Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh lớp 5 thực hành các dạng bài tập về từ loại tiếng việt trong chương trình tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.7 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 THỰC HÀNH
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC

Người thực hiện: Lê Thị Hảo Quý
Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị: Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2017


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục, Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu
cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững
chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Để đạt
được mục tiêu trên, nhà trường Tiểu học đã duy trì dạy học toàn diện, việc giúp
các em học tốt các môn học, học có phương pháp là mục tiêu hàng đầu được đặt
ra trong mọi tiết học, giúp cho sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo, năng lực, tư duy và
khả năng của các em.
Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung
cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và


sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao.
Tiếng Việt là một môn học rất quan trọng ở nhà trường Tiểu học.Nó là môn
học chính, là cơ sở để hình thành vốn ngôn ngữ chuẩn, làm nền tảng cho các bậc
học về sau.Ở Tiểu học, học sinh được học những kiến thức cơ bản về từ, từ loại,
câu, …qua đó giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu của những kiến thức
mới.Trong đó, phần từ loại được trải đều trong nội dung các bài học từ lớp 2 cho
đến lớp 5.
Nói đến từ loại là nói đến sự phân lớp các từ trong vốn từ vựng của một
ngôn ngữ.Trong chương trình tiếng Việt ở Tiểu học, từ loại được phân chia
thành: danh từ, động từ, tính từ, đại từ và quan hệ từ.Các kiến thức về từ loại,
giúp cho học sinh ở bậc Tiểu học phân biệt được các từ loại, cách dùng từ, đặt
câu có ý nghĩa, vận dụng trong viết chính tả, làm bài tập tiếng Việt, …Không
những thế, những kiến thức về từ loại sẽ giúp học sinh phát triển được vốn từ, kĩ
năng nhận diện, sử dụng thành thạo trong viết văn, …Nhưng thực tế cho thấy,
những kiến thức về từ loại là rất phong phú và đa dạng, học sinh còn gặp rất
nhiều khó khăn trong việc nhận diện từ loại, phân loại từ loại, vận dụng từ loại
trong dùng từ, đặt câu, ....Nếu không nắm vững những kiến thức cơ bản làm nền
tảng thì học sinh hay dễ nhầm lẫn, mắc phải những lỗi sai cơ bản. Và nếu không
được củng cố kiến thức ngay từ đầu thì học sinh Tiểu học sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc phát triển ngôn ngữ viết của mình. Vì thế, đối với giáo viên, việc dạy
về từ loại cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng, đang được nhiều người
quan tâm đến. Giáo viên nắm vững những kiến thức và truyền đạt một cách dễ
hiểu cho học sinh, kích thích tính nhanh nhạy của học sinh, phát triển sự sáng
tạo, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn.

2


Ngoài ra, nó sẽ giúp thêm cho môn Tập làm văn, khi viết câu thì vế câu sẽ
chau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa

hình ảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho bộ môn chính tả như viết đúng, ít
lỗi hơn. Trong bộ môn kể chuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người
nghe hơn. Học tốt phần từ loại này, nó còn giúp cho việc học và nắm bắt kiến
thức các môn học khác một cách dể dàng hơn.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của từ loại trong chương trình Tiểu học, là
giáo viên đứng lớp đã 20 năm, qua mét thời gian giảng dạy, tôi thấy học sinh
của mình rất cố gắng học tập tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt.
Nhưng trong thực tế, khi học đến từ loại Tiếng Việt thì nhiều em còn lúng túng.
Với suy nghĩ: "Làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức này và tự tin trong
học tập?" nên tôi đã quyết định chọn đề tài: "Hướng dẫn học sinh lớp 5 thực
hành các dạng bài tập về từ loại Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ những vấn đề trên và qua nghiên cứu, tìm hiểu trong nhiều
năm dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 tôi đã chọn đề tài
"Hướng dẫn học sinh lớp 5 thực hành các dạng bài tập về từ loại Tiếng Việt
trong chương trình Tiểu học". Trong đề tài này, tôi không có nhiều tham vọng
mà chỉ nhằm mục đích đóng góp một phần công sức của mình vào công tác giáo
dục nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi sẽ có bài học kinh nghiệm để có
thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn Luyện từ và câu và đặc biệt là phần từ
loại trong trường Tiểu Học Lý Tự Trọng nói riêng và ngành giáo dục thành phố
nói chung.Ngoài ra, nó còn giúp cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của từ loại
Tiếng Việt để từ đó tìm ra phương pháp hay để giúp học sinh tiếp thu bài một
cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức về từ loại. Điều này càng có ý nghĩa, nếu đề
tài thành công đồng thời chất lượng học tập của các em được nâng lên một cách
rõ rệt.về từ loại, giúp cho các em phát triển về vốn từ của mình
Chỉ tiêu: Cuối năm học 100% học sinh có thể làm tốt các bài về từ loại theo
yêu cầu. Trên cở sở kiến thức, kĩ năng về văn từ loại mà các em đã được học,
các em có vận dụng tốt ở các lớp trên
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến "Hướng dẫn học sinh lớp 5 thực hành các dạng bài tập về

từ loại Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học" Trong đề tài này, đối tượng
nghiên cứu là các dạng bài tập về từ loại (danh từ, động từ, tính từ) trong chương
trình sách Tiếng Việt ở Tiểu học.
3


