Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tiểu luận tài chính quốc tế sự kiện brexit và bài học cho ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.6 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................6
1.
2.
3.
4.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................6
Đối tượng và phạm vi đề tài..................................................................6
Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 6
Bố cục đề tài:.......................................................................................... 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN MỐI QUAN HỆ GIỮA ANH VÀ LIÊN
MINH CHÂU ÂU (EU)...................................................................................8
1.1

Tổng quan về Liên minh châu Âu.....................................................8

1.1.1. Sự ra đời của Liên minh châu Âu................................................ 8
1.1.2. Chính sách thương mại chung của EU:.................................... 10
1.2

Sự kiện Anh gia nhập EU.................................................................12

1.2.1
1.2.2
1.3
1.4

Các nước mời Anh tham gia, Anh từ chối..................................12


Tiến trình gia nhập vất vả của Anh............................................ 13

Mối quan hệ kinh tế giữa Anh và EU..............................................14
Lý do dẫn đến sự kiện BREXIT?.................................................... 15

CHƯƠNG 2 DIỄN BIẾN SỰ KIỆN BREXIT............................................16
2.1
2.2

Những điều căn bản về Brexit......................................................... 16
Cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề rời EU tại Anh............................16

2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.3.7
2.3.8
2.3.9
2.3.10

Thời gian diễn ra cuộc trưng cầu............................................... 16
Cử tri hợp lệ.................................................................................16

Câu hỏi của cuộc trưng cầu dân ý..............................................17
Hai phe đối lập.............................................................................17
Kết quả của cuộc trưng cầu........................................................18
Vấn đề về người nhập cư............................................................ 18
Tội phạm...................................................................................... 19
Giao thương.................................................................................19
Luật pháp..................................................................................... 20
Việc làm........................................................................................20
Vị thế............................................................................................20
Tài chính......................................................................................21
Tự chủ..........................................................................................21
Quốc phòng và an ninh...............................................................21
Môi trường và năng lượng..........................................................22
2


2.3.11 Giáo dục và nghiên cứu ..............................................................22
2.3.12 Du lịch và sinh sống ở nước ngoài ............................................. 23
CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT TỚI ANH, EU VÀ CÁC NƯỚC
THUỘC EU TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ ............................................ 23
3.1 Đối với vương quốc Anh .................................................................. 23
3.2 Tác động của Brexit tới EU ............................................................. 25
3.3 Viễn cảnh Brexit gây ra hiệu ứng Domino ..................................... 25
3.4 Tác động của Brexit đối với quan hệ kinh tế giữa Anh và các nước
thành viên còn lại của EU khi Anh rời khỏi liên minh châu Âu EU. ....26
3.5 Tác động của Brexit đối với thế giới ...............................................27
3.5.1 Brexit làm suy giảm ảnh hưởng của EU trên toàn cầu. ...........27
3.5.2
Brexit phá vỡ thế cân bằng quyền lực ở châu Âu, làm cho Anh
mất an toàn hơn. ......................................................................................28

3.5.3 Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bị suy yếu. 28
CHƯƠNG 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU BREXIT CHO CÁC
QUỐC GIA ASEAN...................................................................................... 29
4.1

Tổng quan về ASEAN ...................................................................... 29

4.1.1
4.1.2
EU
4.2

Vài nét cơ bản về ASEAN ...........................................................29
Mối quan hệ kinh tế liên quan của các nước khu vực ASEAN và
30

Những bài cho ASEAN rút ra từ Brexit ......................................... 31

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ..............................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 34

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AEC
ASEAN
AU
EC
ECSC

ECJ
EEC
EMS
EMU
ERM
EU
EURATOM
FDI
GDP
IS
NATO
SAS
S&P

ASEAN Economic
Community
Association of South
East Asia Nations
African Union
European Commission
European Coal and Steel
Community
European Court of
Justice
European Econimic
Community
European Moneytary
System
Economic and
Moneytary Union

Exchange Rate
Mechanism
European Union
European Atomic
Energy Community
Foreign Direct
Investment
Gross Dometic Product
Islamic State
North Atlantic Treaty
Organization
Special Air Service
Standard & Poor’s

Cộng đồng Kinh tế
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
Liên minh châu Phi
Ủy ban châu Âu
Cộng đồng Than Thép
châu Âu
Tòa án Công lý châu Âu
Cộng đồng Kinh tế châu
Âu
Hệ thống tiền tệ châu
Âu
Liên minh Kinh tế và
Tiền tệ châu Âu
Cơ chế Tỷ giá hối đoái

Liên minh châu Âu
Cộng đồng năng lượng
nguyên tử châu Âu
Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổ chức hồi giáo tự
xưng
Tổ chức Hiệp ước Bắc
Đại Tây Dương
Lực lượng đặc nhiệm
Tổ chức xếp hạng tín
nhiệm Standard &
Poor’s

4


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Tỷ giá của đồng Bảng so với đồng SDR tháng 6/2016, nguồn: IMF
23
Bảng 2: Tỷ giá của đồng Bảng so với đồng SDR tháng 7/2016, nguồn: IMF
24
Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP của Anh và EU (%) trong giai đoạn 2008-2018,
nguồn: IMF..................................................................................................... 24

