Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH DỰ ÁN XÂY CẦU MỚI TẠI XÃ HỮU HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.02 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH
DỰ ÁN XÂY CẦU MỚI TẠI XÃ HỮU HÒA

Hà Nội, 06/2020


MỤC LỤC
1. Nhận dạng vấn đề và xác định phương án giải quyết..............................................1
1.1. Nhận dạng vấn đề................................................................................................1
1.1.1. Tính cấp thiết của vấn đề..............................................................................1
1.1.2. Nguyên nhân của vấn đề...............................................................................1
1.2. Phương án giải quyết...........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu........................................................................................................2
1.2.2. Cơ chế tác động.............................................................................................2
2. Nhận dạng chi phí, lợi ích.......................................................................................2
2.1. Chi phí................................................................................................................. 2
2.1.1. Chi phí có giá thị trường...............................................................................2
2.1.2. Chi phí không có giá thị trường....................................................................3
2.2. Lợi ích.................................................................................................................3
2.2.1. Lợi ích có giá thị trường (cấp 1, 2)...............................................................3
2.2.2. Lợi ích không có giá thị trường (cấp 1, 2).....................................................3
2.3. Bảng phân loại.....................................................................................................4
3. Đánh giá chi phí, lợi ích..........................................................................................4
3.1. Chi phí................................................................................................................. 4
3.1.1. Chi phí có giá thị trường...............................................................................4
3.1.2. Chi phí không có giá thị trường...................................................................6
3.2. Lợi ích.................................................................................................................6
3.2.1. Lợi ích có giá thị trường................................................................................6


3.2.2. Lợi ích không có giá thị trường.....................................................................7
4. Kết quả.................................................................................................................... 8
4.1. Bảng ngân lưu hàng năm.....................................................................................8
4.2. Các tiêu chí lựa chọn...........................................................................................9
4.3. Phân tích độ nhạy..............................................................................................11
4.4. Kết luận.............................................................................................................11


1.

Nhận dạng vấn đề và xác định phương án giải quyết

1.1. Nhận dạng vấn đề
1.1.1. Tính cấp thiết của vấn đề
Tả Thanh Oai và Hữu Hòa là những xã nằm dọc hai bờ sông Nhuệ. Đây là những xã
đông dân cư, nhu cầu đi lại, giao thương của người dân rất lớn. Trước đây trên đoạn
sông Nhuệ chảy qua địa bàn hai xã có một cầu đường sắt và hai cầu dân sinh. Tuy
nhiên, đến năm 1999, một trong hai chiếc cầu dân sinh nói trên bị tháo dỡ, khiến việc
đi lại của hàng chục nghìn người dân địa phương phải đổ dồn vào cây cầu còn lại duy
nhất - cầu Hữu Hòa. Do nhu cầu đi lại và số lượng phương tiện tham gia giao thông rất
lớn, nên tình trạng ùn tắc giao thông tại cây cầu này thường xuyên diễn ra, thậm chí
vào những khung giờ không phải giờ cao điểm. Thậm chí, nhiều người dân của hai xã
đã “tận dụng” cả cầu đường sắt Cự Đà để đi lại, biến cây cầu này thành cầu dân sinh
bất chấp biển “Cấm người đi lại qua cầu” được cắm ở 2 đầu cầu. Nhiều người già, học
sinh, trẻ nhỏ đi bộ hoặc dắt xe đạp men theo hành lang hai bên thành cầu rộng khoảng
50cm để đi. Cứ khoảng 5 mét lại phải bước qua một thanh sắt nối các rầm ngang của
cầu. Xe máy được nhấc lên sát đường ray, sau đó nổ máy phóng trên đường ray để qua
cầu. Trung bình mỗi ngày trên tuyến đường sắt này có khoảng mười chuyến tàu hàng
đi qua, vì thế nguy hiểm luôn rình rập đối với người dân khi đi lại qua cây cầu này. Đã
có nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông xảy ra tại khu vực này. Đứng trước thực trạng