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cở sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Ở trong Trường Tiểu học, môn Tiếng Việt giữ vai trò đặc biệt quan trọng,
nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở Tiểu học
theo đặc trưng bộ môn của mình. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo
cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hoá và hiện đại để suy nghĩ, giao
tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt, nhà trường rèn luyện cho các em
năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng lành
mạnh, trong sáng, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần (lớp 1), tập
đọc, chính tả, tập viết, từ ngữ, ngữ pháp, tập làm văn, kể chuyện. Mỗi phân môn
đều có nhiệm vụ riêng song mục đích cuối cùng của chúng ta là cung cấp cho
học sinh những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ. Trên cơ sở đó rèn luyện kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết nhằm giúp học sinh vận dụng các từ đã học vào phân
môn tập làm văn vốn rất hạn chế bởi việc hiểu nghĩa từ loại chưa chính xác.
.Mặt khác, từ loại là sự phân loại vốn từ của một ngôn ngữ cụ thể thành
những loại, những lớp hạng dựa vào những đặc trưng ngữ pháp. Sự quy loại một
lớp từ nào đó vào một từ loại nhất định được xác định bởi những đặc trưng về
ngữ nghĩa, về hoạt động ngữ pháp của nó ( về hình thái học hoặc về cú pháp

học, hoặc về cả tình thái học và cú pháp học) trong việc thực hiện một chức vụ
cú pháp nhất định. Như vậy, bất kì hệ thống ngôn ngữ của một dân tộc nào, của
một cộng đồng người nào ( cho dù ngôn ngữ ở trình độ phát triển hay còn ở
trạng thái thô sơ; đã có hệ thống ngôn ngữ chữ viết hay chưa …) đã có vốn từ
vựng, có ngữ pháp riêng thì đều có từ loại . Từ loại là một phổ niệm của mọi
ngôn ngữ, không phụ thuộc vào phương thức biểu hiện của nó.
+ Về danh từ
Ở lớp 2, lớp 3 danh từ được gọi là từ chỉ sự vật (người, con vật, đồ vật, cây
cối).Các dạng bài tập chủ yếu: tìm từ chỉ sự vật;cách sử dụng danh từ trong câu
theo mô hình : Ai(cái gì, con gì) là gì? Ai(cái gì, con gì) làm gì?Ai(cái gì, con
gì)thế nào?

4


Lên lớp 4 học danh từ thông qua các khái niệm và các bài tập.Nội dung về
danh từ ở lớp 4 gồm : khái niệm danh từ, các tiểu loại danh từ, danh từ chung,
danh từ riêng, viết hoa tên riêng.
+ Về động từ
Ở lớp 2, lớp 3 học về từ loại động từ thông qua các bài tập tìm “từ chỉ hoạt
động, trạng thái’’; sử dụng câu theo mô hình :ai làm gì?ai thế nào?
Lên lớp 4 khái niệm động từ và luyện tập sử dụng động từ. Để bổ sung ý
nghĩa về thời gian cho động từ, ta có thể dùng các từ : đã, đang, sẽ, vừa, mới; để
bổ sung ý nghĩa về sự sai khiến cho động từ ta có thể dùng các từ : hãy, đừng,
chớ, đi, thôi.
+ Về tính từ
Ở lớp 2, lớp 3 tính từ được đưa vào đưới dạng bài tập : tìm từ chỉ tính chất
qua kiểu câu : Ai (con gì, cái gì)thế nào?
Lên lớp 5 học sinh được củng cố về danh từ, động từ, tính từ thông qua các
tiết ôn tập và học thêm phần đại từ

2.2. Thực trạng về việc dạy học từ loại Tiếng Việt trong trường Tiểu học
2.2.1. Thuận
lợi a. Giáo
viên:
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác của giáo viên, đầy đủ SGK,
sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đội
ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm. Phân môn luyện từ và câu của lớp
5 đặc biệt phần từ loại trong chương trình Tiểu học được phân bố đều trong nội
dung học từ lớp 2 đến lớp 5.Từ loại được đem vào nội dung học cho học sinh từ
mức độ đơn giản đến phức tạp hơn, nội dung được trải đều trong chương trình,
không quá chú trọng quá cụ thể vào một lớp học nào, tạo điều kiện cho học sinh
tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
b. Học sinh
- Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp 1, 2, 3, 4 nên các em đã biết
cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng
môn học nói riêng và môn Tiếng việt nói chung.
- Các em học sinh đều được học 7 buổi/tuần và được sự quan tâm dạy dỗ
nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng
thành thạo các bài tập thực hành về từ loại và áp dụng linh hoạt vào các phân
môn khác.
5


2.2.2. Khó khăn
Trong những năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh còn gặp rất nhiều khó
khăn trong việc nhận diện từ loại, phân loại từ loại, vận dụng từ loại trong dùng
từ, đặt câu .Hơn thế nữa, học sinh lại mắc phải những lỗi mà đáng ra các em
không mắc phải
Năm học 2016 - 2017, tôi được phân công dạy lớp 5D, trường Tiểu học Lý