5


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua, sự kiện người dân Vương quốc Anh bỏ phiếu tán thành việc
nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit) đã thu hút sự
quan tâm của dư luận trên toàn thế giới. Mối quan hệ của Vương quốc Anh
với EU từ lâu đã là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội nước Anh nói
chung và chính trường Anh nói riêng. Sau hơn 40 năm là thành viên của EU,
Brexit có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với sự phát triển Vương quốc Anh và
EU. Bên cạnh những tác động về kinh tế, Brexit còn có tác động to lớn đến
các vấn đề chính trị ở bên trong nước Anh, đến tiến trình liên kết ở EU, và đến
các vấn đề xã hội của cả hai bên. Không chỉ giới hạn trong phạm vi châu Âu,
sự kiện Brexit còn có những tác động tiềm tàng đến sự phát triển của nhiều
nơi khác trên thế giới, đặc biệt là ở các khu vực đang tiến hành quá trình hội
nhập và thống nhất khu vực theo mô hình của EU như Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) hay Liên minh châu Phi (AU).
Do vậy việc phân tích những nhân tố nào tác động đến quan Anh -EU ;
nguyên nhân nào dẫn tới Brexit ;sự kiện Anh rời EU sẽ tác động như thế nào
tới nền kinh tế của Anh và châu Âu là rất cần thiết, từ đó rút ra bài học cho
ASEAN. Xuất phát từ yêu cầu đó bài tiểu luận này sẽ đi vào phân tích về sự
kiện Brexit và bài học cho ASEAN.
2. Đối tượng và phạm vi đề tài
Do thời gian có hạn, lĩnh vực nghiên cứu còn quá rộng, bài tiểu luận chỉ có
thể tập trung nghiên cứu vào mối quan hệ kinh tế giữa Anh và EU từ khi Anh
gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1973 đến khi sự kiện Brexit
kết thúc và tác động của Brexit đối với Anh - EU và thế giới trên lĩnh vực
kinh tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm dựa trên các thống kê và
công bố của các tổ chức uy tín trong lĩnh vực Tài chính.
6



4. Bố cục đề tài:
Bài tiểu luận gồm 5 phần chính:
CHƯƠNG I:Tổng quan mối quan hệ giữa Anh và Liên minh châu
Âu CHƯƠNG II: Diễn biến sự kiện Brexit
CHƯƠNG III:Tác động của Brexit đối với Anh - EU và thế giới trên
lĩnh vực kinh tế
CHƯƠNG IV: Bài học kinh nghiệm sau Brexit cho các quốc gia
ASEAN
CHƯƠNG V: Kết luận

7


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN MỐI QUAN HỆ GIỮA ANH VÀ

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
1.1

Tổng quan về Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu
Âu. Ngày nay Liên minh châu Âu là khối liên kết kinh tế - chính trị có tính
tổ chức trong sự thống nhất cao nhất trong các liên kết của thế giới. Với gần
500 triệu công dân thuộc 27 quốc gia, các nước trong Liên minh châu Âu
sản xuất gần 30% tổng sản phẩm của thế giới (16.8 ngàn tỉ năm 2007).
1.1.1.


Sự ra đời của Liên minh châu Âu

Lịch sử Liên minh châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Sau
khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các nước châu Âu, Nhật Bản và Liên
Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Chính nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh
tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Ngày 9/5/1950, Bộ trưởng
Ngoại giao Pháp Robert Schuman đã nêu ra ý tưởng và đề xuất trong bài phát
biểu nổi tiếng (ngày này hiện cũng được coi là ngày sinh nhật của Liên minh
châu Âu). Ngày 18-4- 1951, sáu quốc gia gồm Pháp, Bỉ, Hà Lan,
Luxembourg, Italia và Đức đã ký hiệp ước thành lập Cộng đồng Than Thép
châu Âu gọi tắt là ECSC. Các ngành công nghiệp than và thép, những ngành
và nguồn lực then chốt phục vụ chiến tranh, không nên được quản lý bởi từng
quốc gia riêng lẻ mà cần được đặt dưới sự kiểm soát chung độc lập đối với
các quốc gia.
Vào tháng 3-1957, sáu quốc gia này ký tiếp các hiệp ước thành lập
Cộng đồng kinh tế chung châu Âu (EEC) và Cộng đồng nguyên tử Châu Âu
(EURATOM) tại Rôma. Mục đích của EEC là thiết lập nên một thị trường
chung làm nền tảng cho những bước hội nhập tiếp theo. EEC là một liên minh
thuế quan, thương mại hàng hoá giữa các quốc gia thành viên được miễn thuế
8


và có một hệ thống thuế quan chung đối với thị trường các quốc gia ngoài
Liên minh. EEC, EURATOM và chính sách đối ngoại và an ninh chung và
hình thành sự hợp tác trong chính sách ECSC được gọi chung là Cộng đồng
châu Âu (EC). Bản dự thảo xây dựng Liên minh châu Âu trong tương lai bao
gồm: Cộng đồng châu Âu (EC), hình thành đối nội và tư pháp.
Tháng 2-1992, các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ của các quốc
gia thành viên Cộng đồng châu Âu EC đã ký Hiệp ước về Liên minh châu Âu
(EU). Nội dung cốt lõi của Hiệp ước này là những qui tắc về một liên minh

kinh tế và tiền tệ (EMU). EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào
1/1/1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). EMU bắt đầu có hiệu lực từ
1/1/1999. Như vậy, chủ quyền về chính sách tiền tệ chuyển từ các ngân hàng
trung ương quốc gia sang Ngân hàng Trung ương châu Âu. Đồng tiền chung
Euro bắt đầu được đưa vào sử dụng. Đầu năm 2002, với việc phát hành tiền
giấy và tiền xu Euro, việc thống nhất tiền tệ đã hoàn thành.
EU đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống pháp luật
tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông
tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách
chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương.
Mười sáu nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung Euro tạo nên khu
vực đồng Euro. EU đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối
ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G20 và Liên hiệp
quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng
Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 3 quốc gia không phải là
thành viên Liên minh châu Âu. Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông
qua một hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những
thể chế chính trị quan trọng của EU bao gồm Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên
minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và
Ngân hàng Trung ương châu Âu.
9


