Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN chỉ đạo công tác viết SKKN và vận dụng SKKN vào công tác quản lý, giảng dạy ở trường tiểu học đông lĩnh b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.7 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
2.1.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu, viết đề tài sáng kiến kinh
nghiệm
2.2. Thực trạng của công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu
khoa học giáo dục ở trường tiểu học Đông Lĩnh B trước năm 2014
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác viết SKKN
2.2.2. Nhận thức của giáo viên về công tác viết SKKN
2.2.3. Kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm cuả CBGV
2.2.4. Phương tiện, thiết bị, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa
học giáo dục, viết SKKN
2.2.5. Tổ chức đánh giá SKKN và vận dụng trong thực tế
2.2.6. Tính đầu tầu gương mẫu của cán bộ quản lý trong công tác viết
SKKN
2.2.7. Việc đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu, đút rút kinh
nghiệm của đơn vị
2.3. Các giải pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch viết và phổ biến
sáng kiến kinh nghiệm
2.3.1. Xác định về tư tưởng
2.3.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
2.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.4.1. Xác định mục đích ý nghĩa đối với công tác đúc rút sáng kiến
kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục


2.4.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện hàng
năm
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị, đề xuất

Trang
2
2
2
2
3
3
3
3
3
4
4
4
4
4
4
5
5
5
5
5
5
6

6
11
11
11
12

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1


1.1. Lí do chọn đề tài
Từ xưa đên nay, trong quá trình lao động, trong các hoạt động sống của
mình con người đã đúc rút kinh nghiệm, sang tao va cai tiên đê năng suất lao
động ngày càng được nâng cao. Những kinh nghiệm, những phát minh của loài
người đã làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Sư đúc rút kinh nghiệm, học
hỏi lẫn nhau đa nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ tay nghề cua mỗi ngươi,
mỗi nghê va là công việc hết sức cần thiết; dù dưới hình thức nào thì nó cũng
mang tính sống còn đối với mỗỗ̃i thành viên trong xã hội loài người, vì không có
nó không có sự phát triển. Có thể nói đúc rút kinh nghiệm là nền móng của sự
tiến bộ xã hội về mọi mặt. Đối với nghề dạy học nói riêng, việc này quan trọng
vô cùng bơi sự tiến bộ của đội ngũ giáo viên kéo theo sự tiến bộ của cả một thế
hệ. Công tác đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục là một trong
những điều kiện quan trọng để đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ tay nghề. Do
đó đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác trở thành một yêu cầu bắt buộc
trong rèn luyện theo chuẩn nghề nghiệp của mỗỗ̃i giáo viên; Nó cũng là một trong
những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá xếp loại thi đua hàng năm của cá
nhân và tập thể. Lúc sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy
học là nghề cao quý bậc nhất trong những nghề cao quý. Nghề dạy học là một
nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con
người sáng tạo”. Do vậy những người dạy học phải là những người sáng tạo.

Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ cực kì quan trọng của hiệu trưởng nhà
trường là xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, luôn
có sáng tạo trong quá trình dạy học, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, công
tác để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của ngành, của xã hội. Vì vậy, trong
thời gian qua tôi đã tập trung thời gian và trí tuệ để nghiên cứu và triển khai thực
hiện đề tài: “Chỉ đạo công tác viết SKKN và vận dụng SKKN vào công tác
quản lý, giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Lĩnh B”. Đề tài này tôi đã thực
hiện thành công tại đơn vị góp phần quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch
các năm học được giao. Tôi xin trân trọng giới thiệu kinh nghiệm này để bạn đọc
tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Là Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác phong trào, bản thân có điều
kiện để nghiên cứu sâu hơn việc tổ chức nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm
(SKKN). Đó là cơ sở để tôi chỉ đạo giao viên viết sáng kiến kinh nghiệm tốt hơn
tai đơn vi.
Tìm ra phương pháp tổ chức thích hợp nhất trong quá trình chi đao nghiên
cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm. Từừ̀ đó giup giao viên vận dụng linh hoạt viết
sáng kiến kinh nghiệm một cách hiệu quả nhất.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về công tác nghiên cứu khoa học, dựa trên
việc nghiên cứu lý luận về đề tài sáng kiến kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp
công tác viết SKKN và vận dụng SKKN vào công tác quản lý, giảng dạy ở
trường tiểu học Đông Lĩnh B.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về hệ thống các lỗỗ̃i cơ bản trong cách viết đề tài sáng kiến
kinh nghiệm, cách sửa những lỗỗ̃i đó.
2


