Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thảo luận Trả công lao động LIÊN HỆ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.31 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
--------------------

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
ĐỀ TÀI: LIÊN HỆ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn
Nhóm
Lớp HP

: Phạm Thị Thanh Hà
: 07
: H2002ENEC0311

Hà Nội – 2020
MỤC LỤC

1

1


Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là công cuộc đổi mới nền
kinh tế cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, tiến lương luôn là vấn đề nóng bỏng và được
mọi người quan tâm bởi tiền lương đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với người lao
động mà còn là chủ sử dụng lao động cũng như Nhà nước.
Để có thể tuyển và giữ chân được nhân tài, để có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh
gay gắt ngày nay, các doanh nghiệp cần phải xây dựng các chính sách tiền lương hợp lý và hệ


thống thù lao hợp lý. Chỉ như vậy, mới khuyến khích được người lao động tích cực làm việc,
hăng say sáng tạo, lao động sản xuất, làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả và lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có các hình thức trả lương hợp lý, không những giúp doanh nghiệp
nâng cao uy tín, góp phần tạo động lực cho người lao động mà còn làm tăng năng suất và hiệu
quả công việc, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Ngược lại, nếu
hình thức trả lương không hợp lý sẽ không kích thích được người lao động, làm ảnh hưởng
đến tình hình sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp.
Chính vì vậy, bên cạnh các yếu tố khác như điều kiện lao động, môi trường làm việc,
văn hóa doanh nghiệp,… thì việc hoàn thiện các hình thức trả lương sao cho hợp lý, phù hợp
với đặc điểm, điều kiện, tình hình phát triển của doanh nghiệp cũng là một vấn đề mà các
doanh nghiệp điều phải đặc biệt quan tâm.

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm trả lương, chức năng và bản chất của tiền lương trong doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm:
Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa
người lao động và người được sử dụng lao động dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả lao
2

2


động mà người lao động tạo ra tính đến quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường và tuân
thủ pháp luật của nhà nước.
Trả lương là việc trả tiền, hiện vật hay dịch vụ của người sử dụng lao động cho người lao
động theo hợp đồng lao động.
1.1.2 Chức năng của tiền lương:
- Thước đo giá trị sức lao động:
Tiền lương là giá cả sức lao động, chính là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao

động, nó được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động của người lao động nên tiền lương
phản ánh được giá trị sức lao động có nghĩa là tiền lương là thước đo để xác định mức tiền chi
trả cho các loại lao động, là căn cứ để người sử dụng lao động thuê người lao động, là cơ sở
để xác định đơn giá sản phẩm. Đây là chức năng quan trọng của tiền lương. Thực hiện chức
năng này đòi hỏi việc xác định tiền lương phải dựa trên cơ sở giá trị sức lao động. Mặt khác,
phải xác định được đúng giá trị sức lao động. Đây là một trong những vấn đè khó khăn, phức
tạp. Khi giá trị sức lao động thay đổi thì tiền lương cũng phải thay đổi để đảm bảo phản ánh
được giá trị của nó. Do giá trị sức lao động có xu hướng tăng nên tền lương cũng phải có xu
hướng tăng theo các thời kỳ.
- Tái sản xuất sức lao động:
Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể
vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình lao
động nhằm mục đích duy trì năng lục làm việc lâu dài và có hiệu quả cho quá trình sau này.
Tiền lương của người lao động trong mọi thời đại là nguồn sống chủ yếu kkhoong chỉ của
người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình của người
lao động. Như vậy, tiền lương cần phải đảm bảo cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều
sâu lẫn chiều rộng sức lao động của người lao động. Tiền lương phải duy trì và phát triển sức
lao động cho người lao động.
- Kích thích tinh thần lao động:
Kích thích là hình thức tác động, tạo ra động lực làm việc trong lao động. Trong hoạt
động kinh tế thì lợi ích kinh tế là động lực cơ bản, được biểu hiện dưới nhiều dạng, có lợi ích
vật chất và lợi ích tinh thần, có lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, có lợi ích cá nhân, lợi ích
tập thể và cộng đồng xã hội, có lợi ích quốc gia, khu vực và lợi ích toàn cầu.
Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thỏa mãn chủ yếu các
nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động, nó chính là động lực rất quan trọng để
người lao động không ngừng nâng cao kiến thức và tay nghề của mình. Trả lương một cách
hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc
một cách hiệu quả.
- Chức năng tích lũy:
Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo duy trì được cuộc sống hằng ngày trong

thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc
gặp rủi ro. Tích lũy là sự cần thiết khách quan đối với mọi người lao động .

