Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tiểu luận: Lịch sử phát triển Kinh tế xã hội của Myanmar sau khi giành được độc lập dân tộc đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA NGOẠI NGỮ

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI ASEAN

LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MYANMAR
TỪ SAU KHI GIÀNH ĐƯỢC
ĐỘC LẬP DÂN TỘC ĐẾN NAY

Lớp: Kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN
Học kỳ: 2 - Năm học: 2019-2020
Nhóm 9
Giảng viên: ThS. Đinh Nguyệt Bích

TP.HCM, tháng 5 năm 2019


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ QUỐC
GIA MYANMAR
1. Ý nghĩa về Quốc kỳ Myanmar

• Quốc kỳ Myanmar (tiếng Miến Điện: !မမ$မ%&iuမ$မ*မ မမ*eမ%$) đã được thông
qua vào ngày 21 tháng 10 năm 2010 để thay thế lá cờ cũ được sử dụng từ năm 1974. Quốc
kỳ được giới thiệu cùng với việc thực hiện các thay đổi đối với tên quốc gia, được quy định
trong Hiến pháp năm 2008.

• Lá cờ này có ba sọc ngang từ trên xuống gồm:
– Màu vàng tượng trưng cho tình đoàn kết của giai cấp công nhân Myanmar


– Màu xanh lá cây là sự h a bình và yên bình của đất nước
– Màu đỏ tượng trưng và dũng cảm và quyết đoán của người dân Myanmar
– Ngôi sao năm cánh màu trắng tượng trưng cho sự h a hợp chủng tộc và sự kết hợp của năm
nhóm dân tộc chính - Burman, Karen, Shan, Kachin, và Chin.

• Quốc ca: Gba Majay Mymar (မမ1%မeမ2 [ɡəbà mə tɕè]) là quốc ca của Myanmar.
Lời:
Gba majay Mymar pyay
Dobo bwa myay si mo chi
myano bey.
Byay daungtsu go athé bay loo
do ka kwe mlay.
Da do byay da do myay way
myay.
Do byay do myay adjogo
nyinya zwa do dudway.
Taung saung ba tso lay do
dawon bay apo dan myay.

Dịch:
Trường tồn như thế giới này, Myanmar muôn năm!
Chúng ta yêu nơi đây bởi ta được kế thừa mảnh đất này từ tổ tiên.
Trường tồn như thế giới này, Myanmar muôn năm!
Chúng ta yêu nơi đây bởi ta được kế thừa mảnh đất này từ tổ tiên.
Chúng ta sẽ không tiếc thân mình để bảo vệ tổ quốc,
Đây là đất nước của chúng ta, mảnh đất của chúng ta và nó thuộc về
chúng ta
Đây là đất nước và mảnh đất của chúng ta, vậy chúng ta hãy giữ gìn
một quốc gia thống nhất
Đó là trách nhiệm đối với tổ quốc vô giá không gì có thể đắp đổi.



• Huy Hiệu

2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu
a. Vị trí địa lý
- Myanmar (c n được gọi là Miến Điện) là một quốc gia ở phía tây bắc của Đông Nam Á, có
biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và Lào. Nước này nằm dọc theo
mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu, phía đông nam của dãy Himalaya, về phía tây là Vịnh Bengal
và phía nam là biển Andaman. Đây là vị trí chiến lược, nằm gần các tuyến đường vận tải
chính của Ấn Độ Dương.
- Tổng chiều dài đường biên: 238 km (148 mi)
- Tổng diện tích: 676.578 kilômét vuông (261.228 dặm vuông Anh) là nước lớn nhất trong
lục địa Đông Nam Á, và là nước lớn thứ 40 trên thế giới (sau Zambia). Nước này hơi nhỏ
hơn bang Texas Hoa Kỳ và hơi lớn hơn Afghanistan.
b. Điều kiện tự nhiên
- Myanmar nằm giữa khu Chittagong của Bangladesh và Assam, Nagaland và Manipur của
Ấn Độ ở phía Tây Bắc. Nó có đường biên giới dài nhất với Tây Tạng và Vân Nam của
Trung Quốc ở phía Đông Bắc và tổng chiều dài 2.185km ( 1.358 dặm ).
- Myanmar giáp biên giới với Lào và Thái Lan ở phía Đông Nam.
- Myanmar có đường bờ biển dài 1.930km ( 1.199 dặm) dọc theo Vịnh Bengal và biển
Andaman ở phía Tây Nam và phía Nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới.
c. Khí hậu
- Gió mùa nhiệt đới ở vùng đất thấp dưới 2.000 m (6.562 ft); nhiều mây, mưa nhiều, nóng
ẩm (gió mùa tây nam, tháng 6 đến tháng 9); ít mây, mưa ít, nhiệt độ dịu,độ ẩm thấp hơn
trong mùa đông (gió mùa đông bắc, tháng 12 đến tháng 4).
- Khí hậu thay đổi ở vùng cao tùy thuộc vào độ cao; khí hậu cận nhiệt ôn đới ở khoảng xung
quanh 2.500 m (8.202 ft), ôn đới ở 3.000 m (9.843 ft), mát mẻ ở núi cao 3.500 m (11.483
ft) và trên vùng núi cao, lạnh, khắc nghiệt và có khí hậu hàn đới. Các độ cao cao hơn có
thể có tuyết rơi dày đặc biệt là ở phía Bắc và thời tiết xấu.

d. Tình hình dân số


- Dân số hiện tại của Myanmar là 54.381.161 người vào ngày 06/05/2020 theo số liệu mới
nhất từ Liên Hợp Quốc. Thành phố thủ đô là Naypyidaw c n thành phố lớn nhất là Yangon.
- Dân số Myanmar hiện chiếm 0,70% dân số thế giới.
- Myanmar đang đứng thứ 26 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng
lãnh thổ.
- Mật độ dân số của Myanmar là 83 người/km2.
e. Dân tộc
Myanmar là quốc gia đa dân tộc, với 135 sắc tộc khác nhau. Trong đó chủ yếu là người Miến
(Burma), chiếm 68% số dân Mianma. Tiếp theo là các dân tộc: Shan (9%), Keren (8%),
Kachin (7%), Rakhine (4%). Những dân tộc c n lại chiếm khoảng 4%. Phần lớn các dân tộc
ở Mianma đều di cư từ nơi khác đến.
Ngoài kiều: Mianma có khoảng 5 triệu ngoại kiều sinh sống, dông nhất là người Hoa, tiếp
theo là Ấn Độ, Băngladet và Pakixtan. Các dân tộc gốc Mianma (không kể Trung Quốc, Ấn
Độ, Nêpan và các dân tộc khác) được chia ra làm tám dân tộc chính: chính phủ Mianma chia
tám nhóm chín này thành 87 nhóm nhỏ. Các nhà nghiên cứu nhân chủng học phân chia thành
10 nhóm chính:
3. Tôn Giáo:
a. Phật giáo
Myanmar có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó đạo Phật chiếm 89,3% số dân; Thiên
Chúa giáo 5,6%; đạo Hồi 3,8%; đạo Hindu 0,5%; các tôn giáo khác như Do Thái giáo, Đa
Thần giáo, Vật linh giáo, v.v. Chiếm khoảng 0,8% số dân. Mọi công dân Myanmar được tự
do tín ngưỡng, tuy theo tôn giáo khác nhau nhưng dân chúng vẫn sống h a bình, bằng chứng
là những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng và tôn trọng tại những thành
phố lớn.
Người dân Myanmar sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào đều có ít nhất một
ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar, cuộc sống
của người dân không tách rời các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên

