Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thảo luận học phần trả công lao động các hình thức trả lương tại công ty TNHH dược phẩm phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.28 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, trước sự đổi mới của nền kinh tế, nước ta đã có
những bước phát triển đáng kể. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các chủ thể
tham gia vào nền kinh tế ngày càng nhiều đã tạo nên sự phong phú của thị
trường, đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Hiện
nay một thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp là sự cạnh tranh không chỉ
diễn ra giữa các sản phẩm trong nước mà với cả các doanh nghiệp nước ngoài
trong khu vực và quốc tế.
Do vậy, để có thể tồn tại trên thị trường, các doanh nghiệp luôn phải cố
gắng tạo ra những sản phẩm mới với chất lượng tốt và giá cả phù hợp. Trong đó,
quản lý tốt nguồn nhân lực trong doanh nghiệp không những có tác dụng tốt đến
hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tác động đến tâm lý, thái độ, tinh thần và
vấn đề phát triển nghề nghiệp đối với bản thân người lao động. Để quản lý tốt
nguồn nhân lực đòi hỏi các cấp lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải quan tâm
một cách thoả đáng đến các chính sách trả lương cho người lao động. Nếu doanh
nghiệp có các hình thức trả lương hợp lý, không những giúp doanh nghiệp nâng
cao uy tín, góp phần tạo động lực cho người lao động mà còn làm tăng năng suất
và hiệu quả công việc, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh
cao. Ngược lại, nếu hình thức trả lương không hợp lý sẽ không kích thích được
người lao động, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh chung của
toàn doanh nghiệp.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về các hình thức trả lương trong doanh
nghiệp, xuất phát từ thực trạng các hình thức trả lương tại Công ty TNHH Dược
Phẩm Phương Đông, nhóm 2 xin lựa chọn đề tài: “Các hình thức trả lương tại
Công ty TNHH Dược Phẩm Phương Đông” . Qua việc phân tích thực trạng
vận dụng các hình thức trả lương tại Công ty TNHH Dược Phẩm Phương Đông,
nhóm 2 xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn
công tác trả lương tại Công ty.
Bài thảo luận bao gồm 3 chương lớn:


Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về tiền lương
1


Chương II: Phân tích thực trạng các hình thức trả lương tại Công ty
TNHH Dược Phẩm Phương Đông
Chương III: Đánh giá về hình thức trả lương của doanh nghiệp
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về tiền lương
1.1.Khái niệm trả lương
Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên năng suất, chất
lượng, hiệu quả lao động và người lao động tạo ra tính đến quan hệ cung cầu về
lao động trên thị trường và tuân thủ pháp luật của Nhà nước.
Trả lương là việc trả tiền, hiện vật hay dịch vụ của người sử dụng lao động
cho người lao động theo hợp đồng lao động.
1.2. Các hình thức trả lương
1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Khái niệm: Là hình thức trả lương cho người lao động được tính trên cơ sở
thời gian làm việc thực tế và trình độ thành thạo nghề nghiệp đó.
Đối tượng áp dụng: Lao động quản lý, lao động gián tiếp sản xuất, kinh
doanh, công việc không định mức được thời gian hay sản lượng,...
Công thức:
TLtt = Ngày công thực tế x Đơn giá tiền lương 1 ngày công x Hệ số tiền lương
Có 2 hình thức trả lương theo thời gian:
• Trả lương theo thời gian giản đơn:
Khái niệm: Trả lương theo thời gian giản đơn là tiền lương mà mỗi người
lao động nhận được do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc
thực tế nhiều hay ít quyết định.
Công thức:

TLTG = ML x TLVTT
Trong đó:
TLTG: lương theo thời gian giản đơn.
ML: mức lương cấp bậc tính theo thời gian.
TLVTT: thời gian làm việc thực tế.
• Trả lương theo thời gian có thưởng:

2


Khái niệm: Trả lương theo thời gian có thưởng là trả lương cho người lao
động được kết hợp giữa trả lương theo thời gian giản đơn và những khoản trả
thưởng do đạt hoặc vượt mức các chỉ tiêu về số lượng lao động, chất lượng lao
động, kỷ luật lao động, an toàn lao động đã quy định.
Công thức:
TLTG = ML x TLVTT x Tt
Trong đó:
TLTG: Trả lương theo thời gian có thưởng.
Tt: Tiền thưởng.
1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Khái niệm: Là hình thức trả lương theo cho người lao động hoặc tập thể
người lao động dựa trên số lượng, chất lượng sản phẩm hay công việc mà họ
hoàn thành.
Các hình thức trả lương theo sản phẩm:
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp:
• Trả lương theo sản phẩm cá nhân:
Khái niệm: Là hình thức trả lương trực tiếp cho cá nhân người lao động
dựa trên số lượng sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định và đơn
giá tiền lương trên một sản phẩm.
Công thức:

TLSP = ĐGSP x Q
Trong đó:
Q: số lượng sản phẩm sản xuất đạt yêu cầu chất lượng theo quy định.
ĐG SP: là số tiền quy định để trả cho người lao động khi sản xuất ra
một sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Công thức tính đơn giá sản phẩm:
ĐGSP = MLCV/MSL
Hoặc:
ĐGSP = MLCV x Mtg
Trong đó:
MLCV: mức lương cấp công việc.
MSL: mức sản lượng.
Mtg: mức thời gian.
• Trả lương sản phẩm tập thể:
Khái niệm: Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc
công việc mà một tập thể người lao động đã hoàn thành và đơn giá tiền lương
của một đơn vị sản phẩm hoặc một đơn vị công việc.
3


Công thức:
Hoặc:
Trong đó:

TLtt =
TLtt =

: tổng mức lương cấp bậc công việc.
Msltt: mức sản lượng tập thể.
Mtgtt: mức thời gian tập thể.

- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp:
Khái niệm: Là hình thức trả lương cho công nhân phụ, làm những công
việc phục vụ cho công nhân chính như: sửa chữa máy trong các phân xưởng
điện, phân xưởng dệt, điều hành máy móc trong các phân xưởng cơ khí,...
Công thức:
TLtt = ĐGt x Qt
Trong đó:
TLtt: tiền lương thực tế của công nhân phụ.
Đgt: đơn giá sản phẩm của công nhân phụ.
Công thức tính đơn giá sản phẩm của công nhân phụ:
Đgt = L : ( Mfv x Q0 )
Trong đó:
L: mức lương cấp bậc của công nhân phụ.
Mfv: mức phục vụ của công nhân phụ.
Q0: mức sản lượng của công nhân chính.
Qt: sản lượng thực tế của công nhân chính.
- Trả lương theo sản phẩm có thưởng:
Khái niệm: Là sự kết hợp trả lương thưởng theo sản phẩm và chế độ
thưởng hoàn thành vượt mức công việc.
Cấu trúc: gồm 2 phần:
Phần trả lương theo đơn giá cố định cho sản phẩm thực tế đã hoàn thành.
Phần tiền thưởng dựa vào mức độ sản lượng đã hoàn thành vượt mức thực tế và
tỷ lệ % tiền thưởng quy định cho sự hoàn thành một mức chỉ tiêu.
Công thức:
TLth = L + ( L x m x h )/100%
Trong đó:
TLth: tiền lương theo sản phẩm có thưởng.
L: tiền lương sản phẩm với đơn giá cố định.
4



h: tỷ lệ % hoàn thành sản phẩm vượt mức sản phẩm được tính
thưởng.
-

m: tỷ lệ % tiền thưởng.
Trả lương khoán:
• Áp dụng đối với những công việc mang tính chất tổng hợp.
• Toàn bộ công việc sẽ được giao cho công nhân hoàn thành trong một

khoảng thời gian nhất định.
• Tiền lương được trả theo nhóm dựa vào kết quả của cả nhóm.
• Xác định đơn giá dựa trên đối tượng của lương khoán:
+ Đối tượng nhận khoán là cá nhân: đơn giá được xác định như trả
lương theo sản phẩm cá nhân.
+ Đối với nhận khoán tập thể: đơn giá được xác định như trả lương
theo sản phẩm tập thể.
1.2.3. Hình thức trả lương hỗn hợp
Khái niệm: Là sự kết hợp giữa hình thức trả lương theo thời gian và hình
thức trả lương theo sản phẩm.
Cấu trúc:
- Phần lương cứng: tương đối ổn định nhằm đảm bảo mức thu nhập tối tiểu
cho người lao động, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ.
Biện pháp này được quy định theo bậc cơ bản và ngày công làm việc mỗi
tháng.
- Phần lương biến động: tùy theo năng suất, chất lượng và hiệu quả lao
động của từng cá nhân người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.3. Trả lương trong các trường hợp đặc biệt
- Trả lương khi làm ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

