Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toán lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.85 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC
MÔN TOÁN LỚP 4

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hường
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Bái
SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Toán

THANH HÓA NĂM 2016


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, mục đích của quá trình dạy học ở bậc Tiểu học là nhằm
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội. Nhằm giúp
học sinh từng bước hình thành nhân cách, từ đó trang bị cho học sinh các phương
pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Mục tiêu đó được
thực hiện thông qua việc dạy học các môn và thực hiện theo định hướng yêu cầu
giáo dục, nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trẻ tiếp tục
học ở bậc Trung học hay cho công việc lao động của trẻ sau này.
Trong các môn học, môn Toán là một môn học độc lập có vị trí hết sức quan
trọng bởi vì :
- Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình
dạng không gian của thế giới hiện thực.
- Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ,


giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể
rèn luyện cho học sinh qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, tương
tự, khái quát hóa, trìu tượng hóa, cụ thể hoá, đặc biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ có
thể rèn luyện cho học sinh bao gồm: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn,
tính sáng tạo.
- Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời
sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học
khác ở Tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học
Xuất phát từ vị trí quan trọng của môn Toán, qua thực tế giảng dạy, chỉ đạo
chuyên môn trong nhiều năm, tôi thấy mặc dù chất lượng dạy học của nhà trường
nói chung và môn toán nói riêng trong những năm gần đây đã được nâng lên đáng
kể và luôn được đứng vào trong tốp đầu của huyện nhà. Song thực tế cho thấy chất
lượng môn Toán hàng năm của khối 4 vẫn chưa đạt như mong muốn, qua các bài
kiểm tra định kì, tỷ lệ học sinh trung bình còn cao, đặc biệt tỷ lệ học sinh điểm dưới
5 cao hơn so với các khối khác trong trường. Đó là điều tôi thường băn khoăn, trăn
trở, làm thế nào để các em nâng được chất lượng học tập môn toán lớp 4?
Là người quản lý phụ trách chuyên môn trong nhà trường, nhiều năm qua, tôi
luôn suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp chỉ đạo công tác dạy – học trong
nhà trường nói chung và đặc biệt là môn toán lớp 4 nói riêng góp phần nâng cao
chất lượng dạy - học chung của nhà trường. Vì vậy năm học này, tôi mạnh dạn
chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao
chất lượng dạy - học môn Toán khối 4 trong nhà trường Tiểu học” nhằm góp
phần đẩy mạnh sự phát triển giáo dục của đơn vị trong những năm tới.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm ra biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng môn Toán
khối 4 trong nhà trường Tiểu học tôi đang công tác.
1


III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Chất lượng giảng dạy và học tập của đội ngũ giáo viên, học sinh khối lớp 4
trường Tiểu học Xuân Bái.
- Các tài liệu liên quan nhằm tìm ra các biện pháp chỉ đạo chuyên môn và thực
hiện với giáo viên giảng dạy khối 4 và học sinh lớp 4 trong trường.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra, khảo sat; tổng hợp thống kê, so sánh số liệu…
B. PHẦN NỘI DUNG
I.SỞ LÍ LUẬN
-Trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ( Ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh: Có
những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân;
các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành
các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực
trong cuộc sống. Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và
diễn đạt đúng( nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản,
gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tập
toán; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học,
chủ động, linh hoạt, sáng tạo.”
- Môn Toán ở Tiểu học được soạn theo kế hoạch dạy học quy định ( tuần bài) và dựa theo các bài học trong sách giáo khoa môn Toán đã và đang được sử
dụng trong các trường Tiểu học toàn quốc. Đối với từng tiết dạy trong sách giáo
khoa đã có hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng đề cập tới nội dung yêu
cầu cần đạt. Đây là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được
sau tiết học. Như vậy giúp giáo viên có cơ sở xác định yêu cầu cần đạt và bài tập
cần làm trong sách giáo khoa để đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn
kiến thức kĩ năng của môn Toán trong chương trình. Đồng thời, căn cứ vào tình
hình thực tế của mỗi lớp học, giáo viên khuyến khích, tạo điều kiện cho những học
sinh có khả năng, có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong sách giáo khoa;
chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng sách giáo khoa khi dạy học nhằm phát

triển năng lực của mỗi học sinh góp phần thực hiện dạy đúng đối tượng học sinh ở
Tiểu học.
- Từ mục tiêu, yêu cầu của môn Toán lớp 4 giúp học sinh có một số hiểu
biết ban đầu về số tự nhiên, phân số ( tử số và mẫu số không quá hai chữ số) và về
cộng, trừ, nhân, chia với các số đó. Biết đọc, viết, so sánh, thực hành tính cộng, trừ,
nhân, chia các số đã học. Biết sử dụng các đơn vị đã học và các đơn vị tấn, tạ, yến,
giây, thế kỉ trong tính toán và đo lường. Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt,
đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song, hình bình hành, hình thoi. Biết
tính diện tích của hình bình hành, hình thoi. Biết giải bài toán có nội dung thực tế
có đến ba bước tính. Nhận biết được một số thông tin trên bản đồ cột. Dựa vào cơ
2


sở đó người giáo viên linh hoạt vận dụng các phương pháp, đổi mới các hình thức
dạy học Toán nhằm nâng cao chất lượng môn Toán lớp 4 cho học sinh. Như vậy
mới nâng cao được chất lượng môn toán cho học sinh Tiểu học.
II. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN LỚP 4.
1.Thuận lợi và khó khăn
*Thuận lợi:
+ Địa phương:
Trong những năm gần đây đời sống kinh tế văn hoá giáo dục của nhân dân
được phát triển, nhận thức có nhiều chuyển biến tốt, con em đi học đã được phụ
huynh quan tâm hơn. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến
công tác giáo dục của nhà trường.
+ Nhà trường:
- Đội ngũ giáo viên nói chung và của khối lớp 4 nói riêng đại đa số là trẻ khoẻ
nhiệt tình, tâm huyết với nghề và có năng lực chuyên môn. Số giáo viên có trình độ
trên chuẩn cao: 4/4 đạt trên chuẩn(100%).
- Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và đào tạo
- Trường nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc.

- Đa số học sinh ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập.
*Khó khăn:
- Là một xã nắm phía tây huyện Thọ Xuân, địa bàn dân cư rộng, một bộ phận
học sinh đi lại khó khăn( cách trường 4-5 km). .
- Trình độ dân trí không đều, điều kiện kinh tế của nhân dân còn nhiều khó
khăn. Địa phương là một điểm nóng của tệ nạn ma tuý nên ảnh hưởng nhiều đến
công tác giáo dục.
- Một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn
phó mặc cho nhà trường.
- Cơ sở vật chất của nhà trường tuy đã có sự đầu tư hàng năm, song vẫn chưa đủ
để đáp ứng được nhu cầu của việc dạy và học.
2. Thực trạng chất lượng môn Toán lớp 4.
Qua theo dõi việc giảng dạy, kết quả kiểm tra định kì môn toán khối 4, kết
hợp với nhận xét của từng giáo viên chủ nhiệm trong 2 năm gần đây, bản thân nhận
thấy rằng: tỉ lệ học sinh hoàn thành mức độ thấp và chưa hoàn thành môn toán (HS
điểm 5- 6 và dưới 5) của khối 4 còn khá cao, cụ thể như sau:
Kết quả kiểm tra định kì cuối năm của 2 năm học gần đây như sau:
Năm hoc
SHS
Điểm 9-10 Điểm 7-8
Điểm 6-5
Điểm < 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL

2013-2014
98
29
29,5
27
27.5
37
37,9
5
5,1
2014-2015
90
23
25,5
35
38,9
28
31,2
4
4,4
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2015- 2016 như sau:
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 6-5
Điểm < 5
SL
TL
SL
TL
SL

TL
SL
TL
102
19
18,6
23
22,5
48
47,2 12
11,7
2.3 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng môn toán khối 4 chưa cao .
3
SHS


