Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI DÂN THEO THIÊN CHÚA GIÁO: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 172 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ PHA LÊ

HẠNH PHÚC CỦA NGƢỜI DÂN THEO THIÊN CHÚA GIÁO:
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ NGỌC VĂN

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác
cao nhất có thể, được các đồng tác giả cho phép sử dụng. Các tài liệu
tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả



Phạm Thị Pha Lê

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 11
1.1. Các quan niệm về hạnh phúc ..................................................................... 11
1.1.1. Yếu tố kinh tế - vật chất................................................................... 12
1.1.2. Yếu tố gia đình - xã hội ................................................................... 13
1.1.3. Yếu tố cá nhân ................................................................................. 22
1.2. Các phương pháp nghiên cứu và cách đo lường hạnh phúc ...................... 27
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính................................................. 28
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................. 28
1.3. Nhận xét và định hướng nghiên cứu của đề tài.......................................... 32
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ............. 34
2.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................... 34
2.1.1. Hạnh phúc ....................................................................................... 34
2.1.2. Công giáo ........................................................................................ 36
2.1.3. Người Công giáo ở Tp. HCM ......................................................... 37
2.1.4. Hạnh phúc của người Công giáo .................................................... 37
2.2. Một số lý thuyết sử dụng ............................................................................ 40
2.2.1. Lý thuyết chọn lựa hợp lý ................................................................ 40
2.2.2. Lý thuyết hành động xã hội ............................................................. 42
2.2.3. Lý thuyết chức năng tôn giáo .......................................................... 44
2.3. Hệ thống Giáo lý của Công giáo ................................................................ 45
2.3.1. Giáo lý, luật lệ, lễ nghi của Công giáo ........................................... 45
2.3.2. Cơ cấu tổ chức và phẩm trật của Giáo hội Công giáo ................... 51

2.4. Giáo lý Công giáo quan niệm về hạnh phúc .............................................. 56
2.4.1. Trên bình diện kinh tế - xã hội ........................................................ 56
2.4.2. Trên bình diện gia đình và cộng đồng Công giáo .......................... 59
2.4.3. Trên bình diện cá nhân ................................................................... 61
2.5. Khung phân tích ......................................................................................... 66
iii


2.6. Mô hình quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM 68
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÀ QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC
CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................. 71
3.1. Một số đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu............................................... 71
3.1.1. Cơ cấu giới tính và tuổi người trả lời (cá nhân) ............................ 71
3.1.2. Trình độ học vấn người trả lời (cá nhân) ....................................... 71
3.1.3. Mức sống người trả lời (cá nhân) ................................................... 72
3.1.4. Nghề nghiệp người trả lời (cá nhân) .............................................. 72
3.2. Người Công giáo ở Tp. HCM quan niện về hạnh phúc ............................. 73
3.2.1. Về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên ................. 75
3.2.2. Về phương diện quan hệ gia đình - xã hội ...................................... 87
3.2.3. Quan niệm về hạnh phúc trong đời sống cá nhân .......................... 99
3.3. Quan niệm về trạng thái đau khổ và bất hạnh .......................................... 107
3.3.1. Đau khổ và bất hạnh về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường
tự nhiên.................................................................................................... 107
3.3.2. Đau khổ và bất hạnh trong quan hệ gia đình - xã hội .................. 109
3.3.3. Đau khổ, bất hạnh thuộc khía cạnh đời sống của cá nhân........... 110
Chƣơng 4: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN NIỆM VỀ
HẠNH PHÚC CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.............................................................................................................. 115
4.1. Nhóm nhân tố thuộc về chủ quan cá nhân ............................................... 116
4.1.1. Tương quan giữa giới tính với quan niệm hạnh phúc .................. 117

4.1.2. Tương quan giữa trình độ học vấn với quan niệm hạnh phúc ..... 117
4.1.3. Tương quan giữa nhóm tuổi với quan niệm hạnh phúc ................ 118
4.1.4. Tương quan giữa nghề nghiệp với quan niệm hạnh phúc ............ 120
4.2. Nhóm yếu tố trong Giáo lý và Giáo hội Công giáo ................................. 121
4.2.1. Ảnh hưởng của giáo lý và niềm tin tôn giáo đến quan niệm về
hạnh phúc ............................................................................................... 121
4.2.2. Ảnh hưởng của nghi lễ và thực hành nghi lễ ................................ 123
iv


4.3. Nhóm yếu tố khách quan.......................................................................... 127
4.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài xã hội ................................. 127
4.3.2. Ảnh hưởng của các chính sách phúc lợi ở địa phương ................ 130
4.4. Tham chiếu quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo Tp. HCM với
các loại hình tôn giáo và tín ngưỡng khác. ..................................................... 133
4.4.1. Đối với lĩnh vực kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên .............. 134
4.4.2. Đối với lĩnh vực quan hệ gia đình - xã hội ................................... 135
4.4.3. Đối với lĩnh vực thuộc về đời sống cá nhân ................................. 136
KẾT LUẬN .................................................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 146

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. CNH

:


Công nghiệp hóa

2. HĐGMVN

:

Hội đồng Giám mục Việt Nam

3. HĐH

:

Hiện đại hóa

4. HNKT

:

Hội nhập kinh tế

5. KTTT

:

Kinh tế thị trường

6. TCH

:


Toàn cầu hóa

7. TGM

:

Tòa Giám mục

8. Tp. HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: 3.1. Nghề nghiệp người trả lời ............................................................. 72
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ lựa chọn khía cạnh trong quan niệm về hạnh phúc ................... 73
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về kinh tế vật chất, môi trường tự nhiên .... 76
Biểu đồ 3.4. Mức độ “rất hài lòng” của người dân với những chỉ báo thuộc
kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên ................................................................ 83
Biểu đồ 3.5: Mức độ đánh giá “Rất hài lòng” về một số dịch vụ xã hội cơ bản, 85
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo trong quan hệ gia đình - xã hội của người
Công giáo tại Tp. HCM ....................................................................................... 87
Biểu đồ 3.7. Mức độ “rất hài lòng” của người Công giáo ở Tp. HCM trong
quan hệ gia đình - xã hội ..................................................................................... 96
Biểu đồ 3.8. Mức độ hài lòng về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương ........... 98
Biểu đồ 3.9. Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về về đời sống cá của người Công giáo ở

