sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo để bài báo cáo của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
Tôi xin cam đoan đề tài: “Cơ cấu tổ chức vùng trời tiếp cận TSN và việc áp
dụng các phương thức SID/STAR RNAV1-CHC 25” là một công trình nghiên cứu
độc lập dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn, giáo viên đại diện đơn
vị và không có sự sao chép của người khác. Đề tài là một sản phẩm mà tôi đã nỗ
lực nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong bảng biểu, hình ảnh phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính em thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan nếu có vấn đề gì phát sinh, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện
VŨ HOÀNG VIỆT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
Ngày …. tháng …. năm …
Thủ trưởng đơn vị/ Đại diện đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
Ngày …. tháng …. năm …
Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
Ngày …. tháng …. năm …
Giảng viên phản biện
(ký và ghi họ tên)
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.3.1: Vị trí làm việc tại cơ sở kiểm soát tiếp cận TSN ....................................6
Sơ đồ 2.3.1: ARR TSN CHC 25 ...............................................................................10
Sơ đồ 2.3.2: ARR TSN CHC 07 ...............................................................................11
Sơ đồ 2.3.3: Độ cao tối thiểu giám sát không lưu tại Tân Sơn Nhất ........................12
Sơ đồ 2.3.4: ARR TSN CHC 25 (từ ngày 10/10/2019) ............................................16
Sơ đồ 2.3.5: ARR TSN CHC 07 (từ ngày 10/10/2019) ............................................18
Sơ đồ 2.3.6: Khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực nguy hiểm tại TSN ..............20
Sơ đồ 3.2.1: So sánh phương pháp Dẫn đường truyền thống với RNAV .................27
Sơ đồ 4.3.1: Tổng hợp phương thức khởi hành và phương thức đến RNAV 1 ........40
Sơ đồ 5.1.1: Phương thức khởi hành tiêu chuẩn (SID) .............................................43
Sơ đồ 5.1.2: Phương thức khởi hành dự phòng tại điểm ANTRI, TANOS, LANHI49
Sơ đồ 5.2.1: Phương thức đến tiêu chuẩn (STAR) ...................................................54
Sơ đồ 6.1.1: Hệ thống hỗ trợ hạ cánh ILS.................................................................62
Sơ đồ 6.1.2: Hệ thống ILS.........................................................................................63
Sơ đồ 6.2.1: Tiếp cận sử dụng ILS CHC 25R ...........................................................64
Sơ đồ 6.2.2: Tiếp cận sử dụng ILS CHC 25L ...........................................................65
Sơ đồ 6.2.3: ILS y (mặt cắt ngang) ...........................................................................66
Sơ đồ 6.4.1: Phương thức tiếp cận dự phòng ILS z ..................................................68
Sơ đồ 6.4.2: Phương thức tiếp cận dự phòng VOR ..................................................69
Sơ đồ 6.4.3: Phương thức tiếp cận dự phòng NDB ..................................................70
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.3.1: Khu vực hạn chế tại vùng trời tiếp cận TSN .........................................21
Bảng 2.3.2: Khu vực cấm tại vùng trời tiếp cận TSN ...............................................22
Bảng 2.3.3: Khu vực nguy hiểm tại vùng trời tiếp cận TSN ....................................23
Bảng 4.3.1: Phương thức bay chờ RNAV 1..............................................................35
Bảng 4.3.2: Phương thức chuyển tiếp và phương thức SID RNAV 1 CHC 25L/R .36
Bảng 4.3.3: Phương thức chuyển tiếp và phương thức SID RNAV 1 CHC 07L/R .37
Bảng 4.3.4: Phương thức SID RNAV 1 khi VVR19 không hoạt động ....................37
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................2
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................................2
