Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tổng quan tài liệu nghiên cứu về tác động của một số yếu tố tới cầu lao động của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.24 KB, 13 trang )

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỚI CẦU LAO ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước
Các nghiên cứu về tác động của một số yếu tố tới cầu lao động của
doanh nghiệp được thực hiện tương đối nhiều ở nước ta. Năm 2015,
Thạc sĩ Lê Ngự Bình tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã có bài
nghiên cứu định lượng về đề tài này. Thông qua tổng quan nghiên cứu,
cùng với hệ thống số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê
và Bộ Lao động, Thương binh-Xã hội thực hiện trong năm 2015, đề tài
tập trung vào đánh giá việc làm trong doanh nghiệp và các yếu tố ảnh
hưởng đến cầu lao động trong doanh nghiệp, đánh giá mối quan hệ giữa
các yếu tố ảnh hưởng và cầu lao động trong doanh nghiệp. Một số kết
quả của đề tài như sau: Phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động trong
năm 2015 là doanh nghiệp ngoài nhà nước (92,8%). Tuy nhiên, số lao
động, doanh thu và lợi nhuận bình quân trong doanh nghiệp FDI là lớn
nhất. Đây cũng là khu vực giải quyết nhiều lao động và đặc biệt là lao
động không có kỹ năng trong thị trường. Giá trị tài sản trong doanh
nghiệp nhà nước rất lớn nhưng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1


nhà nước lại chưa cao, kém cả so với doanh nghiệp FDI, chi phí bình
quân một lao động làm doanh nghiệp trong cả nước khá cao (10,8 triệu
đồng/người/tháng) dẫn đến số việc làm bình quân trong một doanh
nghiệp FDI cao hơn khu vực Nhà nước. Mức trang bị vốn trên lao động
trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI là lớn nhất, bình
quân mỗi doanh nghiệp có mức trang bị vốn khoảng 1 tỷ đồng trên một
lao động cao gấp khoảng 5 lần so với mức trang bị vốn trên lao động của
doanh nghiệp tư nhân. Đầu tư cho KH&CN và R&D là bộ phận không


thể thiếu đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên ở Việt Nam chỉ có 4,4%
doanh nghiệp có đầu tư vào KH & CN và chỉ 0,19% doanh nghiệp có hệ
thống R&D. Các doanh nghiệp xuất khẩu có tỷ lệ đầu tư cho R&D 51
cao hơn doanh nghiệp không xuất khẩu (0,28% so với 0,15%) nhưng lại
có đầu tư vào KH & CN thấp hơn doanh nghiệp không xuất khẩu (3,8%
so với 4,8%).
Cũng trong năm 2015, tác giả Quang Lộc (Bộ Công thương) có
một nghiên cứu định lượng về “Cầu lao động đến từ khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước”. Nghiên cứu chỉ ra rằng: Từ nay đến năm 2030,
nhu cầu lao động trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ tăng
bình quân 733 nghìn lao động/năm. Trong đó số lao động làm việc trong
khu vực này vào năm 2022 sẽ đạt khoảng 12,845 triệu người, 16,02 triệu
2


người vào năm 2026 và 19,4 triệu người vào năm 2030. Việt Nam có lực
lượng lao động đông đảo đang làm việc trong thành phần kinh tế ngoài
nhà nước với khoảng 46 triệu lao động nhưng phần lớn không phải là lao
động làm công ăn lương. Trong khi đó, phát triển lao động làm công ăn
lương là xu thế tất yếu của kinh tế thị trường. Vì vậy để phát triển phù
hợp với xu hướng này thì Việt Nam cần coi trọng phát triển kinh tế tư
nhân hơn nữa mà trọng tâm là phát triển doanh nghiệp ngoài nhà nước
trên nền tảng của một sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh
nghiệp.
Năm 2016, tác giả Thu Hương (Bộ lao động - thương binh - xã
hội) đã có một số dự báo về nhu cầu lao động trong doanh nghiệp. Dự
kiến số lao động làm việc trong doanh nghiệp đến 12/2016, khoảng 12,9
triệu người. Nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp
vẫn tập trung ở nhóm lao động trình độ thấp và một phần nhỏ đối với lao
động có trình độ cao; còn lại hầu hết những lao động bậc trung lại ít có

