Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 9a ở trường THCSTHPT quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.54 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu......................................................................................................................................................... 2
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................. 2
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................ 4
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài................................................................................................ 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................ 4
2. Nội dung..................................................................................................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................................................... 4
2.2. Thực trạng của vấn đề...................................................................................................................... 5
2.3 Giải pháp................................................................................................................................................. 6
2.4. Kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài............................................................................... 11
3: Kết luận..................................................................................................................................................... 13

1 MỞ ĐẦU
1


1.1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt. Trong quá trình
giáo dục thể chất, học sinh được rèn luyện phẩm chất đạo đức, tri thức, thẩm mỹ…
và sức khỏe. Cùng với giáo dục đạo đức, trí dục, mỹ dục thì giáo dục thể chất cũng
góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ và thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà
trường phổ thông. Thể dục thể thao có nhiều lợi ích tác dụng, chính vì vậy ngay khi
mới thành lập nhà nước, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài
“Sức khỏe và thể dục” ( Đăng trên báo Cứu quốc, số 199 ngày 27/03/1946) Người
viết: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có
sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt,
mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe…” [1]
Trong chỉ thị 17/CT-TƯ ngày 23/10/2002 về phát triển thể dục thể thao đến
năm 2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định: “ Đẩy mạnh hoạt động thể dục
thể thao nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam. Phát triển phong trào


thể dục thể thao quần chúng với mạng lưới rộng khắp; Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
vân động viên thành tích cao… Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao ở trường học,
tiến tới đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên chuyên trách và lớp học đúng
tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất; xem đây là một
tiêu chí công nhận trường chuẩn quốc gia… Tăng đầu tư của nhà nước cho việc
phát triển thể dục thể thao ở trường học, ở nông thôn và miền núi…” [2]
Tháng 12/2011 Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW về công tác
thể dục thể thao trong đó xác định mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng công
tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường đến năm 2020. “ Hoàn thiện bộ
máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thể dục thể thao;
tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng
phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp thể dục thể thao đến năm 2020, phấn
đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã,
phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục thể thao phục vụ tập
luyện của nhân dân… Cần quan tâm đầu tư đúng mức thể dục thể thao trường học
với vị trí là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục thể thao; là một mặt của
giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên…”[3]

[1] Bài Sức khỏe và thể dục – Hồ Chí Minh
[2] Chỉ thị 17/CT-TƯ ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư
[3] Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ chính trị tháng 12/2011

Nắm bắt được kịp thời ý nghĩa chiến lược trên, công tác Giáo dục và Đào tạo ở
nhiều nhà trường THCS cả nước nói chung và huyện Quan Hóa nói riêng đã kịp

2


thời tìm ra những phương pháp để thực hiện đem lại những đổi mới trong chương
trình, hình thức và tổ chức quản lý cũng như sự thay đổi về nội dung, cấu trúc

hình thức học tập môn học thể dục.
Chạy là một trong những kỹ năng vận động cơ bản của con người. Từ thời cổ
xưa, con người đã biết sử dụng chạy để đuổi bắt con vật hoặc chạy trốn khi bị
chúng tấn công, chạy trở thành những môn thể thao hấp dẫn chinh phục thời gian
trên những đoạn đường quy định, thể hiện khả năng về sức nhanh và sức bền của
con người. Từ một phương pháp di chuyển của người cổ đại, chạy ngắn dần trở
thành một phương tiện rèn luyện tốc độ tuyệt vời trong giáo dục thể chất và một
môn thể thao có sức hấp dẫn lạ kỳ.
Môn chạy cự ly ngắn đơn giản, cần ít thiết bị, dụng cụ dễ tiến hành và mở
rộng phạm vi tập luyện. Chạy ngắn là nội dung được học sinh ưa thích, nhất là các
em ở lứa tuổi học sinh THCS. Nó phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, giới
tính học sinh. Việc tìm ra học sinh có tố chất chạy ngắn rất đơn giản bởi nó là tố
chất bẩm sinh của con người.
Tuy nhiên, việc huấn luyện thì rất vất vả để các em có thể phát triển tố chất
sức nhanh của mình một cách triệt để nhất, đem lại thành tích cao, đòi hỏi bản thân
người giáo viên phải là người đam mê có chuyên môn và kinh nghiệm trong công
tác giảng dạy. Bản thân tôi đã có nhiều năm giảng dạy và huấn luyện chạy ngắn cho
học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số phương pháp tập luyện nhằm
nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh lớp 9A ở trường THCS&THPT
Quan Hóa năm học 2017 - 2018".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm giúp học sinh hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao thành tích
môn chạy ngắn. Từng bước nâng cao kết quả trong công tác giảng dạy và huấn
luyện chạy ngắn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
18 Học sinh lớp 9A hiện nay của trường THCS&THPT Quan Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc tài liệu sách báo, tạp chí, Internet có
nội dung liên quan đến bồi dưỡng phát triển chạy cự ly ngắn.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích các số liệu từ tài liệu để sử dụng

