Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) bằng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.54 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
(1954 – 1975) BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG
HỆ THỐNG KIẾN THỨC ”

Người thực hiện : Ngọ Thị Thuận
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn : Lịch Sử

THANH HÓA, NĂM 2017


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình sư phạm phức tạp,
bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt
động đó nhằm mục đích : Học sinh nắm vững tri thức lịch sử, phát triển tư duy.
Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả của giảng dạy, đòi hỏi giáo viên phải biết vận
dụng sáng tạo nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Trong đó, phương pháp
lập bảng hệ thống kiến thức có vai trò hết sức quan trọng : Tạo hứng thú học tập,
khắc sâu kiến thức, phát triển thao tác tuy duy và khả năng sáng tạo của học
sinh.
Qua thời gian giảng dạy ở trường THPT, đặc biệt phần Lịch Sử Việt Nam
từ năm 1945 đến năm 1975 là một chặng đường gắn liền với 30 năm chiến tranh
giải phóng dân tộc , tương ứng với hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của
thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mĩ (1954-1975). Tôi đã áp dụng nhiều


phương pháp dạy học khác nhau để nâng cao chất lượng bài học .Tuy nhiên ,với
một lượng kiến thức vô cùng quan trọng trong chương trình không chỉ xét về ý
nghĩa của các sự kiện mà giai đoạn này còn tập trung khá nhiều các chiến
dịch ,kế hoạch –âm mưu quân sự ,diễn biến chiến tranh ...làm cho học sinh rất
khó nhớ .Hơn nữa ,trong thực tiễn dạy học ,Tôi nhận thấy phương pháp lập bảng
hệ thống kiến thức đã đem lại kết quả rất tích cực .Bởi vậy, tôi xin được chia sẻ
kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “
Nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 bằng phương pháp
lập bảng hệ thống kiến thức ”
1.2.Mục đích nghiên cứu:
- Giúp bản thân nâng cao chất lượng giảng dạy,năng lực chuyên môn.
- Chia sẻ thêm kinh nghiệm với đồng nghiệp,tạo điều kiện học hỏi nhau
trong quá trình dạy học.
- Giúp học sinh “ôn sâu,nhớ kĩ”trong quá trình học bài.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:


Đề tài đề cập đến phương pháp nâng cao hiệu quả học và ôn thi môn lịch
sử cho học sinh lớp 12 bằng việc lập và sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức
phần lịch sử Việt Nam từ 1945-1975.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Tôi sử dụng hai phương pháp chính là :Phương pháp lịch sử và phương
pháp logic.
1.5.Điểm mới của sáng kiến :
Tập trung nghiên cứu về một phương pháp dạy học tuy không mới nhưng
mang tính hệ thống trong quá trình dạy và học phần lịch sử việt nam từ 19451975 ở lớp 12.Phương pháp này vừa đảm bảo ghi nhớ kiến thức cơ bản ,vừa
phát triển năng lực tư duy ,sáng tạo của học sinh,nhất là trong giai đoạn ôn
tập ,chuẩn bị bước vào kì thi THPT sắp tới.

2 .NỘI DUNG SÁNG KIẾN.

2.1. Cơ sở lí luận của việc lập bảng hệ thống kiến thức trong dạy học lịch
sử.
Thực chất lập bảng thống kê kiến thức lịch sử là lập bảng hệ thống kiến
thức theo trình tự thời gian hoặc nêu các mối liên hệ giữa các nước hay nhiều
nước trong một giai đoạn, thời kì. Hệ thống kiến thức không chỉ giúp học sinh
nắm được kiến thức cơ bản sau khi học mà qua đó, tạo điều kiện cho học sinh
phát triển khả năng tư duy, logic, thấy được mối liên hệ, bản chất của sự kiện,
nội dung lịch sử. Trên cơ sở đó, học sinh có thể rèn luyện them kĩ năng thực
hành khi làm các bài tập mang tính chất tổng hợp kiến thức.
Chúng ta đều biết rằng : Lịch sử loài người là một quá trình phát triển
không ngừng từ thấp đến cao, từ chế độ nguyên thủy đã man mông nguội đến xã
hội chủ nghĩa văn minh tiến bộ. Hơn nữa, nhận thức của học sinh THPT không
dừng lại ở cảm tính mà ở cấp độ nhận thức, lí tính. Nhận thức là cơ sở để hình
thành tư tưởng, tình cảm đúng đắn tốt đẹp trong quá trình phát triển lịch sử của
dân tộc. Bởi vậy để khôi phục lại hình ảnh lịch sử quá khứ và để học sinh nhận
thức đúng đắn, sâu sắc về lịch sử, tránh “ hiện đại hóa ” lịch sử là một điều
không hề dễ dàng. Để đạt được yêu cầu này, giáo viên phải tìm mọi biện pháp


