Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả ở trường tiểu xuân chinh, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.93 KB, 14 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5
LÀM TỐT VĂN MIÊU TẢ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
XUÂN CHINH, HUYỆN THƯỜNG XUÂN
1.Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Bậc Tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng ban đầu
cho việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Trên cơ sở cung cấp
những tri thức khoa học ban đầu về xã hội và tự nhiên, phát triển tư duy, trang bị
các kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng,
phát huy tình cảm thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.
Trong những năm qua, giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi lớn. Nhất là
giáo dục bậc Tiểu học, đã đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình, đặc biệt
là cách đánh giá học sinh. Vì thế tất yếu đã có sự thay đổi về phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học. Chương trình Tiểu học mới hướng vào người học, lấy
người học làm trung tâm, từ đó tạo cho các em sự tự tin, tự học, tự khám phá tìm
tòi tri thức, biết tương tác, hợp tác để phát triển năng lực của các em. Cá thể hóa
hoạt động dạy học nhằm làm cho người học phát hiện được nội dung mới của
bài học, tạo ra mối quan hệ tương tác giữa thầy - trò và môi trường giáo dục.
Với xu thế chung ấy, việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm
văn là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Bởi mục tiêu của phân môn Tập
làm văn lớp 5 rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; tích lũy vốn sống, hành vi
ứng xử có văn hóa, phát triển kỹ năng và hình thành nhân cách cho học sinh.
Phân môn Tập làm văn ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng học
sinh được học theo từng thể loại văn. Một trong những thể loại văn đó là văn
miêu tả, nó có vị trí rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học.
Đây là loại văn dùng ngôn ngữ để tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng, con
người…một cách sinh động cụ thể như nó vốn có.
Là giáo viên dạy lớp 4-5 nhiều năm, tôi nhận thấy một số học sinh rất khó
khăn khi phải viết một bài văn hay mặc dù học sinh có thể thuộc lòng lí thuyết
cấu tạo của bài văn, trình tự miêu tả, cách mở bài, kết bài…Kèm theo đó là vốn
sống, vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, cách chọn từ và dùng từ của các em


chưa chính xác nên dẫn đến diễn đạt còn vụng về, lủng củng. Do đó một số bài
văn của các em chưa đạt yêu cầu. Vì vậy cứu cánh của các em lúc này thường là
những bài văn mẫu. Việc sao chép thuộc lòng văn mẫu đã thành thói quen của
học sinh từ những lớp dưới nhưng không được một số giáo viên quan tâm nhắc
nhở đã vô tình đánh mất tính sáng tạo của học sinh. Học sinh quen sao chép còn
đánh mất tính trung thực (một phẩm chất quý giá của người học sinh mà chúng
ta đang cố gắng giáo dục cho học sinh). Xã hội sẽ ra sao nếu “sản phẩm” của
chúng ta thiếu đi tính trung thực?
Xuất phát từ những lí do trên với vai trò là người trực tiếp giảng dạy cho
các em, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm những biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy phân môn Tập làm văn nói chung, học sinh lớp 5 trường Tiểu học
Xuân Chinh nói riêng. Qua quá trình thực tế giảng dạy tôi đã vận dụng những
1


kinh nghiệm và sáng kiến này vào thực tế lớp mình, đây cũng chính là lý do tôi
viết đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp
5 làm tốt văn miêu tả ở trường Tiểu học Xuân Chinh, huyện Thường Xuân”.
Sáng kiến nhằm chỉ rõ cách hướng dẫn học sinh biết lựa chọn đối tượng
miêu tả phù hợp, cách sử dụng từ ngữ gợi cảm tinh tế, giúp các em có cơ sở để
sáng tạo nên bài văn của mình theo một phong cách và lối cảm riêng mà vẫn
đảm bảo tính trung thực của bài văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phân môn tập làm văn, đặc biệt là nâng
cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5A
trường Tiểu học Xuân Chinh, Thường Xuân. Năm học: 2016-2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Bản thân đã linh hoạt vận dụng nhiều phương pháp:

Phương pháp quan sát, thảo luận, thử nghiệm, hỏi đáp, gợi mở, đàm thoại,
thực hành, kiểm tra, đánh giá…
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận.
Chúng ta biết rằng các tác phẩm văn chương hay thường phải bắt đầu từ
nguồn cảm xúc. Các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ thường cũng phải đi thực tế
để tìm nguồn cảm xúc cho mỗi bài viết của họ. Văn miêu tả là loại văn giàu cảm
xúc, những rung động, những nhận xét tinh tế, dồi dào sức sáng tạo nhằm mục đích
thẩm mĩ. Người đọc, qua văn miêu tả, nhận thức không những phải bằng con đường
lí trí mà còn bằng những cảm xúc, những rung động mạnh mẽ của tâm hồn. Không
có một văn bản miêu tả nào chỉ nhằm mục đích đơn thuần “ tả để mà tả”, thường để
“ngụ tình”, để gửi gắm suy nghĩ đánh giá của con người. Dù miêu tả đồ vật, phong
cảnh hay con người…tất cả đều chứa đựng tình cảm yêu ghét, quý trọng và chính
kiến của người viết với đối tượng đó. Trong văn miêu tả, ngôn ngữ miêu tả là mảng
màu sắc chủ đạo, người viết còn đan xen các sắc màu khác như tường thuật, kể
chuyện. Chính sự đan quyện này làm cho việc trình bày nội dung sinh động hơn,
hứng thú hơn trong việc tiếp nhận văn bản.
Như vậy, muốn học sinh viết được văn hay thì ngay từ bậc Tiểu học, ngoài
việc dạy lí thuyết tập làm văn cần thiết còn phải dạy các em biết cảm nhận, biết
rung động, biết nuôi dưỡng cảm xúc,…Điều này phải thực hiện bắt đầu từ quan
điểm giảng dạy vì việc hướng dẫn học sinh về mặt kĩ thuật làm văn có thể chỉ
giới hạn trong một số tiết học nhưng để giúp học sinh biết khơi gợi và nuôi
dưỡng cảm xúc thì người giáo viên phải thường xuyên nhắc lại trong nhiều tiết
dạy, nhiều môn học có liên quan và trong suốt quá trình dạy học. Làm thế nào để
giúp các em có thể khơi gợi và nuôi dưỡng cảm xúc, có thể sử dụng vốn từ diễn
đạt bài văn theo ý mình một cách trôi chảy để bài văn phong phú, giàu trí tưởng
tượng và hấp dẫn người đọc. Cần làm cho học sinh hiểu rằng cảm xúc của mỗi
người là “sản phẩm riêng” của người đó. Vì vậy không có bài văn mẫu
2



