Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Tiểu luận: Thiết kế nhà máy sản xuất nước ngọt có gas hương xá xị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.21 KB, 56 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC-THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN
MÔN:

THỰC HÀNH THIẾT KẾ NHÀ MÁY THỰC PHẨM

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC
NGỌT CÓ GAS HƯƠNG XÁ XỊ

GVHD:

VŨ THỊ HOAN

LỚP:

DHTP6B

NHÓM TH:

NHÓM 1

TP HCM, ngày 20 tháng 06 năm 2013


I.


Tổng quan
Giới thiệu về nhà máy, sản phẩm
1.1. Giới thiệu về nhà máy nước giải khát có ga hương xá xị
1.

Nhu cầu tiêu thụ nước giải khát có ga ngày càng nhiều và đa dạng. Đáp ứng nhu cầu
đó, nhiều nhà máy sản xuất nước giải khát có gas đã được xây dựng. Và vì lý do đó nhà
máy nước giải khát có gas hương sá xị được tính toán xây dựng.
Tên giao dịch:
 Nhà máy nằm trong KCN AMATA đường số 12 Biên Hòa Đồng Nai. Với giao thông
đi lại thuận tiện, gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nhà máy nằm
gần khu dân cư nên có nguồn nhân lực dồi dào, tạo được công ăn việc làm cho nhiều
người.
 Nhà máy có tổng diện tích khoảng, dự tính sản xuất khoảng 30 triệu lít mỗi năm.
 Nhà máy sử dụng những công nghệ hiện đại mới nhất như dây chuyền sản xuất nước
ngọt có gas chai PET 1 lít, 1,5 lít; dây chuyền sản xuất lon 330 ml,....., nhà máy đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn sản phẩm như ISO , HACCP,...
 Tổng quan nhà máy bao gồm các hạng mục như:
- Kho nguyên liệu
- Kho thành phẩm
- Nhà xưởng sản xuất
- Khu xử lý phế liệu
- Văn phòng
- Khu kiểm tra KCS lưu mẫu
- Khu nhà ăn
- Nhà xe
- Đường nội bộ và cây xanh
- Các công trình phụ
- Diện tích dự phòng
 Các bộ phận ban ngành chính của nhà máy:

- Hội đồng quản trị
- Ban tổng giám đốc
- Phòng nghiên cứu phát triển thị trường
- Phòng bán hàng
- Phòng dịch vụ bán hàng
- Phân xưởng sản xuất
- Phòng cung ứng
- Phòng kế toán – tài chính
- Phòng kế hoạch đầu tư
- Phòng kỹ thuật cơ điện – bảo trì
- Phòng nhân sự
- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm


Nhà máy tập trung sản xuất nước giải khát có gas hương sá xị mong đáp ứng phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất và dây truyền công
nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm.
1.2.

Giới thiệu về sản phẩm nước giải khát có ga hương xá xị
Xá xị hay Sá xị, là một loại nước giải khát tạo hương vị từ nước chiết rễ cây xá xị

(Smilax regelii, thuộc Chi Khúc khắc), được dùng rộng rãi ở một số quốc gia trên thế
giới. Nước xá xị thường được bơm ga Axit cacbonic, thêm có màu sắc giống với côla
nhưng có hương vị đặc trưng riêng.
Tại Việt Nam, trước năm 1975, xá xị rất phổ biến tại miền Nam Việt Nam, và phần
lớn do hãng BGI sản xuất, chứa trong chai thủy tinh, nhãn hiệu có hình con cọp (hổ), nên
còn gọi là "xá xị con cọp". Hay là "xá xị con nai" của hãng Phương Toàn.
Xá xị được tiêu dùng rộng rãi toàn quốc trong thời gian gần đây. Các loại đáng chú
ý như xá xị Mirinda, Chương Dương, Tribeco, zizy… được người tiêu dùng ưa chuộng đã

vài năm.

Nước ngọt hương xá xị Mirinda

Nước ngọt hương xá xị Chương Dương

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, nước giải khát có gas hương xá xị
ngày càng được sản xuất nhiều với nhiều mẫu khác nhau.

-

2.
2.1.

Các loại sản phẩm:
Xá xị đóng trong lon có dung tích 330ml, mỗi thùng có 24 lon.
Xá xị đóng trong các chai nhựa PET có dung tích: 500ml, 1 lít, 1.5 lít.
Tổng quan về nguyên liệu
Nước


Nước là thành phần chủ yếu của nước giải khát nói chung và nước pha chế nói riêng.
Nước sử dụng trong nước giải khát đòi hỏi phải đáp ứng nhiều chỉ tiêu các chỉ tiêu chất
lượng cao, đồng thời phải thõa mãn yêu cầu chất lượng nước uống thông thường và phải
có độ cứng thấp nhằm giảm tiêu hao acid thực phẩm trong quá trình chế biến. Về bản
chất, nước dùng trong sản xuất nước giải khát phải trong suốt không màu không có mùi
vị lạ, không chứa vi sinh vật gây bệnh, đồng thời phải thõa mãn các chỉ tiêu hóa học như
độ cứng, độ mềm, độ oxy hóa, độ cặn….Vì vậy cần phải xử lý nước trước khi đưa vào
pha chế nước giải khát.


-

-

-

Thành phần và tính chất của nước phụ thuộc vào nguồn nước:
Nước ngầm: chứa các loại muối và chất hữu cơ.
Nước mưa: chứa nhiều khí.
Nước mặt: chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vi sinh vật.
Thành phần của nước thường là:
Cặn khô:
200 – 500mg/lít.
SO3:
5 – 8mg/lít.
CaO:
80 – 100mg/lít.
Cl (liên kết):
10 – 40mg/lít.
MgO:
20 – 40mg/lít.
SiO2:
5 – 16mg/lít.
N2 O5 :
≤ 10mg/lít.
Chất hữu cơ:
≤ 2mgO2.
Yêu cầu nước sử dụng trong sản xuất nước giải khát:
Nước phải trong suốt, không màu, không mùi vị.
pH = 6,8 – 7,4.