lịch của Myanmar là ba tháng mùa mưa, tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10
dương lịch. Trong thời gian đó có các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được
hoãn lại.
Dưới thời thủ tướng Ne Win, Phật giáo tại Mianma từng được đưa vào Hiến pháp là
quốc đạo, nhưng các chính quyền quân sự Myanmar tiếp theo đã xóa bỏ điều khoản này để
đảm bảo công bằng về tôn giáo.
Cả nước Myanmar có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắp đất nước. Vì
vậy, cũng như Campuchia, Myanmar c n được gọi là đất nước Chùa tháp.
b. Thiên Chúa
giáo
Thiên chúa giáo lần đầu tiên gia nhập Myanmar khoảng đầu thế kỷ XVII, hiện chiếm khoảng
5,6% số dân Myanmar. Phần lớn tín đồ thiên chúa giáo là người Keren, Chin, Kachin, và
người Miến theo Thiên chúa giáo d ng Baptis. Những thừa sai Thiên chúa giáo hoạt động rất
tích cực từ thời thuộc địa cho đến giữa những năm 1960, họ thành lập các trường học, bệnh
viện và các trung tâm cứu trợ xã hội. Sau năm 1962, những cơ sở này bị chính quyền Myanmar
quốc hữu hóa.


c. Hồi giáo
Đạo Hồi tại Myanmar chiếm 3,8% số dân và chủ yếu tập trung ở bang Rakhine, phía tây
M y a n m a r. N g ườ i h ồ i g i á o d n g R o h i n g y a s ố n g c h ủ y ế u ở c á c quận
Maungdau, Buthidaung và Rathedaung – bang Rakhine. Từ nhiều năm nay, những khu vực
này vẫn thường xảy ra xung đột quyết liệt giữa các giáo phái với nhau, đặc biệt là tín đồ Hồi
giáo d ng Rohingya với tín đồ Thiên chúa giáo và Phật giáo.
Các tôn giáo khác gồm Do thái giáo, Đa thần giáo, Linh vật giáo,..chiếm khoảng 0,8% số dân
Myanmar.
4. Tiền tệ
Kyat là tên gọi chính thức của tiền tệ Myanmar và được lưu thông tại Myanmar, hầu
hết các giao dịch đều sử dụng tiền mặt.
Hiện nay, thị trường Myanmar đang lưu hành 2 loại tiền bao gồm tiền xu và tiền
giấy. Tiền giấy phổ biến bao gồm các mệnh giá là: K2, K5, K10, K20, K50, K100, K1000,

K10000. - Ngày 12/5/2020, tỷ giá đồng Kyat (MMK) đổi ra tiền Việt Nam sẽ được con số
như sau: 1 MMK = 16.73 VND
Như vậy bạn có thể tự tính được các mức giá khác nhau như:
+ 10 MMK = 16.72 VND
+ 100 MMK = 1673.91 VND
+ 1000 MMK = 16730.14 VND
5. Du Lịch
a.
Mandalay: Thành phố lớn thứ hai ở Myanmar sau Yangon, và là một trong
những điểm đến và điểm trung chuyển phổ biến nhất với khách du lịch Myanmar. Các điểm
tham quan bao gồm: tu viện Shwenandaw làm bằng gỗ, chùa Kuthodaw Paya với quyển sách
lớn nhất thế giới, đồi Mandalay, Cung điện Hoàng gia, chùa Mahamuni với tượng Phật đính
lá bằng vàng thật, cầu U-bein – cây cầu gỗ dài nhất thế giới và tu viện ở Amarapura.

Shwenandaw
b.
Mingun (Min Kun): Ngôi làng nằm về phía bắc của Mandalay. Mingun nổi
tiếng với khách du lịch Myanmar nhờ các di vật và di tích sau: quả chuông Mingun – một


trong những quả chuông nặng nhất và lớn nhất trên thế giới, bảo tháp Mingun Pahtodawgyi
và ngôi chùa trắng Hsinbyume / Myatheindan với đôi tượng Chinthe .
c.
Pyin oo Lwin: về phía đông của Mandalay là thị trấn Pyin oo Lwin nằm trên
đồi cao hơn 1000 mét so với mặt nước biển là điểm đến khá khác biệt của du lịch Myanmar.
Một số điểm tham quan đáng chú ý tại đây là Vườn Quốc Gia Kandawgyi, Tháp Đồng Hồ
Purcell theo kiểu tháp Big Ben ở Luân Đôn, thác Anisakan, thác Pwe Kauk và hang Pyeik
Chin Miang.

Hsinbyume

d. Mrauk-U: thành phố khảo cổ quan trọng nằm gần biên giới phía tây của Myanmar.
Marauk-U là trung tâm đền chùa lớn thứ hai của du lịch Myanmar, chỉ sau Bagan. Đền chùa
ở đây được xây bằng gạch đá, không giống như các ngôi đền xây bằng gạch bùn và đất sét ở
Bagan. Các đền chùa tiêu biểu là Shite-thaung, Htukkanthein, Koethaung, Andaw-thein,
Lemyethna, Ratana và cụm chùa Ngũ Nhân. Trong đó hoành tráng nhất và có ý nghĩa khảo
cổ nhất là chùa Shite-thaung.

Shite-thaung
e. Sagaing: thành phố nằm bên bờ sông Ayeyarwady, cách Mandalay 20 km về phía Tây
Nam. Sagaing sở hữu nhiều tu viện và đền chùa nên thích hợp là địa điểm hành hương của du
lịch Myanmar. Trong số các công trình ở Sagaing, tu viện hình v m thếp vàng Kaung Hmu
Daw hoàn toàn khác biệt so với các kiến trúc hình tháp nhọn.


