Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tiểu luận tài chính quốc tế tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất – nhập khẩu của việt nam giai đoạn 2011 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.63 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế, đó là cơ hội nhưng
cũng đồng thời là một thách thức đối với nước ta, nhiều vấn đề kinh tế chịu ảnh
hưởng trực tiếp đặc biệt là tình hình xuất – nhập khẩu của Việt Nam. Là nước đang
phát triển nên Việt Nam vẫn là nước nhập siêu. Việc gia nhập tổ chức thương mại,
ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã mở ra nhiều cơ hội
cho Việt Nam phát huy những thế mạnh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu và
tạo lập môi trường thương mại mới. Sự tăng trưởng xuất khẩu và đóng góp của nó
vào sự phát triển kinh tế trong thời gian qua như một minh chứng cho thấy Việt
Nam đã biết tận dụng các cơ hội này một cách hiệu quả. Đặc biệt trong những năm
gần đây, cán cân thương mại Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc cả về kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu. Để có thể giữ vững phong độ ổn định trên cuộc chạy đua
thúc đẩy xuất – nhập khẩu, tỷ giá hối đoái được xem là công cụ hữu hiệu nhất để tối
ưu hóa mục đích. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái là một trong những biến số kinh tế vĩ
mô vô cùng nhạy cảm, biến động từng ngày từng giờ và chịu ảnh hưởng của rất
nhiều nhân tố. Vì thế, đây luôn là bài toán đầy hóc búa cho những nhà quản lý cũng
như nhà đầu tư. Như vậy, biến động tỷ giá có ảnh hưởng đến hoạt động xuất

– nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung như thế
nào? Để làm rõ vấn đề trên, chúng em lựa chọn“Tác động của tỷ giá hối đoái
đến hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đi sâu tìm hiểu tỷ giá hối đoái, tìm ra vai trò
cũng như tác động của tỷ giá đoái đối với hoạt động xuất – nhập khẩu của nền
kinh tế mở.
1


3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là tỷ giá hối đoái nói chung và sự tác động của tỷ giá
đến tình hình xuất – nhập khẩu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tìm ra tác động tỷ giá hối đoái với tình hình xuất – nhập khẩu tại Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tham khảo lý thuyết, bài viết, tài liệu có liên quan đến tỷ giá hối đoái và tác
động của nó đến xuất – nhập khẩu.
Phương pháp thu thập số liệu.
Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra
những giải pháp mang tính chủ quan.
6. Nội dung nghiên cứu
Nội dung của tiểu luận gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương 2: Thực trạng tác động tỷ giá hối đoái lên hoạt động xuất – nhập
khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017.
Chương 3: Giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái đến
hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam.
Vì điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm
chúng em không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của giảng viên để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG ĐẾN
TÌNH HÌNH XUẤT – NHẬP KHẨU
1. Tỷ giá hối đoái

1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Theo quan điểm của Frederic S.Mishkin – trường Đại học Columbia (Mỹ):
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền tính ra một đồng tiền khác.
Theo điều 6 luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010): Tỷ giá hối đoái của
đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ
của Việt Nam.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình tài chính quốc tế: Tỷ giá là giá
cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.
Theo GS.NGƯT Đinh Xuân Trình – Giáo trình thanh toán quốc tế: Giá cả
của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia được gọi
là tỷ giá hối đoái.
Như vậy, hiểu theo nghĩa khác nhau thì tỷ giá là tương quan sức mua giữa
đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ vừa là
biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối.
1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái
 Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối: tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường.

- Tỷ giá chính thức (Official rate): Là tỷ giá do Ngân hàng Trung ương
công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ.
- Tỷ giá thị trường (Black market rate): Là tỷ giá được hình thành bên
ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết
định.
3


 Căn cứ vào kì hạn thanh toán: tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kì hạn.
- Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá dùng cho các mua bán ngoại hối thanh toán
ngay vào ngày hôm đó hoặc sau đó 2 ngày.
- Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá được dùng cho các giao dịch kỳ hạn, thời gian giữa
ngày kí hợp đồng và ngày giao tiền thường kéo dài từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng


hay 1 năm.
 Căn cứ vào tính chất của tỷ giá: tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực.
- Tỷ giá danh nghĩa: tỷ giá danh nghĩa được hiểu là tỷ giá đo lường giá trị
danh nghĩa của đồng tiền mà không phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa trong
nước trong trao đổi thương mại quốc tế.
- Tỷ giá thực tế: là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh theo mức giá tương
đối giữa các nước, có tính đến sức mua thực tế và quyết định tính cạnh tranh của
hàng hóa quốc gia.
 Căn cứ vào phương thức thanh toán: tỷ giá điện hối và tỷ giá thư hối.
- Tỷ giá điện hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng diện, là cơ sở xác định các
loại tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
 Căn cứ vào hoạt động thanh toán ngoại thương: tỷ giá nhập khẩu và tỷ
giá xuất khẩu.
- Tỷ giá xuất khẩu: tỷ giá xuất khẩu được tính bằng tỷ số của giá bán hàng
xuất khẩu theo điều kiện FOB bằng ngoại tệ với giá bán buôn xí nghiệp cộng thuế

xuất khẩu bằng nội tệ.
- Tỷ giá nhập khẩu: tỷ giá nhập khẩu được tính bằng tỷ số giữa giá bán
buôn hàng nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ với giá nhập khẩu bằng ngoại tệ.
 Căn cứ vào chế độ tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá thả nổi
hoàn toàn, tỷ giá thả nổi có quản lý.
4


