Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

BẢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA SCIC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 51 trang )

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH
VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC
NHÀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢ O BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY TRƯỚC
KHI QUYẾT ĐỊNH ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐẤU GIÁ.

ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA SCIC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG
Tổ chức bán cổ phần
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước – CN Khu vực phía Nam
Địa chỉ:
Số 16 Trương Định, Q.3, Tp. HCM
Điện thoại:
(84-8) 3933 3818
Fax: (84-8) 3933 3822

Tổ chức tư vấn
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á
Địa chỉ: 56 – 68 Nguyễn Công Trứ, P.Nguyễn Thái Bình, Q uận 1, Tp. HCM
Điện thoại:
(84-8) 3821 8666
Fax: (84-8) 3914 4372

Tiền Giang, tháng 10 năm 2014


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

CHÀO BÁN CỔ PHẦN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ
KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC (SCIC) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN


RAU QUẢ TIỀN GIANG

THÔNG TIN VỀ ĐỢT CHÀO BÁN
Tên tổ chức phát hành

: Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang;

Giấy chứng nhận ĐKKD : Số 1200100123 đăng ký lần đầu ngày 24/02/2006 do Sở
KHĐT Tỉnh Tiền Giang cấp và thay đổi lần thứ 07 ngày
24/03/2014;
Vốn điều lệ

: 20.000.000.000 đồng

Tổng số cổ phần

:

2.000.000 cổ phần

Số cổ phần đang lưu hành :

2.000.000 cổ phần

Mệnh giá

:

Tổng số lượng chào bán


:

Trong đó

:

-

10.000 đồng/cổ phần
907.479 cổ phần (Tương đương 45,37% Vốn điều lệ)

Bán đấu giá công khai cả lô:

500.000 cổ phần;

- Bán cho người lao động công ty: 407.479 cổ phần;
Tổng giá trị chào bán
: 9.074.790.000 đồng (Chín tỷ không trăm bảy mươi bốn triệu
bảy trăm chín mươi nghìn đồng chẵn)

TỔ CHỨC TƯ VẤN
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐÔNG Á
Địa chỉ

: 56 – 68 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại

: (08) 3821 8666


Website : www.dag.vn

Fax

: (08) 3914 4372

Email :

Chi nhánh Hà Nội
Địa chỉ

: 181 Nguyễn Lương Bằng, Q uận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại

: (04) 3944 5175

Fax

: (04) 3944 5178

Chi nhánh Chợ Lớn
Địa chỉ

: 110C Ngô Quyền, Phường 8, Quận 5, TP. HCM

Điện thoại

: (08) 3 853 9623


Fax

Tổ chức Tư vấn: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

: (08) 3853 9624


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

MỤC LỤC
I.

CĂN CỨ PHÁP LÝ .................................................................................................... 1

II.

CÁC NHÂN TỐ RỦI RO .......................................................................................... 2
1.

Rủi ro kinh tế ............................................................................................................ 2

2.

Rủi ro luật pháp ........................................................................................................ 2

3.

Rủi ro về kinh doanh ................................................................................................ 2


4.

Rủi ro từ đợt chào bán .............................................................................................. 3

5.

Rủi ro khác ............................................................................................................... 3

III. NHỮNG NG ƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG
BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN ................................................................................. 4
IV. CÁC KHÁI NIỆM ...................................................................................................... 5
V.

TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ...................................................... 6
1.

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 6

1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................... 6
1.2. Giới thiệu về Công ty ................................................................................................ 6
1.3. Cơ cấu vốn cổ phần tính đến ngày 30/06/2014 ........................................................ 8
2.

Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty ........................................................................... 8

3.

Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% vốn cổ phần của Công ty trở lên tại thời điểm
30/06/2014.............................................................................................................. 15


4.

Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ nắm giữ ........................................................ 16

5.

Danh sách những công ty mẹ và công ty con của tổ chức phát hành, những công ty
mà tổ chức phát hành đang nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những
công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức p hát hành ... 16

6.

Hoạt động kinh doanh của Công ty ........................................................................ 16

7.

Kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần nhất ...................................................... 19

7.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................................. 19
7.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty....................... 20
8.

Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành ............................. 21

8.1. Vị thế của Công ty trong ngành .............................................................................. 21
8.2. Vị thế của Công ty trong ngành .............................................................................. 21
8.3. Triển vọng phát triển của ngành ............................................................................ 21
9.


Chính sách đối với ng ười lao động......................................................................... 22

9.1. Số lượng người lao động trong Công ty ................................................................. 22
9.2. Chính sách đối với ng ười lao động ........................................................................ 22

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

10. Chính sách cổ tức ................................................................................................... 25
11. Tình hình hoạt động tài chính ................................................................................. 25
11.1. Các chỉ tiêu c ơ bản ................................................................................................. 25
11.2. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu ................................................................................ 28
12. Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán tr ưởng ........................ 29
12.1. Danh sách thành viên Hội đồng quản trị ............................................................... 29
12.2. Danh sách thành viên Ban kiểm soát ..................................................................... 34
12.3. Danh sách Ban Giám đốc, Kế toán tr ưởng ............................................................ 36
13. Tài sản .................................................................................................................... 37
13.1. Tài sản cố định hữu hình ........................................................................................ 37
13.2. Tình hình sử dụng đất đai ....................................................................................... 40
14. Kế hoạch kinh doanh năm 2014 -2017.................................................................... 41
14.1. Chiến l ược, định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn 2014 -2017......... 41
14.2. Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chia cổ tức từ 2014 – 201742
14.3. Căn cứ để đạt đ ược kế hoạch lợi nhuận và cổ tức ................................................. 42
14.4. Đánh giá của Tổ chức t ư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức ............................. 42
15. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức phát hành ........... 43
16. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan tới Công ty mà có thể ảnh h ưởng

đến việc chào bán ................................................................................................... 43

VI. THÔNG TIN VỀ VIỆC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN ............................................ 44
1.

Những thông tin c ơ bản về việc đấu giá ................................................................. 44

2.

Quy định dành riêng cho Ng ười lao động .............................................................. 44

3.

Mục đích của việc chào bán ................................................................................... 44

4.

Địa điểm công bố th ông tin .................................................................................... 45

5.

Đăng ký mua cổ phần ............................................................................................. 45

6.

Lập và nộp phiếu tham dự đấu giá ......................................................................... 46

7.

Địa điểm, thời gian tổ chức đấu giá ........................................................................ 46


VII. PHỤ LỤC .................................................................................................................. 47

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á


Bản công bố thông tin

I.

