Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Luận văn sư phạm Quản lý nhân sự trường trung cấp y tế Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường ĐHSP Hà
Nội 2, Ban Chủ nhiệm Khoa Công nghệ thông tin, đã tạo điều kiện cho em
được tiếp cận thực tế, áp dụng kiến thức lý thuyết vào đời sống thực tiễn, tạo
cơ sở tổng hợp được nhiều kiến thức, trang bị được nhiều kỹ năng cần thiết,
tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu. Qua đó, nó còn giúp chũng em làm
quen được cơ cấu tổ chức cũng như cách làm việc tại các cơ quan. Đó chính
là những hành trang vô cùng quý giá để chúng em vững bước vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường trung cấp y tế Bắc
Kạn đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu công tác thực tế tại cơ quan.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Trịnh Đình Thắng giảng
viên trực tiếp hướng dẫn đã tận tình quan tâm và chỉ bảo em trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Và em cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa đã tận tình
giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết trong suốt quá
trình học tập tại trường, để hôm nay chúng em vận dụng những kiến thức tích
lũy được áp dụng vào thực tế. Cám ơn tập thể lớp K34 CNTT cùng bạn bè
thân hữu đã giúp đỡ, động viên, đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi. Tất
cả những điều đó là nguồn động lực rất lớn để em có thể hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Xuân Hòa, ngày 07 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Triệu Thu Hường

1


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Triệu Thu Hường


Sinh viên lớp: K34 – CNTT, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan:
1. Đề tài: “Quản lý nhân sự trường trung cấp y tế Bắc Kạn” là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Trịnh Đình
Thắng và có sử dụng tham khảo của một số tác giả.
2. Khóa luận không sao chép từ các tài liệu sẵn có nào.
3. Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Xuân Hòa, ngày 07 tháng 05 năm 2012
Người cam đoan

Triệu Thu Hường

2


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ..................................................................................................... 1
Lời cam đoan ................................................................................................. 2
Mở đầu ........................................................................................................... 5
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết chung ................................................................ 8
1.1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu SQL .......................................................... 9
1.1.1 Giới thiệu chung về SQL ............................................................... 9
1.1.2 Giới thiệu các tập lệnh cơ bản của SQL ........................................ 11
1.2 Giới thiệu về ngôn ngữ Visual C# ........................................................ 15
Chƣơng 2: Phân tích hệ thống ..................................................................... 18
2.1 Khảo sát hệ thống .................................................................................. 19
2.1.1 Vài nét về trường trung cấp y tế Bắc Kạn ..................................... 19
2.1.2 Qui trình hoạt động ........................................................................ 20
2.2 Phân tích hệ thống ................................................................................. 24

2.2.1 Sơ đồ phân cấp chức năng ............................................................. 24
2.2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh........................................................ 25
2.3 Mô hình dòng dữ liệu (DFD) ................................................................ 28
2.3.1 Mô hình DFD mức 0 ...................................................................... 28
2.3.2 Mô hình DFD mức 1 ...................................................................... 29
2.3.3 Mô hình DFD mức 2 ...................................................................... 30
Chƣơng 3: Thiết kế hệ thống........................................................................ 34
3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu ............................................................................ 35
3.1.1 Mô hình quan hệ ............................................................................ 35
3.1.2 Mô hình vật lý ................................................................................ 39
3.2 Thiết kế giao diện .................................................................................. 53
3.2.1 Menu hệ thống ............................................................................... 53

3


3.2.2 Giao diện đăng nhập ...................................................................... 53
3.2.3 Giao diện quản lý nhân viên .......................................................... 54
3.2.4 Giao diện quản lý đơn vị công tác ................................................. 54
3.2.5 Giao diện quản lý lương................................................................. 55
3.2.6 Giao diện quản lý nhân thân .......................................................... 55
3.2.7 Giao diện quản lý quá trình đào tạo ............................................... 56
3.2.8 Giao diện quản lý quá trình bồi dưỡng .......................................... 56
3.2.9 Giao diện quản lý quá trình công tác ............................................. 57
3.2.10 Giao diện quản lý khen thưởng .................................................... 57
3.2.11 Giao diện quản lý kỷ luật ............................................................. 58
3.2.12 Báo cáo “Danh sách nâng lương” ................................................ 58
3.2.13 Báo cáo “Danh sách nhân viên” .................................................. 59
Kết luận và hƣớng phát triển đề tài ............................................................ 60
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 62