5. Kết cấu báo cáo tốt nghiệp .............................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ KIỂM SOÁT TIẾP CẬN TÂN SƠN
NHẤT .....................................................................................................................3
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ..................................................3
1.2. Sơ đồ tổ chức khối cơ sở ..............................................................................5
1.3. Sơ đồ vị trí làm việc tại cơ sở kiểm soát tiếp cận TSN.................................6
1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý kíp trực ..............................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÙNG TRỜI TIẾP CẬN TSN.................8
2.1. Khu vực trách nhiệm của GCU TSN ............................................................8
2.2. Khu vực trách nhiệm của TWR TSN ............................................................8
2.3. Khu vực trách nhiệm của APP TSN .............................................................8
CHƯƠNG
3:
GIỚI
THIỆU
DẪN
ĐƯỜNG
KHU
VỰC
(AREA
NAVIGATION – RNAV) ...................................................................................26
3.1. Dẫn đường khu vực (AREA NAVIGATION-RNAV) ...................................26
3.2. Khái niệm RNAV ........................................................................................26
3.3. Sử dụng dẫn đường RNAV 1 ......................................................................28
CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC DẪN ĐƯỜNG KHU
VỰC RNAV 1 ......................................................................................................29
4.1. Tổng quan...................................................................................................29
4.2. Phương thức khai thác ...............................................................................30
4.3. Kiểm soát tốc độ .........................................................................................32
CHƯƠNG 5: MÔ TẢ PHƯƠNG THỨC SID/STAR RNAV 1 (DẠNG
TROMBONE) ......................................................................................................41
5.1. Phương thức khởi hành tiêu chuẩn (SID) ..................................................41
5.2. Phương thức đến tiêu chuẩn bằng thiết bị (STAR) đường CHC 25...........52
CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG HỖ TRỢ HẠ CÁNH ILS .....................................62
6.1. Giới thiệu hệ thống hỗ trợ hạ cánh ILS .....................................................62
6.2. Phương thức hạ cách ILS sử dụng cho đường CHC 25.............................64
6.3. Mô tả phương thức ILS ..............................................................................66
6.4. Các phương thức hạ cánh dự phòng cho phương thức ILS .......................67
PHẦN III: KẾT LUẬN ........................................................................................... 71
1. So sánh thực tế và lý thuyết phương thức RNAV 1 .......................................71
2. Kiến nghị .......................................................................................................71
3. Nhận xét quá trình thực tập ..........................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................72
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
ACC
Area control center
AIC
Aeronautical information
circular
Tiếng Việt
Trung tâm kiểm soát
đường dài
Thông tri hàng không
Aeronautical information
Tập thông báo tin tức
publication
hàng không
AIP AMDT
AIP amendment
Tập tu chỉnh AIP
AIP SUP
AIP supplement
Tập bổ dung AIP
APP
Approach
ARR TSN
Arrival TSN
ATS
Air traffic service
AIP
CHC
DME
FDO
cận
Phân khu kiểm soát tàu
bay đến Tân Sơn Nhất
Dịch vụ không lưu
Cất hạ cánh
Distant measuring
equipment
Thiết bị đo khoảng cách
Tổ chức châu Âu về an
EUROCONTROL