- Các giải pháp công tác viết SKKN và vận dụng SKKN vào công tác
quản lý, giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Lĩnh B, thành phố Thanh Hóa.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- Phương pháp phân tích số liệu;
- Phương pháp so sánh, kiểm chứng;
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được tích lũy
trong thực tiễn công tác, giảng dạy và giáo dục, bằng những hoạt động cụ thể đã
khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không
thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người
giáo viên.
2.1.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm Cũng
như các ngành khoa học khác, nghiên cứu viết đề tài sáng kiến kinh
nghiệm giúp cho giáo viên hình thành năng lực hoạt động tích lũy trong thực
tiễn công tác, giảng dạy và giáo dục, bằng những hoạt động cụ thể. Đây là một
lĩnh vực đặc biệt quan trọng vì nó đảm nhiệm việc tích lũy và phát triển kinh
nghiệm trong công tác và giảng dạy cho giáo viên. Vì thế, công tác nghiên cứu
viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm cần làm tốt các nhiệm vụ sau:
- Khi viết một đề tài sáng kiến kinh nghiệm cần làm rõ được mục đích,
tính thiết thực, tính sáng tạo, tính khoa học logic, khả năng vận dụng và mở rộng
sáng kiến kinh nghiệm
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm phải đảm bảo tính thiết thực; tác giả trình
bày được những sự kiện đã xảy ra trong quá trình công tác của mình; kết luận
rút ra trong đề tài phải là sự khái quát từừ̀ những sự thực phong phú, những hoạt
động cụ thể đã được tiến hành.

- Sáng kiến kinh nghiệm phải đảm bảo tính sáng tạo, khoa học logic.
Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗỗ̃ dựa cho việc giải quyết
vấn đề đã nêu ra; cách trình bày phải rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành; dẫn
chứng số liệu chính xác làm nổi bật tác dụng, hiệu quả của sáng kiến kinh
nghiệm khi áp dụng.
- Làm rõ hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có dẫn chứng kết
quả số liệu để so sánh giữa cách làm mới và cách làm cũ; nêu ra được bài học
kinh nghiệm để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trên đây là những cơ sở lí luận có căn cứ để xây dựng những giải pháp
cũng như đề ra những biện pháp góp phần giúp giáo viên nhà trường viết sáng
3


kiến kinh nghiệm và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào công tác quản lý,
giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Lĩnh B.
2.2. Thực trạng của công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa
học giáo dục ở trường tiểu học Đông Lĩnh B trước năm 2014
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác viết SKKN
Là Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp làm công tác thi đua. Qua tìm hiểu tôi
nhận thấy mặc dù năm học nào nhà trường cũng triển khai kế hoạch viết sáng
kiến kinh nghiệm trong cán bộ giáo viên, song kế hoạch còn chung chung, việc
tổ chức thẩm định, đánh giá chưa thực sự khoa học, chưa tổ chức được hội nghi
khoa học hằng năm, do vậy công tác này chưa thực sự có hiệu quả. Có thể nói
mức độ quan tâm đến công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học
giáo dục chưa nhiều, chưa toàn diện.
2.2.2. Nhận thức của giáo viên về công tác viết SKKN
Việc viết SKKN hàng năm đối với CBGV còn mang nặng tính hình thức,
thực hiện giao khoán để bảo đảm các tiêu chí thi đua. Nhiều giao viên chưa hiểu
được việc viết sáng kiến kinh nghiệm là đút rút lại kinh nghiệm của những việc
làm hàng ngày đạt kết quả cao của mình, nên sa vào nghiên cứu lý thuyết dài

