Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Phối hợp thuốc có nguồn gốc tự nhiên với màng gelatin – alginat trong điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 59 trang )

Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thò Lệ Thủy - 1 -

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
[\


NGUYỄN THỊ LỆ THỦY





PHỐI HP THUỐC CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN VỚI
MÀNG GELATIN – ALGINAT TRONG ĐIỀU TRỊ
TỔN THƯƠNG BỎNG





KHÓA LUẬN CỬ NHÂN KHOA HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Y DƯC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ HUY DÂNG




THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2005
Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thò Lệ Thủy - 2 -

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Phâầ n 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.Giải phẫu và chức phận của da ...............................................................3
1.1.Lớp biểu bì ............................................................................................ 3
1.2.Lớp trung bì........................................................................................... 5
1.3.Lớp hạ bì ............................................................................................... 6
2.Tổn thương bỏng ở da...............................................................................6
2.1.Các tác nhân gây bỏng.........................................................................6
2.2.Các cấp độ bỏng...................................................................................7
2.3.Các thời kỳ của bệnh bỏng ..................................................................9
2.4.Viêm nhiễm khuẩn tại vết thương bỏng ..............................................9
2.4.1.Nguồn gốc sự nhiễm khuẩn, nấm tại vết thương bỏng ................9
2.4.2.Vi khuẩn tại vết thương bỏng.....................................................10
2.4.3.Nấm tại vết thương bỏng............................................................10

2.5.Sự lành hóa tổn thương bỏng ..............................................................10
3.Các phương pháp điều trò tổng thương bỏng .........................................11
3.1.Điều trò tại chỗ .....................................................................................11
3.2.Điều trò phẫu thuật cấy ghép da...........................................................13
3.3.Điều trò bỏng bằng các hợp chất từ thiên nhiên...................................13
4.Vật liệu sinh học che phủ tạm thời vết thương bỏng..............................15
4.1.Các dạng vật liệu sinh học che phủ tạm thời vết bỏng........................15
4.1.1.Vật liệu ghép tự nhiên.................................................................15
4.1.2.Vật liệu sinh tổng hợp.................................................................15
4.2.Các ứng dụng của vật liệu sinh tổng hợp trong điều trò bỏng..............16
Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thò Lệ Thủy - 3 -

4.3.Các yêu cầu đối với vật liệu sinh học che phủ tạm thời vết thương
bỏng...............................................................................................................17
5.Tạo màng phối hợp trong điều trò bỏng ..................................................18
5.1.Gelatin...................................................................................................18
5.2.Alginat...................................................................................................19
5.3.Tác nhân khâu mạch.............................................................................20
5.4.Các hợp chất tự nhiên ...........................................................................22
5.4.1.Dầu mù u......................................................................................22
5.4.2.Tinh dầu tràm...............................................................................23
5.4.3.Hợp chất chiết xuất từ rau má......................................................25
5.4.4.Nghệ.............................................................................................26
5.4.5.Mỡ trăn.........................................................................................26
Phần 2: VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP
1.Vật liệu ....................................................................................................27
1.1.Đối tượng nghiên cứu........................................................................27

1.2.Dụng cụ - Thiết bò .............................................................................27
1.3. Nguyên vật liệu – Hoá chất.............................................................28
2.Phương pháp ...........................................................................................30
2.1.Tạo màng gelatin- alginat..................................................................30
2.2.Khảo sát khả năng mang và thải thuốc của màng gelatin- alginat
được ngâm với các hợp chất tự nhiên...........................................................30
2.3.Bảo quản vô trùng màng gelatin- alginat ...........................................31
2.4.Kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của màng gelatin - alginat ngâm
thuốc sau khi chiếu xạ...................................................................................32
2.5.Thử nghiệm màng gelatin- alginat ngâm thuốc trên chuột nhắt
trắng được gây bỏng......................................................................................32
2.6. Xử lý số liệu.......................................................................................33
Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thò Lệ Thủy - 4 -

Phần 3: KẾT QUẢ – BIỆN LUẬN
1. Tạo màng gelatin – alginat.....................................................................36
2.Đánh giá khả năng mang và thải thuốc của màng gelatin - alginat
được ngâm với các hợp chất tự nhiên............................................................37
3. Kiểm tra hoạt tính của màng gelatin- alginat ngâm thuốc sau khi
chiếu xa..........................................................................................................38
4.Thử nghiệm màng gelatin- alginat ngâm thuốc trên chuột nhắt trắng
được gây bỏng................................................................................................46
Phần 4: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
Kết luận – đề nghò ......................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................54









Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thò Lệ Thủy - 5 -

Mỗi năm trên thế giới số người bò chấn thương bỏng lên đến hàng triệu
người. Chấn thương bỏng không chỉ gây đau đớn, mất mát một phần cơ thể, để lại
dò tật xấu mà còn gây tỉ lệ tử vong khá cao, nhất là trong các trường hợp bỏng sâu
diện rộng. Do đó công tác điều trò bỏng phải toàn diện và nhanh chóng, bao gồm:
điều trò tại chỗ, điều trò toàn thân kết hợp với việc dự phòng và điều trò các biến
chứng, di chứng. Đối với các trường hợp bỏng sâu diện rộng thì việc điều trò nhất
thiết phải ghép da của chính họ tuy nhiên điều này là không thể vì người bệnh
không có đủ da và không đủ sức khỏe để phẫu thuật. Việc cấy ghép da đồng loại,
da dò loại đã mở rộng nguồn da thay thế nhưng lại gặp một số trở ngại do tính
không tương hợp sinh học cũng như trong việc bảo quản nên khả năng ứng dụng
còn hạn chế. Điều này đã thôi thúc đẩy mạnh việc chế tạo các vật liệu thay thế
da nhân tạo, đó là các vật liệu phần lớn có nguồn gốc từ tự nhiên có tính tương
hợp sinh học cao và có tác dụng tốt cho điều trò bỏng. Tuy nhiên giải pháp này
cũng vẫn còn một số hạn chế về chất lượng cũng như giá thành và đang dần được
hoàn thiện.
Tại Việt Nam tình hình điều trò bỏng trong nước ngày càng được cải tiến.
Công tác điều trò bỏng bao gồm việc cấy ghép, phẫu thuật, tạo ra một số màng trò
bỏng như màng ối, trung bì da lợn, da ếch, màng chitosan, sử dụng các chất có
nguồn gốc từ tự nhiên có tác dụng điều trò bỏng …Tuy nhiên giữa các phương