nào là “văn mẫu” cả mà chỉ mang tính chất tham khảo. Nhiệm vụ của người giáo
viên là phải giúp học sinh có kĩ năng lựa chọn đối tượng miêu tả, kĩ thuật dùng
từ, xây dựng câu, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú, tạo điều kiện để các em có
thể tiếp thu và làm bài tốt, kích thích sự sáng tạo, niềm say mê học tập và yêu
cuộc sống, con người, thiên nhiên, quê hương đất nước.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng
* Về phía giáo viên
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp về các tiết dạy Tập làm văn
lớp 5 tôi nhận thấy:
- Giáo viên chuẩn bị bài tốt, giờ dạy đi đúng bước theo kế hoạch bài dạy
đã chuẩn bị, học sinh tích cực xây dựng bài. Tuy nhiên đa số học sinh trả lời câu
hỏi theo kiểu câu lệnh, rập khuôn máy móc theo sự gợi ý của giáo viên, ít có câu
trả lời mở rộng, sử dụng từ còn khô khan chưa phong phú, thường chỉ có một
hoặc hai đáp án.
Nhận xét: Khi xây dựng giờ dạy, giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào
sách giáo viên, chưa đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học
sinh ở địa phương. Giáo viên còn ít đưa ra các câu hỏi gợi ý phụ trợ cho các câu
hỏi trong sách giáo khoa. Chưa có thêm tranh ảnh hoặc vật thật để minh họa
thêm cho bài học. Giáo viên thường lấy cách cảm, cách nghĩ của mình làm
khuôn mẫu cho học sinh. Trong sinh hoạt chuyên môn, có ít giáo viên thao giảng
tiết Tập làm văn. Bên cạnh đó, giáo viên còn hạn chế trong việc đọc các tác
phẩm văn học để tích lũy vốn kiến thức văn học của mình dẫn đến hiệu quả của
việc dạy - học phân môn Tập làm văn chưa được cao.
* Về phía học sinh
Mặc dù có vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, bởi nó
là một phân môn đúc kết trên cơ sở của việc học những phân môn Tập đọc,
Luyện từ và câu, thế nhưng việc lựa chọn đối tượng, việc sử dụng từ ở văn miêu
tả của học sinh còn nhiều hạn chế. Nhiều em làm bài tập còn rập khuôn, máy

móc theo khuôn mẫu, thiếu sự sáng tạo. Một số em hiểu ý nhưng không biết
cách diễn đạt, dùng từ sai mục đích, thiếu thực tế, thậm chí một số em còn chép
nguyên cả bài văn mẫu hoặc chép lại bài của bạn.
- Lựa chọn đối tượng còn rập khuôn, máy móc.
Ở những năm học trước, khi thực hiện dạy chương trình các tuần: 12, 13,
14,15, qua các tiết: quan sát và chọn lọc chi tiết, tả ngoại hình, tả hoạt động…
của các tiết luyện tập tả người mặc dù tôi đã hướng dẫn cho học sinh các hoạt
động học tập như trong sách giáo khoa và sách giáo viên nhưng khi làm bài
kiểm tra viết ở tuần 16 đã có không ít học sinh lựa chọn đề số hai“ Tả một người
thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em…) của em. Tôi nghĩ đề bài này rất hay vì nó mở
và linh hoạt, nhưng học sinh lại chỉ nghĩ một chiều rằng người thân của mình là
mẹ, bà, anh.. Điều đáng nói hơn ở đây là các em đã miêu tả người thân của mình
theo cùng một chiều hướng, một mô típ : “Mẹ em rất đẹp. Mẹ có làn da trắng
hồng, mái tóc đen mượt, óng ả. Đôi mắt bồ câu lúc nào cũng nhìn em âu
yếm…”
3


Hoặc “Bà có mái tóc bạc phơ, nước da nhăn nheo, giọng nói trầm
bổng…” Hoặc “ Anh trai em rất thông minh, có đôi mắt sáng. Có đồ ăn ngon
anh đều nhường cho em hết…” .
Khi thực hiện chương trình tuần 24, 25, cho nội dung “Ôn tập về tả đồ
vật”. Mặc dù bài văn “Cái áo của ba”- trang 63, ít nhiều đã cho các em hiểu đồ
vật gần gũi, thân thương không nhất thiết phải là mới và đẹp mà có thể là cũ kĩ,
sờn bạc nhưng kèm theo đó là cả một tình thương yêu bao la, lòng kính trọng và
sự mến mộ…Ấy vậy mà khi học sinh thực hiện lập dàn ý miêu tả một trong các
đồ vật: Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai; Cái đồng hồ báo thức; một đồ vật
trong nhà mà em yêu thích; một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc
(Bài tập 1- trang 66 - sách Tiếng Việt 5 tập hai) thì số đông các em đã lựa chọn
lập dàn ý tả cái đồng hồ báo thức còn số ít các em lập dàn ý tả chiếc cặp và