dòng, không sát với thực tế. Cũng có những đồng chí cho rằng việc nghiên cứu
khoa học giáo dục nói chung và viết sáng kiến kinh nghiệm nói riêng là công
việc của các nhà nghiên cứu, giáo viên thuần túy không thể làm tốt được…Một
thực tế nữa là việc đầu tư thời gian, kinh phí, trí tuệ cho viết sáng kiến kinh
nghiệm của đại đa số giáo viên của trường là chưa tốt, chưa đạt yêu cầu, có thể
nói là quá ít.
2.2.3. Kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm cuả CBGV
Qua tìm hiểu tôi được biết nhà trường có một số đồng chí có thâm niên
công tác nhiều năm cũng đã có một số kinh nghiệm đựơc đánh giá cao ở cấp
Thành phố, cấp Tỉnh, song phần lớn CBGV của trường đều chưa có kinh
nghiệm viết sáng kiến mặc dù thực tế công việc của họ làm rất tốt, đạt hiệu quả
cao, được khen thưởng; một số khác chưa nắm được phương pháp nghiên cứu;
bố cục của một SKKN, một số còn sao chép cách viết của các bản luận văn tốt
nghiệp các khóa học nâng cao nên nó quá dài dòng, mang tính hàn lâm nhiều
hơn là đúc rút thực tế.
2.2.4. Phương tiện, thiết bị, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
giáo dục, viết SKKN
Từừ̀ năm 2014 trở về trước số người sử dụng máy vi tính thành thạo ở
trong trường còn ít, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo phục vụ cho thu thập
thông tin của mọi người còn quá hạn chế. Việc tìm đọc được một kinh nghiệm
hay của người khác là một công việc kho khăn đối với một số giáo viên. Các
thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá thẩm định, phổ biến
kinh nghiệm như máy vi tính, máy in, máy chiếu, thiết bị truy cập mạng Internet
còn thiếu thốn.
2.2.5. Tổ chức đánh giá SKKN và vận dụng trong thực tế
Nhà trường có tổ chức đánh giá các SKKN song việc làm chưa thật khoa
học, chưa tổ chức được hội nghị khoa học để trao đổi kinh nghiệm hay triên khai
ap dung rông rai nhưng sang kiên hay nên sau mỗỗ̃i năm học, công tac sang kiên
4



kinh nghiêm chỉ mới dừừ̀ng lại ở việc thông báo kết quả đánh giá SKKN của các
thành viên.
2.2.6. Tính đầu tầu gương mẫu của cán bộ quản lý trong công tác viết
SKKN
Trước đây cán bộ quản lý của trường cũng đã tham gia công tác này
tương đối tích cực song kết quả chưa cao, nên chưa có tính thuyết phục cao
trong chỉ đạo phong trào.
2.2.7. Việc đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu, đút rút kinh nghiệm
của đơn vị
Kinh phí nhà trường dành cho công tác viết SKKN mới dừừ̀ng lại ở kinh
phí khen thưởng cho các sáng kiến kinh nghiệm được giải. Việc đầu tư kinh phí
cho hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục ở nhà trường chưa được quan tâm
đúng mức.
Những thực trạng trên đây cho thấy công tác viết sáng kiên kinh nghiệm
hàng năm ở nhà trường còn nhiều khó khăn, chưa được chú trọng đúng mức ở
nhiều khâu, do đó kế hoạch còn mang tính hình thức, kém hiệu quả, chưa có tác
dụng thực tiễn cao; chưa trở thành phong trào trong nhà trường. Bản thân tôi
nhận thấy cần phải có những giải pháp cụ thể để xây dựng phong trào một cách
có hiệu quả hơn.
2.3. Các giải pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch viết và phổ biến sáng
kiến kinh nghiệm
2.3.1. Xác định về tư tưởng
Tham mưu cho hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm lập kế
hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch do đó đòi hỏi người hiệu trưởng phải xác định
tư tưởng đúng cho các vấn đề chung trong nhà trường, trong đó có vấn đề xây
dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác viết sáng kiến kinh nghiệm ở các
năm học; kế hoạch phải cụ thể, phù hợp với thực trạng của nhà trường, có biện
phát thực hiện chi tiết, cụ thể. Phải làm cho mỗỗ̃i cán bộ, giáo viên trong trường
thấy được vị trí tầm quan trọng của công tác tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp,

