Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề cương ôn tập thi Thực hành Sinh lý 1 Y Dược Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.4 KB, 20 trang )

Bài 1. ĐẾM HỒNG CẦU
Câu 1: A/c hãy cho biết nguyên tắc đếm HC
- Pha loãng máu vs 1 tỷ lệ xđ
- Cho máu đã pha loãng vào phòng đếm đã biết rõ kích thước
- Đếm dưới kính hiển vi, từ đó tính ra số lượng HC có trong 1 mm3 máu
Câu 2: A/c hãy cho biết phương tiện và dụng cụ đếm HC
1. Kính hiển vi, vật kính 10, thị kính 10
2. Kim chích máu, cồn sát trùng, bông, lá kính
3. Dd Marcano: để hoà loãng máu
4. Ống trộn HC
5. Phòng đếm
Câu 3: A/c hãy cho biết dd Marcano có t/c và t/d gì
Dd Marcano là 1 dd đẳng trương có t/d bảo vệ HC khỏi vỡ, khỏi biến dạng
và nuôi dưỡng HC dùng để hoà loãng máu
Câu 4: A/c hãy mô tả ống trộn HC
Ống trộn HC là 1 mao quản thủy tinh có chia vạch, phần trên phình ra
hình bầu dục, trong có chữa hạt trộn màu đỏ. Trên ống trộn có các vạch
ghi các chỉ số theo tỷ lệ V: 0,5; 1 và 101
Câu 5: A/c hãy mô tả phòng đếm (buồng đếm)
- Phòng đếm hay buồng đếm là dụng cụ cho máu hòa loãng vào để đếm
- Là 1 tấm thủy tinh dày hình chữ nhật , trên bề mặt có các rãnh ngang
chia mặt trên phòng đếm thành 3 bờ: 2 bờ bên và 1 bờ giữa, bờ giữa có
cấu tạo thấp hơn bờ bên khoảng 1/10 mm
- Trên bờ giữa có khắc các lưới đếm
Câu 6: A/c hãy mô tả lưới đếm
Lưới đếm là những kẽ ngang dọc chia bờ giữa ra làm thành các ô, trong đó
1


có 2 loai ô được sd để đếm HC và BC:
- Ô vuông lớn: Đây là vùng để đếm BC, gồm 4 nhóm nằm ở 4 góc của


lưới đếm, mỗi nhóm có 16 ô vuông lớn, mỗi ô vuông lớn có cạnh 1/4 mm
- Ô vuông caro: Đây là vùng để đếm HC, gồm 25 ô vuông caro nằm ở
giữa của lưới đếm, mỗi ô vuông caro được chia thành 16 ô vuông con, mỗi
ô vuông con có cạnh 1/20 mm
Câu 7: Tổng số ô vuông lớn trên lưới đếm là bao nhiêu: 16x4=64 ô
Câu 8: Tổng số ô vuông con trên lưới đếm là bao nhiêu: 25x16=400 ô
Câu 9: Thể tích hình khối được tạo bởi bờ giữa và lá kính (Khi ta dán
một lá kính lên buồng đếm) có diện tích đáy là một ô vuông con là bao
nhiêu? Chú thích rõ các giá trị của cạnh và chiều cao?
V= 1/20 x 1/20 x 1/10 = 1/4000 mm3
Cạnh: 1/20 mm
Chiều cao: 1/10 mm
Câu 10: Nêu các bước tiến hành đếm HC
1. Chuẩn bị phòng đếm
2. Sát trùng, chích máu
3. Pha loãng máu trong ống trộn HC
4. Rỏ máu ở ống trộn vào phòng đếm
5. Đếm

Câu 11: Nêu các bước chuẩn bị phòng đếm
1. Lau phòng đếm, bảo đảm phòng đếm phải sạch và khô
2. Dán lá kính lên phòng đếm (phải làm nhẹ nhàng, cẩn thận vì lá
kính mỏng, rất dễ vỡ)
3. Đặt phòng đếm đã dán lá kính lên kính hiển vi
2