FAA
Cơ quan kiểm soát tiếp
toàn hàng không
Federal aviation
Cục quản lý hàng không
administration
liên bang
Flight data officer
Điều phối bay
FIR
Flight information region
Vùng thông báo bay
FL
Flight level
Mực bay
FTE
Full-time equivalent
GCU
Ground control unit
GNSS
Vị trí của tàu bay so với
đường bay
Dịch vụ kiểm soát mặt
đất
Global navigation
Hệ thống vệ tinh toàn
surveillance system
cầu
HK
Hàng không
HKDD
Hàng không dân dụng
IAS
ILS
INS
ICAO
Indicated air speed
Instrument landing
system
Inertial navigation system
Tốc độ hiển thị trên
đồng hồ
Hệ thống vô tuyến
hướng dẫn máy bay hạ
cánh
Hệ thống dẫn đường
quán tính
International civil
Tổ chứ hàng không dân
aviation organization
dụng quốc tế
Kiểm soát viên không
KSVKL
lưu
NDB
Non-directional beacon
NM
Nautical Mile
Dài dẫn đường vô tuyến
vô hướng
Đơn vị đo khoảng cách
tính bằng dặm
NOTAM
PBN
RAIM
RNAV
RNP
SID
STAR
TMC TSN
Notice to airmen
UTC
Dẫn đường theo tính
navigation
năng
Receiver autonomous
Giám sát toàn vẹn tự
integrity monitoring
động
Area navigation
Dẫn đường khu vực
Required navigation
Tính năng dẫn đường
performance
yêu cầu
Standard instrument
Phương thức cất cánh
departure
theo tiêu chuẩn
Standard terminal arrival
Phương thức đến theo
route
tiêu chuẩn
Terminal TSN
Phân khu kiểm soát tiếp
cận Tân Sơn Nhất
Tân sơn nhất
Tower
Universal time
coordinated
(Very High Frequency)
VOR
tức hàng không
Performance-based
TSN
TWR
Điện văn thông báo tin
Omni-directional Radiorange
Đài kiểm soát mặt đất
Giờ quốc tế
Đài vô tuyến đa hướng
sóng VHF
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM
PHẦN I: GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển phát triển mạnh mẽ của hàng không dân dụng và nhu cầu
đi lại bằng đường hàng không trên thế giới đã làm tăng nhanh số lượng các chuyến
bay đồng thời nâng cao vai trò của kiểm soát không lưu, việc áp dụng các phương
thức mới và sự thay đổi phân bổ vùng trời giúp cho việc kiểm soát thêm phần an toàn
- điều hòa - hiệu quả, điều này cũng đồng thời làm giảm bớt đi khối lượng và áp lực
công việc cho kiểm soát viên không lưu. Ngoài ra ta không thể không nhắc đến vai
trò quan trọng của cơ sở kiểm soát tiếp cận trong chuỗi mắt xích kiểm soát không lưu.
Những lí do trên thôi thúc em chọn đề tài “Cơ cấu tổ chức vùng trời tiếp cận
TSN và việc áp dụng SID/STAR RNAV 1 – CHC 25 dạng trombone”, ngoài
ra đề tài này giúp tôi có cơ hội được học hỏi và bổ sung thêm kiến thức chuyên
môn, tìm ra sự khác biệt giữa thực tế và lí thuyết đã được học trên ghế nhà
trường, nhằm hỗ trợ tốt hơn không những trong việc làm một bài báo cáo thực
tập tốt nghiệp mà còn bổ sung thêm kiến thức cho công việc sau này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Báo cáo giúp người đọc hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức vùng trời tiếp cận Tân
Sơn Nhất tại thời điểm hiện tại và trong tương lai gần.
Hiểu rõ hơn về phương thức khởi hành tiêu chuẩn và phương thức đến tiêu
chuẩn RNAV 1 hiện đang được áp dụng tại tiếp cận TSN.
Với tôi, việc tìm hiểu và thực hiện đề tài này giúp tôi bổ sung thêm kiến thức
nền tảng về phương thức tạo tiền đề cho việc tìm hiểu những phương thức đã đang
và sẽ được áp dụng.
1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo dựa trên phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, Phân tích là
nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích thành từng bộ phận để
tìm hiểu sâu sắc hơn. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được
phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về cơ cấu tổ chức vùng
trời và phương thức khởi hành và phương thức đến tiêu chuẩn hiện đang được áp
dụng tại cơ sở kiểm soát tiếp cận TSN.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: bài báo cáo được tham chiếu từ các tài liệu khai thác của
đơn vị, các nghị định và các tài liệu đáng tin cậy khác, ngoài ra bài báo cáo còn được
tham khảo thực tế từ các thầy, cô hướng dẫn, các anh chị trong đơn vị.