- Trả lương khi ngừng việc.
- Trả lương khi người lao động nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật.
- Trả lương khi người lao động được đi học.
- Trả lương khi làm thêm giờ,...
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ
LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH dược phẩm Phương Đông
Tên công ty: Công ty TNHH Dược Phẩm Phương Đông
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

5


Địa chỉ giao dịch: 132 Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Quận Thanh
Xuân, Hà Nội.
Công ty TNHH Dược Phẩm Phương Đông là một doanh nghiệp tư nhân,
bắt đầu xây dựng năm 1999 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000 theo
giấy phép đăng kí kinh doanh số 0102003183 do Sở Kế Hoạch và đầu tư TP Hà
Nội cấp ngày 20 tháng 12 năm 2000 vốn điều lệ là 500.000.000 đồng. Lĩnh vực
kinh doanh chính là buôn bán và cung ứng thuốc cho khách hàng trong nước.
Quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, phương pháp hoạt động kinh
doanh không ngừng được cải tiến, uy tín của công ty ngày càng được nâng cao,
do đó hàng hóa của công ty đã dần tìm được chỗ đứng trên thị trường trong
nước.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty cũng đã trải qua nhiều thuận
lợi và gặp không ít khó khăn.
Khi mới thành lập (1999- 2000), Công ty chỉ có 15 cán bộ nhân viên các
phòng ban, máy móc thiết bị với số lượng ít, các thiết bị văn phòng còn lạc hậu,
mức doanh thu đạt được chưa cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển Công ty
đã từng bước ổn định đi vào hoạt động kinh doanh. Vào những năm gần đây,

Công ty đã phát triển với tốc độ mạnh đẩy doanh thu lên gấp nhiều lần so với
khi mới thành lập. Đồng thời cán bộ nhân viên cũng tăng lên đáng kể, trong đó
có cả trình độ đại học,cao đẳng và trung cấp.
Hiện nay Công ty ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, tìm kiếm đối tác
và thị trường nước ngoài. Công ty ngày càng kí được nhiều hợp đồng bán hàng
cho khách hàng trên toàn quốc. Cụ thể hiện nay Công ty đang cung ứng thuốc
cho các bệnh viện như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức,
Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viên Quân y 103,...
Mặc dù gặp không ít những khó khăn trong việc mở rộng và phát triển cũng
như tìm kiếm thị trường và còn nhiều khó khăn khác do ngoại cảnh gây ra,
nhưng các thành viên trong Công ty đang nỗ lực để cố gắng vượt qua những khó
khăn và thách thức mà một doanh nghiệp trẻ phải đối mặt. Hai năm gần đây
Công ty đã đạt được 100% doanh thu bán hàng cho khách hàng, và số lượng cán
bộ nhân viên trong công ty đã tăng lên 400 người.
Là một doanh nghiệp nhỏ nhưng với ý trí vươn lên, với sự lãnh đạo của ban
Giám đốc Công ty, cùng với tinh thần tự lực tự cường, chủ động sáng tạo và
những phấn đấu hết sức cố gắng của các thành viên trong Công ty. Công ty
TNHH Dược Phẩm Phương Đông đã đứng vững và ngày càng phát triển, uy tín
6


ngày càng được nâng cao. Qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty
đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt như co sở vật chât, trình độ quản lý, hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, đời sống của cán bộ nhân viên được đảm bảo.
Đồng thời Công ty luôn cố gắng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Đó
chính là những đóng góp thiết thực của Công ty TNHH Dược Phẩm Phương
Đông trong công cuộc đổi mới của nước nhà.
2.2. Thực trạng các hình thức trả lương tại công ty TNHH dược phẩm
Phương Đông
2.2.1. Phân tích thực trạng hình thức trả lương theo thời gian tại công ty