Độ cứng tạm thời:
0,7 mg-E/lít.
Độ cứng vĩnh cửu:
0,4 – 0,7 mg-E/lít.
2Hàm lượng muối CO3 :
< 50 mg/lít O2.
Hàm lượng muối Mg:
< 100 mg/lít O2.
Hàm lượng Cl2:
7,5 – 150 mg/lít H2O.
Hàm lượng CaSO4:
0 – 200 mg/lít.
NH3 và các muối NO3-, NO2-: không có.
Vi sinh vật:
< 100 tế bào/cm3 H2O.
Chỉ số Coli:
< 3 tế bào/lít H2O.
Độ kiềm:
2 – 30F.
Hàm lượng các muối phải thỏa yêu cầu sau:
• Độ cứng: ≤ 1,5 mg-E/lít.
• Hàm lượng Clo: ≤ 0,5 mg-E/lít.
• H2SO4:
≤ 80 mg-E/lít.











Hàm lượng Asen:
Hàm lượng Pb:
Hàm lượng F:
Hàm lượng Zn:
Hàm lượng Cu:
Hàm lượng Fe2+:
Độ oxy hóa:









0,05 mg-E/lít.
0,1 mg-E/lít.
3 mg-E/lít.
5 mg-E/lít.
3mg-E/lít.
0,3 mg-E/lít.
2 mg-E/lít.

Các muối khoáng chứa trong nước sẽ tham gia phản ứng với muối phốt phát và acid
hữu cơ của dịch đường sẽ làm thay đổi độ chua và pH làm ảnh hưởng tới hoạt động của

enzyme khi đường hóa và lên men. Chính những ảnh hưởng này sẽ làm thay đổi hiệu suất
thu hồi và chất lượng sản phẩm.
2.2.

Đường (re) – saccharoza
Đường là thành phần chính quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng và dinh

dưỡng của nước giải khát pha chế. Hàm lượng đường trong nước giải khát chiếm 8-10%
trọng lượng. Đường đóng vai trò quan trong trong công nghệ nước giải khát, thường cung
cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra, đường còn là chất làm dịu và tạo vị hài hoà giữa vị chua và vị ngọt tạo cảm
giác sảng khoái và thích thú cho người sử dụng.
Trong công nghiệp sản xuất nước giải khát, người ta thường dùng đường Saccharoza
để sản xuất. Phân tử Saccharoza gồm một phân tử glucoza và một phân tử fructoza liên
kết với nhau nhờ nhóm hydroxyl (-OH) glucozit của chúng.
Ngoài ra, chất ngọt tổng hợp đưa vào pha chế nước giải khát phải nằm trong danh
mục cho phép của Bộ Y Tế và với một hàm lượng cho phép. Chất ngọt thường được sử
dụng cho người ăn kiêng, giảm béo như:Aspartame, Acesunfarme - K.
Đường dùng trong nước giải khát dự định của nhà máy là đường tinh luyện, được mua
từ nhà máy sản xuất trong nước. Đường trước khi đem đi sản xuất cần phải kiểm tra các
chỉ tiêu cảm quan (như: trắng óng ánh, hạt đường tương đối đồng đều, không có tạp chất
hay mùi vị lạ, không vón cục…) và các chỉ tiêu hoá (như: độ ẩm, hàm lượng đường


Saccharoza, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng…) và chỉ tiêu vi sinh (tổng số vi
sinh vật hiếu khí, nấm men, nấm mốc, Ecoli…).
Đường saccharoza là một disaccharit có công thức C 12H22O11. Trọng lượng phân tử:
342,30g. Được cấu tạo từ hai đường đơn là α-d glucoza và β-d fructoza.
Công thức cấu tạo:




Thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng
Các chỉ tiêu cảm quan của đường tinh luyện, phải phù hợp với yêu cầu quy định

trong bảng 1.

Bảng 1- Các chỉ tiêu cảm quan
Chỉ tiêu

Yêu cầu

Ngoại hình

Tinh thể màu trắng, kích thước tương đối đồng đều, tơi khô không
vón cục

Mùi, vị

Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt, không
có mùi vị lạ.

Màu sắc

Tinh thể trắng óng ánh. Khi pha vào nước cất cho dung dịch trong
suốt.





Các chỉ tiêu lý – hóa của đường tinh luyện, phải phù hợp với yêu cầu quy định

trong bảng 2.
Bảng 2 - Các chỉ tiêu lý – hóa
STT Tên chỉ tiêu

Mức

1

Độ Pol, (oZ), không nhỏ hơn

2

Hàm lượng đường khử, % khối lượng (m/m), không lớn0,03

99,80

hơn
3

Tro dẫn điện, % khối lượng (m/m), không lớn hơn

0,03

4

Sự giảm khối lượng khi sấy ở 105oC trong 3 h, % khối0,05
lượng (m/m), không lớn hơn


5

Độ màu, đơn vị ICUMSA, không lớn hơn

30

Dư lượng SO2
Sunfua dioxit (SO2), ppm, không lớn hơn 7
Các chất nhiễm bẩn, mức tối đa

- Asen (As):
1 mg/kg
- Đồng (Cu):
2 mg/kg
- Chì (Pb):
0,5 mg/kg


(Theo TCVN 6958 – 2001).
-

Tính chất vật lý
Tinh thể trong suốt, tỷ trọng 1,5897 g/cm 3, nhiệt độ nóng chảy từ 186 – 188 0C, dễ

tan trong nước, tan trong dung môi phân cực, không tan trong dung môi không phân
cực, có tính hút ẩm (khi độ ẩm không khí ≥ 90% thì saccharoza bắt đầu hút ẩm).
Độ quay cực: quay phải, góc quay +66,50.
Tính chất hóa học
Không bị khử dưới tác dụng của chất oxy hóa.
Dưới tác dụng của nhiệt và môi trường acid thì chuyển thành đường nghịch đảo là

fructoza và glucoza.
Với t = 2000C bị caramen hóa (màu nâu đen).
Trong môi trường kiềm, saccharoza chuyển thành sản phẩm có màu như furfurol,
acid acetic, acid butyric,...


-

Dễ tan trong nước với tỉ lệ = nước : đường là 1 : 2. Khi hòa tan thường có gia

nhiệt.
Độ nhớt của dung dịch đường tăng theo chiều tăng của nồng độ và giảm theo
chiều tăng của nhiệt độ.
Độ hòa tan tăng khi có mặt KCl, NaCl, độ hòa tan giảm khi có mặt CaCl 2.
Khi dung dịch đường bão hòa không ổn định, khi thay đổi một số điều kiện như
khuấy trộn cơ học, hạ nhiệt đột ngột, trộn mầm tinh thể, saccharoza sẽ tách ra từ dung
dịch và kết tinh lại.
 Độ hòa tan của saccharoza tinh khiết:
Nhiệt độ (0C)
g

50

55

saccharoza/g 2,59 2,73

60

65


70

75

80

85

90

2,89

3,06

3,25

3,46

3,69

3,94

4,20

nước
2.3.