pháp điều trò này chưa có sự phối hợp với nhau và vẫn chưa được ứng dụng rộng
rãi trên lâm sàng. Trên cơ sở đánh giá kết quả tốt của màng gelatin - alginat thử
nghiệm chúng tôi có ý đònh kết hợp màng với một số chất tự nhiên thường được
sử dụng trong điều trò bỏng là dầu mù u, tinh dầu tràm, nghệ, mỡ trăn và hợp chất
chiết xuất từ rau má để làm tăng khả năng lành hóa vết thương, hạn chế viêm và
nhiễm trùng, tạo ra một màng sinh học hoàn thiện có tác dụng tốt giá thành thấp
trong điều trò bỏng. Đề tài thực hiện: “Phối hợp thuốc có nguồn gốc tự nhiên
với màng gelatin – alginat trong điều trò tổn thương bỏng”.


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thò Lệ Thủy - 6 -

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
 Phối hợp các hợp chất tự nhiên lên màng gelatin- alginat.
 Đánh giá khả năng mang và thải các chất có hoạt tính sinh học từ hợp chất
tự nhiên của màng.
 Đánh giá khả năng điều trò bỏng của màng phối hợp trên chuột thí nghiệm.
Khóa luận tốt nghiệp


1.GIẢI PHẪU VÀ CHỨC PHẬN CỦA DA
[2], [3], [27]
Da là một màng mô dai mềm dẻo che phủ toàn bộ cơ thể, là cơ quan có diện tích
rộng nhất của cơ thể. Da có tổ chức cấu tạo khá phức tạp, gồm 3 lớp: biểu bì,
trung bì và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau.

Hình 1.1: Cấu trúc của da


1.1.Lớp biểu bì (Epidermis)
Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng của da, dầy từ 0.07 đến 1.8 mm, gồm nhiều lớp
tế bào biểu mô xếp dính chặt chẽ với nhau, không có các mạch máu ở lớp này.
Các lớp sâu được nuôi dưỡng qua các mao mạch của lớp nhú trung bì bằng các
dòch lưu thông trong hệ khe kẽ.
 Cấu trúc của lớp biểu bì: tùy vào vò trí trong cơ thể, lớp biểu bì có thể gồm 6
lớp:
 Lớp mầm (stratum germinatum) hay còn gọi là lớp đáy (stratum basale)
Lớp mầm là lớp sản sinh ra các tế bào cho toàn lớp biểu bì, gồm các loại tế
bào:
- Tế bào sừng (keratinocyte): có khả năng tự tái sinh và di chuyển lên bề
mặt để thay thế các tế bào chết ở bề mặt trong suốt đời sống. Vì vậy lớp biểu bì
luôn được đổi mới.
Khóa luận tốt nghiệp


- Tế bào hắc sắc tố (hay melanin bào): là tế bào dạng đuôi gai mang các
hạt sắc tố (melanosome) chứa sắc tố melanin.
- Tế bào Langerhan, tế bào dạng đuôi gai: có nguồn gốc từ hệ tủy xương
máu tạo ra và theo dòng máu xâm nhập vào.
- Tế bào lympho T
- Tế bào Merkel: là các tế bào thụ cảm với các tác nhân kích thích cơ học.
 Lớp tế bào gai (stratum spinosum)
Lớp tế bào gai gồm các tế bào có hình khối đa diện nhân tròn nằm trên lớp
đáy, gồm nhiều tầng tế bào. Giữa các tế bào có các cầu gai liên tế bào và có các
kẽ trống tạo thành các khe nối tiếp nhau chứa dòch nuôi từ các lớp nhú của trung
bì cung cấp để trao đổi dinh dưỡng với các tế bào biểu bì. Các khe trống này bảo
đảm cho sự chuyển hóa, tăng trưởng và biệt hóa của các tế bào sừng. Các đầu tận
cùng của dây thần kinh nhận cảm giác đau cũng nằm rải rác trong các khe này.

 Lớp hạt (stratum granulosum)
Lớp hạt nằm trên lớp sợi, gồm những tế bào dẹt có nhân chứa các chất
sừng trong suốt. Các tế bào trong lớp này có thể tự hủy theo chương trình để biến
từ tế bào hạt thành tế bào sừng hóa.
 Lớp tế bào trong suốt (stratum lucidum)
Lớp này được hình thành từ sự dồn đẩy các tế bào già từ lớp đáy dần lên
phía trên tạo thành một lớp tế bào dẹt mất nhân nằm ngay trên lớp tế bào hạt.
Các tế bào này có chức năng giữ cho da không bò mất nước và bảo vệ các lớp tế
bào phía dưới khỏi các tác nhân cơ học.
 Lớp tế bào sừng (stratum corneum)
Lớp tế bào sừng nằm trên lớp tế bào trong suốt, gồm 15-20 tầng tế bào có
hình khối dẹt rộng đa diện. Các tế bào này đã mất khả năng sống , hoàn toàn
sừng hóa và dính chặt vào lớp tế bào trong suốt tạo thành một lớp bảo vệ ngoài
cùng của da. Các tế bào này chỉ chứa 10% nước và luôn được thấm các chất nhờn
từ các tuyến nhờn ở trung bì tiết ra.
Khóa luận tốt nghiệp