Tp. HCM ........................................................................................................... 100
Biểu đồ 3.10. Mức độ hài lòng về các khía cạnh trong đời sống cá nhân ........ 106
Biểu đồ 3.11: Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về đau khổ và bất hạnh thuộc kinh tế vật chất, môi trường tự nhiên ............................................................................ 109
Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo trong quan hệ gia đình - xã hội về đau
khổ và bất hạnh ................................................................................................. 110
Biểu đồ 3.13: Tỉ lệ lựa chọn chỉ báo về đau khổ và bất hạnh thuộc khía cạnh
cá nhân............................................................................................................... 112

iii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tỉ lệ chọn các chỉ báo về phương diện kinh tế vật chất, môi trường . 78
tự nhiên theo giới tính, .................................................................................... 78
Bảng 3.2: Tỉ lệ chọn các chỉ báo về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường
tự nhiên theo trình độ học vấn......................................................................... 80
Bảng 3.3: Tỉ lệ chọn các chỉ báo về phương diện kinh tế - vật chất, môi
trường tự nhiên theo mức sống ....................................................................... 82
Bảng 3.4: Tỉ lệ lựa chọn các chỉ báo trong quan hệ gia đình, xã hội theo giới
tính ................................................................................................................... 91
Bảng 3.5: Tỉ lệ lựa chọn các chỉ báo trong quan hệ gia đình, xã hội theo trình
độ học vấn ....................................................................................................... 93
Bảng 3.6: Tỉ lệ lựa chọn các chỉ báo trong quan hệ gia đình - xã hội theo mức
sống ................................................................................................................. 95
Bảng 3.7: Tỉ lệ chọn các chỉ báo ở khía cạnh đời sống của cá nhân theo giới
tính ................................................................................................................. 102
Bảng 3.8: Tỉ lệ chọn các chỉ báo ở khía cạnh đời sống của cá nhân, theo trình
độ học vấn ..................................................................................................... 104
Bảng 3.9: Tỉ lệ chọn các chỉ báo ở khía cạnh đời sống của cá nhân theo mức

sống ............................................................................................................... 105
Bảng 4.1. Tỉ lệ lựa chọn các chỉ báo hạnh phúc và bất hạnh, đau khổ của
người Công giáo ở Tp. HCM ........................................................................ 115
Bảng 4.2. Tương quan giữa giới tính và chỉ báo hạnh phúc ......................... 117
Bảng 4.3. Tương quan giữa nhóm học vấn và quan niệm hạnh phúc........... 118
Bảng 4.4. Tương quan giữa nhóm tuổi và chỉ báo hạnh phúc của người Công
giáo ở Tp. HCM. ........................................................................................... 119
Bảng 4.5. Tương quan giữa nhóm nghề nghiệp và chỉ báo hạnh phúc của
người Công giáo ở Tp. HCM ........................................................................ 120
iv


Bảng 4.6. Tương quan giữa đánh giá về môi trường tự nhiên và quan niệm
hạnh phúc ...................................................................................................... 128
Bảng 4.7. Tương quan giữa đánh giá về các vấn đề xã hội và quan niệm hạnh
phúc ............................................................................................................... 129
Bảng 4.8. Tương quan giữa các dịch vụ xã hội cơ bản tại địa phương với quan
niệm hạnh phúc. ............................................................................................ 130
Bảng 4.9. Một số thông tin cơ bản thống kê về tình hình kinh tế - xã hội Tp.
HCM năm 2017. ............................................................................................ 131
Bảng 4.10. Quan niệm về hạnh phúc thuộc nhóm kinh tế - vật chất, môi
trường tự nhiên tương quan với các nhóm tôn giáo khác ............................. 134
Bảng 4.11. Quan niệm về hạnh phúc thuộc quan hệ gia đình - xã hội tương
quan với các nhóm tôn giáo khác .................................................................. 135
Bảng 4.12. Quan niệm về hạnh phúc thuộc chiều cạnh cá nhân tương quan với
các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng khác ............................................................. 137
Bảng 4.13. Quan niệm về hạnh phúc thuộc 3 nhóm (điều kiện kinh tế - vật
chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống cá nhân)
tương quan với các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng khác.................................... 138


v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất kể con người chúng ta có tinh thần tôn giáo hay không và theo tôn
giáo nào đi chăng nữa, thì cũng đều tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc
sống – đó là tìm kiếm hạnh phúc. Hạnh phúc là một giá trị văn hóa - xã hội
mang tính phổ quát toàn nhân loại, là khát vọng vươn tới của mọi người, mọi
thời đại, mọi dân tộc. Xã hội càng phát triển con người càng quan tâm đến
hạnh phúc. Không phải ngẫu nhiên mà vào ngày 28/6/2012 Đại Hội đồng
Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên bố lấy ngày 20 tháng 3 hàng năm là
Ngày Quốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness). Việt Nam là một
trong số gần 200 quốc gia trên toàn thế giới ký cam kết ủng hộ Tuyên bố này.
Ngày nay, Hạnh phúc không chỉ dừng lại ở sự bàn luận có tính chiêm
nghiệm hay suy tư triết học mà đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các
khoa học thực nghiệm như xã hội học, tâm lý học, tôn giáo học và kết quả
nghiên cứu về hạnh phúc đã được sử dụng vào nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội
khác nhau. Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Hà Lan, Pháp, v.v…
đã có các Viện nghiên cứu về hạnh phúc, cũng như các chương trình giảng dạy
về hạnh phúc tại các trường đại học được nhiều sinh viên theo học. Ở Việt
Nam, nghiên cứu về hạnh phúc, đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm hầu
như là một lĩnh vực còn những khoảng trống, trong khi việc tìm hiểu quan
niệm cũng như đo lường mức độ hạnh phúc của người dân đang dần trở thành
một căn cứ khoa học không thể thiếu để Nhà nước điều chỉnh chính sách phát
triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội. Đây cũng chính là một trong những lý
do, giới xã hội học Việt Nam cần quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này.
Từ góc nhìn xã hội học, đối với mỗi nhóm xã hội, mỗi tộc người và mỗi
tôn giáo sẽ có những quan niệm khác về hạnh phúc. Sự khác biệt đó là tất yếu
do môi trường sống không giống nhau. Việc nghiên cứu quan niệm hạnh phúc