- Chức năng xã hội:
Tiền lương là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động trong xã hội.
Việc gắn tiền lương với hiệu quả kinh doanh của người lao động và doanh nghiệp sẽ thúc đẩy
các mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3

3


Bên cạnh đó tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của người lao động và thúc đẩy xã hội
phát triển theo hướng dân chủ và văn minh.
Chức năng xã hội của tiền lương còn được biểu hiện ở việc điều phối thu nhập trong nền
kinh tế, tạo nên sự công bằng xã hội trong việc trả lương cho người lao động trong cùng một
ngành nghề, khu vực, lĩnh vực, vùng và giữa các ngành nghề, khu vực, lĩnh vực, vùng khác
nhau.
1.1.3 Bản chất của trả lương
Bản chất của trả lương chính là sự trả giá cả sức lao động, được xác định dựa trên cơ sở
giá trị của sức lao động đã hao phí để sản xuất ra của cải vật chất, được người lao động và
người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau.
1.2 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.
1.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian
làm việc thực tế, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghề nghiệp, nghiệp vụ kỹ thuật
chuyên môn của người lao động.
Trong doanh nghiệp, hình thức tiền lương theo thời gian được áp dụng cho: lao động quản
lý; lao động gián tiếp sản xuất, kinh doanh; công việc không định mức được thời gian hay sản
lượng,…

Công thức: Tiền lương thực tế = Ngày công thực tế x Đơn giá tiền lương/1 ngày x Hệ số
tiền lương
Các chế độ tiền lương theo thời gian:
a) Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn
Đó là tiền lương nhận được của mỗi người công nhân tuỳ theo mức lương cấp bậc cao hay
thấp, và thời gian làm việc của họ nhiều hay ít quyết định.
Công thức: TLTG = ML x TLVTT
Trong đó: TLTG:
Lương theo thời gian giản đơn
ML:
Mức lương cấp bậc tính theo thời gian
TLVTT: Thời gian làm việc thực tế
b) Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng
Đó là mức lương tính theo thời gian giản đơn cộng với số tiền thưởng mà họ được hưởng.
Công thức: TLTG = ML x TLVTT+ Tt
Trong đó: TLTG: Tiền lương theo thời gian có thưởng
Tt:
Tiền thưởng
1.2.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Khác với hình thức tiền lương theo thời gian, hình thức tiền lương theo sản phẩm thực
hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm công việc
đã hoàn thành.
Các hình thức trả lương theo sản phẩm bao gồm:
a) Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm đảm
bảo yêu cầu chất lượng theo qui định và đơn giá tiền lương trên một sản phẩm.

Công thức:
TLsp = ĐGsp x Q
Trong đó:

Q:
Số lượng sản phẩm là số lượng sản phẩm sản xuất đạt yêu cầu
chất lượng theo qui định.
4
4


ĐGsp: Đơn giá sản phẩm - là số tiền quy định để trả cho người lao động
khi sản xuất ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Công thức:
ĐGsp = MLcv / Msl
Hoặc
ĐGsp = MLcv x Mtg
MLcv: Mức lương cấp bậc công việc
Msl:
Mức sản lượng
Mtg: Mức thời gian
b) Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể
Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc mà một tập thể
người lao động đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị
công việc trả cho tập thể.
Công thức: TLtt = ∑ĐGtti x SPtti
Trong đó:
TLtt:
Tổng tiền lương thực tế cả tổ (nhóm) nhận được.
SP tti:
Số lượng sản phẩm i do nhóm công nhân chế tạo đảm bảo chất
lượng.
ĐGtti:
Đơn giá tiền lương cho cả tổ (nhóm).

Công thức xác định đơn giá tiền lương cho cả tổ (nhóm) như sau:
ĐGtti =∑MLcvi : Msltt
hoặc
ĐGtti = ∑MLcvi x Mtttt
Trong đó:
∑MLcvi : Tổng mức lương cấp bậc công việc
Msltt:
Mức sản lượng tập thể
Mtttt:
Mức thời gian tập thể
c) Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Là tiền lương trả cho gián tiếp ở các bộ phận sản xuất, như bảo dưỡng máy móc thiết bị,
điều hành máy trong các phân xưởng cơ khí... Họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng họ
gián tiếp ảnh hưởng đến năng xuất lao động trực tiếp vì vậy họ được hưởng lương dựa vào
căn cứ kết quả của lao động trực tiếp làm ra để tính lương cho lao động gián tiếp.
Công thức: TLt = Đgf x Qt
Trong đó: TLt:
Tiền lương thực tế của công nhân phụ
Đgf:
Đơn giá sản phẩm của công nhân phụ
Đgf = L/(Mfv x Qo)
(L: Mức lương cấp bậc của công nhân phụ; Mfv : Mức phục vụ của công nhân phụ; Qo: Mức
sản lượng của công nhân chính)
Qt:
Sản lượng thực tế của công nhân chính
d) Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng.
Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp nếu người lao động còn
được thưởng trong sản xuất, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư.
Cấu trúc: Tiền lương được trả theo chế độ này gồm 2 phần:
- Phần trả lương theo đơn giá cố định cho sản phẩm thực tế đã hoàn thành.