TNHH dược phẩm Phương Đông
Đối tượng áp dụng: Bộ phận lao động gián tiếp của công ty: ban lãnh đạo
công ty, các cán bộ làm ở các phòng ban hành chính và nhân viên phục vụ.
Lương thời gian áp dụng đối với các đối tượng này do công việc của họ không
thể tiến hành định mức một cách rõ ràng, không thể đo lường một cách chính
xác. Đồng thời để áp dụng hình thức trả lương này, Công ty còn tùy thuộc vào
chức vụ và căn cứ vào quá trình làm việc lâu năm của họ. Hình thức này cũng
được áp dụng đối với nhân viên thử việc, nhân viên làm việc tạm thời theo thỏa
thuận cụ thể.
Cách tính lương theo thời gian:
Ltt = LTG + PTN
Trong đó:
+ Ltt: Tiền lương thực tế của người lao động
+ LTG: Tiền lương thời gian của người lao động
+ PTN: Phụ cấp trách nhiệm
• Đơn giá tiền lương thời gian:
Trong đó:
+ MLTT: Mức lương tối thiểu
+ HSL: Hệ số lương
+ NChuẩn: Số ngày phải đi làm trong tháng. Công ty đang áp dụng là 26
ngày công/tháng
• Tiền lương thời gian của người lao động được tính:
LTG =
Trong đó:
+
+

NTT: Số ngày công làm việc thực tế
PC: gồm các phụ cấp tiền ăn, xăng xe,…
7



Tiền lương chế độ là tiền lương trả cho những ngày người lao động nghỉ theo
chế độ gồm nghỉ lễ, nghỉ ốm, lương ngừng việc và được tính theo công thức:
Số ngày làm việc trong tháng của từng người được xác định dựa vào bảng
chấm công. Việc chấm công do trưởng phòng hay nhân viên phụ trách đảm
nhân, cuối tháng trưởng phòng phải gửi về phòng kế toán tổng hợp lấy làm căn
cứ để trả lương.
Một số quy định của công ty: Để trả lương theo hình thức này, công ty
căn cứ chủ yếu vào trình độ học vấn và năng lực công tác của từng cá nhân, cụ
thể:
Đối với cán bộ, nhân viên có trình độ cao học, đại học được hưởng mức
lương theo quy định sau:
-

Mức lương tối thiểu chung theo quy định hiện hành của Nhà nước là
1.490.000đ;

-

Lương phụ cấp trách nhiệm quy định cụ thể với từng chức vụ:

+ Giám đốc 6.000.000đ/tháng, Phó giám đốc 5.000.000đ/tháng,
+ Trưởng các bộ phận, phòng ban 3.000.000đ/tháng,
+ Cán bộ nhân viên 2.000.000đ/tháng
+ Các đối tượng khác (ngoài các đối tượng kể trên) được hưởng mức lương
quy định như sau: Mức lương tối thiểu chung theo quy định hiện hành của
Nhà nước là 1.490.000đ/tháng; Lương phụ cấp trách nhiệm là
1.500.000đ/tháng.



Ví dụ về bảng lương của phòng kế toán công ty TNHH dược phẩm
Phương Đông:

-

Công ty áp dụng tiền lương tối thiểu theo quy định hiện hành của nhà
nước với mức lương tối thiểu là 1.490.000đ

-

Công ty áp dụng 26 ngày công chế độ tháng.

8


Bảng 1: Thang bảng lương của phòng Kế toán tổng hợp trong tháng 4
năm 2020
( đơn vị: nghìn đồng)
ST
T

