Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tổng quan tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị nhân lực tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.15 KB, 12 trang )

1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN
LỰC TỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1 Nghiên cứu về các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ

Christopher J Collins, Kevin D Clark (2003) nghiên cứu sự ảnh hưởng của
việc quản trị nhân sự tới hiệu quả hoạt động của công ty đặc biệt chỉ ra mức độ ảnh
hưởng của chiến lược xây dựng mạng lưới nhân sự giữa các nhóm quản trị cấp cao.
Kết quả từ một nghiên cứu tại Mỹ với 73 công ty công nghệ cao cho thấy mối quan
hệ giữa các hoạt động nhân sự và hiệu suất công ty cho biết việc sử dụng chiến lược
quản trị nhân sự thông qua mạng lưới xã hội của các nhà quản lí cấp cao đã làm
tăng trưởng doanh số và tăng trưởng cổ phiếu của các công ty.
Mark A Huselid (1995) nghiên cứu đánh giá toàn diện sự ảnh hưởng của các
chiến lược quản trị nhân sự tới hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả được đưa ra
dựa trên mẫu khảo sát số liệu của gần một nghìn doanh nghiệp tại Mỹ cho thấy việc
xây dựng các chiến lược quản trị nhân sự có tác động đáng kể đối với doanh thu của
công ty, năng suất làm việc của các nhân viên trong công ty và ảnh hưởng tới khả
năng tài chính trong ngắn và dài hạn của công ty.
Kamal Birdi, Chris Clegg, Malcolm Patterson, Andrew Robinson, Chris B
Stride, Toby D Wall, Stephen J Wood (2008) nghiên cứu và đo lường giá trị tương


2

đối của các chiến lược nhân sự như trao quyền, chiến lược dựa trên tâm lý học, đào
tạo mở rộng,... thông qua một nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của 308 công ty
tại Mỹ có sử dụng các chiến lược trên trong hơn 22 năm. Kết quả cho thấy lợi ích từ
việc trao quyền và đào tạo mở rộng. Tuy nhiên, không có chiến lược nhân sự nào
liên quan trực tiếp đến năng suất của các công ty.


Mark A. Huselid, Susan E. Jackson và Randall S. Schuler (1997) nghiên cứu
hiệu quả của quản lý nhân lực mang tính kỹ thuật và chiến lược đóng vai trò như
các nhân tố quyết định tới hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện
trên 293 doanh nghiệp Hoa Kỳ và kết quả cho thấy, việc quản lý nhân sự mang tính
kỹ thuật có hiệu quả cho doanh nghiệp hơn việc quản lý nhân sự mang tính chiến
lược. Nhìn chung, ở hiện tại và trong tương lai gần, các doanh nghiệp lớn tại Hoa
Kỳ sẽ đạt được mức phát triển tiềm năng bằng cách nâng cao hiệu quả quản lý nhân
lực.
1.2 Nghiên cứu về các doanh nghiệp ở Châu Âu

Albana Berisha Qehaja và Enver Kutllovci (2015) nghiên cứu về vai trò của
nguồn nhân lực trong việc đạt lợi thế so sánh, dựa trên 7 công ty phân phối bán
buôn các sản phẩm thức ăn và phi thức ăn tại Cộng hòa Kosovo cùng tổng cộng 35
giám đốc và quản lý được khảo sát tại đây. Kết quả là 50% số doanh nghiệp được
khảo sát tại Kosovo có phòng ban nhân sự, cho thấy nguồn nhân lực chính là một


3

trong những nguồn lực quan trọng nhất đối với một công ty và nguồn nhân lực có
thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho công ty ấy.
Andrés B Raineri (2011) nghiên cứu về thay đổi thực tiễn quản lý và ảnh
hưởng của nó tới kết quả thay đổi nhận thức. Kết quả nghiên cứu dựa trên 90 tổ
chức tại Chile cho thấy, sau khi kiểm soát quy mô tổ chức, thay đổi cường độ hoạt
động, việc thay đổi các chiến lược quản lý nhân sự có tác động đáng kể đến việc
hoàn thành các mục tiêu, nhưng kết quả không cho thấy tác động đến đáng kể về
doanh số, kết quả tài chính của công ty, năng suất hoạt động và hiệu suất của nhân
viên.
1.3 Nghiên cứu về các doanh nghiệp ở Malaysia