- Phần tiền thưởng dựa vào mức độ sản lượng đã hoàn thành vượt mức trong thực tế và tỷ
lệ % tiền thưởng quy định cho sự hoàn thành một mức chỉ tiêu.
Công thức:
Trong đó:

Lth = L + (L x m x h)/100
Lth: Tiền lương sản phẩm có thưởng
L:
Tiền lương trả theo sản phẩm và đơn giá cố định
m:
Tỷ lệ % thưởng
h:
Tỷ lệ % hoàn thành vượt mức sản lượng được tính thưởng

e) Hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến
Hình thức trả lương này áp dụng ở những khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá
trình sản xuất.
Cấu trúc tiền lương gồm:
5
5


- Tiền lương theo đơn giá cố định đối với những sản phẩm trong phạm vi kế hoạch (hoặc
hoàn thành kế hoạch).
- Tiền lương trả theo đơn giá lũy tiến (là đơn giá cố định nhân với tỷ lệ tăng đơn giá) đối
với những sản phẩm vượt mức kế hoạch.
Công thức: TLtt = (ĐGcđ x Q1) + ĐGcđ x K x (Q1 – Q0) = ĐGcđ x Q1 + ĐGlt x (Q1 – Q0)
Trong đó: TLtt: Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến
ĐGcđ: Đơn giá cố định
ĐGlt:

Đơn giá lũy tiến
Q1:
Sản lượng thực tế đạt được
Q0:
Sản lượng đạt mức khởi điểm
K:
Tỷ lệ tăng thêm so với đơn giá cố định
f) Hình thức trả lương khoán
Trả lương khoán thường áp dụng đối với những công việc mang tính chất tổng hợp. Toàn
bộ khối lượng công việc sẽ được giao cho công nhân hoàn thành trong một khoảng thời gian
nhất định. Tiền lương sẽ được trả theo nhóm dựa vào kết quả của cả nhóm.
Xác định đơn giá tùy theo đối tượng của lương khoán:
- Đối tượng nhận khoán là cá nhân: Đơn giá được xác định như hình thức trả lương sản
phẩm các nhân.
- Đối tượng nhận khoán là tập thể: Đơn giá được xác định như hình thức trả lương sản
phẩm tập thể.
1.2.3 Hình thức trả lương hỗn hợp
Đây là hình thức kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với hình thức trả
lương theo sản phẩm.
Cấu trúc: tiền lương hỗn hợp gồm 2 bộ phận:
- Phần lương cứng: Phần này tương đối ổn định nhằm đảm bảo mức thu nhập tối thiểu
cho người lao động, ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ. Bộ phận này sẽ được
quy định theo bậc lương cơ bản và ngày công làm việc mỗi tháng.
- Phần biến động: Tuỳ theo năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của từng cá nhân
người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY
DỆT MAY HÀ NỘI.
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty Dệt may Hà Nội
Công ty Dệt may Hà Nội trước đây là nhà máy sợi Hà Nội, được thành lập vào năm

1984, có địa chỉ tại Hoàng Mai – Hà Nội. Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn thuộc
ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam.
6

6


Chức năng của công ty là sản xuất các loại sợi với tỷ lệ pha trộn khác nhau, sản phẩm
may mặc dệt kim các loại, các loại vải Demin và sản phẩm của nó nhằm đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu
Nhiệm vụ của công ty bao gồm:
- Sản xuất các sản phẩm sợi phục vụ cho tiêu thụ trên thị trường và cung cấp nguyên liệu
cho các nhà máy dệt trong nội bộ của công ty.
- Sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm dệt kim thoi để phục vụ cho thị trường và cung
cấp vải cho các nhà máy may trong nội bộ của công ty.
- May và gia công các sản phẩm may cho thị trường nội địa, phân phối sản phẩm theo các
đơn đặt hàng của các khách hàng trong và ngoài nước.
- Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng dệt may thông qua hệ thống các cửa hàng, đại lý.
- Góp vốn cùng với công ty thời trang Vinatex của Tập đoàn dệt may Việt Nam cùng kinh
doanh thương mại qua hệ thống các siệu thị.
2.2. Thực trạng các hình thức trả lương tại công ty Dệt may Hà Nội.
Đối với công ty Dệt may Hà Nội, doanh nghiệp này hiện đang áp dụng hai hình thức trả
lương chính, đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
2.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian tại Công ty Dệt may Hà Nội
Thực hiện cho khối gián tiếp (kỹ thuật, nghiệp vụ, giám đốc,…): Tiền lương căn cứ theo
thời gian làm việc, cấp bậc công việc đảm nhận, hệ số phân phối thu nhập của người lao động.
Hình thức này áp dụng cho bộ phận giám đốc, các phòng ban chức năng, nhân viên kỹ thuật,
nhân viên nghiệp vụ.
Nguyên tắc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian ở công ty:
Việc chi trả tiền lương cho người lao động phải đảm bảo theo nguyên tắc phân phối theo