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

CĂN CỨ PHÁP LÝ


Luật Doanh nghiệp 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩ a Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;



Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển
doanh nghiệp 1 00% vốn Nhà nước thành Công ty c ổ phần;



Thông tư 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị
định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011;




Nghị định số 102/2010/NĐ -CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ về hướng dẫn chi
tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;



Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ về việc ban hành quy
chế quản lý tài chính của Công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp khác;



Thông tư 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số
điều tại Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp khác;



Quyết định số 06/QĐ-ĐTKDV.HĐTV ngày 11/4/2014 của Hội đồng thành viên
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành Quy chế bán cổ phần
của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp;



Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ
lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam;



Hợp đồng tư vấn giữa Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
và Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á số 54/2014/HĐ/TV/DAS ký ngày

02/06/2014 về việc tổ chức bán đấu giá cổ phần của SCIC tại Công t y Cổ phần Rau
quả Tiền Giang;



Quyết định số 09/QĐ -ĐTKDV ngày 14/3/2014 của Hội đồng thành viên Tổng
công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước về việc phê duyệt kế hoạch kinh
doanh năm 2014 của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;



Công văn số 2231/ĐTKDV-CNPN ngày 02/10/2014 của Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh vốn nhà nước về việc bán cổ phần của SCIC tại Công ty Cổ phần Rau
quả Tiền Giang.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

1


Bản công bố thông tin

II.

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

CÁC NHÂN TỐ RỦI RO

Rủi ro kinh tế
Trong nền k inh tế nói chung, tất cả các yếu tố như lạm phát, lãi suất, tỷ giá…đều tác

động đến hoạt động kinh doanh của các công ty nói chung và các công ty trong lĩnh vực xuất
khẩu nói riêng.
Một khi tốc độ tăng trưởng kinh tế biến động thì nhu cầu về lương thực, ti êu dùng hay
vui chơi giải trí đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ các sản phẩm của Công ty. Từ sau
đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, trong đó phải kể đến
việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian dài (tốc độ tăng trưởng
kinh tế giai đoạn 2000 – 2007 đạt bình quân 7,6%). Tuy nhiên, từ năm 2008 trở lại đây, Việt
Nam có dấu hiệu của suy giảm kinh tế.
Bắt nguồn từ những bất ổn kinh tế vĩ mô cuối năm 2007, tiếp đến là khủng hoảng kinh t ế toàn
cầu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng
kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2012 và năm 2013 đã chựng
lại ở mức 5,03% và 5,4%. Đây là mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Mục tiêu của Chính
phủ trong thời gian gần đây là trước mắt đưa nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, tiến tới
phục hồi và phát triển. Năm 2013, kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục
hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn. Chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm
phát của Chính phủ đã có những tác động tích cực.
Trong năm 2014, chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô
kinh tế lên hàng đầu .
1.

2.

Rủi ro luật pháp
Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nông sản, cho nên sẽ chịu sự chi
phối và điều hành bởi các văn bản của Chính phủ và các quy định liên quan. Ngoài ra, với
việc h oạt động theo mô hình côn g ty cổ phần, Công ty chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật
doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan đến công ty cổ phần. Hiện nay, hệ thống
pháp luật của Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên thường có sự thay đổi. Chính
sách và pháp luật có tác dụng định hướng phát triển chung cho nền kinh tế cũng như cho các
doanh nghiệp. Do đó, mỗi thay đổi về mặt chính sách và pháp luật có thể tạo cơ hội hay rủi ro

cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
3. Rủi ro về kinh doanh
Rủi ro nguyên liệu đầu vào: Đặc thù lĩnh vực kinh doanh nông sản mang tính thời vụ
rất cao, nguồn cung cấp nguyên liệu thườn g không ổn định. Do đó giá cả nguyên vật liệu đầu
vào thường biến động theo thời vụ. Xuân hè là mùa vụ chính để thu mua nguyên liệu do có
sản lượng nhiều nhất, giá nguyên liệu trên thị trường thấp . Bên cạnh đó ảnh hưởng của thời
tiết hạn hán hay lũ lụt cũn g làm hạn chế nguồn cung và chất lượng nguyên liệu . Ảnh hưởng
của sự tăng giá xăng dầu kéo theo sự tăng giá của thuốc trừ sâu, phân bón …khiến chi phí sản
xuất nông sản tăng từ đó giá nguyên liệu tăng đồng biến ;
Rủi ro về dư lượng thuốc trừ sâu : theo khuyến cáo của khách hàng thì rau quả thu mua
chế biến người Nông dân phải ngưng sử dụng thuốc hóa học trước khi thu hoạch (thời gian

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

2


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

ngưng sử dụng tùy theo từng loại thuốc), tuy nhiên gần như người Nông dân không theo
khuyến cáo, thậm chí những sản phẩm gần đến ngày thu hoạch nhưng Nông dân vẫn giữ dụng
phân thuốc hóa học, nên có những lô hàng khi giao khách phát hiện dư lượng thuốc hóa học
cao hơn cho phép thì khách không nhận hàng và trả về;
Riêng về sản phẩm trứng cút đóng lon xuất sang Nhật, trong thời gian lấy trứng chế
biến vô lon thì không được sử dụng thuốc kháng sinh, trường hợp trang trại cút bị bệnh phải
sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc trị bệnh thì không được lấy trứng chế biến khoản 15 ngày
kể từ ngày ngưng thuốc, nên việc theo dỏi quản lý các tra ng trại cung cấp trứng cho Công ty
rất khó, trường hợp khi xuất hàng khách kiểm tra có dư lượng thuốc kháng sinh thì không

nhận và trả về. Trong điều kiện chăn nuôi hiện tại cho thấy nếu nuôi cút không sử dụng kháng
sinh thì khả năng thành công thấp, nên v iệc phát triển sản phẩm trứng cút đóng lon đang gặp
khó khăn;
Rủi ro cạnh tranh quốc tế và nội địa : hiện nay Thái Lan là nước có sản lượng khóm
xuất khẩu cao nhất thế giới, điều này sẽ làm giảm thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang nói riêng ; và
Rủi ro về một số trang thiết bị phụ tùng: Máy móc thiết bị của Công ty hiện đã hết
vòng đời sản phẩm, hư hỏng phải sửa chữa thường xuyên, đây cũng là nguyên nhân ảnh
hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất k inh doanh của Công ty.
4. Rủi ro từ đợt chào bán
Với thực trạng hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong thời kỳ điều
chỉnh sau một thời gian dài tăng trưởng liên tục. Do đó tâm lý của các nhà đầu tư chưa thật sự
ổn định và đang chờ đợi những độ ng thái tích cực hơn của Chính phủ và dấu hiệu lạc quan
hơn từ nền kinh tế. Việc chào bán cổ phần ra công chúng vào thời điểm này sẽ gặp một số khó
khăn và bất lợi nhất định. Tuy nhiên, những dấu hiệu khả quan của nền kinh tế với các chính
sách điều tiết hợp lý của Chính phủ thời gian gần đây và niềm tin dường như phần nào được
lấy lại nơi các nhà đầu tư có thể hứa hẹn sự trở lại sôi động hơn của thị trường chứng khoán
trong thời gian sắp tới.
Ngoài ra, do cổ phiếu của Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang chưa đưa vào giao dịch
tập trung nên tính thanh khoản kém hơn so với các Công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực có
cổ phiếu niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội và S ở GDCK TP. Hồ Chí Minh . Tuy nhiên, nếu nhà
đầu tư thận trọng xem xét và đánh giá về tình hình hoạt độn g kinh doanh của Công ty thì sẽ có
nhận định hợp lý về giá trị thực về cổ phiếu của Công ty.
5. Rủi ro khác
Ngoài ra, Công ty còn chịu các rủi ro khác như địch họa, hỏa hoạn… là những rủi ro bất
khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của
Công ty.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á