Đối tượng nghiên cứu: cơ cấu tổ chứ vùng trời tiếp cận tân sơn nhất và phương
thức SID/STAR RNAV1 dạng trombone.
5. Kết cấu báo cáo tốt nghiệp
Gồm ba phần:
Phần I: Giới thiệu
Phần II: Nội dung
_ Chương 1: Giới thiệu về trung tâm kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất
_ Chương 2: Cơ cấu tổ chức vùng trời tiếp cận tại sân Tân Sơn Nhất
_ Chương 3: Giới thiệu dẫn đường khu vực (AREA NAVIGATION-RNAV)
_ Chương 4 Quy định áp dụng phương thức dẫn đường khu vực RNAV 1
_ Chương 5: Mô tả Phương thức RNAV 1
_ Chương 6: Phương thức tiếp cận sử dụng thiết bị ILS
Phần III: Kết Luận
2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ KIỂM SOÁT TIẾP CẬN TÂN
SƠN NHẤT
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh trước năm 1975 gọi là vùng thông báo bay
Sài Gòn, được thiết lập tại Hội nghị không vận Trung Đông - Đông Nam tại Rôma
năm 1959, bao gồm cả vùng trời chủ quyền thuộc chủ quyền quốc gia và vùng trời
trên công hải quốc tế ở biển Đông. Tháng 4/1975, đứng trước sự sụp đổ của chính
quyền ngụy Sài Gòn, lo ngại trước sự bế tắc giao lưu hàng không trong khu vực khi
miền Nam Việt Nam được giải phóng, ICAO đã vạch ra một kế hoạch không vận lâm
thời, gồm: Thiết lập các đường bay giải trợ trên biển Đông và phân chia vùng thông
báo bay Sài Gòn (phần lãnh hải trên biển Đông) thành ba vùng trách nhiệm lâm thời
và giao cho ba Trung tâm Kiểm soát đường dài Băng Cốc, Singapore, Hồng Kông
điều hành; phần còn lại của vùng thông báo bay Sài Gòn do Trung tâm Kiểm soát
đường dài Hồ Chí Minh đảm nhiệm. Sau ngày giải phóng miền Nam, năm 1977, Nhà
nước ta đã có chủ trương đấu tranh giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn FIR Hồ Chí
Minh.
Bước quá nhiều năm xây dựng và phát triển của cơ quan cung cấp dịch vụ không
lưu,đặc biệt đó là Trung tâm kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhật được đưa vào sử dụng
trước năm 1975 . Ngày 14/03/2017, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành Quyết
định số 426/QĐ-CHK về việc phê duyệt phương án phân chia khu vực kiểm tiếp cận
sân bay Tân Sơn Nhất. Vào lúc 07 giờ 01 (00:01 UTC) ngày 27 tháng 04 năm 2017,
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chính thức áp dụng phương thức điều hành bay
02 phân khu kiểm soát trong vùng kiểm soát tiếp cận tại sân bay Tân Sơn Nhất .Theo
đó, khu vực kiểm soát tiếp cận sân bay Tân Sơn Nhất được phân chia thành hai phân
khu theo địa lý và chức năng chuyên biệt với cấu hình động phụ thuộc vào hướng
đường cất hạ cánh sử dụng.
3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM
Phân khu kiểm soát tàu bay đến có chức năng hợp nhất các tàu bay đến sân bay
Tân Sơn Nhất hoạt động trong khu vực trách nhiệm vào thứ tự hạ cánh cuối cùng tối
ưu, an toàn và hiệu quả trước khi chuyển giao quyền kiểm soát tàu bay cho Đài kiểm
soát tại sân Tân Sơn Nhất; và
Phân khu kiểm soát tiếp cận có chức năng điều hành tàu bay đi, đến sân bay Tân
Sơn Nhất và các tàu bay khác hoạt động trong khu vực trách nhiệm an toàn, điều hòa
và hiệu quả, trong đó bao gồm việc: Lập thứ tự hạ cánh cho các tàu bay đến sân bay
Tân Sơn Nhất; Xác định giờ dự kiến hạ cánh của các tàu bay theo thứ tự đã lập; Phối
hợp với Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh hoạch định cho các tàu bay
đến bay chờ một cách hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả hệ thống RNAV 1 và tránh tình
trạng quá tải cục bộ trong vùng trời kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất.
