80
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
Chương 10
Lòng tự trọng, ước muốn
và hoài bão
Một loạt câu hỏi và nhận đònh đã được đưa ra trong
bảng hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức của thanh thiếu
niên về giá trò bản thân, lòng tự trọng, ước muốn
và hoài bão tương lai. Nhìn chung, cuộc điều tra
cho thấy thanh thiếu niên Việt Nam có suy nghó
tích cực về tương lai, có nhiều kỳ vọng, đánh giá
cao bản thân và cảm thấy có giá trò đối với gia
đình. Thanh thiếu niên duy trì mối quan hệ gắn bó
mật thiết với gia đình, điều này có ý nghóa bảo vệ
và hỗ trợ đối với các em. Mặc dù cảm thấy có thể
bày tỏ tiếng nói của mình và được lắng nghe,
nhưng thanh thiếu niên cũng cho rằng mình cần có
vai trò tham gia tích cực hơn trong xã hội. Bên
cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy có một số
thanh thiếu niên cảm thấy cô đơn và lo lắng về
tương lai, và cứ 5 thanh thiếu niên thì có một người
đã từng cảm thấy không có giá trò và thất vọng về
tương lai. Rõ ràng có những bạn trẻ cảm nhận một
tương lai tươi sáng hơn các bạn khác, và những
thanh thiếu niên trong hoàn cảnh khó khăn hơn ít
phấn khởi về tương lai của họ so với nhóm thanh
thiếu niên ở trong hoàn cảnh thuận lợi hơn.
10.1. Tự đánh giá một cách tích cực
về bản thân
5 nhận đònh được đưa ra cho thanh thiếu niên
nhằm đánh giá cảm nhận của họ về phẩm chất cá
nhân, giá trò của mình đối với người khác. Những
nhận đònh này có phương án trả lời đồng ý hay
không đồng ý theo các mức độ hoàn toàn đồng ý,
đồng ý một phần, không đồng ý hoặc không biết
trả lời như thế nào. Những câu trả lời mang tính
tích cực sẽ tính 1 điểm và mỗi người trả lời sẽ
nhận được điểm cho việc tự đánh giá tích cực về
bản thân theo mức độ từ 1-5.
Nhìn chung, thanh thiếu niên đều đạt được điểm
tương đối cao: khoảng 3,5 và khác biệt giữa các
nhóm không đáng kể, nhóm dân tộc thiểu số đạt
3,4 điểm. Xét về mặt tổng thể, nghiên cứu này cho
thấy một tỷ lệ lớn thanh thiếu niên nghó họ có giá
trò đối với gia đình với 94,7% đồng ý hoàn toàn
hoặc đồng ý một phần. Đồng thời một tỷ lệ khá
cao đồng ý với nhận xét tôi có một số phẩm chất
tốt, 98,4% (trong đó 63,2% đồng ý hoàn toàn và
35,2% đồng ý một phần). Thanh thiếu niên cũng
đồng ý với nhận xét “Tôi có khả năng làm được
những việc mà người khác làm được” (với 71,3%
đồng ý hoàn toàn và 22,6% đồng ý một phần).
Phân tích cho thấy tỷ lệ khá đồng đều ở nhóm
dân tộc Kinh và nhóm dân tộc thiểu số ở nhiều
biến tự đánh giá tích cực về bản thân khác.
Những nhận đònh được ghi theo hướng tiêu cực (ví
dụ như: “Có lúc tôi nghó mình chẳng ra gì”) có khả
năng nhận được nhiều câu trả lời thể hiện suy
nghó tiêu cực hơn là những ý kiến được ghi theo
hướng tích cực. Tuy vậy, nhiều thanh thiếu niên đã
không đồng ý hoặc chỉ đồng ý một phần về nhận
xét mang tính tiêu cực về lòng tự trọng của họ, và
điều này cho thấy một dấu hiệu tích cực. Với nhận
đònh “Tôi không tự hào về bản thân”, chỉ có 24,4%
đồng ý hoàn toàn, 42,6% đồng ý một phần và
33,2% không đồng ý (nên có thể hiểu rằng có 75%
thanh thiếu niên tự hào về bản thân ở các mức độ
khác nhau). Với nhận đònh “Đôi khi tôi thấy mình
chẳng ra gì”, 31% có cảm giác tiêu cực về bản
thân và số còn lại không đồng tình hoặc đồng tình
BẢNG 11 Tự nhận xét về bản thân chia theo giới, khu vực và dân tộc
Đồng ýù với các nhận đònh
81
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
một phần với nhận xét này (69%).
