Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2006 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.66 KB, 30 trang )

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU

1

B. NỘI DUNG

2

I. Khái niệm về dịch vụ, thương mại dịch vụ, TMDV quốc tế

2

1. Dịch vụ

2

2. Thương mại dịch vụ

2

II. Tình hình phát triển TMDV quốc tế

3

1. Quy mô kim ngạch XKDV giai đoạn 2006-2016

3

2. Tốc độ tăng trưởng



5

3. Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế

6

4. Top 10 nước dẫn đầu thế giới về XK, NK dịch vụ

14

III. Xu hướng phát triển của TMDV quốc tế

15

IV. Tình hình XKDV của Việt Nam

20

1. Tăng trưởng kim ngạch XK

20

2. Cơ cấu XK DV

23

C. KẾT LUẬN

28


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

29


A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thế giới đã và đang chứng kiến
những thay dổi đáng kể trong thương mại quốc tế với sự lên ngôi của thương mại dịch vụ.
Tuy ra đời sau thương mại hàng hóa nhưng thương mại dịch vụ đã đạt được những kết
quả đáng kể. Với tỷ trọng bằng 20% tổng giá trị thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ
trong những năm gần đây đã phát triển với tốc độ trung bình cao gấp đôi thương mại
hàng hóa và có nhiều triển vọng to lớn.
Bước sang thế kỷ XXI là thế kỷ của toàn cầu hóa tự do hóa thương mại, các nước trên thế
giới đều tập trung vào phát triển kinh tế. Kinh tế đã trở thành vấn đề cốt lõi trong mọi
hoạt động quốc tế. Các quốc gia đều nhận thấy rằng, muốn đặt chân vào cộng đồng các
dân tộc trên thế giới cần phải đặt phát triển kinh tế lên vị trí hàng đầu, và con đường duy
nhất là phải chủ động hội nhập kinh tế, phù hợp với xu hướng toàn cầu và khu vực.
Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào
phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Hoạt động thương mại
quốc tế, đặc biệt là thương mại dịch vụ có vai trò như một chiếc cầu nối liên kết hoạt
động kinh tế của các quốc gia, biến nền kinh tế thế giới thành một guồng máy hoạt động
có hiệu quả hơn. Có thể nói thương mại dịch vụ quốc tế và sự phát triển của nó có vai trò
không nhỏ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế các quốc gia trên thế giới.
Nhận thấy tầm quan trọng của sự phát triển thương mại dịch vụ quốc tế, chúng em lựa
chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình phát triển thương mại dịch vụ quốc tế giai đoạn 2006 2016” đề phân tích, đánh giá tình hình phát triển và sự tác động của dịch vụ thương mại
quốc tế đối với nền kinh tế thế giới trong 10 năm trở lại đây.

1



B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
QUỐC TẾ
1. Dịch vụ
1.1. Khái niệm
Dịch vụ là sản phẩm của lao động xã hội mà sản phẩm tạo ra không tồn tại dưới hình thái
vật chất, trong đó quá trình cung ứng và tiêu thụ diễn ra đồng thời để nhằm thỏa mãn
những nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của con người.
2. Thương mại dịch vụ
2.1. Khái niệm
Thương mại là một ngành kinh tế độc lập mà hoạt động của nó là mua, bán hàng hóa và
dịch vụ. Trong thương mại có 3 lĩnh vực chính: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ
và thương mại đầu tư.
Thương mại dịch vụ là hoạt động mua bán, cung cấp các loại dịch vụ. Nói cách khác,
thương mại dịch vụ là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư: từ sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
2.2. Đặc điểm


Thứ nhất: Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình, không sờ mó, nhìn thấy được nhưng lại
được cảm nhận qua tiêu dùng trực tiếp của khách hàng. Quá trình sản xuất và tiêu
dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng thời, nhưng hiệu quả của dịch vụ đối với người
tiêu dùng lại rất khác nhau. Do đó, việc đánh giá hiệu quả thương mại dịch vụ phức



tạp hơn so với thương mại hàng hóa.
Thứ hai: Thương mại dịch vụ có phạm vi hoạt động rất rộng, từ dịch vụ cho tiêu
dùng cá nhân đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả các ngành của

nền kinh tế quốc dân, thu hút đông đảo người tham gia với trình độ cũng rất khác
nhau, từ lao động đơn giản như giúp việc gia đình, bán các hàng lưu niệm ở khu du
2


lịch đến lao động chất xám có trình độ cao như các chuyên gia tư vấn, chuyên gia
giáo dục…, do đó đây là một lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển và tạo được nhiều


công ăn việc làm, rất có ý nghĩa về kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay.
Thứ ba: Thương mại dịch vụ hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngoài tác dụng trực
tiếp của bản thân dịch vụ, nó còn có vai trò trung gian đối với sản xuất và thương
mại hàng hóa, nên phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng gián tiếp lên tất cả
các ngành của nền kinh tế quốc dân, do đó tác dụng của thương mại dịch vụ là rất
lớn. Người ta tính rằng, nếu thương mại dịch vụ được tự do hóa thì lợi ích của nó
còn cao hơn thương mại hàng hóa hiện nay và xấp xỉ bằng lợi ích thu được khi tự do
hóa thương mại hàng hóa hoàn toàn cho cả hàng hóa nông nghiệp và hàng hóa công



nghiệp.
Thứ tư: Thương mại dịch vụ khi lưu thông qua biên giới gắn với từng con người cụ
thể, chịu tác động bởi tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ và cá tính
của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, điều này khác với thương mại hàng
hóa, sản phẩm là vật vô tri vô giác, đi qua biên giới có bị kiểm soát nhưng không
phức tạp như kiểm soát con người trong thương mại dịch vụ, vì thế mà thương mại
dịch vụ phải đối mặt nhiều hơn với những hàng rào thương mại so với thương mại
hàng hóa. Các cuộc thương lượng để đạt được tự do hóa thương mại dịch vụ thường
gặp nhiều khó khăn hơn tự do hóa thương mại hàng hóa, nó còn phụ thuộc vào tình
hình chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa của nước cung cấp và nước tiếp nhận dịch

vụ đó.