Để phát huy hơn nữa công năng của hệ thống SID/STAR RNAV 1 và phù hợp
với các hướng dẫn của ICAO cũng như EUROCONTROL về áp dụng PBN trong
công tác thiết kế vùng trời, việc phân chia phân khu trong vùng trời kiểm soát tiếp
cận là một trong những giải pháp giúp phân bổ khối lượng công việc giữa các KSVKL
nhằm đảm bảo an toàn và quản lý hoạt động bay một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, với
đặc thù thiết kế các phương thức STAR RNAV 1 tại sân bay Tân Sơn Nhất theo lối
kéo dài lộ trình của tàu bay trong phạm vi vùng trời kiểm soát tiếp cận, việc phải có
một phân khu thực hiện chức năng điều hành riêng biệt trong giai đoạn hợp nhất luồng
tàu bay đến vào thứ tự tối ưu cuối cùng trước khi chuyển giao quyền kiểm soát tàu
bay cho Đài kiểm soát tại sân là hết sức cần thiết.
Việc phân chia phân khu vùng trời kiểm soát tiếp cận sân bay Tân Sơn Nhất sẽ
giúp chuyên môn hóa công việc của KSVKL phù hợp với hệ thống phương thức bay
SID/STAR RNAV 1; tăng năng lực giải trợ, giảm tải khối lượng công việc cho
KSVKL; đáp ứng tình hình tăng trưởng, nâng cao năng lực khai thác đồng thời nâng
cao hiệu quả và an toàn trong công tác quản lý điều hành bay.
4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM
1.2. Sơ đồ tổ chức khối cơ sở
Tổng công ty
quản lý bay Việt Nam
Công ty
Quản lý bay miền Nam
Trung tâm kiểm soát
Tiếp cận-Tại sân Tân Sơn
Nhất
Cơ sở APP/TWR TSN
09 Đài KSKL nội địa tại
các Cảng HK khu vực
miền Nam
(gồm APP,TWR,GCU và
delivery)
Đội đánh tín hiệu
Phòng Thủ tục bay
Tại sân bay
Sơ đồ 1.1.1: Tổ chức khối cơ sở
5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM
Sơ đồ 1.2.1: Vị trí làm việc tại cơ sở kiểm soát tiếp cận TSN
1.3. Sơ đồ vị trí làm việc tại cơ sở kiểm soát tiếp cận TSN
6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM
1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý kíp trực
Cơ cấu tổ chức của cơ sở
Cơ sở APP/TWR thuộc Trung tâm kiểm tiếp cận-tại sân TSN, Công ty Quản lý
bay miền Nam – Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam bao gồm các vị trí: Kiểm soát
tiếp cận(APP: TMC,ARR);Kiểm soát tại sân (TWR) , kiểm soát mặt đất(tàu bay lănGCU), Cấp huấn lệnh không lưu (Delivery) có cơ cấu tổ chức như sau:
_ 01 trưởng cơ sở (Kiêm Trưởng Trung tâm)
_ Các Phó trưởng cơ sở (Kiêm Phó Trưởng Trung tâm)
_ Các Kíp trực APP tân Sơn Nhất
_ Các Kíp trực TWR/GCU Tân Sơn Nhất
Trung tâm kiểm soát tiếp cận - tại sân TSN được Ban Giám đốc giao nhiệm vụ
hỗ trợ chuyên môn ATS và giải quyết thủ tục hành chính của 09 đài kiểm soát không
lưu tại các Cảng hàng không: Buôn Ma Thuột, Cam Ranh,Cà Mau,Côn Sơn, Cần
Thơ,Liên Khương, Rạch Giá, Phú Quốc và Tuy Hòa.