Zaini Abdullah, Nilufar Ahsan và Syed Shah Alam (2009) nghiên cứu ảnh
hưởng của quản trị nhân lực tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các công ty
tư nhân tại Malaysia, dựa trên khảo sát 153 nhà quản trị từ Selangor. Kết quả nghiên
cứu cho thấy việc đào tạo và phát triển, làm việc nhóm, sắp xếp nhân sự và thẩm
định quá trình hoạt động động có sự ảnh hưởng mang tính tích cực và quan trọng tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân tại Malaysia.
Zurina Adnan, Hazman Shah Abdullah và Jasmine Ahmad (2011) nghiên cứu
ảnh hưởng trực tiếp của quản trị nhân lực tới hoạt động tài chính của các doanh
nghiệp chuyên nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Malaysia. Nghiên cứu dựa trên


4

kết quả khảo sát 64 doanh nnghiệp R&D, kết quả của EFA và CFA xác nhận có 4
yếu tố trong thực tiễn quản trị nhân lực: sự tham gia, khen thưởng, đào tạo & phát
triển và thực hành làm việc nhóm. Kết quả hồi quy cho thấy sự tham gia và khen
thưởng có ảnh hưởng tích cực và quan trọng tới hoạt động tài chính của doanh
nghiệp trong khi việc đào tạo & phát triển đem lại tác động tiêu cực. Ngoài ra,
không có mối liên hệ đáng kể giữa thực hành làm việc nhóm và hiệu quả tài chính
tại các doanh nghiệp R&D của Malaysia.
1.4 Nghiên cứu về các doanh nghiệp nói chung

Patrick M. Wright, Timothy M. Gardner và Lisa M. Moynihan (2003) nghiên
cứu tác động của các hoạt động nhân sự và cam kết của tổ chức đối với hiệu suất
hoạt động và khả năng sản xuất của các đơn vị kinh doanh. Nghiên cứu được tiến
hành với mẫu 50 đơn vị kinh doanh độc lập trong cùng một tập đoàn, kết quả cho
thấy cả cam kết của tổ chức và các chiến lược nhân sự có liên quan đáng kể đến
hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận trước thuế của các công ty.
Huselid (1995) nghiên cứu ảnh hưởng của quản lý nhân lực tới doanh thu,
năng suất và hoạt động tài chính của tổ chức. Nghiên cứu được thực hiện trên tập

hơn 100 doanh nghiệp uy tín đã lập luận rằng việc nâng cao hiệu suất người lao
động sẽ được phản ánh trong hiệu suất và kết quả kinh doanh của công ty tốt hơn.
Trên một loạt các doanh nghiệp ở các ngành công nghiệp và quy mô doanh nghiệp


5

khác nhau, tác giả đã tìm thấy bằng chứng cụ thể cho giả thuyết mối liên quan giữa
tài chính doanh nghiệp, tiền lương người lao động và năng suất lao động. Từ đó, tác
giả đưa ra kết luận và hàm ý nhằm nâng cao chất lượng người lao động nhằm gia
tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ravi K. S1 , Dr. Santosh Kumar A. N (2013) đã có nghiên cứu mối liên hệ
giữa tiền thưởng - tiền phạt đối với người lao động và sự ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Nghiên cứu chỉ
ra rằng sự khác biệt rõ ràng về phương sai kết quả kinh doanh của doanh nghiệp áp
dụng hình thức thưởng phạt đối và doanh nghiệp không áp dụng. Từ đó đề ra các
chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy hiểu suất của người lao động nhằm nâng cao kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
P.V.C. Okoye và Raymond A. Ezejiofor (2013) nghiên cứu về ảnh hưởng của
nguồn nhân lực đối với năng suất lao động của tổ chức chỉ ra rằng phát triển nguồn
nhân lực, công cụ tạo động lực, đào tạo, v.v. làm cho người lao động có hiệu quả
hơn với công việc khác nhau của họ. Trong tất cả các khía cạnh của nỗ lực của con
người, đó là các công ty tư nhân hoặc công cộng. Không còn cần thiết phải nhấn
mạnh quá mức vào những gì phát triển nguồn nhân lực hiệu quả có thể làm cho bất
kỳ tổ chức nào thấm nhuần thực tiễn.