3


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

III. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN
CÔNG BỐ THÔNG TIN
1. Tổ chức phát hành: Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang
Ông Võ Văn Bon
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản công bố thông tin này là phù hợp
với thực tế mà chúng tôi được biết hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.
Tổ chức tư vấn:
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á
Bà Trương Nguyễn Thiên Kim
Chức vụ: Phó tổng giám đốc
Bản công bố thông tin này do Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á soạn thảo phục vụ
cho việc bán đấu giá cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tại Công
ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang . Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn
các số liệu, n gôn từ trên Bản công bố thông tin này đã được thực hiện một cách hợp lý, cẩn
trọng và phản ánh trung thực dựa trên cơ sở các t hông tin và số liệu do Công ty Cổ phần Rau
quả Tiền Giang cung cấp. Bản công bố thông tin này chỉ có giá trị để tham khảo.
2.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

4



Bản công bố thông tin

IV.

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

CÁC KHÁI NIỆM
Khái niệm/Từ viết tắt

Giải nghĩa

Ban tổ chức bán đấu giá

Đại diện Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang và đại diện tổ
chức tư vấn được thành lập để thực hiện việc bán đấu giá
vốn của SCIC ra bên ngoài và các công việc liên quan khác

Rau quả Tiền Gi ang

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

Công ty

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

CTCP

Công ty cổ phần


HĐQT

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

BKS

Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

Tổ chức tư vấn

Công ty Chứng khoán Ng ân hàng Đông Á (Đông Á)

Tổ chức phát hành

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

UBND

Ủy ban nhân dân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

BCTC

Báo cáo tài chính

CNĐKDN


Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

SCIC

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

CBCNV

Cán bộ Công nhân viên

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

5


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

V.

TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY

1.

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển


1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang là doanh nghiệp có quá trình phát triển lâu năm
trong ngành rau quả Việt Nam. Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp Rau quả Lạnh đông Long
Định được thành lập năm 1977.
Đến năm 1986 Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định số 325/QĐUB ngày 10 tháng 04
năm 1986 về việc hợp nhất Xí nghiệp Rau quả Lạnh đông Long Định và Nông trường Tân
Lập (thành lập năm 1977) thành Xí nghiệp Liên hợp Xuất khẩu Rau quả Tiền Giang.
Năm 1992, thành lập lại Xí nghiệp Liên hiệp Xuất khẩu Rau quả Tiền Giang theo quyết
định số 895/QĐUB ngày 07 tháng 11 năm 1992 của UBND tỉnh Tiền Giang.
Đến năm 1999 Xí nghiệp Liên hiệp Xuất khẩu Rau quả Tiền Giang được đổi tên thành
Công ty Rau quả Tiền Giang theo quyết định số 2666/QĐUB ngày 09 tháng 09 năm 1999 của
UBND tỉnh Tiền Giang.
Đến tháng 03 năm 2006 Công ty Rau quả Tiền Giang chuyển đổi sang Công ty cổ phẩn
theo quyết định số 834/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2006 của UBND tỉnh Tiền Giang ,
và đổi tên thành Công ty cổ phần Rau Quả Tiền Giang. Công ty chính thức hoạt động theo mô
hình công ty cổ phần kể từ ngày 01/03/2006.
Công ty có 1 đơn vị trực thuộc, tên đơn vị trực thuộc:
NÔNG TRƯỜNG TÂN LẬP
Địa chỉ : xã Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
*** Tuy nhiên sau khi bán hết cổ phần của Nhà nước, theo quy định về đối tượng được quyền
giao khoán đất tại điểm 1.3 mục I phần I Thông tư số 102/2006/TT -BNN ngày 13/11/2006 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày
08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp thì Công ty Cổ phần Rau Quả
Tiền Giang không đủ điều kiện thuê đất của Nhà nước rồi giao khoán đất lại. Ủy ban Nhân
dân đang xem xét thu hồi lại đất của Nông trường Tân lập vào cuối năm 2014 .

1.2. Giới thiệu về Công ty



Tên Công ty

: CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG



Tên tiếng Anh

: TIEN GIANG VEGETABLES AND FRUITS JOINT
STOCK COMPANY



Tên viết tắt

: VEGETIGI



Trụ sở chính

: Km 1977 Quốc lộ 1, Long Định, H. Châu Thành, Tiền Giang



Điện thoại

: (073) 3834 677




Fax

: (073) 3832 082



Email

:



Website

: www.vegetigi.com.vn

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

6


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang



Giấy CNĐKDN


: Số 1200100123 đăng ký lần đầu ngày 24/02/2006 do Sở
KHĐT Tỉnh Tiền Giang cấp và thay đổi lần thứ 07 ngày
24/03/2014.



Vốn điều lệ

: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng chẵn)



Ngành nghề kinh doanh:
-

Chế biến và bảo quản rau quả;

-

Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp;

-

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc
đi thuê;

-

Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác; Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa,
cây cảnh;


-

Nhận và chăm sóc cây giống nông nghiệp;

-

Chuẩn bị mặt bằng; Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ tre, gỗ, nứa) và
động vật sống;

-

Bán buôn gạo, bán buôn trứng và các sản phẩm chủ yếu từ trứng;

-

Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;

-

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày; Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;

-

Đại lý du lịch;

-

Kinh doanh sắt, thép. Trồng cây ăn quả. Chăn nuôi trâu, bò;


-

Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục);

-

Xây dựng công trình công ích; Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
nông nghiệp;

-

Bán buôn nhiêu liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan;

-

Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thịt đông lạnh hoặc thịt tươi; Đóng hộp
và thức ăn chuẩn bị sẵn trong các đồ đựng chân không. Chế biến và đóng hộp
thịt. Giết, mổ, đóng gói, bảo quản các loại thịt gia cầm, gia súc. Chế biến v à
đóng hộp thủy sản. Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản đóng hộp. Bảo quản
thủy sản chủ yếu bằng phương pháp đóng hộp. Chế biến và bảo quản cá, tôm,
cua và loài thân mềm. Làm lạnh, sấy khô, ướp muối, hun khói, nhúng muối,
ngâm, đóng gói;

-

Bán lẻ rau, quả tươi, đông lạnh hoặc đư ợc bảo quản, chế biến. Sản phẩm từ trứng
các loại gia cầm. Thịt và các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm tươi, đông lạnh và
chế biến. Hàng thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến.

