Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tổng quan tình hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.95 KB, 14 trang )

Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế,mở rộng hoạt động thương
mại trở thành tất yếu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Vì thế,
nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoat động thương mại không những chỉ
ra các yếu tố ảnh hưởng mà còn giúp các nhà hoạch định chính sách xây
dựng chiến lược thương mại hiệu quả hơn. Một vài nghiên cứu có thể kể đến
như: Từ Thuý Anh và Đào Nguyên Thắng( 2008; Nguyễn Anh Thu và các
công sự( 2015) dùng mô hình trọng lực để phân tích; Lê Quốc Hội và các
cộng sự( 2017);Mai Thị Cẩm Tú( 2017) dùng phương pháp ước lượng và
kiểm định.
Từ Thuý Anh và Đào Nguyên Thắng( 2008) sử dụng mô hình hấp dẫn
chuẩn tắc (gravity model)để nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng tới mức
độ tập trung thương mại của Việt Nam với Asean+3, thông qua số liệu thống
kê thương mại của Tổng Cục Hải Quan từ năm 1998 đến năm 2005. Từ kết
quả của các mô hình như sau: Mức độ tập trung thương mại của Việt Nam
với ASEAN+3 chủ yếu là do sự tăng trưởng kinh tế (bao gồm cả tăng GDP và
GDP bình quân đầu người) của chính nước ta và của các nước đối tác; sự
tăng trưởng kinh tế có tác động đến nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, thậm chí

1


tác động đến nhập khẩu còn đủ mạnh để bù dắp cho tác động từ những yếu tố
khác (tư cách thành viên ASEAN); yếu tố khoảng cách dường như chỉ ảnh
hưởng đến xuất khẩu mà không có ảnh hưởng lớn đến thương mại song
phương của Việt Nam với ASEAN+3; (iv) Sự gia nhập và thực hiện các cam
kết với ASEAN+3 của Việt Nam dường như chưa hiệu quả nên không có tác
động lớn đến tăng trưởng thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN.
Nguyễn Anh Thu và các cộng sự( 2015) đã sử dụng mô hình trọng lực
để phân tích tác động của các hoạt động hội nhập trong Cộng đồng Kinh tế
ASEAN( AEC) đến luồng thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.


Kết quả mô hình cho thấy hội nhập thương mại hàng hóa và thương mại dịch
vụ trong AEC đã có tác động tích cực tới cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt
Nam. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hợp
tác về thương mại trong AEC. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra rằng hội nhập
thương mại với Hàn Quốc có tác động tích cực trong khi các hiệp định mới
được ký kết như Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New
Zealand, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản có tác động
chưa rõ nét đến thương mại của Việt Nam.
Bằng phương pháp ước lượng và kiểm định, Lê Quốc Hội và các cộng
sự( 2017) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến đến xuất khẩu của Việt Nam sang
2


các nước ASEAN trong giai đoạn 1997-2015. Kết quả cho thấy xuất khẩu của
Việt Nam tăng khi tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product-GDP)
bình quân đầu người của Việt Nam và GDP bình quân đầu người của nước
nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, chi phí vận chuyển, được đại diện bởi khoảng
cách địa lý, có tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu khẳng định mối quan hệ tích cực giữa xuất khẩu và tỷ giá song phương
thực. Kết quả này có thể mang lại những khuyến nghị cho chính phủ Việt
Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc đưa ra mục tiêu và chính sách
xuất khẩu.
Một nghiên cứu khác sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá các yếu tố
tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam” của Nguyễn Văn Tuấn và Trần
Thị Hương Trà( 2017) chỉ ra rằng thương mại liên ngành vẫn chiếm ưu thế
trong thương mại của Việt Nam, trong đó xuất khẩu những năm qua vẫn dựa
trên sự khác biệt về nguồn lực các yếu tố sản xuất. Một số hiệp định thương
mại tự do trong khu vực đã thể hiện tác động tích cực tới dòng thương mại
của Việt Nam. Đặc biệt, tác động của hội nhập thương mại hàng hóa (AFTA)
trong ASEAN đã thể hiện tác động tích cực tới cả xuất khẩu và nhập khẩu

