Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dệt May Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.75 KB, 78 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU

Qua một thời gian nghiên cứu và học tập tại trường ĐH Kinh tế quốc dân tôi đã
được trang bị những kiến thức cơ bản, những lý luận về nhiều lĩnh vực và trong
đó có chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại mà tôi theo học. Qua đó
kết hợp với những kiến thức đã học được và có điều kiện tìm hiểu thực tế về
công việc mà chúng tôi sẽ làm trong tương lai tôi đã được đi thực tập tại công ty
dệt may Hà Nội.
Qua thời gian thực tập tôi đã tìm hiểu được về vấn đề chung của công ty đó là:
Với bề dày hơn 20 năm, Công ty Dệt may Hà Nội là một trong những
Công ty hàng đầu của ngành Dệt May Việt Nam. Trong thời kỳ bao cấp sản
phẩm của Công ty đã có uy tín cao ở thị trường miền Bắc. Ngày nay, trong nền
kinh tế thị trường, Công ty đang thực hiện những thay đổi mạnh mẽ để thích
nghi với cơ chế thị trường. Tiêu thụ sản phẩm của Công ty là một trong những
mặt đòi hỏi phải có chuyển biến mạnh mẽ nhất.
Ý thức sâu sắc được vấn đề đó, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại
Công ty Dệt may Hà Nội, với những kiến thức đã học cùng với sự giúp đỡ nhiệt
tình của giáo viên hướng dẫn và sự giúp đỡ của các phòng ban trong Công ty,
từ thực tiễn thu được về hoạt động sản xuất kinh doanh, những vấn đề liên quan
đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty . Tôi mạnh dạn nghiên cứu và hoàn
thành đề tài tốt nghiệp với nội dung:
“Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dệt May Hà Nội"
Nội dung bao gồm:
Chương I: Những cơ sở đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dệt May Hà
Nội.
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Dệt - May
Hà nội.
Chương III: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản
phẩm ở Công ty Dệt - May Hà nội những năm tới.
2


Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này là vận dụng lý luận đã tiếp thu được
vào thực tiễn của Công ty, qua phân tích đánh giá tình hình mạnh dạn đề xuất một
số giải pháp ban đầu góp phần giải quyết một trong những vấn đề bức xúc hiện nay
của Công ty đó là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu chưa được sâu rộng, khả năng trình độ
còn hạn chế, do vậy không tránh khỏi những nhược điểm và thiếu sót. Em rất
mong được sự góp ý giúp đỡ của các thầy cô và các bạn.






3
CHƯƠNG I
NHỮNG CƠ SỞ ĐẨY MẠNH
TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
I- NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở
DOANH NGHIỆP
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người
bán đã diễn ra và quyền sở hữu về sản phẩm đã thay đổi. Với quan niệm như vậy
không thể coi tiêu thụ là một hành vi đơn nhất mà phải được coi trọng ngay từ
khi bắt đầu sản xuất, phải biết sản phẩm có phù hợp với nhu cầu hay không ?
sản phẩm được bán như thế nào ? Thay vì cố gắng bán cho khách hàng những
sản phẩm đã sản xuất ra bằng việc bán những gì mà chính khách hàng cần.
Nghĩa là tiêu thụ phải được xem xét như một quá trình, quá trình thực hiện giá
trị và chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm .
Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các
doanh nghiệp phải chủ động đổi mới phương thức tiêu thụ sản phẩm của mình.

Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cơ bản để các doanh nghiệp bán nhanh sản phẩm
hàng hoá, tăng doanh thu, mở rộng quy mô sản xuất mới đảm bảo đứng vững
trên thị trường. Thực tế những năm qua cho thấy rằng, tổ chức tốt khâu tiêu thụ
sản phẩm, phù hợp với nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến
lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy để tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, các
doanh nghiệp cần phải làm tốt các khâu cơ bản sau đây :
1- Nghiên cứu thị trường :
Trước đây trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hoạt động của
các doanh nghiệp hoàn toàn theo kế hoạch Nhà nước. Nếu hoạt động sản xuất
kinh doanh bị thua lỗ, Nhà nước sẽ bù, vì vậy không cần nghiên cứu thị trường.
Chuyển sang cơ chế thị trường , doanh nghiệp phải tự quyết định tất cả mọi hoạt
động của mình, sản xuất cái gì ? số lượng bao nhiêu ? bán ra sao ?... và phải tự
bù đắp chi phí đồng thời có lãi trên cơ sở đồng vốn được giao. Bởi vậy muốn tồn
tại và phát triển, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng, chi tiết thị trường.
4
Nghiên cứu thị trường là đối tượng chủ yếu của hoạt động tiêu thụ sản
phẩm vì thị trường là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả
của hoạt động tiêu thụ. Muốn thâm nhập được thị trường mới, quản lý điều tiết
được thị trường phải dựa trên những hiểu biết, những thông tin nhanh, nhạy,
chính xác của thị trường.
Xuất phát điểm của các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp kinh
doanh là nghiên cứu thị trường. Bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh loại hàng
hoá, dịch vụ nào cũng phải nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc
cần thiết, đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu sản xuất kinh doanh,
đang kinh doanh hoặc muốn mở rộng và phát triển kinh doanh. Mục đích của
việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ loại mặt
hàng trên địa bàn xác định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thoả
mãn nhu cầu của thị trường .
Thị trường là một lĩnh vực huyền bí, luôn luôn vận động và thay đổi,
nhưng không phải là lĩnh vực không thể nhận thức được, thị trường vận động có