* Vê phia học sinh:
- Còn một bộ phận học sinh chưa có hứng thú học toán nên khả năng chú ý
và tập trung vào bài giảng không bền dẫn đến nắm bài chưa sâu, còn nhiều lỗ hổng
về kiến thức, kĩ năng. Nhiều em còn lười học, chưa có ý thức trong giờ học toán.
Coi toán là môn học khó nên thiếu tự tin, ngại cố gắng, có tâm lý sợ học Toán
- Có những em do thiểu năng trí tuệ, khả năng ghi nhớ kém. Không biết làm
tính, (cộng, trừ, nhân, chia).
* Vê phia giáo viên: Phần lớn đội ngũ giáo viên trong trường tâm huyết với
nghề, tận tâm với học sinh.
Tuy nhiên, các thành viên trong khối 4 thường không cố định mà thay đổi hàng
năm nên về chuyên môn cũng có phần bị hạn chế do:
+ Bỡ ngỡ về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học.
+ Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm dạy khối 4
+ Còn có giáo viên còn chạy theo thành tích chưa thật sự quan tâm đến đối

tượng học sinh gặp khó khăn trong học tập(HS yếu, kém), chưa đi sâu tìm hiểu,
theo dõi xem học sinh yếu ở điểm nào, hổng kiến thức chỗ nào...
+ Giáo viên chưa xác định và lựa chọn, sắp xếp kiến thức phù hợp với đối tượng
học sinh lớp mình trong dạy buổi 2
+ Giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu sâu cho tiết dạy có hiệu quả.
+ Việc quan tâm đến các đối tượng học sinh chưa thường xuyên, liên tục.
+ Một bộ phận giáo viên chưa biết vận dụng phương pháp mới vào dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực.
Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học
sinh nên chưa có biện pháp phù hợp trong quá trình giúp đỡ học sinh học tập.
Chính vì vậy vẫn tồn tại một số học sinh chưa hoàn thành(yếu, kém) về môn Toán.
* Đối với phụ huynh: Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc
học của con em, còn phó mặc cho nhà trường. Hay còn có nhiều phụ huynh trình
độ hạn chế không có khả năng giúp con học tập. Mặt khác, một số phụ huynh điều
kiện kinh tế gia đình quá khó khăn, đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà, cô bác
trông hộ nên số em đó rất lười học.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN TOÁN LỚP4
Từ những thực trạng nói trên, để tập trung nâng chất lượng dạy học toán trong
nhà trường nói chung và nâng chất lượng dạy học môn toán lớp 4 nói riêng tôi đa
suy nghĩ và trao đổi cùng đồng nghiệp đưa ra một số biện pháp chỉ đạo như sau:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên .
Để nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Tiểu học, ban giám hiệu nhà
trường chúng tôi đặc đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Vì vậy:
- Hằng năm, ngay từ đầu năm học, tôi cùng các dồng chí trong ban giám hiệu
nhà trường đã tổ chức cho giáo viên tham gia học tập nghị quyết của Đảng các cấp,
các văn bản pháp quy, chỉ thị, công văn chỉ đạo chuyên môn,...của cấp trên tới tất
cả giáo viên của trường.
4



- Tuyờn truyn mi giỏo viờn thy c trỏch nhim ca ngi thy " Tt
c vỡ hc sinh thõn yờu"
- Phỏt ng phong tro thc hin cuc vn ng hai khụng vi bn ni dung
Núi khụng vi tiờu cc trong thi c v bnh thnh tớch trong giỏo dc. V Núi
khụng vi vi phm o c nh giỏo v vic hc sinh ngi nhm lp.
- Ch o, ng viờn cỏn b giỏo viờn t hc t bi dng :
Tụi xỏc nh õy l cụng vic cn phi thc hin thng xuyờn liờn tc. Vỡ vy,
tụi ó cựng ban giỏm hiu suy ngh, tho lun tỡm bin phỏp thi lờn ngn la
ca phong tro t hc, t bi dng cho i ng giỏo viờn bng nhiu hỡnh thc:
+ T chc cỏc cuc hi tho, trao i v kinh nghim t hc, giỳp giỏo viờn nh
hng vic t hc, t bi dng.
+ Xỏc nh c nhng ni dung cn phi hc, phi bi dng v cỏch t hc, t
bi dng nh th no? Cung cp cho giỏo viờn cỏc thụng tin, ti liu, xõy dng
th vin, phũng c, to iu kin tt nht cho giỏo viờn thc hnh vic t hc, t
bi dng.
+ T chc cỏc hot ng s phm trong nh trng gn vi t hc. Xõy dng mt
c ch, chớnh sỏch, ỏnh giỏ thi ua hoc gn li ớch vt cht i vi vic t hc, t
bi dng ca giỏo viờn... Bn thõn mi ng chớ trong ban giỏm hiu phi gng
mu hc tp, khụng ngng t hc nõng cao trỡnh chuyờn mụn, nghip v; chu
c v chu hc hi anh ch em giỏo viờn .
- T chc cho i ng GV tham gia y , ch ng v tớch cc cỏc hot
ng bi dng nõng cao trỡnh chuyờn mụn nh: Tp hun v PPDH Toỏn theo
hng i mi; bi dng qua d gi, thm lp; bi dng qua cỏc chuyờn ....T
chc sinh hot chuyờn mụn gia cỏc khi lp. Chn giỏo viờn cú kh nng bi
dng chuyờn sõu mụn Toỏn cho tng khi.
Bin phỏp2: Ch o giỏo viờn thc hin chng trỡnh dy hc
2.1 Ch o tỡm hiu v c im ni dung, chng trỡnh, mc tiờu,
phng phỏp dy mụn toỏn Tiu hc núi chung v mụn toỏn lp 4 núi riờng.

Vic tỡm hiu nm chc c im ni dung, chng trỡnh mụn toỏn Tiu hc
núi chung v mụn toỏn lp 4 núi riờng l rt quan trng trong vic nõng cao cht
lng dy hc mụn Toỏn. ch o tt vic ny, tụi ó thng xuyờn nghiờn cu
ti liu, SGK nm vng c im ni dung chng trỡnh mụn toỏn tng khi
lp, trin khai, trao i vi giỏo viờn trong bui sinh hot chuyờn mụn nht l vo
dp u nm hc giỏo viờn nm vng. c bit tụi yờu cu giỏo viờn phi nm
chc cu trỳc, ni dung chng trỡnh, mc tiờu nhim v ca mụn Toỏn khi lp
mỡnh dy ú l:
* Đặc điểm - ni dung - phng phỏp ca mụn Toỏn lp 4 ở trờng Tiểu học
Toỏn 4 m u cho giai on hc tp sõu. Cú th coi Toỏn 4 l s b sung hon
thin, tng kt, h thng hoỏ, khỏi quỏt hoỏ kin thc ca giai on trc v 5
mch kin thc sau: S hc; i lng v o i lng; Yu t hỡnh hc; Yu t
thng kờ v Gii toỏn.
Phn s hc Toỏn 4 c khỏi quỏt lờn i sõu vo bn cht. Chng hn c - vit
cỏc s da trờn hng v lp(khụng da vo cu to thp phõn); cỏc phộp tớnh c
5


khái quát lên thành công thức,...và nội dung chương trình Toán 4 được cụ thể hóa
thành 6 chương như sau:
Chương I: Số tự nhiên - Bảng đơn vị đo khối lượng.
Chương II: Bốn phép tính với các số tự nhiên.
Chương III: Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 - Giới thiệu hình bình hành.
Chương IV: Phân số, các phép tính với phân số - Giới thiệu hình thoi.
Chương V: Tỉ số, một số bài toán liên quan đến tỉ số. Tỉ lệ bản đồ.
Chương VI: Ôn tập.
Học kì I tập chung vào bổ sung hoàn thiện hệ thống hóa khái quát hóá về số
tự nhiên, dã số tự nhiên, các phép tính và một số tính chất. Học kì II tập trung phải
tìm tòi và sáng tạo nội dung dạy học phù vào học phân số, dấu hiệu chia hết và một
số dạng về hình học.