Nhìn chung, tỷ lệ thanh thiếu niên đánh giá tiêu cực
về bản thân ở một khía cạnh nào đó (không đồng ý
với nhận xét tích cực hoặc đồng ý với nhận xét tiêu
cực) dao động trong khoảng 2% và 31%. Cần phân
tích sâu thêm các biến số này để hiểu thêm về
nhóm thanh thiếu niên có suy nghó tự ti về bản thân
vì theo một số nghiên cứu thì nhóm này có nhiều
nguy cơ có các hành vi tổn hại cho sức khỏe hơn
1
.
Các yếu tố và lý do dẫn đến sự tự ti đã được nghiên
cứu khá kỹ, chúng đa dạng, phức tạp có tác động
qua lại lẫn nhau giữa và trong nội tại các yếu tố. Ví
dụ một thiếu niên gặp khó khăn trong học tập có
thể không cảm thấy hứng thú đi học hoặc cảm thấy
thất vọng về bản thân hoặc cả hai. Một thanh thiếu
niên sống trong gia đình bất hòa có thể vẫn sinh
hoạt bình thường nhưng luôn cảm thấy buồn và chán
nản với cuộc sống gia đình. Một thanh niên có thể
cảm thấy buồn bã ủ dột trong một ngày bất kỳ do sự
thay đổi về hoóc-môn và những áp lực trong giai
đoạn quá độ thành người lớn. Buồn chán có thể là
một vấn đề thông thường của sức khỏe tâm thần
nhưng sự tự chủ của thanh thiếu niên, khả năng ứng
phó của giới trẻ là những vấn đề cần quan tâm trong
tương lai và có thể sẽ là những vấn đề nổi cộm đối
với thanh thiếu niên ở Việt Nam. Vì vậy, cần nhanh
chóng có thêm các nghiên cứu sâu để làm sáng tỏ
mối quan hệ tương tác giữa các biến số nói trên.
10.2. Ước vọng lạc quan
Thanh thiếu niên được hỏi ý kiến về 4 nhận đònh
khác liên quan đến mong muốn của họ về việc làm,
đời sống gia đình và thu nhập. Cách trả lời là đồng
ý, không đồng ý và xếp theo thang điểm 0-4. Điểm
trung bình của các đối tượng là 2,8 trong đó nhóm
dân tộc thiểu số có điểm thấp nhất (2,3), tiếp đến
là nhóm nữ nông thôn thuộc nhóm tuổi 14-17 với số
điểm trung bình 2,4. Nam 22-25 tuổi ở thành thò và
nông thôn có số điểm cao nhất (3,2). Nhìn chung
nam có số điểm cao hơn nữ (3 so với 2,6), và thanh
thiếu niên dân tộc Kinh có nhiều ước vọng lạc quan
hơn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số.
Mức độ lạc quan có vẻ như tăng theo độ tuổi mà
không có sự khác biệt giới, thành thò và nông thôn.
Một giả thuyết là ở nhóm tuổi lớn, thanh niên cận kề
BIỂU ĐỒ 49 Điểm ước vọng lạc quan theo nhóm tuổi, thành thò - nông thôn và giới
82
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
hơn với vấn đề việc làm và thu nhập và có một cách
nhìn thực tế hơn về cuộc sống, từ đó có các suy nghó
lạc quan. Nhóm thiếu niên ít tuổi hơn hoặc nhóm
chưa thành niên tuổi 14-17 là nhóm đang phát triển
về thể chất có thể có cảm giác bất an và không chắc
chắn, một cảm giác thường xuất hiện ở lứa tuổi vò
thành niên. Nếu đúng như vậy đối với thanh thiếu
niên Việt Nam thì có thể các hướng dẫn bổ sung,
thậm chí các kỹ năng tự chủ và tự bảo vệ mình,
cộng với tư vấn và một môi trường tâm lý tình cảm
hỗ trợ sẽ là bổ ích. Ngoài ra một số thanh thiếu niên
có những biểu hiện buồn chán rõ rệt và các biểu
hiện tâm thần cần có những can thiệp đặc biệt.
Hầu hết thanh thiếu niên đều có những ước vọng lạc
quan về hạnh phúc gia đình với 82,6% hoàn toàn
đồng ý với nhận đònh “Tôi sẽ có một gia đình hạnh
phúc trong tương lai”. Nam thanh niên (86,7%) lạc
quan hơn nữ (78,2%). Với nhận đònh “Tôi sẽ có một
công việc mình thích”, 77,4% đồng ý hoàn toàn và
20% đồng ý một phần. Nữ thanh niên các dân tộc
thiểu số ít lạc quan nhất với 64,2% đồng ý với nhận
đònh về công việc yêu thích trong tương lai; một tỷ lệ
tương tự cũng được thấy ở nhận đònh “Tôi có cơ hội
làm những điều mình muốn”. Các mức độ lạc quan
khác nhau có thể phản ánh thò trường lao động hiện
tại cũng như giá trò và mục tiêu của từng cá nhân.