của Việt Nam hơn các hiệp định khác như AJCEP, ACFTA so với AFTA, quá

3


trình cắt giảm thuế quan bắt đầu từ năm 1995 sau khi Việt Nam gia nhập, với
lộ trình cắt giảm thuế quan trong thời gian dài.
Các kết quả của mô hình hàm ý rằng để thúc đẩy thương mại hàng hóa
và dịch vụ, mở rộng cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam được sử dụng các
hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
các hoạt động hợp tác về thương mại trong khuôn khổ AFTA, đồng thời tận
dụng những ưu đã từ cả AKFTA. Đối với thương mại hàng hóa, kết quả mô
hình chỉ ra rằng tác động tới xuất khẩu sang ASEAN có xu hướng mạnh hơn
tác động tới nhập khẩu từ ASEAN. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cán cân thương
mại dịch vụ của Việt Nam với ASEAN và Hàn Quốc có khả năng sẽ thâm hụt
trầm trọng hơn. Do đó, để tận dụng tốt hơn các cơ hội từ hội nhập thương mại
dịch vụ, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực nâng cao chất lượng và số
lượng dịch vụ cung cấp; hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mình để cạnh
tranh tốt hơn với các doanh nghiệp dịch vụ của ASEAN và Hàn Quốc.
Kết quả mô hình cũng chỉ ra rằng đối với một số FTA mới được ký kết,
các tác động chưa được thể hiện một cách đáng kể. Các doanh nghiệp cần
nắm rõ và tận dụng các ưu đãi từ các hiệp định này nhằm tăng cường xuất
khẩu sang các thị trường ASEAN+.

4


Bên cạnh đó, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung nên tiếp tục đẩy mạnh
hội nhập dịch vụ với các nước ASEAN+ gồm Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều đó
sẽ giúp cho người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận nhiều loại dịch vụ với

chất lượng tốt hơn, đồng thời giúp các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam có
thêm động lực để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh trước hết là
trong khu vực, rộng hơn là tham gia vào những công đoạn cao hơn của chuỗi
giá trị toàn cầu trong dịch vụ.
Dưới một góc nhìn khác, Mai Thị Cẩm Tú( 2017) tập trung ước lượng mức
độ tác động của nhân tố chi phí xuất khẩu tác động đến giá trị xuất khẩu Việt
Nam. Bài viết sử dụng phương pháp kiểm định Hausman - Taylor (1981) để
lựa chọn phương pháp tối ưu giữa phương pháp ước lượng Fixed - effects
(FE),Random - effects (RE, dữ liệu bảng hỗn hợp (panel data) của 70 quốc
gia đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2013 với 910 quan
sát. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân tố chi phí xuất khẩu đóng vai trò
quan trọng bậc nhất so với các nhân tố khác có tác động đến giá trị xuất khẩu
của Việt Nam trong thời gian qua. Các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu
của Việt Nam lần lượt như sau: Chi phí xuất khẩu; GDP của Việt Nam ;GDP
của quốc gia nhập khẩu ;dân số của quốc gia nhập khẩu; Độ mở cửa thương
mại của quốc gia nhập khẩu. Do đó, để tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian
5


tới, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng đến việc tối ưu hóa chi phí xuất khẩu nội
địa.
Cán cân thương mại là kết quả thể hiện rõ nhất hiệu quả của hoạt động
thương mại hay hoạt động xuất nhập khẩu. Bằng các kết quả điều tra và nhận
định thực tế, nghiên cứu về “Cán cân thương mại Việt Nam trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Dương Huy Hưng – Viện
Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương làm rõ thực trạng cán cân thương
mại và việc điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam thời gian qua, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam trong thời
gian tới phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phân tích về thực trạng, tác giả cho rằng các yêu

tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại cũng như cán cân thương mại bao gồm
chính sách thương mại quốc tế, chính sách đầu tư, tỷ giá hối đoái và một số yếu
tố cơ bản khác. Chính sách thương mại nói chung hay chính sách thương mại
quốc tế nói riêng bao hàm phạm vi rất rộng, nó có thể bao hàm rất nhiều biện
pháp, công cụ để can thiệp vào hoạt động thương mại quốc tế của một quốc
gia. Tuy nhiên, trong đó có một số biện pháp, công cụ chủ yếu thường được sử
dụng bao gồm: Thuế quan; Hạn ngạch nhập khẩu; Hạn ngạch thuế quan; Giấy
phép; Hạn chế xuất khẩu tự nguyện; Các rào cản kỹ thuật; Trợ cấp xuất khẩu;
6