- Tỷ giá hối đoái cố định: là tỷ giá được nhà nước ấn định cố định trong
tương quan giá cả giữa nội tệ và ngoại tệ. Tỷ giá cố định được áp đặt một cách
cứng nhắc, mọi biến động của tỷ giá cố định sẽ phải xoay quanh mức tỷ giá với
biên độ rất nhỏ do nhà nước cho phép. Nhà nước sẽ là tổ chức duy nhất được

quyền quyết định thay đổi lại tỷ giá nếu có biến động quá lớn giữa ngang giá sức
mua của các đồng tiền. Mặc dù tỷ giá cố định có ưu điểm là tạo niềm tin về đồng
tiền ổn định cho các nhà đầu tư, giúp các nhà xuất – nhập khẩu tránh được rủi ro
hối đoái song tỷ giá cố định thường là căn nguyên của các cuộc khủng hoảng
kinh tế do chính sách tiền tệ thường xuyên bị phụ thuộc vào các quốc gia có
đồng tiền được neo tỷ giá, đi kèm với việc Ngân hàng Trung ương phải thường
xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối giữ tỷ giá ổn định, dẫn đén cạn kiệt
lượng ngoại hối dự trữ.
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: tỷ giá thả nổi được ưa chuộng sau khi hệ thống
Bretton Wood sụp đổ, tỷ giá thả nổi hoàn toàn được xác lập dựa trên cung cầu
ngoại hối, sự vận động hằng ngày của tỷ giá thả nổi đều phản ảnh chính xác sự
luân chuyển các luồng tiền tệ giữa các quốc gia, Ngân hàng Trung ương sẽ không
còn gặp nguy cơ cạn kiệt dự trữ ngoại hối như trong trường hợp tỷ giá cố định
nữa, chính sách tiền tệ trở nên độc lập hơn... Tuy vậy, trong sự vận động không
hoàn hảo của thị trường, tỷ giá hoàn toàn thả nổi cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, đó là
hễ tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong cán cân thanh toán, cụ
thể hơn là cán cân thương mại để phù hợp với mức tỷ giá mới. Tỷ giá thả nổi sẽ
luôn gây ra sự sụt giá trên thị trường nội địa do những thay đổi về lợi nhuận của
các nhà đầu tư, các nhà xuất – nhập khẩu. Chưa hết, tỷ giá thả nổi còn là miếng
mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ tiền tệ, việc đầu cơ theo trào lưu rất dễ gây tổn
thương khu vực tài chính, tiền tệ của nền kinh tế.
- Tỷ giá thả nổi có quản lý: Đây là loại tỷ giá được ưa chuộng nhất, khắc
phục được các nhược điểm của hai loại tỷ giá trên. Trong tỷ giá thả nổi có quản
5


lý, tỷ giá vận hành theo sự biến động cung cầu thị trường, chính phủ sẽ can thiệp
vào thị trường ngoại hối khi cần thiết, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ dựa trên điều
chỉnh tỷ giá chính thức. Tỷ giá thả nổi có quản lý một mặt phản ánh cung cầu
ngoại hối, mặc khắc đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế thông

qua việc điều chỉnh tỷ giá của nhà nước nên được các quốc gia rất ưa chuộng.
1.3. Chức năng của tỷ giá
 So sánh sức mua giữa các đồng tiền.
 Chức năng kích thích.
 Chức năng phân phối.
2. Chính sách tỷ giá hối đoái
2.1. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách tỷ giá là tổng thể các nguyên tắc, công cụ, biện pháp được nhà
nước vận dụng để điều chỉnh tỷ giá trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được
mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển của quốc gia đó.
Với quản lý tỷ giá hối đoái, chính phủ các nước trước hết nhằm mục tiêu ổn
định tỷ giá trong phạm vi một biên độ dao động nhất định nhằm góp phần ổn
định thương mại, đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế, chủ động với sự di
chuyển của các luồng vốn. Thêm vào đó, với việc quản lý tỷ giá hối đoái cũng
nhằm góp phần vào thực hiện các chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu của các
chính sách kinh tế vĩ mô khác, đảm bảo sự ổn định dự trữ quốc gia để thực hiện
các nghĩa vụ tài chính quốc tế.
2.2. Các công cụ của chính sách tỷ giá
 Công cụ trực tiếp
- Mua bán ngoại hối trên thị trường: Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và
có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền
6


trong nước, Ngân hàng Trung ương đóng vai trò là người mua bán tiền tệ trực
tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng tại một mức tỷ giá nào đó. Để công
cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lượng dự trữ ngoại tệ lớn.
- Biện pháp kết nối: Là việc Chính phủ quy định với các thể nhân và pháp
nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất
định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp này được áp

dụng trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối. Mục
đích của biện pháp này là tăng cung nội tệ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị
trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phá giá đồng nội tệ.
 Công cụ gián tiếp
- Lãi suất tái chiết khấu: Phương pháp lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ
giá hối đoái là phương pháp được sử dụng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính
chiến lược lâu dài trong mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Dựa trên cung cầu ngoại tệ
trên thị trường ngoại hối, trong điều kiện yếu tố khác không đổi, khi Ngân

hàng Trung ương tăng mức lãi suất tái chiết khấu sẽ làm mặt bằng lãi suất trên
thị trường tăng. Cụ thể khi lãi suất cơ bản tăng thì lãi suất cho vay và lãi suất tiền
gửi ngân hàng tăng. Lãi suất tăng sẽ thu hút nhiều luồng vốn ngoại tệ chạy vào
trong nước. Chính điều này sẽ là cho cung ngoại tệ tăng, trong khi cầu ngoại tệ
không đổi làm cho đồng nội tệ lên giá tương đối so với đồng ngoại tệ. Điều này
có nghĩa là tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi Ngân hàng trung ương điều
chỉnh giảm lãi suất tái chiếu khấu sẽ làm tỷ giá tăng lên.
- Thuế quan: Là một trong những công cụ phổ biến nhất mà Chính phủ dùng
để hạn chế hay kích thích xuất – nhập khẩu, loại thuế này buộc nhà nhập khẩu phải
nộp một tỷ lệ nhất định theo giá trị hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở giá quốc tế, nên
giá hàng nhập khẩu cao hơn hàng sản xuất trong nước. Điều này làm tăng cầu hàng
nội địa và dẫn tới tăng giá đồng nội tệ, về lâu dài lảm giảm tỷ giá đẩy giá trị đồng
nội tệ lên cao. Thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu, cầu ngoại tệ giảm,