quy luật, những quy luật này tác động thông qua hoạt động có ý thức của con
người. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra nhu cầu và
khả năng tiêu thụ về một sản phẩm hàng hoá dịch vụ nào đó, người nghiên cứu
có thể thu thập các thông tin, số liệu về thị trường như nhu cầu về loại hàng hoá
hay dịch vụ, các nguồn cung ứng, khả năng dự trữ, các số liệu mua - bán - tồn
kho, từ đó so sánh, phân tích, rút ra kết luận cần thiết cho công tác quản lý vĩ mô
hoặc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường -
xuất phát điểm của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh quy mô lớn khi mở rộng thị
trường, tham gia thị trường mới thì việc nghiên cứu thị trường theo trình tự:
Nghiên cứu khái quát thị trường sau đó mới nghiên cứu chi tiết thị trường. Còn
với những doanh nghiệp nhỏ, vừa khi tham gia thị trường nghiên cứu chi tiết thị
trường sau đó mới nghiên cứu khái quát thị trường .
* Nội dung nghiên cứu khái quát thị trường gồm :
5
- Nghiên cứu quy mô, cơ cấu và sự vận động của thị trường để nắm được
số lượng người tiêu dùng, tổng khối lượng và cơ cấu của loại hàng hoá tiêu thụ
trên thị trường trong từng khoảng thời gian, doanh số tiêu thụ của doanh nghiệp
kỳ trước và các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại mặt hàng.
- Nghiên cứu nhân tố của môi trường : môi trường kinh tế, luật pháp, công
nghệ, các nhân tố khác như dân cư, văn hoá xã hội, tập quán truyền thống, tâm
lý. Đây là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ
sản phẩm trong từng thời gian. Nắm vững được các nhân tố này, có kế hoạch
thích ứng phát triển doanh nghiệp và đề ra các chính sách : phân phối, giá cả,
quảng cáo... để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ.
* Nội dung nghiên cứu chi tiết thị trường :
Là nghiên cứu thái độ, thói quen của người tiêu dùng và quá trình nghiên
cứu đó phải trả lời được các câu hỏi sau : Đối tượng mua hàng ? mua bao nhiêu
? mua làm gì ? các đối thủ cạnh tranh ?
Thực chất của nghiên cứu chi tiết thị trường là sự cụ thể hoá của nghiên

cứu khái quát phát huy thế mạnh có thể khai thác được sau nghiên cứu khái
quát.
Tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu thị trường có thể tiến hành nghiên cứu
khái quát hoặc chi tiết thị trường .
Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin số liệu về
thị trường, so sánh phân tích những số liệu đó và rút ra các quyết định sản xuất
kinh doanh. Quá trình nghiên cứu thị trường gồm 3 bước : Thu thập thông tin -
xử lý thông tin - ra quyết định.
- Thu thập thông tin là công việc đầu tiên quan trọng của công tác nghiên
cứu thị trường. Về mặt phương pháp luận, người ta phân biệt hai loại: nghiên
cứu tại văn phòng và nghiên cứu tại hiện trường.
+ Nghiên cứu tại văn phòng hay nghiên cứu tại bàn là phương pháp phổ
thông đơn giản nhất vì nó đỡ tốn kém. Chìa khoá thành công của nghiên cứu tại
bàn là phát hiện ra các nguồn thông tin và triệt để khai thác những thông tin đó.
6
+ Nghiên cứu tại hiện trường hay còn gọi là lập kế hoạch khảo sát khác
với nghiên cứu tại bàn là thu thập nguồn tin qua các nguồn đã được công khai
xuất bản, nghiên cứu tại hiện trường chủ yếu thu thập thông tin từ trực quan và
qua các quan hệ giao tiếp với khách hàng. Tính phức tạp và mức độ chi phí của
nghiên cứu tại hiện trường là một hoạt động tốn kém không phải doanh nghiệp
nào cũng đủ điều kiện làm được.
- Xử lý thông tin : Sau khi tiến hành hoặc có khi ngay cả đang thu thập
thông tin, người nghiên cứu thị trường đã phải xử lý thông tin để tìm ra những
lời giải đáp cho các câu hỏi về thị trường, mục tiêu, dung lượng, tình hình cạnh
tranh, giá cả, phương pháp tiêu thụ, các biện pháp xúc tiến. Mục đích của xử lý
thông tin là so sánh và lựa chọn các thị trường cho phù hợp với tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
- Quyết định trong sản xuất kinh doanh : từ những thông tin thu nhận
được qua lựa chọn, xử lý để đề ra các quyết định kinh doanh bảo đảm thu được
lợi nhuận cao.

Tuỳ điều kiện cụ thể của mình các doanh nghiệp có thể lựa chọn các
phương pháp nghiên cứu thị trường thích hợp :
- Đưa ra câu hỏi thăm dò ý kiến của khách hàng.
- Sử dụng các kinh nghiệm của các chuyên gia giỏi.
- Phân tích các số liệu thống kê.
- Điều tra điển hình.
- Tổng hợp nhu cầu từ đơn hàng.
- Sử dụng mô hình toán và công cụ tính toán hiện đại.
2- Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm
Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp giúp doanh nghiệp
nắm bắt nhu cầu khách hàng, từ đó chủ động đối phó với mọi diễn biến của thị
trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới, kế hoạch hoá về khối
lượng hàng hoá tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chon kênh tiêu thụ và các đối
tượng khách hàng...
7
Chiến lược thị trường là yếu tố quan trọng hàng đầu của chiến lược tiêu
thụ sản phẩm. Xuất phát từ chiến lược thị trường để hình thành chiến lược sản
phẩm và chính sách giá cả.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải
xác định cho được thị trường tiêu thụ của mình, vì bản thân thị trường là nơi tiêu
thụ sản phẩm, là nơi người bán gặp người mua, là tấm gương phản chiếu các
mối quan hệ kinh tế.
Trong chiến lược thị trường phải đặc biệt coi trọng thị trường trong nước,
đồng thời quan tâm thị trường nước ngoài. Có chiến lược đúng đắn đối với thị
trường trong nước sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, từ đó mới có
điều kiện vươn ra thị trường nước ngoài.
Chiến lược thị trường của doanh nghiệp phải xác định rõ định hướng thị
trường, nghĩa là thị trường nào, thị hiếu nào doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Chiến lược phải xác định rõ thị trường trọng điểm của doanh nghiệp. Những giải
pháp lớn để thâm nhập mở rộng thị trường. Đồng thời cũng phải xác định thị