Kaung-Hmu-Daw
f. Inn Wa (Inhwa – Inwa): nằm ở phía nam Mandalay, từng là thủ đô cũ của các
vương triều Myanmar từ thế kỷ 14 đến 19. Các điểm tham quan nổi bật là tu viện Bagaya
Kyaung bằng gỗ và tháp nghiêng Nanmyin.
g. Bagan: trung tâm đền chùa nổi tiếng nhất của du lịch Myanmar, từng là thủ đô của
vương quốc Bagan hùng mạnh. Với hơn 2.000 đền chùa c n lại đến ngày nay trong tổng
số 10.000 kiến trúc tôn giáo thời xưa, Bagan là điểm đến không thể bỏ qua đối với du
khách. Các đền chùa tiêu biểu nhất của Bagan là chùa vàng Shwezigon, đền Ananda với
4 tượng Phật vàng ở 4 hướng, đền Thatbyinnyu – đền cao nhất ở Bagan, đền Shwegugyi
và chùa Shwesandaw – nơi lưu giữ xá lợi tóc của Đức Phật.

Shwezigon

Thatbyinnyu



• KHU VỰC NẰM GIỮA TUYẾN ĐƯỜNG MANDALAY – YANGON

Hồ Inle
a. Hồ Inle – thị trấn Nyaung Shwe: Hồ Inle hay c n gọi là Biển Hồ, nằm ở thị trấn
Nyaung Shwe, là một trong những địa danh được biết đến nhiều nhất của du lịch Myanmar.
Ngoài khung cảnh tuyệt vời của hồ Inle, bạn c n có thể đến thăm trang trại nho và sản xuất
rượu Red Mountain, làng người cao cổ Pa-O và chùa Phaung Daw Oo với 5 bức tượng Phật
dán đầy lá vàng r ng.
b. Nay Pyi Taw (Naypyidaw): thủ đô của Myanmar. Tại đây bạn có thể thấy các công trình
dành cho Nhà nước Myanmar, tiêu biểu là t a nhà Quốc hội hoành tráng. Ngoài ra c n có 3
bức tượng khổng lồ của các vị vua Anawrahta, Bayinnaung và Alaungpaya U Aung Zeya,
cùng với chùa h a bình Uppatasanti, nơi lưu giữ xá lợi răng của Đức Phật.
c. Pyay: thị trấn nằm trên bờ sông Ayeyarwady, với các điểm tham quan chính là chùa hoàng
hôn Shwesandaw và chùa cổ Bawbawgyi.

Uppatasanti

• KHU VỰC YANGON VÀ MIỀN NAM MYANMAR
a. Yangon: thành phố lớn nhất Myanmar, cũng là điểm đến phổ biến của khách du lịch
Myanmar. Ở Myanmar cũng tập trung dày đặc các điểm tham quan như chùa Shwedagon,
chùa Sule, trang trại cá sấu Thaketa, chợ Bogyoke Aung San, chợ Mingalar, khu phố Tây
đường 19th Street, chùa Botataung, nhờ thờ Saint Mary’s Cathedral, nhà thờ


Holy Trinity Cathedral, chùa Mailamu, tu viện Do Thái Musmeah Yeshua Synagogue, Vườn
Mahabadoola, hồ Inya và hồ Kandawgyi. Trong đó chùa Shwedagon là điểm tham quan quan
trọng nhất: đây là nơi lưu giữ bốn báu vật Phật giáo gồm gậy của Kakusandha, lọc nước của
Konagamana, áo của Kassapa, và 8 sợi tóc của Đức Phật.

Ngapali

b. Các bãi biển ở vịnh Bengal: du lịch Myanmar chỉ mới phát triển nhưng các bãi
biển hoang sơ ở đất nước này đã bắt đầu thu hút sự chú ý của những du khách yêu biển. Các
bãi biển nổi tiếng nhất là Ngapali, Ngwe Saung, Chaungtha và Kanthaya. Bãi biển Ngapali
được đánh giá cao nhất bởi d ng nước xanh trong và bãi cát trắng mịn.
c. Bago: từng là thủ đô của vương triều Taungoo, Bago c n lưu giữ khá nhiều di tích, bao
gồm: tượng Phật nằm Shwethalyaung Buddha, chùa Hoàng Thần Shwemawdaw – chùa
cao nhất Myanmar, chùa Kyaik Pun có tượng Phật ngồi 4 phía, Cung điện
Kanbawzathadi Palace của vương triều Taungoo, cùng một loạt các đền chùa khác như
Maha Kalyani, Mahazedi, Shwegugale và chùa Rắn Snake Pagoda. Đặc biệt, từ Bago
bạn có thể viếng thăm địa điểm trứ danh của du lịch Myanmar: chùa Kyaikhtiyo /
Kyaiktiyo hay chùa Núi Vàng Golden Rock chênh vênh trên đỉnh đồi

4. Ẩm thực:


Có thể nói rằng để hiểu rõ hơn về một quốc gia chúng ta thường sẽ tìm hiểu về ẩm thực của
quốc gia đó. Cứ đặt chân đến một quốc gia nào, du khách sẽ ưu tiên đi nếm thử ẩm thực của
đất nước đó, cho nên Myanmar cũng không ngoại lệ. Là một người Việt Nam, khi bạn nếm
thử thức ăn ở đây bạn sẽ có một chút gì đó quen thuộc về mùi vị, vì ẩm thực Myanmar có
chút ảnh hưởng của ẩm thực Trung Quốc và Ấn Độ. Những món ăn mà ngay tại Việt Nam
chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy. Tuy vậy, để không làm mất điểm đặt trưng trong mùi vị của
thức ăn ở đây, người dân Myanmar đã cho rất nhiều nguyên liệu cũng như hương vị phong
phú mà chỉ Myanmar mới làm ra được. Và sau đây là một số những món ăn nổi tiếng của
người Myanmar:
• Món cơm cá ( Nga htamin):

Đây là món ăn đặc sản và đặc trưng của người dân Intha ở hồ Inle thuộc bang Shan (
Myanmar). Món ăn này được chế biến bao gồm: gạo tươi hoặc gạo lên men, nhào với cá luộc
( các loại cá được đánh bắt từ hồ Inle, đặc biệt là nga gyin một loại cá thuộc họ cá chép), bột
cà chua tươi, khoai tây luộc nghiền và tỏi dùng để trang trí. Ngoài ra để tạo ra một kết cấu

hoàn chỉnh cho món ăn người dân dùng gạo Shan cao nguyên trộn với khoai tây. Và nếu bạn
là một tín đồ ăn cay thì không thể bỏ quan món ăn này, vì Cơm cá thường được phục vụ cùng
với ớt nướng trong dầu ( dầu tỏi).
• Món salat trà xanh (Lahpet Thoke):


-

Trong tiếng Myanmar, "lahpet" có nghĩa là trà xanh và "thoke" có nghĩa là salad. Món