Mức đọâ lạc quan đối với nhận đònh “Tôi sẽ có thu
nhập tốt để sống thoải mái” thấp hơn, chỉ nhận được
59% đồng ý hoàn toàn, nam thanh niên tương đối lạc
quan hơn nữ (64,1% so với 53,6 %). Rõ ràng có sự
khác biệt giữa thanh thiếu niên dân tộc Kinh 59% và
các dân tộc thiểu số (51,1%), nữ thanh niên dân tộc
thiểu số thậm chí còn thấp hơn 43,5%. Điều này
không làm chúng ta ngạc nhiên vì kết quả điều tra
SAVY cho thấy một cách rõ ràng là trong khi 35%
các gia đình dân tộc Kinh sở hữu các tài sản vật chất
có giá trò thì chỉ có 7,4% các gia đình dân tộc thiểu
số sở hữu các tài sản này. Rõ ràng là cuộc sống thực
tại của nhiều thanh thiếu niên trong các gia đình dân
tộc thiểu số khó khăn và đây cũng có thể là lý do
khiến các thanh thiếu niên này ít lạc quan hơn về
cuộc sống vật chất trong tương lai.
Một thông tin đáng quan tâm là câu hỏi thanh thiếu
niên có suy nghó gì về cuộc sống vật chất của họ
cho tới cuối năm 2006. Có 71,6% thanh thiếu niên
đồng ý hoàn toàn rằng cuộc sống vật chất của họ sẽ
tốt hơn trong vòng 3 năm tới (2006). 26,1% trên toàn
mẫu điều tra cho là vẫn như vậy và một phần nhỏ
2,5% bi quan hơn cho rằng cuộc sống vật chất của
họ sẽ kém hơn. Một lần nữa ta có thể thấy nhóm
thanh thiếu niên dân tộc thiểu số ít lạc quan hơn với
63,1% đồng ý hoàn toàn.
10.3. Ước vọng trong tương lai
Thanh thiếu niên được hỏi về ước vọng của họ trong
tương lai và yêu cầu chọn 2 ưu tiên. Xét về ưu tiên
thứ nhất (Biểu đồ 50), một nửa số mẫu điều tra
(49,5%) trả lời việc làm là ước vọng đầu tiên, 23,3%
muốn có kinh tế/thu nhập ổn đònh, 9,7% mong
muốn có hạnh phúc nói chung và chỉ có một tỷ lệ
nhỏ ước muốn có gia đình, làm cha mẹ (8,8%, cân
đối giữa nam và nữ). Có 7,4% thanh thiếu niên xác
đònh đóng góp cho đất nước là ước vọng số 1 trong
đó chủ yếu là ở nhóm trẻ 14-17 (11,6%) giảm xuống
còn 5,1% và 2,4% ở 2 nhóm tuổi còn lại. Xem Biểu
đồ 51 ta có thể thấy 22% có mong ước thứ 2 là đóng
góp cho xã hội, đất nước và chủ yếu vẫn ở nhóm trẻ
14-17 cao hơn đáng kể so với 2 nhóm còn lại (28%
so với 18,5% và 15,2%).
BẢNG 12 Tỷ lệ hoàn toàn đồng ý với những nhận đònh lạc quan (chia theo giới, đòa dư và dân tộc)
83
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
Ước vọng thứ hai đa dạng hơn đứng đầu là có kinh
tế/thu nhập ổn đònh (25%), sau đó là đóng góp cho
xã hội/đất nước (22%), hạnh phúc nói chung (21%),
và có gia đình/làm cha mẹ (20%) và cuối cùng là
công việc (11%). Tóm lại khi hỏi về hai mong ước
trong tương lai thì vấn đề kinh tế và việc làm luôn
đứng hàng đầu, theo sau đó là gia đình và hạnh
phúc nói chung.
10.4. So sánh với cuộc sống của cha
mẹ
Thanh thiếu niên được hỏi một câu hỏi khá rộng và
chung chung nhằm so sánh cuộc sống của mình với
cuộc sống của cha mẹ đồng thời dự đoán xem cuộc
sống của mình có tốt hơn, bằng hay kém hơn cha
mẹ mình. Không có một tiêu chí hoặc đònh hướng
cuộc sống cụ thể nào được đưa ra.