Hƣớng dẫn sử dụng ....................................................................................... 63

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã có những bước phát triển
vô cùng quan trọng, đặc biệt là công nghệ thông tin. Việc nghiên cứu và triển
khai các hệ thống có ứng dụng của Công nghệ thông tin để phục vụ cho các
công việc trong cuộc sống đang được tiến hành trong nhiều lĩnh vực và trong
tương lai sẽ ngày càng được đẩy mạnh hơn nữa. Các hệ thống này trong thực
tế đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả lao
động và quản lý.
Ở các nước phát triển, máy tính được sử dụng phổ biến trong các ngành
kinh tế, giáo dục, y tế… và các ứng dụng của máy tính này đã cho ra được
những kết quả tốt ảnh hưởng tích cực tới kinh tế xã hộ của các nước này.
Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã ứng dụng máy tính vào 1 số lĩnh vực,
và phần nào đã đạt được kết quả tích cực.
Trường trung cấp y tế Bắc Kạn vẫn sử dụng phương pháp làm việc trên
giấy tờ là chính. Do đó việc lưu trữ dữ liệu cũng như tìm kiếm dữ liệu, làm
việc với dữ liệu liên quan đến thông tin nhân viên, lương, khen thưởng, kỷ
luật… còn rất mất thời gian.
Vì thế, hệ thống quản lý nhân sự trường trung cấp y tế Bắc Kạn cần có
sự có mặt của máy tính vì những lý do sau đây:
+ Khả năng của máy tính có thể thay thế phương pháp lưu trữ thông
tin truyền thống. Bộ nhớ của máy tính lớn, cho phép lưu trữ 1 khối lượng
thông tin khổng lồ trong 1 thời gian dài. Khả năng sao lưu dữ liệu tại nhiều
nơi nên dữ liệu có thể được bảo toàn và khôi phục nhanh chóng trong những
điều kiện khắc nghiệt nhất. Sử dụng máy tính là tiết kiệm diện tích dùng để

lưu trữ dữ liệu so với phương pháp truyền thống.
5


+ Máy tính hỗ trợ khả năng tìm kiếm và làm việc với dữ liệu nhanh,
hiệu quả và chính xác hơn qua đó làm giảm khối lượng công việc cho người
sử dụng mà thu lại được hiệu quả tương đương hoặc hơn thế.
+ Sử dụng máy tính sẽ làm giảm bớt các thủ tục hành chính, làm cho
công việc trôi chảy hơn và hiệu quả hơn.
Trường có hệ thống cơ sở vật chất có thể đáp ứng được các yêu cầu của
hệ thống. Ban lãnh đạo trường có mong muốn xây dựng một hệ thống quản lý
theo hướng tin học hóa.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện đại hóa công tác quản lý trong trường
trung cấp chuyên nghiệp, em xin được chọn đề tài “Quản lý nhân sự trường
trung cấp y tế Bắc Kạn” làm đề tài tốt nghiệp.
2. Mục đích, nhiệm vụ đề tài
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc quản lý nhân
sự đã đảm bảo được đầy đủ chính xác, tiện lợi và phù hợp với nhu cầu thực tế.
Hệ thống quản lý nhân sự trường trung cấp y tế Bắc Kạn được thiết kế
với mục đích hỗ trợ phòng hành chính của trường trong công tác quản lý hồ
sơ nhân viên, theo dõi quá trình thi đua khen thưởng của nhân viên trong
trường một cách dễ dàng, đồng thời giúp cho việc lưu trữ thông tin được lâu
dài, gọn nhẹ qua hệ thống cơ sở dữ liệu.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập và phân tích các tài liệu và thông tin có liên quan đến đề tài.
- Phân tích – tổng hợp.
- Kết hợp nghiên cứu tài liệu với các tiến hành đặt cụ thể.
4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu

6



4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Trong đề tài này đi tập trung vào quản lý Nhân sự, quản lý hồ sơ nhân
viên.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này sẽ nghiên cứu về quản lý nhân sự của trường
trung cấp y tế Bắc Kạn.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nếu “đề tài” này được thực hiện thì sẽ tiết kiệm thời gian công sức để
quản lý cán bộ, nhân viên trong trường Trung cấp y tế Bắc Kạn.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích hệ thống
Chương 3: Thiết kế hệ thống

7


Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết

Nội dung:
 Tổng quan về cơ sở dữ liệu SQL
 Giới thiệu về ngôn ngữ Visual C#

8


1.1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu SQL

1.1.1 Giới thiệu chung về SQL
1. SQL là gì?
SQL là viết tắt của Structure Query Language, nó là một công cụ quản lý
dữ liệu được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Hầu hết các ngôn ngữ bậc cao
đều có trình hỗ trợ SQL như Visual Basic, Oracle, Visual C...
Trong Oracle tất cả các chương trình và người sử dụng phải sử dụng SQL
để truy nhập vào dữ liệu trong CSDL của Oracle. Các chương trình ứng dụng
và các công cụ Oracle cho phép người sử dụng truy nhập tới CSDL mà không
cần sử dụng trực tiếp SQL. Nhưng những ứng dụng đó khi chạy phải sử dụng
SQL.
2. Lịch sử phát triển
SQL được phát triển từ ngôn ngữ SEQUEL2 bởi IBM theo mô hình
Codd tại trung tâm nghiên cứu của IBM ở California, vào những năm 70 cho
hệ thống QTCSDL lớn.
Ðầu tiên SQL được sử dụng trong các ngôn ngữ quản lý CSDL và chạy
trên các máy đơn lẻ. Song do sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu xây dựng
những CSDL lớn theo mô hình khách chủ (trong mô hình này toàn bộ CSDL
được tập trung trên máy chủ (Server)). Mọi thao tác xử lý dữ liệu được thực
hiện trên máy chủ bằng các lệnh SQL máy trạm chỉ dùng để cập nhập hoặc lấy
thông tin từ máy chủ). Ngày nay trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có
sự trợ giúp của SQL. Nhất là trong lĩnh vực phát triển của Internet ngôn ngữ
SQL càng đóng vai trò quan trọng hơn. Nó được sử dụng để nhanh chóng tạo
các trang Web động…

9


SQL đã được viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI) và tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế (ISO) chấp nhận như một ngôn ngữ chuẩn cho CSDL quan hệ. Nhưng
cho đến nay chuẩn này chưa đưa ra đủ 100%. Nên các SQL nhúng trong các

ngôn ngữ lập trình khác nhau đã được bổ xung mở rộng cho SQL chuẩn cho
phù hợp với các ứng dụng của mình. Do vậy có sự khác nhau rõ ràng giưã các
SQL.
3. Ðặc điểm của SQL và đối tƣợng làm việc
a, Ðặc điểm:
SQL là ngôn ngữ tựa tiếng Anh.
SQL là ngôn ngữ phi thủ tục. Nó không yêu cầu ta cách thức truy nhập
CSDL như thế nào. Tất cả các thông báo của SQL đều rất dễ sử dụng và ít khả
năng mắc lỗi.
SQL cung cấp tập lệnh phong phú cho các công việc hỏi đáp dữ liệu.
+Chèn, cập nhật, xoá các hàng trong một quan hệ.
+Tạo, sửa đổi, thêm và xoá các đối tượng trong của CSDL.
+Ðiều khiển việc truy nhập tới cơ sở dữ liệu và các đối tượng của CSDL
để đảm bảo tính bảo mật của CSDL.
+Đảm bảo tính nhất quán và sự ràng buộc của CSDL.
Yêu cầu duy nhất để sử dụng cho các hỏi đáp là phải nắm vững được các
cấu trúc CSDL của mình.
b, Ðối tƣợng làm việc của SQL:
Là các bảng (tổng quát là các quan hệ) dữ liệu hai chiều. Các bảng này
bao gồm một hoặc nhiều cột và hàng. Các cột gọi là các trường, các hàng gọi
là các bản ghi. Cột với tên gọi và kiểu dữ liệu (kiểu dữ liệu của mỗi cột là duy