Tín dụng xuất khẩu; Bán phá giá;… Các chính sách và biện pháp liên quan đến
đầu tư cũng có tác động quan trọng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với
cán cân thương mại thông qua các kênh cơ bản là: (1) Nguồn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. (2) Nguồn thu nhập chuyển giao từ nước ngoài như viện trợ, thu
nhập ròng từ các dự án đầu tư ngoài nước, kiều hối… (3) Nguồn vốn vay. (4)
Chính sách đầu tư trong nước. Tác giả cũng chỉ ra rằng Tỷ giá hối đoái là một
trong những yếu tố quan trọng nhất và trực tiếp nhất ảnh hưởng tới cán cân
thương mại. Xem xét lý thuyết về Hiệu ứng tuyến J và vấn đề cải thiện cán
cân thương mại cho thấy: Phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối
lượng nhập khẩu giảm, nhưng không vì thế mà cán cân thương mại sẽ phải
được cải thiện. Trong nắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội so với hiệu ứng
khối lượng làm cho cán cân thương mại bị xấu đi; trong dài hạn, hiệu ứng
khối lượng lại có tính trội so với hiệu ứng giá cả làm cho cán cân thương mại
được cải thiện. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như Lạm phát; Thu nhập của
các đối tác xuất khẩu, nhập khẩu; Giá thế giới của hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu; Các yếu tố như chính sách thuế, tài khoá, chính sách lãi suất, quản lý
nợ nước ngoài, chính sách tiêu dùng…cũng được tác giả phân tích và trình
bày trong phần ảnh hưởng.


7


Từ việc phân tích yếu tố ảnh hưởng, tác giả nhận thấy cơ hội và khó khăn
mà hoạt động thương mại tại Việt Nam gặp phải trong thời kỳ công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Từ đó, tác giả xây dựng các biện pháp nhằm cải
thiện hoạt động thương mại cũng như cán cân thương mại là hoàn thiện cơ
chế, chính sách quản lý điều hành xuất nhập khẩu, điều hành tỷ giá, tạo thuận
lợi hóa thương mại, xúc tiến thương mại, thu hút vốn đầu tư nươc ngoài và
cac chính sách đào tạo nguồn nhân lực.

8


Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Theo bài báo “The Determinants of Vietnamese Export Flows:
Static and Dynamic Panel Gravity Approaches” được in trong tạp chí
International Journal of Economics and Finance, số 4 tháng 11 năm 2010
9


của Nguyen Xuan Bac có sử dụng mô hình trọng lực được sử dụng trong kinh
tế, các phần mở rộng khác nhau đã được đề xuất cho mô hình cơ bản để có
được ước tính đáng tin cậy hơn về dòng chảy thương mại quốc tế. Bài viết
này tính đến những phát triển gần đây trong kỹ thuật ước tính trọng lực để
nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu suất xuất khẩu của Việt Nam trong
khung dữ liệu bảng. Nó cho thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng xuất khẩu của
Việt Nam là tự động. Bằng cách thêm biến nội sinh bị trễ như một biến hồi
quy trong mô hình động, kết quả hồi quy được cải thiện rất nhiều. Theo đó,
việc áp dụng mô hình trọng lực đơn giản vào xuất khẩu của Việt Nam có thể

tạo ra các hệ số không nhất quán và sai lệch bằng cách bỏ qua hồi quy bị trễ
như một biến giải thích quan trọng.

Kết quả đã chứng minh rằng lực hấp dẫn giữa nền kinh tế địa phương
và điểm đến, chi phí vận chuyển và tỷ giá hối đoái là những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, tư cách thành viên
ASEAN dường như cũng được liên kết với các luồng xuất khẩu của Việt
Nam, đặc biệt là khi nước này bắt đầu tăng cường hội nhập vào nền kinh tế
khu vực trong những năm gần đây.

10


Chi phí vận chuyển đóng một phần quan trọng trong hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam. Chi phí vận chuyển cao hơn cản trở hoạt động xuất khẩu
và ngược lại, giảm chi phí vận chuyển hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam. Tuy
nhiên, ảnh hưởng của chi phí vận chuyển đối với hàng xuất khẩu của Việt
Nam có xu hướng giảm theo thời gian. Sự phụ thuộc của xuất khẩu Việt Nam
vào chi phí vận tải ngụ ý rằng bên cạnh việc nhấn mạnh các nền kinh tế lớn
trên thế giới là thị trường đích chính cho xuất khẩu của Việt Nam, chính phủ
cũng cần chú ý đầy đủ đến các thị trường đích với chi phí vận chuyển rẻ hơn.
Việc tiếp cận các thị trường như vậy cần được tạo điều kiện bởi các chính
sách có liên quan để tận dụng vị trí địa lý trong việc tăng cường khả năng
cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Một nghiên cứu khác của Tran Thi Minh Uyen tại diễn đàn trường
University of the Thai Chamber of Commerce có tiêu đề “The Factors
Affecting Trade Balance in Vietnam” có đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến
cán cân thương mại của Việt Nam dựa trên kết quả thu thập hàng tháng trong
giai đoạn 2002-2011 gồm 110 tháng là giá dầu, nguồn vốn FDI, giá nội địa, tỷ
lệ tăng trưởng sản xuất, tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp và sử dụng của Chính