1.1.2. Chính sách thương mại chung của EU:
EU ngày nay được xem như là một đại quốc gia ở Châu Âu. Bởi vậy,
chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại
của một quốc gia. Nó bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách
ngoại thương.
1.1.2.1


Chính sách thương mại nội khối

Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận
hành thị trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh
thổ quốc gia, biên giới hải quan (xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan
thuế) để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn; và điều hoà
các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên.
Một thị trường chung Châu Âu bảo đảm tạo ra các cơ hội tương tự cho
mọi người trong thị trường chung và ngăn ngừa cạnh tranh được tạo ra do sự
méo mó về thương mại. Một thị trường đơn lẻ không thể vận hành một cách
suôn sẻ nếu như không thống nhất các điều kiện cạnh tranh áp dụng. Vì mục
đích này, các nước EU đều nhất trí tạo ra một hệ thống bảo hộ sự cạnh tranh
tự do trên thị trường.
1.1.2.2 Chính sách ngoại thương
Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương
chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu (EC) là người đại diện
duy nhất cho Liên Minh trong việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương
mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.
Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự trị và
chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định, được xây dựng dựa trên các
nguyên tắc sau: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh
công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế
10


quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp
xuất khẩu.
EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá, đẩy mạnh tự do hoá
thương mại. Hiện nay, các nước thành viên EU cùng áp dụng một biểu thuế
quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Các chính sách phát triển ngoại

thương của EU từ 1951 đến nay là những nhóm chính sách chủ yếu sau:
Chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính
sách tự do hoá thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc
ban hành và thực hiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ đến tình hình
phát triển kinh tế, tiến trình nhất thể hóa Châu Âu và khả năng cạnh tranh
trong từng thời kỳ của các sản phẩm của Liên Minh trên thị trường thế giới.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các
biện pháp: Chống bán phá giá (Anti-dumping), chống trợ cấp xuất khẩu và
chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng
thuế “chống xuất khẩu bán phá giá” để ngăn chặn tình trạng hàng hoá xâm
nhập ồ ạt từ bên ngoài vào cũng như để bảo vệ cho các nhà sản xuất trong
nước.Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn
không cho nhập khẩu những hàng hoá đánh cắp bản quyền.
Bên cạnh đó, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với
các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là Hệ thống Ưu đãi Thuế
quan Phổ cập (GSP). Trong hệ thống GSP của EU qui định khuyến khích tăng
thêm mức ưu đãi 10%, 20%, 35% đối với hàng nông sản và 15%, 25% và
35% đối với hàng công nghệ phẩm. Theo GSP của EU bắt đầu có hiệu lực từ
1/7/1999 thì những trường hợp sau được hưởng ưu đãi thêm:
- Bảo vệ quyền của người lao động.
- Bảo vệ môi trường.

11


Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm các nước đang phát triển và nhóm
các nước chậm phát triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Nhóm
các nước chậm phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn nhóm các nước đang
phát triển.
1.2


Sự kiện Anh gia nhập EU

Để có thể gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 1973, Anh đã phải trải qua
quá trình hết sức vất vả.
1.2.1

Các nước mời Anh tham gia, Anh từ chối

Từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, nhu cầu
thắt chặt quan hệ để ngăn chặn khả năng xảy ra tình trạng gây chiến với nhau
giữa các nước châu Âu ngày càng tăng.
Một trong những người ủng hộ ý tưởng này là cựu Thủ tướng Anh
Winston Churchill. Trong bài phát biểu tại Đại học Zurich năm 1946, ông
Churchill đã đề xuất “một hình thức Liên bang châu Âu (United States of
Europe), một cấu trúc bảo đảm mọi người được sống trong hòa bình, an toàn
và tự do”.
Tuy vậy, khi Pháp, Tây Đức, Bỉ, Ý và Luxembourg thành lập Cộng đồng
Than thép châu Âu (ECSC) vốn là tiền thân của EU vào năm 1951, Anh lại
đứng ngoài không tham gia. Thậm chí lúc Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và
Luxembourg ký Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào
năm 1957 cũng đã ngỏ ý mời Anh, nhưng một lần nữa Anh lại từ chối.
Theo nhiều nhà phân tích, Anh từ chối gia nhập ECSC lẫn EEC vì nước
này còn tin rằng sức mạnh và vị thế của Anh vẫn đủ lớn để tự phát triển mà
không cần tới sự giúp đỡ từ những tổ chức châu Âu.
Anh, vào thời điểm đó, mặc dù đã phải nhường lại vị trí bá quyền số một
cho Mỹ nhưng vẫn còn là một cường quốc lớn. Nước này vẫn có một ghế
12



trong Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc; có vị trí lớn trong khối thịnh vượng
chung (tổ chức liên chính phủ của 53 quốc gia, trong đó hầu hết từng là lãnh
thổ của cựu đế quốc Anh) và có quan hệ đặc biệt với Mỹ.
Tất cả yếu tố trên cộng với việc vị trí địa lý tự nhiên của Anh đã có phần
tách biệt (là một đảo riêng biệt ở phía tây bắc lục địa châu Âu) khiến Anh tự
cho rằng mình không cần đến châu Âu.
Hành động thể hiện rõ nhất tư tưởng này của Anh chính là việc nước này
chỉ gửi Russell Bretherton, một quan chức cấp trung chuyên lo liệu về mảng
thương mại, đến tham dự hội nghị ký kết Hiệp ước Rome thành lập EEC với
tư cách quan sát viên.
1.2.2