-


Nuôi các loại chim cút, đà điều, chim bồ câu. Hoạt động ấp trứng và sản xuất
giống gia cầm kể cả trứng lộn;

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

7


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

-

Sản xuất, tiêu thụ nước uống đóng chai nhãn hiệu TIGI; và

-

Dịch vụ cân xe có tải trọng đến 60 tấn./.

1.3. Cơ cấu vốn cổ phần tính đến ngày 30/06/2014
Cổ đông

STT
1.

Trong nước:

1.1


Số cổ phần
sở hữu

Giá trị cổ phần
(đồng)

Tỷ lệ
sở hữu

2.000.000

20.000.000.000

100,00%

Vốn Nhà nước (SCIC)

907.479

9.074.790.000

45,37%

1.2

Trong Công ty

314.013


3.140.130.000.

15,70%

1.3

Ngoài Công ty

778.508.

7.785.080.000

38,93%

2.

Nước ngoài

-

-

-

3.

Cổ phiếu quỹ

-


-

-

2.000.000

20.000.000.000

100,00%

Tổng cộng
1.

Cá nhân

675.950

6.759.500.000

33,80%

2.

Tổ chức

1.324.050

13.240.500.000

66,20%


3.

Cổ phiếu quỹ

-

-

-

2.000.000

20.000.000.000

100,00%

Tổng cộng

(Nguồn: Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang)
2.

Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang được tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty
cổ phần, tuân thủ theo:
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
được Quốc hội khóa X thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng
dẫn;
 Luật và các quy định khác có liên quan;

 Điều lệ của Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang đã được ĐHĐ CĐ thông qua.
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty chi tiết được thể hiện theo sơ đồ sau :

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

8


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT

HĐQT

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC 1

PHÒNG
KẾ
TOÁN

PHÒNG
KINH
DOANH


BỘ
PHẬN
KH

BỘ
PHẬN
XK,
KD

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

NÔNG
TRƯỜNG
TÂN LẬP

ĐỘI
1

ĐỘI
2

PHÓ GIÁM ĐỐC 2

PHÒNG
NGUYÊN
LIỆU

PHÒNG
TỔ
CHỨC


BẢO
VỆ

BP

NHÀ
ĂN

NHÀ
MÁY
CHẾ
BIẾN

PHÒNG
KỸ
THUẬT

ĐỘI
5

THÍ
NGHIỆM

PX
ĐỒ
HỘP

PX
PX

ĐÔNG
LẠNH


ĐẶC

PX

ĐIỆN

KHO

9


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

2.1. Đạ i hội đồng cổ đông
ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất
của công ty cổ phần.
ĐHĐCĐ thường niên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
 Thông qua báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, báo cáo
của các kiểm soát viên;
 Thông qua đề nghị của HĐQT về quyết toán năm tài chính; phương án phân phối, sử
dụng lợi nhuận; chia cổ tức và trích lập các quỹ, đơn giá tiền lương và chi phí sản
xuất;
 Quyết định phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư của năm tài chính
mới;

 Quyết định tăng giảm vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần và phát hành cổ phiếu;
 Xem xét sai phạm và quyết định hình thức xử lý đối với thành viên HĐQT, Ban
Giám đốc, kiểm soát viên gây thiệt hại cho Công ty ;
 Thông qua Điều lệ bổ sung, sửa đ ổi (nếu cần);
 Các quyền và nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định.
ĐHĐCĐ bất thường có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
 Nghị quyết xử lý các vấn đề bất thường;
 Điều tra và quyết định cách thức xử lý đối với thành viên HĐQT, Giám đốc, Ban
Giám đốc, Ban kiể m soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông. Bãi miễn, bầu bổ
sung để thay thế các chức danh đã bị bãi miễn vì các lý do trên mà không cần phải có
quyết định của HĐQT;
 Biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
 Xử lý các vấn đề khẩn cấp khác.
2.2. Hội đồn g quản trị
HĐQT là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định,
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông.
Số lượng thành viên HĐQT Công ty là 5 thành viên. HĐQT của Công ty hiện gồm 05
thành viên, cụ thể như sau :
Ông

Võ Văn Bon

– Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc

Ông

Đinh Văn Hương

– Phó chủ tịch HĐQT


Ông

Đặng Ngọc Hòa

– Thành viên HĐQT

Ông

Nguyễn Văn Mì

– Thành viên HĐQT

Ông

Thái Ngọc Oanh

– Thành viên HĐQT

HĐQT có trách nhiệm và qu yền hạn:
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

10


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

 Chỉ đạo, hỗ trợ và giám sát việc điều hành của Giám đốc và các chức danh quản lý

do HĐQT trực tiếp quản lý;
 Quyết định triệu tập, chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức Đại hội
đồng cổ đông thường niên và bất thường ;
 Quyết định một số công việc kinh doanh thuộc thẩm quyền của HĐQT theo đề nghị
của Giám đốc;
 Quyết đinh triệu tập, chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức đại hội
đồng cổ đông thường niên và bất thường ;
 Quyết định mua lại dưới 10% cổ phần đã bán ;
 Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định .
2.3. Ban kiểm soát
BKS do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản
trị và điều hành của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. BKS gồm
03 thành viên với nhiệm kỳ là 05 năm .
BKS bao gồm ba (03) thành viên, trong đó ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế
toán hoặc kiểm toán, do ĐHĐCĐ bầu và bãi nhiệm. BKS hoạt động độc lập với HĐQT và
Ban Giám đốc.
Ban kiểm soát hiện hành bao gồm các thành viên:
Bà Hồng Lệ Vân

– Trưởng BKS

Ông Trần Xuân Hoàng

– Thành viên BKS

Bà Nguyễn Thị Hoài Thanh

– Thành viên BKS

BKS có nhiệm vụ và quyền hạn:

 Thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty;
 Kiểm tra tính hợp lý, pháp lý, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong công tác tổ chức kế toán, thống kê và lập báo
cáo tài chính;
 Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định.
2.4. Giám đốc Công ty
Ban giám đốc Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang gồm có Giám đốc và 02 Phó Giám
đốc. Giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về m ọi mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, Quyết định của HĐQT, Điều lệ Công ty.
2.5. Các phòng ban trong Công ty
Chức năng nhiệm vụ Phòng Kế toán tài vụ
- Thực hiện kế t oán quản trị, tham mưu cho Giám đốc về phần tài ch ính của công ty
trong lĩnh vực sản xu ất kinh doanh và đầu tư mở rộng;

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

11


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

- Tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện hạch toán kế toán theo đúng luật kế toán và các
chế độ chính sách nhà nước qui định;
- Lập đầy đủ và kịp thời các báo cáo quyết toán theo đúng quy định. Lập kế hoạch
tài chánh tháng, quí, năm để cân đối kịp thời vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh;
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm kê công cụ, vật tư, tài sản …theo định kỳ hàng
năm. Kịp thời phản ảnh kết quả kiểm kê tài sản, đồng thời đề xuất các biện pháp

xử lý trong trường hợp thiếu hụt so với sổ sách kết toán;
- Phối hợp cùng phòng kỹ thuật theo dõi, kiểm tra, nghiệm thu quyết toán các công
trình xây dựng cơ bản, sửa chữa, trang bị tài sản cố định;
- Cùng các phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc tro ng việc ký kết hợp đồng
mua bán;
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng kịp thời các chế độ tài chánh kế toán, thuế
do nhà nước mới ban hành cho kế toán Công ty và kế toán Nông trường;
- Báo cáo các chỉ tiêu có liên quan khi giám đốc yêu cầu, và
- Mở sổ theo dõi cổ đông, ghi sổ việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông, tính
lãi từng cổ đông khi đã được thống nhất mức cổ tức .
Chức năng nhiệm vụ phòng Tổ chức hành chánh
- Tổ chức thu lao động, tham mưu Giám đốc tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh
tuyển dụng và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển Công ty;
- Quản lý hồ sơ lý lịch CB.CNV toàn Công ty, đề xuất quy hoạch, đề bạt cán bộ,
giải quyết các thủ tục và chế độ, thôi việc, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, hưu trí ;
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thi tay nghề cho
CB.CNV, bảo hộ lao động. Công tác thi đua;
- Quản lý văn phòng làm việc Công ty, công văn đi, đến; sổ sách hành chánh và con
dấu. Quản lý nhà ăn, nhà tập thể, y tế cơ quan, xe co n phục vụ công tác;
- Tham gia thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, BRC.
- Thực hiện công tác bảo vệ cơ quan và tham gia về an ninh quốc phòng với địa
phương. Tham gia bảo vệ môi sinh, môi trường, phòng cháy chữa cháy. Tiếp nhận
và đề xuất xử lý các khiếu nại CBCNV; và
Chức năng nhiệm vụ phòng kỹ thuật :
- Quản lý mảng kỷ thuật thiết bị trong công ty. Tham gia quản lý về công tác sáng
kiến cải tiến kỹ thuật, xây dựng và theo dõi định mức kinh tế kỹ thuật; Tham gia
công tác kiểm định, bảo trì, bảo dưỡ ng thiết bị. Giải quyết các sự cố trong sản
xuất.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á


12


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

- Ký các văn bản có liên quan về lĩnh vực được phân công;
- Quản lý công tác xây dựng cơ bản theo phân công của giám đốc công ty;
- Tham mưu cho Giám đốc công ty đàm phán về kỹ thuật với các khách hàng trong
việc mua thiết bị và các dịch vụ có liên quan về thiết bị. Chịu trách nhiệm cung
ứng vật tư mang tính kỹ thuật cao ngoài phạm vi phụ trách của phòng kế hoạc h sản
xuất và nhà máy chế biến.;
- Tham gia các công việc ISO, HACCP, BRC được ph ân công của Giám đốc chất
lượng;
- Lập, trình duyệt, và triển khai dự án theo qui định của Cô ng ty và pháp luật của
Nhà nước;
- Kiểm tra thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật tư (vào, ra);
- Kiểm soát quá trình sản xuất phân xưởng cô đặc;
- Lập, trình Ban giám đốc duyệt theo dõi v à cập nhật quy trình sản xuất các loại sản
phẩm;
- Chịu trách nhiệm chính về quản lý môi trường;
- Theo dõi, đề xuất Giám đốc Công ty ban hành định mức nguyên vật liệu ;
- Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, tham gia nghiên cứu chiến
lược của của Côn g ty, nghiên cứu các sản phẩm mới cho từng giai đoạn;
- Tập huấn, đào tạo nội bộ công ty;
- Xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương; và
- Quản lý trại chăn nuôi Đội 5.
Chức năng – Nhiệm vụ của phòng Kinh Doanh
- Nghiên cứu và phát triển thị trường, tiếp thị, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách

hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, dự đoán, dự báo xu thế thị trường để đề ra
định hướng phát triển sản phẩm của Công ty: Tổ chức tham gia hội chợ trong và
ngoài nước; Quảng bá thương hiệu, quảng cáo, thiết kế catalogue; Tiếp thị tìm
kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm củ a Công ty; Tiếp khách hàng trong và ngoài
nước; Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, ngắn hạ n; Xây dựng kế hoạch
kinh doanh tháng, quý, năm, … của Công ty trình Giám đốc.
- Đánh giá tình hình thị trư ờng, đề xuất Giám đốc duyệt giá bán thích hợp: Thực
hiện các công việc đầu vào, đầ u ra theo nguyên tắc chào giá cạnh tranh hoặc đấu
thầu ; Tổ chức cung ứng vật tư, bao bì đóng gói phục vụ sản xuất kinh doanh của
Công ty theo phương án được Giám đốc phê duyệ t; Tìm kiếm thông tin về các nhà
cung cấp dịch vụ và thực hiện đấu thầu, đơn chào hàng cạnh tranh để trình Giám
đốc ký hợp đồng mua vật tư phục vụ sản xuấ t;Tổng hợp, phân tích các số liệu
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

13


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

thống kê báo cáo Giám đốc và các ngành chức năng theo qui đị nh; Xây dựng giá
thành kế hoạch củ a công ty;
- Xây dựng hệ thống đại lý, mạng lưới bán hàng và tổ chức bán hàng trong nước. Tổ
chức kinh doanh dịch vụ tổng hợp, các sản phẩm khác để tăng doanh thu và lợi
nhuận cho Công ty.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng Nguyên liệu :
- Đề ra các chính sách đầu tư, đồng thời tổ chức thu mua các loại nguyên liệu rau
quả theo kế hoạch phục vụ sản xuất chế biến từ các nguồn Nông trường Tân Lập,
các địa phương, các vựa trái cây, thương lái;