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ
1. Quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2006 – 2016

3


6
5

4.08
3.6

4

3.6

4.5

4.59

2011

2012

4.9

5.2


4.9

4.9

2015

2016

3.9

3.08

3
2
1
0
2006

2007

2008

2009

2010

2013

2014


Ng uồn: WTO

Biểu đồ 1: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ THẾ GIỚI
GIAI ĐOẠN 2006 – 2016 (đơn vị: tỷ USD)
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng từ năm 2006 đến năm 2013, sang năm
2015 giảm và có xu hướng ổn định (không tăng không giảm) giai đoạn từ 2015 đến 2016.
Nguyên nhân cho sự tăng trưởng trên bao gồm:


Cách mạng khoa học kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ, làm tăng sản
lượng trong ngành này cũng như dẫn đến sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ




mới, mở rộng khả năng tiêu dùng dịch vụ.
Chu kỳ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước làm đời sống nhân dân tăng cao.
Sự phst triển mạnh mẽ của thương mại hàng hóa quốc tế, các quan hệ quốc tế và trao
đổi công nghệ, sự phát triển của thị trường vốn và sức lao động thế giới.

Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và mạnh. Tăng từ
3.080 tỷ USD năm 2006 lên 4.080 tỷ USD năm 2008 (Tăng 1000 tỉ USD trong vòng 2
năm).
Sang đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giảm mạnh (giảm 500 tỷ USD).
Nguyên nhân của sự suy giảm này chính là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào
năm 2008, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 2007.
4


Giai đoạn 2009 đến 2014, kim ngạch xuất khẩu thế giới tăng đáng kể và vượt mức 4.080

tỷ năm 2008. Trong đó đặc biệt phải kể đến giai đoạn 2010 – 2011 (tăng 600 tý USD).
Sang năm 2015, do tác động của cuộc khủng hoảng dầu giá dầu (từ giữa năm 2014 và kéo
dài đến năm 2016), kim ngạch xuất khẩu dịch vụ có xu hướng giảm năm 2015 và giữ
nguyên cho đến năm 2016.
2. Tốc độ tăng trưởng
40
30
20
10
0
2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015


2016

-10
-20
-30
-40
Nguồn: World Bank
XKHH
XKDV

Biểu đồ 2: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VÀ XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2006 – 2016 (đơn vị: %)
Nhìn chung, giai đoạn 2006 đến 2016 cả tốc độ tăng trưởng XKDV và XKHH đều có
nhiều biến động mạnh do tác động của các cuộc khủng hoảng. Và tốc độ tăng trưởng của
cả XKDV và XKHH đều có xu hướng giảm dần.
Giai đoạn 2008 – 2010 và 2014 – 2016 là 2 giai đoạn tốc độ tăng trưởng XKDV và
XKHH giảm mạnh nhất (tốc độ tăng trưởng XKHH giảm từ 15.2% năm 2008 xuống
-22.5% năm 2009, từ 0.6% năm 2014 xuống -12.8% năm 2015; tốc độ tăng trưởng XKDV
giảm từ 13.3% năm 2008 xuống -11.8% năm 2009, từ 0.6% năm 2014 xuống -5.8% năm
2015). Nguyên nhân của sự giảm mạnh trong tốc độ tăng trưởng của 2 thời kỳ này là do
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và cuộc khủng hoảng giá dầu năm 2014.
5


Tuy nhiên, so sánh với tốc độ tăng trưởng XKHH thì tốc độ tăng trưởng XKDV biến động
nhẹ hơn và ổn định hơn. Tốc độ tăng trưởng của XKDV dao động trong khoảng từ -11.8%
đến 16.9%. Trong khi tốc độ tăng trưởng của XKHH dao động từ -22.5% đến 20.1%. Có
thể thấy, tốc độ tăng trưởng của XKDV bị tác động ít hơn bởi các nhân tố bên ngoài so
với tốc độ tăng trưởng của XKHH.
3. Cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế

3.1. Tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế

2005
25
46.6

2016
Vận tải
Du lịch
Dịch vụ thương
mại khác

19.5

53.8

Vận tải
Du lịch
Dịch vụ thương
mại khác

26.7
28.4

Biểu đồ 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ
NĂM 2005 VÀ NĂM 2016 (cr: worldbank.org; đơn vị:%)
Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế
giữa năm 2005 và năm 2016. Cơ cấu thương mại dịch vụ có sự thay đổi theo hướng giảm
tỷ trọng dịch vụ vận tải và tàu biển (một lĩnh vực thống trị thị trường trước kia) từ 25%
xuống còn 19.5% và giảm nhẹ tỷ trọng ngành du lịch từ 28.4% xuống còn 26.7% trong

giai đoạn 11 năm từ năm 2005 đến năm 2016. Trong khi đó, tỷ trọng các ngành dịch vụ
thương mại khác bao gồm một số ngành như: viễn thông, tài chính, giáo dục, máy tính
thông tin,… có sự tăng lên đáng kể trong 11 năm, từ 46.6% (năm 2005) lên đến 53.8%
(năm 2016). Điều này chứng tỏ xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng cách mạng