đó, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cầu dân sinh là hết sức cấp thiết
để tạo điều kiện nhân dân đi lại, giao thương thuận tiện và an toàn hơn.
Hơn nữa, Hữu Hòa là xã nghèo của thành phố, do hệ thống hạ tầng giao thông chưa
được chú trọng đầu tư. Vậy nên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng chính là tiền đề để phát
triển kinh tế - xã hội của vùng, cũng như là nền tảng cho các dự án đầu tư quy hoạch
sau này.
1.1.2. Nguyên nhân của vấn đề
Xã Hữu Hòa và xã Tả Thanh Oai đã có cây cầu dân sinh Hữu Hòa nhưng thường
xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Hơn nữa, người dân tại 2 xã còn phải thông
qua cầu đường sắt để đi lại. Có một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này bao
gồm:

1


Thứ nhất, cầu Hữu Hoà vừa cũ, vừa chật hẹp, mặt cắt ngang khoảng hơn 2 mét, chỉ đủ
xe tải nhỏ đi vừa. Hiện là cầu dân sinh duy nhất nối hai bờ sông Nhuệ ở khu vực này
nên đoạn qua cầu thường xuyên bị quá tải, và ùn tắc giao thông.
Thứ hai, tại xã Tả Thanh Oai, chính quyền quyết định cho trường Cao đẳng Kinh tế
Công nghiệp Hà Nội thuê mặt bằng để mở cơ sở 2 dẫn tới tình trạng sinh viên của
trường đến địa phương thuê nhà tại Tả Thanh Oai và các khu vực lân cận. Vì vậy, cầu
Hữu Hòa đã không thể đáp ứng được lưu lượng xe qua lại ngày một tăng.
Thứ ba, người dân tại xã Hữu Hòa muốn sang đường 70, trục đường nối các tỉnh thuộc
khu vực Tây Bắc với TP Hà Nội được các chuyên gia trong ngành vận tải đánh giá là
cầu nối quan trọng đảm bảo sự liên thông và thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội
phía Nam và phía Tây thành phố, thì con đường ngắn nhất là qua cầu Hữu Hòa, sang
Tả Thanh Oai rồi vòng về cầu Tó.
1.2. Phương án giải quyết
1.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của dự án để nâng cao lưu lượng đáp ứng khả năng đi lại của người dân và

những người đến thuê nhà, giải quyết tình trạng tắc nghẽn, giảm thiệt hại cho nền kinh
tế. Người dân tại xã Hữu Hòa có thể trực tiếp đến đường 70 mà không cần phải vòng
qua xã Tả Thanh Oai. Ngoài ra, dự án còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
của xã Hữu Hòa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
1.2.2. Cơ chế tác động
Cầu Mới dài 1km, điểm đầu nối với đầu thôn Hữu Từ, xã Hữu Hòa, điểm cuối nối giao
với ngã tư đường 70 và đường Thanh Liệt. Mặt cắt ngang của cầu là 20,4m gồm 6 làn
xe, trong đó có 2 làn xe là dành cho xe máy và xe thô sơ. Lưu lượng đáp ứng xe qua
lại lên đến khoảng 2000 xe/giờ.
Đối tượng tác động chính của dự án là xe ô tô và xe tải tham gia giao thông trên tuyến
đường này. Kế hoạch khởi công vào năm 2022, hoàn thành việc xây dựng và đi vào
hoạt động vào năm 2023, dự án được xem xét đến năm 2042. Vòng đời của dự án là 10
năm.

2


2.

Nhận dạng chi phí, lợi ích

2.1. Chi phí
2.1.1. Chi phí có giá thị trường
Chi phí có giá thị trường cấp 1
(1)

Chi phí đầu tư ban đầu: bao gồm chi phí xây lắp, chi phí tư vấn, chi phí dựng

BOT giao thông và chi phí dự phòng
(2)


Chi phí bảo trì: bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột

xuất
(3)

Chi phí vận hành: chi phí thuê nhân công và chi phí quản lý

Chi phí có giá thị trường cấp 2: Không có
2.1.2. Chi phí không có giá thị trường
Chi phí không có giá thị trường cấp 1:
(1)