trong đề tài. Sau đó tổng hợp các số liệu.
Phương pháp điều tra, quan sát: Tìm hiểu thực trạng về năng lực vận động
của học lớp 9A tại trường.
Phương pháp thống kê xử lí số liệu: thu thập số liệu những năm học trước
qua khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả cuối đợt thực nghiệm rồi tổng hợp
đánh giá kết quả thực hiện của sáng kiến.
3


2. NỘI DUNG :
2.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện trong trường phổ thông,
trong đó môn thể dục có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ,
thể lực, góp phần giáo dục hình thành nhân cách học sinh, bước đầu chuẩn bị cho
người lao động tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hoá đất nước.
Việc dạy và học môn thể dục trong trường phổ thông có nhiệm vụ trang bị
cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để rèn luyện nâng cao sức khoẻ,
thể lực, góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh, đồng
thời giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên. Ngoài ra
việc dạy và học thể dục còn hướng tới thể thao thành tích cao giữa các trường
THCS trong huyện, thông qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Kết quả khảo sát đầu năm của lớp 9A ở Trường THCS&THPT Quan Hóa
năm học 2017 – 2018 ( khi chưa áp dụng đề tài):
- Loại khá – giỏi: 2 học sinh chiếm: 11%
- Loại trung bình: 9 học sinh, chiếm: 50%
- Dưới trung bình: 7 học sinh chiếm: 39%
Nhìn vào kết quả trên tôi rút ra một số kết luận sau:
a. Về phía giáo viên và nhà trường

- Chưa thật sự quan tâm đến những khó khăn của học sinh.
- Mới chỉ hướng dẫn các em luyện tập ở trên lớp mà chưa hướng dẫn các em
tập luyện ở nhà.
- Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn.
b. Về phía học sinh:
- Các em ngại vận động, do các yếu tố khác gây ra như game, mạng xã hội ...
- Các em chưa tích cực tập luyện, chưa xem tập luyện thể dục thể thao là
cách tốt nhất để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực.
Từ thực trạng trên, kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, của
đồng nghiệp trong những năm học tập và công tác tại trường. Để đưa chất lượng
giảng dạy môn thể dục nói chung và môn chạy cự ly ngắn nói riêng tôi mạnh dạn
cải tiến phương pháp tập luyện nhằm giúp học sinh học tập nội dung chạy ngắn đạt
kết quả cao hơn.
2.3. Giải pháp:
2.3.1. Huấn luyện về kỹ thuật chạy ngắn.
Quá trình tập luyện được chia thành các giai đoạn sau:
a. Tập luyện cho các em thực hiện thuần thục các động tác bổ trợ cơ bản.
- Chạy bước nhỏ: Mục đích tăng tần số bước chạy, biết phối hợp toàn thân
nhịp nhàng.
4


- Chạy nâng cao đùi: Tăng tần số bước chạy và giúp các cơ tham gia tích
cực vào động tác nâng đùi khi đưa về trước.
- Chạy đạp sau: Tăng hiệu quả động tác đạp sau, phối hợp dùng sức hợp lý
giữa các bộ phận của cơ thể khi chạy.
* Ba động tác bổ trợ cơ bản này được huấn luyện kỹ lưỡng trong các buổi tập
đầu tiên, sau khi học sinh thực hiện thuần thục sẽ chuyển thành động tác khởi động
chuyên môn trong các buổi tập.
b. Tập luyện kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao thông qua các bài tập sau:

- Giới thiệu cách đóng bàn đạp và cho học sinh tập đóng bàn đạp.
- Thực hiện các động tác theo khẩu lệnh “vào chỗ” và “sẵn sàng”.
- Tự xuất phát khi không có khẩu lệnh.
- Xuất phát thấp với tín hiệu chạy khác nhau.
- Xuất phát thấp chạy lao 30 - 40m.
* Chú ý: những sai lầm về kỹ thuật và cách sửa của giai đoạn này như sau:
- Tư thế vào chỗ và sẵn sàng không đúng, bị gò bó, phản ứng chậm khi nghe lệnh
xuất phát.
Nguyên nhân:
+ Khái niệm kỹ thuật chưa đúng.
+ Khi ở tư thế sẵn sàng trọng lượng cơ thể dồn quá nhiều xuống hai tay.
+ Lực đạp cơ chân yếu.
Cách sửa:
+ Xây dựng lại khái niệm.
+ Điều chỉnh lại vị trí hai bàn đạp.
+ Tập để có tư thế sẵn sàng hợp lý và ổn định.
+ Tập xuất phát theo các tín hiệu khác nhau.
+ Tăng sức mạnh bộc phát cơ chân.
- Sau khi rời bàn đạp thân thẳng lên quá sớm.
Nguyên nhân:
+ Khái niệm kỹ thuật xuất phát không đúng.
+ Góc tựa bàn đạp và vị trí bàn đạp chưa hợp
lý. Cách sửa:
+ Xây dựng lại khái niệm kỹ thuật.
+ Tăng cường khoảng cách từ bàn đạp trước tới vạch xuất phát.
+ Xuất phát khi có người giữ vai.
+ Xuất phát khi có dây cao su.
- Chậm phát huy tốc độ, tăng độ dài bước không hợp lý.
Nguyên nhân:
+ Khái niệm về kỹ thuật chưa đúng.

+ Sức mạnh cơ chân yếu.
+ Bị gò bó, căng thẳng.
5


Cách sửa:
+ Tập chạy tốc độ 30m.
+ Tập xuất phát lên dốc.
+ Xuất phát và chạy theo vạch dấu kẻ sẵn trên đường.
c. Tập luyện kỹ thuật chạy trên đường thẳng (kỹ thuật chạy giữa quãng):
Đây là nội dung rất quan trọng, nó quyết định đến việc nâng cao thành tích
của học sinh. Trong giai đoạn này cho học sinh tập một số bài tập sau:
- Bài tập bổ trợ về việc nâng đùi và lăng cẳng chân, đây là bài tập rất tốt bổ trợ tích
cực cho kỹ thuật nâng đùi và duỗi với cẳng chân khi chạy giữa quãng.
+ Cho học sinh thực hiện tại chỗ nâng gối lên cao ngang hông sau đó thực
hiện duỗi đạp cẳng chân miết bàn chân xuống đất. Thực hiện từng chân, sau đó
thực hiện liên tục bằng hai chân.
+ Cho học sinh thực hiện di chuyển đi làm động tác nâng gối và duỗi cẳng
chân liên tục bằng hai chân.
+ Cho học sinh thực hiện bật nhảy chạy làm động tác nâng gối và duỗi cẳng
chân liên tục bằng hai chân.
- Chạy tăng tốc độ (tăng dần cự ly, tần số và độ dài bước chạy).
- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính từ 50 - 60 m.
- Tập đánh tay (đứng tại chỗ, tăng dần biên độ và tần số động tác).
- Chạy trên đường thẳng kẻ vôi.
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn.
* Chú ý:
Số lượng bài tập và lượng vận động được áp dụng cho học sinh phụ thuộc
vào những sai sót trong kỹ thuật chạy. Khi chạy tăng tốc độ cần tăng dần để động
tác chạy thoải mái, không gò bó, ngừng việc tăng tốc độ khi xuất hiện những căng

thẳng thừa, gò bó. Khi đạt tốc độ cực đại không dừng lại ngay mà cần nâng đùi
chạy tiếp một đoạn nữa theo quán tính một cách thoải mái.
Trong quá trình tập luyện thường xuyên quan sát từng động tác để phát hiện
ra những sai sót và sửa chữa ngay. Những sai sót mà học sinh mắc phải thường là:
- Đạp sau không hết, chống trước bằng cả bàn tay, bàn chân đặt lệch hướng.
Nguyên nhân:
+ Nắm khái niệm kỹ thuật chưa đúng.
+ Phối hợp dùng sức chưa tốt.
Cách sửa:
+ Xây dựng khái niệm kỹ thuật chính xác.
+ Tập nhiều các bài tập bổ trợ: chạy đạp sau, chạy bước nhỏ, chạy nâng cao
đùi với tốc độ tăng dần.
+ Chạy tăng tốc độ 30m sau đó chạy theo quán tính.
+ Chạy theo vạch kẻ sẵn.
- Đánh tay gò bó giật cục, thân trên ngửa ra sau, hoặc đổ về trước nhiều.
6