4. Dùng mắt thường để điều chỉnh lưới đếm nằm đúng vị trí của vật
kính, sau đó điều chỉnh ốc vi cấp để thấy được lưới đếm và toàn cảnh
phòng đếm

5. Tìm vùng đếm HC nằm ở giữa của lưới đếm, xđ 5 ô vuông caro: Ô
trái trên, ô phải trên, ô trái dưới, ô phải dưới, ô chính giữa. Đây là các ô
dung để đếm HC
Câu 12: A/c hãy nêu các bước sát trùng chích máu
1. Lấy máu ở ngón tay số 3 và số 4 bên trái: sát trùng thật sạch chỗ
lấy máu
2. Nếu trời lạnh thì trước đó nên cử động bàn tay nhẹ nhàng, vuốt nhẹ
cho máu dồn ra đầu ngón
3. Sát trùng kim chích máu, bóp căng da đầu ngón tay rồi mới chích
4. Bỏ giọt máu đầu (vì dễ lẫn tạp chất và tế bào da)
5. Lấy giọt máu tiếp theo chảy ra thật tròn (đường kính khoảng 3mm
là được)
6. Tránh bóp mạnh đầu ngón tay để nặn máu như vậy dịch kẽ sẽ chảy
ra hòa lẫn vs máu làm kết quả sai
7. Có thể nặn máu ra một phiến kính sạch để hút
Câu 13: Nên lấy máu vào thời gian nào? Khi lấy máu có cần lấy cùng
thời điểm không? Vì sao?
- Nên lấy máu xa bữa ăn, thường lấy vào sáng sớm lúc người xét nghiệm
máu chưa ăn uống gì
- Khi lấy máu cần lấy máu vào một giờ nhất định để tiện so sánh với lần
thử trước cho chính xác
- Vì khi đó chưa xảy ra các hoạt động chuyển hóa làm máu bị pha loãng

3


Câu 14: A/c cho biết vì sao khi sát trùng chích máu, nhất thiết phải bỏ
giọt máu đầu?
Vì giọt máu đầu dễ lẫn tạp chất và tế bào da
Câu 15: A/c cho biết vì sao khi sát trùng chích máu, không nên bóp

mạnh đầu ngón tay để lấy máu?
Để tránh dịch kẽ chảy ra hòa lẫn với máu làm pha loãng máu
Câu 16: A/c hãy nêu các bước pha loãng máu trong ống trộn HC
1. Hút máu vào ống trộn đến vạch 0,5
Lưu ý:
+ Hút một lần liên tục, không để cột máu bị ngắt quãng bằng
những bọt khí
+ Khi gần đến vạch 0,5 thì hút máu nhẹ nhàng để máu khỏi quá
vạch
+ Phải làm nhanh để máu trong ống trộn không bị đông
2. Hút tiếp tục dung dịch pha loãng HC đến vạch 101
3. Dúng hai đầu ngón tay bịt chặt hai đầu ống trộn lắc đều trong một
phút, hoặc dung máy lắc
Câu 17: Trong quá trình pha loãng máu trong ống trộn HC, nếu máu
quá vạch 0,5 thì các a/c có biện pháp nào xử trí
- Nếu máu quá vạch ít thì dung bông khô chấm ở đầu dưới ống trộn để hút
máu dần ra cho đúng vạch
- Nếu cột máu lên quá vạch nhiều thì phải rửa ống trộn, hút lại từ đầu vì
nếu hút bằng bông, số HC bám ở thành ống mao quản quá nhiều làm mất
chính xác.
Câu 18: A/c hãy cho biết tỷ lệ Máu/Máu pha loãng là bao nhiêu? Giải
thích.
Tỷ lệ Máu/Máu pha loãng = 0,5/101 = 0,5/100 = 1/200 vì phần dung dịch
4


trong ống trộn từ vạch 1 trở xuống không có máu nên tỷ lệ pha loãng thực
ra là 0,5/100 = 1/200 tức là máu đã được pha loãng 200 lần