viết sáng kiến kinh nghiệm của bản thân là yêu cầu bắt buộc, là yếu tố có tính
sống còn đối với những người muốn rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ; việc này phải gắn với công việc thực tế và phải quay lại phục vụ
chuyên môn của mình.
2.3.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch
Hàng năm trong việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chung của
trường phải có nội dung xây dựng phong trào viết và đưa sáng kiến kinh nghiệm
vào thực tế giảng dạy và công tác. Đưa công tác viết sáng kiến kinh nghiệm của
mỗỗ̃i cá nhân vào tiêu chí thi đua đánh giá xếp loại hàng năm. Cần có kế hoạch
tổng thể (kế hoạch năm học), kế hoạch theo từừ̀ng thời gian trong năm học (Kế
hoạch tháng, kế hoạch tuần). đặc biệt qua trong là kế hoạch này phải được toàn
thể cán bộ, giáo viên của trường thảo luận, thông qua, nhất trí và quyết tâm thực
hiện.
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Giải pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch viết sáng kiến kinh nghiệm bao
gồm:
5


- Xác định mục đích ý nghĩa đối với công tác đúc rút sáng kiến kinh
nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, phù hợp với thực tiễn nhà trường.
- Tổ chức thực hiện hàng năm.
- Kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện hỗỗ̃ trợ người viết.
2.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.4.1. Xác định mục đích ý nghĩa đối với công tác đúc rút sáng kiến kinh
nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục
Công việc này được thực hiện trong nội dung các hội nghị của trường như
hội nghị cán bộ giáo viên đầu năm; hội nghị sơ kết tháng và triển khai kế hoạch
tháng tiếp theo; đặc biệt là hội nghị khoa học hàng năm. Người thực hiện là hiệu

trưởng – Chủ tịch hội đồng khoa học của nhà trường.
2.4.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện hàng năm
- Kế hoạch về tuyên truyền về nhận thức
+ Trước hết là từừ̀ các văn bản chỉ đạo về kế hoạch các năm học, về điều lệ
nhà trường, về các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia, tiêu chuẩn về chuẩn
nghề nghiệp giáo viên Tiểu học làm cho mỗỗ̃i cán bộ giáo viên xác định được:
Công tác đúc rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để nâng cao trình độ hiểu biết,
trình độ tay nghề là công việc hết sức cần thiết; dù dưới hình thức nào thì nó
cũng mang tính sống còn đối với mỗỗ̃i thành viên trong xã hội loài người vì
không có nó không có sự phát triển. Đây là nền móng của sự tiến bộ xã hội về
mọi mặt. Do đó đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác trở thành một yêu
cầu bắt buộc trong rèn luyện theo chuẩn nghề nghiệp của mỗỗ̃i người chúng ta.
Nó cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá xếp loại thi
đua hàng năm của cá nhân và tập thể.
+ Việc truyền tải các thông điệp trên được thực hiện qua các văn bản của
trường như kế hoạch năm học, quy chế phối hợp các hoạt động trong nhà
trường; kế hoạch tháng, tuần, kế hoạch hoạt động của các tổ chức như công
đoàn, chi đoàn thanh niên… Được triển khai trong các hội nghị của các tổ chức
trong trường nhất là hội nghị cán bộ giáo viên hàng năm; hội nghị khoa học cấp
trường; hội nghị sơ kết, hội nghị giao ban, hội nghị ban thi đua hàng năm.
- Kế hoạch tập huấn phương pháp nghiên cứu
Để bảo đảm tính thống nhất về bố cục một SKKN. Thống nhất về cách
trình bày cũng những quy định về pont chữ, căn lề; nhằm giúp giáo viên có
những kĩ năng cần thiết cho việc xác định một đề tài nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và thể hiện kết quả nghiên cứu, nhà trường tiến hành hội nghị tập
huấn về bố cục sáng kiến kinh nghiệm và những lưu ý khi trình bày một sáng
kiến kinh nghiệm (thường tổ chức sau hội nghi cán bộ giáo viên đầu năm học).
- Trong phạm vi nghiên cứu cá nhân, một SKKN nên có bố cục như sau:
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
6