Khí CO2
Khí CO2 rất phổ biến trong thiên nhiên cả ở trạng thái tự do lẫn kết hợp tùy theo


nhiệt độ và áp suất mà CO2 tồn tại một trong ba dạng rắn lỏng khí.
Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường CO 2 là một chất khí trơ, không cháy và duy
trì sự cháy, không màu và hầu như không mùi. Khi hòa tan trong nước CO 2 sẽ tạo thành
H2CO3 có vị chua dễ chịu. Nhờ tính chất này CO 2 được sử dụng rộng rãi trong nước giải
khát.
-

Vai trò của CO2 trong sản xuất nước giải khát:
Khi uống nước giải khát có CO 2 vào cơ thể, CO2 sẽ thu nhiệt và bay hơi, do đó ta

có cảm giác mát và dễ chịu hơn, thấy vị the ở đầu lưỡi. Do đó mà nó được sử dụng rộng
rãi trong sản xuất nước giải khát.
Vị ngọt và độ bọt của nước uống nói chung và nước giải khát nói riêng được hình
thành phần lớn do hàm lượng CO2 quyết định không tách rời sự có mặt của các chất hòa
tan như: muối khoáng, đường, tarin, pectin, protit và các sản phẩm thủy phân. CO 2 hòa
tan trong nước vẫn là yếu tố quan trọng tạo ra nhiều phản ứng hóa học giữa các chất làm
cho mùi vị của nước uống ngon và dịu hơn. Ngoài ra còn hạn chế được sự hoạt động của
tạp khuẩn, giữ cho nước lâu hỏng.


-

Trong các loại nước khoáng CO2 không chỉ góp phần vào sự hình thành mùi vị mà

còn kết hợp các nguyên tố khác làm tăng khả năng chữa bệnh của nước khoáng.
Điôxít cacbon thu được từ nhiều nguồn khác nhau:
-

Khí thoát ra từ các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và hoạt động


hô hấp của các sinh vật sống hiếu khí.
-

Nó cũng được một số vi sinh vật sản xuất từ sự lên men và sự hô hấp của tế bào.

-

Từ nguồn khoáng bão hòa khí CO2 thiên nhiên.
Các thuộc tính hóa-lý

-

Điôxít cacbon là một khí không màu, không mùi mà khi hít thở phải ở nồng độ cao

tạo ra vị chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng.
-

Tỷ trọng riêng của nó ở 25 °C là 1,98 kg/m3, nặng hơn không khí khoảng 1,5 lần.

Phân tử điôxít cacbon (O=C=O) chứa hai liên kết đôi và có hình dạng tuyến tính.
-

Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, CO 2 là một chất khí trơ, không cháy và

không duy trì sự cháy. Ở nhiệt độ dưới -78 °C, điôxít cacbon ngưng tụ lại thành các tinh
thể màu trắng gọi là băng khô. Điôxít cacbon lỏng chỉ được tạo ra dưới áp suất trên
5,1atm; ở diều kiện áp suất khí quyển, nó chuyển trực tiếp từ các pha khí sang rắn hay
ngược lại theo một quá trình gọi là thăng hoa.
-


Nước sẽ hấp thụ một lượng nhất định điôxít cacbon, và nhiều hơn lượng này khi

khí bị nén. Khoảng 1% điôxít cacbon hòa tan chuyển hóa thành axít cacbonic. Axít
cacbonic phân ly một phần thành các ion bicacbonat (HCO3-) và cacbonat (CO3−2). H2CO3
có vị chua dễ chịu.
Sử dụng:


Điôxít cacbon lỏng và rắn là chất làm lạnh quan trọng, đặc biệt là trong công nghiệp
thực phẩm, trong đó chúng tham gia vào quá trình lưu trữ và vận chuyển các loại kem và
các thực phẩm đông lạnh.
Điôxít cacbon được sử dụng để sản xuất nước giải khát cacbonat hóa và nước sôđa.
Theo truyền thống, quá trình cacbonat hóa trong bia và vang nổ có được do lên men tự
nhiên, nhưng một số nhà sản xuất cacbonat hóa các đồ uống này một cách nhân tạo.
Ngoài ra CO2 còn được sử dụng trong y tế, chữa cháy và công nghệ sản xuất muối
cacbonat và bicacbonat, sử dụng như khí điều áp rẻ tiền, không cháy, dùng làm khí nén
trong các phao cứu hộ, sử dụng trong công nghệ sinh học, nông nghiệp,...
2.4.

Acid thực phẩm
Acid thực phẩm là thành phần không thể thiếu được trong các loại nước giải khát, tạo

vị chua dịu cho nước giải khát, tăng độ hài hoà và hương thơm cho sản phẩm, tăng khả
năng chuyển hoá saccharoza thành glucoza và fructoza,tạo môi trường pHthấp (3-4) có
tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật, có tác dụng bảo quản.
Các loại acid thực phẩm thường dùng nhiều là : acid citric, acid tactric, acid
phosphoric, acid lactic…
Một số loại acid thường dùng trong nước giải khát:
a.


Acid citric (C6H8O7)
Axít citric hay axít xitric là một axít hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và

cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt. Trong hóa
sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình axít citric và vì thế xuất
hiện trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Nó cũng được coi là tác nhân làm sạch
tốt về mặt môi trường và đóng vai trò của chất chống ôxi hóa.
Axít citric tồn tại trong một loạt các loại rau quả, chủ yếu là các loại quả của chi
Citrus. Các loài chanh có hàm lượng cao axít citric; có thể tới 8% khối lượng khô trong


quả của chúng (1,38-1,44 gam trên mỗi aoxơ nước quả). Hàm lượng của axít citric trong
quả cam, chanh nằm trong khoảng từ 0,005 mol/L đối với các loài cam và bưởi chùm tới
0,030 mol/L trong các loài chanh. Các giá trị này cũng phụ thuộc vào các điều kiện môi
trường gieo trồng.
Tính chất
Ở nhiệt độ phòng, axít citric là chất bột kết tinh màu trắng. Nó có thể tồn tại dưới
dạng khan (không chứa nước) hay dưới dạng ngậm một phân tử nước (monohydrat).
Dạng khan kết tinh từ nước nóng, trong khi dạng monohydrat hình thành khi axít
citric kết tinh từ nước lạnh. Dạng monohydrat có thể chuyển hóa thành dạng khan khi
nung nóng tới trên 74 °C. Axít citric cũng hòa tan trong etanol khan tuyệt đối (76 phần
axít citric trên mỗi 100 phần etanol) ở 15 C.
Về cấu trúc hóa học, axít citric chia sẻ các tính chất của các axít cacboxylic khác. Khi
bị nung nóng trên 175 °C, nó bị phân hủy để giải phóng điôxít cacbon và nước.