6


công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển, đưa nhóm ngành dịch vụ thương mại khác nâng
cao tỷ trọng trong cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế.
3.2. Sự phát triển của các nhóm dịch vụ chủ yếu
3.2.1: Dịch vụ du lịch quốc tế
1600

1451

1400
1285

1121

1200

1100
956

1000883

1245
1157


1054

935

800857

1392

Số lượng khách du lịch
quốc tế (tỷ người)
Doanh thu dịch vụ du lịch
quốc tế (tỷ đô)

600
400
200
0
2006

2008

2010

2012

2014

2016


Biểu đồ 4: TĂNG TRƯỞNG SỐ LƯỢNG KHÁCH VÀ DOANH THU DỊCH VỤ DU
LỊCH QUỐC TẾ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016 (cr: worldbank.org)
Theo số liệu thống kê Du lịch quốc tế từ năm 2006 đến năm 2016 của Worldbank, ta có
thể thấy sự khác nhau giữa lượng khách du lịch cũng như doanh thu dịch vụ du lịch trong
10 năm trở lại đây.
Nhìn chung, dịch vụ du lịch quốc tế có sự phát triển tương đối mạnh mẽ so với các ngành
dịch vụ khác. Số lượng khách du lịch không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh
từ năm 2010-2012. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian từ 2008-2010, lượng khách du lịch
quốc tế tăng chậm và không đáng kể, kéo theo doanh thu tụt giảm so với các năm trước.
Theo tổ chức Du lịch quốc tế UNWTO, nguyên nhân trước hết là do thất nghiệp gia tăng
trong khi phần lớn các nước vẫn dự báo kinh tế giảm sút, cùng với dịch cúm A/H1N1 tiếp
tục lây lan gây lo ngại cho khách du lịch. Tại hội nghị du lịch toàn cầu ở Brazil năm 2009,
các chuyên gia dự báo, ngành "công nghiệp không khói" thế giới có thể phải gánh chịu
7


thiệt hại hơn 2 tỷ USD do dịch cúm A/H1N1 mà trong thời gian từ nay đến hết năm 2010.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân như: triển vọng phục hồi kinh tế ở phần lớn các quốc
gia đều được dự báo sẽ chậm hơn, sự giảm sút của hoạt động kinh doanh và thu nhập dôi
dư của người lao động,…
Từ năm 2010-2014, doanh thu ngành du lịch có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng. Đến năm
2016, doanh thu lại có sự giảm nhẹ. Nguyên nhân chính được cho là vấn đề an toàn an
ninh ở một số quốc gia như Pháp, Mỹ, Bỉ,… Ngoài ra còn do ảnh hưởng vấn đề về tài
chính, chính trị thế giới.
3.2.2: Dịch vụ vận tải quốc tế
25
20

21.6


22.8

21.3

20.2

18.7

17

15
10
5
0
2006

2008

2010

2012

2014

2016

Biểu đồ 5: PHẦN TRĂM KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VẨN TẢI QUỐC TẾ
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016 (cr: worldbank.org; đơn vị: %)
Theo số liệu thống kê từ biểu đồ trên, ta có thể thấy rõ sự giảm tỷ trọng trong xuất khẩu
dịch vụ vận tải quốc tế trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016. Vào năm

2006, dịch vụ vận tải chiếm 21,6% trong tổng xuất khẩu dịch vụ quốc tế và tăng nhẹ lên
22,8% vào năm 2008. Tuy nhiên kể từ 2008-2016, tỷ trọng ngành này giảm dần đều qua
từng năm, đến năm 2016 là 17% trong tổng xuất khẩu dịch vụ.

8


Dịch vụ vận tải từng là lĩnh vực thống trị thị trường, chiếm 42% trong tổng cơ cấu thương
mại dịch vụ quốc tế vào những năm 1980, sau đó giảm đều qua các năm. Nguyên nhân
chính là do tỷ trọng hàng nguyên vật liệu thô giảm mạnh trong thương mại quốc tế, dẫn
đến tỷ trọng và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ vận tải cũng giảm dần.
3.2.3: Các dịch vụ khác
Từ biểu đồ 3 tổng quan về cơ cấu thương mại dịch vụ quốc tế năm 2005 và năm 2016, ta
có thể thấy rằng, tỷ trọng các ngành dịch vụ khác như viễn thông, tài chính, giáo dục,…
có sự tăng trưởng mạnh mẽ đáng kể trong 11 năm, chiếm 53,8% cơ cấu thương mại dịch
vụ.
a) Dịch vụ viễn thông, liên lạc
1800
1600