Ô nhiễm môi trường: Trong thời gian thi công, dự án sẽ xả ra không khí lượng

bụi lớn gây ô nhiễm không khí. Sau khi dự án hoàn thành, lượng xe cộ qua lại nhiều
hơn cũng sẽ làm tăng lượng khói bụi thải ra trong không khí.
Chi phí không có giá thị trường cấp 2:
(2)

Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân: Những người dân ở gần đây có khả năng

mắc các bệnh về đường hô hấp do khói bụi xả ra từ khu vực thi công.
2.2. Lợi ích
2.2.1. Lợi ích có giá thị trường (cấp 1, 2)
Lợi ích có giá thị trường cấp 1
(1) Phí cầu đường: Lập BOT giao thông thu phí cầu đường đối với xe ô tô và xe tải
Lợi ích có giá thị trường cấp 2: không có
2.2.2. Lợi ích không có giá thị trường (cấp 1, 2)
Lợi ích không có giá thị trường cấp 1:

(1)

Tiết kiệm thời gian: Nếu không có cầu Mới, muốn ra vành đai 3 và Thanh Liệt,

mọi người sẽ phải đi theo lối đường vòng để sang được Thanh Liệt, tốn thêm rất nhiều
thời gian.
(2)

Tăng giá trị đất đai: Việc kết nối giao thông thuận lợi sẽ làm tăng giá trị đất ở

những nơi trước đây đi lại khó khăn.

3


(3)

An toàn giao thông: Khi thời gian và cự ly di chuyển được rút ngắn, đồng nghĩa

với việc giảm khả năng bất trắc xảy ra do tai nạn giao thông.
Lợi ích không có giá thị trường cấp 2:
(4)

Giá trị tiết kiệm của tài xế: Thời gian di chuyển nhanh chóng sẽ làm tăng số

chuyến vận chuyển hàng hóa của các tài xế, cũng như thời gian lái xe giảm sẽ làm tăng
lợi ích của họ
(5)

Giá trị tiết kiệm nhiên liệu của phương tiện vận tải: Khi cự ly di chuyển gần


hơn sẽ làm giảm chi phí nhiên liệu vận hành phương tiện vận tải
2.3. Bảng phân loại
Có giá
Lợi

Cấp 1

Không có giá

Phí cầu đường

- Tiết kiệm thời gian

ích·

- Tăng giá trị đất đai
- An toàn giao thông

Chi

Cấp 2

Không có

Giá trị tiết kiệm của tài xế

Cấp 1

- Chi phí đầu tư ban đầu


Tác động xấu đến môi trường

phí

- Chi phí vận hành
- Chi phí bảo trì

Cấp 2

Không có

- Ô nhiễm môi trường
- Ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân

3.

Đánh giá chi phí, lợi ích

3.1. Chi phí
3.1.1. Chi phí có giá thị trường
(1)

Chi phí đầu tư ban đầu: bao gồm chi phí xây lắp (chi phí nguyên vật liệu, chi

phí nhân công), chi phí tư vấn, chi phí lập BOT giao thông và chi phí dự phòng

4



Bảng 3.1. Chi phí đầu tư ban đầu của dự án

(2)

Hạng mục đầu tư

Số tiền (VNĐ)

Chi phí xây lắp

500.120.000

Chi phí tư vấn

51.700.000

Chi phí lập BOT giao thông

70.300.000

Chi phí dự phòng

75.000.000

Tổng chi phí

697.120.000

Chi phí bảo trì: bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột


xuất
Chi phí bảo trì tính theo 5% giá trị chi phí xây lắp chính
= 5% * 697.120.000 = 34.860.000 (VNĐ)
(3)

Chi phí vận hành: chi phí thuê nhân công và chi phí quản lý

-

Chi phí thuê nhân công:

Số lượng nhân công gồm: 10 lao công quét dọn cầu, 3 bảo vệ canh BOT giao thông
Lương lao công: 5 triệu VNĐ/tháng
Lương bảo vệ: 7 triệu VNĐ/tháng
-