Công thức cấu tạo:

Sử dụng:
Năm 2007, tổng sản lượng sản xuất axít citric trên khắp thế giới là khoảng 1.700.000

tấn. Trên 50% sản lượng này được sản xuất tại Trung Quốc. Trên 50% được sử dụng như


là chất tạo độ chua trong các loại đồ uống và khoảng 20% trong các ứng dụng thực phẩm
khác, 20% cho các ứng dụng chất tẩy rửa và 10% cho các ứng dụng phi thực phẩm khác
như hóa mỹ phẩm và công nghiệp hóa chất.
Phụ gia thực phẩm:
Trong vai trò của một phụ gia thực phẩm, axít citric được sử dụng như là chất tạo
hương vị và chất bảo quản trong thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là các loại đồ uống nhẹ.
Nó được ký hiệu bằng một số E là E330. Các muối citrat của các kim loại khác nhau
được sử dụng để chuyển giao các khoáng chất này ở dạng có thể sử dụng được về mặt
sinh học trong nhiều chất bổ sung dinh dưỡng. Các tính chất đệm của các citrat được sử
dụng để kiểm soát pH trong các chất tẩy rửa dùng trong gia đình và trong dược phẩm. Tại
Hoa Kỳ, độ tinh khiết của axít citric cần thiết để làm phụ gia thực phẩm được định nghĩa
bởi Food Chemical Codex (FCC), được công bố trong Dược điển Hoa Kỳ (USP).
Làm mềm nước:
Khả năng của axít citric trong chelat các kim loại làm cho nó trở thành hữu ích trong
xà phòng và các loại bột giặt. Bằng sự chelat hóa các kim loại trong nước cứng, nó làm
cho các chất tẩy rửa này tạo bọt và làm việc tốt hơn mà không cần phải làm mềm nước.
Theo kiểu tương tự, axít citric được dùng để tái sinh các vật liệu trao đổi ion dùng trong
các chất làm mềm nước bởi nó kết tủa các ion kim loại đã tích lũy như là các phức chất
citrat.
Ngoài ra acid citric còn được sử dụng trong công nghệ sinh học và công nghiệp dược
phẩm, là thành phần hoạt hóa trong một số dung dịch tẩy rửa, tổng hợp HMTD (một chất
nổ), dùng trong sản xuất rượu vang,...
b.

Acid tartaric (C4H6O6)
Công thức cấu tạo:



Axit tartaric là một tinh thể màu trắng, không màu, tan tốt trong nước Nó có trong
nhiều loài thực vật, đặc biệt là nho , chuối , và tamarinds , thường được kết hợp với
baking soda để hoạt động như một chất men trong công thức nấu ăn, và là một trong
những axit chính được tìm thấy trong Nó được thêm vào các loại thực phẩm khác để cung
cấp cho một hương vị chua, và được sử dụng như một chất chống oxy hóa
Axit tartaric lần đầu tiên được phân lập từ tartrate kali vào khoảng năm 800 sau
công nguyên. Quá trình phân lập hiện đại đã được phát triển vào năm 1769 bởi nhà hóa
học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele.
Acid tartaric thu nhận được đa phần từ nguồn phế thải của công nghiệp sản xuất
rượu nho.
2.5.

a.

Các chất phụ gia
Chất bảo quản (E211)
Natri benzoat (E211): có công thức hoá học là C6H5COONa. Nó là muối natri của

axit benzoic và tồn tại ở dạng này khi hoà tan trong nước. Nó có thể được sản xuất bằng
phản ứng giữa natri hydroxit và axit benzoic.
Công thức cấu tạo:


Natri benzoat là một chất bảo quản thực phẩm. Nó là chất kìm hãm sự phát triển của
vi khuẩn và nấm trong môi trường axit. Nó được dùng thịnh hành nhất trong các thực
phẩm có tính axit như rau trộn dầm giấm, đồ uống có ga (axit cacbonic), mứt và nước trái
cây (axit xitric), dưa chua (giấm ăn) và các gia vị. Nó còn được tìm thấy trong nước súc
miệng chứa cồn và xi tráng bạc. Nó còn có thể có trong xirô trị ho như Robitussin. Chất
này được công bố trên nhãn hàng là 'natri benzoat' hay E211.

Nó còn được dùng trong pháo hoa như là nhiên liệu trong việc hoà hợp âm, một chất
bột phát ra tiếng nổ khi nén vào ống và đốt cháy.
Natri benzoat được sản xuất bằng phản ứng trung hoà giữa axit benzoic với natri
hydroxit. Axit benzoic có thể tìm thấy với cấp độ thấp trong cây nam việt quất, mận, mận
lục, quế, đinh hương chín và táo. Dù axit benzoic có tác dụng bảo quản tốt hơn, natri
benzoat vẫn được dùng phổ biến như là chất phụ gia thực phẩm vì axit benzoic không tan
nhiều trong nước. Sự cô cạn thành chất bảo quản được giới hạn ở Mỹ bởi FDA với 0.1%
khối lượng. CHƯƠNG TRÌNH THẾ GIỚI VỀ AN TOÀN HOÁ HỌC không tìm thấy
ảnh hưởng có hại nào cho con người với liều lượng 647–825 mg/kg khối lượng cơ thể
mỗi ngày.

b.

Các chất màu
Muốn cho nước giải khát có màu đẹp hấp dẫn người ta thường dùng các chất màu

tự nhiên hay tổng hợp. Chất màu tự nhiên phần nhiều trích từ rễ cây vỏ quả hoặc đường
cháy.
Gồm có hai loại: màu tự nhiên và màu nhân tạo:
-

Màu tự nhiên: được trích ly từ lá (màu xanh lá dứa, máu tím lá cẩm), củ (màu đỏ tía

của củ dền, màu vàng của củ nghệ), quả (màu cam của quả gấc, màu đỏ của hạt điều


màu). Chúng thường có giá trị cao và liều dùng lớn nên thích hợp với các sản phẩm cao
cấp, sản phẩm bổ dưỡng, sản phẩm cho trẻ em, sản phẩm dược …
Màu tổng hợp: được tạo bằng phương pháp hoá học từ các nguyên liệu nhân tạo.
Màu tổng hợp thường rẻ, sử dụng với hàm lượng thấp và khá bền.