nhu cầu sử dụng. Dự báo đến năm 2020 lực lượng lao động Việt Nam
đạt khoảng 59,2 triệu người.
Xét về kết quả nghiên cứu định tính, năm 2016, tác giả Đặng Đình
Thắng đến từ Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM đề cập đến Cầu về
lao động của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng. Bài nghiên cứu chỉ
3


ra một số kết quả như sau: Thứ nhất, quỹ máy móc, thiết bị và các yếu tố
sản xuất khác mà lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất. Nếu
quỹ này tăng lên, nếu mỗi lao động trung bình được sử dụng nhiều vốn
hiện vật hơn trước, sản phẩm biên (đôi khi có thể gọi là năng suất biên)
của mỗi đơn vị lao động sẽ tăng lên. Cầu về lao động vì thế sẽ tăng lên
và đường cầu lao động sẽ dịch chuyển sang phải. Trong trường hợp
ngược lại, cầu về lao động sẽ giảm, đường cầu về lao động sẽ dịch
chuyển sang trái. Thứ hai, trình độ công nghệ. Cách thức sản xuất được
cải tiến hay trình độ công nghệ tăng cũng làm cầu về lao động tăng lên
ngay cả khi quỹ vốn hiện vật vẫn giữ nguyên như cũ. Ở đây, tác động
của công nghệ đến cầu về lao động cũng thông qua sự gia tăng sản phẩm
biên của lao động. Thứ ba, biến động trên thị trường đầu ra. Giá sản
phẩm đầu ra của lao động tăng lên, nếu các điều kiện khác giữ nguyên,
cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến sự gia tăng trong cầu về lao động.
Khi đó, doanh thu sản phẩm biên của lao động tăng lên. Đường cầu về
lao động sẽ dịch chuyển sang phải. Ngược lại, khi thị trường đầu ra ảm
đạm, giá cả hàng hóa hạ xuống, cầu về lao động sản xuất đầu ra này
cũng sẽ giảm theo. Trong trường hợp này đường cầu về lao động dịch
chuyển sang trái.

4



Trong năm 2017, tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn lại có bài phân tích
riêng về tình hình cung cầu lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay. Tác giả khẳng định: trong nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi
như ở Việt Nam, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch giữa các ngành kinh tế
và các thành phần kinh tế theo hướng hiện đại, nhu cầu về lao động giữa
các ngành và các thành phần kinh tế cũng thay đổi không ngừng để đáp
ứng sự chuyển dịch, việc nghiên cứu cung cầu lao động lại càng có ý
nghĩa quan trọng để giảm thiểu sự mất cân bằng cung cầu, giải quyết
những vấn đề khó khăn của xã hội do mất cân bằng cung cầu gây ra như
tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội...
Năm 2015, tác giả Phạm Đức Thuần và Dương Ngọc Thành đã có
bài nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần
Thơ với đề tài Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm
của người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Các tác
giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, mô hình Binary Logistic và
mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Nghiên cứu được triển khai bằng
cách phân tích các hiện trạng về lao động nông thôn của thành phố và
công tác dự báo về thị trường lao động. Hiện trạng về lao động nông
thôn của thành phố còn nhiều bất cập, được thể hiện ở các khía cạnh
như: mức lương thường không ổn định do tính chất mùa vụ; tích lũy
5


chưa cao, nhất là trong điều kiện thị trường có nhiều biến động; trình độ
học vấn của lao động còn thấp, tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp trung học
phổ thông chỉ chiếm 10,6% trong tổng lao động nông thôn; trình độ
chuyên môn kỹ thuật phần lớn là chưa qua đào tạo chiếm tới 94,7%; diện
tích đất canh tác đang dần trở nên thu hẹp; vấn đề về học nghề chỉ được
một bộ phận lao động có sự tiến triển trong nhận thức, còn lại vẫn còn