ăn thực chất là salad gồm lá trà lên men( lên men ít nhất 4 tháng, có thể kéo dài đến tận 2
năm) và dù lên men lâu như vậy nhưng những đặc tính của lá trà xanh cũng không hề mất đi,
bởi chúng vẫn chứa một lượng lớn các chất phenol chống oxy hóa. Những lá trà lúc này có vị
hơi chua và đắng, và cũng có mùi hương tương tự như đất ẩm sau cơn mưa, hơi thoảng chút
hương cam quýt nhẹ. Kèm theo món salat là đậu phộng rang và một số loại đậu khác, chút
vừng, tỏi và nếu thích bạn có thể trộn thêm cùng tôm và cà chua xắt nhỏ. Tất cả những thành
phần này được bày riêng rẽ trên đĩa để bạn có thể tự kết hợp chúng lại với nhau. Để không bị
mất ngủ, các bạn nên ăn một lượng vừa đủ. Ngoài ra trong quá khứ, Lahpet Thoke từng là
món ăn dùng để h a giải giữa các tiểu vương quốc tại vùng Miến Điện.
Ở Myanmar c n rất nhiều ăn đặt sắc như Curry Myanmar, Bánh canh đậu hũ ( Hto-hpu
nwe), bánh ngọt Myanmar từ các nguyên liệu khác nhau(cùi dừa, nước cốt dừa, gạo nếp và
trái cây) tất cả đều cho vị ngọt nhẹ.
5. Trang phục truyền thống:
Mỗi quốc gia đều có trang phục truyền thống của riêng mình, trang phục dành cho nam giới
ở Myanmar gọi là Longchy, trang phục dành cho nữ giới gọi là Thummy.
+ Longchy: Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về trang phục truyền thống nam giới Longyi ( là
một loại quần và rông may kín quần vào chín giữa) kết hợp hài hoà với áo sơ mi hoặc áo
Taipon ( áo truyền thống) và áo được sơ vin vào trong quần. Longchy không có túi, nên
nếu muốn mang theo đồ đạc thì những người đàn ông phải cuộn nó vào nút thắt ở phần thắt
lưng.Longyi truyền thống của cả nam lẫn nữ đều dài 2 mét và được làm từ chất liệu vải

cotton với phần vải đằng trước bụng được buộc thắt nút lại. Với đa dạng kích thước, nó
phù hợp với bất kỳ hình dạng nào của cơ thể. Do không có nút gài và khóa kéo, chỉ đơn
giản là tấm vải được gấp lại nên người đàn ông thường phải điều chỉnh nó khi di chuyển
thường xuyên. “Longyi” không có túi nên nếu muốn mang theo đồ đạc, họ cần phải cuộn
những thứ này ở phần vải chỗ thắt lưng. Màu sắc của “longyi” thường là màu tối như đen,


đất nung, nâu nhạt, nâu hoặc xám. Đàn ông thường kết hợp với áo "eingyi" trắng (loại áo
này khá giống áo sơ mi).

+ Thummy: Ngược với trang phục đơn giản của nam giới, trang phục truyền thống của phụ
nữ Myanmar có phần sặc sỡ và nổi bật hơn. Nó gọi là Thummy, trông tương tự như váy của
Lào hay Thái Lan. Chiếc quần cũng là quần Longyi nhưng nó có màu sắc sặc sỡ và nhiều họa
tiết, hoa văn nổi bật hơn, màu sắc cũng là các gam màu tươi sáng.Chất liệu cũng đa dạng, có
thể là vải satin hoặc lụa… Khác với nam giới, họ dùng một dải vải gắn trên váy làm thắt lưng
để buộc Longyi của mình lại, thay vì buộc túm thắt nút. "Longyi" truyền thống cho phụ nữ
Rakhine c n có tên là "acheig"có màu đỏ, với một phần sọc trên. “Longyi” của Kayin và
Kayah được thiết kế với sọc ngang màu xanh lá cây hoặc đỏ. "Longyi" của Shan lại có sọc
dọc hoặc ngang ở phần giữa với tông màu nhạt dần xuống dưới. Bên trên họ mặc một chiếc
áo dài vừa chạm đến eo, có nhiều kiểu cổ như cổ tr n, cổ chữ V hoặc cổ Polo. Sau đó khoác
thêm một chiếc áo mỏng nữa bên ngoài.Màu sắc của quần và áo thường giống nhau. Nếu các
nước khác mặc trang phục truyền thống vào các dịp lễ, tết thì người Myanmar lại mặc trang
phục truyền thống làm trang phục thường ngày của họ. Chân họ không đi giày, đi guốc mà
mang dép xỏ ngón (tông Lào) hoặc đi chân đất. Nếu bạn muốn thử quần áo truyền thống
Myanmar này trong các chuyến du lịch, bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ phụ nữ Kayah, họ
có thể hỗ trợ bạn trong việc buộc và thắt nút quần áo một cách tuyệt đẹp. Bên cạnh trang
phục truyền thống, người Myanmar mặc quần áo kiểu châu Âu trong nhiều dịp và mang giày
thay vì dép xỏ ngón như thường ngày. Người Myanmar không kén chọn cách mặc quần áo
nói riêng và lối sống nói chung. Phụ nữ hiếm khi trang điểm khi ra ngoài, họ chỉ thoa bột
Thanakha lên mặt để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời. Do đó, ngay khi đặt chân đến đây,

chắc chắn bạn sẽ nhận ra ngay rằng đây là một quốc gia đơn giản, khép kín và mọi người rất
chân thành, thân thiện cùng sự hiếu khách gần gũi. Bên cạnh phương ngữ, nền văn hóa, di
tích lịch sử, thì trang phục truyền thống của Myanmar cũng là yếu tố hấp dẫn hứa hẹn mang
đến những trải nghiệm du lịch Myanmar đầy thú vị.