 Lớp tế bào sừng rụng thành vẩy (stratum disjunctivum)
Là lớp ngoài đã bò mòn và thành những vẩy rụng đi cùng với các chất bụi
bẩn trên da.
Ngoài ra lớp biểu bì còn có một số thành phần phụ gồm: nang lông, tuyến bã
nhờn, tuyến mồ hôi.
 Chức năng của lớp biểu bì
Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể chống những ảnh hưởng có hại của
môi trường bên ngoài, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tạo thành một hàng
rào sinh học cách điện và nhiệt, giữ nước cho cơ thể. Nếu mất lớp biểu bì sự mất
nước qua da sẽ tăng 10-20 lần so với bình thường. Lớp biểu bì còn là nơi tiếp
nhận các cảm giác đau nhờ đó cơ thể tránh được các vật nguy hại cho cơ thể.
1.2.Lớp trung bì (dermis)

Lớp trung bì nằm bên dưới lớp biểu bì, dầy từ 0.7 - 7 mm. Trung bì là một lớp
sơ rất chắc có cấu tạo từ các chất nền tảng (chất gian bào), các tế bào liên kết, bó
sợi liên kết và sợi đàn hồi, các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch máu,
thần kinh. Loại tế bào chủ yếu của trung bì là nguyên bào sợi, sản sinh ra các
protein nền ngoại bào cấu trúc gồm collagen, elastin và chất nền. Chất collagen
là thành phần cấu tạo chính của trung bì, chiếm 75% trong lượng khô của da,
trong đó nhiều nhất là collagen týp I (80 – 90%), collagen týp III (8 - 12%) và
collagen týp V (5%).
 Cấu trúc của trung bì: gồm 2 lớp: lớp nông (lớp nhú) và lớp sâu (lớp lưới).
 Lớp nhú (papillary dermis)
Lớp nhú là một lớp mỏng nằm sát dưới màng nền và lớp tế bào mầm của
lớp đáy, hình thành nhiều gai nhú gồ lên hình gợn sóng. Trong mỗi nhú có cuộn
mao mạch và vi thể Meissner là đầu mút của dây thần kinh xúc giác. lớp nhú
có các sợi đàn hồi, các tế bào liên kết, tế bào langerhans, bạch cầu…Lớp nhú là
nơi trao đổi các yếu tố tăng trưởng, cytokine và các chất cơ bản giữa trung bì và
biểu bì.
Khóa luận tốt nghiệp


 Lớp lưới (reticular dermis)
Lớp lưới chứa các bó sợi liên kết gồm các sợi tạo keo, sợi đàn hồi, có ít
các yếu tố tế bào và mạch hơn so với lớp nhú.
 Chức năng của trung bì
- Nuôi biểu bì.
- Là cơ quan điều chỉnh thân nhiệt, cơ quan bài tiết, tiếp nhận cảm giác.
- Bảo đảm tính đàn hồi, tính mềm dẻo của da.
- Hấp thụ một số thuốc qua các ống tuyến và ống chân lông vào cơ thể.
- Các tế bào biểu mô tuyến và gốc lông có khả năng sản sinh thực hiện biểu
mô hóa góp phần tái tạo sự liền da khi bò thương, bỏng.
- Là hàng rào miễn dòch bảo vệ cơ thể.

1.3.Lớp hạ bì (hypodermis)
Hạ bì làø một lớp mô liên kết – mỡ, dày từ 0.25 mm tới vài cm, mang các phần
phụ của biểu bì (gốc lông, tuyến mồ hôi) và các gốc của mạng lưới mạch và dây
thần kinh. Hạ bì gồm 3 lớp: lớp mỡ, lớp cân nông và lớp tế bào dưới da.
2.TỔN THƯƠNG BỎNG Ở DA

2.1.Các tác nhân gây bỏng [2]
Tác nhân gây bỏng gồm 4 loại chính:
- Bỏng do sức nhiệt:
+ Nhiệt khô: thường từ các nguồn có nhiệt độ rất cao có thể đến hàng ngàn
độ như lửa cháy, tia lửa điện, kim loại nóng chảy…
+ Nhiệt ướt: thường có nhiệt độ thấp hơn so với tác nhân nhiệt khô như
nước sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước từ các nồi áp suất…
- Bỏng do luồng điện: thường gây ra bỏng sâu (tới cơ, xương, mạch máu…)
- Bỏng do hóa chất: các acid và kiềm mạnh, các chất chứa thủy ngân…
- Bỏng do bức xạ: các tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X, tia laser, tia gamma…
Ngoài ra tổn thương bỏng trên da còn có thể do nhiệt độ lạnh thấp trong các
trường hợp tiếp xúc với công nghệ lạnh sâu, băng tuyết…
Khóa luận tốt nghiệp


2..2.Các cấp độ bỏng [2]
Có nhiều cách phân loại mức độ tổn thương bỏng dựa vào các triệu chứng
lâm sàng, tổn thương giải phẫu bệnh, diễn biến tại chỗ và quá trình tái tạo phục
hồi. Hiện nay tại viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác áp dụng cách phân loại bỏng
theo độ sâu gồm 5 mức độ (hình 1.2)
 Bỏng độ 1: Viêm da cấp do bỏng
Da khô đỏ, nề đau rát. Sau 2-3 ngày khỏi có thể thấy lớp nông của biểu bì
bong ra.
 Bỏng độ 2: Bỏng biểu bì