Chi phí quản lý dự án tính theo 5% chi phí thuê nhân công và chi phí bảo trì
Bảng 3.2. Chi phí thuê nhân công
Hạng mục

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

(VNĐ/người)

( VNĐ)


Chi phí thuê lao công

10

5.000.000

50.000.000

Chi phí thuê bảo vệ

3

7.000.000

21.000.000

Tổng chi phí

71.000.000

Số tháng làm việc trong 1 năm: 12 tháng
=> Chi phí thuê nhân công trong 1 năm là: 852.000.000 VNĐ
5


Tổng chi phí vận hành dự án trong 1 năm là: 894.600.000 VNĐ
3.1.2. Chi phí không có giá thị trường
(1)


Ô nhiễm môi trường

→Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: phỏng vấn người xung quanh mức đền
bù bao nhiêu để chấp nhận sống trong môi trường có mức độ ô nhiễm khói bụi
cao hơn trước đây
(2)

Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

→ Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: Đánh giá chi phí dựa trên chi phí khám
bệnh của người dân.
Trong phạm vi bài tập lớn, phân tích sẽ không ước lượng chi phí ô nhiễm môi trường
và chi phí ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
3.2. Lợi ích
3.2.1. Lợi ích có giá thị trường
(1) Phí cầu đường
Với mỗi lượt xe ô tô và xe tải qua cầu sẽ bị thu phí 13.000 VNĐ/lượt
Tổng doanh thu/năm= 13.000 x số xe đi qua cầu/năm
Bảng 3.3. Tổng doanh thu của dự án
Năm

Số xe chạy qua cầu

Tổng doanh thu (VNĐ)

2023

87.631

1.139.203.000


2024

87.634

1.139.242.000

2025

85.061

1.105.793.000

2026

86.045

1.118.585.000

2027

88.045

1.144.585.000

2028

88.187

1.146.431.000


2029

89.213

1.159.769.000

2030

88.394

1.149.122.000
6


2031

87.513

1.137.669.000

2032

89.045

1.157.585.000

3.2.2. Lợi ích không có giá thị trường
(1) Tiết kiệm thời gian
Khi cầu Mới được xây dựng, phương tiện chủ yếu di chuyển được đánh giá là xe ô tô.

Bởi vì cầu Hữu Hòa quá nhỏ và yếu nên phương tiện này đã bị hạn chế.
Số thời gian tiết kiệm được = Quãng đường rút ngắn/Vận tốc trung bình của xe ô tô
Xe ô tô muốn đi sang Thanh Liệt, đường Vành đai 3 sẽ phải đi vòng theo đường Xa
La, mất khoảng 8km. Vận tốc trung bình của xe ô tô là 50km/h. Vậy thời gian tiết
kiệm được là 0,16 giờ mỗi chuyến. Tuy nhiên, thời gian không có giá cụ thể, mà được
đánh giá qua các hoạt động trong thời gian đó, sẽ tính toán cụ thể hơn ở dưới.
(2) Tăng giá trị đất đai
Khu vực xây cầu Mới tương đối ngắn nên ảnh hưởng đến giá đất tại khu vực này
không lớn nên bài luận sẽ không đề cập đến.
(3) An toàn giao thông
Việc giảm tai nạn giao thông có lợi ích là giảm thiệt hại gây ra do tai nạn giao thông về
người và của. Tuy nhiên, giá trị về người rất khó để đánh giá nên bài tập lớn sẽ không
đề cập đến
(4) Giá trị tiết kiệm của tài xế
Giá trị tiết kiệm của tài xế trong một năm được tính bằng công thức sau
Giá trị tiết kiệm của tài xế = 0,16 x số xe chạy qua cầu/năm x thu nhập trung bình của
tài xế/giờ
Bảng 3.4. Giá trị tiết kiệm của tài xế
Số xe chạy qua

Thu nhập trung

Năm

cầu trong năm

bình/giờ

Lợi ích (VNĐ)


2023

87.631

41.000

574.859.360

2024

87.634

42.000

588.900.480

2025

85.061

43.000

585.219.680

2026

86.045

44.000


605.756.800

7


2027

88.045

45.000

633.924.000

2028

88.187

46.000

649.056.320

2029

89.213

47.000

670.881.760

2030


88.394

48.000

678.865.920

2031

87.513

49.000

686.101.920

2032

89.045

50.000

712.360.000

Tổng lợi ích
4.

