Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Thảo luận triết 1 bài học tôn trọng khách quan và vận dụng bài học tôn trọng khách quan vào trong lĩnh vực đời sống học tập của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.54 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

————

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN I
Đề tài: Bài học tôn trọng khách quan và vận dụng bài học tôn trọng
khách quan vào trong lĩnh vực đời sống học tập của bản thân.

Thầy hướng dẫn

: Phương Kỳ Sơn

Nhóm

: 01

Lớp HP

: H2002MLNP0111

HÀ NỘI - 2020


BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ
ST
T

Họ và tên


Chức
trách

1

Vũ Văn An

Thành
viên

3

Đặng Hùng Anh

Thành
viên

4

Đinh Phương Anh

Nhóm
trưởng

5

Lâm
Anh

Thành

viên

6

Lê Hoàng Anh

Thành
viên

7

Lê Quỳnh Anh

Thành
viên

8

Nghiêm Thị Ngọc
Anh

Thư ký

9

Nguyễn Mai Anh

Thành
viên


Nguyễn
Anh

Thành
viên

10

Thị

Quỳnh

Quang

Công việc
Tìm kiếm tài
liệu, làm bài
vận dụng cá
nhân
Tìm kiếm tài
liệu, làm bài
vận dụng cá
nhân
Phân công
nhiệm vụ, tìm
kiếm tài liệu,
làm bài vận
dụng cá nhân,
tổng hợp bài
làm, chỉnh sửa

Words
Tìm kiếm tài
liệu, làm bài
vận dụng cá
nhân
Tìm kiếm tài
liệu, làm bài
vận dụng cá
nhân
Tìm kiếm tài
liệu, làm bài
vận dụng cá
nhân
Tìm kiếm tài
liệu, làm bài
vận dụng cá
nhân,
Tìm kiếm tài
liệu, làm bài
vận dụng cá
nhân
Tìm kiếm tài
liệu, làm bài
vận dụng cá

Nhó
Tự
m
đánh
đánh

giá
giá
8.5

8

8.5

8

9

9

8.5

8

8.5

8

8.5

8

8.5

8.5


8.5

8

8.5

8

Kết
luận


nhân
Nhóm trưởng

Thư ký

“Khoa học rỗng tuếch và đầy sai lầm nếu
không sinh ra từ Thực nghiệm, người mẹ
của mọi tri thức”



MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “ Bài học tôn
trọng khách quan- vận dụng bài học tôn trọng khách quan vào trong
lĩnh vực đời sống học tập của mình ” chúng em xin gửi lời cảm ơn

chân thành và sâu sắc nhất đến Giảng viên : PGS.TS Phương Kỳ Sơn Người đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức quý giá,
giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ khi nhóm nhận và thực hiện đề tài.
Chúng em xin gửi lời cảm tạ sâu sắc đến thầy vì đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ chúng em, truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu nhất
và tạo cho nhóm có tiền đề để tiếp cận và giải quyết vấn đề. Nhờ đó
mà nhóm đã hoàn thành bài thảo luận của mình được tốt nhất
Những thành kiến thức mà nhóm được học hỏi là hành trang ban
đầu cho quá trình làm việc sau này. Mặc dù có nhiều cố gắng trong
suốt quá trình thực hiện đề tài, song vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu
sót. Nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của
thầy để nhóm rút kinh nghiệm và hoàn thiện đề tài tốt nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

6


7


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm 1 xin được cam đoan đề tài thảo luận được tiến hành công
khai dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của tất cả thành viên trong nhóm,
dưới sự hướng dẫn giảng dạy tận tình của thầy Phương Kì Sơn.
Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và không sao
chép nguyên bản bất cứ tài liệu nào trước đó. Nếu phát hiện sao
chép nguyên bản một tài liệu nào nhóm xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.

8



CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH
QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN”
1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc “tôn trọng khách quan, phát

huy tính năng động chủ quan”
Cơ sở lý luận chung của nguyên tắc “tôn trọng khách quan, phát
huy tính năng động chủ quan” là quan điểm của chủ nghĩa duy vật
khoa học về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
1.1.