7


nội tệ lên giá, làm giảm sức ép lên tỷ giá. Do đó, tỷ giá đi xuống. Khi thuế quan
thấp có tác dụng ngược lại.
- Hạn ngạch: là quy định một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng


hay một nhóm mặt hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một
thời gian nhất định, Hạn ngạch có tác dụng hạn chế nhập khẩu do đó có tác dụng
lên tỷ giá giống như thuế quan thấp.
- Giá cả: Thông qua hệ thống giá cả, Chính phủ có thể trợ giá cho những mặt
hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu
làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, nội tệ lên giá. Chính
phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, bù giá

làm tăng nhập khẩu, nội tệ giảm giá.
- Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với Ngân hàng thương
mại: Khi thị trường khan hiếm ngoại hối thì Ngân hàng Trung ương có thể tăng dự
trữ ngoại hối đối với các khoản ngoại tệ huy động được của các Ngân hàng thương
mại, chi phí huy động ngoại tệ tăng cao, Ngân hàng thương mại phải hạ lãi suất huy
động để tránh bị lỗ khiến cho việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn so với việc
nắm giữ nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường, tỷ giá giảm.

2.3. Tác động của tỷ giá, chính sách tỷ giá lên hoạt động xuất – nhập khẩu
Tỷ giá hối đoái là một loại giá, giống như tất cả các loại giá cả khác, cơ chế
tác động của tỷ giá đối với xuất – nhập khẩu được thực hiện thông qua sự tương
tác của mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa dịch vụ xuất – nhập khẩu của một
nước. Khi tỷ giá thay đổi theo hướng làm giảm sức mua của đồng nội tệ (giá trị
của đồng nội tệ giảm), thì giá cả hàng hóa – dịch cụ của nước đó sẽ tương đối rẻ
hơn so với hàng hóa – dịch vụ của nước ngoài ở cả thị trường trong nước và quốc
tế. Hàng hóa – dịch vụ nước đó có khả năng cạnh tranh tốt hơn dẫn đến cầu về
xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ của nước đó sẽ tăng, cầu về nhập khẩu hàng hóa –
8


dịch vụ nước ngoài của nước đó sẽ giảm và cán cân thương mại dịch chuyển về
phía thặng dư.

Kết quả sẽ ngược lại khi tỷ giá hối đoái biến đổi theo hướng làm tăng giá
đồng nội tệ. Sự tăng giá của đồng nội tệ có tác dụng làm tăng giá tương đối hàng
hóa – dịch vụ của một nước so với nước ngoài dẫn đến làm giảm xuất khẩu, tăng
nhập khẩu và cán cân thương mại chuyển dịch về phía thâm hụt.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÊN HOẠT
ĐỘNG XUẤT – NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2017

1. Diễn biến tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2011–2017
Giai đoạn 2011–2017, tỷ giá đã có nhiều sự biến động. Để ổn định tỷ giá và
thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thay đổi cơ chế tỷ giá và
can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ theo hướng chủ động, linh hoạt. Việc thực
hiện mua và bán ngoại tệ để can thiệp thị trường mỗi khi cần thiết, bên cạnh việc
kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các công cụ chính sách tiền tệ để giảm áp lực
lên tỷ giá và thị trường ngoại tệ, đã giúp duy trì giá trị của VND, để đảm bảo
việc doanh nghiệp và người dân nắm giữ VND vẫn có lợi hơn so với USD.
Đầu năm 2011, nền kinh tế vừa kết thúc giai đoạn suy thoái và khủng hoảng
bắt đầu đi vào sự ổn định. Cụ thể, sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân
liên ngân hàng lên 20.693 VND, tăng mạnh 9,3% so với mức 18.932 VND trước
đó, mở ra giai đoạn 2012–2014 ổn định với 3 nền giá. Cụ thể, nền giá
20.803±1% được duy trì từ cuối năm 2011 đến cuối tháng 6/2013/ Nền giá
21.036±1% kéo dài từ tháng 7/2013 đến cuối tháng 6/2014. Nền giá 21.246±1%
kéo dài hơn 6 tháng từ cuối tháng 6/2014 đến đầu năm 2015.
NHNN trong 5 năm đã điều hành tỷ giá nhất quán theo các thông điệp từ
đầu năm và bổ sung, phối hợp các công cụ điều tiết mang tính kỹ thuật.
 Siết biên độ từ ±3% xuống ±1%;
9


 Áp trần lãi suất huy động USD của NHTM từ 6% về 2%;
 Kết hối và xử lý nhiều giao dịch ngoại hối bất hợp pháp trên thị trường;

 Điều chỉnh đối tượng cho vay ngoại tệ;
 Chống “vàng hóa” tổ chức chặt chẽ thị trường vàng, gia tăng tính minh
bạch và thất thu thuế cho ngân sách được giảm thiểu.
Cần phải thừa nhận những nỗ lực trong điều hành tỷ giá từ 2011 đến 2017
đã góp phần giúp nước ta vượt qua giai đoạn khó khăn khi tăng trưởng kinh tế
tạo đáy, tạo nền tảng vĩ mô cho quá trình tái cơ cấu kinh tế.
2. Thực trạng hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011–
2017
Về xuất khẩu: giai đoạn 2011–2017, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu có
xu hướng tăng. Quy mô xuất khẩu tăng từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 215,11 tỷ
USD năm 2017 tăng hơn 2,22 lần. Mặc dù tỷ trọng đóng góp còn ở mức thấp
song điều này cho thấy mức độ tham gia ngày càng sâu và rộng của Việt Nam
trong chuỗi giá trị thế giới, cải thiện đáng kể vị thế của Việt Nam nói chung và
hàng hóa Việt Nam nói riêng.
Về nhập khẩu, trị giá xuất khẩu của Việt Nam lại có xu hướng giảm dần so
với xuất khẩu nhưng vẫn tăng mạnh qua các năm. Cụ thể: quy mô nhập khẩu
tăng từ 106.749 tỷ USD năm 2011 lên 213,00 tỷ USD năm 2017 tăng hơn 1,995
lần. Nhưng vì trị giá thấp hơn khá nhiều so với xuất khẩu nên điều này đã góp
phần cải thiện cán cân thương mại.
Tuy nhiên, sự cải thiện cán cân thương mại chưa thực sự bền vững, nguyên
nhân là:
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp.
Mặc dù tỷ trọng giá trị các mặt hàng nông lâm thủy sản và công nghiệp nặng và
khoáng sản (trừ năm 2012) có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng của các mặt
hàng công nghiệp nhẹ tăng, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều là các mặt hàng
10