giúp học sinh khắc sâu, hiểu rõ và thấy được khả năng quy luật vận động phát
triển của lịch sử qua mỗi giai đoạn. Đương nhiên, phương pháp lập bảng hệ
thống kiến thức không phải là một phương pháp mới trong dạy học nhưng đây
vẫn là biện pháp đơn giản, giúp học sinh nắm bắt và ôn tập kiến thức nhanh,
sâu sắc, hiệu quả nhất.
2.2.Cơ sở thực tiễn của việc lập bảng hệ thống kiến thức trong dạy học lịch
sử.
Là giáo viên được phân công giảng dạy Lịch sử lớp 12 nhiều năm liên
tiếp, tôi đã luôn cố gắng tìm tòi những cách thức, phương pháp giúp học sinh
ôn tập kiến thức nói chung và phần Lịch sử Việt Nam (1945 – 1975) nói riêng
một cách nhanh và hiệu quả nhất. Trong đó, hướng dẫn học sinh hệ thống kiến

thức bằng cách lập niên biểu có tác dụng rất lớn, nhất là đối với chặng đường
lịch sử có rất nhiều sự kiện đã diễn ra.
Căn cứ vào nội dung lịch sử của quá trình, giáo viên có thể phân chia làm
3 loại niên biểu để hệ thống hóa kiến thức, đó là:
- Niên biểu tổng hợp: Loại niên biểu này giúp học sinh ghi nhớ được các sự
kiện chính và các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện
quan trọng.
- Niên biểu chuyên đề: Là loai niên biểu đi sâu vào một vấn đề quan trọng
của một thời kì nhất định. Qua đó, học sinh hiểu đầy đủ toàn diện bản
chất sự kiện.
- Niên biểu so sánh: Đây là niên biểu dùng để đối chiếu, so sánh các sự
kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bật bản chất, đặc
trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát có tính chất
nguyên lí. Ngoài ra bảng so sánh cũng là một dạng của niên biểu so sánh
nhưng có thể dùng số liệu và cả tài liệu sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất,
đặc trưng của các sự kiện cùng loại hay khác loại.
Về cách thức lập bảng niên biểu hệ thống hóa kiến thức.
- Thứ nhất : Căn cứ vào nôi dung bài học, giáo viên tìm những vấn đề, nội
dung có thể hệ thống hóa bằng cách lập bảng. Đó là các sự kiện theo trình tự


thời gian, các lĩnh vực… Nhưng chú ý chỉ nên chọn những vấn đề tiêu
biểu giúp học sinh nắm bắt kiến thức tốt nhất.
- Thứ hai : Biết lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp.
- Thứ ba : Lựa chọn kiến thức, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, chính xác, ngắn
gọn. Có rất nhiều sự kiện cùng diễn ra trong một thời điểm. Vì vậy, phải biết
chọn lọc những gì cơ bản nhất, sử dụng từ ngữ chính xác, cô đọng. Không
nên ôm đồm nhiều kiến thức khiến việc lập bảng trở nên rườm rà, mất đi tính
hệ thống logic. Nếu điều kiện lập bảng càng cụ thể, phong phú thì kết quả
giáo dục, giáo dưỡng và phát triển càng cao.

2.3.Các sáng kiến và giải pháp trước đó đã sử dụng
Việc sử dụng phương pháp hệ thống hóa kiến thức lich sử qua lâp niên
biểu không phải là đề tài mới .Bởi trước đó,các tác phẩm khoa học của GS
Phan Liên,Trần Văn Trị và một số sáng kiến khác đã nêu ra.Tuy nhiên,ở
góc độ nào đó,các công trình trên mới chỉ đưa ra phương pháp chung chung
hoặc được cụ thể ở các dạng đề thi.
Cách đây không lâu ,Tôi cũng đã tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm
theo đề tài này ,nhưng mới chỉ áp dụng một phần của chương trình lớp
10.Năm học 2016-2017,sau nhiều trăn trở ,dù hình thức bài thi có sự thay đổi
sang dạng trăc nghiệm khách quan,song thiết nghĩ ,trong quá trình dạy
học ,phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức vẫn phát huy tối ưu tác dụng
của nó .Vì vậy ,Tôi tiếp tục nghiên cứu thêm vấn đề này và áp dụng trong
dạy học lịch sử việt nam 1945-1975 đối với chương trình lớp 12 .
2.4.Căn cứ vào nội dung bài học,đối tượng ,phạm vi nghiên cứu ,Tôi có thể
chia thành hai giai đoạn lịch sử ,với một số bảng kiến thức và cách sử dụng
sau đây:
*GIAI ĐOẠN : 1945-1954
Bảng 1: Liệt kê các chiến dịch : Việt Bắc, Biên Giới, Hòa Bình, Điện Biên
Phủ theo các nội dung sau : thời gian ,mục đích ,kết quả,ý nghĩa .
STT