Tiến trình gia nhập vất vả của Anh

Vào năm 1951, khi Cộng đồng Than thép Châu Âu (ECSC) được thành
lập, nước Anh đã từ chối tham gia cộng đồng này. Đến năm 1957, Anh quốc
cũng đã từ chối lời mời tham gia Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) của sáu
quốc gia sáng lập khác là Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức.
Tuy nhiên sau khi nhận thấy Pháp và Đức có sự phục hồi kinh tế nhanh
chóng sau chiến tranh và hình thành được một liên minh mạnh mẽ, các nhà
lãnh đạo Anh đã thay đổi suy nghĩ của mình về việc gia nhập EEC. Nước này
đã nộp đơn tham gia EEC vào năm 1961, nhưng đã bị bác bỏ hai lần bởi Tổng
thống Pháp Charles de Gaulle vào năm 1963 và 1967.
Đến năm 1973, Anh chính thức trở thành thành viên của cộng đồng EEC.
Nhưng chỉ hai năm sau, nhiều người dân Anh đã đòi rời khỏi EEC, và do vậy,
một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào năm 1975 nhằm giải quyết vấn

13



đề này. Sau cuộc trưng cầu dân ý, nước Anh vẫn quyết định ở lại EEC nhờ
67% dân số ủng hộ việc này.
Mặc dù đã gia nhập EEC nhưng cuộc tranh luận quanh việc Anh có nên
hòa nhập với cộng đồng Châu Âu vẫn chưa kết thúc. Hai năm sau khi gia
nhập, Anh thực hiện trưng cầu ý dân về việc rút khỏi EEC nhưng may mắn là
67,2% cử tri Anh thời điểm đó đã chọn ở lại.

1.3

Mối quan hệ kinh tế giữa Anh và EU

Đến năm 1984, quan hệ Anh - EC lại “nổi sóng” khi Thủ tướng Anh
Margaret Thatcher yêu cầu giảm mức đóng góp của Anh trong EC.
Trong 11 năm cầm quyền, bà Thatcher nhiều lần phản đối tiến trình hội
nhập chính trị của khối vì sợ rằng việc này sẽ tạo ra một “siêu quốc gia châu
Âu” tước đoạt mọi quyền của các nước thành viên.
Năm 1990, Anh tham gia Hệ thống Tiền tệ châu Âu. EMS được lập ra
vào năm 1979 với mục đích duy trì tỷ giá cố định trong toàn khối và tỷ giá
của cả khối sẽ thay đổi theo thị trường.
Năm 1992, sự kiện “Ngày thứ 4 đen tối” xảy ra và đánh dấu thời điểm
tồi tệ nhất trong mối quan hệ giữa Anh và Châu Âu. Sau khi không thể bảo vệ
được đồng Bảng Anh khỏi các cuộc tấn công đầu cơ liên tục, Bộ trưởng bộ
Tài chính Anh Norman Lamont đã phải chính thức thông báo nước Anh rút
khỏi Cơ chế tỉ giá hối đoái của châu Âu vào ngày 16 tháng 9 năm 1992.
Cũng trong năm 1992, châu Âu xúc tiến quá trình hợp nhất chính trị và
nước Anh đã quyết định đứng ngoài cuộc và quyết định không sử dụng đồng
tiền chung euro.
Trong những năm tiếp theo, mối quan hệ giữa Anh và EU đã trở nên tốt
đẹp hơn song vẫn luôn tồn tại những điều trắc trở như vấn đề Hiến pháp châu
14



Âu hay việc liệu Brussels có nên được trao thêm nhiều quyền lực hơn nữa để
kiểm soát châu Âu.
EU là đối tác thương mại lớn nhất của nước Anh, chiếm tới 44% sản
lượng xuất khẩu và 53% sản lượng nhập khẩu của nước này trong năm 2015.
Về vấn đề việc làm, hơn 3 triệu việc làm tại Anh có liên quan tới hoạt động
xuất khẩu sang EU. Ngoài ra, đối với Anh, Liên minh Châu Âu cũng đóng vai
trò là một nhà đầu tư lớn. Năm 2014, các nước trong EU đã đóng góp 496 tỉ
Bảng – tương đương với 48% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Anh.
Ngược lại, Anh Quốc cũng có vai trò quan trọng trong EU, khi nước
này đóng góp khoảng 8,5 tỉ Bảng Anh vào Ngân sách EU (năm 2015), chiếm
tới 12,57% tổng ngân sách của tổ chức này, chỉ đứng sau Pháp và Đức.
Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng khoản đóng góp hằng năm của Anh
cho EU là một gánh nặng đối với quốc gia này. Họ cũng tin rằng những đạo
luật khắt khe của EU làm quốc gia này tiêu tốn hàng tỉ Bảng Anh mỗi năm.
Cụ thể, một nghiên cứu của Open Europe đã ước tính rằng top 10 đạo luật
“gây phiền hà” nhất của EU làm Anh hằng năm tiêu tốn 33,3 tỉ Bảng.
1.4

Lý do dẫn đến sự kiện BREXIT?

Mối quan hệ giữa Anh và EU không phải lúc nào cũng “êm đẹp”, nhưng
nhờ những thương lượng và thỏa thuận liên tục của các nhà lãnh đạo Anh và
những người đứng đầu EU, mối quan hệ này đã được duy trì trong suốt 40
năm qua.
Tuy nhiên, kể từ năm 2010, khi EU bắt đầu phải đối mặt với nhiều khó
khăn trong đó nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp năm 2010 và
giờ là cuộc khủng khoảng nhập cư, nhiều người Anh một lần nữa lại nghi

hoặc về mối quan hệ giữa Anh và EU. Liệu việc là một thành viên của EU có
thực sự có lợi đối với Anh?
Nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, nhưng có lẽ hơn cả là thuyết phục
người dân bầu cho Đảng Bảo thủ của mình, năm 2013, Thủ tướng Anh David
15


Cameron đã hứa sẽ mở một cuộc trưng cầu dân ý quyết định số phận của Anh
ở EU nếu Đảng Bảo thủ của ông này chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện
Anh. Và giờ, để giữ đúng lời hứa của mình, Thủ tướng David Cameron đã
quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý này vào ngày 23 tháng 6 năm 2016. Và
ngày 23.6.2016, quan hệ Anh - EU tan vỡ hẵn khi cuộc trưng cầu ý dân đã cho
kết quả gần 52% cử tri Anh chọn ra đi (Brexit). Anh sẽ chính thức rời khỏi
khối sau khi kết thúc đàm phán với EU.