gia công, cần nhiều lao động như dệt may, công nghệ,... do đó giá trị tăng thêm
thực tế đối với Việt Nam ngày càng giảm.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu chậm thay đổi. Thị trường tiêu thụ chính của
Việt Nam vẫn là khu vực ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Điều này làm
tăng sự phụ thuộc của Việt Nam vào các quốc gia này, đặc biệt là Trung Quốc.
3. Ảnh hưởng của tỷ giá danh nghĩa USD/VND đến hoạt động xuất – nhập
khẩu
Nhận xét chung, ta có thể thấy rằng về nhập khẩu: Khi tỷ giá tăng lên, sản
phẩm nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm trong nước lại bất lợi về giá. Khi
tỷ giá giảm, cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu không còn, việc tỷ giá
giảm tương đương với việc đành thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng nhập khẩu
trở nên đắt hơn. Nếu tình trạng này kéo dài thì hàng nhập khẩu từ thị trường này
có thể được thay thế bằng hàng hóa thị trường khác hoặc sản phẩm trong nước.
Về xuất khẩu: Khỉ tỷ giá hối đoái tăng lên, hàng hóa xuất khẩu nước này cạnh
tranh do giá cả rẻ hơn. Ngược lại, nếu tỷ giá đồng nội tệ tăng, tức tỷ giá hối đoái
giảm, hàng xuất khẩu sẽ trở nên đắt tương đối, tính cạnh tranh về giá giảm đi.
Thực tế, người tiêu dung luôn lựa chọn thị trường có giá hàng hóa rẻ hơn nếu xét
cùng một chất lượng. Giả sử chi phí sản xuất tại các quốc gia quy về cùng một
đồng tiền là nganh nhau thì nước nào có mức giảm tỷ giá do với giá nội tệ của
thị trường tiêu thụ lớn hơn thì tính cạnh tranh nước đó cao hơn và có cơ hội phát
triển xuất khẩu nhiều hơn.
Tuy nhiên, ta có thể đưa ra nhận xét sự tác động rõ rệt của tỷ giá hối đoái
lên hoạt động xuất – nhập khẩu trong thời gian từ năm 2011 – 2017 qua mô hình
hồi quy chạy bằng số liệu bảng sau:

11


BẢNG TRỊ GIÁ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TỶ GIÁ DANH NGHĨA THEO QUÝ TỪ NĂM 2011 - 2017

Giá trị xuất khẩu


Giá trị nhập khẩu

Tỷ giá danh nghĩa

(Export)

(Import)

(Exrate)

Quý 1 – 2011

19967

23458

20.895

Quý 2 – 2011

23495

26863

20.575

Quý 3– 2011

27007


28260

20.825

Quý 4 – 2011

26437

28168

21.000

Quý 1 – 2012

24854

25047

20.880

Quý 2 – 2012

28595

28987

20.900

Quý 3 – 2012


29936

29587

20.856

Quý 4 – 2012

31144

30160

20.805

Quý 1 – 2013

29208

28755

20.920

Quý 2 – 2013

32479

33921

21.172


Quý 3 – 2013

34355

33777

20.855

Quý 4 – 2013

35991

35579

21.070

Quý 1 – 2014

33384

32260

21.085

Quý 2 – 2014

37778

36986


21.331

Quý 3 – 2014

38921

38209

21.151

Quý 4 – 2014

40135

40395

21.353

Quý 1 – 2015

36391

38999

21.533

Quý 2 – 2015

41301


42119

21.814

Quý 3 – 2015

42459

42672

22.477

Quý 4 – 2015

41866

41781

22.138

Quý 1 – 2016

38784

37463

22.428

Quý 2 – 2016


43460

43492

22.306

Quý 3 – 2016

46313

44572

22.291

Quý 4 – 2016

48024

49216

22.769

Quý 1 – 2017

44888

46998

22.768


Quý 2 – 2018

53326

54086

22.730

Quý 3 – 2017

56810

54058

22.720

Quý 4 – 2017

60094

57865

22.711

Quý/Năm

12


Cơ sở dữ liệu được lấy từ quý 1 năm 2011 đến quý 4 năm 2017. Trị giá

xuất khẩu, nhập khẩu được tính theo triệu USD.
Mô hình hồi quy có dạng tổng quát: Y = β1 + β2X
Số quan sát: 28
Phương pháp hồi quy: Phương pháp bình phương nhỏ nhất.
Chạy dữ liệu trên STATA 14 chạy dữ liệu từ quý 1/2011 đến 4/2017 được
kết quả như sau:
Hình 1. Kết quả hồi quy xuất khẩu theo tỷ giá