6

Casey Ichniowski, Kathryn Shaw, Giovanna Prennushi (1995) nghiên cứu

ảnh hưởng của quản lý nhân lực tới năng suất; áp dụng một hệ thống chặt chẽ và
phân tích và đưa ra kết luận rằng các yếu tố công việc mới bao gồm các nhóm làm
việc, phân công công việc linh hoạt, bảo đảm việc làm, đào tạo nhiều công việc và
phụ thuộc nhiều vào lương thưởng, tạo ra mức năng suất cao hơn đáng kể so với các
cách tiếp cận 'truyền thống' liên quan đến thu hẹp định nghĩa công việc, quy tắc làm
việc nghiêm ngặt và trả lương hàng giờ với sự giám sát chặt chẽ. Ngược lại, việc áp
dụng các đổi mới thực hành công việc cá nhân trong sự cô lập không có ảnh hưởng
đến năng suất.
Casey Ichniowski và Kathryn Shaw (2003) nghiên cứu về việc thực hiện
quản lý nguồn nhân lực ảnh hưởng tới các quy trình sản xuất cụ thể như thế nào.
Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề thiết kế tổ chức nhằm tối ưu hóa hiệu suất từ
các công nhân của các doanh nghiệp là một vấn đề quản lý phức tạp, tuy nhiên;
chất lượng lao động cao hay thấp là phụ thuộc vào môi trường làm việc.
Muhammad Hamid, Sumra Maheen, Ayesha Cheem và Rizwana Yaseen
(2017) trong nghiên cứu về tác động của quản lý nhân sự đối với hiệu quả của tổ
chức quản lý phúc lợi cho nhân viên gắn liền với hiệu quả tổ chức. Hơn nữa, hiệu
quả của sự phát triển nhân viên và hành vi công dân tổ chức cũng là thước đo
hiệu suất của tổ chức.


7

Anthony Igwe, J. U. J Onwumere, Obiamaka P. Egbo (2013) với nghiên cứu
về sử dụng quản lý nhân sự làm công cụ cho thành công của tổ chức chỉ ra rằng vấn
đề quản lý nguồn nhân lực như một công cụ để đạt được các mục tiêu và mục tiêu
của bất kỳ tổ chức nào cũng được nhấn mạnh. Do đó, điều bắt buộc là các nhà quản
lý nhân sự phải hoàn thành đầy đủ các mục tiêu và mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào,
cả tổ chức và nhân viên phải đồng ý với những gì sẽ có lợi cho cả hai.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn nhân sự đối với sự hài lòng của nhân
viên và hiệu quả của tổ chức của Huan Ming Chuang, Mao Jen Liu, You Shiang

Chen (2015) chỉ ra rằng sự hài lòng của nhân viên ảnh hưởng tích cực đến các cam
kết tình cảm và quy phạm, trong khi hai loại cam kết này không ảnh hưởng tích cực
đến chất lượng dịch vụ. Hơn nữa, cam kết tình cảm và cam kết chuẩn mực mà nhân
viên thể hiện đối với tổ chức của họ chủ yếu bắt nguồn từ sự hài lòng trong công
việc hơn là thực tiễn nhân sự.
Garry (2003) không chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của các chiến lược nhân sự
tiên tiến tới hiệu suất của doanh nghiệp mà còn cho thấy cả sự ảnh hưởng của việc
tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên tới chỉ số này. Mô hình được đưa
ra cho thấy các quyết định về nhân sự có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến kết
quả hoạt động của công ty. Trong mô hình, các quyết định về nhân sự phát huy tác
dụng gián tiếp của chúng bằng cách làm tăng hoặc giảm áp lực trong môi trường


8

làm việc và lần lượt tạo ra những sự thay đổi tiếp theo trong bộ máy quản trị công
ty.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

Đinh Văn Tới (2018) nghiên cứu về tác động của quản trị nhân lực đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về
tác động của quản trị nhân lực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đề
xuất được mô hình nghiên cứu tương đối toàn diện, tổng hợp có căn cứ lý luận và
thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và hoạt động quản trị nhân lực. Nghiên cứu chỉ ra đào tạo kỹ năng có tác
động đến 4/5 tiêu chí kết quả hoạt động kinh doanh (các kết quả tài chính ROA và
lợi nhuận trước thuế, sự hài lòng của khách hàng và khả năng sáng tạo); hoạt động
tuyển dụng sàng lọc có vai trò quan trọng đến 2 yếu tố bao gồm ROA và lợi nhuận
trước thuế của doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đưa ra các chính sách hàm ý nâng cao
chất lượng và quản trị nhân lực phù hợp.