1546

1400
1200
1037

1000
800

1401


1284
1002

752.8

600
400
200
0
2006

2008

2010

2012

2014

2016

Biểu đồ 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG LIÊN LẠC TRONG
XUẤT KHẨU TMDV TỪ 2006-2016 (cr: worldbank.org, đv: tỷ đô)
Từ biểu đồ 6 có thể thấy xuất khẩu ngành dịch vụ viễn thông liên lạc có sự phát triển
tương đối đều trong 10 năm trở lại đây. Đặc biệt tăng mạnh trong 2 năm từ 2010 đến 2014
và có sự sụt giảm nhẹ trong hai năm 2010 và 2016. Xuất khẩu dịch vụ viễn thông, liên lạc
của thế giới đạt mốc 70 tỷ USD vào năm 2006 và tăng lên 80 tỷ USD vào năm 2007 với
một số quốc gia xuất khẩu lớn như: EU, USA, Canada,… Và tới năm 2017, dịch vụ viễn
thông đã đạt tới sự phát triển ngày càng mạnh mẽ. Điển hình ở Việt Nam, nổi bật là tập


9


đoàn công nghiệp - viễn thông quân đội Viettel với sự có mặt tại 7 quốc gia trên 3 châu
lục lớn của thế giới: châu Á, châu Mỹ và châu Phi.
Ngoài ra, đặc biệt phổ biến trên thế giới ngày nay là dịch vụ công nghệ thông tin xuyên
biên giới mà nổi bật là “các ông lớn” Google, Facebook, Skype, Viber,… với sự phát triển
vô cùng mạnh mẽ.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu Nielsen, tính đến
năm 2016, Google và Facebook đã khẳng định vị thế của mình khi tiếp tục dẫn đầu những
dịch vụ công nghệ thông tin tại Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Facebook
năm 2016 là ứng dụng phổ biến nhất với hơn 146 triệu người dùng ở Mỹ và trung bình 1,8
tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới. Còn với Google, công cụ tìm kiếm
khổng lồ này chiếm giữ năm vị trí trong danh sách Top 10, với tổng cộng 508 triệu người
dùng trên các ứng dụng phổ biến của nó. Mặt khác, trong khi Facebook và Google đều
giữ những vị trí đầu bảng trong năm 2016, thì ứng dụng mua sắm Amazon lại đạt sự tăng
trưởng cao nhất trong năm, với mức tăng 43% kể từ năm 2015. Nhà bán lẻ khổng lồ trên
web này hiện nay có 65 triệu người dùng ứng dụng của nó.
Trong hoàn cảnh tất cả các quốc gia bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện
nay, có thể nói, xuất khẩu ngành dịch vụ viễn thông đã, đang và sẽ từng bước phát triển
ngày một lớn mạnh, đưa dịch vụ này trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò chủ chốt
trong nền kinh tế thế giới.
b) Dịch vụ tài chính

10


8.8
8.7


8.7

8.6

8.6

8.5

8.5

8.4

8.4

8.4

8.3
8.2

8.2

8.1
8
7.9
2006

2008

2010


2012

2014

2016

Biểu đồ 7: PHẦN TRĂM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TRONG XUẤT KHẨU
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2016 (cr: worldbank.org; đv: %)
Xuất khẩu dịch vụ tài chính được hiểu là các giao dịch giữa các tổ chức tài chính trong
nước với khách hàng là người không cùng quốc gia cư trú. Năm 2006, xuất khẩu dịch vụ
tài chính đạt 215 tỷ USD và tăng nhanh đạt mức 290 tỷ USD vào năm 2007. Tăng trưởng
bình quân từ năm 2000 đến 2007 là 17% với một số quốc gia tiêu biểu như Mỹ, Hồng
Công, Singapore, Thụy Sỹ,…
Dựa vào biểu đồ 6, ta có thể thấy được sự biến động trong xuất khẩu dịch vụ tài chính từ
2006 – 2016. Sự biến động này xuất phát từ những biến động và sự bất ổn của thị trường
tài chính thế giới trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây.
Từ năm 2006 đến năm 2010, dịch vụ tài chính có sự phát triển tương đối ổn định và tăng
dần qua các năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian 2010-2012, ngành dịch vụ này có sự giảm
sút đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của sự biến động thị trường tài chính
tiền tệ vào năm 2012 với nhiều sự kiện tiêu biểu trên thế giới như: các ngân hàng trung
ương thế giới ồ ạt bơm tiền giải cứu nền kinh tế mà điển hình là Cục dữ trự liên bang Mỹ
(FED), sự tuột dốc trong tăng trưởng của Trung Quốc hay sự kiện Eurozone ngày càng
chìm sâu vào khoản nợ,… Chính những biến động này đã gây nên sự tuột dốc trong xuất
khẩu dịch vụ tài chính từ năm 2010-2012.
11


Vào khoảng thời gian 2012-2014, nền kinh tế thế giới toàn cầu đã có sự chuyển biến phục
hồi rõ rệt tuy còn chậm, kéo theo sự phục hồi của thị trường tài chính và ngành xuất khẩu