7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM
CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÙNG TRỜI TIẾP CẬN TSN
2.1. Khu vực trách nhiệm của GCU TSN
Khu vực trách nhiệm GCU Tân Sơn Nhất được giới hạn từ các vị trí đỗ của tàu
bay đến các điểm chờ trước khi vào đường cất hạ cánh 25L/07R và từ vị trí sau khi
tàu bay rời khỏi đường cất hạ cánh 25L/07R đến vị trí đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất.
2.2. Khu vực trách nhiệm của TWR TSN
Giới hạn ngang: Là vòng tròn có bán kính 10km, tâm là đài DVOR/DME TSN.
Giới hạn cao: Từ mặt đất/mặt nước đến độ cao 750m (MSL).
2.3. Khu vực trách nhiệm của APP TSN
Khu vực kiểm soát tiếp cận sân bay Tân Sơn Nhất được phân chia thành 02 phân
khu, cụ thể như sau:
2.3.1. Phân khu kiểm soát tàu bay đến Tân Sơn Nhất (ARR TSN) từ ngày
14/7/2017
Tên gọi thoại:
_ Tiếng Anh: Tan Son Nhat Arrival.
_ Tiếng Việt: Kiểm soát tàu bay đến Tân Sơn Nhất.
Giới hạn ngang: Ranh giới theo cấu hình động phụ thuộc vào hướng đường CHC
sử dụng, được giới hạn bởi các điểm dưới đây trừ vùng trời sân bay Biên Hòa, Vũng
Tàu và Tân Sơn Nhất.
Giới hạn cao: Từ độ cao 600m (2000ft) đến độ cao 2900m (9500ft).
Tần số điều hành bay:
_ Tần số chính: 126.35 MHz.
_ Tần số phụ: 127.725 MHZ.
_ Tần số khẩn nguy: 121.5 MHz.
8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM
Tọa độ của phân khu ARR TSN trong trường hợp sử dụng đường CHC 25L/R:
_ Điểm A1: 10012’25’’N - 106056’42’’E;
_ Điểm TS014: 10023’24.7’’N - 106051’32.8’’E;
_ Điểm TS018: 10032’50.4’’N - 106046’28.5’’E;
_ Thềm đường CHC 25R: 10049’29.52’’N - 106039’47.57’’E;
_ Điểm A2: 10054’10’’N - 106037’55’’E;
_ Điểm A3: 10057’33’’N - 106046’52’’E;
_ Điểm A4: 10056’56’’N - 107005’46’’E;
_ Điểm A5: 10031’19’’N - 107015’45.9’’E;
_ và phần gianh giới TMA Tân Sơn Nhất phía Đông Nam được giới hạn bởi hai
điểm A5 và A1.
Tọa độ giới hạn của phân khu ARR TSN trong trường hợp sử dụng đường CHC
07L/R:
_ Điểm KANTA: 10023’34’’N 106005’55’’E
_ Điểm TS029: 10032’05.4’’N 106034’12.6’’E
_ Điểm B1: 10035’45’’N 106043’51.5’’E
_ Thềm dịch chuyển đường CHC 07R: 10048’49.8’’N 106038’36.18’’E
_ Điểm B2: 10053’35’’N 106036’46’’E
_ Điểm B3: 10055’43’’N 106022’46.8’’E
_ Điểm B4: 10051’12’’N 106010’48’’E
_ Và phần gianh giới TMA Tân Sơn Nhất phía Tây được giới hạn bởi hai điểm
B4 và KANTA.
9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM
Sơ đồ 2.3.1: ARR TSN CHC 25
10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM
Sơ đồ 2.3.2: ARR TSN CHC 07
11