10


nhất) xác định tạo nên cấu trúc của bảng (ta có thể dùng lệnh Desc [ribe]
TABLE-name để xem cấu trúc của bảng, phần tuỳ chọn [] có thể được bỏ
trong Oracle). Khi bảng đã được tổ chức hệ thống cho một mục đích nào đó có
một CSDL.
4. Các kiểu dữ liệu cơ bản của SQL

- Integer: Số nguyên: -2147483648 đến 2147483647
- Smallinteger: -32768 đến 32767
- Number (n, p): số thập phân độ dài tối đa là n kể cả p chữ số thập phân
(không tính dấu chấm).
- Char (n) : Xâu có độ dàI cố định là n, n<=255
- Varchar (n): Xâu có độ dàI biến đổi (0-:-n)
- Long varchar: Xâu có độ dài không cố định, độ dài có thể thay đổi
4Kb-: -32Kb
- Date: Dữ liệu kiểu ngày.
1.1.2 Giới thiệu các tập lệnh cơ bản của SQL
Tập lệnh SELECT: Ðây là lệnh thường được dùng nhiều nhất trong
CSDL, nó thường được sử dụng để nhận dữ liệu từ CSDL.
Tập lệnh INSERT, UPDATE, DELETE: Các lệnh này thường hay được
dùng để vào một hàng mới, sửa đổi hay xoá bỏ các hàng đã tồn tại trong các
quan hệ của CSDL.
Tập lệnh CREATE, ALTER, DROP: Ba lệnh này dùng để tạo, thay đổi,
xoá bỏ bất kỳ cấu trúc dữ liệu nào của các quan hệ như TABLE, VEW,
INDEX…

11


Tập lệnh GRANT, REVOKE: Hai lệnh này được sử dụng để cho phép
quyền truy nhập hay không cho phép quyền truy nhập tới CSDL của Oracle và
cấu trúc bên trong nó.
Trong phần giới thiệu các tập lệnh này ta dùng ba bảng quan hệ sau làm
ví dụ minh hoạ:
R1 (Nhân viên) (#NV, Ho_tên, Nsinh, nghề nghiệp, Ðịa chỉ, lương)
R2 (Liên kết) (#NV, #MP)
R3 (phong) (#Mp,Tên_phong, tel)

Lệnh SELECT:
* Mệnh đề SELECT tương ứng với toán tử project (phép chiếu p) của đại
số quan hệ. Nó được dùng để tạo danh sách các thuộc tính mà ta mong muốn.
Khối lệnh SELECT gồm có ba mệnh đề chính:
+ SELECT: Xác định nội dung của các cột cần đưa ra.
+ FROM: Danh sách các quan hệ được quét qua.
+ WHERE: Ứng với một khẳng định lựa chọn của đại số quan hệ. Nó là
một khẳng định liên quan đến các thuộc tính của quan hệ xuất hiện trong
mệnh đề FROM:
Một hỏi đáp cuả SELECT thường có dạng:
SELECT [distinct]*/A1..An FROM r1..rm
[WHERE p];
Trong đó:
Ai là các thuộc tính

12


rj là các quan hệ (có thể là các TABLEs, VIEWs..). Ta có thể dùng các
bí danh cho các Ai, rj.
p: Là điều kiện ràng buộc.
Ở đây WHERE có thể có hoặc không.
Dùng * để chỉ tất cả các thuộc tính của các quan hệ được chọn.
Hỏi đáp này tương đương với biểu diễn sau trong quan hệ:
pA1..An[S p(r1..rm)]
Ðể loại bỏ các bộ giá trị (các hàng) trùng nhau ta thêm từ khoá Distinct
vào sau SELECT (trước đây SQL thêm từ khoá unique).
Trong khẳng định p: Ta có thể dùng các liên từ logic and, or, not khi kết
hợp nhiều điều kiện.
SELECT Distinc * FROM R1;