Màu trước khi sử dụng phải được đánh giá cảm quan và kiểm tra độ màu theo tiêu
chuẩn đã chọn, phải được sự cho phép của Bộ Y Tế.
-

Chất màu tự nhiên: Caramen
Trong pha chế nước giải khát dùng đường cháy, là sản phẩm thu được khi đun nước

-

đường tới 180 – 1900C, là chất lỏng màu sẫm tối, hơi đắng nên gọi là keo đắng.
Đường cháy hòa tan tốt trong nước, dùng để pha chế nước giải khát có độ màu khác
nhau.
Caramen keo đắng là chất màu tự nhiên thu được bằng cách nấu saccharoza trong nồi

tới nhiệt độ 180 – 1900C.
Đầu tiên đường nóng chảy ở nhiệt độ 1600C. Đây là quá trình thủy phân đường:

Đến 180 – 1900C sẽ tạo thành isosaccharozan

Khi nhiệt độ đạt 1900C sẽ mất nước tạo thành caramelan (C 24H36O18) màu vàng óng,
lúc này dịch đường bị mất khoảng 10,5% nước. Tại thời điểm này nếu thời gian kéo dài
lâu hơn thì sẽ chuyển nhanh thành caramelen (C 36H50O25), mất khoảng 14% nước. Khi
nhiệt độ cao hơn 2000C sẽ bị mất khoảng 25% nước và caramelin (C 24H36O13) hình thành.
Caramelan và caramelen hòa tan tốt trong nước còn caramelin hầu như không hòa tan. Vì
vậy khi sản xuất cần caramen dừng lại khi tạo ra caramelen.
Chất màu nhân tạo: Amarant
Amarant có màu đỏ nâu đến nâu sậm, là muối natri của acid β-naphtoldisulfo. Tan
trong nước, tan một phần trong etanol. Liều lượng dùng 0 – 1,5 mg/lít thể trọng. Thường
để tạo màu cho đồ uống, mứt quả.
-


Các yêu cầu khi sử dụng chất màu:


-

Là những chất không gây độc tính, không gây ung thư.
Những sản phẩm chuyển hóa của các chất màu là những chất không có độc tính.
Các chất màu có tính đồng nhất cao. Trong đó phải chứa trên 60% phẩm màu nguyên
chất, còn lại là những chất không độc.
Phẩm màu là những chất không chứa những tạp chất sau:
• Cr, Se, U.
• Một vài chất thuộc nhóm cacbua hydro thơm và đa vòng, các chất này gây ung

thư.
• Hg, cadimi (là những chất độc).
• Trong quá trình sử dụng không được gây ngộ độc tích lũy.
• Không được chứa các chất như: As, Pb, các kim loại nặng.
c.
Hương liệu
Chất thơm: là một trong những nguyên liệu quan trọng trong thành phần của nước
giải khát. Tuy chỉ chiếm số lượng ít nhưng nó tạo cho nước giải khát có mùi thơm đặc
trưng và hương mát dịu.
Chất mùi: là một chế phẩm, có thể là đơn chất cũng có thể là một hỗn hợp, có
nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, tạo ra toàn bộ hoặc một phần cảm giác mùi đặc trưng
của thực phẩm hoặc một sản phẩm khác khi đưa vào miệng.
Mùi thơm có thể do một cấu tử tạo nên hay có thể do một hỗn hợp chất tạo nên.
Thường hàm lượng của chất bay hơi thường rất nhỏ, được tính bằng phần chục, phần
trăm.
Hương liệu tổng hợp: là những chất thơm được nhận bằng con đường tổng hợp

hóa học. Là dung dịch rượu nước chứa từ 4 – 13% chất thơm tổng hợp.
Dung dịch phải hòa tan hoàn toàn trong nước theo bất kì tỷ lệ nào và không được
chứa Zn, Cu. Hàm lượng Asen ≤ 0,00014%.
Trong thành phần của hương liệu bao gồm những ester phức tạp và các chất thơm hòa
tan, acetat etyl, batyrat etyl, etylvalorinat. Ngoài ra chúng còn chứa một số chất thơm của
nhóm khác như vanilin, cumarin,...
-

Hương liệu tự nhiên: dùng nhiều để pha chế nước giải khát lấy từ tinh dầu của vỏ

hoặc vị của thịt quả.
Hàm lượng tinh dầu trong quả thuộc giống, khí hậu, đất đai và điều kiện chăm sóc.
Tinh dầu nhiều trong vỏ, còn thịt và quả ít hơn.


Trong tinh dầu tự nhiên chứa nhiều terpen vì vậy nên loại terpen bằng cách pha tinh
dầu với cồn 700. Lúc này terpen sẽ kết tủa, tinh dầu không chứa terpen rất bền và không
mất mùi khi bảo quản.
3.

Cơ sở lý thuyết trong quá trình sản xuất syrup bán thành phẩm:
Nấu nước đường:
Đường là một thành phần quan trọng của nước giải khát, nó điều chỉnh và làm hài

3.1.

-

hòa giữa vị chua, độ ngọt và mùi thơm của nước uống. Tùy thuộc nước giải khát, lượng
đường cho vào có thể khác nhau.

Đường trước khi cho vào nước giải khát nấu thành dạng syrup có nồng độ 50 –
70%. Syrup nhất thiết phải được đun sôi, lọc và làm lạnh.
Độ hòa tan của saccharoza phụ thuộc vào nhiệt độ nước, độ hòa tan của
saccharoza tăng cùng với nhiệt độ và đạt cao nhất ở nhiệt độ sôi của nước, nhưng nhiệt
độ sôi của dung dịch lại phụ thuộc vào hàm lượng đường.
Muốn nhận được syrup có chất lượng cao và bảo quản được lâu ta cần biến
saccharoza thành đường khử. Muốn vậy ta cho acid thực phẩm vào với hàm lượng vừa
phải đủ cho phản ứng hoàn toàn.
 Quá trình chuyển saccharoza thành đường khử:

(saccharoza)

(nước)

(glucoza)

(fructoza)

Lượng acid cần thiết đảm bảo cho phản ứng hoàn toàn: HNO3 = 125 – 130g/100kg.