tâm lý ỷ lại, trông chờ và thiếu quan tâm,… Bên cạnh đó, công tác dự
báo về thị trường lao động còn yếu, nhiều chính sách chồng chéo dẫn
đến chính quyền địa phương gặp khó khăn trong triển khai thực hiện các
giải pháp đào tạo nghề - giải quyết việc làm, còn người lao động thì lúng
túng trong quyết định chọn nghề. Nhu cầu lao động nông thôn thành phố
Cần Thơ vẫn còn nhiều khó khăn, là một thách thức trong vấn đề giải
quyết việc làm cho lao động cũng như cân đối cung cầu thị trường lao
động. Nói chung, lao động nông thôn của thành phố Cần Thơ vẫn còn
mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Từ hiện trạng trên và kết quả của
các mô hình, các yếu tố tác động đến khả năng tìm việc làm của lao
động nông thôn thành phố Cần Thơ bao gồm: môi trường làm việc phù
hợp (mức lương và các khoản cam kết); khả năng đáp ứng công việc của
người lao động (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn/kỹ thuật,…); cơ
hội tìm việc (thể hiện qua tính cạnh tranh trong tìm việc).
6


Năm 2017, tác giả Bùi Thị Ngọc Uyên đã có bài nghiên cứu “Các
yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại thành phố Đà Nẵng”, sử dụng mô
hình hồi quy tuyến tính bội, được đăng trên Tạp chí khoa học và công
nghệ Đại học Đà Nẵng. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra sự tăng đều qua
các năm của cầu lao động. Nền kinh tế tăng trưởng trở lại làm cho nhu
cầu lao động tăng mạnh, nên tốc độ tăng lao động cao kéo theo hệ số co
giãn việc làm tăng cao. NSLĐ của các ngành kinh tế cũng tăng theo thời
gian. Điều này cho thấy đóng góp của nó ngày càng tăng trong nền kinh
tế do giá trị gia tăng cao dẫn đến NSLĐ cao. Quá trình chuyển dịch cơ
cấu cầu lao động với nhiều dấu hiệu tích phù hợp xu hướng phát triển
CNH-HĐH. Hạn chế: Cầu lao động còn bộc phát, không mang tính dài
hạn. Tuy tăng nhanh qua các năm nhưng tốc độ tăng còn chậm không ổn
định, xu hướng đang giảm dần. Cầu lao động còn có cơ cấu lạc hậu, thể

hiện cơ cấu kinh tế chưa tiến bộ. Hệ số co giãn tăng cao nhưng tăng
trưởng kinh tế tạo ra việc làm cho khu vực nông nghiệp qua các năm
giảm dần nhưng vẫn còn nhiều và biến động.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1. Nghiên cứu về các doanh nghiệp ở châu Âu
Piotr Maleszyk (2014) nghiên cứu các yếu tố quyết định nhu cầu
lao động ở Voivodship Lubelskie (Ba Lan). Các phân tích được thực
7


hiện trên cơ sở dữ liệu có sẵn trong các số liệu thống kê chính thức cho
thấy tình hình tương đối tồi tệ về nhu cầu của thị trường lao động ở khu
vực Lubelskie so với Ba Lan nói chung. Mặc dù tỷ lệ việc làm ở
Lubelskie gần bằng Ba Lan, nhưng điều này không liên quan nhiều đến
mức độ tạo việc làm cao như việc làm cao ở mức sản xuất thấp trong
ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây, tăng trưởng việc làm ở
đây thấp hơn rõ rệt so với cả nước. Đây cũng là trường hợp với số lượng
vị trí tuyển dụng và cơ hội việc làm. Cơ cấu việc làm không đủ hiện đại,
chứng tỏ rằng sự phát triển kinh tế thấp. Tăng trưởng nhu cầu lao động
thấp hơn có thể là do cả việc tăng tiền lương (mà không phải do năng
suất lao động được cải thiện) và tăng trưởng kinh tế thấp hơn.
Viện đánh giá thị trường lao động và chính sách giáo dục (IFAU The Institute for Evaluation of Labour Market and Education Policy)
của Thụy Điển đã nghiên cứu về vai trò của các yếu tố cung và cầu tác
động đến nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Trong các mô hình này,
ma sát thị trường lao động được nhấn mạnh, trong khi thị trường sản
phẩm thường được coi là cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, hầu hết các
công ty thực tế bán sản phẩm của họ tại các thị trường dường như được
đặc trưng bởi sự cạnh tranh không hoàn hảo. Điều này cho thấy nhu cầu
sản phẩm cũng cần được quan trọng để tuyển dụng. Nhu cầu sản phẩm
8