Tên chiến Thời gian Mục đích Kết quả Ý nghĩa dịch


1

Việt Bắc

7-10 -> 19- Phá kế hoạch Bảo vệ an
12-1947

tấn công chiến toàn căn cứ

Chiến lược
đánh nhanh

lược thu đông

kháng chiến,

thắng nhanh

1947 của

cơ quản đầu

hoàn toàn bị

Thực dân

não.

phá sản.

Pháp.

Bộ đội chủ

Địch buộc

lực trưởng


phải chuyển

thành.

sang đánh

Diệt 6000 tên

lâu dài với

địch, thu và

ta.

phá hủy nhiều
phương tiện
chiến tranh.
2

3

Biên Giới

Hòa Bình

16-9 -> 20- Phá kế hoạch
10-1950
Rơ ve: khai


Diệt 8300 tên
địch, thu trên

Ta giành thế
chủ động

thong biên

3000 tấn vũ

trên chiến

giới Việt –

khí

trường chính

Trung, mở

Khai thong

Bắc Bộ.

đường giao

750 km đường

lưu quốc tế.


biên giới. Giải

Mở rộng căn

phóng 4000

cứ địa Việt

km2, 40 vạn

20-121951 ->

Bắc.
dân.
Phá kế hoạch Làm thất bại
Đờ Lát đơ Tát mọi âm mưu

23-02-

xi nhi: Nối lại quân sự, chính động chiến

1952

hành lang

trị của địch.

lược trên

Đông – Tây,


Diệt 22 ngàn

chiến trường

cô lập Việt

tên, mở rộng

chính Bắc

Bắc, giành

các căn cứ du

Bộ.

quyền chủ

Kích ở đồng

Ta phát triển
quyền chủ


động trên
chiến trường
4

Điện Biên

Phủ

chính.
13-03 -> 7- Tiêu diệt tập
5-1954
đoàn cứ điểm

bằng Bắc Bộ
thành thế liên
hoàn vững
chắc.
Diệt, bắt
16.200 tên,

Làm phá sản
kế hoạch Na

mạnh nhất của thu và phá

va, thay đổi

địch làm phá

hủy nhiều

cục diện

sản kế hoạch

phương tiện,


chiến tranh.

Na va, giành

vũ khí chiến

Góp phần

thắng lợi

tranh hiện đại. quyết định

quyết định

Giải phóng

trong chiến

hoàn toàn Tây nghị Giơ ne

cuộc 1953 –

Bắc.

1954.

thắng lợi hội
vơ. Có ý
nghĩa quốc tế

to lớn.

+ Với bảng này,Tôi sẽ sử dụng khi ôn tập những thắng lợi quân sự tiêu
biểu của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp(1946-1954).Mỗi chiến dịch của ta giành thắng lợi đều gắn liền với một
âm mưu-kế hoạch quân sự của Pháp bị phá sản :Từ kế hoạch đánh nhanh thắng
nhanh thất bại ở Việt Bắc ,Pháp chuyển sang kế hoạch Rove ,cho đến kế hoạch
Đowlat đtatxinhi.Cuối cùng cả với kế hoạch quân sự mang tên Nava rất quy mô
lại được sự hậu thuẫn đắc lực của Mĩ ...song chúng cũng không thể thực hiện
được tham vọng của mình.
Qua bảng kiến thức trên ,với một ý nghĩa riêng của mỗi chiến dịch ,và sự
thất bại có tính liên hoàn về phía Pháp càng cho thấy tính chất phi nghĩa của
cuộc chiến tranh do Pháp gây ra .Đồng thời ,với thắng lợi to lớn qua các chiến
dịch không chỉ cho thấy bước phát triển của cuộc kháng chiến của ta mà còn
phản ánh rất đầy đủ ,sâu sắc cục diện trên chiến trường giữa Ta với Pháp.Từ đó
các em sẽ rút ra được quy luật: sự thất bại của kế hoạch trước sẽ chuẩn bị cho
kế hoạch quân sự tiếp theo của Pháp cho đến khi sự cố gắng cuối cùng cao nhất


có thể của chúng rơi vào bế tắc .Ngược lại đối với ta ,thắng lợi sau luôn vẻ vang
hơn thắng lợi trước ,bởi thắng lợi sau được kế thừa từ những thắng lợi trước
đó .Trong đó, vang dội nhất là thắng lợi ở Điện Biên Phủ dẫn đến việc ký Hiệp
định Giơ nevo kết thúc chiến tranh ,lập lại hòa bình ở Đông Dương.
+ Từ bảng các chiến dịch ,Tôi có thể thiết kế dạng câu hỏi –bài tập như:
Qua bảng các chiến dịch tiêu biểu trên,anh(chị)hãy là rõ bước phát triển
của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ
1946-1954?
Bảng 2 : Lập bảng so sánh về hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954) và hiệp định
sơ bộ ( 6-1946) với các nội dung: hoàn cảnh, nội dung cơ bản, ý nghĩa.
Nội dung