Vật chất
Phạm trù vật chất
V.I.Lênin đã tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên đồng
thời kế thừa tư tưởng của các C. Mác và Ph. Ăngghen để đưa ra định
nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác”.
Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mỗi dạng vật chất là
thuộc tính tồn tại khách quan, tức tồn tại ngoài ý thức, độc lập,
không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có
nhận thức được hay không nhận thức được nó.Vật chất dưới những
dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó
trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức
của con người là sự phản ánh đối với vật chất; vật chất là cái được ý
thức phản ánh.
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc
tính cố hữu của vật chất

Theo quan điểm của Ph. Ăngghen, vận động không chỉ thuần túy
là sự thay đổi vị trí mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra
trong vũ trụ”; vật chất luôn gắn liền với vận động và chỉ thông qua
vận động mà các dạng cụ thể vật chất mới biểu hiện được sự tồn tại

9


của mình. Vận động trở thành phương thức tồn tại của vật chất. Vật
chất tồn tại khách quan nên vận động cũng tồn tại khách quan và
vận động của vật chất là tự thân vận động.
Ph. Ăngghen đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản,
sắp xếp theo thứ tự từ trình độ thấp đến trình độ cao, tương ứng với
trình độ kết cấu của vật chất: vận động cơ học, vận động vật lý, vận
động hóa học, vận động sinh học, vận động xã hội. Chủ nghĩa duy
vật biện chứng không phủ nhận đứng im. Theo quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái đặc biệt của vận
động, đó là vận động trong thế cân bằng vật đứng im là hiện tượng
tương đối, tạm thời.
Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại
Mọi dạng cụ thể vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có
một quảng tính nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất
định với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy
được gọi là không gian. Mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể
hiện ở quá trình biến đổi nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa,
v.v... Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian.
Vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có
vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không
gian, thời gian tồn tại ở ngoài vật chất vận động. Là hình thức tồn tại
của vật chất, không gian và thời gian tồn tại khách quan, bị vật chất

quy định; trong đó, không gian có ba chiều: chiều cao, chiều rộng,
chiều dài; thời gian có một chiều: chiều từ quá khứ đến tương lai.
Tính thống nhất vật chất của thế giới
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: bản chất của thế giới
là vật chất, thế giới thống nhất ở tỉnh vật chất của nó, thể hiện ở
những điều cơ bản sau:Một là, chỉ có một thế giới thứ nhất là thế giới
vật chất; thế giới vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan và độc
lập với ý thức của con người. Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh
viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và không bị mất đi.Ba là,
10


mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối quan hệ khách quan,
thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ
thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, hoặc có nguồn gốc vật
chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật
khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất
không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và
chuyển hóa lẫn nhau; là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của
nhau.
1.2.

Ý thức
Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người bao gồm từ
cảm giác cho tới tư duy lý luận trong đó tri thức là phương tiện tồn
tại của của ý thức. Ý thức là một sản phẩm của một dạng vật chất
sống có tổ chức cao nhất là bộ não con người, nó phản ánh sự sáng
tao của thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua lao
động và ngôn ngữ.
Nguồn gốc của ý thức

Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự
nhiên và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: Có nhiều yếu tố cấu thành
nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, hai yếu tố cơ bản nhất là bộ
óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo
nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo.
Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ
chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoàn
thiện hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện,
hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả Ý thức của
con người càng phong phú và sâu sắc.
Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra
quá trình phản ánh năng động, sáng tạo: quan hệ giữa con người với
thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất
hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan được phản ánh
11


thông qua hoạt động các giác quan đã tác động đến bộ óc người,
hình thành nên Ý thức.
Nguồn gốc xã hội của ý thức: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn
gốc xã hội của ý thức; trong đó, cơ bản nhất và trực tiếp nhất là lao
động và ngôn ngữ. Lao động là quá trình con người tác động vào giới
tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát
triển của mình. Lao động cũng là quá trình vừa làm thay đổi cấu trúc
cơ thể người, vừa làm giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những
kết cấu, những quy luật vận động,... của nó qua những hiện tượng
mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua
hoạt động của các giác quan tác động đến bộ óc người và bằng hoạt
động của bộ óc, tri thức nói riêng ý thức nói chung về thế giới khách

quan hình thành và phát triển. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật
chất chứa đựng thông tin mang nội dung Ý thức. Không có ngôn ngữ,
ý thức không thể tồn tại và phát hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn
liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã hội. Mối
quan hệ giữa các thành viên trong quá trình lao động làm nảy sinh ở
họ nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu
cầu này là môn ngữ này xinh và phát triển ngay trong quá trình lao
động. Nhờ ngôn ngữ, con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà
còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiến, truyền đạt kinh nghiệm,
truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác. Như vậy, nguồn
gốc cơ bản trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động
là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc
của con vượn, đã Làm cho bộ óc đó dần dần biến thành bộ óc của
con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý
thức.
Bản chất của ý thức
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan
vào bộ óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
12