có tác động tích cực đến việc tuyển dụng trong hầu hết các thông số kỹ
thuật, cho thấy rằng sự cạnh tranh không hoàn hảo trong thị trường sản
phẩm là quan trọng để tuyển dụng. Số lượng lao động thất nghiệp vào
đầu kỳ có tác động tích cực đến việc tuyển dụng, cho thấy nguồn cung
lao động, ít nhất là một phần, dường như tạo ra nhu cầu của chính họ. Về
mặt định lượng, nhu cầu sản phẩm dường như quan trọng hơn số lượng
lao động thất nghiệp. Chi phí tiền lương thực tế có tác động tiêu cực đến
việc tuyển dụng, nhưng hiệu ứng này có vẻ ít quan trọng hơn về mặt
định lượng.
Xét về nghiên cứu định lượng, Arbiana Govori đã phân tích các
yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Kosovo. Các yếu tố bên ngoài như tiếp cận tài chính, cạnh tranh, tham
nhũng và chính sách của chính phủ có tác động rất quan trọng trong sự
phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Kosovo. Tạo điều kiện tiếp
cận tài chính là điều cần thiết để thiết lập một môi trường thuận lợi để
phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nói chung, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều rào
cản đối với tài trợ, mặc dù vấn đề này không được biết đến ngay cả ở các
nước phát triển. Rào cản mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt
thường liên quan đến chi phí hành chính cao, yêu cầu tài sản thế chấp
9


cao và sự thiếu tự nguyện của các ngân hàng cho vay đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Nâng cao mức độ nhận thức về vai trò và khả năng
tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cải thiện điều
kiện kinh tế ở các nước đang phát triển bằng cách thúc đẩy đổi mới, tăng
trưởng GDP và giảm thất nghiệp.

1.2.2. Nghiên cứu về các doanh nghiệp ở châu Phi
Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
hay sự tồn tại của doanh nghiệp được thực hiện tương đối nhiều ở các
nước Châu Phi. Đầu tiên phải kể đến Elizabeth Asiedu (2011) đề cập
đến các yếu tố quyết định việc làm của các chi nhánh của các doanh
nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ tại Châu Phi. Việc làm của các chi nhánh
nước ngoài của các doanh nghiệp đa quốc gia đã được chứng minh là
thúc đẩy tăng trưởng bằng cách tăng lương, tăng chuyển giao công nghệ
và nâng cao năng suất ở các nước sở tại. Tuy nhiên, các yếu tố ảnh
hưởng đến việc làm đa quốc gia như vậy ở Châu Phi chưa được nghiên
cứu. Sử dụng dữ liệu bảng điều khiển, bài nghiên cứu chỉ ra rằng - trái
ngược với nguồn tài nguyên thiên nhiên - cơ sở hạ tầng tốt, thu nhập cao
hơn, cởi mở với thương mại và lực lượng lao động có giáo dục có tác
động tích cực đáng kể đến việc làm. Do đó, để nhận ra lợi ích việc làm
của FDI, tiểu vùng Sahara ở Châu Phi cần thu hút đầu tư vào các ngành
10


công nghiệp phi tài nguyên và các nước chủ nhà cần cải thiện cơ sở hạ
tầng và giáo dục dân số.
Mahad Mohamed (2013) đã có bài nghiên cứu ở trên tạp chí Kinh
tế Mỹ, sử dụng mô hình logit, về đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao
động ở thành phố Mogadishu, Somalia, châu Phi. Dựa trên các tài liệu
trước đây, nghiên cứu đã kết luận rằng: chi phí, giáo dục và sự ổn định
kinh tế có tác động đáng kể đến nhu cầu lao động. Nghiên cứu xác định
chi phí là yếu tố chính quyết định nhu cầu lao động, đặc biệt là trong khu
vực chính thức. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng hầu hết các công
ty đòi hỏi lao động giá rẻ. Đồng thời, lực lượng lao động có sẵn đòi hỏi
bồi thường cao. Nghiên cứu cũng xác định giáo dục là một yếu tố quan
trọng quyết định nhu cầu lao động trên thế giới. Do khả năng cạnh tranh

