Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

nguyen truong to

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 14 trang )




Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, ở
huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, Năm 30
tuổi , ông sang Paris ( Pháp ) theo học
trong gần 2 năm. Ông đã miệt mài học
tập tiếp thu tri thức khoa học hiện đại,
tìm hiểu thực tế xã hội phương Tây,
với mong muốn trở về giúp ích cho đất
nước.
Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ về
nước, giữa lúc thực dân Pháp đang lần
lượt chiếm lục tỉnh Nam Kỳ, ông miễn
cưỡng làm chức từ hàn (phiên dịch)
cho Pháp nhưng sau đó bỏ việc.
Ở ẩn nơi quê nhà, ông lần lượt gởi lên
triều đình nhiều bài điều trần giá trị, đề
nghị chính quyền cải cách chính trị,
kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục...
Ông mất vì một cơn bệnh hiểm nghèo,
ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10
năm Tự Đức thứ 24, tức ngày 23 tháng
11 năm 1871.

Nội dung những đề nghị
canh tân đất nước của Nguyễn
Trường Tộ là gì ?
Những đề nghị này có được
triều đình thực hiện không ? Tại
sao ?



Nguyễn Trường Tộ đã liên tiếp gửi lên triều đình Huế 30 bản điều trần đề
xuất canh tân xây dựng đất nước giàu mạnh. Gần sáu chục bản điều trần
này đề cập đủ mọi lĩnh vực, các mặt chủ yếu:
Về mặt kinh tế: Nguyễn Trường Tộ quan tâm đến công, nông, thương
nghiệp. Mở mang buôn bán trong nước và giao thương với nước ngoài,
mời các công ty nước ngoài đến giúp ta khai thác tài lợi, sửa đổi thuế
khoá làm sao cho "nước giàu dân cũng giàu"....
Về mặt văn hóa - giáo dục: Nguyễn Trường Tộ đề xuất cải cách phong
tục, chủ trương coi trọng dân, sửa đổi chế độ thi cử mở mang việc học
hành, thay đổi nội dung giáo dục, lấy quốc âm thay thế chữ Hán, lập trại
tế bần...
Về mặt ngoại giao: Nguyễn Trường Tộ phân tích cho triều đình thấy rõ
cục diện chính trị trên toàn thế giới thời đó, những mâu thuẫn về quyền
lợi giữa Pháp với Anh và Tây Ban Nha, khuyên triều đình nên ngoại giao
trực tiếp với chính phủ Pháp tìm cách ngăn chặn âm mưu xâm lược của
bọn Pháp bên này, khéo léo chọn thời cơ lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ, xác lập
"tư thế làm chủ đón khách"....
Về mặt quân sự: Nguyễn Trường Tộ, thời đó, tuy "chủ hoà" nhưng không
có tư tưởng "chủ hàng" một cách nguyên tắc. Ông khuyên triều đình cải
tu võ bị, trọng võ trọng văn, ưu ái người lính, biên soạn binh pháp, đào
tạo sĩ quan, mua sắm tàu thuyền vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở
thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước...

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×