Câu 19: A/c hãy nêu các bước rỏ máu ở ống trộn vào phòng đếm

1. Bỏ 3-4 giọt máu đầu là những giọt nằm ở phần mao quản ống trộn
không có máu
2. Lấy giọt máu tiếp theo đường kính khoảng 3mm, rỏ vào vị trí cạnh
lá kính tiếp xúc với bờ giữa phòng đếm. Máu sẽ tràn vào các ô đếm bằng
lực mao dẫn.
3. Rỏ máu xong đặt phòng đếm vào kính hiển vi ở vị trí ban đầu và
đếm
Câu 20: A/c hãy nêu những chú ý khi rỏ máu ở ống trộn vào phòng
đếm
- Không được để máu loang trên mặt lá kính
- Giọt máu rỏ phải vừa đủ tràn khắp trên các ô
+ Nếu ít quá, máu tràn vào không khắp tạo nên các khoảng trống, ta
không đếm được
+ Nếu giọt máu lớn quá, kính sẽ bị nâng lên, đếm không chính xác
Câu 21: A/c hãy nêu những quy tắc đếm HC trên lưới đếm
- Đếm 5 ô vuông caro tức là 80 ô vuông con
- Trong từng ô vuông caro, ta đếm HC trong từng ô vuông con theo thứ tự
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo đường zic-zac
- Trong ô vuông con, ta đếm HC trong long ô, ở cạnh trên, góc trên phải
và cạnh phải
+ Lưu ý: nếu đường 3 thì cạnh là đường ở giữa
+ Khi đếm tránh bỏ sót
5


Câu 22: A/c hãy nêu những cách tính kết quả khi đếm HC
- Giả sử, sau khi đếm trên 5 ô vuông caro ta được số lượng A HC
- 5 ô vuông caro có 80 ô vuông con, mỗi ô vuông con có V=1/4000 mm3
- Độ pha loãng máu: 1/200
Như vậy công thức tính số lượng HC (n) trong 1 mm3 máu là:

n = A.4000.200 / 80 = 10000A
- Khi đếm số HC trong 5 ô caro là A, ta chỉ cần thêm sau nó 4 số 0 là được
số lượng HC trong 1 mm3 máu
Câu 23: Nêu rõ số lượng HC ở người VN khỏe mạnh
Nam: 5.400.000 ± 300.000 / mm3
Nữ: 4. 700.000 ± 300.000 / mm3

6


BÀI 5: ĐỊNH CÔNG THỨC BẠCH CẦU
Câu 1: Nêu nguyên tắc định CT BC
1. Dàn mỏng máu trên phiến kính, nhuộm Giêm-sa và soi dưới kính
hiển vi
2. Dựa vào hình dạng, kích thước BC, hình dạng của nhân, cách bắt
màu phẩm nhuộm của nhân và bào tương để nhận dạng các loại BC
3. Đếm 100 BC rồi định tỷ lệ % của các loại BC
Câu 2: Nêu các bước tiến hành định CT BC
1. Làm tiêu bản kính phết
2. Nhuộm Giêm-sa
3. Nhận dạng và đếm các loại BC
Câu 3: Tác dụng của Cồn tuyệt đối:
- Cố định tiêu bản sau khi kéo máu xong
- Lau chùi tiêu bản và vật kính 100 sau khi đã dùng dầu soi vật kính
Câu 4: Tác dụng của Thuốc nhuộm Giêm-sa: nhuộm tiêu bản (Đỏ
eosin: acid, Xanh metylen: base)
Câu 5: Tác dụng Dầu Cedre
- Để soi vật kính 100
- Tăng độ hội tụ ánh sáng
- Tăng tính chiết quang

- Tạo môi trường đồng nhất để ánh sáng đi qua
Câu 6: Tác dụng của dd Xylen: lau chùi vật kính dầu (kính 1 mắt)
Câu 7: Nêu rõ cách làm tiêu bản kính phết
1. Chọn phiến kính sạch, không có dầu mỡ, cạnh trơn láng
2. Sát trùng, chích máu, bỏ giọt máu đầu rồi nặn ra giọt máu nhỏ
(đường kính khoảng 3mm), đặt giọt máu vào khoảng 1/4 phiến kính t1
7