Hình 2. Kết quả hồi quy nhập khẩu theo tỉ giá

13


Mô hình hồi quy giữa tỷ giá và xuất khẩu:
Export = –209651,8 + 11446,28 * Exrate
R2 = 0,7849
Mô hình hồi quy giữa tỷ giá và nhập khẩu:
Import = –197610,8 + 10898,9 * Exrate
R2 = 0,8229
Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Cả hai mô hình đều có mức ý nghĩa là 0%, tức là cả hai mô hình đều có độ
tin cậy gần như là 100%.
R2 của mô hình xuất khẩu bằng 0,7849 có ý nghĩa là 78,49% sự biến thiên
của xuất khẩu được giải thích bằng tỷ giá.
R2 của mô hình nhập khẩu bẳng 0,8229 có ý nghĩa là 82,29% sự biến thiên
của nhập khẩu được giải thích bằng tỷ giá.
Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa các hệ số hồi quy:
Giả thuyết {

: 2=0


1: 2≠0

Đối với kiểm định 2 phía mức ý nghĩa α, ta thấy:
Hai mô hình có | − | của hai mô hình lần lượt là 9,74 và 10,99, đều lớn hơn −2,2 = 2,0484. Như vậy ta bác
bỏ giả thuyết Ho. Mô hình hồi quy đã chứng minh trị giá xuất – nhập khẩu có mối quan hệ tuyến tính với tỉ giá.

Ảnh hưởng của tỷ giá lên hoạt động xuất – nhập khẩu có thể kết luận
như sau:
 Tỷ giá có mối quan hệ tỉ lệ thuận với xuất – nhập khẩu.
 Khi tỷ giá tăng 1 đồng (nội tệ mất giá), xuất khẩu sẽ tăng 11446,28 triệu
USD và nhập khẩu sẽ tăng 10898,9 triệu USD.
14


Hình 3. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất khẩu

Export

Exrate

Hình 4. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ giá và nhập khẩu

Export

Exrate

Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng tăng mạnh trong khoảng thời
gian quý 4 – 2015 đến quý 4 năm 2017, khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá: Xuất


15


khẩu tăng từ 41866 triệu USD (quý 4/2015) lên tới 60094 USD (quý 4/2017),
mức tăng gần 20000 triệu USD chỉ với số liệu ở 1 quý. Bên cạnh đó, nhập khẩu
tăng ít hơn: tăng từ 41781 triệu USD (quý 4/2015) lên tới 57865 USD (quý
4/2017), mức tăng gần 16000 triệu USD chỉ với số liệu ở 1 quý. Như vậy, cán
cân thương mại không bị thâm hụt trong thời gian này.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT – NHẬP KHẨU CỦA VIỆT
NAM
1. Giải pháp vĩ mô
1.1. Nhóm giải pháp đối với hoạt động của NHNN
NHNN là cơ quan chức năng tối cao trong việc điều hành, quản lý tỷ giá.
NHNN được giao trọng trách quyết định chế độ, ấn định khuôn khổ vận động
của tỷ giá sao cho có lợi nhất đối với toàn bộ nền kinh tế.
Thứ nhất, NHNN nên tiến hành thiết lập các mối quan hệ hợp tác tiền tệ
với các quốc gia trên thế giới, trước hết là các nước thuộc khu vực Đông Nam
Á.
Những biến động tiền tệ dù mạnh hay yếu đều kéo theo những biến động
trên thị trường hàng hóa quốc tế, tác động trực tiếp đến hoạt động xuất – nhập
khẩu, do đó việc hợp tác tiền tệ này sẽ giúp cho NHNN có thể đứng vững được
trước những sóng gió bất ngờ xảy ra do tranh thủ được sự giúp sức của các quốc
gia bên ngoài. NHNN có thể thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ với các ngân
hàng trung ương khác trên thế giới ở một mức ngoại tệ nhất định, điều này cho
phép NHNN được quyền mượn tạm dự trữ ngoại tệ từ các quốc gia khác để ổn
định tỷ giá trong tình trạng nguy cấp hoặc giải quyết các vấn đề nợ nần cũng như
cân bằng cán cân thanh toán trong một thời gian nhất định.
Thứ hai, đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ chính thức.
16



Dự trữ ngoại tệ luôn được xem là công cụ đắc lực cho phép NHNN can
thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm điều tiết tỷ giá theo hướng có lợi cho kinh tế
đất nước. Song trong tình trạng hiện nay, dự trữ ngoại tệ chủ yếu dưới dạng
USD, nếu tỷ giá giữa VND và các đồng tiền khác ngoài Mỹ biến động lớn thì
việc duy trì một mức tỷ giá hợp lý là rất khó khăn.
Thứ ba, NHNN nên xem xét việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền
gửi ngoại tệ.
Dự trữ bắt buộc cao sẽ hạn chế các NHTM trong việc bán ngoại tệ và cho
vay tiền gửi ngoại tệ, giảm lợi nhuận kinh doanh của các NHTM do tiền gửi
bằng ngoại tệ ra nước ngoài giảm, từ đó hạn chế khả năng mở rộng vốn, khả
năng cho vay của NHTM đối với các doanh nghiệp trong nước, gây ảnh hưởng
không tốt đến hoạt động đầu tư, xuất – nhập khẩu.
Thứ tư, hạ lãi suất nội tệ.
Vấn đề lãi suất hiện nay đang là đề tài nóng bỏng và gây nhiều tranh cãi
nhất. Lãi suất ngoại tệ đã được tự do hóa, song lãi suất nội tệ hầu như vẫn do
NHNN ấn định. Giải pháp hạ lãi suất sẽ kích cầu tiêu dùng, tăng cầu đầu tư, tạo
điều kiện cho tái sản xuất mở rộng, tạo môi trường thuận lợi cho giá VND vận
động phù họp với xu thế chung về tỷ giá trên thế giới hiện nay.
Thứ năm chính là giải pháp trong vấn đề đào tạo cán bộ hoạt động trong
hệ thống ngân hàng.
Nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ đồng thời biết kết hợp hài hòa các yếu tố
chiến thuật, chiến lược; triển khai hiệu quả công tác dự báo biển động tỷ giá
trong tương quan với các tiền tệ khác trên thể giới... Việc thực hiện giải pháp này
có thể sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc; song nếu thực hiện tốt, đây sẽ là
giải pháp mang lại nhiều kết quả tốt đẹp nhất cho nền kinh tế.