Họ và
tên

Chức
vụ

Cấp
bậc


Hệ số Ngày Phụ
Phụ
lương công cấp
cấp
thực chức trách
tế
vụ nhiệm

Phụ
cấp
ăn
trưa/
ngày

Phụ
cấp
xăng
xe/
ngày

Số công
nghỉ
việc
hưởng
lương

1

Nguyễn

Văn
Linh

Kế
toán
trưởng

7/9

7.9

26

0.3

3000

30

10

0

2

Đinh Vũ


Phó
phòng


6/9

7.2

24

0.2

2000

30

10

0

3

Nguyễn
Thị
Huyền

Thủ
quỹ

6/9

6


25

0.2

2000

30

10

0

4

Phạm
Hà Vy

Nhân
viên

5/9

4.3

26

-

1500


30

10

0

5

Hoàng
Thu Lan

Nhân
viên

5/9

4.3

22

-

1500

30

10

2


Theo thang bảng lương trên công ty áp dụng công thức:
• Ltg= ĐGTL× Số ngày đi làm = NTT + PC tiền ăn + PC tiền xăng.
• PTN ( phụ cấp trách nhiệm) theo quy định của công ty
• Những ngày nghỉ phép nhân viên được hưởng lương 100% mức
lương theo thời gian.
Ví dụ tính tiền lương cho anh Linh- Kế toán trưởng trên:
( nghìn đồng)
MLCB= Đg Ngày công thực tế = 470 26 = 12220 (nghìn đồng)
Vậy tiền lương của anh Linh là:
9


TN= MLCB + Phụ cấp trách nhiệm+ Phụ cấp ăn trưa + Phụ cấp xăng xe
= 12220 + 3000 + (30 26) + (10 26) = 16260 (nghìn đồng)
Bảng 2: Bảng thanh toán lương tháng 4 năm 2020 của phòng Kế toán
tổng hợp:
(đơn vị: nghìn đồng)
Tổng lương thời gian
12220
10177.92
8882.75
6406.92
5914.08
2.2.2. Phân tích thực trạng hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty
TNHH dược phẩm Phương Đông.
* Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng:
Đối tượng áp dụng: Đối với hình thức trả lương này, công ty áp dụng người
lao động thuộc khâu chủ yếu trong dây chuyền sản xuất nhằm giải quyết sự đồng
bộ trong sản xuất, thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các khâu có liên quan.
Cách tính tiền lương cho nhân viên tại công ty: Tiền lương được trả theo

chế độ này gồm 2 phần:
- Phần trả lương theo đơn giá cố định cho sản phẩm thực tế đã hoàn thành
- Phần tiền thưởng dựa vào mức độ sản lượng đã hoàn thành vượt mức
trong thực tế và tỷ lệ % tiền thưởng quy định cho sự hoàn thành một mức
chỉ tiêu
Công ty trả lương cho nhân viên theo công thức như sau:
- Đơn giá sản phẩm:
Đgsp =
Trong đó:
N: Số ngày công chuẩn
Msl: Mức sản lương
Hsl: Hệ số lương
P: Phụ cấp
MLTT: Mức lương tối thiểu
- Mức lương tính theo sản phẩm cố định:
10


-

ST
T
1
2
3

L = Đgsp x Msl
Mức lương tính theo sản phẩm có thưởng:
Lth = L +
Trong đó:

Lth: Tiền lương theo sản phẩm có thưởng
L: Tiền lương theo đơn giá cố định
h: Tỉ lệ % hoàn thành vượt mức sản phẩm được thưởng
m: Tỉ lệ % tiền thưởng
Msltt: Mức sản lượng thực tế công nhân làm ra
Bảng 3: Thang bảng lương tháng 4/2020 của một số công nhân
bộ phận đóng gói hàng
Họ và tên

Cấ
p
bậc

Nguyễn Minh
Hương
Trần Minh Quân
Nguyễn Minh Hiếu

2/9
3/9
4/9

Hệ số
lương
2,68

Phụ
cấp
độc
hại

0.2

Phụ cấp ăn
trưa/ngày

Ngày
công
thực tế

Số sản
phẩm thực
tế

30.000

23

560

3,18
3.4

0.2
0.2

30.000
30.000

25
26


600
630

Quy định của công ty đối với công nhân đóng hàng như sau:
MSL = 20 (sp/ca).
Mức lương tối thiểu công ty áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước
là 1.490.000 đồng
Doanh nghiệp áp dụng 26 ngày công.
Tỷ lệ thưởng khi vượt mức sản lượng yêu cầu là 10%.
Ví dụ 1: Thu nhập của anh Quân được tính như sau:
Ta có: MSL = 20 (sp/ca) => MSL = 20 x 26 = 520 (sản phẩm/tháng)
Mức lương tối thiểu công ty áp dụng: MLTT= 1.490.000 (đồng)
m = 10%
PĐH = 0.2
PAT = 30.000 (đồng/ ngày)
N1 = 23 (ngày)
Đgsp = =
= 11,2 (nghìn đồng/sản phẩm)
Anh Quân trong tháng đã làm được 600 sản phẩm => Vượt mức sản lượng yêu
cầu là:


11


-

-


600-520= 80 (sản phẩm)
 Tỷ lệ hoàn thành vượt mức sản phẩm được thưởng:
h = = 0,15 = 15%
Tiền lương tính theo sản phẩm cố định của anh Quân là:
L = 11,2 x 600 = 6720 (nghìn đồng)
Tiền lương theo sản phẩm có thưởng của anh Quân là:
Lth = L + = 6720+ = 6820,8 (nghìn đồng)
Bảng 4: Bảng thanh toán lương tháng 4 năm 2020 của một số công nhân
bộ phận đóng gói hàng
(đơn vị: nghìn đồng)

ST
T

Họ và
tên

Hệ số Ph
lươn

g
cấp
độc
hại

1

Nguyễ
n Minh
Hương

Trần
Minh
Quân
Nguyễ
n Minh
Hiếu

2,68

2
3

Phụ
cấp
ăn
trưa
/
ngày

Số
sản
phẩ
m
thực
tế

Đơ
n
giá


Tỷ lệ
hoàn
thành
vượt mức
sản phẩm
được
thưởng
(%)

Tiền
lương
tính
theo
sản
phẩm
cố
định

Tiền
thưởng

Tiền
lương
được
nhận

0,2

30


560

9,7
5

0,1

5460

54,6

5514,6

3,18

0,2

30

600

11,2

0,15

6720

100.8

6820,8


3,4

0,3

30

630

12,
1

0,2

7623

152,5

7775,5

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VỀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA DOANH
NGHIỆP VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HOÀN THIỆN
HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY
3.1. Đánh giá về các hình thức trả lương của doanh nghiệp
3.1.1. Đánh giá hình thức trả lương theo thời gian
Qua cách tính lương cho bộ phận trả lương theo thời gian của công ty áp
dụng đối với lao động quản lý và nhân viên phục vụ, hình thức trả lương này thì
số tiền lương của mỗi người nhận được phụ thuộc vào hệ số lương, hệ số này
cao hay thấp phụ thuộc vào thang bảng lương áp dụng và thâm niên công tác.
12



Nó có những mặt ưu điểm và nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian
nói chung và có những mặt phản ánh riêng trong công ty.
• Ưu điểm:
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng tại công ty đảm bảo được
yêu cầu đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu giúp người lao động có thể nắm bắt được
phần tiền lương mà mình nhận được. Điều này cũng tạo thuận lợi cho công tác
quản lý.
Ngoài ra, trong hình thức trả lương theo thời gian có kèm theo tiền phụ
cấp trách nhiệm. Hình thức này khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ hơn,
có thái độ làm việc tốt hơn, quan tâm tới chất lượng và hiệu quả công việc mà
mình đảm nhiệm. Nhờ đó mà gắn bó người lao động với doanh nghiệp hơn.
• Nhược điểm:
Hình thức này căn cứ vào cấp bậc, ngày công thực tế nên chưa gắn với chất
lượng, hiệu quả công việc mà còn mang tính chất bình quân. Người lao động đi
làm theo kiểu “đi đúng giờ, về đúng giờ”, chưa có ý thức trách nhiệm cao đối
với công việc trong 8 giờ lao động thực tế đó. Điều này dẫn đến người lao động
sử dụng thời gian lao động chưa hợp lý, năng suất lao động và hiệu quả công
việc chưa cao gây lãng phí thời gian, lãng phí nguồn nhân lực.
Công ty chưa có những biện pháp quản lý thời gian làm việc của lao động
gián tiếp một cách có hiệu quả. Nguyên nhân là do công ty chưa thực hiện phân
tích công việc nên nội dung bản chất công việc cũng như số lượng người cần
thiết để thực hiện công việc đó cũng chưa được xác định cụ thể. Điều này làm
cho công tác phân công, bố trí lao động chưa hợp lý. Mặt khác việc phân công,
bố trí công việc không hợp lý còn dẫn đến hiện tượng người lao động không
thực hiện được nhiệm vụ được giao.
3.1.2 Đánh giá hình thức trả lương theo sản phẩm
• Ưu điểm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng mà công ty áp dụng là tương