Tự Trọng. Lớp tôi có 38 học sinh trong đó có: 22 em nam, 16 em nữ. Hầu hết
các em đều mạnh dạn, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô. Tuy nhiên, các bài tập bản
thân tôi đưa ra các em đều khó hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng thiếu chiều
sâu, nhiều em nhớ nhanh nhưng cũng nhanh quên, vốn hiểu biết của các em
không được mở rộng. Để nắm cụ thể về thực trạng của các em trong lớp về việc
học từ loại, với mong muốn học sinh của mình học tốt hơn, hiệu quả giờ dạy đạt
cao hơn. Bản thân tôi đã khảo sát chất lượng và xem mức độ tiếp thu phần này
của các em như thế nào với đề bài như sau:
Đề bài: (Thời gian 40 phút)
Câu1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau :
a.Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim .
b.Cô mùa xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng .
c.Màu vàng trên lưng chú lấp lánh
Câu2: Tìm danh từ, tính từ, động từ trong đoạn văn sau :
Ngày xưa, dế Trống và dế Mái đều gáy to và khoẻ như nhau.
Câu 3: Hãy xác định từ loại của các từ được gạch chân trong các câu sau :
a.Con mèo con đuổi bắt con con chuột con con .
b.Cuộc đời của học sinh đầy những kỉ niệm đẹp .
c.Bạn Hà kỉ niệm tôi chiếc bút này khi chia tay nhau .
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4-5 câu có nội dung tự chọn và xác định
từ loại có trong đoạn văn đó .
Đáp án đề khảo sát:
Câu 1:
Chủ ngữ
Vị ngữ
a. Chích bông
là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim
b. Cô mùa xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng
c. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh
Câu2:

Danh từ
Động từ
Tính từ
Ngày xưa, dế trống, dế Mái
Gáy
To, khoẻ
6


Câu 3: Học sinh xác định đúng các từ loại gạch chân như sau :
a.Con mèo con đuổi bắt con con chuột con con .
DT DT DT TT b.Cuộc đời của học sinh đầy
những kỉ niệm đẹp .
DT
c.Bạn Hà kỉ niệm tôi chiếc bút này khi chia tay nhau .
ĐT
Câu 4: Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu và xác định đúng từ loại có
trong đoạn văn
Tôi tiến hành khảo sát ở 2 lớp: Lớp 5D (do tôi làm chủ nhiệm) và 5C
Sau khi chấm bài, tôi nhận thấy các em làm được như sau:
Câu 1: Rất ít em xác định đúng cả ba câu. Nhiểu em chỉ xác định đúng ý a, b còn
ý c các em đều xác định bộ phận chủ ngữ là màu vàng, vị ngữ là; trên lưng chú
lấp lánh
Câu2: Các em xác định được danh từ là: dế Trống, dế Mái. Động từ là:Gáy. Tính
từ là: to, khoẻ. Và không có học sinh nào xác định được từ ngày xưa là danh từ
Câu 3: Các em đều xác định đúng từ con thứ nhất là danh từ, còn hai từ con tiếp
theo phần lớn các em cho là tính tính .Còn từ kỉ niệm các em đều cho là động từ
Câu 4: Hầu hết học sinh đều viết được đoạn văn đúng với yêu cầu nhưng viết
câu chưa đúng cấu trúc ngữ pháp, chấm câu chưa hợp lí, liên kết các câu còn
chưa chặt chẽ, diễn đạt còn chưa hay và xác định từ loại còn chưa chính xác

Và kết quả làm bài của học sinh đạt được như sau:
Tống
Thời gian
kiểm tra
Đầu học kỳ I
(tháng 9/2016)

Lớp
5D
5C

số học
sinh
38
37

Hoàn thành
tốt
SL
%
5
13
5
13

Kết quả
Hoàn thành
SL
8
7


%
21
19

Chưa hoàn
thành
SL
%
25
66
25
68

Qua kết quả làm bài khảo sát, tôi nhận thấy đa số các em đều làm chưa tốt.
Số em hoàn thành tốt còn ít, số em hoàn thành và chưa hoàn thành còn nhiều.
Bản thân tôi suy nghĩ và rút ra được: các em làm được kết quả như vậy là do
những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Học sinh chưa nắm vững cách xác định chủ ngữ và vị ngữ, các
em chưa nắm rõ chủ ngữ do từ ngữ hay thường do loại từ nào tạo thành? Vị ngữ
do từ ngữ hoặc do từ loại nào tạo thành? nên đã xác định sai
7


Th hai: Hc sinh cha nm rừ khỏi nim ca t loi v kh nng kt hp
t ca t loi nờn ó xỏc nh cha y
Th ba: Hc sinh thng cha cn thn khi lm bi, lm bi xỏc nh cha
rừ yờu cu, a t nhiu khi cũn cha phự hp vi vn cnh.
Th t: Do khụng phõn nh ỳng ranh gii ca t m hc sinh xỏc nh t
loi sai.

Th nm: Nhiu em khụng nm c khỏi nim "t loi" nờn khụng hiu
ỳng yờu cu ca bi tp.
Th sỏu: Khi xỏc nh t loi hc sinh cũn gp khú khn trong nhng
trng hp m ngha ca t hoc du hiu hỡnh thc khụng rừ rng.
Th by: Thi gian luyn tp, s tit luyn tp v t loi Ting Vit cũn
cha c nhiu
Xut phỏt t yờu cu ca vic dy hc t loi trong mụn Ting Vit, ng
thi xut phỏt t nhng thc trng trờn tụi xin xut: Hng dn hc sinh
lp 5 thc hnh cỏc dng bi tp v t loi Ting Vit trong chng trỡnh
Tiu hc.
2.3. Cỏc gii phỏp gii quyt vn
thc hin tt, bn thõn tụi ó a ra gii phỏp nh sau: ú l tụi ó phõn
ra tng loi bi tp thc hnh hng dn hc sinh.
A. các dạng bài tập hớng dẫn học sinh lớp 5 thực hành từ loại tiếng việt
trong chơng trình tiểu học.