3. Dùng 1 phiến kính sach t2, cạnh trơn, thẳng, không sứt mẻ, để
nghiêng 30 độ, tiếp xúc vs phiến kính t1 tại vị trí có giọt máu sao cho máu
dàn đều trên cạnh của phiến kính t2
4. Đẩy phiến kính t2 về phía 3/4 còn lại của phiến kính t1 sao cho
máu được dàn mỏng, đều, không gợn sóng và có đuôi (Tiêu chuẩn của
1 tiêu bản kính phết)
5. Cố định tiêu bản bằng cồn tuyệt đối 1 phút. Để khô.
Câu 8: Nêu rõ cách nhuộm Giêm-sa
- Dùng dd Giêm-sa để nhuộm theo tỷ lệ pha loãng:
Giêm-sa mẹ/ nước cất trung tính = 1/6 hoặc 1/7
- Nhỏ dd Giêm-sa lên tiêu bản đã cố định, để 15 đến 20 phút. Rửa sạch
tiêu bản dưới dòng nước chảy. Để khô.

8


Câu 9: Nêu rõ cách nhận dạng và tỷ lệ các loại BC
1. BC hạt trung tính (60-70%)
+ Nhân: chưa chia múi hoặc chia thành nhiều múi
+ Bào tương: có các hạt rất nhỏ, mịn, đều nhau bắt màu hồng
tím

+ Kích thước: gấp đôi HC
2. BC hạt ưa acid (2-4%)
+ Nhân: thường chia 2 múi nối vs nhau như hình gọng kính
+ Bào tương: có những hạt to, tròn, đều nhau bắt màu da cam
+ Kích thước: gấp đôi HC

3. BC hạt ưa base (0,5-1%)
+ Nhân: chia thành nhiều múi như hình hoa thị
+ Bào tương: có những hạt to, nhỏ, không đều nhau, nằm đè cả
lên nhân, bắt màu xanh đen
+ Kích thước: gấp đôi HC
4. BC lympho (20-25%)
+ Nhân: to, tròn, bắt màu kiềm chiếm gần hết tế bào
+ Bào tương: chỉ còn một dải màu xanh lơ bao quanh nhân,
không có hạt
+ Có 2 loại:
BC Lympho lớn: size gấp đôi HC
BC Lympho bé: size bằng HC
5. BC mono (3-8%)
+ Nhân: thường có hình hạt đậu nằm lệch về một phía, bắt màu
acid yếu
+ Bào tương: bắt màu base yếu
9


+ Kích thước: rất lớn
(*Nhân không đồng nhất: có các khoảng trắng trong nhân)
Câu 10: Nguyên tắc đếm để định tỷ lệ BC
- Đếm ở đuôi tiêu bản
- Đếm theo đường zic-zac

- Đếm đủ 100 BC
Câu 11: Tại sao tiêu bản kính phết phải có đuôi
Vì BC có kích thước lớn, nên khi dàn mỏng ra thì thường tập trung ở phần
đuôi tiêu bản là phần mỏng nhất nên dễ nhận dạng BC
Câu 12: Dựa vào đâu để phân biệt BC có hạt
Dựa vào cách bắt màu thuốc nhuộm Giêm-sa để phân loại BC có hạt
Câu 13: Định CT BC thường là gì?
Định CT BC thường là định tỷ lệ % giữa các loại BC. Sự thay đổi của
từng loại BC giúp ta có hướng chẩn đoán 1 số bệnh
Câu 14: Có mấy cách đếm BC?
Có 2 cách: đếm bằng máy đếm BC và đếm bằng hình vẽ 100 ô vuông

10


BÀI 6. ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO
Câu 1. Nêu nguyên tắc định nhóm máu hệ ABO
- Trộn máu của người thử với những giọt huyết thanh mẫu đã biết trước
kháng thể
- Quan sát hiện tượng ngưng kết hay không ngưng kết xảy ra ở HC người
thử, từ đó suy ra KN trên màng HC và biết được nhóm máu
Câu 2. Nếu phương tiện định nhóm máu ABO
1. Phiến sứ hoặc phiến kính
2. 2 đũa thủy tinh
3. Dụng cụ sát trùng chích máu
4. Ba lọ huyết thanh mẫu: kháng A (anti A), kháng B (anti B), kháng
AB (anti AB)
*Lưu ý:
+ Huyết thanh kháng A có KT làm ngưng kết HC chứa KN A
+ Huyết thanh kháng B có KT β làm ngưng kết HC chứa KN B