của các nhóm xã hội, các tộc người, tôn giáo sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam sẽ là một đóng góp thiết thực góp phần vào việc nhận diện về hạnh phúc
1


của người Việt nam hiện nay. Chỉ có trên cơ sở nhận diện hạnh phúc của từng
nhóm xã hội, tộc người và các tôn giáo cụ thể, chúng ta mới có thể khái quát
hóa và tìm ra mẫu số chung về quan niệm hạnh phúc của người Việt Nam.
Với 54 dân tộc cùng sinh sống và là một quốc gia đa tôn giáo, ngoài tôn
giáo bản địa, Việt Nam tiếp nhận rất nhiều tôn giáo ngoại lai khác như Phật
giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, v.v… Thiên Chúa giáo du nhập
vào Việt Nam chậm hơn so với Phật giáo, Nho giáo, nhưng việc tiếp thu
Thiên Chúa giáo làm cho bức tranh đa sắc màu của văn hóa Việt Nam trở nên
hoàn thiện hơn, bởi vì, nếu Phật giáo và Nho giáo mang nhiều đặc trưng của
văn hóa phương Đông thì Thiên Chúa giáo lại mang đến cho Việt Nam những
giá trị mới của văn hóa Phương Tây, tạo nên những đặc trưng riêng biệt.
Một trong những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc Thiên Chúa giáo đó là
quan niệm của cộng đồng theo Thiên Chúa giáo về hạnh phúc. Cũng giống
như Phật giáo và các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo luôn mong muốn mang
lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, bất kể là người giàu hay người nghèo,
người có học vấn cao hay người có học vấn thấp, người có địa vị xã hội cao
hay người dân thường, người cao niên hay trẻ nhỏ, nam hay nữ, làm nghề
nghiệp gì, sống ở thành thị hay nông thôn, v, v…Vậy trong hệ thống giáo lý
của Thiên Chúa giáo quan niệm về hạnh phúc như thế nào? Từ giáo lý đến
việc thực hành trong đời sống thực tế để đạt đến hạnh phúc của cộng đồng thể
hiện ra sao? Hạnh phúc của cộng đồng theo Thiên Chúa giáo đóng góp gì cho
hạnh phúc của người Việt Nam và bản sắc văn hóa Việt Nam? Đây thực sự là
những câu hỏi cần được trả lời từ các nghiên cứu xã hội học.
Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức cơ bản rất
hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người. Việc tìm

hiểu quan niệm hạnh phúc của các tôn giáo là một nhu cầu bức thiết góp phần
quan trọng vào tìm hiểu quan niệm hạnh phúc chung của người Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Bởi tôn giáo không chỉ đơn thuần là truyền tải niềm
tin của con người, mà còn có vai trò chuyển tải, hòa nhập văn hóa, văn minh,
2


góp phần duy trì đạo đức xã hội ở nơi trần thế, ngoài ra nó còn có ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống tinh thần của con người. Mặc dù vậy, cho đến nay ở Việt
Nam còn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, nhất là những nghiên cứu
thực nghiệm về hạnh phúc của cộng đồng dân cư nói chung, cộng đồng theo
Thiên Chúa giáo nói riêng.
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) là một trung tâm kinh tế, văn hóa,
xã hội quan trọng của cả nước, là địa bàn tập trung của nhiều tôn giáo như
Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành, v.v… đặc điểm rõ nét nhất đó là do
những yếu tố về lịch sử tự nhiên, nên sự hình thành và phát triển của Công
giáo tại Tp. HCM luôn là một phần biến cố của đời sống chính trị. Xét về mặt
văn hóa và đời sống xã hội thì Công giáo như là một chất xúc tác, một mảng
màu rất đặc sắc trong bức tranh đa dạng của văn hóa Gia Định - Sài Gòn - Tp.
HCM. Văn hóa công giáo có dấu ấn đậm nét trong các định chế văn hóa đô thị
hiện đại như: ngôn ngữ, văn chương, báo chí, kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc...
Điều này đã cho thấy những ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống chung
của xã hội và đặc biệt nó tác động sâu sắc đến đời sống gia đình và bản thân
con người. Chính vì vậy, cảm nhận quan điểm về hạnh phúc của người Công
giáo tại Tp. HCM vừa mang tính chất của cư dân Nam bộ vừa phản ánh
những sắc thái riêng của văn hóa Công giáo.
Những phân tích trên đây cho thấy quan niệm hạnh phúc của người
Công giáo đã trở thành một nét văn hóa của một bộ phận người đang sinh
sống tại Tp. HCM. Tuy nhiên, cho đến nay những đặc trưng văn hóa của
cộng đồng Công giáo ở thành phố này vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo.