thường là còn mới với câu mở bài “Vào đầu năm học…”.
Đối với bài văn miêu tả con vật trang 123, 125 sách Tiếng Việt 5- tập 2
cũng tương tự như bài văn miêu tả người, bài văn miêu tả đồ vật. Khi làm bài
kiểm tra viết “Hãy tả con vật mà em yêu thích”. Mặc dù trước khi làm bài tôi đã
định hướng để các em thoát li bài văn mẫu, tìm đến với thực tiễn nhưng những
chú mèo tam thể đẹp lộng lẫy trong chiếc áo ba màu vẫn là đối tượng miêu tả
của các em.
Nhận xét: Học sinh thường lựa chọn những đồ vật dễ tả, có nhiều bộ
phận để tả và thường tả theo kiểu liệt kê các bộ phận. Bên cạnh đó, các em đang
còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào bài văn mẫu. Với cách viết theo lối mòn và có
phần xáo rỗng như thế nên bài viết của các em rất máy móc, thiếu cảm xúc.
- Dùng từ ngữ chưa chính xác:
Khi tả hàm răng của một em bé, có em viết: “Mỗi khi em Hương cười để lộ ra
hàm răng sữa lăn tăn nho nhỏ ”, hoặc tả hàm răng cô giáo: “ Cô nở nụ cười để lộ hàm
răng trắng xóa”. Hoặc tả hình dáng em bé : “ Tuyết Mai là em bé khau kháu nhất xóm,
khuôn mặt đầy đặn. Tuyết Mai hay chập choạng sang nhà em chơi”.

Nhận xét: Học sinh chưa hiểu hết nghĩa của từ, dẫn đến các em dùng từ
sai, chưa chính xác.
- Sử dụng từ nghèo nàn:
Mặt khác tôi thấy ở sách giáo khoa lớp 5 hiện nay khi dạy một thể loại
Tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả thì nội dung môn Tập đọc, Luyện từ và câu
tương ứng nhằm cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ để học thể loại này là rất ít,
hơn nữa vốn sống, vốn hiểu biết của các em chưa phong phú, các em còn trong
giai đoạn tìm hiểu thế giới xung quanh. Hơn nữa việc học cả ngày khiến các em
không có thời gian để vui chơi, khám phá môi trường bên ngoài nhà trường và
gia đình. Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc tổ chức hướng dẫn cho học
sinh quan sát những đối tượng miêu tả nhưng các em cũng chỉ biết đưa vào bài
làm của mình một loạt những chi tiết quan sát được như: “ Nhặt rau xong mẹ
vào bếp đun khoảng một phần ba nồi nước cho thật sôi, sau đó mới cho rau

xanh vào. Rồi mẹ cho một thìa muối vào rồi mẹ đảo đều, rồi đậy nắp vung lại
cho tới khi nước sôi lại… ”
4


Nhận xét: Do vốn từ ngữ nghèo nàn nên các em thường đưa vào bài văn
mình một loạt những chi tiết quan sát, chưa biết chọn lọc, sử dụng từ ngữ sao
cho sát thực, gợi tả và còn lặp từ nhiều dẫn đến câu văn nhàm chán.
- Chưa có thói quen đọc sách.
Hiện nay, phần lớn học sinh lớp 5 và ở các khối khác ở trường Tiểu học
Xuân Chinh đều chưa có thói quen đọc sách hay nói cách khác là chưa biết đọc
đúng sách cần đọc. Nếu có thời gian rỗi, các em thường xem phim hoạt hình
hoặc đọc sách thường đọc truyện tranh với những ngôn từ nghèo nàn. Các em ít
đọc sách tham khảo, sách truyện có nội dung bồi dưỡng tính nhân văn, bồi
dưỡng cái đẹp và cung cấp từ ngữ phong phú cho các em.
Nhận xét: Do tình hình phát triển của công nghệ thông tin nên các em
thích xem phim hoạt hình. Phim hoạt hình có hình ảnh đẹp, âm thanh sinh động
cuốn hút các em. Mặt khác do điều kiện kinh tế, nhiều gia đình không mua sách
cho các em đọc hoặc nếu có mua thì bố mẹ cũng chưa biết lựa chọn sách cho
con chỉ cho con tiền mua sách theo sở thích của các em đó là truyện tranh. Hơn
nữa giáo viên vẫn chưa quan tâm định hướng việc đọc sách cho các em.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Năm học 2016 - 2017, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của thực trạng
trên. Cụ thể lớp 5A sĩ số 20 HS.
Đề khảo sát:
Đề 1: Em hãy tả cánh đồng vào buổi sáng.
Kết quả khảo sát:
Nội dung khảo sát

Đạt yêu

cầu

Tỉ lệ
(%)

Bố cục bài văn
14
70.0
Lựa chọn đối tượng miêu tả
14
70.0
Dùng từ ngữ
12
60.0
Tính trung thực
14
70.0
Đề 2: Em hãy tả một người thân mà em yêu quý.
Nội dung khảo sát
Bố cục bài văn
Lựa chọn đối tượng miêu tả
Dùng từ ngữ
Tính trung thực

Đạt yêu
cầu
15
14
13
16


Tỉ lệ
(%)
75.0
70.0
65.0
80.0

Chưa đạt
yêu cầu

Tỉ lệ (%)

6
6
8
6

30.0
30.0
40.0
30.0

Chưa đạt
yêu cầu

Tỉ lệ (%)