17



1.2. Nhóm giải pháp đối với hệ thống NHTM
Hoạt động với tư cách là người đi vay và người cho vay, NHTM đóng một
vai trò quan trọng trong việc thu hút các lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư rồi phân
bổ cho các dự án đi vay từ phía các tổ chức, cá nhân, chủ yếu là các doanh
nghiệp. Mặc dù đã có thị trường chứng khoán, song đa số các doanh nghiệp Việt
Nam đều tìm đến các NHTM khi có vấn đề về vốn. Điều này càng làm tăng thêm
ý nghĩa của sự tồn tại hệ thống NHTM, bởi NHTM chi phối hầu như toàn bộ
lượng vốn vận động của nền kinh tế, cho nên mọi sự sai sót tác động tiêu cực đến
NHTM sẽ rất dễ gây tổn thương cho hệ thống tiền tệ nói riêng cũng như toàn bộ
hoạt động xuất – nhập khẩu nói chung.
Một số giải pháp để nâng cao hoạt động của NHTM xuất phát từ những bất
cập trong thực tế và có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái cũng như hoạt động xuất –
nhập khẩu của Việt Nam đó là:
Thứ nhất, xóa bỏ dần tình trạng nợ xấu trong hệ thống các NHTM.
Nợ xấu luôn là vấn đề nan giải của các NHTM. Đối với hệ thống NHTM Việt
Nam ngay tại thời điểm này, nợ xấu đang ăn mòn dần khả năng cho vay của
NHTM. Tình trạng vốn cho vay không quay vòng lại ngân hàng sau một thời gian
quy định nếu kéo dài sẽ khiến các ngân hàng buộc phải thu hẹp phạm vi cho vay,
hiệu quả kinh doanh giảm dần, lợi nhuận dự tính chuyển thành chi phí dự tính và
kết quả là nếu không được sự trợ giúp từ phía NHNN, các NHTM này sẽ phá sản,
thị trường tiền tệ bị tê liệt, hoạt động xuất – nhập khẩu cũng sẽ bị đông cứng.
Vì thế, các NHTM nên giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách kiên quyết không cho các
dự án không khả thi, những dự án không có thế chấp hoặc thế chấp ở mức thấp vay;
công bằng hơn khi xem xét các dự án đi vay thuộc khu vực tư nhân. Tránh tình
trạng móc ngoặc tự ý cho vay bừa bãi của các nhân viên bằng cách tăng cường công
tác kiểm tra giám sát hoạt động các nhân viên và có chế độ thưởng, phạt

18



nghiêm khắc. Làm được điều này chính là đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho
tỷ giá phát huy vai trò thúc đẩy ngoại thương của mình.
Thứ hai, chủ động tìm kiếm thị trường vay và cho vay, đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ kinh doanh.
Do NHTM là một tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận, nếu coi NHTM
như một doanh nghiệp kinh doanh thì NHTM cũng cần phải quảng bá cho dịch vụ
của nó. Điều đó đồng nghĩa với việc để tồn tại, các NHTM phải chủ động hơn trong
việc tìm kiếm khách hàng. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống
ngân hàng, kiểm soát được những vận động của tỷ giá, các NHTM nên thực hiện đa
dạng hóa thị trường kinh doanh, có nghĩa là không chỉ tiến hành quan hệ vay và cho
vay với những người cư trú mà việc vay và cho vay này còn được mở rộng, xúc tiến
đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài không cư trú tại Việt Nam. Nếu giải pháp
này được thực thi thì tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các NHTM sẽ được đa dạng
hóa, giảm bớt sự phụ thuộc vào một số đồng tiền chủ chốt. Mặt khác, các tài khoản
tiền gửi ngoại quốc có thể sẽ là cứu cánh cho NHTM trong nước khi gặp khó khăn
về vốn hoặc chịu sức ép rút vốn hàng loạt từ những người cư trú.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh cũng được xem là một công
cụ hữu hiệu trong việc nâng cao khả năng cạng tranh của các NHTM, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu khi tham gia vay vốn hoặc
kinh doanh, chuyển đổi ngoại tệ. Các NHTM nên tiến hành đa dạng hóa các loại
hình kinh doanh, có dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống, biếu – tặng quà
nhân dịp lễ tết... thì chắc chắn số khách hàng tìm đến sẽ càng đông, nhằm chiếm
ưu thế trong cuộc chạy đua về lãi suất của các NHTM với các NHTM cổ phần.
Thứ ba, tăng cường triển khai an ninh tài khoản tiền gửi và bảo vệ toàn
bộ hệ thống mạng của NHTM.
Các NHTM Việt Nam hiện nay dường như quá chú trọng vào việc làm thế nào
để có thật nhiều lợi nhuận, tăng được số lượng các tài khoản tiền gửi mà quên