1. Dng th nht: Cỏc bi tp khc sõu lý thuyt v t loi.
1.1.Danh t: L t ch ngi, s vt, hin tng.
Vớ d: - Ch ngi: Anh, ch. hc sinh...
- Ch vt: Nh, bn, gh, cõy, H Ni...
- Ch hin tng: Giú, bóo, ho bỡnh...
giỳp hc sinh nhn din v khc sõu kin thc v danh t, tụi ó a ra
cỏc bin phỏp sau:
Bin phỏp 1: - Thờm vo trc nú mt t ch s lng (mt, hai, vi,
nhng, cỏc...) xem cú c khụng, nu c thỡ ú l mt danh t. Vớ d: Hai
hc sinh
Bin phỏp 2:-Thờm vo sau nú mt t ch tr (ny, y, kia, ú...) xem cú
c khụng nu c thỡ ú l mt danh t. Vớ d: Hc sinh y
Bin phỏp 3:- Danh t cú nhiu loi: phõn bit danh t chung vi danh t
riờng, danh t c th, danh t tru tng.:

+ Danh t chung: l tờn gi chung ca mt loi s vt.
8


VD: Học sinh, công nhân, thành phố...
+ Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một loại sự vật.
VD: Võ Thị Sáu, núi Trường Sơn...
Ngoài ra, tôi còn giúp học sinh cách phân biệt danh từ cụ thể với danh từ
trừu tượng
+ Danh từ cụ thể: chỉ những sự vật mà ta có thể nhận ra được bằng giác
quan (nhìn, nghe, ngửi, thấy, đếm được...)
VD: Nhà, tủ, ghế, bàn …..
+ Danh từ trừu tượng: chỉ những sự vật mà ta nhận ra được bằng suy nghĩ
chứ không phải bằng các giác quan.
VD: Niềm vui, đạo đức, thái độ...
Biện pháp 4: Trong câu, danh từ (Đứng một mình hoặc kèm theo các từ
phụ thuộc) có thể làm nhiều chức vụ khác nhau: Nó có thể làm chủ ngữ, vị ngữ,
trạng ngữ...
1.2. Động từ: Là từ chỉ hoạt động hay trạng thái của người, sự vật.
VD: Ngủ, chạy...
Để giúp học sinh nhận diện và khắc sâu kiến thức về động từ, tôi đã đưa ra
các biện pháp sau :
Biện pháp 1: Tôi chỉ cho học sinh thấy được khả năng kết hợp của động từ
*Trước động từ : Các thành tố phụ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ, sắp, ...); chỉ
mệnh lệnh (hãy); chỉ sự phủ định (không, chẳng, chưa..)
Ví dụ: Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đ ầy trên bàn tay mùa đông của cây
bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã
thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành...
(Bàng thay lá - Hoàng Phủ Ngọc Tường )
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều

Để nghe dưới đáy nước hồ reo
(Hàn Mặc Tử )
Ngoài ra còn có các tính từ đứng trước động từ
Ví dụ :
Những cánh hoa đỏ đang rung nhè nhẹ trước gió
TT
ĐT
+ Sau động từ :
Là các danh từ, các phụ từ chỉ sự tiếp diễn, kết thúc (xong, rồi, mãi, ...),
tính từ
Ví dụ :
9


*Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
ĐT DT
ĐT
* Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt
ĐT TT
Biện pháp 2: Tôi cho học sinh thấy được khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ
pháp
Động từ có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu:
làm vị ngữ, chủ ngữ, định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ.Trong đó chức năng làm vị
ngữ của động từ là phổ biến và tiêu biểu nhất.
*Ví dụ :
* Học tập là nhiệm vụ của học sinh.(ĐT làm chủ ngữ)
* Chúng ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (ĐT
làm vị ngữ)
* Chúng em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập. (ĐT làm định ngữ)
* Bạn Lan rất thích xem phim. (ĐT làm bổ ngữ)

* Nhớ lời cha mẹ dặn, chúng em không đi chơi xa. (ĐT làm trạng ngữ)
Biện pháp 3: Tôi cho học sinh biết được có hai loại động từ:
a) Động từ chỉ trạng thái, hoạt động do người hay sự vật thực hiện, không
ảnh hưởng tới người hay sự vật khác gọi là động từ nội động.
VD: Em bé ngủ.
b) Động từ chỉ hoạt động của người hay sự vật thực hiện có ảnh hưởng đến
người hay sự vật khác gọi là động từ ngoại động
VD: Bác nông dân đang gặt lúa.
Biện pháp 4: Tôi chỉ ra cho học sinh thấy được các động từ: có, là, bị, được...
- Động từ "bị" và "được" chỉ trạng thái tiếp thu
- Động từ "có" chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu
- Động từ "là" chỉ được dùng trong câu giới thiệu, nhận xét, đánh giá.
1.3. Tính từ: Là từ chỉ tính chất của người, loài vật, đồ vật, cây cối như: màu
sắc, hình thể, khối lượng, kích thước, dung lượng, phẩm chất...
Ví dụ : - Xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm (chỉ màu sắc)
- Vuông, tròn, thon (chỉ hình thể)
- To, nhỏ, dài, ngắn...(chỉ kích thước)
- Nặng, nhẹ, nhiều, ít...(chỉ khối lượng, dung lượng)
- Tốt, xấu, thông minh...(chỉ phẩm chất)
Để giúp học sinh nhận diện và khắc sâu kiến thức về tính từ, tôi đã đưa ra
các biện pháp sau :
10