Nội dung Toán 4, mỗi chương là một mảng kến thức, trước tiên giáo viên
phải nắm vững mục tiêu, nội dung, khả năng có thể khai thác trong từng bài. Điều
quan trọng là giáo viên phải xây dựng những phương pháp huy động tính tích cực
của học sinh trong hoạt động học để các em nắm chắc và vận dụng thành thạo các
nội dung trong từng bài, góp phần phát triển năng lực tư duy và năng lực thực hành
của học sinh.
2.2 Chỉ đạo vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động của học sinh vào dạy- học Toán.
Trước tiên, tôi giúp giáo viên nhận thức và hiểu đúng về đổi mới phương
pháp dạy học toán trong không có nghĩ là thay đổi hoàn toàn các phương pháp
truyền thống mà phải biết lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.Vì vậy tôi yêu cầu giáo viên nắm vững
các phương pháp dạy học Toán đó là: Phương pháp trực quan; Phương pháp quan
sát; Phương pháp quy nạp; Phương pháp trò chơi; phương pháp diễn giải; Phương
pháp thuyết trình; Phương pháp trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích và tổng
hợp, phương pháp thảo luận nhóm, thực hành luyện tập...
Hiểu được định hướng chung của phương pháp dạy học toán là dạy học trên
cơ sở tổ chức và hướng dẩn các hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo của
học sinh, đồng thời phải biết không có biện pháp nào là vạn năng mà phải biết dựa
vào nội dung từng bài cụ thể để lựa chọn các biệt pháp phối hợp vận dụng vào dạy
học sao cho giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Khi dạy bài “Giây, thế kỷ” Toán 4. Giáo viên nên sử dụng phương pháp
luyện tập, thực hành là chủ yếu, kết hợp với các phương pháp khác (đàm thoại,
quan sát, hướng dẫn, giảng giải…) để hiểu được mối quan hệ giữa giờ và phút, phút
và giây, giữa thế kỷ và năm. Từ đó rút ra kết luận: Dựa vào các đơn vị đo thời gian
con người tính được khoảng thời gian từ trước cho đến nay.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp cần phải căn cứ vào lứa tuổi của học
sinh, đặc thù của môn học, tính chất của từng bài và điều kiện về cơ sở vật chất và
khả năng hướng dẫn của giáo viên.
Hay: Trong quá trình dạy học giáo viên cần phát huy tính tích cực trong phương

pháp dạy học vấn đáp kết hợp với một số phương pháp khác trong dạy hình thành
kiến thức mới: cho bài “Phép nhân phân số”
6


3

2

Hoạt động 1: Hình thành phép tính nhân 2 phân số 4 và 5
Đây là vấn đề mới, nếu giáo viên chỉ giới thiệu qui tắc tính sau đó vận dụng tính
thì chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Do dó giáo viên cần phải suy
nghĩ và chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp để hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến
3

2

thức mới một cách sáng tạo, tích cực. Chẳng hạn: Hãy tính 4 của 5 ?. Đây là tình
huống mà học sinh chưa thể thực hiện ngay được nhưng nếu học sinh chịu khó suy
nghĩ vận dụng kiến thức đã học ( cách cấu tạo phân số), hoặc giáo viên hướng dẫn
thì học sinh có thể thực hiện được câu hỏi trên. Ở đây giáo viên muốn thực hiện câu
3

2
5 ( khi chưa có qui tắc)

hỏi trên để giúp học sinh tìm được cách tính 4

2


Vì vậy giáo viên hướng dẫn gợi ý tiếp: Hãy phân tích 5 thành tổng của 4 phân số
bằng nhau? Học sinh sẽ phân tích được( với HS yếu GV gợi ý hướng dẫn cụ thể
hơn)
Ta có 2 = 2 4 = 8 = 2 + 2 + 2 + 2 .
5

5 4

20

20

Từ kết quả trên, hãy cho biết
Ta có

4

của
3
4

với

3

2
5

=


6
20

của

2

2

là :

5

20

. Viết 3
a

4

c

2

+

20
20
3 của 2


4
+

20

2

=3

5

4

a c

2

5

=

20
2=
5

20

là bao nhiêu? (HS dễ dàng tìm được)
6


. Từ đây rút ra kết luận: Ta nói Tích

20
6

. Từ đó giáo viên gợi ý để học sinh nêu

20

công thức khái quát: b
d =
b d rồi yêu cầu học sinh nêu thành qui tắc, sau đó
tổ chức luyện tập thực hành.
2.3 Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy(soạn giáo án), chuẩn bị
giờ lên lớp của giáo viên và việc lựa chọn đồ dùng dạy học của giáo viên:
Thiết kế bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên là việc làm quan trọng,
trong việc thực hiện quy chế chuyên môn ở trường Tiểu học. Là khâu mà bất kì
giáo viên trực tiếp giảng dạy nào cũng phải có, vì trong quá trình thiết kế bài dạy,
chuẩn bị giờ lên lớp giúp giáo viên có sự chuẩn bị, sự nghiên cứu về nội dung, tuy
nó chưa phải là dự kiến được hết những tình huống có thể xảy ra trong quá trình
giảng dạy để có biện pháp xử lí kịp thời đúng đắn. Và thiết kế bài dạy được xem là
công cụ để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, thể hiện sự sáng tạo của giáo viên và
cũng là một trong những việc làm góp phần quyết định chất lượng giáo dục trong
nhà trường. Do đó tôi đã tập trung chỉ đạo việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị giờ lên
lớp của giáo viên cụ thể như sau:
- Triển khai các văn bản, các yêu cầu cơ bản của chuyên môn về việc thiết kế
bài dạy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng đến tổ khối, giáo
viên.
Tôi yêu cầu giáo viên trước khi xây dựng kế hoạch dạy học phải nghiên cứu
nắm chắc được mục tiêu, yêu cầu của một bài, sau đó phân tích lựa chọn nội dung

bài học cụ thể trong chương trình môn Toán như: Nắm được vị trí của mảng kến
7


thức đó trong toàn bộ chương trình môn học và phải biết huy động những kiến thức
mà học sinh đã được học trước đó để bổ trợ cho việc nắm kiến thức mới. Đông thời
phải lựa chọn phương pháp và sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với nội dung của bài, phù hợp với trình độ và điều kiện học tập của học
sinh.
- Yêu cầu kế hoạch bài giảng của giáo viên phải thể hiện:
+ Mục tiêu đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học dành cho đối tượng
học sinh trong lớp.
+ Trước khi thiết kế kế hoạch bài dạy, yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu kĩ
nội dung kiến thức bài học, điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp đối tượng
học sinh của địa phương để đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đặc biệt phải biết
tận dụng ưu thế của mỗi PPDH theo hướng tích cự hóa học tập của học sinh, vận
dụng linh hoạt vào từng bài dạy phù hợp, tổ chức hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh
kiến thức trên lớp để tìm kiếm và chiếm lĩnh kiến thức mới, vận dụng làm bài tập
thực hành thành thạo đạt kết quả tốt,
+ Nội dung cơ bản của kế hoạch phải thể hiện rõ hoạt động của thầy, hoạt
động của trò, hoạt động trọng tâm của bài, dự kiến thời gian của từng hoạt động;
mỗi hoạt động đều thể hiện được mục tiêu, nhiệm vụ, nêu cách tổ chức của thầy, dự
kiến câu trả lời của học sinh và kết luận của giáo viên. Không ghi những vấn đề
không cần thiết.
+ Nội dung giáo án ngắn gọn, xúc tích đảm bảo nội dung trọng tâm của bài,
logic khoa học, lựa chọn phương pháp giảng dạy (thể hiện sự hệ thống việc làm của
thầy - trò, hình thức tổ chức phù hợp với môn học, lớp học với đối tượng học sinh
giỏi – khá – TB – yếu).
+ Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học phải phù hợp với nội dung bài
- Với những bài khó, tổ chức trao đổi, thống nhất chung.

- Quy định thời gian kí duyệt kế hoạch giảng dạy của giáo viên trước khi lên lớp
thực hiện tiết dạy.
Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra thường xuyên lịch báo giảng, kế
hoạch bài dạy thường xuyên theo tuần và theo tháng. Ngoài ra còn tiến hành kiểm
tra đột xuất tối thiểu 2 lần / 1 giáo viên / học kì.
2.4 Chỉ đạo công tác giảng dạy trên lớp:
- Chỉ đạo giáo viên dạy đúng đủ chương trình qui định (theo phân phối chương
trình) và thời khóa biểu qui định. Dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng. Trong
giảng dạy giáo viên phải phân loại đối tượng, phải bao quát được đều các nhóm,
các đối tượng học sinh trong lớp, có kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và
học sinh học lực còn yếu. Đặc biệt quan tâm tới học sinh khuyết tật( nếu có) ngay
trong tiết học Toán hàng ngày.
- Giáo viên cần khơi gợi tạo hứng nâng cao ý thức tích cực, tự giác, biết chia
sẻ, giúp đỡ nhau trong hoạt động .
- Thu thập và bảo quản đầy đủ các minh chứng làm cơ sở cho việc đánh giá xếp
loại học sinh theo thông tư 30 của Bộ giáo dục và Đào tạo.