Nền da bò viêm cấp (đỏ, đau rát) có các nốt phồng chứa dòch trong hay
vàng nhạt. Mạch máu ở lớp hạ bì và trung bì dãn rộng, mao mạch lớp nhú ứ
huyết. Sau thời gian 8-13 ngày lớp biểu bì được phục hồi hoàn toàn (không có sẹo
bỏng).
 Bỏng độ 3: Bỏng trung bì
Có sự hoại tử toàn bộ lớp biểu bì, tổn thương phần lớn các thành phần ở lớp
trung bì. Có thể chia làm 2 mức:
- Bỏng trung bì nông: tổn thương các phần trên của lớp nhú trung bì, các
tuyến mồ hôi, ống lông và gốc lông còn nguyên vẹn.
- Bỏng trung bì sâu: tổn thương đến lớp dưới của trung bì (lớp lưới), các
tuyến mồ hôi, tuyến nhờn bò tổn thương một phần.
 Bỏng độ 4: Bỏng toàn bộ lớp da
Bỏng sâu dưới lớp trung bì. Các tế bào biểu bì, trung bì, hạ bì đều bò tổn
thương, tất cả các tổ chức biểu mô của da đều bò hủy hoại. Khi vết bỏng hẹp
(đường kính dưới 5 cm) thì có khả năng tự lành nhờ hiện tượng biểu mô hóa từ bờ
vết thương lan ra phủ kín tổ chức hạt. Để tự khỏi thường hình thành sẹo sơ, sẹo co
kéo, sẹo phì đại hoặc sẹo lồi. Nếu vết thương bỏng rộng khả năng tự lành không
thể thực hiện được.
Khóa luận tốt nghiệp


 Bỏng độ 5: Bỏng sâu vào các phần dưới da như gân, cơ, xương, khớp,
mạch
máu, các nội tạng.


Hình 1.2: Các cấp độ bỏng

2.3.Các thời kỳ của bệnh bỏng [2], [3]
Tùy theo mức độ tổn thương bỏng mà bệnh nhân sẽ có những giai đoạn đáp

ứng khác nhau. Nhìn chung cơ thể sẽ đáp ứng theo 4 thời kỳ:
 Thời kỳ thứ nhất (2-3 ngày đầu sau khi bỏng) là những phản ứng chung của
cơ thể trước ảnh hưởng của tác nhân gây bỏng. Đó là các đáp ứng và biến đổi bệnh
lý cấp. Khi các phản ứng này ở mức độ không bình thường sẽ chuyển thành biến
đổi bệnh lý mà đặc trưng nhất là trạng thái sốc bỏng.
Khóa luận tốt nghiệp


 Thời kỳ thứ 2 (từ ngày thứ 3, 4 đến ngày thứ 30 - 45 - 60 sau khi bỏng): Đối
với bỏng nông đây là thời kỳ liền sẹo. Đối với bỏng sâu khi mức độ tổ chức hoại tử
khá lớn thì đây là thời kỳ các chất độc từ các mô tế bào bò tan rã (chất histamin,
leucotoxin, protease…) được hấp thụ vào máu và bạch mạch gây ra hội chứng
nhiễm độc bỏng cấp. Nhiễm khuẩn tại chỗ, biến chứng nhiễm khuẩn vùng lân cận
và trạng thái nhiễm khuẩn toàn thân, các phản ứng mạnh mẽ của cơ thể là những
biểu hiện chính của thời kỳ này. Đây cũng là thời kỳ có mức tử vong cao nhất.
 Thời kỳ thứ 3: đây là thời kỳ mà sức chống đỡ của cơ thể đã bò suy mòn, biểu
hiện cụ thể là các rối loạn về chuyển hóa và dinh dưỡng của các nội tạng và cơ
quan trong cơ thể.
 Thời kỳ thứ 4: khi điều trò tốt được tại chỗ và toàn thân thì đây là thời kỳ
lành hóa vết thương, các rối loạn trong cơ thể dần trở về mức bình thường.
2.4.Viêm nhiễm khuẩn, nấm tại vết thương bỏng [2]
2.4.1.Nguồn gốc sự nhiễm khuẩn, nấm tại vết thương bỏng
Sự nhiễm khuẩn, nấm tại vết thương bỏng có thể bắt nguồn từ:
- Vi khuẩn còn sống sót ở các gốc lông, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn của lớp
trung bì, hạ bì.
- Vi khuẩn từ các vùng da lành lân cận.
- Vi khuẩn từ các chất thải của bệnh nhân.
- Vi khuẩn từ môi trường xung quanh (giường bệnh, dụng cụ, người bệnh
xung quanh…).
- Nhiễm khuẩn ởø giai đoạn sơ cấp cứu…

2.4.2.Vi khuẩn tại vết thương bỏng
Tổn thương mô tế bào trong bỏng sâu diện rộng thường gây ảnh hưởng
nhiều đến hệ thống miễn dòch, làm suy giảm chức năng hệ miễn dòch của cơ thể.
Do đó cơ thể người bò bỏng rất có nguy cơ bò nhiễm khuẩn xâm nhập từ vết
thương bỏng vào các mô lành, lưu hành trong máu và có thể dẫn đến bội nhiễm.
Khóa luận tốt nghiệp


Tại vùng tổn thương bỏng, các tổ chức hoại tử bong ra trở thành môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Sự sinh trưởng của vi khuẩn tại vết
thương bỏng phụ thuộc vào các thời kỳ tiến triển của vết thương, tính chất hoại tử
bỏng, diện tích bỏng, vò trí vết bỏng. Tại vết thương bỏng thường có nhiều loài vi
khuẩn cùng sinh trưởng. Ở vết thương bỏng mới tụ cầu khuẩn (Staphylococcus)
thường gặp với tỉ lệ cao nhất. Từ tuần thứ hai trở đi khi tại vết thương bỏng viêm
mủ hoại tử tan rữa thì các loại trực khuẩn gram âm (chủ yếu là Pseudomonas
aeruginosa) sẽ lấn át. Khi có tổ chức hạt lành, đỏ, sạch thì tỉ lệ cầu khuẩn gram
dương lại chiếm ưu thế. Tạiû vùng sẹo bỏng khi mới khỏi thường chỉ có tụ cầu
khuẩn. Điều cần lưu ý là tỉ lệ lờn thuốc kháng sinh của các loại vi khuẩn tại vết
thương bỏng hiện nay khá cao nên việc hạn chế nguồn vi khuẩn xâm nhập trong
quá trình điều trò là hết sức quan trọng.
2.4.3.Nấm tại vết thương bỏng
Hiện tượng nhiễm nấm tại vết thương bỏng thường gặp ở các bệnh nhân
bỏng nặng khi sức chống đỡ của cơ thể giảm sút hay ở những bệnh nhân được
điều trò bằng các kháng sinh như penicillin, streptomycin, chloramphenicol và
nhất là các loại thuốc kháng sinh có nhân cyclin như tetracyclin, terramycin. Khi
dùng kéo dài và dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh này sẽ gây các biến đổi về
vi khuẩn học tại vết thương bỏng tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của
nấm. Loại nấm thường gặp nhất là Candida albicans và một số loại nấm khác như
Phycomycetes, Aspergillus, Mucor…
Diện tích bỏng sâu càng lớn thì tỉ lệ nhiễm nấm càng cao. Các sợi nấm