đối phù hợp với người lao động tham gia vào dây chuyền sản xuất của công ty.
Việc áp dụng trả lương cho nhân viên theo hình thức này thể hiện rõ mối quan
hệ giữa tiền công mà nhân viên nhận được với sản phẩm mà họ làm ra.
Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng dựa vào số sản phẩm mà
người lao động trực tiếp làm ra, người lao động tạo ra sản phẩm vượt mức chỉ
tiêu đề ra thì họ sẽ nhận được tiền lương theo đơn giá sản phẩm ngoài ra còn
13


nhận thêm tiền thưởng do vượt chỉ tiêu. Do đó khuyến khích người lao động
nâng cao năng suất lao động, vượt mức sản lượng sản phẩm được giao.
Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng gắn chặt kết quả thực hiện
công việc (số sản phẩm làm ra) với tiền lương mà họ nhận được. Do vậy có tác
dụng khuyến khích người lao động ra sức học tập để nâng cao trình độ, tích lũy
kinh nghiệm, phát huy sáng tạo để nâng cao khả năng làm việc và nâng cao năng
suất lao động để nâng cao thu nhập của bản thân.
• Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên thì hình thức trả lương tại công ty đang áp
dụng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như:
Việc xác định tỷ lệ thưởng khá phức tạp nên việc áp dụng hình thức trả
lương theo sản phẩm có thưởng ở công ty còn nhiều bất cập:
Hình thức này chưa thể hiện được chất lượng sản phẩm mà chỉ thưởng theo
số lượng sản phẩm thực tế họ làm ra từ đó có thể làm doanh thu giảm như giá
bán giảm do sản phẩm đóng gói bị lỗi, méo mó,… Công ty còn thiếu sự giám sát
chất lượng sản phẩm, cần phải có tỷ lệ thưởng cụ thể đối với sản phẩm xấu và
tốt.
Hơn nữa, áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng có thể nhân
viên sẽ cố gắng tạo ra thật nhiều sản phẩm mà không chú trọng đến chất lượng
sản phẩm làm ra, không tiết kiệm nguyên vật liệu cho công ty.


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Trong mọi thời kì phát triển kinh tế, tiền lương luôn là phần thu nhập chủ
yếu của đại bộ phận người lao động, là phần chi phí chiếm tỉ trọng khá lớn trong
tổng chi phí sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Ngày nay trong thời kì
công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nguồn nhân lực được xem là một yếu tố cạnh
tranh của các doanh nghiệp, các quốc gia. Để thu hút giữ gìn một lực lượng lao
động có trình độ cao, tiền lương luôn là một trong các chính sách được đặt lên
hàng đầu.
Trong nội bộ một doanh nghiệp, một chính sách tiền lương hợp lý là chính
sách mà các hình thức tiền lương được áp dụng phải đảm bảo công bằng, rõ
ràng, dễ hiểu, dễ quan lý. Qua việc nghiên cứu các hình thức trả lương tại Công
14


ty TNHH Dược Phẩm Phương Đông, chúng ta có thể thấy được các hình thức
tiền lương hiện đang áp dụng qua thời gian đã bộc lộ được những ưu điểm của
mình. Tuy nhiên, giống như nhiều doanh nghiệp khác, các hình thức trả lương
của Công ty vẫn còn một số hạn chế cần sửa đổi hoàn thiện. Vì vậy để các hình
thức tiền lương phát huy hết tác dụng của mình, đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay nước ta đang tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, chuyên đề cũng đã đưa
ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương này.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hoàn thành đề tài thảo luận song
vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Trước hết là do không có điều kiện tiếp
xúc trực tiếp với người lao động nên chưa thể hiểu rõ được các hình thức trả
lương của Công ty đã có ảnh hưởng đến tâm lý của họ như thế nào. Ngoài ra do
kiến thức và thời gian có hạn nên các giải pháp đưa ra có thể chưa đầy đủ. Rất
mong có sự đóng góp ý kiến của giảng viên dể bài thảo luận của nhóm 2 được
hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn.

15




×