Hiệp định sơ bộ ( 6-3-1946)

Hiệp định Giơ-ne-vơ
( 21-7-1954)

Hoàn cảnh
quốc tế

Ta ở thế bị bao vây, cô lập :các
nước xã hội chủ nghĩa chưa

Các nước xã hội chủ nghĩa
chính thức công nhận, đặt quan

công nhận nước ta, cuộc kháng

hệ ngoại giao với ta. Cuộc

chiến của nhân dân Lào –

kháng chiến của nhân dân Lào

Campuchia chưa phát triển….

– Campuchia phát triển. Trung

Dư luận thế giới chưa ủng hộ.

Quốc ủng hộ cuộc kháng chiến

của nhân dân ta. Dư luận thế
giới ủng hộ cuộc kháng chiến
của nhân dân ta.

Hoàn cảnh
trong nước

Ta phải đương đầu với nhiều kẻ
thù: Pháp, Trung Hoa dân

Thực dân Pháp liên tiếp thất
bại trên chiến trường, chiến

quốc… Pháp chuẩn bị xâm lược

thắng Điện Biên Phủ làm phá

miền Bắc. Chính quyền nhân

sản ý đồ chiến lược của đế

dân còn non trẻ. Lực lượng vũ

quốc Pháp – Mỹ. Chính quyền

trang của nhân dân còn non yếu, nhân dân vững mạnh. Lực
giặc đói, giặc dốt khó khăn về

lượng vũ trang trưởng thành,


tài chính.

Tiền lực kinh tế, văn hóa tăng
cường.

Nội dung

Việt Nam là một quốc gia tự do,

Tôn trọng các quyền dân tộc cơ


cơ bản

có chính phủ, nghị viện, quân
đội, tài chính riêng nằm trong

bản: độc lập, chủ quyền, thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ.

khối Liên Hiệp Pháp.
Cho 15000 quân Pháp vào miền
Bắc thay quân đội Trung Hoa

Quân Pháp rút hết khỏi miền
Bắc Việt Nam, tập kết ở Vĩ

dân quốc làm nhiệm vụ giải

tuyến 17 và 2 năm sau khi kí


giáp quân Nhật, số quân này sẽ

Hiệp đi định sẽ rút hết quân

rút dần trong 5 năm .

khỏi nước ta.

Ngừng bắn ở Nam Bộ.

Ngừng bắn trên toàn bộ chiến
trường, trao trả tù binh và dân
thường bị bắt.

Vấn đề thống nhất 3 Kì được
chính phủ Pháp cam đoan thừa

Tổ chức tổng tiễn cữ để thống
nhất đất nước dưới sự giám sát

nhận những quyết định của nhân của một uỷ ban quốc tế
dân trực tiếp phán quyết.
Ý nghĩa

Đập tan âm mưu câu kết của
Pháp với quân Trung Hoa Dân

Dùng bạo lực buộc một cường
quốc thực dân phải công nhận


quốc chống phá Cách mạng Việt các quyền dân tộc cơ bản.
Nam

Chấm dứt cuộc chiến tranh

Đẩy nhanh 20 vạn quân Trung

xâm lược của đế quốc Pháp –

Hoa Dân quốc về nước, quét

Mỹ. Pháp phải rút hết quân về

sạch bọn phản động tay sai,

nước. Miền Bắc hoàn toàn giải

chính quyền ta trở nên trong

phóng, bước vào giai đoạn

sạch.

cách mạng mới.