dịch vụ tài chính, đưa phần tram kim ngạch xuất khẩu của ngành này tăng lên 0,2% so với
năm 2012.
Đến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ngành này giảm nhẹ 0,1% so với 2 năm trước.
Nguyên nhân được cho là do sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu xuất phát từ
một số sự kiện lớn trên thế giới như: thị trường chứng khoán Trung Quốc sập sàn hay việc
Anh rời khỏi liên minh EU,….
Trong bối cảnh thế giới đang “chạy đua” với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, rất nhiều
ứng dụng công nghệ mới đã ra đời phục vụ cho việc thúc đẩy sự phát triển của tất cả các
lĩnh vực, trong đó có tài chính – ngân hàng. Điển hình như công nghệ Internet Banking,
và một số công nghệ như Big data, điện toán đám mây (cloud computing),… và gần đây
nhất là thuật ngữ FINTECH. Đây là một thuật ngữ có phạm vi khá rộng, hiểu một cách
đầy đủ, có nghĩa là ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực
tài chính, kế toán, kiểm toán và đầu tư. Fintech có thể tái định hình ngành tài chính, tác
động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này. Trong 10 năm gần đây,
công nghệ tài chính Fintech phát triển rất nhanh chóng, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về
đầu tư Fintech trong các ngân hàng, doanh nghiệp cũng như cạnh tranh thu hút khách
hàng, đang đặt ra nhiều thách thức cho các mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn
cầu.
c) Dịch vụ giáo dục
Theo tổ chức Quản trị Thương mại quốc tế (International Trade Administration) dịch vụ
Giáo dục và đào tạo xếp hạng trong số 10 dịch vụ xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ. Giáo
dục đại học vẫn là một trong những dịch vụ được tìm kiếm nhiều nhất ở Mỹ.

12


1200

35


1000

30
25

800

20
Số lượng du học
sinh quốc tế
(nghìn người) 15

600
400

Tổng doanh thu10
(tỷ USD)

200

5

0

20

0
-2
06


00

7
20

0

2
7-

00

8
20

0

2
8-

0

09
20

0
-2
9
0


10
20

1

2
0-

01

1
20

1

2
1-

01

2
20

1

2
2-

01


3
20

1

2
3-

0

14
20

0
-2
4
1

15
20

15

20

16

Biểu đồ 8: SỐ LƯỢNG DU HỌC SINH QUỐC TẾ VÀ DOANH THU CỦA HOA KỲ
GIAI ĐOẠN 2006-2016 (cr: nafsa.org)
Theo Viện Giáo dục Quốc tế, trong năm học 2010-2011, số sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ

tăng lên mức cao kỷ lục là 723,277 sinh viên, tăng 32% kể từ năm 2000-2001. Học phí và
sinh hoạt phí của sinh viên quốc tế đã mang lại gần 21 tỷ đô la cho nền kinh tế Mỹ trong
năm học 2010-2011. Số lượng du học sinh quốc tế tại Mỹ liên tục tăng nhanh trong 10
năm trở lại đây và đạt tới con số kỷ lục 1,043,839 người vào năm học 2015-2016, kéo
theo doanh thu chạm ngưỡng hơn 32 nghìn tỷ đô.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD trong năm 2011 báo cáo rằng số lượng sinh
viên quốc tế trên toàn thế giới đã tăng từ 2,1 triệu trong năm 2000 lên 3,7 triệu trong năm
2009. Ngoài ra, báo cáo về tính linh hoạt của sinh viên toàn cầu năm 2025 ước tính rằng
nhu cầu về giáo dục đại học quốc tế của thế giới sẽ tăng từ 1,8 triệu 2002 đến khoảng 7.2
triệu hoặc nhiều hơn vào năm 2025 khi các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Brazil, Mexico, Chilê, Hàn Quốc, Việt Nam và Ả rập Xê út tăng trưởng kinh tế và phải
vật lộn để đáp ứng nhu cầu giáo dục đại học trong nước.
Có thể nói, dịch vụ giáo dục đào tạo thế giới đã đang và sẽ là một trong những ngành dịch
vụ tiềm năng, chiếm phần quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
13


4. Top 10 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ
800
700

690.1

600
500
400

344.4
285.5


300

259.4

200

158.2

145.5

100
0

Mỹ

Anh Trung Quốc Đức

139.3

127.7

117.9

Nhật Bản Hà Lan Singapore Ireland Tây Ban Nha

109.4

Bỉ

Biểu đồ 9: TOP NHỮNG QUỐC GIA DẪN ĐẦU VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ

THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2015 (cr: worldatlas.com, đv: tỷ đô)
Trong 20 năm qua, xuất khẩu dịch vụ máy tính và thông tin toàn cầu đã tăng nhanh hơn so
với bất kỳ ngành dịch vụ nào khác, trung bình mỗi năm tăng 18% trong cùng thời gian.
Do sự phát triển công nghệ nhanh chóng, các dịch vụ truyền thông đã chứng kiến sự tăng
trưởng to lớn trong vài năm gần đây.
Theo số liệu thống kê thương mại quốc tế, Mỹ, Anh và Trung Quốc đã trở thành những
nhà xuất khẩu hàng đầu trong thương mại dịch vụ thương mại toàn cầu.
Mỹ dẫn đầu với khu vực dịch vụ chiếm tới 80% GDP và tạo ra nhiều cơ hội việc làm nhất.
Với sự ra đời của các công nghệ mới nhất, thương mại toàn cầu đã có một hình dạng mới.
Các ngành như du lịch, dịch vụ vận tải, giáo dục, ngân hàng tăng nhanh với tiềm năng
xuất khẩu cao. Xuất khẩu dịch vụ của Hoa Kỳ sang Trung Quốc gần đây đã phát triển
nhanh hơn so với những nước có đối tác thương mại lớn khác. Đứng vị trí thứ hai và ba
sau Mỹ lần lượt là hai cường quốc Anh và Trung Quốc.
14