phủ. Nguồn dữ liệu bao gồm thông tin tài chính, thông tin kinh tế và thông tin

11


nông nghiệp nhằm phục vụ cho mô hình định lượng được sử dụng trong bài
báo cáo này.
Hồi quy mô hình log - log được sử dụng trong nghiên cứu này. Mô
hình log - log là sự kết hợp của các trường hợp log-log và log-linear. Nói
cách khác, việc giải thích được đưa ra dưới dạng phần trăm thay đổi dự kiến
trong Y khi X tăng một số phần trăm (Benoit 2011).
Có sáu yếu tố trong nghiên cứu này bao gồm giá dầu, đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), chi tiêu chính phủ, giá trong nước, tốc độ tăng trưởng sản
xuất và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tác động đến cán cân thương mại.
Nghiên cứu này đã sử dụng hồi quy với dạng logarit (ln) để xác định
tác động của sáu yếu tố lên cán cân thương mại.
ln(Y) = α0 + α 1 ln(X1) + α 2 ln(X2) + α 3 ln(X3) + α 4 ln(X4) + α 5 ln(X5)
+ α 6 ln(X6) + ε

Với:
Y: Biến phụ thuộc hoặc biến trả lời;

X1, X2, tầm, X6: Biến độc lập hoặc giải thích. Nhân X với e sẽ nhân
giá trị kỳ vọng của Y.
12


α0: hằng số;

α 1, α 2, Hoài, α 6: một số hệ số cho sự thay đổi trong X1, X2, Lôi, X6, kỳ

vọng của Y sẽ thay đổi bao nhiêu.

Các biến độc lập lần lượt bao gồm giá dầu, FDI, chi tiêu chính phủ, giá trong
nước, tốc độ tăng trưởng sản xuất, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp.
Kết quả cho thấy:
Có một tác động tiêu cực của giá trong nước đến cán cân thương mại
ở Việt Nam, có nghĩa là, giá trong nước tăng sẽ dẫn đến và giảm cán cân
thương mại.

Giá trong nước là một trong những yếu tố rất quan trọng. Giá trong
nước đang tăng ở Việt Nam. Có nghĩa là, Việt Nam phải đối mặt với thâm hụt
thương mại trong một thời gian dài. Để giải quyết vấn đề này, giá trong nước
là một trong những yếu tố cần đặc biệt chú ý và tìm cách giảm yếu tố này.

Bên cạnh đó, giá dầu là một trong những nguồn năng lượng quan
trọng ở mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và
13


các nước nghèo. Do đó, khi giá dầu tăng, thông thường nó sẽ tác động xấu
đến cán cân thương mại ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia cần
tiêu thụ dầu nhiều hơn cho sản xuất của họ. Trong tình hình này, giá dầu ở
Việt Nam không được đưa vào chế độ thả nổi. 70% năng lượng sử dụng ở
Việt Nam là dầu và xăng. Nếu chính phủ vẫn kiểm soát giá năng lượng này,
nó sẽ tốt hơn cho người tiêu dùng ở Việt Nam, và thâm hụt thương mại giảm
đã xảy ra trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, có một bất lợi cho chính phủ.
Đó là chính phủ phải chi nhiều ngân sách hơn để hỗ trợ giá năng lượng này
trong nước khi giá của nó tăng trên thế giới. Do đó, thâm hụt ngân sách sẽ
xảy ra. Vì vậy, đây là một yếu tố quan trọng cần phải chú ý. Mặt khác, Việt
Nam cần tìm các nguồn năng lượng khác để thay thế dầu. Giảm nhu cầu dầu

trong nước. Bên cạnh đó, cải thiện hoạt động sản xuất dầu tại Việt Nam.
Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy giá dầu là một yếu tố quan
trọng để giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại tại Việt Nam.

14



×