*Ðưa ra (họ_tên, Nsinh, chức_vụ, địa_chỉ, lương, tên_phòng) với điều
kiện lương > 500.000 và đia_chỉ không ở Hà nội.
SELECT Ho_tên, Nsinhn, chức_vụ, địa_chỉ, lương, tên_phòng
FROM Nhânviên R1, Liênkêt R2, Phong R3
WHERE (R1.lương>500.000) and (not R1.địa_chỉ=‟Hà nội‟) and
(R1.#NV=R2.#NV) and (R2.#MP=R3.#MP);
Có 4 toán tử hay được dùng với các kiểu dữ liệu. Trong mệnh đề
WHERE là:
In (not In)
Between..and..(not between..)
Like (not like)

13


Is null (not is Null).
+ Toán tử In (not In): Dùng để kiểm tra giá trị trong (không nằm trong)
một danh sách được chỉ ra.
SELECT * FROM R1 WHERE đia_chỉ in („Hà nội‟,‟Hà tây‟);
+ Toán tử Between..and..(not ..): Kiểm tra giá trị nằm giữa (không nằm
giữa) một phạm vi được chỉ ra.
SELECT * FROM R1 WHERE lương between 500.000 and 1.000.000;
+ Toán tử like (not like): Dùng để kiểm tra những giá trị giống (không
giống) với giá tri sau like, thường sử dụng với xâu ký tự và khi ta không biết
chính xác giá trị cần tìm kiếm hoặc giá trị cần tìm kiếm giống một mẫu nào
đó. Trong SQL người ta sử dụng ký hiệu % cho xâu con và „_‟cho 1 ký tự bất
kỳ.
SELECT *FROM R1 WHERE hoten=‟_OA%‟;
+ Toán tử Is Null (not is Null): Kiểm tra cho các giá trị rỗng (không
rỗng);

SELECT *FROM R1 WHERE Dia_chi Not Is Null;
Các hàm hay được sử dụng trong mệnh đề SELECT:
+ AVG: Tính giá trị trung bình của một hoặc nhiều trường bỏ qua các giá
trị rỗng.
SELECT AVG(lương) FROM R1;
+ Count: Được dùng để đếm các bộ (hàng).
SELECT count(*) FROM R1 WHERE lương>500.000
+ Hàm Max: Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

14


SELECT Max(lương) FROM R1 WHERE địa_chỉ=‟Hà_tây‟;
+ Hàm Min: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
SELECT Min(lương) FROM R1 WHERE địa_chỉ=‟Hà_tây‟;
+ Hàm Sum: Tính tổng giá trị bỏ qua giá trị rỗng.
SELECT Sum(lương) FROM R1;
Ngoài 3 mệnh đề chính trên ta còn có thể :
+ Tìm kiếm theo nhóm nhờ mệnh đề GROUP BY được sử dụng để phân
chia các bộ thành các nhóm nhỏ.
SELECT *FROM R1 Group by Ðia_chỉ;
Thường đi với mệnh đề Group by là mệnh đề Having by sử dụng để chỉ
ra những hạn chế của các nhóm được hiển thị. Chú ý rằng mệnh đề Having by
chỉ đi với Group by và điều kiện của nó chỉ tác động đến từng nhóm bản ghi
được chỉ ra ở mệnh đề Group by chứ không tác động đến toàn bảng.
SELECT * FROM R1
Group by chức_vụ
Having by lương>500.000
Sắp xếp theo một hoặc nhiều trường ta dùng mệnh đề
ORDER BY (colum1/[ASc|Desc] ..)