Quá trình nấu syrup gồm 3 giai đoạn:
Hòa tan đường trong nước.
Đun sôi.
Chuyển hóa đường thành syrup.
Sau khi hòa tan đường, ta vớt bọt và các tạp chất trên bề mặt dung dịch. Sau đó

đun sôi khoảng 20 – 30 phút để diệt hết tạp khuẩn.
• Giai đoạn chuyển hóa đường được thực hiện bằng cách làm nguội tới 80 – 90 0C,

sau đó cho acid thực phẩm vào, khuấy đều và giữu ở nhiệt độ này khoảng 1,5 – 2
giờ.
• Lượng nước bay hơi vào giai đoạn này khoảng từ 2 – 5% lượng nước cho vào vì
vậy cần tính toán cẩn thận để đạt được syrup mong muốn.
Thiết bị


Người ta thường dùng loại nồi bằng inox có 2 vỏ. Giữa 2 vỏ chứa hơi nước là tác
nhân nhiệt cho quá trình nấu.
Trong nồi có chứa cánh khuấy, nhiệt độ nấu dao động trong khoảng 90 – 1100C.
Trong quá trình nấu có thể bổ sung thêm một số chất hấp phụ như: diatomit để hấp thụ
cặn và keo tụ. Để hấp thụ các chất màu và mùi có thể sử dụng bột than.
Lọc nước đường

3.2.

Lọc syrup phải thực hiện ở trạng thái nóng nhằm tách hết các tạp chất cơ học như
rác, đất, cát lẫn vào đường.
Dùng thiết bị lọc khung bản để lọc. Có thể dùng thêm bột trợ lọc.
Làm lạnh syrup

3.3.

Sau khi lọc, syrup được làm lạnh tự nhiên, nhưng trước khi pha hương liệu nhất
thiết phải làm lạnh đến nhiệt độ thấp 4 – 100C để hạn chế tổn thất, giữ được hương thơm.
Sau khi lọc và làm lạnh, syrup phải trong suốt và không có mùi lạ.
Pha chế syrup bán thành phẩm

3.4.


Đây là quá trình hòa lẫn tất cả các cấu tử có trong thành phần của nước giải khát (trừ
nước bão hòa CO2). Đem syrup này pha chế với nước bão hòa CO 2 theo tỉ lệ nhất định ta
sẽ có nước giải khát có gas.
II.
1.

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM:
Tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy:
Để thiết kế và xây dựng nhà máy nước ngọt có gas hoạt động có hiệu quả, việc đầu

tiên là phải lựa chọn một địa điểm xây dựng thích hợp. Địa điểm được lựa chọn cần đáp
ứng được yêu cầu sau:
-

Phù hợp với qui hoạch chung của tỉnh, thành phố.
Gần nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thuận tiện về mặt giao thông.
Đảm bảo các nguồn điện, nước, nhiên liệu.
Nơi có nguồn lao động dồi dào, tránh xa khu dân cư đông đúc để đảm bảo môi
trường và tránh ùn tắc giao thông.


Hơn nữa đặc thù của nhà máy sản xuất nước ngọt có gas là cần phải có một địa điểm
giao thông thuận tiện, gần thị trường tiêu thụ và nguồn nước dồi dào, gần nguồn nguyên
liệu, quan trọng như gần nhà máy sản xuất đường… Dựa vào những yêu cầu trên em
chọn địa điểm xây dựng nhà máy nằm trong khu AMATA đường số 12 Biên Hòa Đồng
Nai. Đây là một khu kinh tế mới có diện tích rộng và đất trống còn nhiều, có nhiều tiềm
năng để phát triển kinh tế xã hội. Các khu dân cư và đô thị xung quanh đang được xây
dựng và mở rộng, đây là một vùng đất rộng lớn khá bằng phẳng, điều kiện cơ sở hạ tầng
tốt.

2.

So sánh các địa điểm:
Nhân tố lựa chọn địa KCN
điểm
THÀNH

Giá

Cơ sở
tầng

Giá đất

LONG KCN
TRẠCH 1

45 -> 60 USD/m2

NHƠN KCN AMATA

45
->
60 45 -> 60 USD/m2
USD/m2/toàn
bộ
thời gian thuê đất
(đến năm 2048)

Giá điện 815 đồng/Kwh


815 đồng/Kwh

0,073 USD/Kwh

Giá nước 4.820 đồng/m3

4.590 đồng/m3

4.820 đồng/m3

Giá xử lí 0,32 USD/m3
nước
thải

0,28 USD/m3

0,28 USD/m3

hạ Giao
thông

Số km đường giao - Đường bêtông nhựa Rộng 52m
thông: 19,8 km
dùng cho xe có tải 4 làn đường
Hệ thống trục chính trọng H30.
Rộng 24m4 làn
Bao
gồm
các

loại
+ Rộng: 31m
đường có chiều rộng
+ Số làn xe: 4
8m, 12m, 16m
Hệ thống giao
thông trục nội bộ
+ Rộng: 24m
+ Số làn xe: 2


Cấp điện Từ lưới điện quốc công suất 103MVA
gia với công suất Trạm biến áp được
cấp: 2 x 63MVA
cấp điện 110KV từ 3
nguồn điện từ lưới
điện quốc gia

Cấp
nước

Từ nhà máy nước được cấp từ nguồn
nước ngầm, qua hệ
Thiện
Tân. thống xử lý của Nhà
20000m3/ngày
máy nước sạch với
công suất 22.000m3
ngày đêm


Thông
+ Điện thọai cố
tin liên định
lạc
+ Đường truyền
Internet ADSL
Xử
nước
thải

trạm điện 22Kv
+
Công
suất
13MW và trạm
điện quốc gia
64MW.

Cấp nước đáp ứng
nhu
cầu
của
doanh
nghiệp
Công
suất
3
30.000m /ngày

hệ thống thông tin Thông tin liên lạc

liên lạc đầy đủ đảm thuận tiện trong
bảo liên lạc trong và ngoài nước
nước và quốc tế dễ
dàng

lí + Công suất Nhà công suất 4.000 m3/ công suất hiện tại
máy:
5.000 ngày đêm.
5.000 m3/ngày.
m3/ngày đêm (giai
đoạn 1), Nhà máy
Công suất tối đa :
15.000m3/ngày
đêm
+ Vốn đầu tư: 30 tỷ
VNĐ (Giai đọan 1)
+ Tiêu chuẩn nước
thải sau xử lý: tiêu
chuẩn
TCVN
5945:2005, cột B.