+ Bảng kiến thức trên ,tôi sử dụng để ôn tập hoặc phân tích cho học sinh
thấy được bước phát triển trên con đường đấu tranh ngoại giao của Đảng ta với
chính phủ Pháp từ 1946-1954.
Qua bảng so sánh này ,giáo viên có thể cho học sinh thấy được,cùng với

thắng lợi trên mặt trận đấu tranh quân sự ,chính trị ,cuộc kháng chiến chống


Pháp của nhân dân ta cũng giành thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao .Học
sinh sẽ hiểu rõ trong từng điều kiện ,hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà ta ký với
Pháp hai bản Hiệp định khác nhau với mức độ thắng lợi không giống nhau.Bản
hiệp định sơ bộ ta ký trong hoàn cảnh cùng một lúc đối phó với rất nhiều kẻ
thù ,trong khi chính quyến cách mạng non trẻ ...Khó khăn chồng chất khó khăn
...Trong khi đó ,điều kiện khách quan từ Hiệp ước Hoa-Pháp ,đặt nước ta trước
khả năng có thể nhanh chóng đẩy quân Trung Hoa Dân quốc về
nước ...nên ta đã chọn con đường hòa hoãn với Pháp thông qua việc ký hiệp
định sơ bộ .Tất nhiên, hiệp định có nhiều hạn chế ,bởi lúc này Pháp chỉ công
nhận Việt Nam là một quốc gia tự do,có chính phủ ,nghị viện quân đội nhưng lại
nằm trong khối Liên hiệp Pháp .Hành trình để chính phủ Pháp phải tôn trọng
quyền độc lập ,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ phải đến hiệp định Giownevo
năm 1954 mới thực hiện được về mặt văn bản pháp lí quốc tế .Như vậy ,để thấy
rằng thắng lợi ngoại giao,dù từng bước nhỏ và trải qua quá trình lâu dài nhưng
đó là cả một nghệ thuật :kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại
giao,nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm”.Thắng lợi của mặt trân ngoại giao phụ
thuộc vào thắng lợi trên chiến trường .Đó là mối liên hệ ,là quy luật của chiến
tranh giải phóng dân tộc.
+ Với bảng hệ thống kiến thức đã lập ,Tôi có thể thiết kế câu hỏi –bài tập như:
Từ bảng kiến thức về Hiệp định sơ bộ (3/1946) và Hiệp định Giơ –ne -vơ
(7/1954),anh(chị)hãy phân tích thắng lợi ngoại giao của Ta trong cuộc
kháng chiến chống Pháp ?
*GIAI ĐOẠN 1954-1975
Bảng 1: Lập bảng về cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ đối với miền Bắc (5/8/1964
->1/11/1968)và cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai (6/4/1972->15/1/1973): mục đích, thủ đoạn ,đánh giá
hậu qủa.


Nội dung

Chiến tranh phá hoại lần thứ
nhất ( 5/8/1964 – 1/11/1968)

Chiến tranh phá hoại lần
thứ hai
( 6/4/1972 -15/1/1973 )

Mục đích

-Phá tiềm lực kinh tế, quốc

Có 3 mục tiêu như lần I. Ngoài


phòng, phá công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền

ra còn nhằm:
-Cứu nguy cho chiến lược “

Bắc.

Việt Nam hóa” chiến tranh.

-Ngăn chặn sự chi viện từ bên

-Tạo thế mạnh trên bàn đàm


ngoài vào miền Bắc, từ miền

phán ở Pari.

Bắc vào miền Nam.
-Uy hiếp tinh thần, làm lung
lay quyết tâm chống Mỹ cứu
nước của nhân dân ta.
Thủ đoạn

-Huy động lực lượng không
quân, hải quân,… bom đạn…

Thủ đoạn như lần I, sự khác
biệt:

-Mục tiêu đánh phá…

-Sử dụng phổ biến các loại

-Đánh mọi nơi, mọi lúc, mọi

máy bay hiện đại : B52,

thời tiết với cường độ ngày

F111…

càng tăng.


-Đánh ồ ạt toàn bộ miền Bắc,
bao gồm cả thủ đô Hà Nội.
-Thả thủy lôi, bom từ trường,
mìn phong tỏa các cảng, cửa
song, cửa biển, luồng lạch
miền Bắc.

Hậu quả

Tổn thất của
Mỹ

-Tàn phá cơ sở vật chất…
-Gây chết chóc, tàn phế cho

-Mức độ tàn phá vượt xa cuộc
chiến tranh phá hoại lần thứ

dân thường…

nhất.

-3243 máy bay (6-B52, 3F111).143 tàu chiến, tàu biệt

-735 máy bay (61-B52, 10F111).

kích.

125 tàu chiến, tàu biệt kích.


-Diệt, bắt sống hàng nghìn

-Diệt, bắt sống hàng trăm giặc

giặc lái.

lái.