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
2.1.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của công tác viết sáng kiến kinh nghiêm, nghiên cứu khoa học
giáo dục ở trường tiểu học Đông Lĩnh B trước năm 2014
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác viết SKKN
2.2.2. Nhận thức của giáo viên về công tác viết SKKN
2.2.3. Kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm cuả CBGV
2.2.4. Phương tiện, thiết bị, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học giáo
dục, viết SKKN
2.2.5. Tổ chức đánh giá SKKN và vận dụng trong thực tế
2.2.6. Tính đầu tầu gương mẫu của cán bộ quản lý trong công tác viết SKKN
2.2.7. Việc đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu, đút rút kinh nghiệm của
đơn vị
2.3. Các giải pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch viết và phổ biến sáng kiến
kinh nghiệm
2.3.1. Xác định về tư tưởng
2.3.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
2.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.4.1. Xác định mục đích ý nghĩa đối với công tác đúc rút sáng kiến kinh
nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục
2.4.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện hàng năm

2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Những lưu ý khi viết sáng kiến kinh nghiệm:
- Tên gọi của một SKKN cần căn cứ vào: Nội dung những sáng kiến đã
triển khai của mình đúc rút ra những kinh nghiệm thực tế, có tính thực tiễn và
đạt hiệu quả cao hơn so với cách làm cũ để đặt tên. HĐKH chỉ nhận những sáng
kiến có tên thể hiện đúng nội dung của vấn đề trình bày trong SKKN.
- Các nội dung nghiên cứu không cần thiết phải đề cập nhiều về mặt lý
luận mà chủ yếu nêu những cải tiến, những cách làm mới làm thay đổi một cách
có hiệu quả nội dung được nêu ra trong SKKN và thực chất phải là sáng kiến
của cá nhân được rút ra từừ̀ thực tiễn công tác. Với góc độ một SKKN, mỗỗ̃i sáng
kiến chỉ một người triển khai thực hiện. Trong từừ̀ng nội dung cần có số liệu
minh hoạ nhằm đối chiếu để làm sáng tỏ từừ̀ng luận điểm, luận cứ, nội dung công
việc cụ thể.
- Hình thức: Đóng thành quyển, không bọc bìa bằng giấy kính. Soạn thảo
bằng máy vi tính, in 01 mặt trên giấy trắng khổ giấy A4, font Unicode, kiểu chữ
7


Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2.0cm, lề dưới 2.0cm, lề trái 3.0cm,
lề phải 2.0cm, dãn dòng single, số trang được đánh góc dưới bên phải trang.
- Các bước tiến hành viết một sáng kiến kinh nghiệm gồm:
Xác định tên gọi đề tài;
Thu tập số liệu, tài liệu có liên quan;
Lập đề cương của sáng kiến;
Triển khai đề cương hoàn thành chi tiết;
Kiểm tra lại số liệu, chính tả, cách thức trình bày.
Trong đó việc lập đề cương là quan trọng nhất vì nó giúp tác giả khi trình