trường mục tiêu và chiến lược phân đoạn thị trường.
Các bước xác định thị trường trọng điểm (thị trường mục tiêu):
- Bước 1: Nghiên cứu thị trường rộng.
- Bước 2: Phân tích thị trường sản phẩm chung.
- Bước 3: Phân tích thị trường sản phẩm.
- Bước 4: Phân đoạn thị trường xác định các thị trường thành phần.
- Bước 5: Quyết định thị trường trọng điểm và cách tiếp cận.
Căn cứ phổ biến để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là dựa vào các đơn đặt
hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết và kết quả của công tác nghiên cứu thị
trường sẽ cung cấp cho doanh nghiệp thông tin cần thiết về danh mục sản phẩm
được tiêu thụ, về sự phù hợp của quy cách, chủng loại sản phẩm. Trong kế
hoạch tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải xác định được địa điểm, đối tượng mua
hàng của mình tức là ai mua và mua ở đâu, từ đó lập kế hoạch tổ chức sản xuất
và đưa sản phẩm ra thị trường .
3- Xây dựng kênh tiêu thụ và mạng lưới tiêu thụ:
8
Tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là thiết lập hệ thống
các cửa hàng, quầy hàng nhằm tiêu thụ sản phẩm nhanh nhất với chi phí ít nhất.
Cơ sở để tổ chức hợp lý mạng lưới tiêu thụ là lựa chọn đúng loại hình kinh
doanh của doanh nghiệp và việc lựa chọn loại hình kinh doanh lại phụ thuộc vào
công tác nghiên cứu thị trường.
Xác định các kênh tiêu thụ và phân phối sản phẩm tiêu thụ theo mục tiêu
và chiến lược kinh doanh là một nội dung quan trọng. Các doanh nghiệp phải
xác định các kênh tiêu thụ hợp lý để sử dụng tối đa các tiềm năng, kiểm soát
được kênh tiêu thụ, giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.
Ngày nay các doanh nghiệp thường sử dụng các phương thức bán buôn,
bán lẻ, bán trực tiếp và bán gián tiếp. Tiêu chuẩn chung để xét chọn kênh phân
phối là đảm bảo chi phí thấp. Việc chọn kênh phân phối muốn có hiệu quả cần
căn cứ vào đặc điểm của khách hàng.
- Về đặc điểm hàng hoá :

+ Đối với hàng hoá bảo quản, dễ hư hỏng đòi hỏi phải tiếp cận thị trường
trực tiếp nhiều hơn để tránh tổn thất.
+ Đối với hàng hoá đơn chiếc, hàng hoá có kỹ thuật đặc biệt, doanh
nghiệp nên bán trực tiếp, vì có sự am hiểu hàng hoá của mình thì doanh nghiệp
có thể hướng dẫn khách hàng lắp đặt, sử dụng và bảo quản đúng kỹ thuật.
+ Đối với những loại hàng hoá muốn bán với khối lượng lớn, doanh
nghiệp không thể bán trực tiếp mà phải phân phối qua các kênh trung gian, ở
nhiều nơi, nhiều cấp.
+ Đối với các sản phẩm đòi hỏi nhiều chi phí, phục vụ cho khách hàng lẻ
tẻ và chi phí này là thường xuyên cần phải bán buôn.
+ Đối với những khách hàng ở xa, doanh nghiệp không am hiểu về tập
quán tiêu dùng thì nên bán qua kênh trung gian.
Trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải
chọn mạng tiêu thụ mà còn yêu cầu xác định số lượng kênh, xác định kênh
chính, kênh phụ. Ngày nay các doanh nghiệp thường phân phối sản phẩm bằng
nhiều kênh, thị trường, tập quán, thị hiếu người tiêu dùng và họ có kinh nghiệm
9
trong lĩnh vực quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hơn các nhà sản xuất nên có khả
năng tiêu thụ hàng hoá nhanh với khối lượng lớn. Song phương thức này thường
dẫn đến nhà sản xuất bị người trung gian "yêu sách" này nọ. Các trung gian
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gồm: Người bán buôn,
người bán lẻ, đại lý và môi giới. Và để sử dụng có hiệu quả, doanh nghiệp cần
phải hiểu rõ vai trò của họ. Đặc biệt đối với người môi giới, một cầu nối khá
hiệu quả giữa các nhà sản xuất với các trung gian và với người tiêu dùng, phải
coi họ là những nhà kinh doanh thực thụ và có quyền chia sẻ lợi nhuận hợp lý
khi tham gia vào quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp.
Sau khi xác định kênh tiêu thụ, doanh nghiệp tiến hành phân phối sản
phẩm theo không gian, thời gian trên cơ sở cân đối nhu cầu thị trường và khả
năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp. Phân phối sản phẩm là hoạt động
tác nghiệp tạo điều kiện cho tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tiến hành một

cách chủ động, thoả mãn nhu cầu của khách về số lượng, chất lượng, quy cách,
chủng loại gây được lòng tin với khách hàng, củng cố uy tín của doanh nghiệp .
Để phân phối sản phẩm hợp lý theo các kênh tiêu thụ cần căn cứ từ bản chất, đặc
điểm của sản phẩm, căn cứ vào tình hình thị trường về số lượng khách hàng,
mức độ nhu cầu về số lượng, tần suất mua sắm, căn cứ vào khả năng nguồn
hàng, sự thay đổi và phát triển của nghành hàng, tình hình cạnh tranh của các
đối thủ trên thị trường.
4- Tổ chức các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ tiêu thụ:
Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp thì bên cạnh
công tác bán hàng, cần phải có các hoạt động khác như: quảng cáo, xúc tiến bán
hàng, các dịch vụ có liên quan... nhằm giúp doanh nghiệp thoả mãn tốt hơn nhu
cầu của khách hàng, giúp khách hàng nhận thức, hiểu biết hơn về doanh nghiệp
và sản phẩm của doanh nghiệp, tạo ra sự ham muốn mua hàng của họ.
Xúc tiến bán hàng là hoạt động của người bán hàng tiếp tục tác động vào
tâm lý khách hàng để tiếp cận với khách hàng nhằm nắm bắt nhu cầu và sự phản
ánh của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Khi khách hàng tiếp nhận
10
thông tin qua quảng cáo, cần tranh thủ lôi kéo sự ủng hộ của quần chúng, trình
bầy và công bố các điều kiện, dịch vụ, mua hàng, giới thiệu sử dụng hàng hoá.