+ Bảng thống kê này giúp học sinh khái quát về cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc bằng không quân và hải quân của đế quốc Mĩ ở hai thời điểm khác
nhau nhưng đều có chung mục đích giống nhau ,tổn thất của cuộc chiến cũng vô
cùng nghiêm trọng.Những số liệu của bảng thống kê trên đã tố cáo thêm tội ác
của Mĩ ,thái độ phê phán gay gắt về một cuộc chiến phi nghĩa .Tổn thất của Mĩ
là hệ quả tất yếu mà chúng đx gây nên .
+Từ bảng trên,Tôi cũng có thể thiết kế thành dạng câu hỏi –bài tập như:
Qua bảng thống kê về hai lần Mĩ ném bom đánh phá miền Bắc bằng không
quân và hải quân ,anh(chị) có suy nghĩ như thế nào về chiến tranh? Trách
nhiệm của thế hệ trẻ trong vấn đề bảo vệ hòa bình ,an ninh hiện nay?
Bảng 2:Lập bảng về khái niệm các chiến lược chiến tranh xâm lược
thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
Nội dung

Chiến tranh đặc
biệt

Chiến tranh cục bộ
(1965 – 1968)

Việt Nam hóa chiến

tranh ( 1969 – 1975)

Là một hình thức
chiến tranh xâm

Là một hình thức
chiến tranh xâm lược

lược thực dân mới

lược thực dân mới

thực dân mới của Mĩ

của Mĩ.

của Mĩ

(1961 – 1965)
Định nghĩa Là một hình thức
chiến tranh xâm

Lực lượng, Quân đội Sài Gòn
phương
( chủ yếu ) + quân
tiện

Quân đội Sài Gòn
Quân đối Sài Gòn
( chủ yếu) +quân Mĩ ( chủ yếu ) +quân Mĩ


Mĩ ( cố vấn) + vũ

(cố vấn trực tiếp

( cố vấn, trực tiếp

khí phương tiện

chiến đấu), quân

chiến đấu), quân chư

chiến tranh của Mĩ.

chư hầu, vai trò

hầu, vai trò quan

quan trọng với số

trọng,số lượng giảm

lượng ngày càng

dần + vũ khí phương

tăng + vũ khí,

tiện chiến tranh của


phương tiện chiến

Mí.

tranh của Mĩ.
Mục đích

Chống lại lực lượng
cách mạng và nhân

Chống lại lực lượng Chống lại lực lượng
cách mạng và nhân cách mạng và nhân


dân ta.
Rút kinh nghiệm

dân ta.
Phô trương lực

dân ta
Chia rẽ khối đoàn kết

đàn áp phong trào

lượng, đe dọa phong của ba nước Đông

cách mạng thế giới.


trào cách mạng thế

Dương.

giới.
+ Bảng này ,giúp học sinh phân biệt khái niệm ,mục đích các chiến lược
chiến tranh của đế quốc Mĩ đã thực hiện ở Việt Nam từ 1961-1975 .Qua đó,rút
ra điểm giống nhau và khác nhau giữa các chiến lược chiến tranh này.
+ Với bảng trên ,Tôi thiết kế dạng câu hỏi –bài tập như: Từ bảng hệ thống
kiến thức trên,anh(chị)hãy rút ra điểm khác nhau cơ bản của chiến lược
chiến tranh cục bộ với các chiến lược chiến tranh còn lại.Tại sao nói :Chiến
tranh cục bộ là hình thức leo thang của Mĩ trong chiến tranh xâm lược ở
Việt Nam?
Bảng 3: So sánh cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 về : thời gian tiến hành, kết quả, ý nghĩa.
Vấn đề so
sánh
Thời gian
Kết quả

Chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ năm 1954

Tổng tiến công và nỗi dậy mùa
Xuân 1975

Từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954 Từ ngày 4/3 đến ngày 2/5/1975
(55 ngày đêm)
(55 ngày đêm)
-Diệt bắt sống 16.200 tên.

-Phá hủy và thu nhiều vũ khí,

-Tiêu diệt, làm tan rã 1,1 triệu
tên địch.

phương tiện chiến tranh.

-Đập tan chính quyền địch từ

-Giải phóng hoàn toàn vùng Tây trung ương đến cơ sở.
Bắc

-Phá hủy và thu một khối lượng
khổng lồ vũ khí, phương tiện
chiến tranh.
-Giải phóng hoàn toàn miền
Nam.

Ý nghĩa

-Là chiến thắng lớn nhất, oanh
liệt nhất trong cuộc kháng chiến

-Là một trong những chiến thắng
lớn nhất, oanh liêt nhất trong


chống Pháp.
-Góp phần quyết định thắng lợi


lịch sử dân tộc.
- Kết thúc thắng lợi cuộc kháng

của hội nghị Giơ –ne-vơ kết

chiến chống Mĩ cứu nước.

thúc thắng lợi cuộc kháng chiến

-Tạo thời cơ lớn cho nhân dân

chống Pháp.