6.385.926.340

Kết quả


4.1. Bảng ngân lưu hàng năm
Kế hoạch khởi công vào năm 2021, hoàn thành việc xây dựng và đi vào hoạt động vào
năm 2023, dự án được xem xét đến năm 2032.
Dòng tiền thu vào: tổng doanh thu từ việc thu phí cầu đường
Dòng tiền chi ra: chi phí đầu tư ban đầu, chi phí bảo trì, chi phí vận hành
Bảng 4.1. Bảng ngân lưu hàng năm
Chi phí
Năm

Đầu tư ban
đầu

Bảo trì

Vận hành

Tổng

0

0

697.120.000

2022

697.120.000

2023


0

34.860.000 894.600.000

929.460.000

2024

0

34.860.000 894.600.000

929.460.000

2025

0

34.860.000 894.600.000

929.460.000

2026

0

34.860.000 894.600.000

929.460.000


2027

0

34.860.000 894.600.000

929.460.000

2028

0

34.860.000 894.600.000

929.460.000

2029

0

34.860.000 894.600.000

929.460.000

2030

0

34.860.000 894.600.000


929.460.000

8

Lợi ích
0
1.139.203.000
1.139.242.000
1.105.793.000
1.118.585.000
1.144.585.000
1.146.431.000
1.159.769.000
1.149.122.000


2031

0

34.860.000 894.600.000

929.460.000

2032

0

34.860.000 894.600.000


929.460.000

1.137.669.000
1.157.585.000

4.2. Các tiêu chí lựa chọn
Dự án có vòng đời là 10 năm (từ 2022 - 2032), tổng vốn đầu tư nhỏ nên lựa chọn suất
chiết khấu xã hội i = 10%
4.2.1. Hiện giá ròng
Từ bảng ngân lưu hàng năm, ta có bảng phân tích hiện giá ròng của dự án:
Bảng 4.2. Bảng phân tích hiện giá ròng
Thừa số
Năm

Chi phí (C)

Lợi ích (B)

B-C

chiết khấu

PV(B-C)

2022

697.120.000

0


-697.120.000

1,00000

-697.120.000

2023

929.460.000 1.139.203.000

209.743.000

0,90909

190.675.455

2024

929.460.000 1.139.242.000

209.782.000

0,82645

173.373.554

2025

929.460.000 1.105.793.000


176.333.000

0,75131

132.481.593

2026

929.460.000 1.118.585.000

189.125.000

0,68301

129.174.920

2027

929.460.000 1.144.585.000

215.125.000

0,62092

133.575.700

2028

929.460.000 1.146.431.000


216.971.000

0,56447

122.474.473

2029

929.460.000 1.159.769.000

230.309.000

0,51316

118.184.933

2030

929.460.000 1.149.122.000

219.662.000

0,46651

102.473.944

2031

929.460.000 1.137.669.000


208.209.000

0,42410

88.300.941

2032

929.460.000 1.157.585.000

228.125.000

0,38554

87.952.063

Tổng PV(B-C)
Có NPV = ∑ PV(B - C) = 581.547.575 > 0

581.547.575

Ta thấy có giá trị tăng thêm từ giá trị đầu tư ban đầu, nghĩa là dự án sẽ mang lại lợi
ích cho xã hội.
4.2.2. Tỷ số lợi ích - chi phí
Bảng 4.3. Bảng phân tích chỉ số lợi ích - chi phí
Thừa số
Năm

Chi phí (C)


Lợi ích (B)

chiết khấu

PV(B)

PV(C)