Lê Thị Kim Anh (2015) nghiên cứu tác động của quản trị nguồn nhân lực
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu chỉ ra rằng các chương trình đào tạo của doanh
nghiệp vừa và nhỏ dựa trên đánh giá nhu cầu, đánh giá công việc của nhân viên,


9

ứng dụng trực tiếp vào công việc của nhân viên sẽ mang đến những tác động thuận
chiều đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời chỉ ra rằng việc thực
hành tốt quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao
được lợi nhuận cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trần Kim Dung và Văn Mý Lý (2006) nghiên cứu về ảnh hưởng của thực
tiễn quản trị nguồn nhân lực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghiên cứu thực hiện đo lường ảnh hưởng của thực tiễn hoạt động quản trị nguồn
nhân lực đến kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nhận thức
của nhân viên. Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc và
dựa trên mẫu khảo sát từ 204 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM.
Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng dương của đào tạo (0.386); chế độ đãi ngộ lương,
thưởng (0.344) đến kết quả kinh doanh; và ảnh hưởng dương của cơ hội thăng tiến
(0.357), đào tạo (0.201) đến khả năng thu hút giữ nhân viên giỏi trong các doanh
nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ rất chặt chẽ và liên tục của thực tiễn
về đào tạo, đánh giá nhân viên, chế độ đãi ngộ lương thưởng, thăng tiến và ra quyết
định trong tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Phan Thị Minh Lý (2011) phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế. Dựa
trên kết quả khảo sát 112 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trên địa bàn tỉnh


10


Thừa Thiên - Huế, bài viết xác định và lượng hoá tác động của bốn nhóm nhân tố
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu
cho thấy nhóm nhân tố về nội lực của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất đến kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp theo là các nhóm nhân tố về chính
sách của địa phương, chính sách vĩ mô và yếu tố vốn. Tác giả cũng đã đo lường và
phân loại các giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mức độ tác động và
mức độ khó làm cơ sở đề xuất chiến lược thực hiện.
Trần Hữu Ái và Nguyễn Minh Đức (2015) nghiên cứu tác động của các yếu
tố quản lý đến hiệu suất của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng
Tàu. Nghiên cứu đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố quản lý đến hiệu suất
doanh nghiệp và mối liên hệ giữa các yếu tố này. Khảo sát 141 doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quản
lý, bao gồm cam kết của quản lý cấp cao về tổ chức sản xuất, đào tạo nguồn nhân
lực, hướng đến khách hàng, mối quan hệ trong doanh nghiệp, giải thích được
67,33% sự biến đổi trong hiệu suất doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy, cam kết của quản lý cấp cao về hiệu suất có tác động tích cực từ cao đến thấp;
đào tạo nguồn nhân lực, hướng đến khách hàng, mối quan hệ trong doanh nghiệp và
cam kết quản lý tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp.
3. NHẬN XÉT


11

Nhìn chung, tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về đề tài
ảnh hưởng của quản trị nhân lực tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
cho thấy rằng:
Thứ nhất, các tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị nhân lực tới kết
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ngoài tương đối phong phú; tuy
nhiên, ở trong nước lại chưa có nhiều. Cụ thể, các nghiên cứu của: Lê Thị Kim Anh

(2015) về các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên; Phan Thị Minh Lý (2011) về các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thừa Thiên Huế; Trần Hữu Ái và Nguyễn Minh Đức
(2015) về các doanh nghiệp tại Bà Rịa- Vũng Tàu; cho thấy rằng, vấn đề nghiên cứu
tập trung chủ yếu tại các vùng có tiềm năng, phát triển và chuyên cung cấp cũng
như xuất khẩu các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam như: trà, thủy hải sản,…
Thứ hai, tổng quan tình hình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước đa số cho
thấy vai trò quan trọng và ảnh hưởng tích cực của quản trị nhân lực tới kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Kamal Birdi,
Chris Clegg, Malcolm Patterson, Andrew Robinson, Chris B Stride, Toby D Wall,
Stephen J Wood (2008) dựa trên 308 công ty tại Mỹ cho thấy không có chiến lược
nhân sự nào liên quan trực tiếp đến năng suất của các công ty.


12

Cuối cùng, các nghiên cứu đều đưa ra những giải pháp quản trị nhân lực
chung như: sự tham gia, khen thưởng, thực hành làm việc nhóm,… nhằm phát triển
hơn nữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.



×