Nguyên nhân:
+ Nắm khái niệm kỹ thuật chưa đúng.
+ Phối hợp giữa căng cơ và thả lỏng kém.
+ Trình độ phát triển các tố chất thể lực còn hạn chế.
Cách sửa:
+ Xây dựng lại khái niệm (phân tích lại kỹ thuật, cho xem video quay chậm).
+ Tập đánh tay với tốc độ tăng dần.
+ Tập chạy tăng tốc độ 30m rồi sau đó có duy trì tốc độ đạt được 20 - 30m.
+ Phát triển các tố chất thể lực cần thiết cho chạy ngắn.
d. Tập luyện chuyển tiếp từ chạy lao sang chạy giữa quãng thông qua các bài tập
sau:
- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính.

- Xuất phát thấp chạy lao rồi chạy theo quán
tính. - Chạy biến tốc các đoạn ngắn.
- Chạy 60m xuất phát thấp
e. Tập luyện kỹ thuật đánh đích thông qua các bài tập sau:
- Giới thiệu và làm mẫu kỹ thuật.
- Chạy chậm 5 – 7m làm động tác đánh đích.
- Chạy tăng tốc độ 15 - 20m làm động tác đánh
đích. - Chạy tốc độ cao làm động tác đánh đích.
* Chú ý: Khi chạy về đích cần yêu cầu học sinh duy trì tốc độ tối đa đến hết cự ly,
không dừng lại ở vạch đích.
2.3.2. Tập luyện thể lực:
Trong tập luyện thể lực cần đi sâu vào các tố chất như sức nhanh, sức mạnh
và sức bền thông qua các bài tập như:
- Tập chạy lên dốc.
- Bật cao tại chỗ trên hố cát. Yêu cầu bật cao hết cỡ nâng đùi vuông góc với thân
người.
- Bật nhảy đổi chân liên tục lên bục cao 30-40cm.
- Chạy xuống dốc để phát triển tần số bước chạy.
- Xuất phát cao chạy 60m.
- Chạy tốc độ cao 100m.
2.3.3. Tập luyện phát triển sức nhanh qua các trò chơi vận động:
Bên cạnh việc luyện tập kỹ thuật, trong mỗi tiết học hướng dẫn cho các em
chơi một số trò chơi vận động như: Người thừa thứ 3, Hoàng Anh – Hoàng Yến,
Chạy tiếp sức chuyển vật, Chạy đuổi... Vừa tạo ra tinh thần thoải mái trong giờ tập
luyện, vừa giúp các em có phản ứng nhanh hơn trước các kích thích, bên cạnh đó
còn giúp các em rèn luyện được sức bền tốc độ.
Lưu ý khi tổ chức trò chơi:
- Chia đội chơi đều nhau.
7



- Sau khi chơi có xử phạt đội thua khích lệ đội thắng để kích thích tinh thần của các
em và sự cố gắng của từng học sinh.
2.3.4. Giao bài tập về nhà:
Sau mỗi tiết tập luyện giáo viên cần phải động viên khích lệ những học sinh
học tập tích cực đồng thời nhắc nhở những học sinh tập luyện chưa tích cực.
Hướng dẫn các em tập luyện ở nhà một cách thường xuyên để giữ gìn và
nâng cao sức khỏe cho bản thân.
2.4. Kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài:
Trước khi huấn luyện: Thành tích:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18


Họ và tên
Phạm Thị Hoàng Doanh
Vi Thị Đào
Hà Thị Hằng
Hà Thị Hoa
Hà Thị Hương
Vi Nhật Khánh
Vi Văn Kiệt
Hà Thanh Lan
Vi Thị Yến Ly
Lò Văn Minh
Hà Văn Nam
Lê Thị Hằng Nga
Vi Hà Ngọc
Hoàng Thị Kim Oanh
Hà Thị Tận
Hà Thị Hà Trang
Nguyễn Hoàng Vũ
Trương Văn Trung