8


- Ban giám hiệu kiểm tra dưới nhiều hình thức: dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ
sổ sách của giáo viên, vở ghi chép của học sinh,....kiểm tra định kì, kiểm đột xuất,
quan sát hàng ngày,...
Biện pháp 3: Chỉ đạo công tác giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn Toán
lớp 4(HS yếu kém) và học sinh hoàn thành môn học ở mức độ thấp.
Để nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 4, ngoài việc thực hiện dạy
học đúng đủ nội dung chương trình qui định thì công tác giúp đỡ học sinh chưa
hoàn thành môn toán lớp 4(HS yếu kém) và học sinh hoàn thành môn học ở mức độ
thấp rất cần thiết mà mỗi giáo viên chúng ta cần phải quan tâm và thực hiện thường
xuyên liên tục trong cả năm học. Vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên thực hiện như sau:

3.1 Phân loại đối tượng :
Việc làm này, ngay từ đầu năm học, tôi đã yêu cầu giáo viên phải theo dõi
thường xuyên cụ thể kết quả học tâp hàng ngày của mỗi học sinh trong lớp mình
phụ trách kết hợp với khảo sát chất lượng để sớm phát hiện, nắm bắt trình độ của
từng học sinh. từ đó phân loại học sinh chưa hoàn thành bài học môn toán lớp 4(HS
yếu kém) và học sinh hoàn thành bài học môn học ở mức độ thấp theo các nguyên
nhân..Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình hình học sinh gặp khó khăn
trong học tập đối với từng em.
Tiến hành phân loại học sinh học yếu theo những nguyên nhân chủ yếu.( Ví
dụ như: Do hổng kiến thức từ lớp dưới, do thái độ học tập không đúng, do điều
kiện hoàn cảnh gia đình, do trí tuệ chậm phát triển...)
3.2 Lập kế hoạch giúp đỡ, phụ đạo: Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến học
sinh học chưa hoàn thành bài học, môn học( yếu, kém) hoặc mới hoàn thành ở mức
độ thấp(đạt điểm 5) về môn Toán của từng em, tôi đã hướng dẫn giáo viên lập kế
hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo học sinh thuộc đói tượng này với yêu cầu:
Lập kế hoạch phải phù hợp với từng đối tượng học sinh kể cả tiết chính khóa cũng
như tiết phụ đạo. Nội dung kế hoạch phải xuyên suốt cả năm học và cụ thể cho
từng tuần, từng tháng.
Nội dung các tiết phụ đạo tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập các kiến thức đã
học cho học sinh. Đặc biệt giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản theo yêu
cầu chuẩn kĩ năng kiến thức của lớp dưới mà các em còn bị hổng. Như nhớ được
bảng nhân, bảng chia, giải được một số dạng toán cơ bản đã học ở lớp dưới... Mục
đích là lấp lỗ hổng về kiến thức cho học sinh.Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến
học sinh học yếu, kém về môn Toán của từng em.
* Ví dụ: Nội dung phụ đạo học sinh học yếu môn Toán lớp 4:
- Tháng 9: Khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân, phân loại học sinh.
Củng cố về bảng nhân, bảng chia kết hợp ôn tập về các số đến
100.000, rèn kĩ năng thực hiện phép cộng phép trừ trong phạm vi 1000, phép nhân
phép chia các số có 1 chữ số, kết hợp với củng cố về tìm thành phần chưa biết của
phép tính

- Tháng 10:Tiếp tục củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng phép trừ kết hợp đọc,
viết, so sánh các số có nhiều chữ số, củng cố về giải toán có lời văn.
Củng cố mối quan hệ các đơn vị đo lường và vận dụng làm toán có lời văn.
9


- Tháng 11: Củng cố về kĩ năng thực hiện các phép tính với các số tự nhiên, Biểu
thức chứa chữ, kết hợp giải các bài toán điển hình( Tìm số TBC;Tìm hai số khi biết
tổng và hiệu)…..
Cứ tiếp tục như vậy, kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung cần giúp đỡ phụ đạo cho
cả năm học. Kế hoạch bồi dưỡng phải có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể. Ví dụ: cuối học
kì I không còn tình trạng học sinh bị hổng kiến thức đã học. Học kì II, các em học
đến đâu phải đạt yêu cầu đến đó (theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của chương
trình toán lớp 4). Đến cuối năm học, không còn học sinh nào học yếu môn toán.
Lập sổ theo dõi quá trình phụ đạo nắm bắt kết quả tiến bội của học sinh(suốt cả
năm học).
3.3 Xây dựng kế hoạch bài dạy cụ thể cho từng buổi, từng tiết
Để thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình giúp đỡ, phụ đạo học sinh chưa
hoàn thành bài học, môn học( yếu, kém) hoặc mới hoàn thành ở mức độ thấp( đạt
điểm 5) về môn Toán, tôi chỉ đạo giáo viên:
Phải căn cứ vào trình độ học sinh của lớp mình, căn cứ vào những phần kiến
thức các em còn hổng, còn chưa nắm vững,… để xây dựng kế hoạch dạy học một
cách phù hợp cho từng tiết, từng tuần và từng giai đoạn học tập theo định hướng:
học sinh yếu, hổng kiến thức ở nội dung nào thì tập trung hướng dẫn ôn luyện, thực
hành ở nội dung đó nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ
năng của bài học.
Giáo viên được chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với trình độ học sinh,
thực tế lớp học của mình trên cơ sở đảm bảo mục tiêu và phải được sự thống nhất
của tổ, khối chuyên môn, xét duyệt của ban giám hiệu.
Nội dung các tiết phải tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập các kiến thức đã

học cho học sinh. Đặc biệt giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản theo yêu
cầu chuẩn kĩ năng kiến thức của lớp dưới mà các em còn bị hổng. Như nhớ được
bảng nhân, bảng chia, giải được một số dạng toán cơ bản đã học ở lớp dưới... Mục
đích là lấp lỗ hổng về kiến thức cho học sinh.
Việc củng cố kiến thức đã học thực hiện đồng thời với việc dạy kiến thức mới
của lớp 4.
Căn cứ vào yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, giáo viên giúp học
sinh yếu tiếp thu những kiến thức và làm bài tập vừa sức với các em.
Cuối tuần kiểm tra 1 lần, cuối mỗi tháng, mỗi kỳ có bài kiểm tra theo dõi kết quả
học tập của các em.
* Lưu ý: kế hoạch bài dạy, giáo viên cần thể hiện rõ:
+ Hệ thống câu hỏi, bài tập, nội dung kiến thức ôn dành cho tất cả các đối tượng
học sinh, ( Buổi toán tăng) như: có bài tập, kiến thức ôn dành bồi dưỡng đối tượng
học sinh giỏi, trên cơ sở khắc sâu, củng cố và mở rộng những kiến thức cơ bản học
sinh đã được học ở buổi 1 (lựa chọn cách giải nhanh, phù hợp, tự đặt đề và giải
những bài toán đòi hỏi phát triển tư duy...), không lạm dụng vở bài tập Toán
+ Bài soạn phải được kí duyệt trước khi thực hiện dạy trên lớp theo hàng tuần
(Ban giám hiệu duyệt )
3.4 Hoạt động dạy trên lớp
10


Sau khi đã phân loại được đối tượng học sinh, giáo viên cần nghiên cứu, sắp
xếp và tổ chức lớp học một cách phù hợp theo từng đối tượng học sinh: Yếu Trung bình - Khá giỏi. Việc này giúp giáo viên thuận lợi trong việc giao bài tập,
hướng dẫn và giúp đỡ từng đối tượng học sinh. Giáo viên có thể đặt tên cho từng
nhóm đối tượng, tuy nhiên cần tế nhị trong đặt tên nhóm, có thể là: Gấu đỏ - Sơn
Ca - Thỏ trắng... tránh đặt theo nhận thức của học sinh là Yếu - Trung bình - Khá
giỏi vì như vậy sẽ tạo sự mặc cảm cho các em.
Trong các tiết học giáo viên phải tạo cơ hội cho tất cả các em được hoạt động
cho dù là đối tượng học sinh giỏi hay học sinh yểu. Bằng mọi cách phải lôi cuốn