6. Các lễ hội truyền thống:
Myanmar là một quốc gia có nhiều lễ hội bậc nhất trên thế giới, những lễ hội ở đây
diễn ra quanh năm, nhưng chủ yếu tập trung vào các thời điểm tháng 3, tháng 4 khác vì vào
thời điểm này là dịp tết của người dân nơi đây. Khác với Việt Nam và một số nước trên thế
giới, vào ngày chào đón năm mới, họ có lễ hội té nước, họ dùng nước té vào nhau với mong
muốn gột rửa những bụi bẩn của năm cũ chào đón một năm mới may mắn và hạnh phúc
hơn. Ngoài ra c n có lễ hội xuất gia, có lẽ lễ hội này càng khẳng định tinh thần trọng đạo của
người dân nơi đây, lễ hội này diễn ra quanh năm, một tháng tại các tu viện có một ngày để
làm lễ xuất gia.
Lễ này là lễ xuất gia cho những đứa trẻ tập làm sư, họ mong muốn những đưa con
của họ có thể xuất gia để làm vẻ vang d ng họ và theo họ thì là một người phật tử tốt là
trong đời phải ít nhất một lần xuất gia. Vì thế mà vào ngày có dịp lễ xuất gia sẽ có những
đứa trẻ trang điểm lỗng lẫy như hoàng tử như công chúa được đón rước linh đình trên các
đường phố trước khi đưa vào chùa làm lễ xuất gia,… Ngoài ra c n vô vàn những lễ hội độc
đáo khác như lễ hội nghệ thuật múa rối, Lễ hội Phaung Daw U, Lễ hội nấu cơm nếp, Lễ hội
thần Ko Gyi Kyaw,…

7. Âm nhạc truyền thống:
Cũng như rất nhiểu quốc gia khác trên thế giới, văn hóa nghệ thuật truyền thống của Myanmar
mang những nét riêng biệt đầy ấn tượng. Dàn nhạc truyền thống của Myanmar không chỉ đồ


sộ về số lượng nhạc cụ mà c n cuốn hút khách du lịch với những âm sắc độc đáo. Dàn nhạc
truyền thống của Myanmar (gọi là Saing Waing) bao gồm rất nhiều loại nhạc cụ kết hợp với

nhau gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng (Kyi Waing), chuông tre (Pattala), chũm chọe,
những nhạc cụ bộ hơi và nhạc cụ bộ dây,… Bộ trống được gọi là Pat Waing, một bộ trống lớn
của người Myanmar có tới hai mươi mốt chiếc, c n bộ trống nhỏ cũng có tới chín chiếc. Nhạc
cụ bộ hơi gồm hnè hay oboe và sáo, trong đó, hnè là nhạc cụ cho âm thanh rất cao. Bộ cồng
trong dàn nhạc truyền thống Myanmar cũng có tới chín chiếc. Đôi khi, thay cho bộ cồng,
người Myanmar cũng sử dụng bộ chiêng tứ giác. Đó là dàn chiêng treo trên một chiếc khung
hình chữ nhật có thêm một vài chiếc chiêng tr n. Ngoài ra, Myanmar c n có một số nhạc cụ
dân tộc tiêu biểu khác khá ấn tượng như Sidaw (trống đại) dùng trong những dịp lễ trọng đại,
ozi (trống có hình chiếc v ) và dobat (trống cơm) dùng trong hội làng, bonshay (chiếc trống
dài) và bongyi (trống cái) dùng trong hội mùa và hội xuống đồng.

8. Phong tục tập quán của Myanmar:
Người ta thường nói “nhập gia tuỳ tục” cho nên khi đi du lịch tại một quốc gia nào đó bạn cần
tìm hiểu về phong tục tập quán ở nơi đó và hãy ghi chú lại những điều cần lưu ý trong hành
vi ứng xử khi đi du lịch tại các quốc gia này.
• Về phong tục tập quán Myanmar:
Người Myanmar chỉ ăn hai bữa trong ngày vào lúc 9g sáng và 17g, bữa trưa ăn nhẹ.
Trên mâm cơm của người Myanmar thường có rau, tôm, cá. Họ cho rằng nếu thiếu tôm cá thì
họ ăn không ngon miệng. Người Myanmar không ăn cơm bằng đũa, trước mặt mỗi người là
một chậu nước, trước khi ăn họ phải rửa sạch tay, rồi dùng tay không bốc cơm ăn.
Người Myanmar cũng có một phong tục kỳ lạ: để trở thành người đẹp, ngay từ lúc lên
5 tuổi, người con gái phải có một dây đai thắt lưng, sau đó là thêu 30 cái thắt lưng nữa. Khi
chọn người con gái để thành gia thất, độ to nhỏ của v ng bụng người con gái cũng là một
trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với người con trai Myanmar.
Trung tuần tháng tư từ ngày 12 – 17 là ngày hội té nước – “Thingyan” tức là ngày Tết
Miến điện. Lễ hội này bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và các nước theo đạo Phật ở
Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan. Vào ngày hội té nước, mọi người thường té nước vào
nhau để chúc phúc, theo truyền thuyết té nước vào nhau để rửa bệnh tật, xua đuổi tà ma.



Ngày hội đốt đèn vào tháng mười, tương đương với Tết Trung thu ở Việt Nam, đốt
đèn để chào đón Phật tổ trở về từ niết bàn. Ngày hội này kéo dài ba ngày, nhà nhà đều đốt
đèn, đốt pháo.
C n có ngày hội lớn khác là ngày hội độc lập của Myanmar vào ngày 4-1 hằng năm. Về nghệ thuật, vũ điệu cổ điển của Myanmar rất nổi tiếng, chủ yếu dùng tay, đầu, và mong
múa trên nền nhạc truyền thống.
Nhai trầu: Nếu như ở Việt Nam, việc ăn trầu chỉ dành cho một số ít các ông, các bà cụ
già, người lớn tuổi, ở miền thôn quê, thì tại Myanmar, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy
người ta ăn trầu như một món quà vặt không thể thiếu, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, dành
cho bất cứ ai. Cũng không thấy lạ lẫm gì khi bạn nhìn những quầy hàng bán trầu có mặt khắp
các lề đường con phố, và chẳng bao giờ ế khách. Ở đây miếng trầu của họ gồm một lá trầu,
quét lên một lớp vôi loãng, rắc thêm chút thuốc lào, và thứ gì đó, rồi cuốn lại. Đặc biệt đàn
ông ở nơi này dùng trầu c n nhiều hơn cả phụ nữ, một số người c n ăn trầu thay cho hút thuốc
lá.
-Cách đặt tên: Người Myanmar không đặt tên theo d ng họ mà là đặt tên theo ngày sinh trong
tuần lễ, mỗi ngày trog tuần tượng trưng cho một linh vật, đó là: Phượng, Hồ, Nghê, Voi, Thỏ,
Chuột, Rắn. Cách xưng hô gắn liền vào tên, tức là thêm một mạo từ đặt ở phía trước tên của
mình, để chỉ ra giới tính, tuổi tác, thân phận và địa vị.

• Những điều kiêng kị và cần lưu ý khi đi du lịch tại Myanmar:
- Quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội Myanmar c n khá nặng nề bở một số chùa
chiền linh thiêng sẽ cấm phụ nữ không được đến ngần tượng Phật, không được đứng vào
khu vực dành cho đàn ông, không được dát vàng vào các vật linh thiêng trong chùa thậm
chí c n kiêng kỵ đến mức phụ nữa không được gối đầu lên cánh tay đàn ông, vì như vậy
người đàn ông sẽ mất đi sức mạnh, tinh thần không c n minh mẫn.
- Đối với người Myanmar họ coi đỉnh đầu là nơi thể hiện sự tôn trọng, vì vậy người khác
không được dùng tay chạm vào đầu họ, ngay cả những đứa trẻ rất đáng yêu cũng không
nên xoa đầu của chúng.