+ Huyết thanh kháng AB có KT α và β
Câu 3. Nêu các bước tiến hành định nhóm máu ABO
1. Đánh dấu phiến kính hoặc phiến sứ bằng bút màu: một đầu 2 vạch,
một đầu 3 vạch. Nên dúng phiến sứ có 3 ô lõm là tốt nhất
2. Rỏ 3 giọt huyết thanh lên mặt phiến kính theo 3 vị trí quy định:
+ Đầu phía 2 vạch rỏ huyết thanh mẫu anti A
+ Đầu phía 3 vạch rỏ huyết thanh mẫu anti AB
+ Ở giữa rỏ huyết thanh mẫu anti AB
Đường kính mỗi giọt khoảng 5mm
3. Sát trùng chích máu, không cần bỏ giọt máu đầu
4. Dùng đầu đũa thủy tinh gạt máu ở đầu ngón tay đặt vào cạnh 3 giọt
huyết thanh, đường kính mỗi giọt bằng 1/3 đường kính giọt huyết thanh là
11


vừa
5. Trộn đều máu với huyết thanh mẫu. Đợi 2 phút và đọc kết quả.
Chú ý: Dúng đầu đũa thủy tinh khác nhau cho các giọt huyết thanh
mẫu khác nhau
Câu 4. Nêu những chú ý khi đọc kết quả
- Nếu có ngưng kết: HC tụ lại từng đám
- Nếu không có hiện tượng ngưng kết: HC hòa lẫn với huyết thanh mẫu
như hiện tượng pha loãng máu
Câu 5. Sau khi định nhóm máu hệ ABO, a/c có nhóm máu gì? Giải
thích vì sao?
Khi ta cho máu vào các huyết thanh mẫu khác nhau thì có các hiện tượng:
A(B)
Anti A có (không có) ngưng kết giữa KN và KT suy ra có (không có)
KN A trên màng HC
Anti B không có (có) ngưng kết giữa KN và KT suy ra không có (có)

KN B trên màng HC
Anti AB có ngưng kết giữa KN và KT là do có KN A (B) trên màng
HC
Kết luận: Chỉ có KN A (B) trên màng HC mà không có KN B (A)
SUY RA NHÓM MÁU A (B)

12


O
Anti A không có ngưng kết giữa KN và KT suy ra không có KN A
trên màng HC
Anti B không có ngưng kết giữa KN và KT suy ra không có KN B
trên màng HC
Anti AB không có ngưng kết giữa KN và KT là do không có KN A
và KN B trên màng HC
Kết luận: không có KN A và KN B trên màng HC
SUY RA NHÓM MÁU O
Câu 6. Sau khi định nhóm máu hệ ABO, nếu kết quả còn nghi ngờ,
chúng ta nên làm gì?
Nếu kết quả còn nghi ngờ nên cho thêm 1 giọt nước muối sinh lý đẳng
trương 9% quấy đều và xem lại sẽ rõ hơn
BÀI 7. ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ RH
Câu 1. Nguyên tắc định nhóm máu hệ Rh
- Trộn máu người thử với giọt huyết thanh mẫu chứa KT kháng Rh (anti
D)
- Quan sát hiện tượng ngưng kết hay không ngưng kết xảy ra ở HC người
thử, từ đó suy ra có KN D trên màng HC hay không và biết được nhóm
máu
Câu 2. Trong nhóm máu hệ Rh, có các loại KN nào? C, c, D, d, E, e (D

thường gặp nhất)
Câu 3. Phương pháp định nhóm máu Rh
Định nhóm máu Rh của một người là phát hiện có KN D trên màng HC
13


của người đó hay không (Rh (+) nếu có KN D và Rh (-) nếu không có KN
D). Để định nhóm máu Rh, ta dùng phương pháp huyết thanh mẫu
Câu 4. Nêu cách tiến hành định nhóm máu hệ Rh
1. Rỏ giọt huyết thanh mẫu lên mặt phiến kính hoặc phiến sứ, đường
kính giọt huyết thanh mẫu khoảng 5mm
2. Sát trùng, chích máu, không cần bỏ giọt máu đầu
3. Dùng đũa thủy tinh gạt máu ở đầu ngón tay đặt vào cạnh giọt huyết
thanh mẫu, đường kính giọt máu khoảng 1/3 đường kính giọt huyết thanh
mẫu
4. Trộn đều máu với huyết thanh mẫu. Đợi 2 phút và đọc kết quả