+ ASc sắp xếp theo chiều tăng (ngầm định)
+ Desc sắp xếp theo chiều giảm
SELECT * FROM R1 ORDER BY lương/Desc, ho_ten;
1.2 Giới thiệu về ngôn ngữ Visual C#
Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy
15


kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao khi
nó thực thi những khái niệm lập trình hiện đại. C# bao gồm tất cả những hỗ
trợ cho cấu trúc, thành phần component, lập trình hướng đối tượng. Những
tính chất đó hiện diện trong một ngôn ngữ lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ
C# hội đủ những điều kiện như vậy, hơn nữa nó được xây dựng trên nền
tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java.
Ngôn ngữ C# được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft, trong đó
người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth. Cả hai người này
điều là những người nổi tiếng, trong đó Anders Hejlsberg được biết đến là
tác giả của Turbo Pascal, một ngôn ngữ lập trình PC phổ biến. Và ông đứng
đầu nhóm thiết kế Borland Delphi, một trong những thành công đầu tiên của
việc xây dựng môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho lập trình client/server.
Phần cốt lõi hay còn gọi là trái tim của bất cứ ngôn ngữ lập trình hướng đối
tượng là sự hỗ trợ của nó cho việc định nghĩa và làm việc với những lớp. Những lớp
thì định nghĩa những kiểu dữ liệu mới, cho phép người phát triển mở rộng ngôn ngữ
để tạo mô hình tốt hơn để giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ C# chứa những từ khóa cho
việc khai báo những kiểu lớp đối tượng mới và những phương thức hay thuộc tính
của lớp, và cho việc thực thi đóng gói, kế thừa và đa hình, ba thuộc tính cơ bản của
bất cứ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
Trong ngôn ngữ C# mọi thứ liên quan đến khai báo lớp điều được tìm
thấy trong phần khai báo của nó. Định nghĩa một lớp trong ngôn ngữ C#
không đòi hỏi phải chia ra tập tin header và tập tin nguồn giống như trong

ngôn ngữ C++. Hơn thế nữa, ngôn ngữ C# hỗ trợ kiểu XML, cho phép chèn
các tag XML để phát sinh tự động các document cho lớp.
C# cũng hỗ trợ giao diện interface, nó được xem như một cam kết với
một lớp cho những dịch vụ mà giao diện quy định. Trong ngôn ngữ C#, một

16


lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất một lớp cha, tức là không cho đa kế thừa
như trong ngôn ngữ C++, tuy nhiên một lớp có thể thực thi nhiều giao diện.
Khi một lớp thực thi một giao diện thì nó sẽ hứa là nó sẽ cung cấp chức
năng thực thi giao diện.
Trong ngôn ngữ C#, những cấu trúc cũng được hỗ trợ, nhưng khái niệm
về ngữ nghĩa của nó thay đổi khác với C++. Trong C#, một cấu trúc được
giới hạn, là kiểu dữ liệu nhỏ gọn, và khi tạo thể hiện thì nó yêu cầu ít hơn về
hệ điều hành và bộ nhớ so với một lớp. Một cấu trúc thì không thể kế thừa từ
một lớp hay được kế thừa nhưng một cấu trúc có thể thực thi một giao diện.
Ngôn ngữ C# cung cấp những đặc tính hướng thành phần (componentoriented), như là những thuộc tính, những sự kiện. Lập trình hướng thành
phần được hỗ trợ bởi CLR cho phép lưu trữ metadata với mã nguồn cho một
lớp. Metadata mô tả cho một lớp, bao gồm những phương thức và những
thuộc tính của nó, cũng như những sự bảo mật cần thiết và những thuộc
tính khác. Mã nguồn chứa đựng những logic cần thiết để thực hiện những
chức năng của nó. Do vậy, một lớp được biên dịch như là một khối selfcontained, nên môi trường hosting biết được cách đọc metadata của một lớp
và mã nguồn cần thiết mà không cần những thông tin khác để sử dụng nó.
Một lưu ý cuối cùng về ngôn ngữ C# là ngôn ngữ này cũng hỗ trợ việc truy
cập bộ nhớ trực tiếp sử dụng kiểu con trỏ của C++ và từ khóa cho dấu
ngoặc [] trong toán tử. Các mã nguồn này là không an toàn (unsafe). Và bộ
giải phóng bộ nhớ tự động của CLR sẽ không thực hiện việc giải phóng
những đối tượng được tham chiếu bằng sử dụng con trỏ cho đến khi chúng
được giải phóng.