các em tham gia vào các hoạt động học tập, tránh tình trạng giáo viên để học sinh
ngoài lề. Trong một tiết học, đến phần bài tập giáo viên phân bài cho từng đối
tượng học sinh:
Ví dụ: Bài tập 1; 2 cho nhóm yếu làm; Bài tập 1; 2; 3 cho nhóm trung bình
làm. Bài tập 2; 3; 4 cho nhóm khá giỏi làm.
Cần thực hiện linh hoạt khi tổ chức các hoạt động học tập. Như trong quá trình
dạy bài mới, nếu có học sinh không nắm được kiến thức mới do hổng kiến thức lớp
dưới hoặc kiến thức bài học trước thì thực hiện như sau: Trong phần bài mới vẫn
cho học sinh theo dõi bình thường, đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập, giáo viên
cho những học sinh chậm làm các bài mà kiến thức liên quan đến lớp dưới, cho học
sinh nhắc lại kiến thức cũ rồi hướng dẫn phần kiến thức mới của bài học.
Ví dụ: Khi học sinh làm bài tập 1284 : 6 = ? với bài này học sinh không thực
hiện chia được, chứng tỏ học sinh không thuộc bảng nhân 6, bảng chia 6. Vậy giáo
viên giúp học sinh ôn lại bảng nhân, bảng chia 6 bằng nhiều hình thức như yêu cầu
các em làm bài tập: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 6 2 =.... ; 6 5 = ....; 6
3 =... ; 6
4= ...; 12: 6=....; 24: 6 =....v v. Hay thi đọc bảng nhân 6....để các em
thuộc bảng nhân, bảng chia 6. Từ đó hướng dẫn các em thực hiện phép chia trên.
Tức là phát hiện học sinh hổng kiến thức ở đâu thì giáo vên phải linh hoạt điều
chỉnh nội dung dạy để ôn tập, bổ sung ở đó.
- Với buổi dành riêng cho giúp đỡ, phụ đạo học sinh yếu giáo viên cần lựa
chọn hệ thống câu hỏi gợi mở, nội dung bài tập ở mức độ dễ để tạo cho các em có
sự hứng thú tự tin trong học toán, có thể tăng dần theo mức độ hiểu bài của các em.
Chẳng hạn: Củng cố kĩ năng giải toán, bước đầu nên đưa ra các dạng cơ bản
nhất, đơn giản nhất mang tính chất vận dụng củng cố lý thuyết như: Bài toán đã
cho biết hết các điều kiện, chỉ cần tìm yêu cầu của bài toán.
Ví dụ 1: Mỗi quyển vở có 48 trang. Hỏi 25 quyển vở cùng loại có tất cả bao
nhiêu trang?( bài 3 trang 69 SGK Toán 4)
Điều kiện bài toán : Mỗi quyển vở có: 48 trang
Yêu cầu bài toán:

25 quyển vở có: … trang?
Ví dụ 2: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều
cao là 25dm. Tính diện tích mảnh đất đó? (Bài 4 trang 105 SGK Toán 4)
Ví dụ 3: Người ta đổ 128 610l xăng vào 6 bể. Hỏi mỗi bể đó có bao nhiêu lít
xăng? (Bài 2 trang 77 SGK Toán lớp 4)
Điều kiện bài toán: 6 bể chứa: 128 610l xăng.
Yêu cầu bài toán : 1 bể chứa : … l xăng?
11


Không nên ra những bài lắt léo hay những bài toán phải qua nhiều bước trung
gian mới về dạng cơ bản.
Để giúp các em giải đúng một bài toán, giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực
hiện tuần tự và đầy đủ theo 4 bước:
Chẳng han bài toán : Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là
40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích mảnh đất đó? (Bài 4 trang 105 SGK Toán
4)
Bước 1: Tìm hiểu nội dung của bài toán:
Yêu cầu học sinh đọc kĩ để toán và trả lời: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu
cầu tìm gì? (học sinh trả lời – nhận xét)
Để tính được diện tích mảnh đất hình bình hành ta làm như thế nào? (HS nêu –
nhận xét)
Bước 2: Tìm tòi cách giải của bài toán:
Căn cứ vào dạng toán chúng ta vận dụng cách tóm tắt nào? (ngôn ngữ) Yêu
cầu HS tóm tắt được bài toán.
Tóm tắt:
Độ dài đáy: 40dm
Chiều cao : 25dm
Diện tích : …dm2 ?
* Phân tích, tìm cách giải:

- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào? (Ta lấy độ dài đáy nhân
với chiều cao (cùng đơn vị đo).)
Quá trình phân tích trên GV lần lượt hướng dẫn học sinh lập sơ đồ ghi vắn
tắt cách giải như sau:
Diện tích =

Độ dài đáy

chiều cao

40dm
25dm
Sau khi học sinh đã biết cách phân tích bài toán trước lúc giải một bài toán có
lời văn, GV yêu cầu mỗi học sinh tự lập sơ đồ cách giải vào giấy nháp rồi giải bài
toán.
Bước 3: Hướng dẫn thực hiện cách giải bài toán:
Hướng dẫn học sinh nhìn sơ đồ để trình bày hoàn chỉnh bài giải: Tìm đủ điều
kiện bài toán rồi mới tìm yêu cầu)
Bài giải:
Diện tích mảnh đất hình bình hành đó là:
40 25 = 1000 (dm2)
Đáp số: 1000 dm2
Bước 4: Kiểm tra kết quả của bài toán:
Yêu cầu học sinh tự kiểm tra lại kết quả của bài giải xem đã đúng hay chưa.
*Tôi lưu ý với giáo viên: Khi hướng dẫn cho học sinh củng cố kĩ năng kiến thức
từng nội dung, từng dạng bài, giáo viên phải hướng dẫn gợi mở từng bước cụ thể,
giúp học sinh từng bước tiếp cận nội cung vấn đề đang củng cố.
12



Sau mỗi dạng bài, qua từng giai đoạn, giáo viên cần khảo sát để thấy được sự
tiến bộ của học sinh đồng thời nắm bắt những kiến thức còn hổng để có kế hoạch
và biện pháp bồi dưỡng phụ đạo phù hợp, hiệu quả.
- Hình thức tổ chức dạy học:
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung ôn luyện của từng tiết để lựa chọn các hình
thức tổ chức dạy học phù hợp. Từ đó có sự chuẩn bị đồ dùng hỗ trợ của đồ dùng.
Chẳng hạn: Tổ chức theo cá nhân: có thể chuẩn bị phiếu học tập cá nhân,
Tổ chức theo nhóm, chuẩn bị phiếu học tập theo nhóm...
Đối với việc tổ chức theo nhóm, giáo viên cần thường xuyên thay đổi nhóm
trưởng để tất cả các em đều có cơ hội tham gia và bày tỏ ý kiến của mình đồng thời
rèn luyện kĩ năng giao tiếp, sự tự tin cho các em...
Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm đối tượng theo từng tiết học,
hệ thống câu hỏi, bài tập có thể được chuẩn bị trên phiếu giao việc nhóm, cá nhân
hoặc yêu cầu về hoàn thiện kiến thức, bài học trong các tiết, các bài học cụ thể của
buổi 1.Trong quá trình giao nhiệm vụ giáo viên cần khuyến khích để học sinh thực
hiện và hoàn thành yêu cầu, đạt được chuẩn về kiến thức kĩ năng, đồng thời phát
huy sự tiến bộ của các em: học sinh thực hiện xong yêu cầu của mình có thể thực
hiện yêu cầu của nhóm khác, cao hơn (đối với đối tượng học sinh yếu, trung bình).
Hay : Tổ chức cho học sinh cũng cố kiến thức dưới dạng trò chơi.
Ví dụ: Khi hướng dẫn HS ôn tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng tìm phân số bằng
nhau, giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Tìm bạn”.
Mục đích: - Giúp học sinh tìm được các phân số bằng phân số đã cho.
- Rèn luyện sự nhanh nhạy, thân mật với bạn.
Chuẩn bị: Một số thẻ màu xanh ghi các phân số; Một số thẻ màu đỏ ghi các phân
số bằng các phân số đã cho tương ứng với mỗi phân số trên thẻ màu xanh
Cách chơi: Giaó viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi lượt chơi có 4 nhóm
tham gia, số học sinh trong mỗi nhóm đều như nhau. Nhóm 1 và nhóm 3 được giáo
viên phát cho mỗi em 1 thẻ màu xanh. Nhóm 2 và nhóm 4 được giáo viên phát cho
mỗi em 1 thẻ màu đỏ, thẻ đỏ của nhóm 2 và nhóm 4 là những phân số bằng phân số
đã cho của các nhóm 1 và nhóm 3. Một em ở nhóm 1 giơ thẻ xanh. Em nào của

nhóm 2 có phân số phù hợp sẽ chạy đến bên em đó. Tương tự như vậy đối với
nhóm 4 và 3 . Hai nhóm nào trong số 4 nhóm (nhóm 1 và nhóm 2 hoặc nhóm 3 và
nhóm 4) tìm đến bạn cùng cặp nhanh hơn là 2 nhóm thắng cuộc.
Hay: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Cá mẹ tìm cá con” để củng cố kĩ năng
thực hện các phép tính.
Mục đích: Rèn luyện học sinh kỹ năng tính nhanh, đúng
Chuẩn bị: 6 con cá mẹ làm bằng giấy bìa cứng có ghi phép tính. 6 con cá con
làm bằng giấy bìa cứng có ghi kết quả tính.
Cách chơi: GV cho 12 HS tham gia chơi, 6 em cầm 6 con cá mẹ, 6 em cầm 6
con cá con. Yêu cầu các em cầm cá mẹ tìm đúng cá con của mình (sao cho phép
tình trên mình cá mẹ tương ứng với kết quả đúng trên mình cá con).
Như vậy không những giúp các em củng cố được kiến thức, rèn được kĩ năng
tính toán mà còn làm tạo cho quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui, hấp
dẫn, các em sẽ yêu thích học toán hơn.
13


- Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua mỗi tiết.
+ Giáo viên chủ động phân phối thời gian, phân chia bảng một cách hợp lí để
chữa bài, đánh giá, củng cố kiến thức cho từng đối tượng học sinh. Hệ thống các
câu hỏi, bài tập của các nhóm phải được trình bày và nhận xét đầy đủ để các em
thấy được kết quả bài làm của mình là đúng hay sai, là sáng tạo hay còn hạn chế ở
điểm nào. Có thể tiến hành chữa bài (học sinh thực hiện) cùng một lúc trên bảng
với các nhóm đối tượng học sinh, sau đó tiến hành nhận xét và sửa sai, chốt kiến
thức trọng tâm cho từng đối tượng.
+ Tổ chức cho học sinh tự kiểm tra, nhận xét kết quả bài làm của nhau (đối với
hình thức cá nhân), các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn (đối với tổ chức theo
nhóm đối tượng).
3.5 Kiểm tra kết quả thực hiện của giáo viên.
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm để giáo

viên thấy được những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện.
- Kiểm tra, khảo sát chất lượng của học sinh nhằm nắm bắt sự tiến bộ của các
em từ đó chỉ đạo điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
một cách phù hợp.
- Tổ chức và chỉ đạo các đợt kiểm tra định kì đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế
, lấy chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn của các môn học nói chung và môn
Toán nói riêng là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua giáo viên
hàng năm..
3.6 Quan tâm động viên kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh việc giúp đỡ, phụ đạo nêu trên, tôi còn chỉ đạo giáo viên cần quan
tâm, hỗ trợ, động viên các em một cách tích cực. Ví dụ: học sinh học yếu nguyên
nhân do điều kiện hoàn cảnh gia đình, ngoài việc tích cực hỗ trợ cho các em lấp lỗ
hổng kiến thức đồng thời phải có sự quan tâm đặc biệt về tình cảm và vật chất như:
thường xuyên đến thăm một số gia đình học sinh ( trong khối 4 như gia đình em lê
Ngọc Anh lớp 4A, gia đình em Bùi Văn Dương lớp 4A, gia đình em Lê Duy Nghĩa
lớp 4C ... )và một số gia đình học sinh khó khăn khác. Chia sẻ, cảm thông được nỗi
vất vả của các em, tôi đề nghị hiệu trưởng nhà trường hỗ trợ cho các em quần áo,
sách vở, kết hợp Hội chữ thập đỏ trao quà cho các em trong dịp Tết Nguyên
Đán...hay khi ở trường, trong giờ học, giờ ra chơi, thường xuyên gần gũi, tâm sự
với các em, hỏi thăm hoặc kể cho em nghe một số tấm gương biết vượt khó trong
học tập, giúp em khỏi mặc cảm với số phận và cố gắng vươn lên trong học tập.
3.7. Gây hứng thú học tập cho học sinh.
Để gây hứng thú cho các em học tập, trong dạy học toán, tôi chỉ đạo giáo viên
có thể thực hiện như sau: Trong các tiết học vận dung các hình thức dạy tích cực
như: Tổ chức hoạt động nhóm (hoặc tổ chức làm bài theo hình thức tiếp sức) có thi
đua giữa các nhóm, tất cả các thành viên trong nhóm đều được giao phần việc làm
vừa sức phù hợp với năng lực từng em, các nhóm học tập linh hoat thay đổi như
nhóm nhỏ, nhóm lớn, nhóm cùng trình độ, nhóm ngẫu nhiên... Giáo viên phải tạo
cơ hội cho tất cả các em được phát biểu, đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu. Động
viên khuyến khích kịp thời khi học sinh có tiến bộ dù là nhỏ nhất để học sinh yếu

mạnh dạn, tự tin hơn. Thường xuyên tổ chức "Hội vui học tập" vào các tiết hoạt
14


động tập thể. Hoặc tổ chức trò chơi có lồng nội dung Toán học: Hái hoa dân chủ,
Tuổi thơ khám phá…
3.8 Tổ chức phong trào đôi bạn cùng tiến, xây dựng môi trường học tập thân
thiện
Tôi đã chỉ đạo giáo viên: Ở lớp cũng như ở nhà, cần phân công, tổ chức cho
học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn chậm hơn. Tổ chức thi đua giữa
các nhóm giúp bạn, nếu bạn nào có tiến bộ thì biểu dương cả nhóm vào tiết chào cờ
sáng thứ 2 đầu tuần. Ở nhà, giáo viên sắp xếp các em gần nhà nhau thành 1 nhóm
và cử 1 học sinh làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở, kiểm tra
việc học bài, làm bài của các bạn và báo cáo với cô giáo chủ nhiệm vào đầu mỗi
buổi học.
Giáo viên kiên trì uốn nắn và sửa những thói quen xấu của các em như: chưa
đọc kĩ đề bài trước khi làm bài tập, tính toán cẩu thả, không làm nháp hoặc viết lộn
xộn, phát biểu không chính xác, trình bày bài tuỳ tiện, giải toán xong không chịu
thử lại… Khuyến khích, động viên đúng lúc, kịp thời khi các em có tiến bộ hay đạt
được một số kết quả (dù sự tiến bộ nhỏ nhất);
Biện pháp 4: Đổi mới trong đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh
Những năm gần đây, tôi cùng các đồng chí trong ban giám hiệu đã tổ chức
đánh giá xếp loại giáo viên thông qua hiệu quả dạy học. Trong một giờ dạy, giáo
viên đã truyền tải cho các đối tượng học sinh nắm được những kiến thức kĩ năng
gì? Giáo viên đã sử dụng những hình thức dạy học nào phù hợp với các đối tượng
học sinh, kiểm soát được hoạt động nhận thức của các đối tượng học sinh trong lớp.
Từ đó chúng tôi xét đến phương pháp dạy học của giáo viên đã phù hợp chưa? và
xây dựng được kế hoạch dạy cho lần sau sát với thực tế hơn. Giáo viên có bao quát
được lớp học hay không. Quá trình đánh giá xếp loại giáo viên chúng tôi phải căn
cứ vào hiệu quả tiết học và kết quả học tập của học sinh trong tiết học đó, xa hơn là

kết quả trong năm học.
Trong quá trình kiểm tra hồ sơ giáo viên (có thể định kỳ hoặc đột xuất), tôi quan
tâm đến tính khả thi của kế hoạch dạy học, quan tâm đến kế hoạch dành cho các đối
tượng học sinh, ... ( có khi chỉ là các gạch đầu hàng nhưng có giá trị thực tiễn cao)
mà không nặng nề việc “trình bày đẹp” các bước lên lớp hay.
* Chỉ đạo về kiểm tra- đánh giá kết quả việc học tập của học sinh
Thực hiện việc đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo Thông tư số
30/2014/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 Quy định đánh giá học sinh tiểu
học (sau đây gọi tắt là TT 30/2014).
Tôi cùng các đồng chí trong ban giám hiệu đã tổ chức tập huấn, triển khai
tới tất cả giáo viên trong trường, giúp đỡ GV, học sinh, phụ huynh hiểu đúng và
hiểu đầy đủ về ý nghĩa của việc đổi mới đánh giá học sinh theo tinh thần Thông tư
30/2014. Yêu cầu giáo viên nghiêm tức thực hiện đánh giá xếp loại học sinh theo
tinh thần của thông tư.
Chỉ đạo giáo viên nghiêm túc thực hiện đánh giá học sinh theo ba nội dung đánh
giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014 đó là:

15


- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương
trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh: Tự phục
vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh: Chăm
học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách
nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu
trường, lớp, quê hương, đất nước.
Cách thức đánh giá học sinh tiểu học gồm:

- Đánh giá thường xuyên (cả ba nội dung đánh giá) trong quá trình học hàng
ngày: Nhận xét bằng lời hoặc viết, không dùng điểm số.
- Đánh giá định kì cuối học kì I, cuối năm học đối với các môn học Tiếng Việt,
Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài
kiểm tra định kì bằng bài kiểm tra định kì (có nhận xét, sửa lỗi và cho điểm).
- Tổng hợp đánh giá vào cuối học kì I, cuối năm học.
* Đặc biệt tôi lưu ý: Đánh giá thường xuyên quá trình học tập môn Toán của học
sinh được thực hiện theo tiến trình dạy học các bài học ở trên lớp và cả quá trình
vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình.
Tham gia đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả
học tập môn Toán theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ
thông cấp tiểu học gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua
hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.
Trong quá trình dạy học môn Toán, để đánh giá thường xuyên, căn cứ vào đặc
điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong
bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm
vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở
của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết
và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết,
phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh.
Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ
thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn trong giờ học Toán.
Vì vậy, trong các giờ học Toán, giáo viên sử dụng các kĩ thuật quan sát, theo dõi;
trao đổi, phỏng vấn; kiểm tra nhanh (phiếu, vở); nhận xét (lời, viết) để đánh giá
thường xuyên... Hàng tuần, giáo viên lưu ý những kết quả học sinh đã đạt được
hoặc chưa đạt được; tìm biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn
thành nhiệm vụ; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp học sinh học tốt môn Toán.
Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ

hoàn thành nội dung học tập môn Toán trong tháng; dự kiến và áp dụng biện pháp
cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung
học tập môn Toán trong tháng. Vào cuối học kì I, cuối năm học, giáo viên chủ
nhiệm kết hợp với phụ huynh, thông qua nhận xét quá trình và kết
16


quả học tập để tổng hợp đánh giá quá trình học tập môn Toán, những đặc điểm nổi
bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về môn Toán, xếp loại từng học sinh đối với môn
Toán: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành.
Ban Giám hiệu tổ chức dự giờ, thao giảng các môn học và hoạt động giáo dục,
trong đó, chú trọng đến việc áp dụng thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhận
xét trong quá trình dạy học của GV trên lớp theo thông tư. Góp ý, hướng dẫn để
GV điều chỉnh và mạnh dạn tự tin hơn trong việc thực hiện đánh giá thường xuyên
bằng nhận xét trong giờ dạy. Đặc biệt trong dạy học Toán, ngoài việc hướng dẫn
học sinh thực hiện các hoạt động học tập để nắm kiến thức giáo viên phải kịp thời
phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những
hạn chế của các em để hướng dẫn, giúp đỡ, nhằm giảm áp lực học tập đối với học
sinh nói chung, đặc biệt là đối với học sinh yếu chưa hoàn thành bài học.
Biện pháp 5: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh.
Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội là một trong những
điểm quan trọng giúp phụ huynh quan tâm tới việc học tập ở nhà của con em mình.
Vì vậy: Tôi chỉ đạo giáo viên phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ huynh
về trách nhiệm lớn lao của phụ huynh và gia đình trong việc góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục. Tôi yêu cầu giáo viên phải thừng xuyên trao đổi để tìm ra biện
pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện và tính cách từng em và từng bước giải quyết
những thiếu sót trong quá trình học tập giáo dục, nhất là việc chuẩn bị bài của buổi
học tiếp theo giúp các em vươn lên trong học tập.
Giáo viên phải hướng dẫn phụ huynh biết kiểm tra việc học tập của con mình,

giúp đỡ các em trong quá trình học tập ở nhà , quản lý thời gian biểu của con em,
ghi đầy đủ lời nhận xét vào sổ (đảm bảo thông tin 2 chiều). Từ đó làm căn cứ để
đánh giá xếp loại học sinh.
Khi thấy có em A chưa tiến bộ cần chủ động gặp phụ huynh để trao đổi về việc
học tập của học sinh tiếp tục cùng với phụ huynh điều chỉnh biện pháp phù hợp và
có hiệu quả hơn. Qua đó, thấy được sự lo lắng của giáo viên nên phụ huynh đã
thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài của con em mình, đôn đốc các em đi
học chuyên cần. Vì vậy, Học sinh lớp 4 của nhà trường đã tiến bộ lên rất nhiều.
Biện pháp 6: Cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tổ
chuyên môn.
- Thực hiện công tác chuyên môn, tôi cùng các đồng chí trong ban giám hiệu
chỉ đạo sinh hoạt 2 tuần/ 1 lần; Đặc biệt, tôi thường xuyên dự các buổi sinh hoạt
chuyên môn để quản lí, chỉ đạo, giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn trong chuyên
môn. Hướng dẫn các tổ trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt chú ý dành nhiều thời
gian thảo luận bàn bạc xoay quanh việc “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ
dạy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh”. Hay tháo gỡ những khó khăn trong
quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ năm học dạy học và giáo dục học sinh
đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt chú trọng đến các giải pháp nâng cao chất lượng học
sinh năng khiếu và guips đỡ phụ đạo những hoạc sinh chưa hoàn thành bài học,
môn học; điều chỉnh nội dung tài liệu hướng dẫn học cho phù hợp với đối tượng
học sinh của lớp.
17


- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên trong khối đảm nhiệm giúp đỡ kèm
cặp, yêu cầu giáo viên(cứ hai tuần một lần, trong buổi sinh chuyên môn, giáo viên
báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh đặc biệt là những em “yếu”, từ đó
tập thể giáo viên cùng nhau thảo luận tìm cách để tháo gỡ những vướng mắc trong
thực tế với tổ chuyên môn và với nhà trường về tình hình học sinh học đặc biệt là
học sinh “yếu” môn toán và các môn học khác. Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng theo

dõi việc giúp đỡ phụ đạo học sinh “yếu” của khối mình.
Chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức kiến tập, thực tập môn toán để góp
ý, đúc rút kinh nghiệm. Đây là một việc làm cụ thể, trực tiếp mà hiệu quả. Nhờ đó
mà tay nghề của giáo viên được nâng cao. Mặt khác trong tổ chuyên môn, xây
dựng “ con chim đầu đàn” để từ đó nhân điển hình để cho các đồng chí khác đặc
biệt là các đồng chí mới được phân công về dạy ở khối mình.
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Sau khi vận dụng một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn Toán khối 4 trong nhà trường Tiểu học” vào thực tế chỉ đạo
công tác dạy- học của toàn trường nói chung và đặc biệt ở khối 4 nói riêng, tôi thấy
chất lượng về môn toán năm học 2015-2016 được nâng lên rõ rệt. Thật đáng mừng
khi các em học sinh đạt điểm 9-10 và điểm 7-8 tăng lên, tỉ lệ học sinh dưới điểm
5giảm hẳn.
*) Kết quả kiểm tra định kì cuối học kì I về môn Toán ở khối lớp 4:
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 6-5
Điểm < 5
SHS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
102
31
30,3

33
32,5
36
35,3
2
1,9
*) Kết quả khảo sát giữa học kì II về môn Toán ở khối lớp 4:
SHS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 6-5
Điểm < 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
102
41
40,2
31
30,4
30
29,4
0
0
So sánh với kết quả khảo sát đâu năm tôi nhận thấy:

Nhờ thực hiện tốt các giải chỉ đạo chuyên môn như trên, chất lượng học tập môn
toán lớp 4 của trường tôi được nâng lên rõ rệt. Tất cả học sinh chưa hoàn thành bài
học, môn học ( Học sinh có điểm khảo sát dưới 5)của môn toán ở đầu năm học đã
tiến bộ có em đã đạt điểm 5 - 6.và 7. số học sinh đạt điểm 5 - 6 đầu năm nay đạt
điểm 7- 8 khá nhiều. Điều đáng mừng hơn là các em đã thích học môn toán hơn và
số lượng học sinh yêu thích môn toán ngày càng tăng. Đồng thời, khi vận dụng các
giải pháp trên cho toàn trường thực hiện, đến hết học kì I chất lượng nâng bậc học
có điểm dưới 5 về môn toán của trường chúng tôi đã giảm hẳn. Toàn trường quyết
tâm phấn đấu đến cuối năm học không còn học sinh nào ngồi nhầm lớp về môn
toán.
PHÂN III: KÊT LUÂN
1. Bai hoc kinh nghiêm
18