14


BÀI 10
GHI ĐỒ THỊ HOẠT ĐỘNG TIM ẾCH
KÍCH THÍCH DÂY THẦN KINH X – GÂY NGOẠI TÂM THU
Câu 1. Một chu chuyển tim gồm có 3 giai đoạn
- Tâm nhĩ thu (0,1s)
- Tâm thất thu (0,3s)
- Tâm trương toàn bộ (0,4s)
Câu 2. Phá tủy ếch
1. Dùng khăn lau ếch
2. Tay trái cầm ếch, ngón cái gập đầu ếch xuống

3. Vị trí chọc dùi là điểm nằm trên lưng ếch tạo với 2 mắt thành một
tam giác đều
4. Tay phải cầm dùi đâm thẳng qua da rồi ngã mũi dùi về phía lưng
chọc vào tủy sống đến khi 2 chân sau của ếch duỗi thẳng
Câu 3. Bộc lộ tim ếch
1. Dùng cặp to nhấc da ngực lên cắt nhát hình chữ V
2. Cắt bỏ mảnh cơ hình tam giác (đỉnh là mỏm xương ức, đáy là
đường nối hai khớp vai)
3. Dùng kẹp con nhấc màng ngoài tim lên và cắt bỏ đi
Câu 4. Kích thích dây X
1. Dùng kéo cắt để bộc lộ cơ tam giác sáng. Đáy cơ tam giác sáng có
sợi thần kinh màu trắng đi phía dưới kèm với một mạch máu màu đỏ, đó là
dây X
2. Tách riêng dây X, luồn 1 sợi chỉ dưới dây X rồi nhấc lên. Dùng
dòng điện cảm ứng kích thích dây X
3. Khi kích thích dây X, dây X tiết Acetyl cholin làm ức chế tần số
15


phát xung của nút Remark (nút xoang) nên làm tim đập chậm và yếu, có
thể ngừng đập ở thì tâm trương
Câu 5. Gây ngoại tâm thu
- Trong giai đoạn tâm thu: tim không đáp ứng với kích thích
- Trong giai đoạn tâm trương: tim đáp ứng với kích thích tạo nên 1 nhát
bóp phụ, đó là ngoại tâm thu
Câu 6. Các đặc điểm để phân biệt ngoại tâm thu trên đồ thị
- Hình dạng bất thường
- Có giai đoạn nghỉ bù
- Gần với chu kỳ trước, xa với chu kỳ sau
Câu 7. Đồ thị tim ếch (Xem giáo trình thực hành)

Chú ý:
- Giai đoạn nhĩ thu, thất thu, tâm trương toàn bộ là 1 đoạn chứ không phải
1 điểm
- Ngoại tâm thu xuất hiện ở đoạn tâm trương toàn bộ (vì ở thì tâm thu, tim
không đáp ứng kích thích)
- Có khoảng nghỉ bù sau ngoại tâm thu

16


BÀI 11. PHÂN TÍCH CÁC NÚT TỰ ĐỘNG CỦA TIM
Câu 1. Theo lý thuyết, chu kì tim có những giai đoạn nào? Theo thực
hành?
* Theo lý thuyết: Có 3 giai đoạn
* Theo thực hành: Có 3 giai
đoạn
+ Đổ đầy thất
+ Tâm nhĩ thu
+ Tâm thất thu
+ Tâm thất thu
+ Tâm thất giãn
+ Tâm trương toàn bộ
Câu 2. Tại sao khi kích thích dây X trên tim ếch làm tim đập chậm rồi
ngừng đập
Bởi vì dây X chi phối nút Remark trên xoang tĩnh mạch (nút chủ nhịp),
acetylcholin được giải phóng tác động vào làm giảm tần số nút Remark,
khi kích thích đủ mạnh làm tim ngừng đập
Câu 3. Thế nào là trơ tuyệt đối? Trơ tương đối? Siêu bình thường?
- Trơ tuyệt đối là tim hoàn toàn không đáp ứng với bất kì kích thích nào
- Trơ tương đối là tim vẫn có thể đáp ứng với các kích thích