bày nghiên cứu của mình đúng hướng, đúng trọng tâm, không chồng chéo, bảo
đảm tính khoa học và đúng ý đồ đã vạch ra khi nghiên cứu. Khi hoàn thành nộp
về trường bản in kèm file mềm.
- Kế hoạch tạo điều kiện hỗ trợ người viết
+ Gồm các nội dung cụ thể sau: Thông báo về thời gian đăng kí tên đề tài
trong năm học; thông báo về thời gian nghiên cứu đề tài; thông báo về thời gian
hoàn thành đề cương, duyệt và góp ý đề cương của các cá nhân. Nhà trường hỗỗ̃
trợ về thiết bị như máy vi tính, máy in, thiết bị về cổng thông tin, hỗỗ̃ trợ nhân lực
nhập dữ liệu…Các khoảng thời gian này phải được tính toán sao cho phù hợp và
đủ thời lượng cần thiết cho mỗỗ̃i công đoạn, không gây áp lực quá lớn cho giáo
viên vì mọi người còn nhiều việc khác quan trọng phải hoàn thành.
+ Thông thường kế hoạch hàng năm như sau: Tháng 9 các cá nhân đăng
kí tên đề tài nghiên cứu; tháng 10 đến tháng 11 hoàn thành đề cương, tháng 12
chỉnh sửa đề cương; từừ̀ tháng 1 đến tháng 2 hoàn thành viết sáng kiến kinh
nghiệm; tháng 3 nhà trường thu và tổ chức đánh giá, chỉnh sửa bổ sung các đề
tài loại A cấp trường để gửi lên Hội đồng khoa học ngành thẩm định đánh giá
cấp thành phố.
- Kế hoạch về tổ chức đánh giá, xếp loại gồm các bước sau:
+ Thành lập hội đồng khoa học cấp trường gồm: Bam Giám hiệu, tổ
trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi cấp tỉnh, giáo viên có kinh nghiệm trong việc
viết sáng kiến kinh nghiệm. Hội đồng khoa học do hiệu trưởng làm chủ tịch;
Thư kí hội đồng nhà trường làm thư kí.
+ Chuẩn bị các loại hồ sơ làm việc: Gồm mẫu phiếu đánh giá xếp loại
sáng kiến kinh nghiệm, biên bản làm việc, Bố cục của sáng kiến kinh nghiệm.
Nội dung phiếu đánh giá xếp loại như sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 20…-20…
Tên sáng kiến kinh
nghiệm: ............................................................................................................................
...............

...........................................................................................................................................
Tác giả:......................................................Bậc, cấp học:................................................
Chức vụ và đơn vị công tác:...........................................................................................
...........................................................................................................................................
8


Xếp loại: ................................(Ghi sau khi cho điểm các tiêu chuẩn và tính tổng
điểm )
Điểm cụ thể các tiêu chuẩn:

Stt

Tiêu chuẩn
Tổng điểm 05 tiêu chuẩn 1,2,3,4,5 (tối đa: 10 điểm)

Điểm

1

Đảm bảo đúng cấu trúc và thể thức quy định (điểm tối đa: 01 điểm)
(Chọn 01 (một) trong 02 (hai) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng với
nhận xét vào ô trống)

1.1 Cấu trúc và thể thức của báo cáo sáng kiến kinh nghiệm thực hiện đúng
quy định
1.2 Cấu trúc và thể thức của báo cáo sáng kiến kinh nghiệm không thực hiện
đúng quy định
2 Tính mới (điểm tối đa: 02 điểm)


1
0

(Chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng với
nhận xét vào ô trống)

2.1
2.2
2.3
2.4
3

Giải pháp hoàn toàn mới và sáng tạo, được công bố hoặc áp dụng lần đầu
Có cải tiến so với giải pháp trước đây ở mức độ khá
Có cải tiến so với giải pháp trước đây ở mức độ trung bình
Không có yếu tố mới, hoặc sao chép từừ̀ các giải pháp đã có trước đây
Tính khoa học, thực tiễn (điểm tối đa: 02 điểm)

2
1,5
1
0

(Chọn 01 (một) trong 03 (ba) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng với nhận
xét vào ô trống)

3.1 Sáng kiến kinh nghiệm có lập luận lôgic, chặt chẽ; đề tài xuất phát từừ̀ thực
tiễn công tác của tác giả
3.2 Sáng kiến kinh nghiệm cơ bản đảm bảo tính khoa học, thực tiễn; các yếu tố
không đảm bảo ở mức độ ít

3.3 Đề tài không đảm bảo tính khoa học, thực tiễn
4 Tính hiệu quả (điểm tối đa: 2,5 điểm)

2
1
0

(Chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng với
nhận xét vào ô trống)

4.1 Có hiệu quả trong phạm vi Ngành giáo dục tỉnh
4.2 Có hiệu quả trong phạm vi đơn vị và một số đơn vị khác trong tỉnh có cùng
điều kiện
4.3 Chỉ có hiệu quả trong đơn vị
4.4 Không có hiệu quả cụ thể
5 Tính ứng dụng (điểm tối đa: 2,5 điểm)

2,5
1,5
1
0

(Chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng với
nhận xét vào ô trống)