sinh trưởng và thâm nhập ở vết bỏng gây loét sâu, viêm phù nề, làm tắc các
mạch máu
nhỏ do đó gây hoại tử mô do thiếu máu. Ở bỏng nông thường không gặp những
biến chứng này.
2.5.Sự lành hóa tổn thương bỏng [2]
Khóa luận tốt nghiệp


 Bỏng nông (bỏng độ 2): tự liền bằng quá trình tái sinh lại biểu bì bắt nguồn
từ sự sản sinh liên tục các tế bào sừng của lớp đáy và dần chuyên biệt hóa thành
các lớp gai, lớp hạt, lớp trong suốt, lớp sừng. Thời gian phục hồi lớp biểu bìø từ 8-12
ngày.
 Bỏng trung bì (bỏng độ 3): giai đoạn tái tạo vết thương bỏng phụ thuộc vào
quá trình biểu mô hóa từ các đảo tiểu mô của các phần phụ của da (ống lông,
tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn) và từ phần biểu bì của các mép da lành bao quanh
vết bỏng. Thời gian khỏi của bỏng trung bì từ 18 - 22 ngày.
 Bỏng toàn bộ lớp da (bỏng độ 4, độ 5) sự tái tạo vết thương bỏng diễn ra sau
khi hoại tử đã rụng hoặc được cắt bỏ. Đầu tiên là quá trình hình thành mô hạt tiếp
sau đó là quá trình biểu mô hóa từ biểu bì của các mép da lành lan tỏa và phủ kín
mô hạt. Các vết bỏng sâu lành bằng quá trình biểu mô hóa đều hình thành sẹo
bỏng. Hình thái liền sẹo sẽ được tiếp diễn bằng quá trình tái cấu trúc lại sẹo trong
thời gian khoảng 6 tháng.
3.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG BỎNG

3.1.Điều trò tại chỗ [2]
Việc điều trò tại chỗ vết thương bỏng là một công tác có ý nghóa đặc biệt quan
trọng. Đối với vết bỏng nông điều trò tại chỗ vết bỏng có tác dụng làm giảm đau,
ngăn chặn các biến chứng nhiễm khuẩn, tạo điều kiện tốt cho quá trình tái tạo
phục hồi. Đối với những trường hợp bỏng sâu, điều trò tại chỗ có tác dụng lớn
trong việc điều trò dự phòng các biến chứng của nhiễm khuẩn tại chỗ, không để

nhiễm khuẩn toàn thân, ngăn ngừa sự mất nước và dòch trong cơ thể (là nguy cơ
dẫn đến tử vong cao), loại bỏ nhanh các tổ chức hoại tử, tạo điều kiện tốt cho quá
trình hình thành mô hạt và biểu mô hóa hình thành sẹo, chuẩn bò tốt nền ghép da
trong phẫu thuật. Một số phương pháp được áp dụng trong diều trò bỏng tại chỗ:
 Phương pháp băng kín bằng băng gạc: giúp che chở bảo vệ vết bỏng chống
nhiễm bụi bẩn. Tại chỗ gạc băng bó sử dụng một số thuốc có tác dụng hút thấm
một phần dòch tiết, giữ độ ẩm cho vết bỏng và làm khô vết bỏng. Tuy nhiên sự
Khóa luận tốt nghiệp


băng kín dễ gây ứ mủ làm ảnh hưởng không tốt đến các tế bào non đang hình
thành, nếu để lâu không thay băng dòch mủ ứ sẽ ngấm ra ngoài gây mùi hôi khó
chòu và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xuất hiện và phát triển. Các loại
băng gạc thường dùng:
- Băng gạc ướt: gạc tẩm nước muối sinh lý hay các dung dòch có tính kháng
khuẩn đắp lên chổ vết bỏng.
- Băng khô dày kín: dùng thuốc dạng bột rắc lên vết bỏng rồi băng lại bằng
băng dày lớp ngoài có thể phủ bằng lớp giấy cellophan hay giấy bóng kính, giấy
dầu…
- Băng thuốc mỡ: dùng trong điều trò bỏng nông hoặc có tác dụng làm hoại tử
mềm dễ rụng.
 Phương pháp để hở vết thương bỏng: ngâm vùng bỏng vào trong các dung
dòch có tính sát khuẩn sau đó để khô. Phương pháp này có tác dụng làm cho vết
bỏng và hoại tử mau khô nên giảm được nhiễm khuẩn tại chỗ. Tuy nhiên lại làm
cho cơ thể bò mất nước và chất dòch nhiều mặt khác đòi hỏi điều kiện vệ sinh vô
khuẩn phải thật tốt nên ít được áp dụng trong điều trò.
 Phương pháp kết hợp: có thể kết hợp để hở vết bỏng với việc bôi, phun, rắc
các loại thuốc có tác dụng làm rụng hoại tử, các thuốc làm giảm phù nề, các
thuốc kháng khuẩn, thuốc làm se khô và kích thích quá trình biểu mô hóa. Thời
kỳ đầu có thể dùng phương pháp để hở cho các đám hoại tử khô lại và rụng đi

sau đó chuyển sang dùng phương pháp băng kín.
3.2.Điều trò phẫu thuật cấy ghép da [2]
Điều trò phẫu thuật trong bỏng thường được thực hiện trong các trường hợp
bỏng sâu, mất toàn bộ lớp da và tổn thương các phần bên dưới da. Điều trò phẫu
thuật hiện nay còn được ứng dụng với bỏng trung bì để tránh sự tạo thành sẹo lồi
xấu về mặt thẩm mỹ. Các phẫu thuật điều trò bỏng bao gồm 4 loại:
- Phẫu thuật cắt bỏ phần hoại tử.
- Phẫu thuật ghép da và che phủ tổn thất bỏng.
Khóa luận tốt nghiệp