Biện pháp 1: Tôi cho học sinh thấy được khả năng kết hợp của tính từ
*Trước tính từ : + Là các phụ từ tình thái : còn (rất ), đã, không, đều, …
Ví dụ :
Vẫn còn rất sớm
Đã gan dạ
Cả hai cái áo đều mới

+ Phụ từ chỉ mức độ : hơi, khá, rất, cực kì, tương đối, …
Ví dụ :
Hơi xấu, rất đẹp, bài hát cực kì hay, …
Cô ấy vẫn còn đang rất trẻ
*Sau tính từ
Có thể là thực từ hoặc hư từ, có thể thuộc những từ loại khác.
Ví dụ :
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
Rộng thênh thang tám mét.
Biện pháp 2: Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp của tính từ
+ Làm vị
ngữ Ví dụ :
*Hoa cà /tim tím
Hoa mướp /vàng vàng.
*Ngôi nhà / này đẹp.
+Làm chủ ngữ : có quan hệ từ “là’’ đứng sau
*Ví dụ :
*Ngoan nhất nhà / là bé Lan.
Biện pháp 3 : Phân loại tính từ
Tính từ được phân chia thành hai nhóm chính : tính từ đánh giá được về
mức độ và tính từ không đánh giá được về mức độ.
+ Tính từ đánh giá được về mức độ :
Ví dụ : Tường rất trắng, trời xanh quá !
TT
TT
+ Tính từ không đánh giá được về mức độ :
Ví dụ : Khăn quàng đỏ thắm, căn nhà rộng rãi .
TT
TT

1.4. Đại từ: Để giúp học sinh nhận diện và khắc sâu kiến thức về đại từ, tôi đã
đưa ra các biện pháp sau :
11


Biện pháp 1: Trước tiên, tôi phải cho học sinh thấy được người ta dùng đại từ để
làm gì ?
-. Đại từ dùng để thay thế cho danh từ, động từ hoặc tính từ trong câu.
Ví dụ: Cú chẳng có tổ, nó ph¶i sống trong những hốc cây tăm tối,
-Trong giao tiếp người ta có thể dùng đại từ để xưng hô. Đó là đại từ chỉ ngôi.
các đại từ chỉ ngôi thường dùng là :
Ngôi thứ nhất: tôi, chúng tôi, tao, chúng tao
Ngôi thứ hai : mày, chúng mày…
Ngôi thứ ba : nó, chúng nó …
* Danh từ chỉ người cùng thường được dùng trong xưng hô như đại từ chỉ ngôi.
VD: anh, chị, ông, bà
Biện pháp 2: Tôi cho học sinh thấy được khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp
Đại từ xưng hô có thể đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp khác nhau trong
câu.
+ Làm chủ
ngữ *Ví
dụ :
Tôi học bài.
Tôi và anh là hai người bạn.
+ Làm vị ngữ
*Ví dụ :
Người được nhắc đến là tôi.
+ Làm bổ ngữ : Ví dụ :
Mọi người rất yêu quý tôi.
+ Làm định

ngữ Ví
dụ :
Bố mẹ tôi rất tự hào.
+ Làm trạng ngữ : Với tôi, mẹ là người phụ nữ tuyệt với nhất .
ĐT
2. Dạng thứ hai; Các bài tập khắc sâu khái niệm “từ loại”:
Ví dụ: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành
phố, ăn, đánh đập. Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo hai cách:
a, Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy)
b, Dựa vào từ loại (danh từ, động từ, tính từ)
- Ở bài tập này học sinh phải củng cố về kiến thức thế nào là chia từ theo cấu
tạo và thế nào là chia từ theo từ loại. Các em sẽ dễ dàng làm được.
- Nếu xếp theo cấu tạo từ, ta sẽ xếp như sau:


12


+ Từ đơn: vườn, ăn, ngọt
+ Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập
+ Từ láy: rực rỡ, dịu dàng, chen chúc
- Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau:
+ Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn
+ Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn
+ Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt.
3. Dạng thứ ba: Xác định từ loại cho từ.
Kiểu 1: Cho sẵn các từ, yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ đó.
VD: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu,
yêu thương, đáng yêu.
Để xác định từ loại của những từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ đối tượng, chỉ

hành động hay chỉ tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp của chúng. Có
thể nói :
- những niềm vui
- rất yêu thương
- hãy vui chơi
- tình yêu ấy
- hãy yêu thương
- rất đáng yêu
Sau đó học sinh trình bày:
Danh từ
Niềm vui
Tình yêu

Động từ
Vui chơi
Yêu thương

Tính từ
Vui tươi
Đáng yêu

Kiểu 2: Xác định từ loại trong đợn thơ văn có sẵn:
VD: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:
“ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suỗt cả ngày”
- Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và
các khả năng kết hợp của từ rồi xếp.
“ Cảnh / rừng / Việt Bắc / thật là / hay
Vượn / hót / chim / kêu / suốt cả ngày”
- Danh từ : cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày.