Vì những lý do đó, tác giả mong muốn tìm hiểu quan niệm về hạnh phúc và
bất hạnh của người Công giáo ở Tp. HCM.
Trong khuôn khổ của đề tài luận án, tác giả không thể nghiên cứu, tìm
hiểu và khảo sát tổng thể đời sống văn hóa cũng như toàn bộ cộng đồng người
theo đạo Thiên Chúa giáo, mà chỉ giới hạn nghiên cứu quan niệm về hạnh
phúc của người Công giáo ở Tp. HCM trên ba phương diện cơ bản: Điều kiện
3


kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình, xã hội và đời sống
cá nhân với mục đích góp phần nhận diện rõ hơn quan niệm về hạnh phúc của
cộng đồng Công giáo. Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu từ thực
tiễn sẽ giúp tác giả hiểu biết chuyên sâu hơn về vấn đề hạnh phúc, về các giá
trị, các chuẩn mực, các chỉ báo thông qua sự đánh giá của giáo dân. Trên cơ
sở đó cung cấp một số luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng tham khảo
nhằm xây dựng các chính sách đáp ứng nhu cầu thực tiễn cho người công giáo
tại địa phương.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu quan niệm hạnh phúc và những nhân tố ảnh hưởng đến quan
niệm hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay. Trên cơ sở đó
cung cấp một số luận cứ khoa học mang tính gợi mở để các cơ quan chức
năng tham khảo, xây dựng chính sách, đường hướng cho người Công giáo về
hạnh phúc ở Tp. HCM trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu;
- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu đề tài;
- Điều tra, khảo sát xã hội học để nhận diện quan niệm hạnh phúc của
người Công giáo ở Tp. HCM;
- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc của người

Công giáo ở Tp. HCM.
- Cung cấp một số luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng xây dựng
chính sách đáp ứng nhu cầu cho người Công giáo ở Tp. HCM về hạnh phúc.
3. Đối tƣợng, phạm vi, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay.
Quan niệm hạnh phúc được làm rõ thông qua việc đo lường ý kiến chủ quan
4


của người Công giáo trong việc ưu tiên lựa chọn các giá trị hạnh phúc về ba
lĩnh vực: Điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình xã hội và đời sống của cá nhân; đồng thời tiến hành tham chiếu quan niệm
hạnh phúc với mặt đối lập của nó là quan niệm về đau khổ, bất hạnh của
người Công giáo.
3.1.2. Khách thể nghiên cứu
Tên đề tài của luận án sử dụng khái niệm “Thiên Chúa giáo”, ở Việt
Nam thường đồng nhất Thiên Chúa giáo với Công giáo và thường được dùng
để chỉ tôn giáo thờ Đức Giêsu Kiô (Jésus-Christ). Thực chất Thiên Chúa giáo
(được truyền vào Trung Quốc với từ Thiên Chủ Giáo, nhưng khi truyền sang
Việt Nam do nhiều lý do khác nhau đọc thành Thiên Chúa Giáo), ám chỉ
những tôn giáo độc thần bao gồm: Công giáo, Anh giáo, Tin lành, Hồi giáo,
Do Thái giáo,…Chính vì vậy, về nội hàm Công giáo và Thiên Chúa giáo khác
nhau. Trong phạm vi luận án này, khách thể nghiên cứu là người Công giáo từ
18 tuổi trở lên thuộc các giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn,
mức sống khác nhau đang sinh sống tại Tp. HCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu tập trung tìm hiểu quan niệm hạnh
phúc của người Công giáo tại Tp. HCM trong thời kỳ Việt Nam tiến hành

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; thời gian điều tra, khảo sát
thực địa từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: khảo sát quan niệm của người Công
Giáo về hạnh phúc, các nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc và cảm
nhận về sự đau khổ, bất hạnh thông qua sự đánh giá của người Công giáo ở
Tp. HCM, trên ba phương diện cơ bản: 1) Điều kiện kinh tế - vật chất, môi
trường tự nhiên; 2) Quan hệ gia đình - xã hội và 3) Đời sống của cá nhân.

5


3.3. Câu hỏi nghiên cứu
a) Người Công giáo ở Tp. HCM quan niệm như thế nào về hạnh phúc
và bất hạnh trên cả ba phương diện: Điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường
tự nhiên; Quan hệ gia đình – xã hội và đời sống cá nhân?
b) Có sự khác biệt giữa các nhóm xã hội của người Công giáo trong
quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh không? Nếu có thì điều đó được thể hiện
ra sao?
c) Những nhân tố nào tác động đến quan niệm về hạnh phúc và bất
hạnh của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay?
3.4. Giả thuyết nghiên cứu
a) Trong quan niệm của người Công giáo, kinh tế - vật chất là phương
tiện cần thiết bảo đảm hạnh phúc nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất.
Sự thỏa mãn các mối quan hệ gia đình – xã hội và đời sống cá nhân là những
yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn đến hạnh phúc của họ.
b) Có sự khác biệt trong quan niệm trong quan niệm hạnh phúc và bất
hạnh giữa các nhóm xã hội của người Công giáo cũng như sự khác biệt của
người Công giáo và một số tôn giáo khác, song sự tương đồng vẫn nhiều hơn
sự khác biệt.
c) Sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống người dân của thành

phố HCM trong thời kỳ CNH, HĐH tác động tích cực đến cảm nhận hạnh
phúc của người Công giáo. Tuy nhiên, những tiêu cực và tệ nạn xã hội làm
cho người Công giáo có nhiều lo lắng và ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận
hạnh phúc của họ. Trong bối cảnh đó, niềm tin và giáo lý tôn giáo về hạnh
phúc có tác động tốt đến cảm nhận hạnh phúc của người Công giáo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn
Trên cơ sở các nguồn tài liệu khai thác và thu thập được của các nhà
khoa học đi trước, tác giả tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu nhằm
nắm bắt rõ về lịch sử vấn đề nghiên cứu, những đóng góp và hạn chế của các
6


nghiên cứu đã có, từ đó xác định hướng đi của đề tài, mang lại những tri thức
mới bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu về hạnh phúc của người Công giáo.
4.2. Phƣơng pháp thống kê và so sánh
Phương pháp này nhằm hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài
nghiên cứu. So sánh một số quan niệm về hạnh phúc trong giáo lý Công giáo
để thấy được sự tương đồng hay khác biệt giữa giáo lý Công giáo với việc
thực hành tôn giáo trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
4.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Để thu thập thông tin thực tế, luận án sử dụng phương pháp điều tra
khảo sát xã hội học gồm: điều tra định tính và điều tra định lượng.
4.3.1. Điều tra định tính bằng phỏng vấn bán cấu trúc
Để có thông tin sâu hơn về đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành
các cuộc phỏng vấn sâu đối với một số người Công giáo có giới tính, nghề
nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau; cán
bộ địa phương và các linh mục nhằm thu thập thông tin sâu giúp cho việc
giải thích nguyên nhân và các nhân tố tác động đến quan niệm hạnh phúc
và bất hạnh của người Công giáo.