CHƯƠNG 2
2.1

DIỄN BIẾN SỰ KIỆN BREXIT.

Những điều căn bản về Brexit.

Brexit là một cụm từ được ghép từ hai từ: “Britain” chỉ nước Anh và “exit”
chỉ hành động rời khỏi EU. Đây không phải lần đầu tiên việc ghép từ như thế
này được sử dụng, vì từ năm 2012, khi Hy Lạp phải đối mặt với cuộc khủng
hoảng nợ trầm trọng, người ta cũng đã nhắc đến “Grexit” (kết hợp giữa
“Greece” và “exit”) để nói tới nguy cơ nước này có thể phải rời khỏi EU.
Brexit cũng xuất hiện trong năm 2012, khi mà ngày càng có nhiều người
Anh phản đối EU và nghi hoặc về quan hệ giữa Anh và cộng đồng này. Khi
cuộc trưng cầu dân ý chính thức được mở ra, Brexit đã trở thành một “từ

khóa” được dùng để nói đến việc Anh rời khỏi EU nói riêng cũng như về cuộc
trưng cầu nói chung.
2.2
2.2.1

Cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề rời EU tại Anh.
Thời gian diễn ra cuộc trưng cầu.

Thứ 5 ngày 23 tháng 6 năm 2016.
2.2.2

Cử tri hợp lệ.

Những công dân đủ 18 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Anh, Scotland, xứ
Wales và Bắc Ireland; những công dân Ireland đang sinh sống tại Vương quốc
16


Anh, các công dân từ hơn 50 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung- những
thuộc địa cũ của Anh như Úc, Ấn Độ hay Jamaica hiện đang sống tại Anh.
Các công dân mang quốc tịch Anh nhưng đang sinh sống ở nước ngoài không
quá 15 năm cũng có quyền tham gia bầu chọn.
2.2.3

Câu hỏi của cuộc trưng cầu dân ý.

“Vương quốc Anh có nên tiếp tục là thành viên của EU hay nên rời khỏi
EU?”
2.2.4


Hai phe đối lập

Chiến dịch vận động nước Anh rời khỏi EU là chiến dịch “Vote Leave”
(tạm dịch: Hãy chọn rời đi). Lập luận chính của chiến dịch “Vote Leave” là
việc rời khỏi EU sẽ cho phép người Anh giành lại tự chủ và sử dụng ngân
sách theo những ưu tiên của riêng nước này.
Chiến dịch vận động ở lại EU là chiến dịch “Stronger In” (tạm dịch:
Mạnh hơn nếu ở lại).Lập luận chính của chiến dịch “Stronger In” phản bác
rằng nước Anh sẽ trở nên mạnh hơn, an toàn hơn và thịnh vượng hơn khi là
một thành viên EU so với việc rời khỏi tổ chức này.
Trên chính trường Anh, các chính trị gia cũng thể hiện những quan điểm
khác nhau. Ủng hộ cho việc Anh ở lại EU là: Thủ tướng David Cameron
(Đảng Bảo thủ), ông Jeremy Corbyn (lãnh đạo Đảng Lao động), Bộ trưởng
Bộ tài chính George Osborne (Đảng Bảo thủ), cựu thủ tướng Anh Tony Blair
và John Mayor. Phía bên kia- ủng hộ Anh rời EU là Cựu thị trưởng LondonBoris Johnson (Đảng Bảo thủ).
Những người đứng đầu EU và các chính trị gia khác trên thế giới cũng
có những ý kiến trái chiều về vấn đề này. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald
Tusk, Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton là
một số nhân vật tiêu biểu đã lên tiếng ủng hộ việc Anh tiếp tục là thành viên
17


của EU. Trong khi đó, Donald Trump- ứng viên Tổng thống Mỹ thuộc Đảng
Cộng hòa lại thể hiện sử phản đối với EU và cho rằng người Anh nên chọn rời
khỏi cộng đồng này.
2.2.5

Kết quả của cuộc trưng cầu

Người dân Anh đã quyết định rời khỏi EU với tỷ lệ số phiếu ra đi là 52%

so với số phiếu ở lại là 48%.
Tỷ lệ cử tri Anh đi bầu là 71,8% - tương đương với hơn 30 triệu người.
Đây là tỷ lệ cử tri cao nhất trong lịch sử kể từ cuộc bầu cử năm 1992.
2.3

Các luồng quan điểm trong nội tại nước Anh về vấn đề rời
EU

Cuộc trưng cầu dân ý quyết định số phận ra đi hay ở của Vương quốc Liên
hiệp Anh và Bắc Ireland trong Liên minh châu Âu đã diễn ra vào ngày 23
tháng 6 năm 2016. Và dù kết quả cuộc trưng cầu cho thấy người Anh đã chọn
rời khỏi EU, hiện nay ở đât nước này vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái
chiều về việc ra đi hay ở lại, và mỗi bên đều có những lí lẽ riêng.
12 lập luận của hai bên đối lập trong cuộc tranh luận cho việc Anh ra đi và ở
lại EU:
2.3.1

