Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CHƯƠNG1 DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.52 KB, 4 trang )

CHƯƠNG 1. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC
(TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ/NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÔN
NGỮ)
I. Khái niệm ngôn ngữ:
-Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất và phương tiện tư duy của con người.
Bản chất của ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu
+ Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội
- Khái niệm và đặc điểm của ký hiệu: Ký hiệu là một đối tượng vật chất có
thể tri giác, cảm giác được, dùng thay thế một đối tượng khác trong hoạt
động giao tiếp và nhận thức. Ký hiệu có các đặc điểm như tính hai mặt, tính
võ đoán (và tính quy ước), tính đa trị,...
- Ngôn ngữ cũng có các đặc điểm trên của ký hiệu và được giải thích như
sau:
Tính hai mặt:
- Ký hiệu ngôn ngữ có 2 mặt, cái biểu đạt (hình ảnh âm
thanh) và cái được biểu đạt (khái niệm) (tức là ý nghĩa )
- Cả 2 mặt có quan hệ gắn bó với nhau, có mặt này thì phải có mặt kia.(trong đó mặt
nội dung/ý nghĩa (cái được biểu đạt) là mặt quyết định.)
VD: Ký hiệu “Nhà” (từ “nhà”) là sự kết hợp của 2 mặt
+Cái biểu hiện: hình thức ngữ âm /nhà/
+Cái được biểu hiện: khái niệm sự vật “nhà”(ý nghĩa)
Tính võ đoán (và tính quy ước): - Mối quan hệ giữa 2 mặt của ký hiệu
ngôn ngữ là không giải thích được/ Giữa cái biểu đạt và cái được biểu
đạt của ký hiệu ngôn ngữ không có một mối quan hệ tự nhiên nào mà
do người bản ngữ quy ước. Đặc điểm này cũng thể hiện tính quy ước
của ngôn ngữ (VD: Để diễn đạt khái niệm “sách” thì tiếng việt có “sách”, tiếng anh có
từ “book”, tiếng Pháp có từ “livre”
Tính đa trị: Một vỏ ngữ âm có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa (từ đa
nghĩa). Một ý nghĩa có thể được biểu đạt bằng nhiều vỏ ngữ âm khác nhau (từ đồng


nghĩa: đường(ăn), đường (đi) )
Tính bất biến đồng đại: Vỏ âm thanh (hay từ) liên tưởng đến một
khái niệm hay một nghĩa cụ thể có tính cộng đồng, một cá nhân không
quyết định thay đổi mối quan hệ này.


Khả năng biến đổi lịch đại: Các ký hiệu NN có thể biển đổi qua thời
gian, thể hiện qua sự biến đổi vỏ ngữ âm, biến đổi khái niệm hay biến
đổi trong quan hệ giữa vỏ ngữ âm và khái niệm.
Tính hệ thống: Hệ thống là bao gồm nhiều yếu tố, các yếu tố có quan
hệ với nhau (còn gọi là cấu trúc), giá trị của yếu tố bày do các yếu
khác quy định.Các đơn vị chủ yếu của hệ thống ngôn ngữ từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến
cao: âm vị,hình vị,từ,câu. Các yếu tố (đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ) có các
quan hệ: quan hệ tôn ti (quan hệ thứ bậc/ quan hệ cấp bậc), quan hệ
ngữ đoạn (quan hệ kết hợp/ quan hệ tuyến tính), quan hệ đối vị (quan
hệ liên tưởng)
+ Quan hệ tôn ti (quan hệ cấp độ) là mối quan hệ giữa các đơn vị ở các cấp độ thuộc
các bậc chức năng khác nhau: như giữa hình vị với từ,âm vị với hình vị,từ với câu....
VD: quan hệ giữa giáo và viên VS giáo viên trong tiếng Việt
Quan hệ giữa teach và er VS teacher trong tiếng Anh
+ Quan hệ kết hợp (quan hệ ngữ đoạn, quan hệ tuyến tính,quan hệ ngang) là mối
quan hệ giữa các đơn vị cùng loại cùng xuất hiện và tổ hợp với nhau để tạo ra một đơn
vị lớn hơn.( mối quan hệ này bao giờ cũng diễn ra giữa những đơn vị cùng loại: âm vịâm vị, hình vị-hình vị, từ-từ...)
VD: “Chúng tôi rất thích môn học ấy” => giữa “chúng tôi” và “rất thích những môn
học ấy” là quan hệ kết hợp.
“Tôi đọc sách” => “Tôi” và “đọc” là quan hệ ngữ đoạn /” đọc” và “sách” là quan
hệ ngữ đoạn.
+ Quan hệ đối vị (quan hệ liên tưởng,quan hệ dọc) là mối quan hệ giữa các đơn vị
cùng loại có khả năng thay thế nhau ở 1 vị trí nhất định.Xác lập dựa trên cơ sở quan
hệ đồng nghĩa,gần nghĩa(đôi khi là trái nghĩa) giữa các đơn vị ngôn ngữ. Các đơn vị