- Myanmar có một quan niệm dùng tay trái đưa đồ chính là biểu hiện sự vô lễ thiếu tôn trọng

với người đối diện. Chính vì vậy mà khi muốn đưa bất kì đồ vật nào cho người khác bạn
nên đưa bằng tay phải và nếu có thể hãy sử dụng bằng cả hai tay.
- Bạn không những không được phép ăn uống hay là ngủ tá túc qua đêm tại các ngôi chùa
mà bạn c n không được phép leo lên nhữn ngôi chùa cao. Mặc dù vị trí cảnh đẹp của chỗ
đó như thế nào thì bạn cũng không được phép chèo nên và chụp ảnh cũng như là ngắm
cảnh.
- Tại Myanmar việc chỉ vào chân người khác là một điều rất bất lịch sự. Đặc biệt là khi bạn
chỉ vào chân của một đức phật thì những người Myanmar sẽ nhìn bạn với một ánh mắt
khác. Theo quan niệm của người Myanmar, thì đôi chân chính là bộ phận khiếm nhã nhất
của cơ thể con người. Việc này cũng đồng nghĩa với việc là bạn không được đặt chân nên
bắt kì đồ vật hay đồ đạc gì.
- Khi vào thăm Chùa, Tháp Phật bất kể ai cũng phải cởi giày dép và vớ (tất).
- Không được mặc áo quần cọc, sóc ngắn khi đến thăm các Chùa, Tháp Phật.
- Không được phép đổi ngoại tệ ở ngoài. Myanmar củng là nước cấm buôn bán trao đổi giao
dịch ngoại tệ rất khắt khe. Bạn nên đến đổi ngoại tệ tại các cửa hàng vàng nhưng nhớ là
trong chừng cảnh sát và vào phía trong quầy chổ kín đáo. Đừng đổi ngoại tệ ở ngoài chợ
đen hay c ngoại tệ vì giá sẻ thấp và sẻ bị lừa tiền khi đổi. Mấy người này rất ranh ma.

GÕ ĐỂ NHẬP CHÚ THÍCH.

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
MYANMAR
2.1 Chính trị - Ngoại giao
2.1.1 Chính trị
Myanmar là nước giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí địa chính trị - chiến lược quan trọng
tại Đông Nam Á, nhưng nhiều năm qua vẫn là một trong những nước chậm phát triển nhất
khu vực. Kể từ khi Chính phủ dân sự của Tổng thống Thein Sein chính thức lên nắm quyền
điều hành đất nước vào tháng 3 năm 2011, nền chính trị Myanmar đã có những thay đổi quan
trọng. Từ một nước được điều hành bởi chính quyền quân sự trong hơn hai thập kỷ, Myanmar



chính thức chuyển sang chính thể đa đảng dân sự với sự hiện diện của các đảng phái đối lập
trong quốc hội.

Tên

Tổng hợp các đời tổng thống hoặc đứng đầu của Myanmar
Bổ nhiệm
Bãi nhiệm
Chính đảng

(Sinh-mất)
Liên bang Miến Điện (1948-1974)
Sao Shwe

04/01/194

Thaik

8

16/03/1952

Liên đoàn tự do nhân dân
chống phát xít

13/03/1957

Liên đoàn tự do nhân dân
chống phát xít


02/03/1962

Liên đoàn tự do nhân dân
chống phát xít

(1895-1962)
Ba U

16/03/195

(1988-1963)

2

Win Maung

13/03/195

(1916-1989)

7

Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Liên bang
Ne Win

02/03/196

(1911-2002)


2

02/03/1974

Quân sự/ Đảng
Cương lĩnh Xã hội Chủ nghĩa
Miến
Điện

Liên bang cộng h a xã hội chủ nghĩa Miến Điện
(1974-1988)
Ne Win

02/03/197

(1911-2002

4

09/11/1981

Đảng Cương lĩnh Xã hội Chủ
nghĩa
Miến Điện


San Yu

09/11/198


(1918-1996)

1

Sein Lwin

27/07/198

(1923-2004)

8

27/07/1988

Đảng Cương lĩnh Xã hội Chủ
nghĩa
Miến Điện

12/08/1988

Đảng Cương lĩnh Xã hội Chủ
nghĩa
Miến Điện

Aye Ko

12/08/198

(1921-2006)


8

Maung

19/08/198

Maung

8

19/08/1988

Đảng Cương lĩnh Xã hội Chủ
nghĩa
Miến Điện

18/09/1988

Đảng Cương lĩnh Xã hội Chủ
nghĩa
Miến Điện

(1925-1994)

Liên bang Miến Điện/ Myanmar (1988-2011)
Chủ tịch Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang
Saw Maung

18/09/198


(1928-1997)

8

Than Shwe

23/04/199

(1933- )

2

Than Shww

15/11/199

(1933- )

7

23/03/1992

Quân sự

15/11/1997

Quân sự

30/03/2011


Quân sự

Cộng h a liên bang Myanmar (2011- nay)
Tổng thống Cộng h a
Thein Sein

30/03/201

(1945- )

1

30/03/2016

Đảng Liên minh Đoàn kết và
Phát
triển


Htin Kyaw

30/03/201

(1946- )

6

Mynt Swe

21/03/201


(1951- )

8

21/03/2018

Đảng Liên minh Đoàn kết và
Phát
triển

30/03/2018

Đảng Liên minh Đoàn kết và
Phát
triển

Win Myint

30/03/201

(1951- )