Vấn đề về người nhập cư

• Vì sao nên ra đi
Nước Anh vẫn là một điểm đến lý tưởng cho những người dân nhập cư từ
những đất nước kém phát triển hơn mong muốn tạo dựng sự nghiệp tại quốc
gia này. Lượng dân nhập cư cao dẫn đến cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành
lạo động, đặc biệt ở những phân khúc đòi hỏi kỹ năng thấp. Điều này được
cho là nhân tố khiến mức lương của người lao động Anh bị hạ thấp đáng kể và
gây áp lực lên các dịch vụ công cộng. Anh Quốc chỉ có thể kiểm soát tình
trạng nhập cư một khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu, vì quyền tự do

18



đi lại đồng nghĩa với việc các công dân EU có quyền tự do sinh sống và làm
việc ở Anh.
• Vì sao nên ở lại
Một luận điểm trái chiều cho rằng việc rời khỏi EU sẽ không giúp giải
quyết cuộc khủng hoảng di cư mà sẽ chỉ đem đến thêm gánh nặng cho nước
Anh, vì hoạt động kiểm soát biên giới châu Âu sẽ chuyển từ thị trấn Calais
(Pháp) sang thị trấn Dover (Anh). Ngoài ra, làn sóng nhập cư không phải lúc
nào cũng có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, ví dụ như những người nhập
cư từ EU thường đóng thuế nhiều hơn số tiền trợ cấp mà họ nhận được.
2.3.2

Tội phạm

• Vì sao nên ra đi
Lệnh Truy nã Liên minh châu Âu đồng nghĩa với việc công dân Anh có thể
bị đưa đến nước ngoài và bị xử ở các tòa án nước khác. Việc rời khỏi Liên
minh châu Âu sẽ chấm dứt tình trạng này.
• Vì sao nên ở lại
Những tên tội phạm hiếp dâm, giết người hay các tội phạm nghiêm trọng
khác phạm tội ở Anh rồi trốn sang nước ngoài chỉ có thể bị bắt nhờ Lệnh Truy
nã Liên minh châu Âu. Do vậy, rời khỏi EU sẽ khiến Lệnh này không còn
được áp dụng với Anh và ngăn chặn việc thực thi công lý.
2.3.3

Giao thương

• Vì sao nên ra đi
Những người ủng hộ Anh rời EU chô rằng mối quan hệ của Anh với EU
đang ngăn cản nước này tập trung vào các thị trường mới nổi- ví dụ như

Trung Quốc và Ấn Độ. Rút khỏi EU sẽ cho phép Anh đa dạng hóa các mối
quan hệ thương mại của mình. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Anh sẽ không
còn phải tuân theo các quy định ngặt nghèo của EU.
• Vì sao nên ở lại
44% hàng xuất khẩu của Anh là đến các nước thành viên EU, thế nên rút
khỏi EU sẽ tạo rào cản thương mại với các nước này và ảnh hưởng đáng kể
19


đến giao thương của Anh của Anh nói riêng và nền kinh tế nước này nói
chung..
2.3.4

Luật pháp

• Vì sao nên ra đi
Rất nhiều bộ luật ở Anh được tạo nên bởi các nhà lập pháp tại Brussels và
quyết định của Tòa án Công lý châu Âu. Điều này đã hạn chế quyền tự chủ
của các tòa án nước Anh.
• Vì sao nên ở lại
Trong chiến dịch thúc đẩy Anh rời khỏi EU, giới truyền thông đã phóng
đại về số lượng luật được ban hành bởi Ủy ban châu Âu mà Anh phải tuân thủ
nhằm vẽ ra viễn cảnh “dễ thở” hơn khi Anh rời khỏi cộng đồng này. Tuy
nhiên nếu nước Anh ở lại và cùng tham gia vào hoạt động lập pháp của châu
Âu thì quốc ga này sẽ được hưởng những thành quả lập pháp từ những chuyên
gia hàng đầu của khối này.
2.3.5

Việc làm


• Vì sao nên ra đi
Bên ủng hộ ra đi nói rằng những hậu quả tiềm tàng của tình trạng thất
nghiệp do rời khỏi EU đã bị phóng đại. Họ lập luận rằng chỉ cần thực hiện các
khoản đầu tư theo bước của các nước Bắc Âu không thuộc EU thì nước Anh
vẫn có thể tồn tại và thậm chí còn nở rộ về mặt kinh tế như những nước trên.
• Vì sao nên ở lại
Hiện nay có khoảng 3 triệu việc làm ở Anh có liên hệ trực tiếp tới EU, do
vậy, nếu rời EU, có rất nhiều người lao động sẽ có thể mất việc làm. Mỗi
ngày, Anh nhận được 66 triệu Bảng tiền đầu tư từ EU, do vậy, một khi rời
khỏi EU,số lượng doanh nghiệp đầu tư vào Anh sẽ giảm đáng kể.
2.3.6

Vị thế

• Vì sao nên ra đi

20


Anh không cần ở trong EU để có được vị thế trên trường quốc tế. Bằng
việc mở lại hợp tác với Khối Liên hiệp Anh, nước Anh có thể có quyền lực và
vị thế ngang với khi là một thành viên của EU.
• Vì sao nên ở lại
Anh sẽ bị “bỏ rơi” nếu rời khỏi EU, theo lời cựu Phó thủ tướng Anh Nick
Clegg. Trong một thời đại toàn cầu hóa, vị thế của Anh sẽ được bảo vệ tốt
nhất nếu Anh là một thành viên của cộng đồng EU.
2.3.7