5
6

7
4

25.0
30.0
35.0
20.0

* Kết quả phân loại học sinh như sau:
Hoàn thành tốt
SL
Tỉ lệ (%)
3
15.0

Hoàn thành
SL
Tỉ lệ (%)
13
65.0

Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ (%)
4
20.0
5


Nhận xét: Kết quả bài viết của học sinh chưa cao. Tôi nhận thấy ở học

sinh có nhiều hạn chế về cách lựa chọn đối tượng miêu tả, đặc biệt là cách dùng
từ ngữ chưa chính xác, sử dụng từ ngữ còn nghèo nàn. Bài viết của học sinh câu
thường cụt, không diễn đạt được rõ ý, lủng củng dùng từ lặp lại nhiều lần, sai
câu. Ngôn ngữ viết của các em giống như ngôn ngữ nói. Các ý rời rạc, chủ yếu
mang tính liệt kê các bộ phận của sự vật. Bài văn khô khan, không sinh động,
không có “hồn”, chưa thể hiện được dấu ấn riêng của từng em trong cách tả,
cách bộc lộ cảm xúc. Nhiều em còn chép bài mẫu hoặc bài của bạn.
Từ thực trạng trên, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn cố gắng quan sát để tìm ra
biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn. Tôi xin đề xuất
nội dung sáng kiến “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả
ở trường Tiểu học Xuân Chinh, huyện Thường Xuân” mà tôi đã thực hiện trong năm
học 2016 - 2017, nhằm nâng cao hiệu quả môn Tập làm văn cho học sinh.

2.3. Các giải pháp và biện pháp thực hiện.
2.3.1. Các giải pháp:
- Giải pháp 1: Chuẩn bị tốt cho giờ dạy.
- Giải pháp 2: Cách lựa chọn đối tượng miêu tả.
- Giải pháp 3: Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh.
- Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách dùng từ ngữ tinh tế gợi cảm và
cách sử dụng một số biện pháp tu từ.
- Giải pháp 5: Thói quen ham đọc sách.
- Giải pháp 6: Chống sao chép.
2.3.2. Các biện pháp thực hiện.
Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt cho giờ dạy.
Để giờ học trên lớp được thành công thì phần chuẩn bị bài dạy hết sức
quan trọng. Tôi phải nghiên cứu bài, xác định rõ mục tiêu của bài dạy để có nội
dung và phương pháp dạy hợp lý. Dự đoán các tình huống có thể xảy ra, các lỗi
học sinh mắc phải cần xử lý. Chuẩn bị tốt các phương án trả lời, vốn từ ngữ
phong phú và hướng dẫn tỉ mỉ cách sử dụng từ trong văn miêu tả cho học sinh.
Dự kiến thêm các cách trả lời mà học sinh có thể trình bày để sửa lỗi hoặc công

nhận là đúng cho học sinh. Đó chính là sự chuẩn bị các tình huống sư phạm có
thể xảy ra trong giờ học.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: tranh, ảnh hoặc vật thật cho giờ dạy. Ví dụ:
Chuẩn bị ảnh vườn cây, cánh đồng (máy chiếu) cho bài tập 2 – Trang 14, TV 5,
tập 1. Qua tranh ảnh, vật thật tôi giới thiệu cho các em rõ hơn về đối tượng miêu
tả đồng thời phù hợp với học sinh địa phương.
- Chuẩn bị tốt nội dung yêu cầu đối với từng đối tượng học sinh. Phần
chuẩn bị này rất quan trọng bởi vì tôi đã phân loại đối tượng học sinh trong lớp.
Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách lựa chọn đối tượng miêu tả.
Yêu cầu học sinh giới thiệu đối tượng miêu tả đã lựa chọn và giải thích sự
lựa chọn đó. Sau đó tôi đưa một số ví dụ, học sinh nêu nhận xét từ đó các em có
thể lựa chọn đối tượng miêu tả phù hợp.

6


Tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn đối tượng miêu tả mà các em có ấn
tượng mạnh. Bởi các em phải hiểu rằng: cái hay của bài văn là phải để lại ấn
tượng cho người đọc. Muốn vậy, bài văn phải có điểm nhấn đó chính là điều mà
các em ấn tượng nhất đối với đối tượng được tả đó sẽ là khơi nguồn cảm xúc
cho các em.
Tiếp theo, tôi nêu một số ví dụ, cho học sinh nhận xét, chỉ ra điểm nhấn
trong các đối tượng được lựa chọn để miêu tả đó.
Ví dụ:
- Khi tả đồ vật: Học sinh có thể chọn đối tượng miêu tả là một cây thước
kẻ không đẹp, không hiện đại mà đầy vết trầy xước do em không giữ gìn cẩn
thận. Em cảm nhận được cái đau của cây thước, em hối hận,… đó chính là
nguồn cảm xúc và cũng là điểm nhấn của bài văn.
- Khi tả con vật: Tôi đã đọc cho học sinh nghe bài “ Con gà què” để các
em thấy được sự đáng yêu của đối tượng không phải chỉ ở hình thức mà còn ở

phẩm chất. Trong bài miêu tả con gà có một lí lịch rất đặc biệt, đó là một con gà
bị diều tha nhưng nhờ bọn trẻ chăn trâu xua đuổi nên diều đánh rơi. Cũng vì thế
mà gà bị què và được một đứa trẻ chăn trâu đem về nuôi và chăm sóc rất chu
đáo. Gà què lớn lên với đôi chân đi tập tễnh. Ấy vậy mà đến thì con gái Què ta
cũng vẫn có sức quyến rũ bọn gà trống. Kết quả của mối tình qua đường ấy là gà
con ra đời và thật đặc biệt khi không biết Què lấy sức mạnh ở đâu ra để chiến
đấu chống lại bọn chó, mèo để bảo vệ đàn con cơ chứ. Thì ra đó là sức mạnh của
tình mẫu tử thiêng liêng. Nó không giống chó, mèo nhà ở chỗ: phải tự kiếm mồi,
tự chăm sóc, bảo vệ con, tự sinh tồn và đấu tranh bảo vệ sự sinh tồn ấy. Nó vất
vả, nó xơ xác, đôi mắt nó nhìn đàn con háu ăn chan chứa niềm vui nhưng lại
chính đôi mắt ấy lại vằn lên dữ dằn trước kẻ thù để bảo vệ con nó…Học sinh
quan sát và nhận thấy tình mẫu tử của loài vật làm các em xúc động. Đó trở
thành điểm nhấn của bài văn.
- Khi tả người:
+ Các em có thể tả mẹ tại một thời điểm mà em ấn tượng nhất: Hình
ảnh mẹ bên bếp lửa chờn vờn mỗi buổi sớm tinh sương, mẹ cũng như ngọn lửa
hồng kia, là hơi ấm, là dấu hiệu đánh thức dậy mỗi ngày mới trong gia đình của
em.
+ Các em cũng có thể chọn tả bố trong hoạt động mưu sinh hàng ngày:
Tối nào em cũng chờ đợi để nghe tiếng mở cổng kẹt, kẹt và cả những âm thanh
loảng soảng quen thuộc và em biết, bố đã trở về sau một ngày đi mua sắt vụn
kiếm sống…Bố em móc túi đếm, rồi vuốt thẳng những đồng tiền và để vào ngăn
tủ. Những đồng tiền nóng ẩm, mằn mặn vị mồ hôi của bố.
+ Các em cũng có thể chọn tả một em nhỏ có một hành động làm em ấn
tượng: Một cô bé nhỏ nhắn, vai chưa mang khăn quàng, em cúi xuống nhẹ
7