8

Nay

Đảng Liên minh
Quốc gia vì Dân chủ


Nhờ những thay đổi đó, nền chính trị Myanmar đã có những thay đổi theo hướng dân
chủ, minh bạch dựa trên những nền tảng pháp lý căn bản. Những nỗ lực h a hợp dân tộc và
dân chủ hóa được thể hiện ở sự tham gia tự do vào đời sống chính trị của các đảng phái và
các tổ chức phi Nhà nước, ở việc các quyền của người dân được từng bước đảm bảo… và
được quốc tế ghi nhận. Chính trị đối ngoại của Myanmar cũng đã có những thay đổi đáng kể
theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; phá thế bị bao vây, cấm vận của Mỹ và phương Tây;
thu hút nguồn vốn đầu tư, sự hỗ trợ và viện trợ từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước,
giảm sự phụ thuộc quá lớn của Myanmar vào Trung Quốc, nâng cao vị thế, vai tr của
Myanmar trên trường quốc tế.
Myanmar là nước trong khu vực, cùng là thành viên ASEAN với Việt Nam. Hơn nữa,
hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Do đó, Những thay đổi chính trị tại
Myanmar đã có những tác động không nhỏ đến Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam Myanmar. Về thuận lợi, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội làm ăn;
được sự ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực… Về khó khăn, tạo ra những
thách thức về cải cách chính trị và cạnh tranh kinh tế. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt
Nam cần ưu tiên thúc đẩy quan hệ với quốc gia này lên tầm cao mới, thiết thực và hiệu quả
hơn, nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư.
2.1.2 Ngoại giao
• Quan hệ ngoại giao với nước ngoài:
- Quan hệ nước ngoài của Myanmar, đặc biệt với các nước phương Tây, đã rơi vào tình
trạng căng thẳng. Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt rộng lớn với Myanmar vì sự
đàn áp quân sự năm 1988 và vì sự từ chối thừa nhận các kết quả cuộc bầu cử Quốc hội
Nhân dân năm 1990 của chế độ quân sự. Tương tự, Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh
cấm vận lên Myanmar, gồm cả cấm vận vũ khí, ngừng ưu tiên thương mại và hoãn toàn
bộ viện trợ ngoại trừ viện trợ nhân đạo. Những biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ và Liên
minh châu Âu chống lại chính phủ quân sự, cộng với sự tẩy chay và những sức ép trực
tiếp khác từ người dân ở các nước phương Tây ủng hộ phong trào dân chủ Myanmar,
khiến đa số các công ty Hoa Kỳ và châu Âu phải rời khỏi nước này. Tuy nhiên, nhiều
công ty khác vẫn c n ở lại nhờ các kẽ hở của biện pháp cấm vận. Nói chung các tập đoàn



-

-

-

-

-

ở châu Á vẫn muốn đầu tư vào Myanmar và tiến hành thực hiện các dự án đầu tư mới,
đặc biệt trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Công ty dầu mỏ Pháp Total S.A.
hiện đang điều hành đường ống dẫn khí Yadana từ Myanmar tới Thái Lan dù có lệnh cấm
vận của Liên minh châu Âu. Total hiện là bị đơn của nhiều vụ khiếu kiện tại Pháp liên
quan tới cái gọi là mối quan hệ với những vụ vi phạm nhân quyền liên quan tới đường
ống dẫn khí họ đang đồng sở hữu với các công ty Hoa Kỳ Chevron và Tatmadaw. Trước
khi bị Chevron thâu tóm, Unocal đã giải quyết một vụ kiện tụng liên quan tới nhân quyền
với phí tổn được thông báo lên tới nhiều triệu dollar. Vẫn c n những cuộc tranh cãi sôi nổi
về việc liệu các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ có mang lại kết quả trái ngược trên cuộc
sống của người dân chứ không phải với những nhà cầm quyền quân sự.
Chính sách đối ngoại của Myanmar là quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới
đặc biệt với các nước láng giềng, khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Myanmar là thành viên của Tổ chức ASEAN, Phong
trào không liên kết và Liên Hợp Quốc.
Từ khi Myanmar được kết nạp vào ASEAN (tháng 7 năm 1997), quan hệ Myanmar với
các nước ASEAN ngày càng được tăng cường và cải thiện. Myanmar tích cực tham gia
các hoạt động của ASEAN, kiên trì bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội
bộ và đồng thuận của ASEAN để bảo vệ lợi ích của mình.
Tuy bị sức ép mạnh của chính quyền Mỹ và các nước phương Tây, nhưng quan hệ của

Myanmar với các tổ chức phi chính phủ hoặc có tính nhân dân của các nước phương Tây,
kể cả Mỹ, Anh vẫn được duy trì. Các nước này vẫn tiếp tục giúp đỡ Myanmar các dự án
xây dựng trường học, giúp đào tạo y tế, dân sinh...
Các lực lượng vũ trang Myanmar được gọi là Tatmadaw, với số lượng 488.000 người.
Tatmadaw gồm các lực lượng vũ trang, hải quân và không quân. Myanmar được xếp hạng
thứ 10 trên thế giới theo số lượng binh lính của mình. Quân đội có nhiều ảnh hưởng trong
nước, các vị trí chủ chốt trong chính phủ và trong quân đội đều do các sĩ quan quân sự
nắm giữ. Dù những con số chính thức về chi tiêu quân sự của Myanmar không được công
bố, Viện nghiên cứu H a bình Quốc tế Stockholm, trong bảng xếp hạng hàng năm của
mình đã đặt Myanmar trong số 15 nước chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới.
Đầu tháng 2/2011,Quốc hội Myanmar đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm trước đây là tướng
lãnh, ông Thein Sein làm tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm cầm quyền của quân
đội.

Myanmar là nhà nước mà Việt Nam có quan hệ rất sớm. Năm 1947, ta đặt cơ quan thường
trú tại Yagon. Chính quyền và các đoàn thể Myanmar tích cực ủng hộ nhân dân ta trong
cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập, trong cuộc đấu tranh chống đế quốc
Mỹ xâm lược cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay của nhân
dân ta trong lúc bạn c n nhiều khó khăn.
• Quan hệ chính trị của Myanmar với Việt Nam:
-

- Tháng 11/1954, Thủ tướng U Nu sang thăm nước ta.
- Tháng 2/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Myanmar.
- Hai nước đã nâng quan hệ Tổng Lãnh sự lên quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ (28/5/1975).


- Nhiều chuyến đi thăm lãnh đạo cấp cao Myanmar : Thủ tướng Võ Văn Kiệt (5/1994), Tổng
Bí thư Đỗ Mười (5/1997), Thủ tướng Phan Văn Khải (5/2000), Chủ tịch nước Trần Đức
Lương (5/2002), Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (8/2004), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