Tính năng động và sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở
khả năng hoạt động tâm sinh lý của con người trong việc định hướng
tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông
tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông
tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận.Tính chất
năng động, sáng tạo của sự vật ảnh còn được thể hiện ở quá trình
con người tạo ra những ý tưởng giả thuyết, huyền thoại,...Trong đời
sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách

quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động
của con người.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó
thể hiện ở chỗ: Ý thức là hình ảnh về thế giới khách quan, bị thế giới
khách quan quy định cả về nội dung và về hình thức biểu hiện,
nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải
biến thông qua lăng kính chủ quan (Tâm tư, tình cảm, nguyện vọng,
kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu,...) của con người. Theo C. Mác, ý thức
“Chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con
người và được cải biến đi trong đó”.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: sự ra
đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi
phối không chỉ của các quy luật tự nhiên mà con và chủ yếu là của
các quy luật xã hội, được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và
các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với tính năng
động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã
hội.
Kết cấu của ý thức
Ý thức có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ
mật thiết với nhau, trong đó cơ bản nhất là tri thức tình cảm và ý chí.
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá
trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận
thức dưới dạng các loại ngoại ngữ.
13


Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý
thức phát triển. Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh, tri thức có thể chia
thành nhiều loại như: tri thức về tự nhiên tri thức về con người và xã
hội. Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia

thành: tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm
và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,...
Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người
trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản
ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ
thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm
biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống con người, là một
yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận
thức và thực tiễn. Tùy vào đối tượng nhận thức và sự rung động của
con người về đối tượng đó mà tình cảm được biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau, như: tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình
cảm tôn giáo,...
Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người
nhằm vượt qua những cảm xúc trong quá trình thực hiện mục đích. Ý
chí được coi là mặt năng động của ý thức , một biểu hiện của ý thức
trong thực tiễn mà ở đó con người tự ý thức được mục đích của hành
động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để thực hiện đến cùng
mục đích đã lựa chọn. Có thể coi ý chí và quyền lực của con người
đối với mình, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng
đến mục đích một cách tự giác, nó cho phép con người tự kiềm chế,
tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm
và niềm tin của mình. Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện
trình độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý
nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. V.I.Lênin Cho rằng: ý chí là
một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu
người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giải phóng mình , Giải
phóng nhân loại. Tất cả các yêu tố tạo thành Ý thức có mối quan hệ
14



biện chứng với nhau, xong tri thức là yêu tố quan trọng nhất, là
phương thức tồn tại của Ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối
với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yêu tố
khác.

15


1.3.

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Triết học Mác- Lênin khẳng định trong mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong đó vai trò quyết định thuộc về vật chất; giữa vật chất và
ý thức thì vật chất quyết định ý thức, ý thức có tính độc lập tương đối
và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người.
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, được thể
hiện ở những mặt sau đây:
Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định sự hình
thành của ý thức;
Vật chất quyết định nội dung của ý thức: Bởi vì ý thức của chúng
ta là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con
người, nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Vật chất quyết định sự biến đổi, sự phát triển của ý thức: Bản
chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong điều kiện
tự nhiên thay đổi, quan hệ vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi
theo.
Vật chất là điều kiện để hiện thực hoá ý thức: Mỗi một cá nhân,
mỗi một tổ chức đều có những ý niệm và mục đích riêng, do đó phải
có vật chất thì những ý nguyện đó mới thành hiện thực.

Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất thông qua
sự chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, được diễn ra
theo 2 chiều hướng:
Hướng thứ nhất: Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách
quan, trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người và đưa
hoạt động thực tiễn của con người đi đến thành công.
Ngược lại, nếu ý thức không phản ánh đúng hiện thực khách
quan mà dùa vào đó để chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người
thì sẽ làm cho hoạt động thực tiễn của con người mang tính chủ
quan, duy ý chí, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến mù
quáng.