- Theo dõi việc thực hiện chính sách đầu tư đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho
Nhà máy hoạt động theo kế hoạch hiện tại và lâu dài;
- Đề xuất giá mua, phương thức thu mua nguyên liệu; nghiên cứu cách mua của đối
thủ để điều chỉnh giá mua cho phù hợp; nắm rõ từng vùng nguyên liệu, mùa vụ, dự
đoán dự báo tình h ình nguyên liệu và có điều chỉnh kịp thời làm cơ sở để Phòng
Kinh Doanh xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh;
- Tổ chức mạng lưới cung ứng nguyên liệu theo hợp đồng, kế hoạch sản xuất đảm
bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả đề xuất khen thưởng đơn vị cá nhân
cung cấp nguyên liệu tốt và xử lý khi cá nhân đơn vị cung cấp nguyên liệu không
đạt theo hợp đồng;và
Chức năng nhiệm vụ nhà máy chế biến

- Tổ chức, quản lý phân công lao động, điều hành sản xuất theo đúng qui trình, khai
thác hết khả năng công suất máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất; quản lý các
phân xưởng: Đồ hộp, Đông lạnh, Cô đặc, Cơ điện, kho nguyên liệu, kho thành
phẩm…;
- Quản lý vận hành, bảo trì sửa chữa toàn bộ thiết bị máy móc trong dây chuyền chế
biến, đáp ứng kịp thời cho sản xuất của nhà máy;
- Quản lý bảo quản tài sản, vật tư, nguyên liệu, sản phẩm, trang thiết bị nhà xưởng,
các định mức tiêu hao vật tư, nguyên phụ liệu, nhiên liệu, năng lượng, và các định
mức lao động trong quá trình sản xuất của nhà máy;
- Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008, HACCP, BRC trong nhà
máy. Tham gia xử lý khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, xử lý các
sự cố, tình huống khẩn cấp tại nhà máy. Thực hiện ghi chép, thống kê báo cáo
đúng qui định;
- Thực hiện các qui định về vệ sinh, an toàn, bảo hộ lao động, PCCC.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

14



Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

Chức năng nhiệm vụ Nông trường Tân Lập
Nông trường Tân Lập trực thuộc Công ty Rau quả Tiền Giang là đơn vị hạch toán
phụ thuộc có chức năng nhiệm vụ sau:
- Ký và theo dõi các hợp đồng được Công ty uỷ quyền;
- Theo dõi thu nợ đầu tư;
- Thu mua nguyên liệu khóm phục vụ sản xuất của Công ty; và
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực
nông trường trước Giám đốc Công ty. Tự kinh doanh, nuôi trồng, nghiên cứu các
loại giống và chuyển giao kỹ thuật t rồng sản phẩm mới (Chanh dây, giống mới…).
Chức năng nhiệm vụ của Trợ lý pháp lý trực thuộc Ban giám đốc Công ty
- Nhiệm vụ:
+ Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về các vấn đề pháp
lý liên quan hoạt động của Công ty;
+ Tham gia giải quy ết các tranh chấp có liên quan tại các cơ quan giải quyết tranh
chấp. Chuyên sâu các tranh chấp thuộc nông trường Tân Lập;
+ Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trong việc soạn thảo, ký kết các hợp đồng liên
quan đến hoạt động của Công ty;
+ Các công việc cụ t hể khác do Phó giám đốc phụ trách Kỹ thuật – sản xuất phân
công;
- Quyền hạn:
+ Được tham gia vào quá trình ra Quyết định của Công ty trong lĩnh vực pháp lý
được phân công; Được ký các văn bản trình trực tiếp Ban giám đốc Công ty; và
+ Ký nháy các văn bản thuộc phạm vi được phân công.
Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% vốn cổ phần của Công ty trở lên tại thời điểm

30/06/2014

3.

STT

Cổ đông

Số cổ phần

Giá trị cổ phần

Tỷ lệ

1

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn Nhà nước

2

Đặng Ngọc Hòa

223.300

2.233.000.000

11,17%

3


Công ty cổ phần XNK Rau quả

206.471

2.064.710.000

10,32%

4

Tổng công ty Rau quả Nông sản
– Công ty TNHH MTV

200.000

2.000.000.000

10,00%

1.537.250

15.372.500.000

76,86%

Tổng cộng

907.479


9.074.790.000

45,37%

(Nguồn: Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang)
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

15


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ nắm giữ

4.

Công ty không có cổ đông sáng lập.
Danh sách những công ty mẹ và công ty con của tổ chức phát hành, những công ty
mà tổ chức phát hành đang nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những
công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức phát hành

5.

Không có.
Hoạt động kinh doanh của Công ty

6.


6.1. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu. Các
nhóm sản phẩm công ty đang sản xuất gồm có:
Nhóm sản phẩm đóng hộp:
Sản phẩm đóng hộp chủ yếu : khóm, chôm chôm nhân dứa, Cooktail, thạch dừa, đu đủ,
chanh dây, xoài, trứng cút…
Nhóm sản phẩm đông lạnh :
Sản phẩm đông lạnh chủ yếu các sản phẩm đông lạnh trái cây, gồm các loại chính:
khóm, xoài, thanh long, đu đủ, Cooktail…
Nhóm sản phẩm cô đặc và pure:
Sản phẩm cô đặc và pure bao gồm: khóm cô đặc, Chanh dây cô đặc, tắc pure, mãng cầu
pure, Xoài pure..
Ngoài ra, công ty còn nhận gia công thanh long xuất tươi. Nhóm sản phẩm này cũng mang lại
doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
6.2. Sản lượng, Doanh thu thuần và Giá vốn hàng bán của từng nhóm sản phẩm
Sản lượng từng nhóm sản phẩm trong 03 năm 2011 – 2013 và 06 tháng năm 2014

a.
TT

Nhóm sản phẩm

ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

06 tháng
đầu năm
2014

1


Sản phẩm đóng hộp

tấn

5.901

3.873

3.160

1.857

2

Sản phẩm đông lạnh

tấn

4.026

3.055

2.976

2.196

3

Sản phẩm cô đặc và pure


tấn

3.196

1.161

1.256

1.535

4

Gia công thanh long xuất tươi

tấn

1.499

3.002

1.420

130

14.622

11.091

8.812


5.718

Tổng cộng:

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2011, 2012, 2013 và BCTC 6 tháng đầu năm 2014)

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

16


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

Cơ cấu Do anh thu thuần của từng nhóm sản phẩm

b.