- Phẫu thuật điều trò các biến chứng ở bệnh nhân bỏng.
- Phẫu thuật điều trò các di chứng bỏng.
3.3.Điều trò bỏng bằng các hợp chất từ thiên nhiên [2], [8], [36]
Điều trò bỏng bằng các thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên đã được áp dụng từ rất
lâu và phổ biến ở tất cả các nước. Các thuốc này có sẵn trong thiên nhiên và có
nhiều đặc tính tốt cho điều trò bỏng cũng như chữa các vết thương, vết loét…Ngày
nay đa số các thuốc này đều được tinh chiết lấy hoạt chất và chế biến để tiện sử
dụng. Một số sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên được dùng trong điều
trò bỏng có thể kể đến là:
- Nước sắc cây cỏ lào, cây diếp cá, cây mỏ quạ, dung dòch vàng đắng, tinh
dầu tràm…có tác dụng làm sạch vết thương, chống nhiễm khuẩn.
- Cao đặc lá sim, nước sắc đặc vỏ cây xoan trà, cao đặc của cây sú, sắn
thuyền…có tác dụng làm se khô mặt vết thương tạo thành màng thuốc che phủ vết
thương.
- Thuốc mỡ Maduxin chế từ lá sến và dầu sến, thuốc mỡ Madecassol từ lá
rau má, thuốc kem nghệ, thuốc mỡ từ dầu gan cá thu, mỡ trăn, thuốc kem
Chitosan từ vỏ tôm phế thải…Các loại thuốc này có tác động tốt đến sự tái tạo tế
bào da, làm cho da chóng lành, ít để lại sẹo.
Việc sử dụng các thuốc thiên nhiên tạo màng thuốc tự nhiên tại vết bỏng có

những ưu điểm sau:
- Sau khi bôi cao hoặc rắc bột thuốc lên các vết thương bỏng, thuốc sẽ kết
hợp với các phần hoại tử đông của thành phần mô liên kết, trung bì và protein
của dòch thấm ở bề mặt vết thương tạo thành một màng thuốc bám chặt, phủ kín
và che chở vết thương khỏi các yếu tố gây nhiễm ở môi trường bên ngoài (ruồi
nhặng, bụi, vi sinh vật…). Ngoài ra nó còn ngăn sự thoát dòch, ngăn sự mất nước
từ vết thương bỏng.
Khóa luận tốt nghiệp


- Màng thuốc có tác dụng như một lớp gạc thuốc kín nhưng lại không cần
băng và thay băng, giúp giảm bớt đau đớn cho người bệnh. Màng thuốc và vết
bỏng luôn khô ráo nên tránh được mùi hôi, ruồi nhặng.
- Dưới màng thuốc, quá trình lành của vết thương bỏng tiến triển thuận lợi.
Viêm và phù nề giảm. Quá trình tăng sinh tế bào, tái tạo mạch, biểu mô hóa diễn
ra nhanh và mạnh hơn. So với các phương pháp điều trò thông thường, thời gian
khỏi các vết bỏng nông khi điều trò bằng các thuốc tự nhiên được rút ngắn từ 2
đến 5 ngày. Không có trường hợp nào dò vật của thuốc thâm nhập tổ chức và
cũng chưa gặp hiện tượng sẹo lồi nào ở bỏng trung bì.
Tuy nhiên các thuốc kể trên cũng có một số nhược điểm sau:
- Khi dùng thuốc dưới dạng cao bôi lên vết thương bỏng, một số thuốc sẽ
gây cảm giác đau và xót.
- Đa số các loại thuốc này chỉ tạo được màng thuốc mỏng. Trong quá trình
điều trò, màng có thể bò nứt nẻ dễ gây bội nhiễm vì vậy cần phải bôi thuốc nhiều
lần để tạo một màng thuốc dày.
- Các loại thuốc này không thể điều trò những vết thương bỏng đến muộn
(sau
48-72 giờ) hoặc đã viêm nhiễm khuẩn. Đối với trường hợp này nếu bôi cao hoặc
rắc, phun bột sẽ không tạo được màng thuốc. Các thuốc kể trên cũng không điều
trò được các vết bỏng sâu, diện bỏng có tổ chức hoại tử.

4.VẬT LIỆU SINH HỌC CHE PHỦ TẠM THỜI VẾT THƯƠNG BỎNG
4.1.Các dạng vật liệu sinh học che phủ tạm thời vết bỏng [2], [5]
4.1.1.Vật liệu ghép tự nhiên
 Da tự thân (autograft): da của chính bệnh nhân. Mảnh da ghép sống hằng
đònh trên cơ thể, không có hiện tượng loại thải mảnh ghép.
Hạn chế: thiếu da tự thân ở những bệnh nhân bò bỏng nặng diện rộng.
Khóa luận tốt nghiệp