KHÁI QUÁT CÁC BƯỚC CHỦ YẾU CỦA VIỆC XÚC TIẾN
BÁN HÀNG.











Những nội dung chủ yếu để nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến bán
hàng.
+ Xây dựng mối quan hệ quần chúng: mục đích nhằm tạo lòng tin của
khách hàng vào chủ hàng hoá và tiếp thu những phản ánh về nhu cầu và thái độ
của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, công bố cho quần chúng các chính
sách giá cả, phân phối, các điều kiện mua hàng, giao nhận, bảo hành sản phẩm
hàng hoá.
+ In ấn và phát hành các tài liệu: gồm các tài liệu có liên quan đến sản
phẩm như: tên sản phẩm, nhãn mác, biểu tượng sản phẩm nhằm giúp khách hàng
hiểu rõ hơn về sản phẩm.
+ Bán thử sản phẩm: đây là biện pháp tác động mạnh vào khách hàng
thông qua bán thử để nắm được dư luận và phản ứng của khách hàng về sản
phẩm.
+ Các hình thức khuyến mãi: để khuyến khích người tiêu dùng, doanh
nghiệp có thể dùng các hình thức: có phiếu dự thưởng trong sản phẩm, quay sổ

THĂM DÒ
Ý KIẾN BƯỚC
ĐẦU

TIẾP CẬN
THĂM DÒ, ĐIỀU
TRA CHUẨN BỊ
ĐIỀU KIỆN


XỬ LÝ CÁC
Ý KIẾN

TRÌNH BẦY VÀ
GIỚI THIỆU
CHƯƠNG
TRÌNH

KIỂM TRA VÀ
GIÁM SÁT

11
số hoặc các hình thức bán trả góp với lãi xuất thấp để tăng khối lượng sản phẩm
tiêu thụ.
Quảng cáo: là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin về sản
phẩm, dịch vụ hoặc cho các phần tử trung gian, hoặc cho khách hàng cuối cùng
trong khoảng không gian và thời gian nhất định.
Quảng cáo là một hình thức truyền thông marketing giúp cho doanh
nghiệp bán được nhanh và nhiều, là phương tiện dẫn dắt khách hàng mới đến
với doanh nghiệp. Vì vậy ta có thể kết luận:
"Quảng cáo là động lực của buôn bán!"
Quảng cáo có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau như:
báo chí, truyền thanh, truyền hình.... với các nội dung chính sau:
+ Giới thiệu tên và đặc điểm của hàng hoá, nguyên liệu và công nghệ sản
xuất ra hàng hoá.
+ Giới thiệu các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của hàng hoá.
+ Giới thiệu công dụng, lợi ích của sản phẩm, khả năng thay thế và mức
độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm.
+ Giới thiệu thế lực và biểu tượng của hãng sản xuất kinh doanh.
+ Giới thiệu các điều kiện, phương tiện, dịch vụ mua bán, địa điểm bán
hàng.
Mục tiêu của quảng cáo bao gồm các vấn đề:
+ Tăng số lượng hàng hoá dịch vụ trên thị trường truyền thống.

+ Quảng cáo sản phẩm trước khi tung vào thị trường mới.
+ Giới thiệu những sản phẩm mới để khách hàng nắm được những thông
tin về sản phẩm.
+ Củng cố uy tín của nhãn hiệu hàng hoá và biểu tượng của hãng sản
xuất kinh doanh.
Các dịch vụ bổ xung: Là loại hình dịch vụ rất phổ biến trên thị trường
hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, có tác dụng to lớn trong việc thu hút
khách hàng và có ý nghĩa kinh tế trong cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất
cùng loại mặt hàng.
12
Phát triển hoạt động dịch vụ nhằm mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn,
tạo ra sự tín nhiệm, sự thuỷ chung và gắn bó của khách hàng đối với doanh
nghiệp.
Đối với doanh nghiệp sản xuất: hoạt động dịch vụ đòi hỏi người làm dịch
vụ phải hiểu biết tính chất kỹ thuật của vật tư, hàng hoá. Những dịch vụ này bao
gồm: dịch vụ chuẩn bị vật tư hàng hoá, phân loại, chọn lọc, ghép đồng bộ, đóng
gói và gửi hàng. Dịch vụ về sửa chữa thiết bị, máy móc, dịch vụ lắp đặt tại đơn
vị sử dụng...
5- Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng tiêu thụ:
5.1 - Lựa chọn các mối quan hệ giao dịch:
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, điều quan trọng là phải thiết lập hợp lý
các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với khách hàng. Hiện nay nền sản
xuất hàng hoá phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng
phong phú và đa dạng, các mối quan hệ giao dịch cũng trở nên phức tạp hơn.
Theo ý kiến của các nhà kinh tế học, các mối quan hệ kinh tế tăng lên theo bình
phương tăng của sản xuất. Sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng gây nên biến động trên
thị trường khiến các doanh nghệp sản xuất phải quan tâm nhiều đến quan hệ
giao dịch nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Việc lựa chọn, giao dịch
và đàm phán với bạn hàng mang tính nghệ thuật cao phụ thuộc vào trình độ của
người được doanh nghiệp uỷ thác giao dịch.