4.3.2. Điều tra định lượng bằng bản hỏi cấu trúc.
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Bản hỏi là công cụ
thu thập thông tin chủ yếu.
- Nội dung Bản hỏi thu thập thông tin định lượng bao gồm những câu
hỏi được xây dựng xoay quanh các vấn đề, các khái niệm đã được thao tác
hóa như: các quan niệm về hạnh phúc của người dân; các khía cạnh kinh tế xã hội, gia đình, cộng đồng, cơ chế và mức độ ảnh hưởng của giáo lý đến
nhận thức, thái độ, hành động và nhu cầu của họ; các chính sách xã hội, các
nguồn lực cá nhân và cộng đồng, sự trợ giúp của chính quyền, v.v…khả năng
thích ứng với các điều kiện sống để nâng cao đời sống hạnh phúc. Thông qua
việc thu thập và phân tích các thông tin định lượng giúp đo lường một cách có
tính hệ thống các vấn đề mà cuộc nghiên cứu đặt ra.
7


- Cách thức chọn mẫu và quy mô mẫu:
Chọn mẫu nghiên cứu: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và các thông tin
cần được thu thập tại thực địa, đề tài tiến hành chọn mẫu theo các bước sau đây:
Bước 1: Dựa trên khung mẫu bao gồm người Công giáo có độ tuổi từ
18 trở lên đang sinh sống trên địa bàn Tp. HCM, chọn ra đơn vị khảo sát
phỏng vấn bản hỏi và phỏng vấn sâu (Tổng mẫu dự kiến 420-450 phỏng vấn
bản hỏi, 10-15 phỏng vấn sâu).
Bước 2: Chọn có chủ đích hai quận có tính đại diện về đặc điểm kinh tế
- xã hội tại Tp. HCM.
- Quận 8 đại diện cho khu vực nội thành: chọn ngẫu nhiên điểm khảo
sát tại phường 1 và phường 2 với 223 mẫu;
- Quận 9 đại diện cho vùng ven đang trong quá trình đô thị hóa mạnh:
chọn phường Phước Bình với 189 mẫu.
Bước 3: Khảo sát thực địa bằng cách thành lập nhóm phỏng vấn, phỏng
vấn viên là những người đã được tập huấn về cách thức thu thập thông tin và
tiến hành qua 3 đợt như sau:

Đợt 1 từ ngày 22/2- 28/2/2017: Tại phường 1 quận 8, phỏng vấn bản
hỏi 153 người Công giáo; phỏng vấn sâu 3 trường hợp 01 cán bộ lãnh đạo
phường, 01, cán bộ Hội phụ nữ, 01 người Công giáo.
Đợt 2 từ ngày 18/3- 26/3/2017: Tại phường 2 quận 8, phỏng vấn 70 người
Công giáo; phỏng vấn sâu 4 trường hợp 01 Cha nhà thờ, 03 người Công giáo.
Đợt 3 từ ngày 09/4- 25/4/2017: Tại phường Phước Bình, Quận 9,
phỏng vấn 189 trường hợp người Công giáo; phỏng vấn sâu 4 trường hợp: 01
cán bộ lãnh đạo phường, 01 Cha nhà thờ, 02 người Công giáo.
Như vậy, qua khảo sát thực địa 3 đợt đã thu được tổng số 412 phiếu trả
lời bằng bản hỏi của người Công giáo thuộc các giới tính, lứa tuổi, học vấn,
nghề nghiệp, mức sống khác nhau; 11 biên bản phỏng vấn sâu của người dân,
cán bộ chính quyền và Linh Mục.
- Cách thức xử lý thông tin:
8


Đối với thông tin định lượng, sử dụng phần mềm SPSS (Statistical
Package for Social Sciences) để xử lý các thủ tục thống kê về tần suất, bảng
quan hệ 2 - 3 biến số. Đối với thông tin định tính, mã hoá trực tiếp các nội
dung theo nhóm chủ đề và các đặc điểm địa bàn cư trú, đặc điểm nhân khẩu
học và điều kiện kinh tế - xã hội của người Công giáo. Phân tích kết hợp từ
kết quả xử lý định lượng và định tính, nhằm tạo nên tính tường minh, giúp
cho các kết luận trở nên có sức thuyết phục.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên
cứu của các tác giả đi trước để kế thừa. Trong lĩnh vực xã hội học về tôn giáo,
chúng ta còn chưa biết rõ quan niệm của người Công giáo về hạnh phúc. Điều
gì làm cho họ hạnh phúc hay bất hạnh? Nhóm xã hội nào hạnh phúc hơn hay
bất hạnh hơn? Vì sao? Đề tài này sẽ góp phần trả lời các câu hỏi trên và mang
lại nhận thức mới trong nghiên cứu khoa học về hạnh phúc đối với người

Công giáo đang sinh sống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần làm rõ thêm khái niệm hạnh phúc của người Công giáo trên
cơ sở thao tác hóa khái niệm này.
- Vận dụng và chứng minh tính đúng đắn các lý thuyết xã hội học vào
nghiên cứu hạnh phúc của người Công giáo, trường hợp Tp. HCM (Lý thuyết
lựa chọn hợp lý, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết chức năng tôn giáo).
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp sự hiểu biết tương đối có tính hệ thống về quan niệm hạnh
phúc và bất hạnh của người Công giáo ở Tp. HCM.
- Cung cấp một số luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng để xây
dựng các chính sách đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống, nhằm mang lại hạnh
phúc cho người Công giáo ở Tp. HCM.