- Động từ: hót, kêu.
- Tính từ : hay.
4. Dạng thứ tư: Xác định từ loại trong các từ khó phân định ranh
giới. VD: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
13


Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang
Xum xuê xoài biếc, cam vàng
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
- Ở bài tập này học sinh xác định các tính từ: đẹp, cao, đầy, xum xuê,
nghiêng, thẳng một cách dễ dàng. Khi xét đến: “trời riêng”, “xoài biếc”, “nắng
chang” các em lúng túng không biết đây là một từ hay hai từ nên nhiều em xác
định từ loại sai. Vậy giáo viên phải củng cố và khắc sâu kiến thức này: chỉ cho
các em biết đây là hai từ đơn và các tính từ là “riêng” “biếc” “chang”.
5. Dạng thứ năm: Xác định từ loại trong những trường hợp dấu hiệu hình
thứ từ loại không rõ:
VD: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau:
Đi ngược, về xuôi
Nước chảy, đá mòn
Các từ loại học sinh xác định nhanh và rõ ràng chính xác là “đi, về” động
từ, “nước, đá” là danh từ. Nhưng các từ “ngược”, “xuôi”, “ mòn” các em lúng
túng và hay xép các từ này vào loại tính từ. Vậy giáo viên phải phân tích ý nghĩa
của từ và hướng dẫn học sinh xếp từ “ngược” “xuôi” là chỉ vùng núi và vùng
đồng bằng nên xếp các từ này là danh từ. Còn từ “mòn” là động từ chứ không
phải là tính từ.
Lưu ý: ở dạng này học sinh có thể cho thêm một số ví dụ để xác định từ

loại.
6. Dạng thứ sáu: Xác định từ loại trong các trường hợp chuyển từ loại theo
một kiểu cấu tạo nào đó.
Ví dụ 1: Xác định từ loại của các từ sau:
- vui, buồn, đau khổ, đẹp
- niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ
- Ở bài tập này, học sinh phải nắm được các từ “vui, buồn, đau khổ” là các động
từ chỉ trạng thái. Còn từ “đẹp” là tính từ.
Phải nắm được quy tắc cấu tạo từ: sự, cuộc, nỗi, niềm đi kèm với động từ
hoặc tính từ thì tạo thành một danh từ mới. Đó là các danh từ trừu tượng “niềm
vui”, “nỗi buồn”, “sự đau khổ”, “cái đẹp”
Ví dụ 2:
“Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo
của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn”
a) Hãy tìm các tính từ có trong câu văn.
14


b) Nhận xét các từ loại: cái béo, mùi thơm
- Ở bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức về quy tắc cấu tạo từ và ý nghĩa
của từ để xác định từ loại và tìm được các tính từ trong bài là: “thơm”, “béo”,
“ngọt”, “già”
Nhờ có sự kết hợp từ: cái béo, mùi thơm… là các danh từ.
7. Dạng thứ bảy: Xác định từ loại tuỳ trong văn cảnh mà từ loại cũng có thể
thay đổi.
Ví dụ : Xác định từ loại của từ “ danh dự” trong câu văn sau:
“Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự
đứng trang nghiêm”
- Ở bài tập này học sinh phải dựa vào ý nghĩa của từ trong văn cảnh.
- Từ “danh dự” vốn là danh từ

- Trong câu văn: Từ được sử dụng để chỉ đặc điểm nên ta xếp từ “ danh dự” vào
từ loại là tính từ.
8. Dạng thứ tám: Xác định từ loại khi thay thế danh từ bằng đại từ chỉ ngôi.
Ví dụ: Thay thế danh từ bằng đại từ chỉ ngôi thích hợp để câu văn không bị lặp.
a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
b) Tấm đi qua cầu, Tấm vô ý đánh rơi chiếc giày xuống nước.
* Học sinh phải có nhận xét danh từ được lặp lại.
- ở câu a là “ con quạ”.
- ở câu b là Tấm.
Việc lặp từ làm cho câu văn không hay vậy ta có thể thay các danh từ bị lặp lại
đó bằng các đại từ thích hợp:
Từ “ con quạ” có thể thay bằng đại từ “nó”.
Từ “ Tấm” có thể thay bằng từ “nàng”.
9.Dạng thứ chín: Xác định chức vụ ngữ pháp của một từ loại khi nó đứng ở
những vị trí khác nhau.
VD: Xác định từ loại của từ thật thà và chỉ rõ nó giữ chức vụ ngữ pháp trong
câu.
a) Bạn Hà rất thật thà
b) Tính thật thà của bạn Hà khiến ai cũng mến.
c) Bạn Hà ăn nói thật thà dễ nghe.
d) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của bạn Hà.
* Ở bài tập này, học sinh dựa vào ý nghĩa của từ để xác định “thật thà” là tính
từ.
- Ở câu a: từ giữ chức vụ vị ngữ
15


- Ở câu b: từ giữ chức vụ định ngữ
- Ở câu c: từ giữ chức vụ bổ ngữ
-Ở câu d: từ giữ chức vụ chủ ngữ

10. Dạng thứ mư ời: Hướng dẫn học sinh biết vận dụng từ loại để đặt câu.
Ví dụ : Đặt một câu có tính từ làm vị ngữ và một câu có tính từ làm định ngữ.
- Ở bài tập này học sinh phải nắm vững kiến thức về từ loại và kiến thức đặt câu
và có thể đặt như sau
- Anh bộ đội rất dũng cảm.
- Bạn Hà có chiếc cặp mới.
VN
ĐN
11. Dạng thứ mư ời một: Tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức từ
loại. Trò chơi thứ nhất: “ Ai nhanh, ai đúng”
a- Chuẩn bị: Các băng giấy có ghi sẵn từ.
Hai bảng phụ có kẻ sẵn 3 cột : Danh từ, Động từ . Tính từ.
b- Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 5 em, xếp hai hàng.
Đặt tên cho hai đội. Mỗi em sẽ nhặt một băng giấy và gắn vào cột từ loại.
Đội nào nhanh chính xác sẽ thắng. Các em khác cổ vũ cho hai đội chơi.
* Mục đích của trò chơi: củng cố kiến thứ từ loại, rèn tư duy nhanh.
Trò chơi thứ hai:
VD1: “ Điền danh từ”
a- Chuẩn bị hai bảng phụ có chép sẵn và các băng giấy có ghi các danh
từ cần điền: con diều, con sóng, con tàu, con thuyền, con mắt.
Các dòng thơ được chép sẵn trên bảng phụ:

cưỡi sóng ra khơi.