Các yếu tố quan trọng của giao dịch đàm phán là:
+ Bối cảnh đàm phán: là nhân tố hạt nhân của cuộc đàm phán. Nó ảnh
hưởng đến sự đánh giá hiện thực cũng như quyết định của mình sau này. Bối
cảnh bao gồm: tình hình kinh tế đối phương, vấn đề giá cả, nhu cầu thực sự và
sức ép từ bên ngoài...
+ Thời gian đàm phán: đàm phán không phải là một giai đoạn mà là một
quá trình có khởi điểm và kết điểm. Cần phải hết sức kiên nhẫn, không nên để
đối phương biết điểm yếu của mình để ép giá. Chẳng hạn: doanh nghiệp đang rất
cần vốn, cần giải toả hàng để thu hồi vốn nhưng không nên để đối phương nhận
ra nhằm tránh bị đối phương ép giá.
13
+ Quyền lực trong đàm phán: bản thân mỗi doanh nghiệp khi tham gia
giao dịch đàm phán đều có những quyền lực nhất định, thể hiện ở vị trí uy tín
của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp trên thương trường, ở qui mô
doanh nghiệp và trình độ hiểu biết của người đại diện doanh nghiệp tham gia
giao dịch. Vấn đề là ta phải tự tin và khéo léo sử dụng nó để đạt được mục đích
của mình.
Trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có nhiều điều khoản qui định nghĩa vụ
và trách nhiệm giữa các bên tham gia ký kết. Nhưng vấn đề chủ yếu xoay quanh
là giá cả hàng hoá theo những điều kiện giao hàng nhất định. Đây là vấn đề cốt
lõi nhất của hợp đồng. Khi tham gia giao dịch đàm phán thì nghệ thuật thách giá
cũng là điều đáng lưu ý. Đúc rút từ các kinh nghiệm thực tế cho thấy:
• Nếu người bán thách giá thấp thì thường bán được với giá thấp.
• Nếu người bán thách giá cao thì thường bán được với giá cao
• Nếu người bán thách giá cao với giá cao bất ngờ và kiên quyết
đến cùng thì thường thu được kết quả tốt trong trường hợp đàm phán
không bị thất bại.
Vận dụng bí quyết trên cần phải thách giá cao nhưng nhượng bộ. Như
vậy, kết quả của giao dịch đàm phán mới thành công.
14

5.2 - Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm:
Ký kết hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm chính là kết quả của giao dịch đàm
phán giữa doanh nghiệp với bạn hàng. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm không chỉ là
căn cứ pháp lý qui định trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên tham gia hợp
đồng mà còn là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất và tiêu
thụ đạt độ an toàn và hiệu quả kinh tế cao nhất. Hợp đồng kinh tế về tiêu thụ sản
phẩm phải được ký kết trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ. Hình thức ký kết linh hoạt và thuận tiện cho cả hai bên.
Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã
ký vào văn bản, hoặc từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả
thuận về tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Các điều khoản chủ yếu
của hợp đồng bao gồm:
+ Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
+ Tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên.
+ Họ tên người đại diện ký kết hợp đồng.
+ Đối tượng của hợp đồng tính bằng: số lượng, khối lượng hoặc giá trị qui
ước đã thoả thuận.
+ Chất lượng chủng loại, qui cách, tính đồng bộ của sản phẩm hàng hoá
hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.
+ Giá cả sản phẩm, điều kiện bảo hành.
+ Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.
+ Phương thức thanh toán.
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
+ Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
+ Các thoả thuận khác.
Ngoài ra còn có một số điều khoản khác ghi trong hợp đồng do các bên
thoả thuận. Các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ cam kết trong
hợp đồng trên tinh thần hợp tác tôn trọng lợi ích của nhau.
15

Hợp đồng kinh tế là công cụ, phương tiện để xây dựng và thực hiện kế
hoạch nhà nước và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hợp đồng
thắt chặt mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong việc đáp ứng những nhu cầu
hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.
6- Tổ chức thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm:
Sau khi ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩn hàng hoá với khách hàng,
doanh nghiệp cần tổ chức thực hiện các điều khoản của hợp đồng một cách tốt
nhất. Thông thường qua các bước sau:
6.1 - Chuẩn bị lực lượng bán hàng:
Tổ chức nghiệp vụ bán hàng ở doanh nghiệp là quá trình thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hoá với từng khách hàng hoặc là đáp ứng tức thời nhu cầu
của người mua ở các cửa hàng, quầy hàng thuận tiện.
Đối với hình thức bán buôn, mua bán theo hợp đồng, tuỳ theo số lượng
hàng hoá, phương thức giao nhận thanh toán mà phân công số nhân viên bán
hàng phù hợp để đáp ứng yêu cầu giao dịch mua bán của khách hàng ở những
địa điểm thuận tiện cho cả hai bên.
6.2 - Chuẩn bị hàng hoá :
Đây là công việc được tổ chức ở kho thành phẩm, là hoạt động sản xuất
trong lưu thông. Các nghiệp vụ sản xuất ở kho thành phẩm bao gồm: Tiếp nhận
và phân loại sản phẩm, lắp ráp đồng bộ, bao gói sản phẩm... Bảo quản và chuẩn
bị xuất bán theo yêu cầu của khách hàng.
Công tác chuẩn bị hàng hoá là một việc rất quan trọng nhằm đảm bảo thời
gian giao hàng cho khách, đảm bảo hàng hoá đúng chất lượng, chủng loại, quy
cách và tính đồng bộ của sản phẩm... được ghi trong điều khoản của hợp đồng.
Lượng hàng hoá được chuẩn bị ở các kho thành phẩm phải đáp ứng được các
yêu cầu sau:
- Hàng hoá phải được chuẩn bị đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất
lượng, quy cách, mẫu mã... để đáp ứng kịp thời khi khách hàng có nhu cầu.
- Lượng hàng hoá dự trữ tại kho phải tối ưu nhằm đảm bảo tăng nhanh tốc
độ chu chuyển của vốn lưu động, tránh bị ứ đọng vốn.