5.1 Có khả năng phổ biến và áp dụng trong phạm vi Ngành giáo dục tỉnh
5.2 Có khả năng phổ biến và áp dụng tại đơn vị và ở một số đơn vị trong tỉnh
có cùng điều kiện
5.3 Chỉ có khả năng áp dụng tại đơn vị
5.4 Không có khả năng áp dụng trong bất kỳ đơn vị nào

Ghi chú xếp loại:
- Loại A: Có tổng điểm từ 8,5đ - 10,0đ, trong đó tiêu
chuẩn 4 đạt tối đa 2,5đ, các tiêu chuẩn khác đạt từ 1,0

2,5
1,5
1
0

Ngày…tháng.....năm 20….
Người đánh giá
9


đ trở lên;
- Loại B: Có tổng điểm từ 7,0đ đến dưới 8,5đ, trong
đó tiêu chuẩn 4 đạt từ 1,5đ trở lên, các tiêu chuẩn khác
đạt từ 1,0đ trở lên;
- Loại C: Có tổng điểm từ 5,5đ đến dưới 7,0đ; trong
đó không có tiêu chuẩn nào đạt 0 điểm;
- KXL: Đối với các trường hợp còn lại.

(Ký, ghi rõ họ tên)

+ Thu sáng kiến kinh nghiệm: Thông báo thời gian thu của cá nhân trong
vòng 10 ngày
+ Tổ chức chấm: Mỗỗ̃i SKKN được chấm 2 vòng độc lập; người chấm
phải ghi đầy đủ những nội dung trên phiếu chấm và các phát hiện về lỗỗ̃i, về bố
cục, phương pháp nghiên cứu, cách trình bày, số liệu… để trao đổi với tác giả.
+ Tổng hợp điểm và xếp loại: Điểm của một SKKN là trung bình cộng

của hai lần chấm, khi xếp loại căn cứ vào các tiêu chí khống chế.
+ Thông báo kết quả, chỉnh sửa SKKN: Sau khi tổng hợp kết quả chấm
hội đồng khoa học thông báo kết quả chấm và thông báo kế hoạch chỉnh sửa, bổ
sung những SKKN loại A cấp trường để gửi hội đồng khoa học ngành thẩm
định.
- Kế hoạch về phổ biến, tích lũy, vận dụng những kinh nghiệm hay vào
thực tế công tác bao gồm:
+ Tổ chức hội nghị khoa học: Hội nghị khoa học cấp trường được tổ chức
mỗỗ̃i năm một lần vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3, nội dung chủ yếu gồm:
+ Chuẩn bị về cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo: Điều kiện bắt buộc
về thiết bị của hội nghị đó là phải có máy vi tính, máy chiếu; hệ thống âm thanh.
Các phầm mềm trình chiếu.
+ Tổng kết đánh giá công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, viết sáng
kiến kinh nghiệm.
+ Tổ chức tôn vinh, trao thưởng cho các tác giả có SKKN đạt giải cấp
Thành phố và cấp Tỉnh.
+ Phản biện các sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại A cấp trường để các
tác giả hoàn chỉnh lại lần cuối trước khi gửi hội đồng khoa học ngành đánh giá.
Công tác này đặc biệt quan trọng vì nó giúp loại trừừ̀ các sai sót lần cuối.
+ Tổng kết đánh giá, định hướng áp dụng vào thực tế của mỗỗ̃i người.
- Kế hoạch về phổ biến với cộng đồng giáo viên bao gồm:
Thành lập ngân hàng sáng kiến kinh nghiệm: Các sáng kiến kinh nghiệm
có giá trị, được xếp loại được lưu giữ trên máy vi tính của trường dưới dạng
ngân hàng SKKN, thư viện SKKN để mọi người dùng chung.
- Công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình
Hàng năm nhà trường đưa kết quả viết sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ,
giáo viên vào các tiêu chí thi đua, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao, kết quả còn được dùng làm căn cứ xét điều kiện dự thi giáo viên giỏi các
cấp. Những sáng kiến kinh nghiệm có giá trị được công bố tại trường trong các
hội nghị được đưa vào thư viện sáng kiến kinh nghiệm. Các sáng kiến kinh

nghiệm được giải, được tôn vinh, khen thưởng xứng đáng. Đặc biệt các tác giả
của những kinh nghiệm được xếp loại cao ở cấp huyện, cấp tỉnh được tập thể
10


cán bộ giáo viên tôn vinh là những “Thợ giỏi của trường”.
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong nhiều năm liên tục triển khai đề tài này, kết quả đạt được rất tốt,
được thể hiện cụ thể sau đây:
Kết quả sáng kiến kinh nghiệm từ năm học 2014 – 2015 đến năm
học 2016 – 2017:
Năm học
cấp Trường
cấp Thành phố
cấp Tỉnh
Loại Loại Loại Loại
Loại
Loại Loại Loại
Loại
A
B
C
A
B
C
A
B
C
2014 - 2015
5