(Đơn vị tính: triệu VNĐ)
TT

Nhóm sản phẩm

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

06 tháng
đầu năm
2014


1

Sản phẩm đóng hộp

119.213

84.409

73.787

38.027

2

Sản phẩm đông lạnh
Sản phẩm cô đặc và pure

53.944
27.245

52.380
28.175

44.845

3

79.052
89.914


4

Gia công thanh long xuất tươi

21.926

38.317

21.287

1.284

310.105

203.915

175.629

115.935

Tổng cộng:

31.779

(Nguồn: BCT C đã kiểm toán năm 2011, 2012, 2013 và BCTC 6 tháng đầu năm 2014)
Doanh thu thuần của Công ty tăng mạnh vào năm 2011, đây có thể nói là năm duy nhất doanh
thu công ty đạt được mức cao nhất kể từ khi đi vào hoạt động, chủ yếu là do ban lãnh đạo
Công ty đã dự đoán được đún g nhu cầu thị trường và nguồn cung cấp nguyên liệu , ngoài ra
nhu cầu về sản phẩm cô đặc và pure năm 2011 tăng đột biến , cụ thể chiếm hơn 29% tổng
doanh thu trong khi các năm sau doanh thu từ nhóm sản phẩm này chỉ chiếm khoảng 13%

trên tổng doanh thu.
Năm 2013, doanh thu của Công ty giảm hơn so với các năm trước vì ảnh hưởng của nhiều
nguyên nhân, thứ nhất là do giá nguyên vật liệu không ổn định, tăng cao hơn so với dự báo
của Ban lãnh đạo công ty, thứ hai là do ảnh hưởng của sự biến động kinh tế thế giới nên nhu
cầu đặt hàng bị sụt giảm đáng kể , thứ ba là do công ty không có đủ đơn hàng để sản xuất cho
nên phải bù lương và trả lương ngừng việc cho hơn 800 công nhân.
Cơ cấu Giá vốn hàng bán của từng nhóm sản phẩm

c.

(Đơn vị tính: triệu VNĐ)
TT

Nhóm sản phẩm

Năm 2011

Năm
2012

Năm
2013

06 tháng đầu
năm 2014

1

Sản phẩm đóng hộp


91.601

73.081

66.543

32.695

2

Sản phẩm đông lạnh

53.881

41.378

43.545

28.892

3

Sản phẩm cô đặc và pure

76.290

25.140

24.687


22.637

4

Gia công thanh long xuất tươi

20.296

34.657

19.477

1.184

242.068

174.256

154.252

85.408

Tổng cộng:

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2011, 2012, 2013 và BCTC 6 tháng đầu năm 2014)
6.3. Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
Các yếu tố đầu vào của Công ty chủ yếu là các mặt hàng trái cây như khóm, xo ài, chanh
dây… đây là những mặt hàng có mức biến động giá khá mạnh trên thị trường. Công ty chủ
yếu tổ chức thu mua nguyên liệu của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và các tỉnh
lân cận.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

17


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

Đối với sản phẩm khóm đóng hộp, giá cả của mặt hàng này ph ụ thuộc vào sự biến động
giá của thị trường Thái Lan. Trong thời gian qua, mặt bằng giá thu mua cũng có nhiều biến
động bất lợi đòi hỏi đơn vị kinh doanh phải am hiểu thị trường và có kế hoạch tích trữ hàng
hóa phù hợp để đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Tuy nhiên mặt hàng trái cây là mặt hàng
không thể lưu trữ nhiều do đó Công ty chỉ có thể lưu trữ một lượng vừa đủ phục vụ cho sản
xuất.
6.4. Chi phí hoạt động
Tỷ trọng các khoản mục chi phí của Công ty so với doanh thu thuần
(Đơn vị tính: triệu VNĐ)

Năm 2012

Yếu tố
chi phí

TT

Giá trị

1


Giá vốn hàng bán 176.183

2

Chi phí bán hàng

17.343

3

Chi phí QLDN

13.041

4

Chi phí tài chính

5

Chi phí khác
Tổng chi phí

%/TDT

Năm 2013
Giá trị

%/TDT


06 tháng đầu
năm 2014
Giá trị

%/TDT

84,36%

156.954

86,25%

91.504

74,51%

8,30%

15.205

8,36%

8.932

7,31%

6,24%

11.929


6,55%

14.294

11,71%

2.586

1,24%

2.711

1,49%

843

0,69%

898

0,44%

507

0,28%

1.183

0,98%


210.051

100,58%

187.306

102,93%

116.306

95,20%

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2012, 2013 và BCTC 6 tháng đầu năm 2014)

6.5. Trình độ công nghệ
Công ty có 03 dây chuyền thiết bị chính để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
cụ thể:


Dây chuyền đông lạnh: Được lắp đặt năm 19 77. Hệ thống kho và đường ống còn sử
dụng . Lắp đặt hê thống thiết bị bă ng tải đầu cuối iqf vào năm 2000 và thay thế 1 số
máy nén lạnh;



Dây chuyền đồ hộp : được lắp đặt năm 1992 , hoàn thiện và trang bị dây chuyền rót
ghép , thanh trùng năm 2003;




Dây chuyền cô đặc và pure: được lắp đặt năm 1997 . Đến nay có một số phụ tùng
thay thế hết vòng đời sản phẩm.

Hệ thống dây chuyền sản xuất của Công ty được lắp đặt khá lâu, thời gian hoạt động đã
hơn 10 năm, do đó tính đến thời điểm hiện nay công nghệ của Công ty chỉ ở mức độ trung
bình.
6.6. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố then chốt trong lĩnh vực kinh doanh hàng xuất khẩu,
nhất là đối với các đối tác nước ngoài. Do đó chất lượng luôn đư ợc Ban lãnh đạo Công ty
quan tâm hàng đầu. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, Công ty Cổ
phần Rau quả Tiền Giang luôn chú trọng đến công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ, sản phẩm.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

18


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

Công ty luôn tổ chức kiểm tra chặt chẽ để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách
hàng. Đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh chế biến rau quả xuất khẩu việc đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm là hết sức cần thiết, vì thế Công ty luôn chú trọng thực hiện công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm ngay từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu, quá trình chế biến, và khâu
bảo quản. Công ty thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc thiết bị theo định ký theo định kỳ
nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
6.7. Hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu
Công ty luôn luôn chú trọng quảng bá sản phẩm của đơn vị thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng và thông qua các chuyến đi hội chợ tại các nước Châu Âu. . Các chiến

lược marketing của Công ty bao gồm :


Chiến lược sản phẩm:

Công ty đang cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng ngày
càng tốt hơn.