16
- Hàng hoá phải được sắp xếp hợp lý, dễ bảo quản, dễ kiểm tra và thuận
lợi cho việc bốc xếp lên các phương tiện vận chuyển.
6.3 - Tổ chức vận chuyển và giao hàng:
Việc vận chuyển và giao hàng phụ thuộc vào các phương thức giao nhận
thoả thuận trong hợp đồng. Có các phương thức giao hàng chủ yếu sau:
+ Giao hàng tại kho, xưởng: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
của mình khi hàng đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở
người bán. Còn người mua có trách nhiệm về chi phí bốc xếp và vận chuyển
hàng, chịu mọi rủi ro (nếu có) trong quá trình vận chuyển đến nơi tập kết hàng
của mình.
+ Giao hàng cho người vận chuyển tại địa điểm quy định:
Người bán hoàn thành nhiệm vụ giao hàng của mình khi đã giao hàng cho
người vận chuyển (do người mua chỉ định) tại địa điểm quy định. Trường hợp
này người bán phải tổ chức vận chuyển hàng hoá từ kho thành phẩm đến địa
điểm quy định ghi trong hợp đồng và giao hàng cho người vận chuyển.
+ Giao hàng đến tận nơi người mua: Trường hợp này doanh nghiệp phải
thu xếp các phương tiện vận chuyển và chịu chi phí vận chuyển đến nơi người
mua yêu cầu. Mọi rủi ro xẩy ra và các chi phí bổ xung trong quá trình bốc xếp,
vận chuyển doanh nghiệp phải chịu.
Trong quá trình vận chuyển cũng như giao hàng cho khách hàng, doanh
nghiệp cần phải tính toán sao cho chi phí lưu thông là nhỏ nhất.
6.4 - Phương thức thanh toán tiền hàng:
Trong hợp đồng mua bán hàng hoá có nhiều phương thức thanh toán và
áp dụng phương thức thanh toán nào đó đều do hai bên bàn bạc, thoả thuận và
được ghi rõ trong hợp đồng. Có các phương thức thanh toán sau:
- Thanh toán bằng tiền mặt, séc, ngoại tệ.
- Thanh toán qua ngân hàng, chuyển khoản.
- Thanh toán qua đổi hàng, đối lưu hàng hoá.
- Trả tiền trước hoặc ngay sau khi nhận hàng hoá.

17
- Trả tiền trước một phần hoặc trả dần sau khi nhận hàng, với số lượng
tiền và thời gian được quy định trong hợp đồng.
Việc lựa chọn các phương thức thanh toán trên một cách hợp lý sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trong các lần mua bán tiếp theo.
Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tạo uy tín cho doanh nghiệp và giữ được
khách hàng thì doanh nghiệp cần nhậy bén, linh hoạt trong việc áp dụng các
phương thức thanh toán Tiền - Hàng.
6.5 - Về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế và chế độ thưởng
phạt hợp đồng:
Doanh nghiệp cần hết sức tránh việc vi phạm hợp đồng vì nó ảnh hưởng
đến kinh tế và uy tín của doanh nghiệp, không những hiện tại mà cả về sau và
với cả những bạn hàng khác. Nếu trường hợp bất khả kháng thì nên xin lỗi, xem
xét nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến vi phạm hợp đồng và nhanh
chóng bồi thường theo quy định tránh dây dưa, lần lữa với bạn hàng. Ngược lại
nếu bạn hàng thực hiện tốt các điều khoản quy định trong hợp đồng thì cần
nhanh chóng áp dụng chế độ thưởng đã ghi trong hợp đồng.
Như vậy thực hiện tốt các điều khoản ghi trong hợp đồng mua bán hàng
hoá sẽ có ảnh hưởng tốt tới hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như uy tín và vị
thế doanh nghiệp trên thị trường.
7- Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ:
Sau một thời gian nhất định, doanh nghiệp bao giờ cũng cần phải đánh giá
lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ nói
riêng. Đánh giá hoạt động tiêu thụ nhằm rút ra những kinh nghiệm từ đó có biện
pháp hoàn thiện quá trình tiêu thụ. Đánh giá hoạt động tiêu thụ là phân tích quá
trình thực hiện kế hoạch tiêu thụ đã đặt ra, làm rõ những nguyên nhân thành
công hay thất bại của doanh nghiệp.
Căn cứ để phân tích là các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và chi phí tiêu
thụ, vòng chu chuyển của vốn lưu động, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định, thuế phải
nộp, lãi hoặc lỗ. Đó là các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất, trình độ tổ chức

chỉ đạo kinh doanh...
18
Việc phân tích đánh giá hoạt động tiêu thụ còn phân tích khả năng đáp
ứng nhu cầu thị trường đến đâu về sản phẩm, các khách hàng, kết quả các hoạt
động xúc tiến bán, tình hình hoạt động của các kênh bán và của mạng lưới bán
hàng... Đặc biệt trong đánh giá phải phân tích rõ những tồn tại của doanh
nghiệp, những công việc chưa làm được hay làm chưa tốt, từ đó có hướng khắc
phục trong thời gian tới.
II- ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI VỚI ĐẨY MẠNH
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1-Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Dệt may Hà Nội (tên giao dịch là Hanosimex) là một trong những
Công ty hàng đầu của ngành Dệt may Việt Nam trực thuộc Tổng công ty Dệt -
May Việt Nam.
-Tên gọi chính thức: Công ty Dệt may Hà nội (Hà nội textile company)
-Tên giao dịch: HANOSIMEX
-Trụ sở chính : Số 1 Mai Động ,Quận Hai Bà Trưng - Hà nội
-Điện thoại : 8621019 - 8621023
-Fax : 84 - 4- 622334
-Tài khoản : 710A- 00022 Ngân hàng công thương II Quận Hai Bà
Trưng Hà nội
Công ty đã trải qua những bước xây dựng và trưởng thành tính đến nay là
24 năm . Cụ thể:
Ngày 7/4/1978,Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng
UNIOMATEX CHLB Đức chính thức ký hợp đồng xây dựng nhà máy Sợi Hà
nội -tiền thân của Công ty Dệt may ngày nay và khánh thành công trình vào
ngày 21/111985.
Những năm trong thời kỳ bao cấp, nhà máy chưa phát huy được hết
tiềm năng của mình. Đến tháng 12/1989 thực hiện quy mô mở rộng và phát triển
sản xuất theo chiều sâu, với nguồn vốn nhà nước cấp, vốn tự có và vốn vay ngân