Qua việc chỉ đạo công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn Toán nói chung và môn Toán lớp 4 nói riêng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Muốn khắc phục và nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng dạy - học ngày
một đi lên và có những biện pháp dạy và học đáp ứng được với sự phát triển của
đất nước, thì đòi hỏi sự vào cuộc thật sự của các nhà quản lí giáo dục, giáo viên,
học sinh và tất cả các lực lượng xã hội có liên quan.
*Với các nhà quản lý: Phải gương mẫu nhiệt tình, có trình độ chuyên môn nghiệp
vu, kĩ năng quản lý. Phải nắm vững các văn bản chỉ đạo chuyên môn, nắm vững
đặc điểm, nội dung chương trình sách giáo khoa Toán 4 để chỉ đạo giáo viên thực
hiện dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Khuyến khích giao viên chủ động và sáng tạo trong giang day, đồng thời yêu cầu
giao viên trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạo dù còn nhỏ bé của từng hoc sinh
Tạo thêm điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu
của chương trình giáo dục phổ thông.
* Với giáo viên phải:

- Tăng cường tự học tự bồi dưỡng, nghiên cứ các văn bản chỉ đạo về chuyên môn
để nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy học ở Tiểu
học, thực hiện dạy và học theo đúng qui đinh .
- Giao viên cần căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình và điều chỉnh nội
dung dạy học của Bộ Giao duc va Đao tao để xac đinh muc tiêu day hoc va kiêm
tra đanh gia hoc sinh; chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt
động của giao viên và hoc sinh; điều chỉnh nội dung dạy học, tổ chức dạy học đảm
bảo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và sát với đối tượng hoc sinh.
- Tham gia giảng dạy tích cực và nhiệt tình trong đổi mới PPDH Tổ chức hướng
dẫn các phương pháp học tập phát huy tính tích cực, tính tự học, tự phát hiện cái
mới, cái hay,… để tự chiếm lĩnh tri thức., góp phần chứng minh ưu thế và hiệu quả
việc giảng dạy môn toán.
- Công tác chuẩn bị từng bài dạy thật kĩ phù hợp từng nội dung, soạn giảng chu
đáo gọn nhẹ.
- Trong tiêt học toan giáo viên cân nắm được từng đối tượng học sinh, tao điêu
kiên cho cac em hoc môt cach nhe nhang tư nhiên, không go bo căng thăng để các
em có hứng thú và ham thích học môn Toán nhiều hơn.
- Phải thực sự yêu nghề mến trẻ, tận tâm, tận lực để giáo dục và phụ đạo các em
với tất cả tâm huyết của mình. Giáo viên phải kịp thời phát hiện ra những học sinh
yếu, kém.Tìm ra nguyên nhân cùng với những biểu hiện của học sinh yếu kém về
môn Toán. Lập kế hoạch và đề ra các biện pháp phụ đạo cụ thể, rõ ràng; khi lên lớp
phải nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy để đề ra phương pháp và hình thức dạy học
thích hợp, giúp các em thích thú học tập và dễ tiếp thu bài.
- Áp dụng thường xuyên các biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn toán song
song với các môn học khác đối với tất cả học sinh yếu các khối lớp.
- Cần nêu vấn đề để phát huy năng lực cá nhân, tạo lập mối quan hệ hợp tác giữa
giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, giữa học sinh- giáo viên và cộng
đồng.
19



2. Kiến nghị:
* Đối với nhà trường: Nên động viên, khuyến khích giáo viên và tạo mọi điều kiện
tốt nhất để giáo viên phát huy hơn nữa trong tự học tự bồi dưỡng, tận lực tận tâm
với học sinh và yêu nghề của mình hơn.
* Đối với giáo viên:Tăng cường tự học tự bồi dưỡng. Đầu tư thời gian hơn nữa vào
việc nghiên cứu từng bài dạy, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực “hướng vào người học”
* Đối với phòng giáo dục: Nên chỉ đạo và tạo điều kiện cho giáo viên các trường
trong cụm chuyên môn giao lưu, sinh hoạt chuyên môn với nhau để giáo viên cớ cơ
hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Mặc dù đề tài đã hoàn thành và bản thân khi làm cũng đã có nhiều cố gắng,
song do thời gian có hạn, do khả năng, kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế
nên đề tài không tránh khỏi thếu sót. Tôi rất mong được Hội đồng khoa học cấp
trên và đồng nghiệp góp ý.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thọ xuân, ngày 26 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Nguyễn Thị Hường

20


MỤC LỤC
NỘI DUNG

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: .
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
B. PHẦN NỘI DUNG
I.SỞ LÍ LUẬN
II. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN LỚP 4.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN TOÁN LỚP4

Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên .
Biện pháp2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình dạy học
2.1 Chỉ đạo tìm hiểu về đặc điểm nội dung, chương trình, mục tiêu,
phương pháp dạy môn toán ở Tiểu học nói chung và môn toán lớp 4
nói riêng.
2.2 Chỉ đạo vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực
hóa hoạt động của học sinh vào dạy- học Toán.
2.3 Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy(soạn giáo án),:
2.4 Chỉ đạo công tác giảng dạy trên lớp:
Biện pháp 3: Chỉ đạo công tác giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành
môn Toán lớp 4(HS yếu kém) và học sinh hoàn thành môn học ở
mức độ thấp.
3.1 Phân loại đối tượng
3.2 Lập kế hoạch giúp đỡ, phụ đạo
3.3 Xây dựng kế hoạch bài dạy cụ thể cho từng buổi, từng tiết
3.4 Hoạt động dạy trên lớp
3.5 Kiểm tra kết quả thực hiện của giáo viên.
3.6 Quan tâm động viên kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó khăn
3.7. Gây hứng thú học tập cho học sinh.

3.8 Tổ chức phong trào đôi bạn cùng tiến, xây dựng môi trường học
tập thân thiện
Biện pháp 4: Đổi mới trong đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh
Biện pháp 5: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh
Biện pháp 6: Cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng các buổi sinh

Trang
1
1
1
2
2
3
4
4
5
5
6
7
8
9
9
9
10
11
14
14
15
15
15

16
17
21


hoạt tổ chuyên môn.
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
PHẦN III: KÊT LUÂN

17
18

1. Bai hoc kinh nghiêm
2. Kiến nghị:

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

TÊN SÁCH
PP viết nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm.

Giúp em nâng cao tư duy toán học
Sách giáo khoa toán 4
Các phương pháp giải toán ở tiểu học Tập 1 + Tập 2
Toán và phương pháp toán dạy học toán ở tiểu học
Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
Các bài toán điển hình lớp 4 +5
Các bài toán điển hình lớp 4 +5

TÁC GIẢ
Trần Xuân Bách
Đỗ Đình Hoan
Đỗ Trung Hiệu
Trần Diên Hiển
Bộ GD và ĐT
Đỗ Trung Hiệu
Đỗ Trung Hiệu

22


MỤC LỤC
Nội dung
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: .
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
B. PHẦN NỘI DUNG
I.SỞ LÍ LUẬN
II. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN LỚP 4.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN TOÁN LỚP4

Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên .
Biện pháp2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình dạy học
2.1 Chỉ đạo tìm hiểu về đặc điểm nội dung, chương trình, mục tiêu,
phương pháp dạy môn toán ở Tiểu học nói chung và môn toán lớp 4
nói riêng.
2.2 Chỉ đạo vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực
hóa hoạt động của học sinh vào dạy- học Toán.
2.3 Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy(soạn giáo án),
chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên và việc lựa chọn đồ dùng dạy học
của giáo viên:
2.4 Chỉ đạo công tác giảng dạy trên lớp:
Biện pháp 3: Chỉ đạo công tác giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành
môn Toán lớp 4(HS yếu kém) và học sinh hoàn thành môn học ở
mức độ thấp.
3.1 Phân loại đối tượng
3.2 Lập kế hoạch giúp đỡ, phụ đạo
3.3 Xây dựng kế hoạch bài dạy cụ thể cho từng buổi, từng tiết
3.4 Hoạt động dạy trên lớp
3.5 Kiểm tra kết quả thực hiện của giáo viên.
3.6 Quan tâm động viên kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó khăn
3.7. Gây hứng thú học tập cho học sinh.
3.8 Tổ chức phong trào đôi bạn cùng tiến, xây dựng môi trường học
tập thân thiện

t
1
1

1
2
2
3
4
4
5
5
6
7
8
9
9
9
10
11
14
14
15
15
23


Biện pháp 4: Đổi mới trong đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh
Biện pháp 5: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh
Giải pháp 6: Cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng các buổi sinh
hoạt tổ chuyên môn.

15
16

17

III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
PHẦN III: KÊT LUÂN

17
18

1. Bai hoc kinh nghiêm
2. Kiến nghị:

19

24


×