Tỷ trọng xuất khẩu vào các nước đang phát triển đã tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua.
Châu Âu và Châu Á là những điểm đến hàng đầu cho xuất khẩu. Việc mở cửa thương mại
điện tử đã làm cho việc cải thiện quan hệ thương mại giữa các quốc gia trở nên dễ dàng
hơn dẫn đến việc tạo ra nhiều việc làm trên khắp thế giới ngoài việc cải thiện quan hệ
kinh tế giữa các quốc gia.
500

469.1

466.3

450
400
350

296.3

300
250

206.1

200
150

174.4

151.4

148.6

143.3

112.3

100

105.5

50
0

Mỹ

Trung Quốc Đức


Anh

Nhật Bản Ireland

Hà Lan Singapore Hàn Quốc

Bỉ

Biểu đồ 10: TOP NHỮNG QUỐC GIA DẪN ĐẦU VỀ NHẬP KHẨU DỊCH VỤ
THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2015 (cr: worldatlas.com, đv: tỷ đô)
Đứng đầu danh sách các nhà nhập khẩu dịch vụ thương mại lớn trên thế giới vào năm
2015 là Mỹ, đạt mức doanh thu 469,1 tỷ USD. Ngành dịch vụ phân phối, logistics, vận tải
biển và dịch vụ bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nhập khẩu dịch vụ này. Thứ hai là
Trung Quốc phải trả 466,3 tỷ USD. Đức đứng thứ ba, nhập khẩu dịch vụ trị giá 296,3 tỷ
USD. Anh là nước thứ tư với dịch vụ trị giá 206,1 tỷ USD được nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhật Bản với dịch vụ nhập khẩu trị giá 174,4 tỷ USD ở vị trí thứ năm. Ireland đứng thứ
sáu với trị giá các dịch vụ nhập khẩu trị giá 151,4 tỷ đô la Mỹ. Hà Lan đứng thứ 7 với giá
trị dịch vụ nhập khẩu là 148,6 tỷ USD. Singapore là nước thứ tám trả 143,3 tỷ USD cho
các dịch vụ nhập khẩu. Hàn Quốc là nước thứ chín chi 112,3 tỷ USD cho các dịch vụ
nhập khẩu. Thứ 10 là Bỉ với số tiền phải bỏ ra 105,5 tỷ USD.
III.

Xu hướng phát triển của TMDV quốc tế
15


Thương mại dịch vụ phát triển nhanh chóng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
-


Thương mại dịch vụ được mở rộng đáng kể trong những năm gần đây, chiếm khoảng
20 % tổng khối lượng thương mại. Các nước châu Âu cũng đóng một vai trò trung tâm
trong loại thương mại này, chiếm hơn 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của thế
giới, tiếp theo là Châu Á, chiếm khoảng 1/5, và Bắc Mỹ với thị phần thấp hơn so với
châu Á. Xuất khẩu dịch vụ từ các khu vực khác là rất hạn chế.

-

Trong giai đoạn 1990-1998, thương mại dịch vụ của thế giới tăng 6,4%/năm,
cao hơn mức tăng trưởng 5,9% của thương mại hàng hóa. Tuy nhiên, thương mại dịch
vụ ngày nay vẫn chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch
vụ. Xu hướng gia tăng của thương mại dịch vụ có các đặc điểm sau:

-

Một là sự gia tăng không đều ở các nền kinh tế:

+ Thương mại dịch vụ chủ yếu tập trung ở các nền kinh tế phát triển. Năm 2004, 20 nền
kinh tế phát triển hàng đầu của thế giới chiếm đến 75% tổng xuất khẩu dịch vụ của thế
giới; trong đó 5 nền kinh tế hàng đầu (Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Đức) chiếm 39%; với
Mỹ đứng đầu, chiếm 15% tiếp theo là Anh chiếm 8,1%.
+ Thương mại dịch vụ dường như còn là lợi thế của các nền kinh tế phát triển xét theo cán
cân thương mại. Thí dụ, kể từ năm 1971, Mỹ luôn đạt thặng dư trong xuất khẩu dịch vụ.
Năm 2005, thặng dư trong thương mại dịch vụ của Mỹ đã đạt tới 56,3 tỷ USD.
-

Hai là thương mại của các ngành dịch vụ gia tăng không đều.
+ Năm 2005, nếu xét theo ba ngành lớn thì ngành giao thông vận tải chỉ chiếm 24%

tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, du lịch và lữ hành chiếm 29% còn các ngành còn lại

(trong đó có ngành dịch vụ kinh doanh) chiếm tới 48% (so với mức 35% năm 1980).
Trong các ngành dịch vụ thì xuất khẩu dịch vụ máy tính và dịch vụ thông tin tăng nhanh
nhất, bình quân 20%/năm, tiếp đó là xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm (17%/năm) và dịch vụ
tài chính (9,7%/năm). Xuất khẩu của các ngành giao thông vận tải, du lịch và lữ
hành, dịch vụ chính phủ và xây dựng đều tăng ở dưới mức bình quân của xuất khẩu dịch
vụ

nói

chung.
16


Trong thế kỷ 21, dịch vụthông tin, mà chủ yếu là dịch vụ viễn thông, dịch vụ tin học sẽ có
kim ngạchbuôn bán lớn nhất, vượt qua các dịch vụ truyền thống như dịch vụ vận tải, du
lịch...
+ Điển hình là những tác động của CM công nghiệp lần thứ 4 :

CMCN 4.0 hiểu một cách ngắn gọn là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự
động hóa hiện đại, xu hướng trao đổi dữ liệu, công nghiệp chế tạo và sản xuất thông
minh.

+ TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet
hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là
giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng xã hội.

17


+ Lợi ích lớn nhất màTMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các

bên giao dịch. TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành
phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi
không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian
gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua
sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng.
Ngành thương mại điện tử, hay kinh doanh trực tuyến đang ngày càng phát triển như vũ
bão do người tiêu dùng ưa thích sự thuận tiện khi đặt hàng online. Rất nhiều công ty đã
mở hàng loạt chi nhánh giao hàng cũng như phát triển hệ thống kinh doanh trực tuyến
nhằm tiếp cận thị trường này.
Tuy nhiên, nếu nói về quy mô và tầm ảnh hưởng, tập đoàn Amazon và Alibaba hiện đang
là những công ty thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới.

18


Tựu chung lại thì Alibaba gặt hái nhiều thành công ở Đông Nam Á hơn Amazon cả về
phân khúc dịch vụ và mạng lưới hoạt động, trong khi Amazon có lợi thế hơn ở Ấn Độ.
- Ba là phương thức “hiện diện thương mại” trong thương mại dịch vụ ngày càng
phổ biến.
+ Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với xu hướng gia tăng FDI trong ngành dịch vụ.
Theo ước tính của WTO, năm 2006 phương thức hiện diện thương mại (phương thức 3)
chiếm tới 50% hoạt động thương mại dịch vụ, vượt xa các phương thức thương mại dịch
vụ quốc tế khác (phương thức 1: cung cấp qua biên giới chiếm 35%, phương thức 2: tiêu
dùng ở nước ngoài chiếm 10-15% và phương thức 4: hiện diện của thể nhân: 1-2%). Kế
từ năm 1996, xuất khẩu dịch vụ của Mỹ theo phương thức 3 đã vượt quá toàn bộ xuất
khẩu dịch vụ theo các phương thức 1, 2 và 4, và đạt mức chênh lệch 156,7 tỷ USD năm
2001. Còn nhập khẩu dịch vụ theo phương thức 3 của Mỹ vượt nhập khẩu dịch vụ theo
các phương thức 1, 2, 4 kể từ năm 1989 và đạt mức chênh lệch 165,3 tỷ USD năm 2001.
Thương mại dịch vụ cũng chịu tác động của nhiều yếu tố như đầu tư vào ngành dịch vụ
nói trên. Yếu tố cơ bản thúc đẩy thương mại dịch vụ là công nghệ thông tin đã tạo điều

kiện cho nhiều ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, có khả năng mua bán
được. Mặc dù vậy, tự do hóa thương mại dịch vụ vẫn còn bị hạn chế do thương mại dịch
19


vụ phức tạp hơn thương mại hàng hóa rất nhiều nên khó thể có những biện pháp tự do hóa
đồng loạt mà chỉ có các biện pháp mở cửa theo ngành.
-

Bốn là xu hướng tự do hoá thương mại dịch vụ diễn ra trên quy mô toàn cầu

Tự do hoá sẽ là xu thế chủ yếu trong sự phát triển của thương mại dịch vụ trong tương lại.
Thông qua việc ký kết hang loạt các hiệp định tự do hoá thương mại khu vựcm đặc biệt là
hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS của WTO. Nội dung chủ yếu của quá trình
này là xoá bỏ những hạn chế về mở cửa thị trường thương mại dịch vụ và đối xử bình
đẳng giữa dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nước với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài.
+ Mở cửa lĩnh vực TMDV sẽ đem lại lợi ích cho cả nước phát triển và nước đang phát
triển. Lợi ích có được từ tự do hoá thương mại dịch vụ là lớn hơn rất nhiều so với tự do
hoá thương mại hàng hoá.
IV. Tình hình XKDV của Việt Nam
1. Tăng trưởng kim ngạch XK
1.1 . Tổng kim ngạch XKDV
14

12.3

12

10.71


10

8.87

8

11.2

9.62

7.46

7
6

6

10.97

5.76

5.1

4
2
0

Nguồn: World Bank
2006


2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

20


Biểu đồ 11 : TỔNG KIM NGẠCH XKDV CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 20062016 (đơn vị: tỷ USD)
Theo số liệu của World Bank, trong giai đoạn từ 2006 -2016, tổng kim ngạch xuất khẩu
dịch vụ của Việt Nam có xu hướng tăng liên tục qua từng năm. Dựa trên đánh giá của Ủy
ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ, sở dĩ Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng về kim
ngạch xuất khẩu bởi những lợi thế cạnh tranh như: vị trí chiến lược, chi phí thấp, ổn định
chính trị, lực lượng lao động lớn cũng như phát triển khoa học kỹ thuật.