hàng, nhà máy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng phân xưởng dệt kim hiện đại với
tổng số vốn 8 triệu đô la với một dây chuyền hoàn chỉnh gồm :8 máy dệt vải rib,
19
5 máy dệt vải Interlock, 10 máy thêu , 2 máy cắt, 250 máy may, 5 máy nhuộm
cao áp, 5 máy nhuộm thường, 2 máy vắt, 1 máy cán ướt, 1 máy xe thô, 1 máy
định hình, 1 máy cán, 1 máy cuộn vải, hoàn tất từ khâu dệt hoàn tất may hiện đại
nhất miền Bắc với sản lượng 5,5 triệu sản phẩm xuất khẩu / năm.
Vào giai đoạn này, nền kinh tế nước ta bước sang cơ chế mới - cơ chế thị
trường. Bộ kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy Sợi Hà Nội được kinh doanh
xuất nhập khẩu trực tiếp với các hãng kinh doanh nước ngoài với tên giao dịch
đối ngoại HANOSIMEX (HANOI TEXTILE COMPANY).
Tháng 4/1991, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động
của nhà máy Sợi Hà Nội thành xí nghiệp liên hợp Sợi - Dệt kim Hà Nội .
Tháng 10/1993, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy Sợi
Vinh là thành viên thứ 6 của xí nghiệp liên hợp. Nhà máy này trước khi sát nhập
nó đang đứng trước nguy cơ phá sản, nhưng sau 1 năm về với gia đình Liên hợp,
bằng kinh nghiệm quản lý, bằng uy tín về sức mạnh tài chính của Công ty đã
làm sống lại một nhà máy với đầy đủ ý nghĩa và trên mọi lĩnh vực sản xuất phát
triển, người lao động có việc làm và có thu nhập ổn định.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, sản phẩm của Xí
nghiệp liên hợp Sợi - Dệt kim Hà Nội không những phải nâng cao về mặt chất
lượng mà còn không ngừng đổi mới về mẫu mã. Đến tháng 1/1995, khởi công
xây dựng Nhà máy May thêu Đông Mỹ và tới ngày 2/9/1995 thì khánh thành.
Sản phẩm Dệt kim của Xí nghiệp liên hợp không ngừng được hoàn thiện thêm.
Tháng 9 năm 1999 công ty khánh thành và đưa vào sản xuất nhà máy dệt
vải DENIM .Nhà máy chuyên dệt các loại vải bò .Để tận dụng nguyên liệu tại
chỗ và tăng thêm những mặt hàng mới thâm nhập thị trường tháng 11 năm 2001
nhà máy may 3 được thành lập đi vào sản xuất chuyên sản xuất những sản phẩm
làm từ vải bò,dự kiến sản lượng của nhà máy may 3 là 1 triệu sản phẩm/năm.
Tháng 6/1995, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Xí nghiệp Liên hợp

Sợi - Dệt kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội. Tháng 2/2000, Bộ công nghiệp
nhẹ quyết định đổi tên Công ty Dệt Hà nội thành Công ty Dệt- May Hà nội.
20
Với công nghệ sản xuất tiên tiến, với thiết bị hiện đại được nhập của
Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản... với lực lượng lao động trên 5200
người, một đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu
nhiều kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của Công ty đã
đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo hiệu quả kinh tế lớn cho
Công ty. Sản phẩm sợi, hàng dệt kim của Công ty được xuất sang nhiều thị
trường Hàn Quốc, Singapore, Úc... kể cả thị trường đòi hỏi chất lượng cao
như EC, Nhật Bản và đang từng bước thâm nhập thị trường Mỹ.
Hàng năm, Công ty sản xuất trên 10.000 tấn sợi, 4.000 tấn vải dệt kim các
loại, làm ra trên 6 triệu sản phẩm dệt kim (trong đó xuất khẩu chiếm 90% mỗi
năm). Ngoài ra, Công ty còn sản xuất hàng nghìn tấn khăn các loại : khăn bông,
khăn ăn, khăn tắm rất được thị trường ưa chuộng.
Công ty Dệt may Hà Nội coi chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu
trong quá trình sản xuất kinh doanh, luôn đặt ra cho mình nhiệm vụ thoả mãn
mọi yêu cầu của khách hàng. Duy trì nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra,
Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 9002 tại NM may 1, NM may 2 và các Phòng
ban chức năng của Công ty .
Công ty Dệt may Hà Nội đã, đang và sẽ luôn luôn duy trì, phát triển sản
xuất để sản phẩm của Công ty đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao
của mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước
Dưới đây là số lượng lao động ,cơ cấu lao động của Công ty và thu nhập của
người lao động
21
BIỂU SỐ 1 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
TT Chỉ tiêu ĐVT 2002

2003 2004

1 Tổng số lao động người 5.438 5.329 5.257
2 Tỷ lệ nữ trên tổng số % 71 70 70,8
3 Độ tuổi trung bình Tuổi 26 27 26
4 Tỷ lệ CBQL/ tổng số
CBCNV
% 9,7 8,5 7,8
5 Thu nhập bình quân đồng 891.400 947.500 1258040
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty- năm 2004.)
Bằng năng lực sản xuất, cộng với thị trường tiêu thụ rộng rãi như trên mà
Công ty luôn hoạt động có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.
Về quy mô nguồn vốn của Công ty : là một doanh nghiệp Nhà nước, nên
Công ty hoạt động chủ yếu trên cơ sở nguồn vốn của Nhà nước, cộng với nguồn
tự bổ xung từ kết quả kinh doanh các chỉ tiêu này được thể hiện ở biểu sau :
BIỂU SỐ 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VỐN QUA CÁC NĂM
TT Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004
1 Nguốn vốn KD đồng 160.776.664.158 160.273.788.221 161.304.334.701
2 Ngân sách NN đồng 128.579.223.587 128.239.554.910 128.239.554.910
3 Tự bổ xung đồng 32.197.440.571 32.034.233.311 33.064.779.791
(Nguồn: Phòng kế toán công ty- năm 2004.)
Tình hình phát triển vốn cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty rất có hiệu quả. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty được bảo toàn và
tăng dần qua các năm chủ yếu là nguồn tự bổ xung từ kết quả kinh doanh của
Công ty. Nguồn vốn kinh doanh năm 2004 so với năm 2003 tăng 100,6% (1,03
tỷ đồng).
Về tình hình máy móc thiết bị: Công ty Dệt may Hà nội là một trong
những doanh nghiệp lớn của Bộ công nghiệp nhẹ, Công ty bắt đầu hoạt động sản
xuất kinh doanh từ năm 1984 do vậy các thiết bị máy móc của Công ty được
22
trang bị tương đối hiện đại, đồng bộ. Hiện nay, công ty có rất nhiều máy móc
thiết bị, bao gồm:

- Dây chuyền kéo sợi pha Polyeste- cotton- chải kỹ
- Dây chuyền kéo sợi bông.
- Dây chuyền kéo sợi.
- Dây chuyền dệt vải - nhuộm - văng định hình.
- Dây chuyền may thêu.
- Hệ thống thiết bị độnglực, khí nén, lò hơi, điều hoà, thông gió.
- Hệ thống thiết bị cơ khí, chế tạo sửa chữa các bộ phận chi tiết.
Toàn bộ các thiết bị trên được sản xuất từ các nước công nghiệp tiến tiến
như: Đức, Italia, Nhật... Một số thiết bị được sản xuất từ những năm 1979, 1980
... trong đó có thiết bị được trang bị, chạy thử năm 1992. Trong quá trình hoạt
động, công ty luôn đổi mới trang thiết bị, trang bị mới máy móc hiện đại như:
Máy ống tự động, máy ghép, máy đậu xe, máy nhuộm, máy thêu, máy may đặc
chủng... Các máy móc thiết bị của công ty có số giờ làm việc bình quân là 7,6
giờ (giờ kế hoạch là 8 giờ/ngày) đạt 95%, trong đó thời gian sử dụng có ích bình
quân là 7,4 giờ đạt 92,25%.
23
2-Cơ cấu tổ chức sản xuất và bộ maý quản lý:
Công ty Dệt may Hà Nội là một tổ hợp sản xuất kinh doanh bao gồm các
nhà máy và các đơn vị dịch vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau về công việc, tổ
chức sản xuất, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, cung cấp phụ tùng và các hoạt
động dịch vụ... để sản xuất ra các sản phẩm sợi, dệt kim, khăn đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Thực hiện chủ trương của Bộ và ngành Dệt may, Công ty Dệt may Hà
Nội đã kiên trì trong nhiều năm củng cố tổ chức, sắp xếp lao động. Trước hết là
phải sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, làm được chức năng nhiệm vụ trong điều
kiện đổi mới cơ chế quản lý. Từ yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty mà
thành lập hoặc giải thể phân xưởng, phòng ban, tiếp theo đó là định biên lại lao
động trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật tiên tiến, sắp xếp công nhân đúng
ngành nghề, đúng việc. Cùng với những biện pháp củng cố tổ chức, sắp xếp lao
động, Công ty đã thực hiện trả lương theo sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, từ

Tổng giám đốc đến người công nhân bình thường đều gắn chặt thu nhập của bản
thân với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đưa công tác lãnh đạo mọi
mặt vào nền nếp, Công ty đã quản lý bằng các nội quy, quy chế được tập thể
công nhân viên chức thông qua, đảm bảo sự công bằng, dân chủ công khai
trong mọi hoạt động đồng thời yêu cầu mọi người tự giác chấp hành nghiêm
kỷ cương của Công ty để xứng đáng là một doanh nghiệp hàng đầu của ngành
Dệt may Việt Nam trong cơ chế thị trường .
3. chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Ban giám đốc bao gồm :
- Tổng giám đốc Công ty : là người đứng đầu ban Giám đốc, chỉ huy điều
hành mọi hoạt động của công ty.
Phó tổng giám đốc : quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư
môi trường thuộc lĩnh vực may. Thay mặt tổng giám đốc điều hành việc xây
dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO - 9002.
24
- Giám đốc 1 : Quản lý, điều hành công tác kỹ thuật,sản xuât, đầu tư và
môi trường thuộc lĩnh vực sợi, đơn vị tự hạch toán và hoạt động của trung tâm
đào tạo công nhân may.
- Giám đốc 2 : quản lý điều hành công tác kỹ thuật ,sản xuất, đầu tư và
môi trường thuộc lĩnh vực Dệt nhuộm.
- Giám đốc 3 : quản lý điều hành công tác lao động tiền lương, chế độ
chính sách và đời sống.
- Giám đốc 4: Quản lý, điều hành tiêu thụ sản phẩm may nội địa, quản lý
kho tàng, kiểm tra đánh giá doanh nghiệp.
- Giám đốc 5: Quản lý, điều hành các công việc liên quan đến lĩnh vực
xuất nhập khẩu, công tác hợp tác quốc tế.
Giám đốc điều hành hoạt động nhà máy theo chế độ một thủ trưởng, giúp
việc giám đốc có các phó giám đốc và một số cán bộ chuyên viên về kinh tế , kỹ
thuật do giám đốc đề nghị và được Tổng giám đốc quyết định.
Nhằm tạo ra sự năng động trong sản xuất kinh doanh, Công ty không

ngừng tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, xác định rõ chức năng của các phòng
ban sao cho phù hợp với nhiệm vụ mới. Sau nhiều lần tổ chức sắp xếp, hiện nay
cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình sau:

25





Phó tổng giám đốc
IV
Phòng
Tổ chức - HC
Phòng
Đời sống
Trung tâm
y tế
Phó tổng giám đốc I
kiêm đại diện lãnh đạo
(QMS)

Phó tổng giám đốc II

Phó tổng giám đốc
III
Phòng
Kế toán- ti
chính
Phòng

Xuất nhập
khẩu
Phòng
Kỹ thuật- Đầu

Nh máy
Sợi

Nh máy
Dệt vải
DENIM
Các nh máy
Dệt - Sợi khác

Trung tâm
TN v KTCLSP
Nh máy
Dệt nhuộm
Nh máy
May 1
Nh máy
May 2
Nh máy
May-Thêu
Nh máy
Cơ điện

nh máy may 3
Phòng
Kế hoạch - TT


TỔNG GIÁM ĐỐC
BIỂU3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY DỆT MAY H NỘI

×