17


Chƣơng 2: Phân tích hệ thống



Khảo sát hệ thống



Phân tích hệ thống

18


2.1 Khảo sát hệ thống
2.1.1 Vài nét về trƣờng trung cấp y tế Bắc Kạn
Trường trung cấp y tế Bắc Kạn được thành lập theo yêu cầu đào tạo của
Sở y tế tỉnh Bắc Kạn, thành lập vào năm 2010. Trường có nhiệm vụ đào tạo y
tá, y sỹ cho các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, trường còn
có chức năng, nhiệm vụ đào tạo các lớp dân số, liên kết mở các trường trung
cấp, cao đẳng y các tỉnh phía bắc nhằm phục vụ cho nhu cầu của địa phương.
Hiện trường có hơn 800 sinh viên với 3 ngành đào tạo: y sỹ, y tá sơ học, dân
số gồm 12 lớp dài hạn và 2 lớp ngắn hạn đặt tại trung tâm thị xã.
* Sơ đồ tổ chức:

Ban giám hiệu


Phòng Đào tạo

Phòng Công
tác sinh viên

Phòng Hành chính

Phòng Kế toán

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của nhà trường
- Ban Giám hiệu: Ban Giám hiệu bao gồm hiệu trưởng TS. Nguyễn
Đình Học và phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Dũng, là những người có nhiều
kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như trong công tác lãnh đạo đã từng
bước đưa hoạt động của trường ngày càng đi lên. Đến nay các đồng chí đã có
nhiều cống hiến to lớn và đã tạo niềm tin vững chắc trong long toàn thể nhân
viên trong nhà trường.

19


- Phòng Đào tạo: Nhiệm vụ chính của phòng Đào tạo là quản lý điểm
học sinh, sinh viên trong trường, phân công lịch học và lịch giảng dạy cho
sinh viên và giáo viên trong trường.
- Phòng Hành chính: Chuyên giải quyết về các vấn đề về nhân sự bao
gồm việc quản lý hồ sơ, sổ sách, giấy tờ của toàn thể công nhân viên trong
doanh nghiệp.
- Phòng Công tác sinh viên: Nhiệm vụ chính của phòng Công tác sinh
viên là giải quyết các giấy tờ và giải đáp các thắc mắc của sinh viên có liên
quan đến công tác chính trị.
- Phòng Kế toán: Chuyên giải quyết các vấn đề về tiền lương cho toàn

thể nhân viên và các hoạt động thu chi tài chính của nhà trường.
2.1.2 Quy trình hoạt động
Trong mỗi đợt xét tuyển nhân viên hàng năm, nhà trường tiếp nhận rất
nhiều hồ sơ xin việc bao gồm lý lịch, đơn xin, bằng cấp đào tạo và nhiều giấy
tờ kèm theo của người xin việc. Sau đây là một số mẫu biểu đặc trưng nhất
trong hồ sơ xin việc.
* Mẫu biểu Đơn xin việc

20


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC
Kính gửi: .....................................................................................................................................................
Tên tôi là: ....................................................................................................................................................
Bí danh: ......................................................................................................................................................
Dân tộc: ......................................................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................................................................
Địa chỉ đang ở:.............................................................................................................................................
Hộ khẩu thường trú: ....................................................................................................................................
Số sổ lao động: ............................................................................................................................................
Cấp ngày: .....................................................................................................................................................
Nơi cấp: .......................................................................................................................................................
Nơi đang giữ sổ lao động:............................................................................................................................
Số chứng minh thư: .................................... Ngày cấp: ...............................................................................
Nơi cấp: .......................................................................................................................................................
Trình độ học vấn:.........................................................................................................................................
Trình độ nghề nghiệp:..................................................................................................................................