nhàng nhặt giấy kẹo, lá bánh,… cho vào thùng rác. Gương mặt em rạng ngời bởi
sự văn minh từ trong tâm hồn em.

Cuối cùng tôi khẳng định với học sinh một điều rằng: Miêu tả một em bé
hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau
thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải
tìm ra cái mới, cái riêng.
Như vậy, các ví dụ trên giúp học sinh định hướng, khoanh vùng và lựa
chọn đối tượng miêu tả để bài văn có cảm xúc.
Biện pháp 3: Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh:
Để cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh được tốt, trước hết tôi thấy cần phải
dạy tốt các tiết Luyện từ và câu, đặc biệt là kiểu bài “ Mở rộng vốn từ và luyện
từ”. Trong kiểu bài này tôi chú ý xây dựng vốn từ cho học sinh một cách có hệ
thống. Đặc biệt tôi luôn chú trọng đến việc giúp học sinh có vốn từ ngữ mang
tính gợi tả, gợi cảm - mô phỏng âm thanh, hình dáng, màu sắc…mặc dù trong
nội dung chương trình và sách giáo khoa không có nội dung này. Thêm vào đó
là việc rèn kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn với từ vừa tìm được.
a. Cung cấp vốn từ qua việc sử dụng từ gần nghĩa, cùng nghĩa:
Kinh nghiệm cho học sinh khai thác từ ngữ trong dân gian theo từng chủ
đề nhỏ làm tăng khá nhanh vốn từ của học sinh. Tôi đã cho học sinh tìm những
từ ngữ diễn đạt trạng thái tình cảm như: “vui”, “buồn” ngoài các từ chính các
em đã tìm được các từ cùng nghĩa dưới đây:
- Vui: Phấn khởi, hồ hởi, hân hoan, khoan khoái, hớn hở, tươi tỉnh, hào hứng…

- Buồn: ủ rũ, rũ rượi, buồn rười rượi, buồn rầu, tư lự, đau xót, tủi thân,
buồn man mác, âu sầu…
Có biết bao những đề tài nhỏ có thể gợi cho học sinh tìm từ. Các đề tài
này càng gắn chặt với các thể loại văn đang học.
Ví dụ: Đang học văn tả người, chúng ta có thể tìm các từ nói về tầm vóc,
khuôn mặt, con mắt, cái mũi, giọng nói, dáng đi…
- Nói về tầm vóc: Dáng người nhỏ bé, thân hình cao lớn, ngoại khổ, vóc
dáng mảnh khảnh, thanh tú, dáng người cân đối, thướt tha, lưng còng.
- Khuôn mặt: Tròn, trái xoan, dài, xương xương, tươi tỉnh, xanh xao, chữ

điền, buồn ủ rũ…
- Đôi mắt: Đôi mắt to, đen, sắc sảo, sâu trũng, lờ đờ, Thông minh, thơ
ngây, trung thực, trong sáng, quyến rũ, tinh nhanh, quả quyết…
Khi dùng từ ngữ tôi hướng dẫn HS chọn từ sát hợp, phù hợp với đối tượng
định tả. Có như vậy mới thiết thực, bổ ích và nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Như vậy đặc điểm nổi bật trong văn miêu tả là sử dụng đa dạng các tính
từ gần nghĩa, cùng nghĩa: màu sắc, tính chất, đánh giá…đan xen nhau tạo thành
những chùm sáng lung linh trong văn miêu tả.
b. Cung cấp vốn từ trong dân gian:
Trong giảng dạy, tôi thấy học sinh nghèo từ thì không thể miêu tả cho hay
được. Nhiều HS khi tả cánh đồng lúa chỉ biết có một từ “ lúa đang con gái”.
Nếu sưu tầm từ ngữ trong nông dân, chúng ta thấy người nông dân dùng rất
8


nhiều từ để chỉ cây lúa từ lúc cấy đến lúc gặt như: Lúa bén rễ, lúa veo vẻo đuôi
gà, lúa úp nơm, lúa con gái, lúa tròn mình, lúa làm đòng, lúa phơi màu, lúa
đông sữa, lúa sẫm hạt, lúa trắc xanh, lúa uốn câu, lúa đỏ đuôi, lúa chín đại trà.
Có thể nói từ ngữ nói về cây lúa rất đa dạng, phong phú.
c. Cung cấp các thành ngữ, tục ngữ:
Một bài văn hay, sắc sảo và chặt chẽ là có sử dụng, vận dụng các thành
ngữ, quán ngữ tục ngữ vào bài làm, chính vì thế ngoài việc cung cấp từ ngữ tôi
còn hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các thành ngữ, tục ngữ để bài viết phong phú
đa dạng hơn.
Ví dụ : Khi tả hoạt động của con người như : “ chạy” ta có thể sử dụng các
thành ngữ như: “ chạy long tóc gáy”, “ chạy bán sống bán chết”, chạy bở hơi tai.
-Vui: “ Vui như mở cờ trong bụng”, “ vui như tết”, “ vui như hội ”…
Ngoài việc cung cấp những thành ngữ, quán ngữ, tôi còn cho học sinh
tìm những thành ngữ so sánh và đặt câu.
Ví dụ: Dùng thành ngữ đặt câu miêu tả ánh nắng thu, một khuôn mặt lạnh