Tài chính


• Vì sao nên ra đi
Bên ủng hộ Anh rời EU tin rằng tình trạng tháo chạy vốn sẽ không thể xảy
ra. London vẫn sẽ là trung tâm tài chính hàng đầu ngoài châu Âu và các ngân
hàng vẫn sẽ đặt trụ sở tại Anh vì lợi ích thuế.
• Vì sao nên ở lại
Các ngân hàng sẽ “tháo chạy” khỏi Anh và trung tâm tài chính London sẽ
sụp đổ nếu Anh rời EU. Chính những lợi thế thương mại có được khi Anh là
thành viên Liên minh châu Âu đã giúp các ngân hàng nói riêng và nền tài
chính nước Anh nói chung phát triển mạnh mẽ.
2.3.8

Tự chủ

• Vì sao nên ra đi
Nghị viên Anh đã không còn tự chủ kể từ khi Anh gia nhập EU. Với việc
EU đang hướng tới “một liên minh với mức độ thống nhất ngày càng cao” và
sự hội nhập kinh tế nhiều hơn sau cuộc khủng hoảng đồng euro, nước Anh tốt
nhất nên rời EU trước khi các cam kết với tổ chức này trở nên chặt chẽ và
nhiều ràng buộc hơn.
• Vì sao nên ở lại
Trong một thế giới toàn cầu hóa, mỗi quốc gia cần hợp tác với nhau nhiều
hơn nếu nếu muốn phát triển thịnh vượng và bền vững. Việc đòi hỏi tự chủ
chỉ đồng nghĩa với việc cô lập bản thân mình.
2.3.9

Quốc phòng và an ninh
21


• Vì sao nên ra đi

Anh sẽ sớm bị yêu cầu đóng góp lược lượng cho quân đội EU và điều này
sẽ làm suy giảm lực lượng quân đội độc lập của Anh. Sau khi rời EU, Anh
vẫn có thể hợp tác với các nước châu Âu khác để chống khủng bố, giống như
nước Mỹ vậy.
• Vì sao nên ở lại
Các nước châu Âu đang đều phải đối mặt với mối đe dọa IS, do vậy chỉ có
hợp tác cùng nhau thì các nước mới có thể đối phó với vấn đề này.
2.3.10 Môi trường và năng lượng
• Vì sao nên ra đi
Các quy định về môi trường của EU có thể là những gánh nặng với các
doanh nghiệp Anh và khiến chi phí năng lượng tăng cao. Kể cả khi Anh rời
khỏi EU, các nước châu Âu khác vẫn sẽ muốn bán điện cho Anh. Hơn nữa,
khác với nhiều nước thành viên EU, phần lớn nguồn dầu khí của Anh đến từ
Na- uy chứ không phải Nga.
• Vì sao nên ở lại
An ninh năng lượng của Anh sẽ được đảm bảo hơn vì các thỏa thuận năng
lượng được thực hiện theo một khối liên minh. Đông thời, nhờ các quy định
của EU, Anh sẽ có nguồn nước và không khí sạch hơn và lượng phát thải
CO2 thấp hơn.
2.3.11 Giáo dục và nghiên cứu
• Vì sao nên ra đi
Chỉ 3% tổng chi phí cho R&D của Anh là do EU hỗ trợ. Một khi rời khỏi
EU, Anh có thể dùng khoản phí thành viên hàng năm phải đóng góp cho EU
để đầu tư hỗ trợ các dự án giáo dục và khóa học khác.
• Vì sao nên ở lại

22


Rất nhiều trường đại học ở Anh nhận các khoản hỗ trợ nghiên cứu từ EU

và nhiều nhà khoa học hàng đầu của nước này đến từ các quốc gia khác ở
châu Âu.
2.3.12 Du lịch và sinh sống ở nước ngoài
• Vì sao nên ra đi
Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy rời EU sẽ khiến việc du
lịch châu Âu của người Anh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các đạo luật
quốc tế hiện hành sẽ bảo vệ những người Anh đang sống và làm việc ở các
nước khác thuộc EU.
• Vì sao nên ở lại
Nhờ là một thành viên của EU, người Anh đang được hưởng ưu đãi về giá
cho các chuyến bay đến châu Âu và phí điện thoại di động. Ngoài ra, không
có gì bảo đảm chắc chắn rằng những công dân Anh đang sinh sống và làm
việc tại các nước khác thuộc EU sẽ tiếp tục được ở lại các nước này sau khi
Anh rời EU.

CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT TỚI ANH, EU VÀ
CÁC NƯỚC THUỘC EU TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ
3.1

Đối với vương quốc Anh

Đem so sánh mức tăng trưởng của Anh với mức tăng trưởng của khu
vực đồng Euro. Trong suốt một thời gian dài trước khi cuộc trưng cầu dân ý
diễn ra, nền kinh tế Anh có tăng trưởng cao hơn so với EU, nhưng ngay sau
khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra, thứ tự đã được đổi lại.

Bảng 1: Tỷ giá của đồng Bảng so với đồng SDR tháng 6/2016, nguồn: IMF

23



Bảng 2: Tỷ giá của đồng Bảng so với đồng SDR tháng 7/2016, nguồn: IMF

Mặc dù tác động của Brexit đối với GDP có thể không có hiệu lực ngay
lập tức, cuộc trưng cầu dân ý tháng 6 năm 2016 ngay lập tức ảnh hưởng đến
tỷ giá hối đoái của đồng bảng Anh, đồng Bảng Anh đã mất giá 6,8% so với

ngày trước đó, giảm 3,4% giá trị so với đồng USD, ở mức thấp nhất trong
vòng 31 năm, và theo đó các điều khoản giao dịch của Vương quốc Anh với
nước ngoài bị thiệt hại rất nhiều. Sau 3 tuần, Bảng Anh mất giá đến 12% so
với chính nó ngày 22/6. Các tổ chức xếp hạng tín dụng như Fitch và S&P đã
hạ cấp tín dụng của Anh, đồng nghĩa với việc các tổ chức này tin rằng việc
cho chính phủ Anh vay tiền không còn an toàn như trước kia. Điều này khiến
cho việc vay tiền nước ngoài của chính phủ Anh phải chịu mức lãi suất cao
hơn.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP của Anh và EU (%) trong giai đoạn 2008-2018, nguồn: IMF