16


2. Nội dung và yêu cầu của nguyên tắc tôn trọng khách quan,

phát huy tính năng động chủ quan trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất
năng động sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên một
nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người. Nguyên tắc đó là: trong
mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực
tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng
động khách quan. Theo nguyên tắc phương pháp luận này, mọi hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn,
thành công và có hiệu quả khi thực hiện đồng thời giữa việc xuất
phát từ thực tế khách quan, tôn trọng thực tế khách quan với phát

huy tính năng động chủ quan, phát huy tính năng động chủ quan là
trên cơ sở và trong phạm vi điều kiện khách quan, chống chủ quan
duy ý chí trong nhận thức và thực tiễn.
Xuất phát từ thực tế khách quan tức là phải xuất phát từ bản
thân sự vật với tất cả các đặc tính, các thuộc tính của sự vật và các
quan hệ của nó để tìm ra bản chất, xu hướng vận động phát triển
theo quy luật. Từ đó rút ra kết luận về sự vât, hiện tượng, trên cơ sở
đó mà đề ra phương hướng và các giải pháp tác động cải biến sự vật,
thế giới tự nhiên phục vụ lợi ích của con người, không được áp đặt ý
muốn chủ quan của chủ thể nhận thức vào sự vật.
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực,
năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con
người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy.
Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực
học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá vào
quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng
dẫn quần chúng hành động. Mặt khác, phải tự giác tu dưỡng, rèn

17


luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm,
nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học
và tính nhân văn trong định hướng hành động.
Vai trò của ý thức về thực chất là nói tới vai trò của con người, ý
thức là ý thức của con người nhưng bản thân ý thức tự nó không trực
tiếp thay đổi đưuọc gì trong hiện thực, cho nên muốn thực hiện tư
tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn, phải có ý chí và phương pháp
để tổ chức hành dộng; ý thức tư tưởng có thể quyết định làm cho con
người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở

những điều kiện cụ thể, điều kiện khách quan nhất định.
Ý thức của con người không tách rời điều kiện vật chất, con
người phải biết dựa vào những điều kiện vật chất đã có và phản ánh
đúng quy luật khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý chí và
nhận định cao, một mặt phải chống chủ quan duy ý chí, mặt khác
phải chống bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại.
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG BÀI HỌC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY
TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN” VÀO LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG HỌC
TẬP CỦA CHÍNH MÌNH
STT: 01-Vũ Văn An
Là một người sinh viên thì có nhất nhiều các yếu tố tác động đến
đời sống học tập như là môi trường sống, sức khỏe, tâm lý, sở thích
và dặc biệt là kinh tế của gia đình. Như chúng ta đã biết vào đại học
thì ngoài học phí cao còn có chi phí ăn ở hàng tháng của sinh viên.
Riêng đối với em khi mới lên đại học, chi phí ăn ở hàng tháng rơi vào
khoảng tầm Ba triệu và cùng với đó là học phí của trường không hề
thấp , là một trong những trường có học phí cao ở miền bắc. trong
thời gian đầu mới lên Hà Nội còn bỡ ngỡ, đường xá chưa thuộc, chưa
quen biết nhiều nên em chỉ có thể phụ thuộc hoàn toàn vào chu cấp
từ gia đình. Mỗi tháng nhận chu cấp từ em rất ngại vì gia đình không

18


vảo khá giả , bố mẹ làm việc cật lực để lo cho em , ngoài ra còn phải
lo cơm áo gạo tiền ở nhà, có những lúc trong nhà không có tiền gửi
lên thì gia đình lại phải đi vay để chu cấp cho em. Mặc dù là bố mẹ
không nói ra sợ làm ảnh hưởng đến việc học của em nhưng em hoàn
toàn biết điều đó. Em cố gắng hòa nhập với cuộc sống mới một cách