toàn cầu ngày càng tăng, các công ty đòi hỏi lực lượng lao động có tay
nghề cao và có năng lực. Thật không may, phần lớn lực lượng lao động ở
các nước đang phát triển như Somalia không có các kỹ năng và năng lực
phù hợp. Mặc dù, nguồn cung lao động cao ở Somalia; người dân thiếu
đào tạo và kỹ năng cần thiết. Nghiên cứu tiếp tục xác định sự ổn định
kinh tế là một yếu tố quyết định quan trọng của nhu cầu lao động. Một
đất nước có tăng trưởng kinh tế ổn định có nhu cầu lao động cao. Điều
này là do lực lượng lao động có sẵn có đủ kỹ năng và năng lực. Tuy
11


nhiên, ở các nước đang phát triển như Somalia, nhu cầu lao động rất
thấp. Somalia đã trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế kéo dài và điều này đã
ảnh hưởng đến chất lượng lực lượng lao động.
Các tác giả nhà Emmanuel bao gồm 3 người Emmanuel A.
Onwioduokit, Emmanuel T. Adamgbe và Emmanuel N. Buno đã có bài
nghiên cứu đăng trên Tạp chí hội nhập Tiền tệ và Kinh tế, sử dụng
phương pháp chạy dự báo dựa trên đường cung lao động và đường cầu
lao động. Bài nghiên cứu đề cập đến các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động
đến thị trường lao động tại Nigeria. Về phía cầu, các hệ số của phương
trình logarit lực lượng lao động cho phép đánh giá tác động của việc sử
dụng năng lực trong lĩnh vực sản xuất, mức lương tối thiểu thực tế, dân
số trong độ tuổi lao động cũng như cung ứng lao động đối với sự thay
đổi của nhu cầu lực lượng lao động. Kết quả cho thấy mối quan hệ tiêu
cực trong cung ứng lực lượng lao động và mức độ dân số trong độ tuổi
lao động trong khi việc sử dụng năng lực và mức lương tối thiểu thực tế
có mối quan hệ không đáng kể nhưng có tích cực về nhu cầu lao động.
Độ co giãn của chính nó rất đáng kể và có tác động tích cực đến nhu cầu
lao động. Rõ ràng từ kết quả là để khắc phục sự mất cân bằng trong sự
ổn định kinh tế vĩ mô của thị trường lao động Nigeria là cần thiết để duy

trì giá ở mức sẽ dẫn đến một mức lương thực sự sẽ thúc đẩy mô hình
12


hoạt động của thị trường lao động. Ngoài ra, để tăng cường sử dụng
năng lực, những hạn chế đối với năng suất như khả năng tín dụng và cơ
sở hạ tầng phải được loại bỏ thông qua quản lý kinh tế vĩ mô cẩn thận
làm cơ sở để giảm đại dịch thất nghiệp bằng cách tạo việc làm mới.
Nhìn chung, tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
ở trong nước và ngoài nước cho thấy rằng đã có tương đối nhiều nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động của doanh nghiệp. Đối
với khu vực ngoài nước, có thể thấy các nghiên cứu tập trung nhiều ở
các nước châu Âu và châu Phi, chủ yếu là tập trung vào phân tích hiện
trạng ở các khu vực địa phương. Xét riêng trường hợp của Việt Nam, có
nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính, còn chưa có
nhiều phân tích định lượng chuyên sâu. Một trong những phân tích định
lượng nổi bật có thể kể đến bài nghiên cứu của ThS Lê Ngự Bình (Viện
Khoa học Lao động và Xã hội), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu lao động trong doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những nghiên cứu
định tính đáng chú ý là nghiên cứu Cầu về lao động của doanh nghiệp và
các yếu tố ảnh hưởng của tác giả Đặng Đình Thắng đến từ Khoa Kinh tế,
Đại học Kinh tế TP.HCM.

13



×