19


đi mất công việc giữ an toàn cho các tài khoản tiền gửi ấy. Trong khi đó, để kinh
doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu cần phải có tiền, điều gì
sẽ xảy ra nếu tiền trong tài khoản ngân hàng các doanh nghiệp này đột nhiên
biến mất? Hậu quả thật khó có thể lường trước song chắc chắn hệ thống tiền tệ sẽ
bị tổn thương, tỷ giá sẽ biến động bất ổn, kéo theo sự tê liệt toàn bộ hoạt động
ngoại thương.
Hiện nay, hàng loạt NHTM đã tiến hành áp dụng phương thức thanh toán
điện tử song vấn đề an ninh ngân hàng vẫn bị coi nhẹ. Một trong những nạn nhân
của những vụ tấn công là Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Năm
2015, tài khoản ATM của một khách hàng mở tại Ngân hàng Á Châu bỗng chốc
nhận được 40 triệu đồng rồi sau đó bị trừ đi 30 triệu đồng mà không hiểu lý do vì
sao? Ngoài ra, ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) cũng là
một trong những ngân hàng đã bị tấn công cùng với nhiều thông báo từ các ngân
hàng khác được đưa ra nhằm cảnh báo khách hàng về tình trạng hacker ăn cắp
thông tin cá nhân.
Vì vậy, nếu việc triển khai an ninh mạng trong hệ thống NHTM được tăng
cường thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn, phấn khích hơn khi tham
gia hoạt động xuất – nhập khẩu.
Thứ tư, đảm bảo tính công bằng trong việc hỗ trợ tín dụng xuất – nhập
khẩu đổi với các doanh nghiệp ngoại quốc doanh.
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu ngoại quốc doanh vẫn đang
trong tình cảnh bị phân biệt đối xử. Hầu hết các khoản vay để mở rộng hoạt động
sản xuất thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp này đều được huy động từ bạn
bè, người thân, bởi các khoản cho vay từ phía NHTM rất khó tiếp cận, đa số các
NHTM đều có đôi chút phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân. Vì thế nên đôi khi các doanh nghiệp ngoại quốc doanh phải trả cho các chủ nợ
phi chính thức khoản lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng từ 3 đến 6 lần. Điều


20


này vừa tác động xấu đến các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu vừa gây thiệt hại
lớn cho toàn bộ nền kinh tế.
Tất cả các giải pháp trên sẽ không thể thực hiện được nếu không có một đội
ngũ nhân viên giàu kinh nghiêm, có trình độ cao. Do đó, NHTM một mặt phải
thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên,
mặt khác lại phải có những chế độ đãi ngộ hợp lý để mọi hoạt động của nhân
viên sẽ không thể gây tổn hại đến lợi ích của bản thân NHTM nói riêng cũng như
lợi ích của hoạt động thưong mại quốc tế nói chung.
1.3. Một số giải pháp khác
Thứ nhất, xây dựng hệ thống ngân hàng thông tin hỗ trợ hoạt động tỷ giá

và xuất – nhập khẩu.
Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, đối với hoạt động ngoại thương
Việt Nam. Tuy nhiên, những thông tin về hoạt động xuất – nhập khẩu cũng như
tỷ giá hiện nay lại rất ít ỏi, chủ yếu được quy tụ từ báo chí. Các trung tâm thông
tin hỗ trợ việc quản lý tỷ giá và xuất – nhập khẩu còn thiếu, dẫn đến tình trạng
tìm hiểu các thông tin chi tiết về thị trường các quốc gia khác như thông tin về
luật pháp, biến động tiền tệ, tâm lý người tiêu dùng... vẫn còn rất khó khăn.
Các ngân hàng thông tin có thể được xây dựng bởi chính các doanh nghiệp
xuất – nhập khẩu với sự hỗ trợ tài chính của nhà nước, nhưng tốt hơn cả là nhà
nước nên đứng ra thành lập ngân hàng thông tin, sau đó sẽ thu lệ phí từ các
doanh nghiệp sử dụng nó.
Thứ hai, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới.
Bản thân các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiếm khi
có thể tự quảng bá trên thị trường thế giới, do đó sự hỗ trợ của nhà nước trong việc
giúp đỡ các doanh nghiệp này tham gia hội chợ, triển lãm nước ngoài là một điều

hết sức cần thiết. Đến nay, Nhà nước cũng đã hỗ trợ một phần tài chính cho một

21


số doanh nghiệp trong việc tham gia triển lãm và hội trợ quốc tế, song biện pháp
này cần được mở rộng về cả phạm vi và hình thức hỗ trợ như khấu trừ một phần
thuế thu nhập doanh nghiệp theo một tỷ lệ nhất định với chi phí tham dự hội chợ,
triển lãm nước ngoài hoặc hỗ trợ thêm một phần tài chính nếu doanh nghiệp ký
kết được hợp đồng cho sản phẩm mới, thị trường mới.
Thứ ba, ngăn chặn, đẩy lùi hoàn toàn hoạt động buôn lậu và gian lận
thương mại.
Buôn lậu, gian lận thương mại là những hành vi gây tổn hại nghiêm trọng
đến hoạt động ngoại thương Việt Nam. Chúng làm xáo trộn thị trường trong
nước, kìm hãm phát triển xuất khẩu, hủy hoại năng lực cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam và cuối cùng, gây sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng ngay
tại thời điểm này, hoạt động buôn lậu vẫn liên tiếp diễn ra, hàng lậu vẫn tiếp tục
trôi nổi tại thị trường trong nước, gian lận thương mại không giảm, điển hình là
một số doanh nghiệp sản xuất thép đã nhập khẩu dây thép song lại khai báo là lõi
que hàn khiến thuế nhập khẩu giảm từ 40% xuống còn 5%, gây thiệt hại lớn cho
nền kinh tế. Do đó, nhà nước và đặc biệt là Tổng cục hải quan nên có những biện
pháp nghiêm khắc, khắt khe đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu để từng bước đẩy
lùi buôn lậu, gian lận thương mại.
Thứ tư, công khai thông tin đối với các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu.
Việc công khai thông tin hiện đang là điểm yếu của giới điều hành, quản lý
hoạt động xuât nhập khẩu. Các thông tin quan trọng như hạn ngạch xuất – nhập
khẩu hàng năm thường không được phổ biến đến các doanh nghiệp. Do đó đã
xuất hiện tình trạng mua, bán hạn ngạch, ưu tiên cấp riêng hạn ngạch cho một số
doanh nghiệp mà năng lực thực tế còn hạn chế. Chính điều này đã giảm tính
cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như thủ tiêu sự đoàn kết giữa các doanh

nghiệp trong việc cùng nhau vưom ra thị trường quốc tế.