lùng, một lời nói vô duyên. Học sinh đã viết: “ Nắng thu vàng như mật rải đều
trên cánh đồng óng ánh vùng lúa chín”. Hay: Mọi ngày chị vẫn có giọng nói dịu
dàng, dễ mến, mà sao hôm nay lời nói ấy bỗng chua như giấm”. Hoặc: “ Anh ấy
tiếp tôi không mặn mà, cởi mở mà khuôn mặt cứ lạnh như tiền”.
Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách dùng từ; sử dụng các từ ngữ tinh
tế, gợi cảm và một số biện pháp tu từ.
Để giúp học sinh viết văn hay và phong phú hơn trong các giờ từ ngữ, giờ
làm văn miệng, tôi thường hướng dẫn cho học sinh lựa chọn từ đúng, chính xác,
phù hợp với văn cảnh.
a. Sử dụng từ hay
Do chưa hiểu hết nghĩa từ nên trong khi làm bài các em còn sử dụng từ chưa
đúng, chưa hay. Chính vì thế khi dạy học tôi thường cho học sinh tìm từ và đặt câu
với từ vừa tìm được, vì có từ đưa vào văn cảnh các em mới có thể hiểu được nghĩa
của nó. Vì vậy, bài làm của các em đã tránh được những lỗi không đáng có.
Ví dụ: Tả hàm răng, có em viết: “ Hàm răng trắng xóa ”. Vì chưa hiểu
nghĩa của từ “trắng xóa” nên em đã đưa vào để tả hàm răng. Trong tiết trả bài
tôi đã giải nghĩa từ “trắng xóa” cho các em hiểu, từ đó em tự thấy dùng từ trắng
xóa là không phù hợp và lựa chọn từ khác hay và phù hợp hơn: “ Hàm răng
trắng ngà ( trắng muốt)”.
Có em khi tả cảnh đẹp làng quê, đã viết: “ Cỏ mọc khắp mọi phía, màu
xanh trải ra rất rộng trên khắp các sườn đồi”
Tôi đã gợi ý cho em sử dụng từ ngữ gợi tả để câu văn có sức thuyết phục
hơn: “ Cỏ mọc tua tủa, màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông
trên khắp các sườn đồi”.
Có thể nói sử dụng từ ngữ hay, chính xác đối với học sinh còn rất khó
khăn nên tôi đã không ngừng chỉnh lý, bổ sung giúp các em có kỹ năng đó trong
tiết trả bài và khi học sinh lập dàn ý.

9



b. Sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm và một số biện pháp tu từ như so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ:
Việc sử dụng các từ ngữ tinh tế gợi cảm sẽ làm cho bài văn thêm sinh
động, hấp dẫn hơn, đặc biệt trong văn miêu tả. Qua bài văn của các em tôi biết
các em còn thiếu vốn từ ngữ gợi cảm như thế.
Ví dụ: Khi lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)
trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương
rẫy) - Bài tập 2- Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1, trang 14, có em viết:
“ Buổi sáng, vườn cây nhà em có rất nhiều chim bay đến và hót rất to”. Tôi
đã cho các em nhận xét và có em đã biết thay từ “ rất to” bằng từ “ líu lo”, “ríu ra
ríu rít”, “ véo von”…Hoặc tả vườn hoa trong công viên có em viết: “ Những bông
hoa đỏ hồng cứ lung lay theo gió”. Sau khi gợi ý cho học sinh, các em đã sửa câu
văn hay hơn: “ Những bông hoa đỏ hồng cứ rung rinh trong gió”. Từ đó tôi luôn có
ý thức bổ sung vào vốn từ ngữ của học sinh những từ ngữ mang tính gợi cảm và tôi
cho rằng những từ ngữ đó luôn rất cần thiết- không thể thiếu được trong văn miêu tả.

Mặt khác tôi thường ra thêm các bài tập về dùng từ so sánh để học sinh
viết văn sát thực hơn, gợi cảm hơn.
Ví dụ: So sánh và điền tiếp vào chỗ trống để tạo thành những câu văn có
hình ảnh so sánh gợi tả.
- Những tàu dừa như… đang chải vào mây xanh. (những chiếc lược khổng lồ)
- Những dòng sông quanh co như…qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.

( một con rắn trườn)
- Da nó trắng như…( trứng gà bóc, bột lọc)
- Em bé gầy như…( que củi, con mắm)
* Tập lối nói nhân hóa: Một bài văn viết hay, sinh động là có sử dụng nghệ
thuật nhân hóa. Tôi đã cho các em làm một số bài tập nhỏ: Dùng biện pháp nhân
hóa để sửa lại các câu dưới đây:

- Mấy con chim hót ríu rít trong bụi cây. ( Gợi ý: Mấy con chim đang ríu
rít trò chuyện với nhau trong bụi cây).
- Ánh trăng chiếu qua kẽ lá. ( Gợi ý: Trăng vạch kẽ lá nhìn xuống)
- Ánh trăng chiếu xuống mái nhà và mảnh sân xinh xắn. (Gợi ý: ánh
trăng ôm lấy mái nhà và mảnh sân xinh xắn)
- Bông hồng hé nở khi thấy em ra thăm. ( Gợi ý: Bông hồng mỉm cười với em).
- Đất vườn quê tôi nghèo nàn, sỏi đá. Vì thế, cây bưởi cũng còi cọc, gầy
guộc, thân cây không to, tán lá không rộng như những cây bưởi ở vườn ươm.
Những cành cây khẳng khiu, gồng mình đỡ lấy tán lá.
Như vậy trong văn miêu tả phương pháp nhân hóa được dùng rộng rãi.
Nhờ biện pháp này, vật được miêu tả hiện lên có tình cảm có lí trí như con
người bên cạnh những nét rất riêng biệt của nó.
Có khi việc hướng dẫn học sinh kĩ thuật dùng từ, xây dựng câu văn tôi lại
nhấn mạnh một số hoạt động sau:
- Cho học sinh tham khảo một số đoạn văn hay, yêu cầu các em tìm ra
câu văn hay, từ “đắt” trong câu.
10


- Hướng dẫn học sinh thử bỏ hoặc thay thế câu, từ đó, rồi so sánh với
đoạn văn ban đầu.
- Giúp học sinh nhận ra: cần phải lựa chọn từ ngữ gợi hình ảnh, âm
thanh, cảm xúc (chú ý các từ láy)
Ví dụ: Đoạn văn:
+ Tôi dắt em đi dạo quanh vườn, nhặt những bông bưởi trắng ngần còn
lấm tấm sương đêm về bày chơi đồ hàng. Những chùm hoa nắng lung linh trên
áo, trên mặt chúng tôi. Vài con chim chăm chỉ rủ nhau đi kiếm mồi, thỉnh thoảng
lại để rơi giọng hót.
+ Đã lâu rồi tôi mới trở về thăm chốn cũ, nơi có dòng sông lượn lờ uốn
khúc. Bên kia tả ngạn, nhà ngoại tôi thấp thoáng sau những lùm cây bốn mùa

xum xuê trĩu quả. Những trưa hạ vàng, bạn bè tôi thường sang chơi cho mùa trái
chín thêm đậm đà vị ngọt.
+ Sứ yêu biết mấy cái chốn này, nơi chị đã oa, oa cất tiếng khóc chào đời.
Nơi quả ngọt trái sai đã tắm hồng da dẻ chị. Chính nơi đây, mẹ chị đã hát ru chị
ngủ, và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con câu hát thuở nào.
Ngoài ra, trong các tiết Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, nếu ngữ liệu
học tập là những từ, câu văn “đắt” tôi cũng giúp HS nhận ra và học hỏi ngay để
bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn bản, từ đó hình thành nhu cầu sản sinh văn bản
hay. Như khi dạy phân môn Luyện từ và câu tuần 16, bài “Tổng kết vốn từ”,
trong bài tập 2: “Đọc bài văn: Chữ nghĩa trong văn miêu tả”: “…Nhìn bầu trời
đầy sao, có người thấy nó giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã
bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non. Có người lại thấy những ngôi
sao kia là những giọt nước mắt của người da đen. Có người lại gọi những vì sao
là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ.” Ba hình ảnh cánh
đồng lúa chín, những giọt nước mắt, những hạt giống mới rất khác nhau, nhưng
đều đúng và đều hay. Và rất riêng, rất mới…
Bằng cách luyện cho học sinh viết câu sinh động, biết sử dụng các biện
pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh… mà chất lượng làm bài viết của các em
ngày càng được nâng cao.
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh thói quen ham đọc sách.
Việc đọc sách sẽ giúp các em vận dụng được những từ ngữ hay, cách miêu
tả trong sách tham khảo trong các câu truyện thiếu nhi cho bài văn thêm sinh
động, hấp dẫn hơn, đặc biệt trong văn miêu tả. Qua bài văn của các em, tôi biết
vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, giọng văn “khô”, bài viết thiếu hình ảnh.
Vì vậy ngoài việc cung cấp vốn từ cho các em trong giờ dạy tôi còn hướng dẫn
các em có thói quen thích đọc sách.
Cụ thể: Sau những buổi học các tiết Tập làm văn, trong giờ ra chơi, tôi
thường cùng các em đọc sách tham khảo để vận dụng những từ ngữ hay, những
hình ảnh sinh động trong bài văn mẫu, không bê nguyên cả bài văn mẫu. Cuối
buổi tôi giao bài tập cho các em về nhà đọc bài văn tương ứng với nội dung của

buổi học. Ngoài ra tôi còn mượn thêm sách, truyện trong thư viện nhà trường
11


cho các em thay nhau đọc. Chọn và giới thiệu cho các em những đầu sách nên
đọc. Tổ chức thi đọc sách để khuyến khích các em đọc.
Từ sự hướng dẫn ban đầu của tôi, các em dần dần có thói quen ham thích
đọc sách. Qua đó, tôi thấy rằng các em có sự tiến bộ rõ rệt về môn văn. Khi phát
biểu ý kiến, các em không lúng túng về cách dùng từ. Khi viết bài, các em viết
trôi chảy, dùng từ hay, chính xác, bài viết sinh động.
Biện pháp 6: Chống sao chép
Tôi khuyến khích và đánh giá cao sự quan sát thực tế và sự sáng tạo của
học sinh dù là nhỏ.
Không chấm bài, không nhận xét đối với bài không phải các em tự làm
mà cương quyết yêu cầu các em làm lại.
Đối với bài tả người thân cần chỉ rõ cho học sinh thấy việc nhận một
người không có liên quan trong văn mẫu làm người thân của mình là điều đáng
xấu hổ. Bố mẹ, ông bà,… sẽ rất buồn khi biết điều đó.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy lớp 5A trường
Tiểu học Xuân Chinh, bản thân tôi thu được kết quả rất khả quan, chất lượng
viết văn miêu tả của các em được nâng lên rõ rệt, bản thân có nhiều kinh nghiệm
hơn trong công tác giảng dạy và sẽ phát huy tối đa những thành quả đạt được.
* Kết quả kiểm nghiệm:
Sau khi tìm tòi nghiên cứu, tôi đã áp dụng: “ Một số biện pháp hướng dẫn
học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả ” vào dạy lớp 5A – sĩ số 20 HS, tại trường Tiểu
học Xuân Chinh, huyện Thường Xuân trong năm học 2016 – 2017 như sau:
Đề khảo sát:
Đề 1: Em hãy tả cánh đồng vào buổi sáng.
Kết quả khảo sát:


Nội dung khảo sát

Đạt yêu cầu

Tỉ lệ
(%)

Bố cục bài văn
20
100
Lựa chọn đối tượng miêu tả
20
100
Dùng từ ngữ
20
100
Tính trung thực
20
100
Đề 2: Em hãy tả một người thân mà em yêu quý.
Nội dung khảo sát

Đạt yêu
cầu

Tỉ lệ
(%)

Bố cục bài văn

Lựa chọn đối tượng miêu tả
Dùng từ ngữ
Tính trung thực

20
20
20
20

100
100
100
100

Chưa đạt
yêu cầu

Tỉ lệ
(%)

0
0
0
0
Chưa đạt
yêu cầu
0
0
0
0


0
0
0
0
Tỉ lệ (%)
0
0
0
0

- Kết quả phân loại học sinh như sau:
12


Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
11
55.0
9
45.0
0
0

- Nhận xét:
Học sinh làm bài hoàn toàn chủ động, tự giác học tập, phát huy được tính
tích cực. Việc tìm điểm nhấn cho bài viết không còn khó khăn đối với các em.
Vốn từ ngữ các em đa dạng phong phú hơn, dẫn đến các em nói và viết lưu loát
hơn, lỗi về dùng từ các em giảm hẳn đi, số học sinh đạt yêu cầu dùng từ trong
văn miêu tả đã được nâng lên rõ rệt. Mỗi bài Tập làm văn là sản phẩm tinh thần
của từng học sinh. Sản phẩm này thực sự ghi lại những dấu ấn riêng của từng
em trong cách suy nghĩ, cách tả, cách bộc lộ cảm xúc… Không có tình trạng bê
y nguyên bài văn mẫu, văn hay theo lối rập khuôn máy móc.
Học sinh có ý thức tham gia đọc sách, thể hiện qua việc mượn sách ở thư
viện nhà trường, mượn sách của bạn bè.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận
Để thực hiện tốt giải pháp và biện pháp dạy học dạng văn miêu tả, góp
phần nâng cao chất lượng Tập làm văn ở lớp 4, lớp 5 thì giáo viên cần:
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập (bằng lời giải thích, bằng phương
pháp trực quan)
- Chọn cách tổ chức hoạt động phù hợp với nội dung từng bài, có khả năng
kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Phải tích cực học tập để có kiến thức sâu rộng, luôn đổi mới phương pháp
dạy học và nhiệt tình tâm huyết với nghề.
- Khuyến khích học sinh thể hiện, bộc lộ khả năng của mình qua thực hành
nói, viết đoạn văn miêu tả.
- Để chúng ta có được những học trò có sự sáng tạo về viết văn nói chung
mỗi thể loại văn nói riêng đòi hỏi người giáo viên tất cả phải bằng sự tâm huyết,
phát huy kho tàng ngôn ngữ, sự quan sát, cuộc sống sát thực tiễn, linh hoạt và
mềm dẻo các phương pháp hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt từ những biện
pháp tôi đề xuất trong sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn rằng góp phần giúp
các em không những biết làm văn mà còn biết làm một bài văn hay.
Như vậy mỗi thầy cô trăn trở với chất lượng của học trò là chúng ta có được

sự chuyển biến về chất lượng, và người giáo viên chỉ vui khi kết quả các em học
tập tốt, hiệu quả cao của tất cả các môn học nói chung và phân môn tập làm văn nói
riêng. Đây cũng chính là mấu chốt của vấn đề: “Không có thầy giỏi làm sao có trò
giỏi” thầy là niềm tin, ngọn đuốc soi đường để các em đi. Qua đây tôi cũng hy vọng
rằng sáng kiến kinh nghiệm nhỏ bé này của mình góp phần vào sự thành công cho
các em học sinh lớp 5 học phân môn Tập làm văn ngày càng tốt hơn.
Tất cả những gì tôi trình bày trong Sáng kiến kinh nghiệm này là những
kinh nghiệm mà qua quá trình công tác, học hỏi tôi đã đúc kết được. Với năng
lực có hạn sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót, Rất mong được các cấp
13


lãnh đạo, cán bộ quản lí ở các trường học, các thầy cô giáo đồng nghiệp chân
thành góp ý để tôi được học hỏi, tích luỹ thêm. Giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ
giảng dạy, góp phần nhỏ bé của mình để đưa chất lượng dạy học nói chung,
phân môn tập làm văn nói riêng của trường Tiểu học Xuân Chinh, Thường Xuân
ngày càng phát triển.
3.2. Kiến nghị:
Đề nghị với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ
học sinh ngày càng quan tâm hơn nữa về xây dựng cơ sở vật chất cho nhà
trường. Quan tâm chăm lo nhiều hơn nữa đến điều kiện học tập cho các em học
sinh trong mỗi nhà trường. Ngành GD&ĐT tăng cường phổ biến kinh nghiệm
hay trong chuyên môn ngày một nhiều, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đáp ứng
với yêu cầu xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Để chúng tôi được tham gia học
hỏi bồi dưỡng thêm kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thường Xuân, ngày 20 tháng 3 năm
2017

Tôi xin cam đoan:
Đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Người thực hiện

Hoàng Anh Đức

14



×