 Da đồng loại (allograft): lấy từ người khác hay từ tử thi, giúp đóng kín vết
thương tạm thời, tạo thời gian và điều kiện cho sự tái biểu mô hóa tại chỗ vết
thương.
Hạn chế: da đồng loại là các vật lạ đối với cơ thể, gây ra phản ứng kháng
nguyên-kháng thể nên cuối cùng cũng bò thải loại ghép, có nguy cơ truyền các
bệnh truyền nhiễm nếu không được kiểm tra sàng lọc cẩn thận, khó khăn trong
việc bảo quản.
 Da dò loại (xenograft): mảnh da ghép lấy từ loài khác, phổ biến là da heo
và da ếch. Phương pháp này khắc phục được hạn chế về nguồn da nhưng cũng
gặp những khó khăn trong việc bảo quản và không có tính tương hợp sinh học.
 Màng ối: đây là phương pháp khá đơn giản và rẻ tiền. Màng ối được thu
nhận từ các bệnh viện phụ sản.
Hạn chế: màng ối cần phải được kiểm tra và sàng lọc cẩn thận với các bệnh
truyền nhiễm. Sự bám dính của màng ối vào vết thương cũng kém hiệu quả hơn
so với màng phủ bằng da. Màng ối mỏng và kém bền dễ làm tiết dòch nên cần
được bao phủ bằng một lớp phủ hút giữ thứ cấp để ngăn không bò tróc.
4.1.2.Vật liệu sinh tổng hợp
 Mảnh ghép đơn lớp:
- Màng silicone phun (Hydron): gồm bột poly(hydroxyethyl methacrylate)
và polyethylene glycol lỏng được phun lên bề mặt vết bỏng tạo thành một lớp
màng mỏng, được ứng dụng để làm sạch bề mặt vết bỏng độ 3, tuy nhiên màng

dễ bò bong tróc và giá thành cao.
- Gel lỏng từ copolymer agar và acrylamide: có tác dụng che phủ và làm
sạch vết thương kích thích sự lành hóa nhanh tuy nhiên lại không bám dính được
vào vết thương.
- Màng collagen: có khả năng bám dính tự nhiên với vết thương do kết hợp
với các sợi huyết fibrin, có tác động cầm máu trên vết thương bò vỡ mạch và có
Khóa luận tốt nghiệp


tính kháng nguyên thấp. Tuy nhiên collagen có khuynh hướng tạo sợi cứng và
dòn nên kém bền.
 Mảnh ghép đa lớp:
- Biobrane: là vật liệu 2 lớp tổng hợp gồm 1 lớp nylon liên kết cộng hóa trò
chặt chẽ với collagen từ heo. Lớp ngoài của biobrane là một lớp cao su silicone
có các lỗ nhỏ để kiểm soát tính thấm nước của vật liệu. Biobrane mềm dẻo, bám
dính tốt, bền được dùng làm vật phủ ngắn hạn.
- Màng 2 lớp collagen - GAG (glycoaminoglycan): gồm lớp bên trong là
collagen - chondroitinosulfate và lớp ngoài là silicone mỏng. Dạng sản phẩm
thương mại được biết đến là màng Integra.
 Mảnh ghép nuôi cấy tế bào:
Mảnh ghép gồm các tế bào biểu bì lấy từ da của bệnh nhân được nuôi trên
màng collagen cơ bản. Một số sản phẩm thương mại được sản xuất theo hình thức
này gồm: màng Dermagraft, màng Orcel, màng Promogran…
4.2.Các ứng dụng của vật liệu sinh tổng hợp trong điều trò bỏng [2]
Trong điều trò bỏng sâu diện rộng, để tạm thời che phủ tổn khuyết da trong
công tác chữa bỏng việc sử dụng các vật liệu sinh học là hết sức cần thiết, thường
được ứng dụng trong các trường hợp sau:
- Phủ các khuyết tổn da sau cắt bỏ hoại tử bỏng.
- Bỏng sâu mà không có đủ nguồn da tự thân để ghép hay khuyết tổn còn
mô hoại tử chưa đủ điều kiện để ghép da.

- Bỏng trung bì sâu: vật liệu sinh học có tác dụng che phủ tạm thời sau khi
cắt bỏ hoại tử và có tác động kích thích quá trình biểu mô hóa.
- Bỏng sâu diện rất lớn: có tác dụng thay thế da tạm thời để che phủ vùng
tổn thương chờ thời gian nuôi cấy tế bào sừng tự thân đủ số lượng để cấy lên mô
hạt.
- Phủ các mô hạt xấu tạo diều kiện tốt cho ghép da tự thân.
- Khi ghép da thất bại nhiều lần.
Khóa luận tốt nghiệp


4.3.Các yêu cầu đối với vật liệu sinh học che phủ tạm thời vết thương bỏng
[2],[5]
- Bám dính nhanh lên bề mặt vết thương.
- Giảm sự tiết dòch, mất nước, mất điện giải và protein qua vết thương.
- Giảm sự đau đớn tại vết thương.
- Che phủ tạm thời các vùng mô sâu bò lộ ra do tổn thương như dây thần
kinh, gân, cơ, xương.
- Hạn chế sự sinh trưởng của vi khuẩn tại vết thương.
- Kích thích sự lành hóa vết thương.
- Có đặc tính mềm mại, có thể co dãn khi cử động các chi.
- Được khử trùng diệt khuẩn, không mang nguồn bệnh đến cho vết thương
bỏng.
- Không độc, không gây đáp ứng miễn dòch, không gây dò ứng.
- Dễ cung cấp, rẻ tiền.
- Bảo quản được lâu, có dạng chế phẩm dễ nhìn.