lao động “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Gắn thu nhập
của người lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường và đăng ký kế hoạch của từng đơn vị,
công ty tiến hành giao kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm cho các đơn vị, công ty giao
quỹ tiền lương tiền thưởng và các khoản thu nhập khác cho các đơn vị theo đơn giá sản
phẩm.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh giao cho các đơn vị, công ty tiến hành rà soát,
hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng đơn giá tiền lương phù hợp với
từng thời điểm làm cơ sở cho việc thanh quyết toán cho các đơn vị.
Khuyến khích người lao động làm việc đạt năng suất cao và những người có đủ trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, năng lực trong công tác thông qua việc trả lương phù hợp. Bên cạnh
đó, việc trả lương tạo sự thu hút và khuyến khích người lao động yên tâm công tác, cống
hiến, tận tụy gắn bó lâu dài với công việc.
Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các công việc không thể tiến hành định mức chặt chẽ,
khó đánh giá công việc chính xác vì không sản xuất ra sản phẩm nên không thể áp dụng hình
thức trả lương theo sản phẩm.
- Đối với bộ phận giám đốc, các phòng ban chức năng:
Công thức tính: TLtg = H x TLVTT x MLngày + PC (nếu có)
Trong đó:
Ttg:
Tiền lương thời gian trả cho người lao động
H:
Hệ số thu nhập
TLVTT:
Thời gian làm việc thực tế
7

7



MLngày:

Mức lương ngày

Phụ cấp được tính vào lương bao gồm :
Phụ cấp

Đối tượng áp dụng

Hệ số

Phụ cấp độc hại

Nhân viên nhà ăn, nhân viên làm sợi, nhân viên nhuộm
vải có tiếp xúc với các hóa chất

0,1

Phụ cấp đảng

Người tham gia hoạt động Đảng

0,2

Phụ cấp ngoại ngữ

Người có trình độ ngoại ngữ như Tiếng Anh, Tiếng
Trung, khuyến khích họ học tập để giao tiếp với khách
hàng là người nước ngoài


0,3

Phụ cấp lưu động

Người phải đi công tác nơi khác

0,2

Công thức tính phụ cấp như sau: PC = MLTT x hệ số phụ cấp
Mức lương tối thiểu công ty áp dụng tại vùng I là 4.420.000 (đồng/tháng)
Ngày công chuẩn của công ty là 26 ngày
Ghi chú: Mức lương = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu công ty đang áp dụng.

BẢNG LƯƠNG ÁP DỤNG CHO BỘ PHẬN GIÁM ĐỐC, CÁC PHÒNG
BAN CHỨC NĂNG

Đơn vị tính: nghìn đồng
Chức danh
công việc
01/- Tổng
giám đốc
- Hệ số
- Mức lương
8

Mã số

Bậc
I


II

III

IV

V

VI

5,5
24.310

5,7
25.194

6,0
26.520

6,2
27.404

6,5
28.730

6,8
30.056

C.01


8


02/- Phó tổng
giám đốc
- Hệ số
- Mức lương

C.02

03/- Kế toán
trưởng
- Hệ số
- Mức lương
04/- Trưởng
phòng
- Hệ số
- Mức lương
05/- Phó
phòng
- Hệ số
- Mức lương
06/- Nhân viên
các phòng ban
- Hệ số
- Mức lương

C.03

4,4

19.448

4,5
19.890

4,8
21.216

4,9
21.658

5,1
22.542

5,3
23.426

4,0
17.680

4,2
18.564

4,3
19.006

4,4
19.448

4,5

19.890

4,7
20.774

3,8
16.796

3,9
17.238

4,0
17.680

4,1
18.122

4,2
18.564

4,3
19.006

3,2
14.144

3,4
15.028

3,6

15.912

3,7
16.354

3,8
16.796

3,9
17.238

2,9
12.818

3,0
13.260

3,1
13.702

3,15
13.923

3,19
14.099,8

3,3
14.586

D.02


D.03

D.04

- Đối với khối phục vụ, quản lý của xí nghiệp
Quỹ tiền lương của xí nghiệp = 47% giá gia công.
Trong đó: trích 20% cho quỹ khen thưởng và quỹ dự phòng ; còn 80% trả cho công nhân
trực tiếp và khối phục vụ, quản lý của xí nghiệp (khối phục vụ, quản lý chiếm 18%)
TTG =
Trong đó:

TLbq:
Tiền lương bình quân của khối quản lý, phục vụ xí nghiệp
H:
Hệ số thu nhập
Ncđ:
Ngày công chế độ
TLVTT: Thời gian làm việc thực tế
Tiền lương bình quân được tính như sau: TLbq =
BẢNG QUY ĐỊNH HỆ SỐ THU NHẬP KHỐI PHỤC VỤ
VÀ QUẢN LÝ XÍ NGHIỆP

9

TT

Chức danh

Hệ số thu nhập


1

Giám đốc xí nghiệp

3

2

Phó giám đốc

2,5

3

Thống kê

1,5

4

Sửa máy

1,3

5

Công nhân kho

1,25


6

Công nhân đóng hòm

1,35

7

Công nhân vệ sinh công nghiệp

1,0

8

Hướng dẫn kỹ thuật + khớp mẫu

1,4

9

KCS

1,3

10

Làm chữ

1,3

9


11

Giác mẫu

1,4

12

Phụ cấp nhóm trưởng

0,15

13

Phụ cấp tổ trưởng

0,3

14

Công nhân cắt

1,2

15

Công nhân trải vải


1,1

16

Công nhân đánh số + ép mex

1,05

17

KCS cắt

1,15

18

Tổ trưởng

1,8

19

Tổ phó

1,5

20

Thợ cả


1,3

21

Thu hóa

1,3

Ví dụ: Tính lương của kế toán trưởng của công ty:
Tại phòng kế toán của công ty có:
Họ và tên

Chức vụ

Cấp bậc

Hệ số lương

Ngày công thực tế

Hoàng Thị Lan

Kế toán trưởng

5/6

4,5

20


Lê Thị Thu

Kế toán viên

4/6

3,15

24

Nguyễn Thanh Mai

Kế toán viên

4/6

3,15

25

Trần Thị Mỹ

Kế toán viên

3/6

3,1

24


Trương Hà Trang

Kế toán viên

3/6

3,1

22

Đỗ Thị Thảo

Kế toán viên

2/6

3,0

26

Tiền lương trả theo thời gian của kế toán trưởng – Hoàng Thị Lan là:
TLtg = H x TLVTT x MLngày + PC (nếu có) = 4,5 x 20 x + 0 = 15.300.000 (đồng)
2.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số
lượng và chất lượng sản phẩm (dịch vụ) mà họ đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương
được áp dụng phần lớn trong các nhà máy xí nghiệp ở nước ta, nhất là trong các doanh nghiệp
sản xuất chế tạo sản phẩm.
Hình thức này áp dụng cho công nhân hoặc nhóm công nhân có thể xác định được khối
lượng sản phẩm đã hoàn thành. Ngoài ra, công ty còn sử dụng các tiêu chuẩn thực hiện công

việc để đánh giá, phân hạng thành tích cá nhân. Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ
thống các chỉ tiêu, tiêu chí để thực hiện yêu cầu của công việc hoàn thành một công việc cả về
số lượng và chất lượng. Đó là các mốc để chuẩn bị cho việc đo lường thực tế thực hiện công
việc của người lao động.
Ở công ty Dệt may Hà Nội, tiêu chuẩn thực hiện công việc được xác định dựa vào các
tiêu chí chủ yếu sau:
- Số ngày công.
- Chấp hành nội quy, quy chế của công ty.
- Hoàn thành công việc được giao.
10
10


- Sự hợp tác trong quá trình làm việc.
Sau đó, công ty tiến hành đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức tiêu chuẩn.
Sự đo lường thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn là cơ sở để doanh nghiệp
xác định hệ số năng suất của mỗi cá nhân người lao động.
Hệ số năng suất (s) của mỗi cá nhân người lao động ở các đơn vị, bộ phận, tổ nhóm sản
xuất, các phương tiện thiết bị, các phòng ban chức năng nghiệp vụ do tổ trưởng các phòng ban
xác định và công khai cho từng người trong tổ, nhóm hoặc phương tiện, thiết bị, phòng ban do
mình phụ trách.Việc xác định hệ số năng suất cho mỗi cá nhân người lao động cần đảm bảo
tính khách quan và chính xác căn cứ vào mức độ đóng góp vào kết quả hoàn thành công việc
được giao, đồng thời phải xét đến mức độ khó khăn, phức tạp, tính trách nhiệm ở mỗi loại
công việc mà người đó thực hiện (năng suất, chất lượng, hiệu quả) theo các tiêu chí dưới đây:

Hạng

A

B


C

D

E

Tiêu chí

Hệ số

- Đảm bảo đủ ngày công quy định (26 ngày/tháng).
- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của tổng công ty.
- Hoàn thành mọi việc được giao trước thời hạn quy định.
- Có tinh thần tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc chung.
- Đủ ngày công quy định.
- Chấp kỷ luật lao động tốt.
- Hoàn thành đầy đủ khối lượng công việc được giao.
- Có quan hệ hợp tác, đoàn kết nội bộ tốt.
- Đủ ngày công quy định.
- Tuy có tham gia công việc chung của phòng nhưng mức độ hoàn thành
công việc chưa cao, chất lượng yêu cầu ở mức độ thấp.
- Chấp hành nội quy lao động.
- Chưa đủ ngày công quy định (nghỉ dưới 5 ngày/tháng).
- Mức độ hoàn thành công việc chưa cao, chất lượng không đạt yêu cầu.
- Chấp hành nội quy lao động chưa tốt.
- Chưa đủ ngày công quy định (nghỉ dưới 5 ngày/tháng).
- Trong quý, làm việc không hiệu quả tức là không công khai công việc
chuyên môn cụ thể (đối với cán bộ quản lý) hoặc không tham gia hoạt
động xuất nhập khẩu của phòng (với cán bộ khối nghiệp vụ)

- Vi phạm quy định của công ty như: đi muộn về sớm, nghỉ không lý do,
chơi cờ bạc tại cơ quan (việc này do trường các đơn vị quyết định trên cơ
sở mức độ vi phạm của CBCNV thuộc đơn vị mình).

1,25

1,12

1,0

0,80

0,40

Kết quả đánh giá thực hiện công việc của công ty được sử dụng chủ yếu trong vấn đề thù
lao cho người lao động. Cụ thể các hình thức trả lương sản phẩm của công ty là:
* Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:
Đây là chế độ tiền lương được trả theo từng đơn vị sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm và
theo đơn giá nhất định. Trong bất kỳ trường hợp nào công nhân hụt mức, đạt mức, hay vượt
11

11


mức, cứ mỗi đơn vị sản phẩm làm ra đều được trả tiền lương nhất định gọi là đơn giá sản
phẩm. Như vậy tiền lương sẽ tăng theo số sản phẩm xuất ra.
Đối tượng áp dụng: Tổ trưởng các tổ và công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm công nhân
may dệt, hoàn thành, cắt, chất lượng, phục vụ, đóng kiện và đứng máy. Ở đó tiền lương mà
người lao động nhận được phụ thuộc vào số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành, đơn giá sản
phẩm kết hợp với phân hạng thành tích trong tháng.

Tiền lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được tính theo công thức sau:
= Lương SP ngày + Lương SP đêm + Lương thời gian khác (phép, lễ) + Các khoản
khấu trừ người lao động.
Lương SP ngày =

Hệ số phân phối thu nhập Hệ số điều chỉnh

Lương SP đêm =

Hệ số phân phối thu nhập Hệ số điều chỉnh Hệ số phụ cấp đêm

Trong đó: :

Tiền lương thực tế của công nhân

:

Số lượng sản phẩm được sản xuất đảm bảo chất lượng
= / = : Đơn giá sản phẩm

:

Mức lương cấp bậc việc

:

Mức sản lượng

:


Mức thời gian

Ví dụ: Anh Trần Đại Thắng là công nhân trong tổ Máy ống tự động của công ty.
Số lượng sản phẩm ngày trong tháng của anh là 500kg sợi Ne45PE, 550kg Ne30PE
Số lượng sản phẩm đêm trong tháng của anh là 300kg sợi Ne45PE, 300kg Ne30PE
Đơn giá: Ne45PE là 2,737299 triệu / 1 tấn
Ne30PE là 2,615496 triệu / 1 tấn
Hệ số phụ cấp đêm là 1,45 (Biết hệ số năng suất của anh Thắng là 1,25)
Như vậy, tiền lương thực tế của anh Thắng sẽ là:
= [(0,5 + 0,3 1,45) 2,737299 + (0,55 + 0,3 1,45) 2,615496] 1,25 = 6.419.548 đồng.

BẢNG LƯƠNG THÁNG CỦA 1 TỔ MÁY TỰ ĐỘNG
Ne45PE
STT

Họ và Tên
SL
ngày
(kg)

12

Ne30PE

SL
đêm
(kg)

SL
ngày

(kg)

SL
đêm
(kg)
12

Phụ
cấp
đêm

Hạng
thành
tích

Đơn giá sản phẩm
(triệu /tấn)

Ne45PE

Ne30PE

Tiền
lương
thực lĩnh
(đồng)


1


Trần Đại
Thắng

500

300

550

300

1,45

1,25

2,737299

2,615496

6.419.548

2

Lê Bá Thọ

500

200

600


400

1,45

1,25

2,737299

2,615496

6.560.939

3

Lê Văn
Dũng

600

300

500

250

1,45

1,12


2,737299

2,615496

5.699.646

4

Vũ Hải
Hùng

350

400

250

150

1,45

1,00

2,737299

2,615496

3.768.432

5


Trần Văn
Hiệp

350

250

350

350

1,45

1,00

2,737299

2,615496

4.193.113

* Trả lương theo sản phẩm tập thể:
Đối tượng áp dụng: Công ty sử dụng chế độ trả lương này để trả lương trực tiếp cho một
nhóm ngươì lao động (tổ sản xuất) khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định. áp
dụng cho những công việc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện, mà công việc của
mỗi cá nhân có liên quan đến nhau. Tiền lương theo sản phẩm tập thể được tính theo công
thức: =
Trong đó:


:

Tổng tiền lương thực tế của cả tổ nhóm nhận được
:

Số lượng sản phẩm i do nhóm người lao động tạo ra đảm bảo chất

lượng
:

Đơn giá tiền lương cho cả tổ.

Cách xác định đơn giá:
= / =
Trong đó:

= [(+ PC nếu có) ] /

: Tổng mức lương cấp bậc công việc
:

Mức sản lượng tập thể

:

Mức thời gian tập thể

:

Lương tối thiểu


PC:

Phụ cấp
Hệ số lương

Cách tính tiền lương cá nhân trong nhóm:
nhóm = = (+ PC nếu có)

ngày công thực tế / ngày công chuẩn.

Hệ số điều chỉnh: = nhóm /
Tiền lương cá nhân: =
Ví dụ: Tính tiền lương của mỗi công nhân may trong 1 tổ May có 5 nhân công với giao cho
tổ công nhân là 20 sp/ngày với ngày công chuẩn là 26 ngày.
Khi sản xuất sản phẩm thực thế có:

Tên công nhân
13

Hệ số lương
13

Ngày công thực tế


Lê Hải Yến

2,5


26

Phạm Thị Như

2,0

25

Trần Ngọc Hà

1,5

24

Lê Ngọc Hân

3,0

25

Trần Thị Hoa

2,0

22

Sản lượng thực tế đã qua nghiệm thu đạt 550 sản phẩm. Hệ số phụ cấp là 0,2. Doanh
nghiệp tại Hà Nội nên mức lương tối thiểu thuộc khu vực I và áp dụng chế độ làm việc là 26
ngày công chuẩn.
Mức lương tối thiểu khu vực I là: = 4.420.000 đồng

Ta có: = [(+ PC) ] / = [(11+1) 4.420.000] / (26 20)
= 102.000 đồng /sp.
= = 102000 550 = 56.100.000 đồng.
Tiền lương thời gian của mỗi công nhân là: = (+ PC) ngày công thực tế/ngày công
chuẩn.
BẢNG TIỀN LƯƠNG THỜI GIAN CỦA MỖI CÔNG NHÂN MAY
Đơn vị tiền lương: VNĐ
Tên công nhân

Hệ số lương

Phụ cấp

Mức lương tối
thiểu

Ngày công
thực tế

Tiền lương cá
nhân

Lê Hải Yến

2,5

0,2

4.420.000


26

11.934.000

Phạm Thị Như

2,0

0,2

4.420.000

25

9.350.000

Trần Ngọc Hà

1,5

0,2

4.420.000

24

6.936.000

Lê Ngọc Hân


3,0

0,2

4.420.000

25

13.600.000

Trần Thị Hoa

2,0

0,2

4.420.000

22

8.228.000

Tiền lương nhóm theo thời gian là: nhóm = = 50.048.000 đồng
Hệ số điều chỉnh: = nhóm / = 50.048.000 / 56.100.000 = 0,89
Tiền lương thực lĩnh của mỗi công nhân trong tổ may này là: =
BẢNG TIỀN LƯƠNG THỰC LĨNH CỦA MỖI CÔNG NHÂN TRONG TỔ MAY
Đơn vị tiền lương: VNĐ

14


Tên công nhân

Tiền lương cá nhân

Hệ số điều chỉnh

Tiền lương thực lĩnh

Lê Hải Yến

11.934.000

0,89

10.621.260

Phạm Thị Như

9.350.000

0,89

8.321.500

14


15

Trần Ngọc Hà


6.936.000

0,89

6.173.040

Lê Ngọc Hân

13.600.000

0,89

12.104.000

Trần Thị Hoa

8.228.000

0,89

7.322.920

15


PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CÁC CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY
DỆT MAY HÀ NỘI
3.1 Ưu điểm
3.1.1 Đối với hình thức trả lương theo thời gian

- Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào ngày đi làm thực tế nên đã khuyến khích
người lao động đi làm đầy đủ hơn, quan tâm đến thời gian làm việc, đảm bảo đủ số ngày công
trong tháng, gia tăng năng suất làm việc và đạt hiệu quả công việc.
- Phương pháp tính lương theo thời gian đơn giản, dễ tính toán.
- Đảm bảo cho người lao động một mức lương ổn định.
3.1.2 Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm
- Quán triệt quy tắc trả lương theo lao động vì tiền lương của người lao động nhận được
phụ thuộc trực tiếp vào sản phẩm mà họ làm ra.
- Khuyến khích người lao động nâng cao trình độ tay nghề, tích lũy kinh nghiệm, rèn
luyện kĩ năng, phát huy tính sáng tạo,..để nâng cao năng suất lao động.
- Đối với phương pháp trả lương theo sản phẩm tập thể còn khuyến khích người lao động
có sự hợp tác với nhau nhằm gia tăng hiệu suất lao động, tạo ra bầu không khí làm việc năng
nổ, lành mạnh, nhiều ý kiến trao đổi sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc cũng như tình đoàn
kết trong mỗi xưởng.
- Kích thích sự cạnh tranh, thi đua giữa các cá nhân, các xưởng nhằm nâng cao tay nghề,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Phương pháp tính toán đơn giản, dễ dàng, nâng cao hiệu quả quản lý lao động
3.2 Nhược điểm
3.2.1 Đối với hình thức trả lương theo thời gian
- Nếu dùng cách trả lương theo thời gian thì tiền lương thực nhận của người lao động
chưa chính xác, không phản ánh hết giá trị lao động mà họ đã cống hiến. Bởi vì tiền lương
phụ thuộc vào số ngày làm việc thực tế, do vậy người lao động sẽ có tư tưởng đi làm cho đủ
giờ/ngày, không làm các công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình nên đã dẫn đến
tình trạng sử dụng lãng phí thời gian trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, làm giảm
năng suất lao động và hiệu quả của ghoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tiền lương chỉ gắn với chức danh của mỗi người, chưa phản ánh mức độ phức tạp của
công việc mà chức vụ đó đảm nhận, chưa căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc cũng như
khả năng làm việc của từng người. Bởi hệ số lương của mỗi người là cố định, chỉ khi họ được
thăng quan tiến chức thì mới có cơ hội tăng lương, ngoài ra sẽ không được tăng lương. Áp
dụng cách tính lương cứng nhắc như thế sẽ dẫn đến không công bằng với các cán bộ, nhân

viên trong công ty. Vì khi trả lương theo cách này thì người lao động dù có làm việc ở phòng
ban nào, dù làm việc có năng lực hay không nhưng có chức danh giống nhau, có số ngày làm
việc như nhau thì đều nhận được tiền lương bằng nhau.
- Tiền lương mang tính bình quân nên không kích thích người lao động nâng cao năng
suất và hợp thức hóa phương thức lao động.
3.2.2 Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm
16

16


- Do đặc điểm sản xuất là công ty dệt may nên sẽ có những khối công việc theo dây
chuyền. Mỗi tổ độc lập, sự hợp tác giữa các tổ chỉ mang tính chất tương đối, sản xuất của
công đoạn sau phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn trước. Nếu công đoạn trước mà bị gián đoạn
thì không những gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của công đoạn sau mà còn của cả dây
chuyền sản xuất đó.
- Người lao động vì lợi ích cá nhân mà chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm mà bỏ qua
chất lượng sản phẩm.
- Người lao động không muốn làm công việc đòi hỏi chuyên môn cao vì tốn nhiều thời
gian ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm.
- Vì người lao động chạy theo sản phẩm nên dẫn đến tình trạng làm thêm giờ, vừa ảnh
hưởng đến sức khỏe người lao động vừa gia tăng áp lực lên máy móc.
- Tiền lương của người lao động không cố định vì còn phụ thuộc vào đơn giá của sản
phẩm.

17

17



KẾT LUẬN
Ngày nay, có rất nhiều hình thức trả công mang tính công bằng và rất mình bạch.
Công ty Dệt may Hà Nội cũng cần hoàn thiện và phát triển thêm các hình thức, cách thức trả
lương nhằm nâng cao năng suất lao động của người lao động. Nhân lực luôn là nguồn lực
thiết yếu và quan trong nhất trong doanh nghiệp, vì vậy thỏa mãn được nhân lực, thúc đẩy, tạo
động lực sẽ có được những sự công hiến hết mình phát triển doanh nghiệp.
Không chỉ là Công ty Dệt may Hà Nội, các doanh nghiệp khác dù lớn hay nhỏ cũng
cần có một chính sách trả lương đúng phát luật, đúng với công sức của người lao động. Việc
đó sẽ giúp cho chúng ta có sự trao đổi qua lại, mục đích cuối cùng là để tăng năng suất của cả
nền kinh tết Việt Nam.
Nhóm 07 xin chân thành cảm ơn cô giáo đã hỗ trợ nhóm thực hiện đề tài này. Trong
quá trình làm bài không tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được góp ý của cô giáo để
chúng em hoàn thành bài hơn. Nhóm 07 xin chân thành cảm ơn!

18

18



×