nhanh nhất để liên hệ chỗ này chỗ kia tìm một công việc làm thêm
phù hợp với thời gian rảnh rỗi của bản thân. Và cuối cùng em cũng
tìm được công việc làm Casual ở 1 khách sạn , đăng ký lịch làm vào
thời gian rảnh. Sau khi đi làm em cũng đã đỡ được một phần nào đấy
cho gia đình về khoản chu cấp, bố mẹ chỉ cần gửi thêm một chút
hàng tháng. Tuy không to tát nhưng đối với em như thế em đã cảm
thấy thoải mái tư tưởng hơn rất nhiều. Em luôn cố gắng làm sao để
có thể giảm chu cấp từ gia đình hàng tháng xuống ít nhất có thể. Vì
đối với quan điểm của em trong cuộc sống thì phải luôn luôn thay đổi
bản thân ,để có thể thích ứng với mọi môi trường , học thêm nhiều
kinh nghiệm và giao tiếp được với thêm càng nhiều người…
Quê quán em là ở Thành Phố Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh. Nơi
đây có nguồn gốc lịch sử từ rất lâu đời. từ trước thế kỷ 19 nơi đây
được biết đến với tên gọi Giao Châu, Lục Thủy, Hải Đông…Đến cuối
TK19 thì cái tên Hạ Long mới xuất hiện và được gắn với truyền
thuyết mẹ rồng dẫn con xuống giúp người Việt đánh giặc ngoại xâm,
bảo vệ bờ cõi…Vì đây là thành phố ven biển cho nên từ thời xa xưa
người dân sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt thủy hải sản, ngoài để
làm thực phẩm thì bây giờ còn cung cấp đi nhiều nơi khác nữa...Và
đặc sản ở Hạ Long cũng gắn liền với hải sản đó là món chả mực giã
tay, Địa sâm, sam biển…Ngoài đánh bắt hải sản thì ở Hạ Long còn có
ngành khai thác khoáng sản than đá, nhưng mà than đá thì dần cũng
hết vè đến vài năm trở lại đây thì Hạ Long phát triển du lịch cực
mạnh dựa vào lợi thế kỳ quan thiên nhiên thế giới và được nhiều
daonh nghiệp lớn đầu tư vào du lịch. Và chính vì vậy em đã chọn

19


ngành Du lịch khi bước vào đại học, vừa để thỏa mãn đam mê học

hỏi khám phá thì còn để về cống hiến cho quê hương….
Em là một sinh viên chuẩn bị bước vào năm cuối của đại học .Và
trong kỳ hè này em mới học lại môn triết đã bị trượt từ năm nhất.
Thật may mắn khi em đăng ký được học lớp của thầy Sơn. Phương
pháp giảng dạy của thầy thật sự hay , thật sư mới mẻ . Thầy không
truyền đạt nguyên văn sách vở mà thông qua thầy , kiến thức trong
sách vở đến với em một cách dễ hiểu hơn. Ngoài truyền đạt kiến
thức thầy còn thêm vào đó những câu truyện thực tế mà em hoàn
toàn có thể học theo và áp dụng. Trong số những câu chuyện thầy
chia sẻ thì câu chuyện em thích nhất đó là câu chuyện thầy lên tây
bắc thấy người ta trồng cà phê và thầy nói không được, rồi thầy vào
miền trung thấy người dân trồng bạch đàn , thầy cũng nói không
được sau đến lần thầy lên Tây Nguyên thì thấy người ta trồng cây ăn
quả, thầy nối cái này được, hay, và thầy chốt lại một câu đó là “ cái
gì có giá trị thì mới tồn tại được” em nghĩ câu nói đó sẽ theo em cả
cuộc đời dài. Môn Triết học mà em nghĩ mình không thể tiếp thu
được gì đã giúp em hiểu ra nhiều điều khi được học lớp của thầy. Em
thực sự thích và kính phục phương pháp giảng dạy của thầy!

20


STT 03- Đặng Lan Anh
Phòng trọ ảnh hưởng tới kết quả học tập của bản thân
Bất kì một sinh viên nào muốn quá trình học đại học được diễn
ra suôn sẻ và đạt được kết quả tốt đều cần 1 phòng trọ để phục vụ
nhu cầu học tập, ăn uống và nghỉ ngơi.
Là một người đến từ tỉnh khác, việc học đại học ở Hà Nội thực sự
là một điều khá khó khăn bởi tác động từ nhiều yếu tố, trong đó việc
tìm một chỗ ở an toàn ổn định là điều em quan tâm đầu tiên. Khi mới