87,5% thanh thiếu niên hy vọng cuộc sống sau này
sẽ tốt hơn cuộc sống của cha mẹ. Tỷ lệ này thấp
hơn đối với nhóm nữ dân tộc (81,2%). 12% cho rằng
cuộc sống của họ cũng vẫn như vậy và dưới 1% cho
rằng cuộc sống của họ sẽ kém đi. Nhiều bậc cha mẹ
có kỳ vọng cao về con họ, mong rằng con họ sẽ
thành đạt và có cuộc sống tốt hơn họ. Những kỳ
vọng đó có thể tạo ra mong muốn và động cơ để
thành đạt đối với thanh thiếu niên. Việc cha mẹ can
thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con cái và trong
một số trường hợp làm thanh thiếu niên cảm thấy
phải có trách nhiệm thực hiện các ước muốn của cha
mẹ
2
cũng tạo nên áp lực bên trong lẫn bên ngoài đối
với thanh thiếu niên.
10.5. Nguyện vọng của thanh thiếu
niên với Nhà nước
Thanh thiếu niên được yêu cầu nêu lên những việc
Nhà nước có thể làm để cuộc sống của thanh thiếu
niên tốt đẹp hơn. Thanh thiếu niên được gợi ý nêu 2
yêu cầu cho hai công việc riêng rẽ theo thứ tự ưu
tiên thứ nhất và thứ hai. Bảng 13 thể hiện kết quả
theo hai cột ưu tiên số 1 và ưu tiên số 2. Trước cuộc
điều tra có một số ý kiến cho rằng thanh thiếu niên
BIỂU ĐỒ 51 Ước vọng thứ hai cho tương lai
BIỂU ĐỒ 50 Ước vọng quan trọng nhất cho tương lai
Có gia đình/làm cha mẹ
84
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
có thể sẽ không trả lời tuy nhiên thực tế đã có 98%
trả lời.
Ở nguyện vọng đầu tiên, đề nghò thường thấy nhất
là tăng các cơ hội việc làm (40,5%), sau đó là
tạo/tăng các cơ hội giáo dục (28,6%). Có thể thấy tỷ
lệ khá cao ở nhóm 22-25 tuổi muốn có thêm các cơ
hội việc làm (44,8%). Đáng chú ý là chỉ có 8,5%
thanh thiếu niên muốn có thêm cơ hội tiếp cận với
các dòch vụ chăm sóc sức khỏe, nhóm nam thành thò
từ 14-17 tuổi có tỷ lệ thấp nhất là 4,2%. Điều này có
thể là do thanh thiếu niên có thể cảm thấy bức xúc
về đời sống kinh tế hoặc phần lớn thanh thiếu niên
không cần đến các dòch vụ y tế. Tuy nhiên việc
thiếu vắng các dòch vụ có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng tới một số nhóm đối tượng trong các trường
hợp khẩn cấp (đặc biệt là nữ thanh niên mang thai
và thanh niên bò tai nạn).
Ở nguyện vọng thứ hai, ta có thể thấy một khuynh
hướng khác với sự khác biệt trong việc đưa ra các đề
xuất đối với Nhà nước. Lựa chọn nhiều nhất trong
nhóm 2 này là khuyến khích giới trẻ tham gia nhiều
hơn vào các hoạt động xã hội (22,2%), và sau đó là
đề xuất về việc làm (21,0%). Việc hỗ trợ gia đình để
chăm sóc tốt hơn cho thanh niên cũng có một tỷ lệ
gần tương tự như vậy (19,7%). Một điều cũng rất thú
vò là thanh thiếu niên ít chọn vui chơi giải trí làm
vấn đề ưu tiên với tỷ lệ 3% cho rằng đó là ưu tiên số
một của họ. Điều này không có nghóa là các dòch vụ,
cơ sở vui chơi giải trí đã đầy đủ mà có thể là thanh
thiếu niên quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề như
việc làm, học hành hơn là những vấn đề giải trí, thể
thao mà họ có thể xem là còn hơi xa xỉ. Thực ra
tham gia những hoạt động giải trí cũng mang lại một
số lợi ích xã hội và có ý nghóa về mặt y tế dự
phòng. Điều này đã được ghi nhận ở một số nghiên
cứu và cũng cần được lưu ý khi xem xét các yếu tố
nguy cơ và yếu tố bảo vệ
3
nhằm thúc đẩy môi trường
thuận lợi cho thanh thiếu niên.
10.6. Hy vọng và suy nghó về tương
lai
Thanh thiếu niên được hỏi một số câu hỏi liên quan
đến khả năng đối phó, cảm xúc, sự buồn chán, và
suy nghó về tương lai. Có 3 câu hỏi cho điểm về cái
BIỂU ĐỒ 52 Thanh thiếu niên đã từng cảm
thấy buồn, không có ích, thất vọng
BẢNG 13 Các đề nghò với Nhà nước theo thứ tự ưu tiên