Lạm phát của Anh thực tế luôn cao hơn so với khu vực đồng euro từ
năm 2011 và cho đến gần đây, phù hợp với mức tăng trưởng cao hơn: nền
kinh tế Anh có nhiều điều kiện kinh tế nổi bật hơn. Sự nhất quán này dường
24


như đã bị mất từ đôi khi sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit: lạm phát đã tiếp tục
cao hơn ở Anh so với khu vực đồng euro, nhưng mức tăng trưởng đã thấp
hơn.
Đến hết quý I/2018, quy mô kinh tế Anh thu hẹp khoảng 1,2% so với giai
đoạn trước Brexit, tương đương 24 tỷ bảng. Theo đó, “chi phí Brexit” vào
khoảng 450 triệu bảng mỗi tuần hoặc 870 bảng mỗi hộ gia đình và con số này

đang gia tăng. Khi Financial Times tiến hành nghiên cứu tương tự hồi tháng
12/2017, con số đưa ra là 350 triệu bảng mỗi tuần.
3.2

Tác động của Brexit tới EU

Mất Anh, Liên minh châu Âu mất đi nền kinh tế lớn thứ 2 của khối vì
trước đó anh chỉ đứng thứ 2, sau Đức về tỷ lệ đóng góp cho ngân sách chung
của EU.
Trong khi Bảng Anh mất giá mạnh thì đồng Euro không có thay đổi gì lớn.
Việc Anh rời EU dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ Liên minh, Thụy Sĩ rút đơn
gia nhập EU, còn các nước Hà Lan, Italy cũng manh nha ý định trưng cầu dân
ý như nước Anh.
Về căn bản, các chính sách kinh tế của EU vẫn được duy trì. Có thể thấy
hậu quả của Brexit đến EU là không quá lớn, nhưng đây vẫn là một mất mát
đáng tiếc của EU khi mất đi Anh.
3.3

Viễn cảnh Brexit gây ra hiệu ứng Domino

Nước Anh ra khỏi EU đặt ra thách thức rất lớn đối với tiến trình toàn cầu
hóa. Từ Brexit, hiệu ứng domino có thể xảy ra trên hai phương diện. Thứ
nhất, một loạt các nước sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về những chuyện rất
trọng đại như của nước Anh. Thứ hai, các đảng cực hữu nhân sự kiện Brexit
cũng đòi hỏi tiến hành những hoạt động tương tự. Brexit đã khuyến khích làn
sóng hoài nghi châu Âu (Eurosceptics) do các đảng cực hữu tại các nước
thành viên khác,như Pháp, Hà Lan và Slovakia. Bà Marine Le Pen, lãnh đạo
Đảng Mặt trận Dân tộc Pháp, hoan nghênh Brexit là “chiến thắng của sự tự
25



do”. Ông Geert Wilders, thủ lĩnh Đảng Tự do Hà Lan, cho rằng nước này
xứng đáng có cuộc bỏ phiếu “Nexit” (Hà Lan rời EU). Bước đi này hoàn toàn
có thể xảy ra bởi ông Wilders đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò về khả
năng trở thành Thủ tướng tiếp theo của Hà Lan. Các cuộc tổng tuyển cử tổ
chức vào năm sau ở Pháp và Đức cũng nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi các
phong trào chống EU. Còn tại Italia, một cuộc thăm dò mới đây cho thấy có
đến 48% người nói sẽ bỏ phiếu rời khỏi EU nếu có cơ hội.
3.4Tác động của Brexit đối với quan hệ kinh tế giữa Anh và các nước
thành viên còn lại của EU khi Anh rời khỏi liên minh châu Âu EU.
Khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh được đưa ra, thị trường tài
chính thế giới đã lao dốc, Anh phải hứng chịu những cú sụt giảm mạnh về
kinh tế trong khi đó EU cũng bị rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ trong lịch sử
đối với liên minh này.
Quyết định rời khỏi EU, nền kinh tế Anh đã mất đi tín hạng AAA, kinh tế
Anh phải chịu tổn thất lên đến 100 tỷ Bảng – tương đương 5% GDP, GDP
giảm từ 4 – 10%, đồng Bảng mất giá 20%, gần 1 triệu người lao động mất
việc. Anh cũng vứt bỏ đi lợi thế lớn nhất khi tham gia EU, đó là thương mại
tự do trong khối. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động
xuất khẩu hàng hóa của Anh trong giai đoạn tới. Đồng thời Brexit cũng khiến
EU đánh mất đi vai trò trọng yếu của một trung tâm tài chính và lợi thế là
cánh cổng kết nối thị trường thế giới với châu Âu. Brexit đã và sẽ làm thay
đổi mối quan hệ kinh tế, tài chính trên nhiều mặt giữa hai bên, mặc dù hai bê
đang trong tiến trình đàm phán để đi đến một thống nhất, thỏa thuận chung.
Khi Anh rời khỏi EU, rào cản về thương mại, dòng vốn và dòng luân
chuyển lao động giữa Anh và các nước còn lại của EU bị ảnh hưởng cao hơn
nhất là về sản lượng và việc làm. Vương quốc Anh luôn nằm trong số các đối
tác thương mại lớn nhất của EU, chiếm 13% về thương mại hàng hóa và dịch
vụ. Bên cạnh đó, mối liên kết tài chính giữa Anh và EU cũng mạnh mẽ, với
26



×