9


- Đây là tài liệu có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà
hoạch định chính sách, giảng viên và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực
hạnh phúc nói chung và hạnh phúc của người Công giáo nói riêng.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn,
danh mục các bảng biểu, từ viết tắt, phụ lục, luận án gồm có 4 chương.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày
tóm tắt có nhận xét kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước liên quan
đến đề tài bao gồm các vấn đề về lý thuyết, nội dung, các phương pháp nghiên
cứu, cách đo lường hạnh phúc; chỉ ra khoảng trống các tác giả đi trước và định
hướng nghiên cứu cho luận án.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án. Chương này sẽ

tổng lược hệ thống giáo lý, Giáo hội Công giáo; các khái niệm, lý thuyết vận
dụng, khung phân tích và thao tác hóa mô hình quan niệm hạnh phúc của
người công giáo ở Tp. HCM.
Chƣơng 3: Đặc điểm xã hội và quan niệm về hạnh phúc của ngƣời
Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên dữ liệu kết quả điều tra thực
nghiệm, chương này sẽ mô tả, phân tích thực trạng quan niệm về hạnh phúc
và bất hạnh của người Công giáo trên ba phương diện: điều kiện kinh tế - vật
chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống của cá nhân
của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay.
Chƣơng 4: Những nhân tố ảnh hƣởng đến hạnh phúc của ngƣời
Công giáo ở Tp. HCM. Chương này sẽ phân tích mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố về chủ quan của cá nhân, gia đình; Nhân tố trong giáo lý Công giáo
(hệ thống giáo lý, thực hành nghi lễ) và các nhân tố khách quan của bối cảnh
kinh tế - xã hội của người Công giáo ở Tp. HCM. Đồng thời so sánh sự khác
biệt đối với việc lựa chọn các giá trị trong quan niệm về hạnh phúc của người
Công giáo với một số tôn giáo, tín ngưỡng khác ở Tp. HCM.

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các quan niệm về hạnh phúc
Hạnh phúc của con người từ lâu đã trở thành một vấn đề trung tâm
trong các tôn giáo lớn trên thế giới: Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo,
đạo Do thái, v.v….thông qua cách tiếp cận nghiên cứu của các ngành khoa
học khác nhau như triết học, tâm lý học, kinh tế học, tôn giáo học, đạo đức
học và xã hội học trên cơ sở các khía cạnh liên quan, ảnh hưởng tác động
đến hạnh phúc như: điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường xã hội, niềm tin

tôn giáo, tâm lý, đời sống gia đình, nhu cầu cá nhân, v.v… Có thể nói, các
nghiên cứu về hạnh phúc của các nhà tư tưởng đã đóng góp một nền tảng
cho thế giới về: khái niệm, phương pháp tiếp cận, lý thuyết nghiên cứu và
một hệ thống các dữ liệu cũng như các kết quả nghiên cứu ở nhiều chiều
cạnh khác nhau đối với lĩnh vực này.
Tuy nhiên, phải đến những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, người ta mới
thừa nhận khoa học về hạnh phúc (Science of Happiness). Vấn đề là ở chỗ,
hạnh phúc của con người dẫu phức tạp thế nào cũng không thể tách rời các cơ
chế hóa học, sinh học, các trạng thái hưng phấn, cảm xúc tâm lý nảy sinh ở
con người trong hoạt động và hạnh phúc không phải là một đại lượng trừu
tượng như xưa nay vẫn nghĩ, mà có thể tính toán, đo lường được bằng các
thước đo tâm lý học, xã hội học, đạo đức học, kinh tế học, toán học, sinh học,
v.v…do đó, cho đến nay trên thế giới, hạnh phúc đã trở thành một ngành khoa
học độc lập được giới khoa học quan tâm và có rất nhiều công trình nghiên
cứu về chủ đề hạnh phúc lần lượt được công bố.
Mặt khác, hạnh phúc là một giá trị bậc nhất của đời sống con người, là
đối tượng của mọi tôn giáo và nhiều trường phái lý thuyết. Tôn giáo nào cũng
mong muốn dẫn con người đến hạnh phúc theo cách riêng có của mình và đó
11


đã trở thành lý do tồn tại của mọi tôn giáo. Theo đuổi hạnh phúc cũng là điểm
chung của nhân loại từ xưa cho đến nay, ở phương Đông hay Phương Tây.
Ngoài điểm chung bất biến đó, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi tôn giáo, mỗi cá
nhân lại có những nét đặc thù riêng. Chính vì thế, đã có rất nhiều quan niệm
về hạnh phúc được xuất hiện. Trong nhiều trường hợp, khái niệm hạnh phúc
được bộc lộ rõ qua kết quả nghiên cứu theo một số tiêu chí cụ thể và thông
qua việc thao tác hóa khái niệm hạnh phúc của nhà nghiên cứu. Đề tài này,
phần tổng quan tình hình nghiên cứu được trình bày theo các khía cạnh vấn đề
hay còn gọi là các yếu tố liên quan đến chủ đề nghiên cứu, cụ thể như sau:

1.1.1. Yếu tố kinh tế - vật chất
Yếu tố kinh tế - vật chất, với tư cách là điều kiện cần thiết và không thể
thiếu trong việc bảo đảm hạnh phúc, được đề cấp đến trong hầu hết các công
trình nghiên cứu về hạnh phúc, đặc biệt là các nhà kinh tế học về hạnh phúc.
Có một quan niệm phổ biến cho rằng giàu có là hạnh phúc. Nói cách khác,
những người có thu nhập cao hạnh phúc hơn những người thu nhập thấp.
Nghiên cứu của các nhà kinh tế học hạnh phúc cũng cho thấy quy luật này.
Nhưng sự gia tăng thu nhập không phải hoàn toàn tỷ lệ thuận với sự gia tăng
hạnh phúc trong các bối cảnh khác nhau. Theo Easterlin sự gia tăng hạnh
phúc do tăng thu nhập chỉ giới hạn đến một thời điểm nhất định, sau thời điểm
đó, vật chất tăng lên nhưng hạnh phúc không tiếp tục tăng lên nữa [64].
Nghiên cứu của Stevenson và Wolfers cũng đi đến kết luận tương tự, hai tác
giả này còn cho rằng, ngay cả đối với các nước đang phát triển, tăng trưởng
cũng không hoàn toàn quyết định đối với hạnh phúc [77].
Nghiên cứu của các tác giả phương Tây cho thấy, hạnh phúc của người
dân thường bị tác động trực tiếp bởi các biến đổi kinh tế liên quan trực tiếp
đến đời sống của họ như tình trạng lạm phát của nền kinh tế [68]. Nhất là tình
trạng thất nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến hạnh phúc, người thất nghiệp có
cảm giác như là một sự thất bại trong cuộc sống [65].
12


Như vậy, lạm phát và thất nghiệp, đặc biệt thất nghiệp là những nhân tố
kinh tế - xã hội làm suy giảm hạnh phúc. Song nhìn ở một khía cạnh khác,
nghiên cứu của Easterlin lại chỉ ra rằng: việc có nhiều hơn những người thất
nghiệp sẽ làm tăng lên chỉ số hạnh phúc của những người thất nghiệp khác mà
ông gọi đó là sự “bớt cô đơn” của những người thất nghiệp [65]. Trong mối
tương quan với kinh tế: thu nhập cao hơn có thể dẫn đến hạnh phúc lớn hơn
nếu nó phù hợp nguyện vọng thu nhập của cá nhân, nhưng thu nhập cao hơn
thường đi kèm theo sau bởi những khát vọng lớn lên; khoảng cách không

đóng giữa hạnh phúc và thu nhập, thu nhập cao hơn nhưng hạnh phúc của con
người vẫn không thay đổi [64, 68]. Như vậy, có thể nói, thu nhập đôi khi trở
thành rào cản đối với hạnh phúc nếu như con người không biết hài lòng với
cuộc sống hiện có. Trong Giáo lý của Công giáo đã chỉ ra rằng: “Mục đích tối
hậu của mọi hình thức phát triển là vì con người và cho con người, phát triển
kinh tế và gia tăng sản xuất đều nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Đời
sống kinh tế không chỉ nhằm vào việc gia tăng các sản phầm, lợi nhuận hoặc
quyền lực, mà là để phục vụ con người. Hoạt động kinh tế được điều hành theo
những phương pháp riêng nhưng phải tôn trọng các khuôn khổ luân lý và công
bằng xã hội, để đáp ứng ý định của Thiên Chúa về con người” [25, tr 29].
Chính từ các luận điểm ở trên đã chỉ ra cho chúng ta thấy, điều kiện
phát triển kinh tế vật chất gia tăng làm tăng thu nhập cho cộng đồng chưa phải
là yếu tố duy nhất đưa đến hạnh phúc cho con người. Hạnh phúc còn phụ
thuộc vào nhiều mặt khác nữa tồn tại cả bên trong và bên ngoài của mỗi cá
nhân trong cộng đồng ấy.
1.1.2. Yếu tố gia đình - xã hội
Michalos cho rằng, “Hạnh phúc không phải là một thứ cảm nhận thích
thú hưởng thụ chỉ của cá nhân mà là hạnh phúc của con người nói
chung”,..."cuộc sống hạnh phúc của một người hay một nhóm người là khả
năng hiện thực các điều kiện thực tế của cuộc sống và những gì một người
hoặc một cộng đồng làm được” [72].
13


Một số nhà xã hội học đi tìm khái niệm hạnh phúc trên cơ sở tìm hiểu
các tác động của chính sách mới thông qua nghiên cứu thực nghiệm, cụ thể
như: nghiên cứu sự thịnh vượng; vấn đề chất lượng cuộc sống; những người
nhập cư và con cái của họ trong thời gian dài bị hạn chế quyền công dân,
thậm chí là chịu rủi ro và bị tổn thương. Họ đã định nghĩa Hạnh phúc “là mức
độ mà theo đó, một người đánh giá một cách khách quan chất lượng cuộc

sống của anh ta trên mọi mặt, hay nói một cách khác một người yêu cuộc
sống của mình đến mức nào. Đương nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào tình yêu
cuộc sống, có thể như là một sự mãn nguyện sâu sắc, hay chỉ đơn thuần là sự
thích thú những điều kiện xung quanh cuộc đời của chúng ta. Trong khi đó,
đối với một số người, hạnh phúc có thể chỉ là “một cảm giác nhất thời, thoáng
qua, với cường độ và thời gian tùy vào khả năng có được các của cải đem lại
hạnh phúc”. Vậy đó là một thứ hạnh phúc khó có thể nắm bắt, hoàn toàn phụ
thuộc vào những tình huống ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. [28, tr 11].
Nhà nghiên cứu Đặng Nguyên Anh trong bài nghiên cứu “Hạnh phúc
và sự hài lòng: mục tiêu của biến đổi xã hội và quyền con người” cho rằng,
mục tiêu của biến đổi xã hội, phát triển bền vững cũng như đảm bảo quyền
con người suy cho cùng là nhằm đem lại hạnh phúc cho con người. Các quyền
con người không thể tước bỏ được gồm quyền được sống, quyền tự do và đặc
biệt là quyền mưu cầu hạnh phúc. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện
nay nhắc nhở một thực tế rằng sự dư thừa vật chất và thịnh vượng sẽ không
kéo dài bởi tài nguyên trên trái đất không phải là vô hạn [1]. Trong bài báo
“Quan niệm của các thế hệ Việt Nam về hạnh phúc gia đình và giải pháp xây
dựng gia đình” của Lê Thi đăng trên Tạp chí Con người, tác giả đã tổng kết về
quan niệm, yếu tố quan trọng tạo nên hạnh phúc gia đình của các thế hệ khác
nhau, công trình nghiên cứu này được tiến hành trên một số địa bàn của Đồng
bằng sông Hồng trong bối cảnh đất nước ta đang có nhiều sự biến động dưới
ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Bài báo chỉ ra rằng: quan niệm về hạnh phúc gia
đình của Việt Nam rất phong phú, đa dạng và khác nhau ở các thế hệ mà theo
14