Nguồn cung cấp nguyên Do đây là nhà máy sản xuất nước ngọt có gas nên nguyên liệu


liệu
Vị trí kcn

chính là đường và một số chất phụ gia khác nên nguồn cung
cấp chính là các tp lớn như tp HCM

TP. Biên Hòa: 15 thuận lợi về. Khoảng
km
cách từ Khu công
- TP. Hồ Chí Minh: nghiệp Nhơn Trạch
1 tới Tp. Hồ Chí
45 km
Minh là 60 Km, tới
- Cảng nước sâu Phú Thành phố Biên Hoà
Mỹ: 55 km
là 40km, tới Thành
- Cảng biển Vũng phố Vũng Tàu là
Tàu: 75 km
60km.
- Cảng Gò Dầu: 23
km
- Ga Biên Hòa: 15
km
- Ga Sóng Thần: 30
km
- Sân bay Tân Sơn
Nhất: 45 km
- Sân bay Quốc tế
mới: 11 km

Cách trung tâm
TP.HCM: 32 Km
- Cách ga Sài Gòn:
32 Km
- Cách cảng Đồng
Nai: 4 Km

- Tân Cảng: 26 Km

- Cảng Sài Gòn: 32
- Trong tương lai khi Km
dự án đường cao tốc - Cảng Phú Mỹ: 40
Thành phố Hồ Chí Km
Minh - Long Thành
- Dầu Giây đi vào - Cách Sân bay
hoạt
động
thì Quốc tế Tân Sơn
khoảng cách từ Khu Nhất: 32 Km
công nghiệp Nhơn
Trạch 1 tới Thành
phố Hồ Chí Minh
được rút ngắn chỉ
còn 24km.

Nguồn lao động và giá Nhìn chung nguồn lao động ở các khu công nghiệp đến từ khắp
thuê nhân công
mọi nơi trong cả nước nhưng theo điều tra thực tế thì hầu hết
tại các công ty ở 3 KCN trên thì giá thuê nhân công ở kcn
amata> kcn Nhơn Trạch> kcn Long Thành
Tình hình đầu tư

Tổng diện tích: 488 - Tổng diện tích: 430 Tổng
diện
ha
ha
tích: 494 ha

Còn trống 96.42ha - Tỉ lệ đất đã cho - Tỉ lệ đất đã cho
thuê: 88%
thuê: 60,55%
Đất còn trống là Còn trống 194.883
94.6 ha
ha

Ngành nghề thu hút

Ngành cơ khí chế Dệt; May mặc; Điện Điện, Điện tử, Cơ
tạo thiết bị phụ


tùng, điện tử công
nghệ thông tin, hóa
chất, hóa dầu, sản
xuất các sản phẩm
hóa chất tiêu dùng
mỹ phẩm, công
nghiệp hàng tiêu
dùng, thự phẩm ….
Đất đai

tử

khí

- Thực phẩm; Cơ khí; - Thực
phẩm;
Vật liệu xây dựng

Dược phẩm; Mỹ
Nông
- Các dịch vụ cho phẩm;
thuê kho bãi, vận dược; Thuốc diệt
côn trùng; Hóa
chuyển container
chất…..

Nhìn chung đất ở 3 khu công nghiệp đều thuộc loại đất cứng

Điều kiện tự nhiên
2. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy
Để thiết kế và xây dựng nhà máy bia hoạt động có hiệu quả, việc đầu tiên là phải
lựa chọn một địa điểm xây dựng thích hợp.Địa điểm được lựa chọn cần đáp ứng được yêu
cầu sau:
-

Phù hợp với qui hoạch chung của tỉnh, thành phố.
Gần nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thuận tiện về mặt giao thông.
Đảm bảo các nguồn điện, nước, nhiên liệu.
Nơi có nguồn lao động dồi dào, tránh xa khu dân cư đông đúc để đảm bảo môi
trường và tránh ùn tắc giao thông.
Hơn nữa đặc thù của nhà máy sản xuất nước ngọt có gas là cần phải có một địa

điểm giao thông thuận tiện, gần thị trường tiêu thụ và nguồn nước dồi dào, gần nguồn
nguyên liệu, quan trọng như gần nhà máy sản xuất đường… Dựa vào những yêu cầu trên
em chọ địa điểm xây dựng nhà máy nằm trong khu AMATA đường số 12 Biên Hòa Đồng
Nai. Với tổng diện tích khoảng 7ha. Đây là một khu kinh tế mới có diện tích rộng và
đất trống còn nhiều, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội. Các khu dân cư và

đô thị xung quanh đang được xây dựng và mở rộng, đây là một vùng đất rộng lớn khá
bằng phẳng, điều kiện cơ sở hạ tầng tốt.
III.
1.

LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
Đặc điểm thiên nhiên, môi trường


a.
Đặc điểm thiên nhiên
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn
trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt
theo phân loại khí hậu Köppen với miền Bắc mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm, Bắc
Trung Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền Nam và Nam Trung Bộ mang đặc điểm
nhiệt đới Xavan.
Sự khác biệt khí hậu đặc trưng là kiểu khí hậu của hai miền Nam Bắc, thể hiện rõ
nét qua ranh giới đèo Hải Vân.
Sự khác biệt nằm ở chỗ miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa,
còn miền Nam thì có khí hậu xavan nhiệt đới.
Khí hậu cận nhiệt đới ẩm là một kiểu khí hậu đặc trưng bởi mùa hè nóng và ẩm,
mùa đông mát và khá lạnh.
Khí hậu nhiệt đới xavan có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên
18°C và thường có một mùa khô rõ rệt.
Do có sự khác biệt rõ rệt về khí hậu 2 miền Nam – Bắc nên ảnh hưởng rất lớn đến sự
tiêu thụ nước giải khát. Lượng tiêu thụ ở miền Nam sẽ cao hơn miền Bắc.
b.