chao lượn ngang trời hè vui.
……… dừng lại sân ga.
Đầy vơi………… hiền hoà dòng sông
……… của sổ tam hồn.
b- Cách tiến hành:
Chọn 5 em một đội và có 2 đội thi. Nếu đội nào gắn các danh từ đúng và nhanh

sẽ thắng.
* Mục đích: Luyện điền nhanh danh từ dựa vào ý nghĩa của câu
thơ. VD2: “ Điền động từ”
a) Chuẩn bị
- Các động từ được ghi sẵn vào các băng giấy: vỗ, tha, nhuộm, đánh thức, dậy,
rải.
- Ghi vào 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy to đoạn thơ:
16


“ Tiếng chim ……. lá cành
Tiếng chim …… chồi xanh … cùng
Tiếng chim …… cánh bầy ong
Tiếng chim …… nắng … đồng vàng thơm”
b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 học sinh. Mỗi học sinh điền
một dòng thơ cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm đoạn thơ, biết
nhấn mạnh vào các động từ vừa điền. Tính điểm mỗi đội có 2 phần :
- Điền nhanh, đúng.
- Đọc thơ hay.
* Mục đích của trò chơi: Luyện tập sử dụng động từ đúng chỗ nhằm hoàn thiện
nội dung đoạn thơ gợi tả tiếng chim buổi sớm và cảm nhận được cách dùng từ
sinh động trong đoạn thơ hay.
VD3: “ Điền tính từ”
a) Chuẩn bị:
- Ghi các tính từ chỉ màu trắng ra các băng giấy: trắng phau, trắng bệch, trắng
xoá, trắng hồng, trắng nõn, trắng bạc.
- Viết các câu có chỗ trống trên bảng phụ.
Giáo viên gắn các từ nhưng sai ý nghĩa vào chỗ trống (2 bảng gắn các từ
khác nhau)
Tuyết rơi trắng phau một màu

Vườn chim chiều xế trắng xóa cánh cò
Da trắng bệch người ốm o
Bé khoẻ đôi má non tơ trắng bệch
Sơn len trắng hồng như bông
Làn mây trắng nõn bồng bềnh trời xanh.
b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 6 em. Mỗi em lên sửa lại một
câu. Nếu còn thời gian các em vẫn liên tiếp lên sửa lại cho đến khi hết giờ.
Đáp án:
Tuyết rơi trắng xoá một màu
Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò
Da trắng bệch người ốm o
Bé khoẻ đôi má non tơ trắng hồng
Sơn len trắng nõn như bông
Làn mây trắng bệch bồng bềnh trời xanh.
- Mục đích: Luyện cách dùng tính từ chỉ màu trắng với các sắc độ khác nhau có
tác dụng gợi tả. Làm giàu vốn từ chỉ màu trắng thường dùng trong các đoạn văn
miêu tả
17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến có so sánh đối chứng
Sau một thời gian áp dụng kinh nghiệm bằng việc cung cấp kiến thức cơ
bản về từ loại và học sinh được thực hành các dạng bài tập về xác định và sử
dụng từ loại đối với học sinh lớp 5D, tôi nhận thấy:
1. Học sinh đã nắm vững về khái niệm từ loại.
2. Phân biệt các từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ nhanh, chính xác, ít
bị nhầm lẫn.
3. Biết sử dụng các từ loại trong câu văn đúng chỗ.
4. Tự tin, hào hứng khi học đến phần này.
5. Kết quả môn Tiếng Việt được nâng cao , đặc biệt các em nhạy bén trong

việc tìm từ mới qua từ cho sẵn. Kết quả bài kiểm tra đối chứng giữa hai
lớp 5D và 5C thể hiện từ qua bài thi như sau:
Tống
Thời gian
kiểm tra
Đầu học kỳ I
(tháng 9/2016)
Giữa học kỳ II
(tháng 3/2017)

Lớp số học
sinh
5D
5C
5D
5C

Hoàn thành
tốt
SL
%

Kết quả
Hoàn thành
SL

%

Chưa hoàn
thành

SL
%

38
37

5
5

13
13

8
7

21
19

25
25

66
68

38
37

17
7


46
19

8
12

21
32

15
18

33
49

Với kết quả đạt được như vậy, có thể khẳng định rằng kinh nghiệm:
" Hướng dẫn học sinh lớp 5 thực hành các dạng bài tập về từ loại
Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học"được tôi áp dụng với học sinh lớp 5D
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng đã thành công và đem lại kết quả tốt đẹp
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và quá trình thực tế tổ chức Dạy học cho học sinh
lớp 5D tôi thấy rằng, để dạy tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện
từ và câu nói riêng đặc biệt là phần từ loại đòi hỏi giáo viên phải có vốn từ rộng,
tích luỹ vốn sống, kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn thì mới dạy tốt phần
này, đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy. Ngoài ra, nó đòi hỏi giáo
viên phải có đức tính kiên trì, thực hiện thường xuyên, tế nhị và yêu nghề để có
thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình
cảm chân thành. Cần có cách rèn luyện nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối


18


tượng, thể hiện sự quan tâm với các em, qua đó tạo cho các em tin tưởng tuyệt
đối với giáo viên. Hơn thế nữa Giáo viên cần phải:
+ Nghiên cứu bài thật kỹ trước khi dạy.
+ Giáo viên phải nắm vững chương trình, kiến thức, nội dung cần dạy cho
học sinh.
+ Giáo viên cần biết lựa chọn những phương pháp dạy học, các hình thức tổ
chức dạy học linh hoạt cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của
bài học đó để hấp dẫn học sinh nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà học sinh
không nhàm chán.
+ Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị đa dạng phong phú càng nhiều vật thật
càng tốt.
+ Giáo viên chịu khó sưu tầm hoặc sáng tác các bài thơ, câu đố vui liên
quan đến bài học để làm phong phú và sinh động thêm bài học.
+ Giáo viên cần có những hình thức động viên kịp thời đối với những học
sinh có tiến bộ.
+ Bài giảng phải phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong
học tập.
+ Giáo viên phải là người khơi dậy niềm say mê hứng thú với phân môn
Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung, luôn phối hợp với gia đình để
tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập.Hơn thế nữa, lớp 5 là lớp cuối
cấp của bậc Tiểu học. Vì vậy các em cần có kiến thức vững chắc về từ loại Tiếng
Việt để có thể học tốt ở trung học cơ sở. Là một giáo viên tiểu học, tôi đã lưu ý
nghiên cứu nội dung và phương pháp truyền thụ, có một hệ thống các bài tập giúp
học sinh thực hành để củng cố kiến thức này. Đặc biệt luôn phải lấy học sinh làm
trung tâm, khuyến khích các em tìm tòi và tự rút ra những kết luận cho mình. Có
như vậy, các em mới nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức mới khám phá. Đặc biệt, tôi
rất chú ý thời điểm và thời lượng tung ra các dạng bài tập phù hợp đồng thời đưa

hình thức trò chơi học tập vào đúng lúc. Vì vậy nên bước đầu có những kết quả cụ
thể trong chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh.
3.2. Đề xuất
Để việc thực hiện dạy học ở môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện
từ và câu nói riêng đặc biệt là phần dạy từ loại được hiệu quả cần có thêm sự hỗ
trợ sau:
Đối với Phòng giáo dục: Lãnh đạo Phòng GD & ĐT cần tổ chức tập huấn
các buổi dạy mà hiệu quả giờ dạy gây được hứng thú cho học sinh để giáo viên
học hỏi
19


Đối với nhà trường: Nhà trường cần tổ chức các hội thảo đúc rút sáng kiến
kinh nghiệm có chất lượng cao nhân rộng để đồng nghiệp học tập.
Đối với giáo viên: Giáo viên phải có lòng yêu nghề, tâm huyết với công
việc giảng dạy của mình. Phải suy nghĩ tìm tòi và sáng tạo phương pháp dạy học
mới tạo được sự thân thiện và sự hứng thú tích cực của học sinh. Phải thường
xuyên thay đổi không khí lớp học bằng cách tổ chức các trò chơi học tập
Đối với phụ huynh học sinh: Cần phải trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cho
con em mình, thường xuyên nhắc nhở các cháu học thuộc ghi nhớ và hoàn thành
các bài tập trên lớp cũng như ở nhà.Ngoài ra, còn cho các cháu đọc thêm các tài
liệu tham khảo, làm thêm các bài tập ngoài sách .
Trên đây là một số vấn đề tôi đã suy nghĩ, học hỏi và thể hiện trong quá
trình giảng dạy, đặc biệt là từ loại. Tôi rất mong được sự nhận xét, góp ý của các
đồng chí, đồng nghiệp để giúp đỡ tôi hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách của
người giáo viên trong “Sự nghiệp trồng người”.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG


Đỗ Thị Đức

Thanh Hoá, ngày 28 tháng 3 năm
2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình
viết không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Hảo Quý

4- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhóm tài liệu của Dự án Oxfam, Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn PEDC.
20


2. Trò chơi học tập cấp tiểu học - Nhà Xuất bản Đại học sư phạm
3. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm - Nhà Xuất bản Đại học sư phạm
4. Hoàng Trung Thông, Đỗ Xuân Thảo (Chủ biên), “Rèn kĩ năng thực hành
Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Lê Phương Nga “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, Nhà xuất bản
ĐHQG Hà Nội
6. Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga, “Trò chơi học tập
Tiếng Việt” Nhà xuất bản Thanh niên (2004)
7. Nguyễn Minh Thuyết “Hỏi đáp về dạy Tiếng Việt 5”, Nhà xuất bản Giáo dục
8. SGK, Sách thiết kế bài dạy Tiếng Việt 5, Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Phương Anh, “Vui chơi và sự phát triển của trẻ”, Báo Khoa học & Đời sống
(2006)
10. Bạch Văn Quế, “Giáo dục bằng trò chơi”, Nhà xuất bản Thanh niên (2002).

11. Tạp chí giáo dục Tiểu học 12. Tạp trì văn học tuổi trẻ

21


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

1- 2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận


3-4

2.2. Thực trạng về việc dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học

4- 7

2.3. Các giái pháp để giải quyết vấn đề

7- 16

2.4. Hiệu quả của sáng kiến có so sánh đối chứng

17

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận

17-18

3.2. Đề xuất

18-19

22



×