(8/2007).
- Lãnh đạo cấp Myanmar đi thăm Việt Nam có: Chủ tịch SPDC Than Suề đã thăm chính thức
Việt Nam tháng 3/1995 và 3/2003, Thủ tướng Khin Nhun (8/2004), Thủ tướng Xô Uyn
(4/2005),Thủ tướng Thên Sên (11/2007), Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang
Myanmar thăm chính thức Việt Nam (10/2009).
Đặc biệt, Tổng thống nước Cộng h a Liên bang Myanmar Htin Kyaw đã thăm cấp Nhà nước
tới Việt Nam từ ngày 26 – 28/10/2016.
- Ngày 28/5/2005, hai bên cũng đã trọng thể kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại
giao (28/5/1975-28/5/2005).
- Trong các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo Myanmar đều bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về đất nước và các
nhà lãnh đạo của Việt Nam, đánh giá cao sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây
dựng đất nước của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Hai bên đều cho rằng các chuyến thăm
qua lại của lãnh đạo cấp cao giữa hai nước đã góp phần nâng cao sự hiểu biết, sự tin cậy lẫn
nhau giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước nhằm thúc đẩy quan hệ 2 nước phát triển trên nhiều
lĩnh vực.
• Các Hiệp định, thoả thuận về kinh tế đã ký kết giữa Myanmar và Việt Nam :
- Hiệp định Thành lập UBHH về Hợp tác song phương giữa hai nước (5/1994)
- Hiệp định Thương mại (5/1994)
- Hiệp định Hợp tác Du lịch (5/1994) - MOU về Chương trình Hợp tác 6 năm (1994-2000)
giữa hai bộ Nông nghiệp (8/1994)
- MOU về Hợp tác Ph ng chống ma tuý (3/1995)
- MOU về Hợp tác trong lĩnh vực Lâm nghiệp (3/1995)
- Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (5/2000)
- Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (5/2000)
- Hiệp định hợp tác Văn hoá (5/2000)
- MOU về Hợp tác giữa UBDT và Miền núi Việt Nam và Bộ Biên giới, Dân tộc và Phát triển
Myanmar (7/2000)
- MOU thành lập Uỷ ban Hợp tác chung về Thương mại (5/2002)
- MOU về Hợp tác giữa hai Ph ng Thương mại và Công nghiệp (5/2002)
2.2 Kinh tế - Xã hội

2.2.1 Kinh tế:
a) Tình hình tổng quan:
- Myanmar là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng
trì trệ, quản lý kém và bị cô lập. Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như ngọc, dầu
khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Gần đây những ngành này đã được một số tập
đoàn nước ngoài liên doanh cùng chính phủ tham gia khai thác.
- Myanmar bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987. Từ năm 1992, khi Than
Shwe lên lãnh đạo quốc gia, chính phủ đã khuyến khích du lịch. Trong những năm gần
đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển quan hệ với chính phủ nước này vì


mục tiêu lợi ích kinh tế. Nhiều quốc gia khác, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Liên
minh châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanmar. Đầu tư
nước ngoài chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.
- Ở thời thuộc địa Anh, Myanmar là một trong những nước giàu có nhất vùng Đông Nam Á.
Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dầu khí thông qua Công
ty Dầu khí Miến Điện. Miến Điện cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và
nhân lực dồi dào. Họ sản xuất 75% lượng gỗ tếch của thế giới, và dân cư có tỷ lệ biết đọc
biết viết cao. Nước này từng được tin tưởng sẽ có tương lai phát triển nhanh chóng.
- Ngày nay, Myanmar thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hóa chủ yếu qua biên giới
với Thái Lan. Kể từ khi đổi mới vào năm 2011, Mynamar đã đại tu nền kinh tế nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài và h a nhập kinh tế toàn cầu. Với tài nguyên phong phú, lực lượng
lao động trẻ, Myanmar đã thu hút FDI trong các lĩnh vực như năng lượng, dệt may, IT,
thực phẩm và đồ uống. FDI tăng từ 1.9 tỉ USD năm 2011 lên 2.7 tỷ USD vào năm 2012.
Việc ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài mới vào năm 2012 đã giúp Myanmar thu hút thêm
nhiều FDI. Cải cách kinh tế bao gồm việc thả nổi đồng tiền Kyat vào năm 2012, cấp giấy
hoạt động độc lập cho Ngân hàng Trung ương vào 2013, và ban hành luật ph ng chống
Tham nhũng năm 2013. Chính phủ cam kết cải cách, và sự nới lỏng về trừng phạt của
phương Tây đã mang lại lợi ích đáng kể. Nền kinh tế tăng tốc mạnh vào năm 2013 và 2014.
Myanmar đã cấp giấy phép cho 09 ngân hàng nước ngoài vào năm 2014 và thêm 04 ngân

hàng nước ngoài nữa vào năm 2016. Mặc dù đã có những tiến bộ rõ rệt, mức sống của đại
đa số người dân tại vùng nông thôn không được cải thiện. Myanmar vẫn là một trong những
quốc gia nghèo nhất Châu Á – hơn 1/4 dân số 56 triệu người sống trong nghèo đói.
- Những chính sách và cách quản lý kinh tế của chính phủ trước đã làm Myanmar có hệ
thống hạ tầng cơ sở kém, tham nhũng, kém phát triển nguồn nhân lực, không tiếp cận được
với nguồn vốn. Để phát triển bền vững, Myanmar cần hiện đại hóa và mở cửa lĩnh vực tài
chính, tăng phân bổ ngân sách cho các dịch vụ xã hội, và đẩy mạnh cải cách nông nghiệp
và đất.
- Chính phủ mới được bầu sẽ tập trung vào đẩy mạnh cải cách năng suất và đất nông nghiệp,
hiện đại hóa và mở cửa khu vực tài chính, cũng như cải thiện quản lý tài chính.
Năm 2015, tăng trưởng của Myanmar chậm lại vì bất ổn chính trị trong năm bầu cử, lũ lụt và
các yếu tố bên ngoài, bao gồm việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và giá cả hàng hóa
giảm. Vào tháng 10 năm 2016, Myanmar đã thông qua luật đầu tư nước ngoài sửa đổi hợp
nhất các quy định về đầu tư và làm thuận lợi hóa quá trình phê duyệt đầu tư và năm 2017
thông qua luật về các công ty làm giảm các quy tắc về sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp.
b) Các chỉ số kinh tế:

2014

2015

2016 2017


GD

268.9 tỷ USD

287.8 tỷ USD


308.6 tỷ USD

330.

P

9 tỷ

(pp

US

p)

D

Tín
h tỉ
giá
năm
201
6
GD

65.29 tỷ USD

65.78 tỷ USD

66.97 tỷ USD


P
(OE
R)
Tăn 8.7%
g
trư
ờng
GD
P

7% 6.1%

7.2
%


GD

5,200

5,600

5,900 6,300

P
theo
đầu
ngư
ời
(US

D)

P
theo
ngà
nh
Lực 35.23
lượ
ng
lao
độn
g
(triệ
u
ngư
ời)

36.18

37.15

22.3


Phâ
n bố
lao
độn
g
theo

ngà
nh
Tỷ

5.1%

5% 4.8%

4%

lệ
thất
ngh
iệp
Tỷ

5.5%

10.8%

lệ
lạm
phá
t
Mặt Gạo, đậu, vừng, lạc, mía, gỗ, cá
hàn
g
nôn
g
ngh

iệp

7% 6.5%


×