5. TẠO MÀNG PHỐI HP TRONG ĐIỀU TRỊ BỎNG

Hiện nay xu hướng trên thế giới là sử dụng các vật liệu tự nhiên trong thiết kế

màng phủ vết thương. Trong đó các màng phủ có giàn giáo là collagen được sử
dụng phổ biến vì nó là thành phần của chất nền ngoại bào, giúp tổ chức hình
thành mô mới trong quá trình lành hóa vết thương, đặc biệt là trong các trường
hợp bỏng trung bì. Các tế bào mới sẽ di chuyển trên các sợi collagen và đi vào
trong vết thương đang lành. Ngoài ra màng che phủ làm từ collagen còn có tính
kháng nguyên thấp nên có tính tương hợp sinh học cao.
Thành phần của màng phối hợp gồm: gelatin, alginat, tác nhân khâu mạch
EDC và các hợp chất từ thiên nhiên.
5.1.Gelatin [1] , [17] , [29]
Khóa luận tốt nghiệp


Gelatin được thu nhận từ sự thủy phân giới hạn sợi collagen. Collagen được
biến tính ở nhiệt độ cao làm tháo cấu trúc xoắn ba tạo các chuỗi tách rời, được
làm lạnh và hấp thu nước mạnh sẽ tạo thành gelatin. Gelatin có chứa 18 loại axit
amin (không có tryptophan va cystine), có hàm lượng glycine, proline và
hydroxyproline cao.
Arginin
7.80%
Alanine
8.90%
các amino
acid khác
27.60%
glutamic
acid 10.00%
hydroxyprolin
11.90%
prolin
12.40%

glycin
21.40%

Hình 1.3: Thành phần các acid amin có trong gelatin

Gelatin không tan trong nước lạnh nhưng dễ tan trong nước ấm. Khi thêm
nước lạnh những hạt gelatin sẽ trương phồng tăng đến 5-10 lần trọng lượng. Khi
tăng nhiệt độ trên 40
0
C những hạt gelatin này hòa tan để tạo thành dung dòch.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hòa tan của gelatin là nhiệt độ, nồng độ và kích
thước hạt.
Gelatin được sử dụng nhiều trong các ứng dụng y sinh đặc biệt ứng dụng làm
màng phủ vết thương nhờ một số ưu điểm: không có tính kháng nguyên, hoạt hóa
đại thực bào, hiệu quả cầm máu cao, có thể được hấp thu hoàn toàn in-vivo.

Khóa luận tốt nghiệp



Hình 1.4: Cấu trúc hóa học của gelatin

5.2.Alginat [1] , [6] , [28]
Alginat là một polysaccharide mạch thẳng, không phân nhánh, phân tử lượng
trung bình khoảng 200000 dalton. Thành phần chính của alginat là acid alginic
cấu tạo bởi các đơn vò acid guluronic và acid mannuronic liên kết với nhau bởi
dây nối α-(14)-L-guluronic (G) và β-(14)-D-mannuronic (M) (hình 1.5).
Alginat được sản xuất từ tảo nâu Phaeophyta, trong tảo các acid chủ yếu ở
dạng muối hỗn hợp (Na, K, Mg, Ca).
Alginat có tính ưa nước, tương hợp sinh học cao và rẻ tiền. Alginat được sử

dụng nhiều trong các ứng dụng y sinh như làm màng phủ vết thương, giàn nuôi
cấy tế bào, phẫu thuật…Alginat cũng được sử dụng trong các hệ phân phát thuốc.
Khi được sử dụng alginat sẽ bò phân cắt thành các gốc đường đơn giản hơn và có
thể được hấp thu hoàn toàn.

Hình 1.5: Thành phần cấu trúc của alginat

Khóa luận tốt nghiệp


5.3.Tác nhân khâu mạch [1], [17], [30], [31]
Vật liệu ghép dựa trên collagen và gelatin thường bò phân hủy bởi enzyme
collagenase hiện diện trong các vết thương đang lành. Phương pháp hiệu quả để
giảm tốc độ phân hủy của vật liệu ghép là tạo các liên kết chéo hóa học bằng các
tác nhân khâu mạch. Các loại tác nhân khâu mạch thường dùng:
- Tác nhân vật lý: nhiệt, bức xạ ion hóa.
- Tác nhân hóa học: formaldehyde, glutaraldehyde, carbodiimide, các hợp
chất diepoxy, diisocynate, dextran dialdehyde.
Tùy thuộc vào loại tác nhân tạo liên kết sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc, khả năng
hấp thu, khả năng trương nước, độ bám dính …của vật liệu tổng hợp.
Tính độc của tác nhân khâu mạch là vấn đề cần được quan tâm khi phát triển
các vật liệu sinh học. Tác nhân khâu mạch được dùng cho thiết màng ở đây là
chất hóa học 1-ethyl-3-(3-dimethylaminopropyl) carbodiimide (EDC) (hình 1.6).
EDC được biết là không có độc tính và có tính tương hợp sinh học do EDC không
hợp nhất vào trong cấu trúc xốp được khâu mạch mà được biến đổi thành dẫn
xuất urea hoà tan trong nước.


Hình 1.6 : Cấu trúc của EDC


EDC là dẫn xuất tan trong nước của carbodiimide. Carbodiimide xúc tác sự
tạo thành liên kết amide giữa nhóm carboxyl (-COOH) hay nhóm phosphat (-PO
4
)
với nhóm amin (-NH
2
) bằng cách hoạt hóa nhóm carboxyl hoặc nhóm phosphat
hình thành dẫn xuất O -urea.
Khóa luận tốt nghiệp


EDC dễ bò mất hoạt tính trong dung dòch nước nên thường sử dụng dung môi
hữu cơ để hòa tan.

Hình 1.7: Mô phỏng quá trình khâu mạch tạo hydrogel của EDC

5.4.Các hợp chất tự nhiên
5.4.1.Dầu mù u: [8], [14], [15], [18], [19]
Dầu mù u chiết xuất từ hạt cây mù u (Calophyllum inophyllum) có tác dụng
tái sinh mô tốt, làm mau lành vết thương, có tính kháng khuẩn, kháng viêm,
chống oxi hóa tốt đã được chứng minh trong dân gian và trên lâm sàng, được ứng
dụng nhiều trong điều trò bỏng.
Thành phần chính trong dầu mù u:
 Chất béo: có hoạt tính tái sinh mô, làm lành vết thương, gồm :
- Lipid trung tính
- Glycolypid
- Phospholypid
- 1 acit béo duy nhất là Calophyllic acid

×