Giai đoạn từ 2006 đến 2008, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh từ 5,1 tỷ USD đến 7 tỷ
USD. Tuy nhiên, vào năm 2009, trước cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu như đã nêu,
xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đã bị ảnh hưởng đáng kể, cụ thể khi kim ngạch giảm
xuống còn 5,76 tỷ USD. Ở thời điểm này, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu
gặp khó khăn trong huy động vốn; nhu cầu du lịch, giải trí giảm do đời sống kinh tế dân
cư của nhiều nước đang gặp khó khăn – ảnh hưởng trực tiếp bởi ngành du lịch góp doanh
thu lớn nhất trong xuất khẩu dịch vụ; không tăng được kim ngạch xuất khẩu vận tải và
bảo hiểm được bao nhiêu do khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu suy giảm.
Sang đến giai đoạn từ năm 2010 tới 2016, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ nước ta lại tăng
đều và mạnh. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2016 tăng đáng kể, ước tính đạt
12,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2015 (trong đó dịch vụ du lịch đạt 8,3 tỷ USD, chiếm
67,3% và tăng 12,2%; dịch vụ vận tải 2,4 tỷ USD, chiếm 20% và tăng 0,7%).
1.2. Tốc độ tăng trưởng

21


40
30
20 19.5

18.2

19.02

16.1

10
0
2006


9.3

8.34

11.34

8.9
2.41

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2.09
2015
2016


-10
-20

-17.6

-30
XKDV

XKHH

Nguồn: World Bank

Biểu đồ 12: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG XKDV VÀ XKHH CỦA VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2006-2016 (đơn vị:%)
Dựa trên số liệu của World Bank, ta có thể thấy, trong một thập kỷ từ 2006 tới 2016, tốc
độ tăng trưởng của xuất khẩu dịch vụ và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đều có nhiều
biến động và theo xu hướng giảm dần, song, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
luôn thấp hơn so với xuất khẩu hàng hóa (năm 2006 tăng 19,5% so với tăng 22,7%, năm
2007 tăng 18,2% so với tăng 21,5%).
Năm 2008, xuất khẩu hàng hóa đạt 62,69 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm trước, vượt 7%
kế hoạch năm với các mặt hàng chủ yếu như dầu thô, than đá, gạo và hải sản. Sang đến
năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của cả
kim ngạch xuất khẩu và hàng hóa đều giảm mạnh (XKDV từ 16,1% xuống còn -17,6%;
XKHH từ 29,09% xuống còn -8.91%).
Ở giai đoạn 2013 tới 2016, tốc độ tăng trưởng kim ngạch dịch vụ giảm mạnh và có nhiều
biến động hơn so với kim ngạch sản xuất (XKDV giảm mạnh từ năm 2014, giữ nguyên
trong năm 2015 và tăng mạnh ở năm 2016; trong khi XKHH giảm đều từ 2015 và tăng ít
ở 2016).

22



Nhìn chung,Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng trong xuất khẩu dịch vụ nhưng không
theo xu hướng chung của thế giới mà mức tăng này luôn thấp hơn so với xuất khẩu hàng
hóa hữu hình và tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu luôn thấp hơn so với
mức trung bình của toàn cầu. Song, mặc dù thương mại hàng hóa chiếm ưu thế so với
thương mại dịch vụ, tăng trưởng thương mại dịch vụ lại có tiềm năng phát triển đáng kể.
2. Cơ cấu XK DV
2.1. DV du lịch quốc tế
Xét trong nội địa, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp Việt Nam ở vị trí 80/140 về chỉ số cạnh
tranh ngành du lịch trên thế giới, thứ 16/25 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình
Dương. Trong các chỉ số thành phần, tài nguyên văn hóa, tự nhiên và con người là những
thế mạnh.
14

13

12
10.01

10
8
6.01

6
4

3.5

4.17


4.25

6.84

7.57

7.87

7.94

5.04
3.77

2
0

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


Nguồn: Ministry of Culture,
& Tourism
2013 Sport
2014
2015 2016 2017

Biểu đồ 13: SỐ LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
2006-2017 (đơn vị: triệu người)
Dựa theo biểu đồ trên, ta có thể thấy, lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam có xu
hướng tăng đều qua các năm.
Ở thời kì 2006 – 2008, lượng khách tăng còn chưa đáng kể do ở giai đoạn này, các yếu tố
phục vụ và thúc đẩy phát triển dịch vụ còn chưa được hoàn thiện tốt. Đến năm 2009,
23


lượng khách du lịch ghé thăm Việt Nam giảm đáng kể bởi sự tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới đã nêu – kinh tế dân cư các nước gặp khó khăn bắt buộc họ phải
thắt chặt trong chi tiêu và quản lí tài chính, dẫn đến sự thâm hụt trong doanh thu và số
lượng khách du lịch của nước ta.
Tuy nhiên, trải qua thời kỳ khủng hoảng, ở các năm từ 2010 trở lại, lượng khách quốc tế
có xu hướng tăng đều và mạnh liên tiếp từng năm. Đặc biệt ở năm 2016, lượng khách
tăng từ 7.94 triệu đến 10,04 triệu người chỉ trong một năm – đây là một sự tăng trưởng
đáng kể.
Một lợi thế có thể nhìn thấy rõ khi đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ du lịch là đây là ngành thu
hút nhiều lao động, kể cả trực tiếp và gián tiếp. Với đặc thù của mình, giá trị gia tăng mà
ngành tạo ra cũng rất cao. Không những thế, phát triển du lịch còn giúp các ngành khác
như nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ có thể gia tăng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm
của mình.
2.2 DV VT quốc tế

Xuất khẩu dịch vụ quan trọng kế tiếp của Việt Nam sau du lịch là dịch vụ vận tải, là lĩnh
vực gắn liền với du lịch và thương mại hàng hóa.
2.35

2.5

2.3
2.06

2.22

2.07

2.23

2.32

2.43

2.48

1.87

2
1.54
1.5
1
0.5
0


Nguồn: gso.gov.vn
2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Biểu đồ 14: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VẬN TẢI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2006-2016 (đơn vị: triệu đô)
24


×