có quan hệ đối vị với nhau lập thành một hệ đối vị.
VD: Trong chuỗi lời nói “nó đang đọc sách” có 4 từ.Mỗi từ luôn luôn tồn tại trong
mqh với các từ cùng nghĩa khác ở dạng tiềm tàng trong vốn từ tiếng việt
=> “nó” cùng nhóm với tôi, họ, hắn, chúng nó,..../ “đang” cùng nhóm với vừa, mới,
đã./...
- Chức năng của ngôn ngữ:
=> Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người và là công cụ
của tư duy. (Ngôn ngữ là phương tiên giao tiếp phổ biến nhất, cần thiết cho mọi


người, ở mọi nơi, mọi lúc. NN là phương tiện có khả năng thể hiện đầy đủ và
chính xác tất cả những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mà con người muốn thể hiện.
Ngôn ngữ và tư duy là một thống nhất, nhưng không đồng nhất. Qua NN, con
người thực hiện các hoạt động tư duy, không có tư duy thì không có NN. Chức
năng làm phương tiện giao tiếp và chức năng phương tiện tư duy của NN không
tách rời nhau.
- Chức năng giao tiếp của NN bao gồm(4) : Chức năng truyền thông tin;
Chức năng yêu cầu; Chức năng biểu cảm; Chức năng xác lập mối quan hệ.
II. Khái niệm ngôn ngữ học: Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về
ngôn ngữ.
- Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học: là ngôn ngữ và lời nói. (NN
là hiện tượng xã hội, mã chung cho toàn bộ mộtcộng đồng NN, LN mang
tính cá nhân, khả biến, khó dự báo.)
- Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ:
+ Các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ: (a,b,c thuộc bình diện NN, d thuộc
bình diện lời nói)
a. Âm vị: Đơn vị âm thanh nhỏ nhất, không có nghĩa, có chức năng khu biệt
nghĩa.
VD:- âm vị /a/, /i/, /b/, /t/..
-Ba,ca,ma,la,xa là 5 từ trong tiếng việt.Trong đó mỗi từ được cấu tạo

bằng 2 âm vị, âm a là giống nhau => phân biệt chúng bằng các âm b,c,m,l,x
b. Hình vị: Hình vị là đơn vị NN nhỏ nhất có nghĩa, có chức năng cấu tạo từ và
tạo dạng thức của từ (trong tiếng việt là “TIẾNG”)
VD:-giáo/viên, máy/bay, hòa/tan, teach/er/ (2hìnhvị), care/ful/ly,dang/er/ous (3
hình vị)
-cấu tạo dạng thức: s,es,ed....
c) Từ: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, có khả năng hoạt động độc
lập, tức có khả năng đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu.
VD: Tôi/đọc/sách (3 từ)
d) Ngữ đoạn và câu cũng là đơn vị ngôn ngữ nhưng thuộc bình diện lời nói.
Ngữ đoạn và câu thuộc bình diện lời nói, vì chúng không phải là đơn vị có
sẵn mà chỉ được hình thành khi nói và có số lượng vô hạn
+ Ngữ đoạn là đơn vị lời nói đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu.
+ Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất dùng để giao tiếp.


 8 phân ngành (chuyên ngành) của ngôn ngữ học
+ Ngữ âm học
+ Từ vựng học
+ Ngữ pháp học
+ Ngữ pháp văn bản
+ Ngữ dụng học
+ Ngữ nghĩa học
+ Phong cách học
+ Phương ngữ học
+ Phong cách học
 Các phân ngành của NNH có tính liên ngành
 Xã hội học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học xã hội
 Nhân học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học nhân học
 Tâm lý học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học tâm lý

 Thần kinh học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học thần kinh
 Tin học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học điện toán
- Các hướng tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ của ngôn ngữ học:
+ Ngôn ngữ học lịch đại: Nghiên cứu diễn tiến của ngôn ngữ qua các thời
điểm lịch sử.
+ Ngôn ngữ học đồng đại: Nghiên cứu ngôn ngữ ở một trạng thái tĩnh, tức ở
một thời điểm nhất định mà không tính đến sự biến đổi của ngôn ngữ



×