Lào và Campuchia hoàn thành

-Làm nức lòng nhân dân thế

công cuộc giải phóng đất nước.

giới.Làm lung lay hệ thống

-Mở ra kỉ nguyên mới, thuận lợi

thuộc địa của thực dân Pháp.

cho phong trào giải phóng dân

Mở đầu quá trình sụp đổ chủ

tộc thế giới. Làm đảo lộn chiến


nghĩa thực dân cũ.

lược toàn cầu phản cách mạng
của đế quốc Mĩ.

+ Bảng kiến thức này giúp học sinh nắm vững về hai chiến thắng quân sự
quan trọng quyết định để đi đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và
cuộc kháng chiến chống Mĩ .Thắng lợi đó, là cơ sở dẫn đến thắng lợi trên bàn đàm
phán ở hội nghị Gionevo năm 1954 và hội nghị Pari năm 1973.Mặc dù là hai
chiến dịch Điện Biên Phủ và cuộc tổng tiến công –nổi dậy mùa xuân 1975 diễn ra
ở hai thời điểm khác nhau nhưng đều diễn ra trong vòng 55 ngày đêm ...

+ Bảng hệ thống kiến thức này ,Tôi có thể thiết kế thành dạng câu hỏibài tập như: Từ bảng hệ thống kiến thức ,anh(chị) hãy phân tích những
điểm giống nhau cơ bản của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân
1975 với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
Bảng 4: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và
cuôc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Nội dung

cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp.
Đúng đắn sáng tạo

cuộc Kháng chiến chống Mĩ
cứu nước.
Đúng đắn sáng tạo, đ ộc l ập
t ự ch ủ



Đường lối

Đường lối chính trị:
-từ cách mạng dân tộc dân chủ

cách mạng nhân dân tiến lên cách mạng xã

Đường lối chính trị:
-Tiến hành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền

hội chủ nghĩa

Nam,cách mạng xã hội chủ

-Tác dụng:Động viên đến mức

nghĩa ở miền Bắc.

cao nhất sức mạnh toàn dân đến

Tác dụng :Kết hợp của tiền

mức cao nhất sức mạnh toàn

tuyến với hậu phương;sức mạnh

dân cả nước kết hợp với phong


dân tộc với sức mạng thời đại.

trào cách mạng thế giới
Đường lối quân sự:Toàn
dân,toàn diện,trường kì ,tự lực

Đường lối quân sự:Toàn
dân,toàn diện,lâu đài ,dựa vào

cánh sinh.

sức mạnh là chính đồng thời
tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Truyền

Toàn Đảng,toàn dân,toàn quân
đoàn kết một lòng ,quyết tâm

Toàn Đảng,toàn dân,toàn quân
đoàn kết một lòng ,quyết tâm

thống dân

chiến đấu vì độc lập tự do ,nêu

chiến đấu vì độc lập tự do ,nêu

tộc


cao truyền thống yêu nước,chủ

cao truyền thống yêu nước,chủ

nghĩa anh hùng cách mạng

nghĩa anh hùng cách mạng

Xây dựng hậu phương vững
Hậu phương miền Bắc được bảo
chắc về mọi mặt,động viên được vệ vững chắc,được xây dựng
Hậu
phương

Nguyên

cao nhất sức người,sức

củng cố tiềm lực kinh tế,quốc

của,chính trị tinh thần cho tiền

phòng ,đáp ứng ngày càng lớn

tuyến.

yêu cầu chi viện cho miền

Là nhân tố thường xuyên quyết


Nam.Là nhân tố thường xuyên

định thắng lợi .

quyết định thắng lợi.

-Tình đoàn kết chiến đấu của

-Tình đoàn kết chiến đấu của

nhân khách nhân dân 3 nước Đông Dương
quan.

nhân dân 3 nước Đông Dương

-Sự giúp đỡ to lớn của các nước

Trong một chiến lược

xã hội chủ nghĩa .

chung,một chiến trường chung.

-Sự đồng tình,ủng hộ phong trào -Sự giúp đỡ to lớn của các nước


giải phóng dân tộc ,phong trào

xã hội chủ nghĩa .


hòa bình dân chủ,nhân dân tiến

-Sự đồng tình,ủng hộ phong trào

bộ trên thế giới(trong đó có

hòa bình dân chủ,nhân dân tiến

nhân dân pháp)

bộ trên thế giới(trong đó có nhân
dân Mĩ

+ Bảng kiến thức này giúp học sinh ôn tập về nguyen nhân thắng lợi cuộc
kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mĩ .Qua đó,rút ra nguyên
nhân chung và nhận thức đúng vai trò lãng đạo của Đảng dẫn đến những thắng
lợi quan trọng này.
+ Trên cơ sở bảng kiến thức trên, Tôi có thể thiết kế thành dạng câu hỏi-bài
tập như: Từ nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Pháp và kháng chiến chống Mĩ,anh(chị) hãy làm rõ vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc từ 1954-1975?
Qua việc sử dụng phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức, tôi nhận thấy tính hiệu quả như sau :

Lớp dạy
Lớp 12C5
Lớp 12C4
Trong đó:

Sĩ số


Giỏi

Khá

Trung
Bình

Yếu

43
40

8
2

25
20

10
15

0
3

- Lớp 12C5 áp dụng phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức.
- Lớp 12C4 không áp dụng phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức.