- Siêu bình thường là tim đáp ứng rất dễ dàng với một kích thích dù nhỏ
Câu 4. Buộc nút thứ nhất để c/m điều gì?
C/m nút Remark trên tim ếch là nút chủ nhịp liên hệ chứng minh nút
xoang trên tim người là nút chủ nhịp
Câu 5. Buộc nút thứ hai để c/m điều gì?
C/m các bộ phận của hệ thống dẫn truyền đều có khả năng tự động phát
xung và tần số phát xung giảm dần từ trên xuống
Câu 6. Tại sao buộc nút thứ nhất thì xoang TM ngừng đập, tâm nhĩ và
tâm thất ngừng đập
Xoang TM đập vì nút Remark ở xoang TM là nút chủ nhịp không chịu sự
17


chi phối của nút nào nên đập bình thường. Tâm nhĩ và tâm thất ngừng đập
vì có nút Ludwig ở tâm nhĩ ức chế hoạt động nút Bidder ở tâm thất
Câu 7. Ghi đồ thị để c/m chu kì tim gồm có 3 giai đoạn: nhĩ thu, thất
thu, tâm trương toàn bộ

18


CÂU HỎI PHỤ
Câu 1. Dd Marcano dùng để làm gì? Tại sao phải hòa loãng?
Để hòa loãng máu. Vì số lượng HC, BC, TC nhiều. Hòa loãng để dễ đếm.
Câu 2. Vì sao khi lấy máu quá vạch 0.5 và dưới vạch 0.6 thì lấy bông
thấm ở đầu dưới ống để hút bớt ra cho đúng vạch còn khi vượt quá
vạch 0.6 thì nên súc rửa để lấy lại từ đầu?
Vì khi vượt quá vạch 0.6 thì có một lượng HC bám vào thành ống đáng kể
dẫn đến tăng số lượng HC trong ống trộn làm cho kết quả thiếu chính xác
(sl tăng lên), còn dưới vạch 0.6 thì sai lệch không đáng kể nên có thể hút

bớt ra.
Câu 3. Tại sao phải lấy máu xa bữa ăn?
Vì lấy máu sau bữa ăn sẽ có nhiều chất dinh dưỡng đi vào trong máu vì
vậy khi đếm HC sẽ ít hơn, do các chất này che khuất HC, khó khăn cho
việc đếm.
Câu 4. Như thế nào là phương pháp HC mẫu? Phương pháp Huyết
thanh mẫu?
- PP Huyết thanh mẫu là pp cho biết trước KT, từ đó suy ra KN trên màng
HC của người thử và biết được nhóm máu, gọi là pp định nhóm máu xuôi.
- PP HC mẫu là pp cho biết trước KN trên màng HC, từ đó suy ra KT có
trong huyết tương của người thử và biết được nhóm máu, gọi là pp định
nhóm máu ngược.
Câu 5. Nhược điểm khi dùng pp HC mẫu
- Thời gian bảo quản ngắn ngày
- Phải quay li tâm huyết tương
- Không dùng được cho trẻ sơ sinh (vì 8 tháng sau sinh mới xuất hiện KT)

19


Câu 6. Dùng 2 huyết thanh mẫu Anti A và Anti B là đã biết được
nhóm máu, vì sao phải dùng thêm huyết thanh mẫu Anti AB?
Dùng thêm huyết thanh mẫu Anti AB để so sánh kết quả với 2 mẫu kia
đồng thời khẳng định lại cho chắc chắn, bởi vì có thể xảy ra sai sót khi
thao tác hoặc chất lượng của huyết thanh mẫu có vấn đề.

20




×