Lớp
9A
9A
9A
9A
9A
9A
9A
9A
9A

9A
9A
9A
9A
9A
9A
9A
9A
9A

Thành tích ( 60m)
11 giây 20
10 giây 95
12 giây 23
11 giây 07
12 giây 14
10 giây 64
9 giây 66
11 giây 02
11 giây 45
9 giây 87
9 giây 63
12 giây 55
11 giây 13
10 giây 72
11 giây 56
11 giây 56
8 giây 86
9 giây 89


Xếp loại
Đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Đạt
Chưa đạt
Chưa đạt
Đạt
Đạt

Sau khi huấn luyện: Thành tích:
TT
Họ và Tên
1 Phạm Thị Hoàng Doanh

Lớp
9A

Thành tích (60m)
Xếp loại

10 giây 20
Khá

2

Vi Thị Đào

9A

10 giây 25

Khá

3

Hà Thị Hằng

9A

11 giây 12

Đạt
8


4

Hà Thị Hoa

9A


10 giây 52

Khá

5

Hà Thị Hương

9A

11 giây 14

Đạt

6

Vi Nhật Khánh

9A

9 giây 89

Đạt

7

Vi Văn Kiệt

9A


9 giây 43

Khá

8

Hà Thanh Lan

9A

10 giây 34

Khá

9

Vi Thị Yến Ly

9A

11 giây 02

Đạt

10

Lò Văn Minh

9A


9 giây 33

Khá

11

Hà Văn Nam

9A

9 giây 23

Khá

12

Lê Thị Hằng Nga

9A

11 giây 27

Đạt

13

Vi Hà Ngọc

9A


10 giây 87

Khá

14

Hoàng Thị Kim Oanh

9A

9 giây 55

Giỏi

15

Hà Thị Tận

9A

10 giây 96

Đạt

16

Hà Thị Hà Trang

9A


10 giây 92

Đạt

17

Nguyễn Hoàng Vũ

9A

8 giây 26

Giỏi

18

Trương Văn Trung

9A

9 giây 07

Khá

Như vậy, so với kết quả ban đầu thì thành tích của học sinh lớp 9A đã được
cải thiện đáng kể, 100% học sinh có thành tích từ loại Đạt trở lên. Đặc biệt có 2 học
sinh được chọn vào đội tuyển điền kinh (môn chạy 100m) của trường tham gia dự
thi học sinh giỏi thể dục thể thao cấp huyện năm học 2017 - 2018.
3. KẾT LUẬN:

3.1. Một số kết luận sau khi áp dụng đề tài này, tôi thấy rất khả quan khi áp dụng
cho công tác giảng dạy. Sau quá trình tuân thủ theo nguyên tắc, phương pháp tập
luyện của đề tài thì thành tích của học sinh lớp 9A được nâng lên rõ rệt. Các em đã
có được một kỹ thuật và thể lực tốt hơn. Giảng dạy chạy cự ly ngắn trong nhà
trường phổ thông đặc biệt ở cấp học THCS là một quá trình lâu dài và gian khổ. Vì
vậy đòi hỏi mỗi thầy cô giáo bộ môn đều phải có tâm huyết, nhiệt tình và trách
nhiệm cao. Trong từng buổi tập người giáo viên phải hiểu và nắm chắc các nguyên
tắc giảng dạy và tập luyện, từ đó áp dụng phương pháp cho phù hợp. Với kinh
9


nghiệm bản thân, những vấn đề học hỏi được từ đồng nghiệp, các tài liệu tham
khảo như sách báo, internet tôi đã mạnh dạn đưa ra một số phương pháp để tập
luyện chạy cự ly ngắn mà bản thân tôi đã áp dụng. Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ
sung của các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Để đề tài sẽ được
ứng dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục ở nhà trường và địa phương.
3.2. Kiến nghị:
Để công tác dạy và học môn thể dục đạt kết quả cao hơn nữa, nhà trường, ban
ngành, đoàn thể cần đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt
động.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 4 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết


Vũ Viết Tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài Sức khỏe và thể dục – Hồ Chí Minh
2. Chỉ thị 17/CT-TƯ ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư
3. Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ chính trị tháng 12/2011
4. Thể dục và phương pháp dạy học. Nhà xuất bản giáo dục 1996
5. Sách giáo viên thể dục 8; 9 nhà xuất bản giáo dục 2005
10


11



×