3. KẾT LUẬN.
3.1.Kết luận:
Để đạt được hiệu quả cao trong học tập môn lịch sử,trước hết học sinh phải

yêu thích môn lịch sử ,điều này cần tác động rất lớn từ phía giáo viên và vai trò của
giáo viên rất quan trọng việc hình thành tri thức và nhân cách học sinh


Do đó,giáo viên phải là người tổ chức,hướng dẫn cho học sinh tích cực,chủ động
và linh hoạt chiến lĩnh tri thức lịch sử nhân loại.
Trong thực tế dạy học,không có phương pháp đơn nhất nào là tối ưu.vì
vậy giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp và đổi mới phương pháp dạy học
thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực.Hơn nữa ,với các câu hỏi –bài tập thiết kế dựa
trên bảng hệ thống kiến thức,không phải phù hợp với tất cả đối tượng học
sinh.Do đó ,giáo viên phải biết lựa chọn,hướng dẫn để học sinh làm được tốt
nhất các yêu cầu của câu hỏi –bài tập đưa ra.
Mặc dù thời gian nghiên cứu chưa nhiều,phạm vi đề tài chưa sâu.Nhưng
qua thực tế bản thân áp dụng phương pháp này và đạt được nhiều kết quả tốt
đẹp.Tôi trân thành muốn chia sẻ với các đồng nghiệp của mình.Hy vọng nó sẽ
góp phần trong việc nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học.
Tuy nhiên với năng lực bản thân có hạn,cộng với kinh nghiệm giảng dạy
chưa nhiều,chắc chắn đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài này được
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng,tôi xin chân thành cảm ơn tới đồng nghiệp,các em học sinh
Trường THPT Dương Đình Nghệ đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
3.2.Kiến nghị:
- Sử dụng hệ thống kiến thức đem lại hiệu quả rõ rệt trong dạy học,đảm
bảo yêu cầu giáo dưỡng ,giáo dục và phát triển Phương pháp này không chỉ áp
dụng trong dạy học đại trà mà còn đặc biệt cần thiết trong các lĩnh vực khác
như ôn thi THPT quốc gia ,đại học và cả bồi dưỡng học sinh giỏi .So sánh ,lập
bảng kiến thức trong dạy học phù hợp với phương pháp dạy học hiện đại nhằm
phát huy tính tích cực ,chủ động của học sinh.
- Trong chương trình lịch sử THPT,bài nào cũng có vấn đề để lập bảng hệ

thống kiến thức .trong quá trình soạn bài ,lên lớp ,giáo viên cần lưu ý để không
bỏ qua cơ hội nào sử dụng phương pháp này .Tuy nhiên ,cách thức sử dụng phải
hết sức linh hoạt:có thể tiến hành trên lớp,có thể trong câu hỏi soạn bài của học
sinh,có thể là làm bài tập về nhà...


- Hình thức lập bảng phải phong phú,sinh động,thích hợp ,tránh đơn điệu
gây nhàm chán cho học sinh.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do tôi nghiên cứu và thực
hiện, tuyệt đối không coppy của bất cứ tác giả nào.
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Người viết sáng kiến

Ngọ Thị Thuận

MỤC LỤC
Tên đề mục
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu

Trang
1
1
1
1


1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.5 Điểm mới của sáng kiến
2. Nội dung sáng kiến
2.1 Cơ sở lí luận
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.3 Các sáng kiến và giải pháp trước
đó

1
2
2
2
2
3

2.4 Một số bảng hệ thống kiến thức và
cách sử dụng

4

3. Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị

14
14
15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử lớp 12
2. Đại cương lịch sử Việt Nam tập III – Lê Mậu Hãn ( Chủ biên ), NXBGD,

2004
3. Các bài thi học sinh giỏi môn Sử - Phan Ngọc Liên ( chủ biên ) NXB Hà Nội,
2007
4. Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị ( chủ biên )
NXBGD, 2002
Và một số tài liệu tham khảo khác.




×