2022

697.120.000

0

1,00000

0

697.120.000

2023

929.460.000

1.139.203.000

0,90909

1.035.639.091


844.963.636

2024

929.460.000

1.139.242.000

0,82645

941.522.314

768.148.760

9


2025

929.460.000

1.105.793.000

0,75131

830.798.648

698.317.055

2026


929.460.000

1.118.585.000

0,68301

764.008.606

634.833.686

2027

929.460.000

1.144.585.000

0,62092

710.697.233

577.121.533

2028

929.460.000

1.146.431.000

0,56447


647.130.412

524.655.939

2029

929.460.000

1.159.769.000

0,51316

595.144.878

476.959.945

2030

929.460.000

1.149.122.000

0,46651

536.073.894

433.599.950

2031


929.460.000

1.137.669.000

0,42410

482.482.713

394.181.772

2032

929.460.000

1.157.585.000

0,38554

446.299.129

358.347.066

Tổng
Ta có:
4.2.3. Tỷ số sinh lời nội tại
Xét tại suất chiết khấu i1 = 25%, ta có bảng phân tính hiện giá ròng như sau:

Bảng 4.4. Bảng phân tích hiện giá ròng
Thừa số

Năm
2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
2031
2032

Chi phí (C)
697.120.000
929.460.000
929.460.000
929.460.000
929.460.000
929.460.000
929.460.000
929.460.000
929.460.000
929.460.000
929.460.000

Lợi ích (B)
B-C
chiết khấu
0

-697.120.000,00000 1,00000
1.139.203.000 209.743.000,00000
0,80000
1.139.242.000 209.782.000,00000
0,64000
1.105.793.000 176.333.000,00000
0,51200
1.118.585.000 189.125.000,00000
0,40960
1.144.585.000 215.125.000,00000
0,32768
1.146.431.000 216.971.000,00000
0,26214
1.159.769.000 230.309.000,00000
0,20972
1.149.122.000 219.662.000,00000
0,16777
1.137.669.000 208.209.000,00000
0,13422
1.157.585.000 228.125.000,00000
0,10737
Tổng PV(B-C)
Có NPV1 = 37.645.322
Xét tại suất chiết khấu i2 = 30%, ta có NPV2 = -62.464.957
Ta có công thức tính IRR như sau:
=> IRR > i (0,2688>0,1), dự án khả thi
10

PV(B-C)
-697.120.000

167.794.400
134.260.480
90.282.496
77.465.600
70.492.160
56.877.646
48.299.298
36.853.168
27.945.339
24.494.735
37.645.322


4.3. Phân tích độ nhạy
Do thời gian thi công trong 1 năm, số vốn đầu tư ban đầu nhỏ nên sẽ không tính toán
độ nhạy.
4.4. Kết luận
Trên đây là quá trình phân tích chi phí và lợi ích Dự án xây cầu Mới tại xã Hữu Hòa.
Có thể kết luận rằng dự án hoàn toàn mang thực tế và khả thi, mang lại nguồn lợi cho
cả địa phương và xã hội. Trước khi có dự án, Hữu Hòa vẫn luôn gặp tình trạng tắc
đường, nhất là khu vực cầu Hữu Hòa. Tôi tin là sau khi dự án hoàn thành, tình trạng
ách tắc giao thông sẽ giảm thiểu rõ rệt.
Dự án xây cầu Mới tại xã Hữu Hòa đã phần nào cải thiện đời sống nhân dân, tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho người lao động và tạo ra lợi ích kinh tế cho cả xã hội. Hơn
nữa, việc lập BOT thu phí cũng sẽ mang lại một nguồn thu cho Chính phủ, góp phần
vào công cuộc đổi mới đất nước. Cầu Mới tại xã Hữu Hòa sẽ không chỉ là cầu nối giữa
2 vùng mà còn là con đường để đưa xã Hữu Hòa nhanh chóng phát triển theo hướng
hiện đại hơn.
Bài nghiên cứu vẫn còn hạn chế về nguồn lực và thời gian nên vẫn còn sai số trong
quá trình đánh giá, cũng như chưa đánh giá được tất cả các chi phí và lợi ích không có

giá đã nêu. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, bài tập lớn lần này đã giúp em nâng
cao được vốn hiểu biết về xã hội hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

11



×