Môi trường không khí
Khái niệm

Môi trường không khí trong nhà máy là khoảng không gian nằm trên toàn bộ diện tích
mặt bằng trong một khu vực mà nhà máy được phép quản lý bao gồm:
- Không gian của các nhà xưởng chính dùng trong quá trình sản xuất.
- Không gian của các công trình xây dựng để phục vụ cho sản xuất chính như:
xưởng cơ khí, xưởng bao bì, xưởng in, kho nguyên liệu chính và phụ, kho phế liệu…
- Không gian tại nơi làm việc của cơ quan quản lý nhà máy.
- Không gian của các công trình khác như đường đi, vườn cây, hồ nước, nhà ăn, nhà
vệ sinh… và các khoảng đất dự trữ với mục đích mở rộng sản xuất.
Ngoài ra còn có môi trường xung quanh nhà máy.
Các tác nhân gây ô nhiễm mội trường không khí
 Hơi nước trong không khí
Về nguyên tắc, hơi nước trong không khí không phải là chất trực tiếp gây ra độc hại
nhưng độ ẩm trong không khí lại là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển sinh
độc tố hoặc nhiễm vào sản phẩm. Độ ẩm không khí cao thì vi sinh vật phát triển nhanh và
mạnh.Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy phải khô ráo, thoáng mát, không bị ẩm ướt,
đặc biệt là tại nhà xưởng sản xuất.
 Khói của các lò đốt
Như chúng ta đã biết trong sản phẩm cháy do nhiên liệu sản sinh khí cháy có chứa
nhiều loại khí độc hại cho sức khỏe con người như SO 2, CO, CO2, NO2, hydratcarbon và
tro bụi. Các khí thải này có thể nhiễm vào thực phẩm. Nguồn gây ô nhiễm do các phương
tiện giao thông, do các nhà máy nhiệt điện, do đốt các loại phế thải đô thị và sinh hoạt.
 Các chất thải dễ bay hơi


- Các chất thải dễ bay hơi như: Ammoniac, Acid sulfuro (SO 2), các oxit nito, hydro
slfua ( H2S),…
- Nguồn gốc gây ô nhiễm:
• Hơi ammoniac bốc ra do lên men thối các hợp chất hữu cơ…
• Sản phẩm trong quá trình chưng cất than, lò cốc, lò khí than.
• Công nghiệp dầu mỏ

• Công nghiệp đông lạnh
• Nhiều ngành công nghiệp hóa chất như sản suất thuốc bảo quản, sát trùng, natri
carbon, chất dẻo, phân đạm…
• Công nghiệp giấy và đường
• Nhà máy thuộc da
• Công nghiệp cao su
 Hệ vi sinh vật trong không khí
- Trong không khí có nhiều bào tử nấm mốc, tế bào nấm men, bào tử và tế bào vi
khuẩn. số lượng chủng loại không giống nhau tùy thuộc vào các yếu tố như:
• Thường thì mùa đông lượng vi sinh vật ít nhất so với các mùa trong năm còn mùa
hè thì cao nhất.
• Vùng địa lý: lượng vi sinh vật gần đường quốc lộ có nhiều xe qua lại bao giờ cũng
nhiều hơn không khí xa đường quốc lộ. lượng vi sinh vật trong không khí còn phụ thuộc
vào độ cao.
• Hoạt động con người.
c. Môi trường đất
Khái niệm
Mội trường đất trong nhà máy là toàn bộ các công trình xây dựng trong khuôn viên
của nhà máy bao gồm:
- Nền nhà, tường nhà, trần nhà, mái nhà của các công trình xây dựng phục vụ sản
xuất.
- Đường đi, vườn cây xanh và các công trình văn hóa khác trong khuôn viên nhà
máy
- Bãi chứa tự nhiên, bãi chứa chất thải rắn.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất
- Các chất thải sinh hoạt
- Hóa chất bảo vệ thực vật
- Hệ vi sinh vật trong đất
2.
Vùng nguyên liệu

a.
Nguồn nước
Sử dụng nguồn nước tại chỗ đã qua xử lý và đạt chuẩn theo yêu cầu.
b.
Nguyên liệu khác
Nguyên liệu của nước giải khát thì gồm đường, phụ gia thực phẩm, hương liệu…


-

Đường: cần chọn địa điểm gần các nhà máy sản xuất đường tinh luyện lớn như nhà
máy đường Biên Hòa (Đồng Nai), BourBon (Tây Ninh), La Ngà ( Đồng Nai)…
- Phụ gia, hương liệu… đồng thời nhà máy không được quá xa các thành phố lớn như
TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một,… Các công ty nhập khẩu và phân phối
phụ gia, hương liệu thường trong các thành phố lớn.
Giảm chi phí vận chuyển.
3.
Hợp tác hóa
Nhà máy sản xuất nước giải khát có thể xây dựng gần các nhà máy sản xuất khác có
quan hệ hợp tác như:
- Nhà máy đường: nguyên liệu cho sản xuất
- Nhà máy xử lý và cung cấp nguồn nước cấp: nước là nguồn nguyên liệu chính cho
sản xuất
- Các công ty hương liệu, phụ gia..
- Nhà máy xử lý phế thải, nước thải
Để nhà máy thuận tiện cho việc thu mua nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm và
phế phẩm, cần phải hợp tác hoá với các nhà máy lân cận để sử dụng chung những công
trình điện, nước, giao thông, thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm... nhằm giảm bớt
vốn đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian hoàn vốn đồng thời sử dụng tuần hoàn các chất
thải chống ô nhiễm môi trường.

4.

Nguồn cung cấp điện
Nguồn điện rất quan trọng cho mọi hoạt động của nhà máy nên cần phải được chú
trọng hàng đầu để đảm bảo không thiếu điện, hoặc không có điện hoặc nguồn điện không
đủ mạnh làm ảnh hưởng đến các hoạt động nhất là hoạt động sản xuất quyết định năng
suất nhà máy. Nguồn điện sử dụng:
Lưới điện quốc gia: có trạm biến áp.
Nhà máy điện dự phòng
5.
Nhiên liệu
Nhiên liệu chủ yếu là dầu FO dùng đốt nóng lò hơi riêng của nhà máy, NH 3 làm tác
nhân lạnh, dầu bôi trơn,… được mua và nhập từ các nhà máy có uy tín, chất lượng.
6.
a.
-

Nguồn nước và xử lý nguồn nước
Nguồn nước
Khái niệm môi trường nước trong sản xuất
Môi trường nước trong nhà máy gồm nguồn nước cấp cho mọi hoạt động của xí
nghiệp và nguồn nước thải.
Nước cấp trong nhà máy phải được coi là nguyên liệu chế biến thực phẩm, đặc biệt là
nhà máy sản xuất nước giải khát nước là nguồn nguyên liệu chính và quan trọng nhất
của nhà máy. Vì thế mức độ sạch của nước cấp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản
phẩm và chất lượng về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Mức độ sạch của nước phụ
thuộc vào nguồn nước khai thác và cách xử lý nguồn nước.



×