Trình độ ngoại ngữ: .....................................................................................................................................
Nay làm đơn này xin được làm nghề (công việc):.......................................................................................
Tại:...............................................................................................................................................................
Nếu được tôi xin cam đoan:
1. Tuyệt đối chấp hành nội quy, kỷ luật của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp.
2. Thực hiện đúng cam kết khi được tuyển dụng.
3. Nếu vi phạm cam kết tôi xin bồi thường những tổn thất gây ra theo quy định của Nhà nước
………………., ngày ….. tháng …..năm …..
Ngƣời viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hình 2: Mẫu biểu Đơn xin việc

21


* Mẫu biểu Sơ yếu lý lịch

Hình 3: Mẫu biểu Sơ yếu lý lịch

Ban giám hiệu cùng với phòng Hành chính tiến hành xét tuyển, phỏng
vấn và phân bổ cho các phòng ban, đơn vị sao cho phù hợp với chuyên môn
của từng người. Phòng Hành chính sẽ duyệt thông tin của mỗi công nhân viên
để đưa thêm vào danh sách nhân viên hiện có của nhà trường.

22


Hàng tháng nhân viên trong phòng kế toán phải thống kê và chi trả
lương cho nhân viên trên giấy tờ, ngoài lương cơ bản còn có các khoản tiền

khác như: Phụ cấp chức vụ, lương thưởng, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo
hiểm y tế, tiền khen thưởng, kỷ luật… Trong 1 tháng, các tổ trưởng thông kê
danh sách bảng chấm công của nhân viên bao gồm: Số ngày nghỉ phép, số
ngày nghỉ ốm, số ngày nghỉ không lý do…
Phòng kế toán sẽ tổng hợp lại và thực hiện việc tính toán lương cho
từng nhân viên như sau:
Lương = [bậc lương] * ([lương cơ bản] + [Phụ cấp chức vụ])
Bậc lương được tính như sau:
+ Hệ trung cấp: 1,86
+ Hệ cao đẳng: 2,1
+ Đại học: 2,34
Và mỗi bậc lương được tính như sau:
+ Trung cấp: 0,2
+ Cao đẳng: 0,31
+ Đại học: 0,33
Đối với cán bộ, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc
hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét
bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.
Đối với cán bộ bị kỷ luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có cách
giải quyết khác nhau.

23


2.2 Phân tích hệ thống
2.2.1 Sơ đồ phân cấp chức năng

Hệ thống quản lý nhân sự

Quản lý danh mục


Tìm kiếm

Báo cáo - thống kê

Hình 4: Sơ đồ phân cấp chức năng
Qua khảo sát quy trình hoạt động của hệ thống, nghiên cứu các nghiệp vụ, ta
thấy nổi bật 3 chức năng chính là: Quản lý danh mục, tìm kiếm, báo cáo – thống kê.
Chức năng Quản lý danh mục có nhiệm vụ quản lý các danh mục thông
tin nhân viên, quá trình công tác, quá trình bồi dưỡng, quản lý nâng lương. Và
công việc này chỉ được sử dụng bởi người quản lý.
Chức năng tìm kiếm có thể áp dụng cho: quản lý (nhân viên phòng
nhân sự). Chức năng này phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, tra cứu thông tin
của nhân viên một cách nhanh nhất bằng cách tìm theo mã nhân viên, theo họ
tên nhân viên, tìm theo CMTND của nhân viên.
Chức năng thống kê báo cáo: có nhiệm vụ thống kê và lập các báo cáo
theo các tiêu chuẩn khác nhau, qua đó hỗ trợ công tác quản lý, lập kế hoạch
bổ sung nhân viên cho công ty.

24


2.2.2 Sơ đồ phân rã chức năng
2.2.1.1 Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý danh mục

Quản lý
nhân viên
Quản lý quá
trình đào tạo
Quản lý quá

trình công tác

Quản lý
danh mục

Quản lý
nâng lương
Quản lý
đơn vị
Quản lý
nhân thân
Quản lý quá
trình bồi dưỡng
Khen thưởng
Kỷ luật

Hình 5: Sơ đồ phân ra chức năng Quản lý danh mục

25


×