22


2. Giải pháp vi mô
2.1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu
Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy hoạt động ngoại thương chính là các doanh
nghiệp xuất – nhập khẩu. Mọi giải pháp phát triển ngoại thương sẽ trở nên vô
nghĩa nếu hoạt động của bản thân các doanh nghiêp bề trễ. Do đó, các doanh
nghiệp xuất – nhập khẩu cũng cần có những biện pháp tự bảo vệ mình trước
những biến động không lường trước được. Một số biện pháp khả thi các doanh
nghiệp có thể áp dụng như sau:
Tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác trước khi ký kết hợp đồng xuất – nhập khẩu.
Thực tế chứng minh đã có rất nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc ký
kết họp đồng xuất–nhập khẩu mà quên đi vấn đề cần kiểm tra độ tin cậy của đối
tác. Các doanh nghiệp sau khi mất hàng, mất tiền mới chợt bừng tỉnh. Bởi thế
các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác trước khi ký kết họp đồng, có thể
tìm hiểu thông qua ngân hàng nơi đối tác có tài khoản, thông qua những bạn
hàng đã từng buôn bán với đối tác... Có như vậy, ngoại thương Việt Nam mới có
thể thực sự phát triển.
Cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn đồng tiền, tỷ giá thanh toán.
Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán cũng là một trong những nhân tố quan
trọng bởi nó quyết định trực tiếp doanh thu của doanh nghiệp. Lời khuyên truyền
thống đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương chính là nếu
nhập khẩu, nên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng xuống giá còn nếu xuất
khẩu, nên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng lên giá, tuyệt đối tránh những
đồng tiền biến động thất thường trong khoảng thời gian cực ngắn, không theo
chu kỳ, khó dự đoán hoặc đồng tiền của các quốc gia đang trong tình trạng bất
ổn về chính trị.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên cân nhắc xem mình sẽ áp dụng mức tỷ
giá như thế nào khi thanh toán, tỷ giá giao ngay hay tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá SWAP.
23


Doanh nghiệp cần có một đội ngũ am hiểu về những biến động tiền tệ, biết triển
khai công tác dự báo từ đó áp dụng lựa chọn loại tỷ giá nhất định cho mỗi họp
đồng xuất–nhập khẩu nhằm thu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
Tiến hành đa dạng hóa ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi.
Các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu nên tiến hành đa dạng hóa tài khoản
tiền gửi của mình nhất là trong xu thế vận động khôn lường của hệ thống tiền tệ
thế giới, việc phụ thuộc quá nhiều vào một đồng tiền duy nhất sẽ gây nên những
rủi ro lớn. Ngoài ra, đa dạng hóa ngoại tệ sẽ giúp các doanh nghiệp không phải
bỏ tiền ra mua ngoại tệ nhập khẩu, thay vào đó là sử dụng loại ngoại tệ cần thiết
vốn đã có sẵn trên tài khoản, chi phí mua ngoại tệ sẽ giảm bớt, doanh nghiệp có
điều kiện mở rộng sản xuất hon.
Thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng là một trong số những nhân tố
được sử dụng nhằm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Các công ty Việt Nam cần
thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trên cơ sở củng cố thị trường nội địa
thay vì chỉ tập trung vào những thị trường lớn, dẫn đến tình trạng “được ăn cả,
ngã về không.”
Tất cả các giải pháp trên sẽ không có tác dụng nếu chất lượng sản phẩm
yếu kém, trong bối cảnh mức sống ngày càng cao thì việc nâng cao chất lượng
của sản phẩm thông qua đổi mới công nghệ, thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất
lượng toàn diện tất cả các khâu từ tìm hiểu nhu cầu thị trường đến dịch vụ sau
bán trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Để có thể làm được điều này, các doanh
nghiệp cần tạo lập cho mình một đội ngũ nhân viên có trình độ bằng cách thường
xuyên đào tạo cán bộ và đặc biệt là có những chế độ thực sự ưu đãi nhằm thu hút
những người tài giỏi.


24


2.2. Giải pháp đối với người sản xuất hàng xuất khẩu
Kể từ khi hoạt động ngoại thương phát triển, cuộc sống của người sản xuất
hàng xuất khẩu, đặc biệt là những người nông dân trở nên khấm khá hơn. Tuy
nhiên, do sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thô sơ chế nên việc sản xuất
thường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngoài đặc biệt là điều
kiện về môi trường, thời tiết, số phận người nông dân do đó trở nên bấp bênh
hơn. Để bảo vệ chính mình và cũng để bảo vệ nguồn lợi xuất khẩu, nông dân cần
thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Tham gia tích cực các lớp huấn luyện sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ nông dân tiến hành sản xuất hàng xuất
khẩu theo kiểu trào lưu, hầu hết đều chưa qua bất kỳ một lóp đào tạo nào, vì thế
mà hiệu quả sản xuất không cao. Bởi thế, những người sản xuất hàng xuất khẩu
cần tham gia những lớp huấn luyện, ở đó họ sẽ được học hỏi những kiến thức
đúng đắn về nuôi trồng cũng như được giải đáp mọi thắc mắc giúp cho việc sản
xuất có hiệu quả hơn.
Tham gia bảo hiểm cây trồng, vật nuôi.
Việc tham gia bảo hiểm sẽ giảm bớt những thiệt hại do những rủi ro không
lường trước gây ra cho cây trồng, vật nuôi, giúp người dân có được một lượng
vốn duy trì sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Để bảo vệ quyền lợi
của chính mình cũng như quyền lợi sản phẩm xuất khẩu, người nông dân nên
xem xét vấn đề mua bảo hiểm một cách nghiêm túc.
Phối hợp thành lập hiệp hội nông dân sản xuất sản phẩm phục vụ xuất
khẩu.
Hoạt động sản xuất của nông dân Việt Nam chủ yếu vẫn còn phân tán, có tính
chất nhỏ lẻ, vì thế những người dân rất khó có thể tự bảo vệ mình trước những biến
động về giá cũng như trước những thủ đoạn của một số tiểu thương. Việc


25


×