Xúc tiến bán hàng:

Công ty thường xuyên quan hệ với các đối tác để nắm kịp thời nhu cầu khách để tìm cách
đáp ứng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nhằm tăng năn g lực cạnh tranh của Công ty. Bê n
cạnh đó, Công ty tích cực tạo mối quan hệ lâu dài hơn với đối tác trên tinh thần hợp tác
cùng phát triển.
6.8. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền
Công ty đang sử dụng logo sau để làm thương hiệu cho mọi hoạt động kinh doanh và
truyền thông của Công ty:

Logo của Công ty đã được đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ.

Kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần nhất

7.

7.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

a.

Chỉ tiêu tài chính

(Đơn vị tính: nghìn VNĐ)

TT

Chỉ tiêu

1

Tổng tài sản

2

Doanh thu thuần

Năm 2013

06 tháng đầu
năm 2014

80.446.920.125

79.529.762.189

77.249.977.662

208.848.419.682

181.977.914.618

122.165.764.958


Năm 2012

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

19


Bản công bố thông tin

Chỉ tiêu

TT
3

Lợi nhuận từ HĐKD

4

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

Năm 2012

06 tháng đầu
năm 2014

Năm 2013

29.351.428


(4.421.578.542)

7.304.268.193

Lợi nhuận khác

2.036.754.286

442.254.032

5

Lợi nhuận tr ước thuế

2.066.105.714

(3.979.324.510)

6.514.653.023

6

Lợi nhuận sau thuế

1.656.677.995

(3.979.324.510)

6.514.653.023


7

Tỷ lệ trả cổ tức

7,5%

-

-

(789.615.170)

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2012, 2013 và BCTC 6 tháng đầu năm 2014)

b.

Tổng dư nợ vay
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

06 tháng đầu
năm 2014

1. Vay và nợ ngắn hạn

24.533.231.147


35.507.238.844

16.974.434.338

- Vay ngắn hạn ngân hàng

24.533.231.147

35.507.238.844

16.974.434.338

2. Vay và nợ dài hạn

-

-

-

-

-

-

-

Vay ngân hàng


(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2012, 2013 và BCTC 6 tháng đầu năm 2014)
7.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty
Trong thời gian vừa qua, có một số yếu tố đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty như sau:
a.

Thuận lợi
- Đội ngũ ban lãnh đạo làm việc lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm;
- Có được mối quan hệ tốt với các đối tác làm việc lâu năm;

b.

Khó khăn
- Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế Châu Âu và thế gới, năm 2012 và năm 2013
giá xuất giảm từ 10% -20% tùy theo từng loại sản phẩm, riêng sản p hẩm cô
đặc giảm đến hơn 45%;
- Chỉ tính các tỉnh đồng bằng sông Cửu long đã có 13 doanh nghiệp sản xuất
cùng ngành nghề nên việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu và tìm khách hà ng
-

-

ngày càng gay gắt;
Ngành nghề của Công ty mang tính thời vụ, những thời điểm nguyên liệu ít
chủ yếu là Quý 3 hàng năm, những lúc này Công ty phải thực hiện việc bù
lương cho công nhân;
Do nhu cầu lao động trong tỉnh và các vùng lân cận tăng đột biến nên thu
thêm lao động thời vụ vào thời điểm sản xuất cao điểm rất khó, không đáp ứng
kịp thời


Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

20


Bản công bố thông tin

Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang

8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác t rong ngành
8.1. Vị thế của Công ty trong ngành
a.

Điểm mạnh
 Ban lãnh đạo là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xuất khẩu nông
sản;
 Lực lượng công nhân sản xuất đông, gắn bó lâu dài với Công ty;
 Vị trí nhà máy vừa thuận lợi đường sông và đường bộ ;

b.

Điểm yếu
 Dây chuyền máy móc thiết bị chính của nhà máy đã đầu tư trên 15 năm nên công
nghệ cũ và lạc hậu, chi phí vận hành cao, chi phí bảo trì rất lớn, thường xuyên hư
hỏng đột xuất trong quá trình sản xuất.
 Các nhà xưởng chính, nhà kho, văn phòng làm việc đ ược xây dựng trên 35 năm nên
chi phí sữa chữa hàng năm lớn nhưng vẫn không đảm bảo về điều kiện vi sinh, cụ thể
như xưởng sản xuất đông lạnh được cải tạo từ nhà kho trước đây nên không đáp ứng
được các tiêu chuẩn hiện hành của một số thị trường, sản phẩm đ ông lạnh hay bị
nhiễm khuẩn, tỉ lệ vi sinh cao, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường Hàn

Quốc, Nhật Bản.
 Mặt dù Công ty có Nông trường nhưng đã giao khoán cho hộ nhận khoán, sản phẩm
đầu ra của hộ nhận khoán Công ty cũng phải mua theo giá thị trường giống như hộ
dân bên ngoài.

8.2. Vị thế của Công ty trong ngành
Trong những năm gần đây rất nhiều nhà máy chế biến cùng loại sản phẩm ra đời, nên
việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu, cạnh tranh tìm thị trường và khách hàng ngày càng gay
gắt. Các nhà máy có sản phẩm tương tự như : Công ty TNHH Sản Xuất Rau quả Xuất Khẩu
Vegehagi (Hậu Giang), Doanh nghiệp tư nhân Minh Dũng (Hậu Giang), Công ty TNHH
Quang Hưng (Hậu Giang), Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền tây (Cần
Thơ), Doanh nghiệp Tư nhân Ho àng Diệu (Cần thơ), Công ty TNHH MTV Tân Phú Thạnh
(Cần Thơ), Công ty Rau quả thực phẩm An Giang, Công ty TNHH Quốc Thảo (Vĩnh Long),
Công ty TNHH Phú Quý (Vĩnh Long), Công ty TNHH thực phẩm Quốc tế Giavico (Long
An), Công ty TNHH Hưng Phát (Tiền Giang), Công ty TNHH một thành viên Long Uyên
(Tiền Giang), Công ty TNHH M&T…
8.3. Triển vọng phát triển của ngành
Triển vọng phát triển ngành chế biến rau quả trong thời gian tới rất khó khăn, các doanh
nghiệp phải cạnh tranh gay gắt trong khâu thu mua nguyên liệu và khách hàng tiêu thụ, do
diện tích cung cấp nguyên liệu có hạn và phát triển không đồng bộ với nhu cầu của nhà máy,
mặt dù trái cây ở c ác tỉnh đồng bằng sông Cửu long nhiều nhưng thời gian thu hoạch đều
trùng trong thời gian ngắn trong năm nên rất khó tổ chức sản xuất.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á

21


×