tác giả nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động của kinh tế thế giới. Thêm vào
đó, mỗi gia đình lại có những hoàn cảnh đặc thù nên ảnh hưởng tới mối quan
hệ giữa các thành viên. Tiếp theo, khi đưa ra yếu tố quan trọng để có gia đình
hạnh phúc, nghiên cứu tổng kết rằng sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, chung

lưng đấu cật làm ăn kinh tế là yếu tố quan trọng hàng đầu, sau đó là ổn định
cuộc sống gia đình, nuôi dạy con cái và giữ gìn các mối quan hệ đối nội, đối
ngoại hiếu thảo với ông bà cha mẹ cũng là yếu tố không kém phần quan trọng
tạo nên gia đình hạnh phúc. Cuối bài báo, tác giả đưa ra những giải pháp rất
xác thực dựa trên kết quả khảo sát. Như vậy, một lần nữa khẳng định mặc dù
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, thông tin hiện đại không ngừng cập
nhật đến từng gia đình, song những chuẩn mực văn hóa truyền thống vẫn luôn
thể hiện đáng kể trong cuộc sống, giá trị cá nhân ngày càng đề cao, người phụ
nữ đã chủ động hơn trong gia đình rất nhiều [44].
Xuất phát từ khía cạnh đạo đức trong mối quan hệ giữa con người với
con người. Đặc biệt trong mối quan hệ giữa người chủ và người làm thuê của
con người trong xã hội thì Kinh Thánh của người Công giáo cũng rất coi
trọng. Để bênh vực những người lao động bị hà hiếp, tàn bạo, Cựu ước đã
đưa ra những quy chế xã hội ràng buộc rất chặt giữa người làm chủ, đối với
việc thuê mướn người lao động, là làm thuê ngày nào thì được trả công ngày
ấy. “Ngươi sẽ không xử tệ với người làm thuê nghèo khó, bần cùng trong
hàng anh em của ngươi hay với khách ngụ trên đất ngươi, trong các cổng
thành của ngươi, ngày nào ngươi phải trả công cho nó ngày ấy, mặt trời sẽ
không lặn trên điều ngươi mắc nó, vì nó nghèo khó và ước nguyện của nó
được đặt cả vào đó. Như thế, nó sẽ không kêu trách tên ngươi với Thiên
Chúa và tội vạ sẽ không có trên ngươi”. Về mặt này, Kinh Tân ước có phần
thoáng hơn về mặt xã hội trong lao động của con người. Bởi bản thân Chúa
Giêsu cũng là một người lao động. Chúa Giêsu coi lao động là một hoạt
động tất yếu và là bổn phận chung giữ vị trí quan trọng trong đời sống của
con người. Chính nhờ lao động mà con người vừa có kế để sinh nhai, vừa
15


đảm bảo được độc lập, tự do trong cuộc sống, không lệ thuộc vào bất cứ ai,
con người sẽ làm chủ được cuộc sống và như thế về cơ bản con người sẽ đạt

tới sự hạnh phúc. Ngoài ra, lao động còn tạo điều kiện cho các tín hữu Kitô
thực thi bác ái, giúp đỡ người túng thiếu, tăng cường việc thiện. “Đừng để kẻ
cắp tái phạm mà hãy cho nó lao động làm ăn bằng chính đôi tay của mình, để
chính nó cũng có khả năng cứu giúp những người túng thiếu” [3, tr 94-96].
Khi nghiên cứu quan điểm của Phật giáo về hạnh phúc trong bài viết
của Ngọc Văn và Phạm Thị Thúy “Hạnh phúc và con đường tìm kiếm hạnh
phúc theo quan điểm của Phật giáo” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Gia đình
và Giới, tác giả đã cung cấp bức tranh rất chi tiết về các yếu tố gia đình liên
quan đến việc gìn giữ hạnh phúc, cụ thể như: Đạo Phật coi gia đình là một
tiểu thế giới. Gia đình không bình yên thì con người sống trong tiểu thế giới
đó không bình yên và xã hội cũng không bình yên. Chính vì thế, Đức Phật có
“Kinh hạnh phúc người tại gia”,…có bốn điều mà Đức Phật chỉ ra cho người
tu sĩ tại gia cần phải làm để tạo cuộc sống hiện tại được hạnh phúc: 1) Phải có
một nghề nghiệp giỏi, phải siêng năng và nhiệt thành trong nghề nghiệp của
mình; 2) Phải bảo vệ nguồn thu nhập của mình đừng để bị thiên tai làm tổn
hại và trộm cắp lường gạt. Nguồn thu nhập phải hợp pháp; 3) Tránh xa bạn
ác. Luôn cẩn thận và học hỏi với những người có đức hạnh và trí tuệ; 4) Chi
tiêu phải phù hợp với thu nhập của mình, không tiêu pha lãng phí tiền bạc
trong cờ bạc và tửu sắc. Còn để tạo cho đời sống tương lai được hạnh phúc,
Đức Phật khuyên: 1) Có niềm tin trọn vẹn về giá trị đạo đức và tâm linh (tức
là có đức tin Tam bảo, Phật, Pháp, Tăng và tin luật nhân quả); 2) Thực hành
năm điều đạo đức bằng cách không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm,
không nói dối và không dùng những chất làm não loạn tâm trí như rượu và ma
túy; 4) Bố thí và làm những công việc từ thiện. Ngoài những điều nêu trên
đạo Phật còn chỉ dẫn về con đường để đi tới hạnh phúc là thật đơn giản và
không quá cao siêu, ai cũng có thể làm được để tìm kiếm hạnh phúc cho
16



×