lên nhập học em nhận được thông báo khoa mình được học ở cơ sở 2
dưới Hà Nam và sinh viên sẽ được ở kí túc xá, em rất mừng vì điều
đó. Thời gian đó em được ở cùng phòng với nhiều bạn cùng lớp vừa
có người nói chuyện vui chơi, vừa tiện cho việc hỏi bài tập các
môn. Có gì không hiểu ở trên lớp về phòng em có thể hỏi và trao đổi
cùng các bạn nên việc học trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Từ đó
kết quả học tập của em cũng khá ổn không quá kém.
Kết thúc học kì 1 chúng em trở về Hà Nội để tiếp tục việc học
cho kì 2. Từ đây bắt đầu nảy sinh nhiều việc. Khi mới lên do không
tìm được bạn quen ở cùng em phải ở ghép với hai bạn lạ em không
hề biết, do mỗi người 1 quê, thời gian sinh hoạt khác nhau và tính
cách không hợp nên sau khi ở được 1 tháng em quyết định chuyển
vào kí túc xá của trường. Ở đây thì đảm bảo an toàn hơn nhưng có 1
điều mà em rất khó chịu đó là có 1 bạn cùng phòng thường xuyên
dẫn bạn trai về. Mỗi lần như thế em đều không tập trung vào việc
học được, mặc dù em đã góp ý nhiều lần nhưng bạn ý bỏ ngoài tai,
mấy bạn còn lại cũng dửng dưng như không có chuyện gì. Thực sự
những lúc như thế em cảm thấy rất bực mình dù có học kiểu gì cũng
chẳng được chữ nào vào đầu. Bị làm phiền quá nhiều bởi bạn ý, em

21


càng ngày càng lười học và không muốn về phòng học, kết quả học
kì đó của em sa sút hơn hẳn.
Sang đến năm hai do có 1 bạn cùng lớp rủ em trọ cùng, em
quyết định dọn ra trọ và ở cùng bạn ý. Mặc dù phòng trọ có nhỏ và
rất nóng nhưng em không ngại việc đó vì sống với bạn ý em thấy khá
thoải mái và không có nhiều áp lực. Đôi lúc 2 đứa cũng có cãi nhau
nhưng em không ghét bạn ý bởi bạn ý giúp đỡ em rất nhiều trong

học tập. Có bài tập khó khăn hầu như em đều nhờ bạn ý và bạn ý
cũng rất nhiệt tình. Việc ở trọ cũng dần ổn định, không còn ảnh
hưởng

tiêu

cực

nhiều

đến

kết

quả

học

tập

của

em

như

trước kia nữa. Em cảm thấy mừng vì mình đã tìm được một chỗ ở hợp
lý trong những năm học của Đại học và có thể sẽ ở phòng trọ này lâu
dài. Phòng trọ không bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại lai đã giúp
quá trình học tập của em diễn ra thuận lợi hơn.

*Giới thiệu về quê hương
Trực Ninh là 1 huyện thuộc tỉnh Nam định nổi tiếng với những
truyền thống văn hóa và nhiều đặc sản. Là vùng quê có bề dày
truyền thống văn hoá, lịch sử, những tên đất, tên làng ở huyện Trực
Ninh không chỉ đơn thuần mang tính hành chính mà còn ẩn chứa
những lớp trầm tích văn hóa bản địa. Trải qua bao thế hệ, bản sắc
văn hoá làng quê ở Trực Ninh vẫn luôn được gìn giữ và phát huy cùng
với sự phát triển của xã hội, đời sống cộng đồng.
Nơi đây là vùng đất của nhiều tiến sĩ và trạng nguyên ngày
xưanhư trạng nguyên Đào sư tích,…
Đến đây bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn dân dã nhưng
vo cùng ngon như bánh rang, chè kho. Những món ăn đơn giản
nhưng mang đầy tâm hồn của con người giản dị nơi đây.

22


Về lễ hội, Trực Ninh nổi tiếng với nhiều lễ hội. Trong các lễ hội
làng, nhiều giá trị văn hoá được kết tinh thông qua các nghi lễ, trang
phục truyền thống, trò chơi, các hoạt động văn nghệ dân gian… Ở xã
Trung Đông, hàng năm lễ hội tại các làng: Xối Đông Thượng, Xối
Đông Trung, Xối Đông Hạ diễn ra trong hai ngày mồng 9 và mồng 10
tháng Giêng tại di tích Ba đồn binh thời Trần. Ngoài kỳ lễ này, tại Đền
Xối Thượng, nhân dân địa phương tổ chức lễ kỳ phúc (ngày 14, 15-11
âm lịch) và lễ kỵ 2 vị tướng Trần Phạm, Bùi Tuyết (ngày 18, 19-8 âm
lịch) với các nghi thức tế lễ. Tại di tích Đền Xối Đông Hạ, vào ngày
15-6 âm lịch hàng năm, dân làng tổ chức lễ hội nhằm ôn lại tích Thủy
thần Tam Lang giúp tướng Trương Long cùng nhân dân địa phương
chống giặc Nguyên - Mông xâm lược. Di tích lịch sử - văn hoá quốc
gia Chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh

Không. Ngoài vẻ đẹp của kiến trúc Đông - Tây kết hợp, nét đẹp văn
hoá ở di tích còn thể hiện trong lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến 16-9
(âm lịch) hàng năm với các tiết mục diễn xướng tâm linh. Đặc biệt,
hội thi bơi chải trên sông quanh chùa có sự tham gia của 4 dòng họ
lớn trong thị trấn là: Nguyễn, Phan, Lê, Dương. Tại Đền - Chùa Miễu,
thị trấn Cổ Lễ, trong các ngày lễ của đạo Phật như: Lễ Phật đản, Lễ
Vu lan, người dân được tham gia các hoạt động nấu cỗ, tế lễ và
thưởng thức các món ăn chay truyền thống.
Có rất nhiều bài thơ, bài hát hay về vùng đất Trực Ninh như :
Trực Ninh quê mình, Về Trực Ninh anh ơi, Trực Ninh quê mình.
*Nhận xét về phương pháp giảng dạy và phương pháp thảo luận
của thầy:
- Phương pháp giảng dạy mới mẻ, không gây áp lực nhiều với
sinh viên, đưa sinh viên tiếp cận về triết học một cách thoải mái hơn.

23


- Thầy đưa ra nhiều bài học liên hệ ngay trong bài giảng nên
sinh viên có thể nhớ bài nhanh hơn, phương pháp làm bài thảo luận
mới công bằng điểm với mọi sinh viên.
- Thầy khá vui tính và nghiêm khắc đúng lúc để luôn chỉnh đốn
sinh viên.

24


STT 04 – Đinh Phương Anh
Em là con một được sinh ra tại quê hương Yên Bái trong một gia
đình bình thường bố mẹ làm kinh doanh. Yên Bái là một tỉnh miền

núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng
chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra nơi đây được thiên nhiên ban tặng bằng
núi non trùng điệp được kiến tạo dọc sông Hồng trên nền phù sa cổ
sinh khiến Yên Bái có nét rất thanh bình và trù mật. Con người ở quê
hương em rất chăm chỉ, cần cù, họ cũng là những con người có trí
tuệ và khéo léo khiến cho Yên Bái được ghi nhận với nhiều dấu ấn
bản sắc văn hoá và giá trị tinh thần cũng với nhiều di tích lịch sử, lễ
hội, đền chùa nổi tiếng,…Đến năm em chuẩn bị vào lớp 1 gia đình
em chuyển ra Hà Nội sinh sống và làm việc tại đây để thuân tiện cho
công việc kinh doanh của bố mẹ. Cho tới nay do tính chất công việc
của mẹ nên em đang sống một mình được 5 năm.
Hiện nay em đã là sinh viên năm 3 của trường đại học Thương
Mại. Trong quá trình học tập tại trường em có cơ hội được thầy
Phương Kỳ Sơn là giảng viên cho bộ môn Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác- Lê nin I, đây là môn học em phải học lại do lần
học đầu em đã chưa đủ điểm để qua môn vì nhiều lí do khách quan
và chủ quan khác nhau. Trước đây đối với em học phần này rất khô
khan, trừu tượng và khó hiểu tuy nhiên sau quá trình được học tập và
làm việc cùng Thầy Sơn em rất thích thú với phương pháp giảng dạy
của thầy, cùng với sự hiểu biết sâu rộng của thầy và kinh nghiệm
nhiều năm trong giảng dậy Thầy đã giúp em cảm thấy môn học này
trở nên hứng thú hơn và khơi gợi được nguồn cảm hứng học tập của
em. Trong quá trình giảng dậy Thầy Sơn ngoài việc cung cấp cho em
những nội dung kiến thức của học phần Thầy còn có những bài học
vận dụng trong thực tế giúp cho môn học Mác I bớt khô khan hơn
thay vào đó em cũng có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản
thân để áp dụng và đời sống cũng như quá trình học tập, làm việc và
25



×