2
2
3
1
0
0
0
0
2015 - 2016
4
3
2
2
1
1
0
0
1
2016 - 2017
5
2
2
2
1
1
0
0
2

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Sau khi hoàn thành đề tài, bản thân tôi rút ra được những kinh nghiệm
sau:
- Lãnh đạo nhà trường phải nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của
công tác đút rút kinh nghiệm, rèn luyện tay nghề để nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho mỗỗ̃i thành viên theo công việc cụ thể được giao.
- Cán bộ, giáo viên đều phải nhận thức được việc nghiên cứu khoa học
giáo dục, viết sáng kiến kinh nghiệm là nghĩa vụ của mỗỗ̃i người, là một trong
những công việc định kỳ hàng năm.
- Trong đơn vị có nhiều giáo viên có thâm niên nghề nghiệp cao, có nhiều
kinh nghiệm trong công tác nên truyền lại kinh nghiệm cho người khác.
- Nhà trường phải có nguồn kinh phí nhất định để duy trì hoạt động
nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Nhà trường phải có phương tiện hiện đại để nâng cao chất lượng các hội
nghị khoa học cấp trường.
- Công tác biểu dương khen thưởng, nhắc nhở, đôn đốc của lãnh đạo nhà
trường cần kịp thời, có chất lượng sẽ có tác dụng tích cực trong xây dựng phong
trào.
- Có nhiều SKKN đã được đưa vào áp dụng tại đơn vị sẽ có tác dụng kích
thích phong trào rất lớn.
- Hàng năm nhà trường đều phải có kế hoạch về công tác viết SKKN
trong năm học; có chỉ tiêu cụ thể, có tiêu chí đánh giá; đưa kết quả nghiên
SKKN vào tiêu chí thi đua của cá nhân và tập thể; có quy chế khen thưởng
những SKKN được giải cấp trường, thành phố, tỉnh.
- Hàng năm vận động 100% CBGV tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Công tác tuyển chọn chấm điểm, đánh giá SKKN phải được thực hiện
theo đúng quy trình; được hội đồng khoa học của trường đánh giá tập thể, công
khai, chính xác.
11



- Các SKKN loại A cấp trường cần được chỉnh sửa, bổ sung và chuyển
lên hội đồng khoa học ngành thẩm định, đánh giá kịp thời.
- Hội nghị khoa học cấp trường cần được tổ chức thường xuyên hàng năm
có đều sử dụng công nghệ thông tin để trình chiếu; có thành viên phản biện các
đề tài.
- Nhà trường phải chú trọng phổ biến, ứng dụng vào thực tế các SKKN có
giá trị bằng các hình thức chủ yếu:
+ Thành lập ngân hàng SKKN của trường.
+ Là người làm công tác chỉ đạo thi đua, muốn thành công thì phải gương
mẫu, nói đi đôi với làm, phải thể hiện mình có năng lực nghiên cứu khoa học.
+ Tính thường xuyên của kế hoạch: Kế hoạch này phải được duy trì
thường xuyên hàng năm và có đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố:
- Nên phổ biến và vận dụng rộng rãi những Sáng kiến kinh nghiệm được
Hội đồng khoa học đánh giá cao vào hoạt động của các nhà trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để các
nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi đúc rút được trong quá
trình nghiên cứu. Tôi rất mong được sự góp ý của lãnh đạo cấp trên, sự trao đổi
của đồng nghiệp để các kinh nghiệm của bản thân được hoàn chỉnh hơn, áp
dụng được rộng rãi hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TP. Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)


Lê Văn Bình

12



×