TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN.
-------------------------------
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TUYỂN TẬP
GIÁO ÁN MẪU LỚP 1
MÔN TNXH VÀ MÔN ĐẠO ĐỨC
VÀ MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
DẠY HỌC THEO SÁCH MỚI
SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Ở TIỂU HỌC.
Tiểu học
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay,
nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng,
quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước.
Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong
việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan tâm
và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp
tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” đối với
giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì
bậc Tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan
trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là
bậc học nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp
tục học Trung học cơ sở. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi
người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định
về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu
được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ.
Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh. Bộ sách “Chân trời sáng tạo” hàm ẩn ý
nghĩa về sự rộng mở của một thế giới tri thức, sự vô hạn của
kiến thức khoa học và công nghệ, sự bao la của thế giới nghệ
thuật và hướng đến những giá trị tinh thần tốt đẹp của nhân
loại.
Bộ sách không chỉ là nơi chuyển tải tri thức mà còn gợi mở,
truyền cảm hứng để các em HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo
và chinh phục… Chân trời sáng tạo giúp HS định hướng tư
duy, tự khám phá và phát triển mọi tiềm năng của bản thân.
Bộ sách “Chân trời sáng tạo” giúp người học dễ dàng vận
dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết
một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng
đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp;
nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất
nước.
“Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh
những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực môn
học với các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận môn
học, năng lực mô hình môn học, năng lực giải quyết vấn đề
môn học, năng lực giao tiếp môn học, năng lực sử dụng các
công cụ và phương tiện học môn học; phát triển kiến thức, kĩ
năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp
dụng môn học vào đời sống thực tiễn, giáo dục môn học tạo
dựng sự kết nối giữa các ý tưởng môn học, các môn học khác
và giữa môn học với đời sống thực tiễn’’. Trân trọng giới
thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc tham khảo
và phát triển tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TUYỂN TẬP
GIÁO ÁN MẪU LỚP 1
MÔN TNXH VÀ MÔN ĐẠO ĐỨC
VÀ MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
DẠY HỌC THEO SÁCH MỚI
SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Ở TIỂU HỌC.
Chân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
1-
Giáo án bài dạy môn TỰ NHIÊN XÃ HỘI lớp
1 sách “Chân trời sáng tạo” ở tiểu học.
2-
Giáo án bài dạy môn HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM lớp 1 sách “Chân trời sáng tạo” ở
tiểu học.
3-
Giáo án bài dạy môn ĐẠO ĐỨC lớp 1 sách
“Chân trời sáng tạo” ở tiểu học.
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TUYỂN TẬP
GIÁO ÁN MẪU LỚP 1
MÔN TNXH VÀ MÔN ĐẠO ĐỨC
VÀ MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
DẠY HỌC THEO SÁCH MỚI
SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Ở TIỂU HỌC.
1.Giáo án bài dạy môn TỰ NHIÊN XÃ HỘI lớp 1
sách Chân Trời Sáng Tạo ở tiểu học.
GIA ĐÌNH CỦA EM (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức, kĩ năng:
˗ Sau bài học, các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình
mình
˗ Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.
2.Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình
- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung
thực
- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia
đình
3.Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong
học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng
dẫn của thầy cô
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin
từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn
đề
4.Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học: biết được mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành
viên trong gia đình mình và tình cảm trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
- Bài giảng điện tử.
- Tranh ảnh minh hoạ
- Các tình huống và vật dụng cho tình huống.
- Học sinh:
- Sách TNXH
- Vở bài tập TNXH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động giáo viên
Mong đợi của học
sinh
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo không khí vui tươi trước khi bắt
đầu vào tiết học.
- Tạo tình huống dẫn vào bài.
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “Xin chào”
- HS lắng nghe luật
chơi
- HS thực hiện chơi
- GV phổ biến luật chơi: Nếu GV chỉ thừ
tay vào mình, các em sẽ nói “Chào cô”, nếu
cô giơ tay sang bên thì các em sẽ quay sang
bạn mình và nói “Chào bạn”
- GV làm động tác cho HS chơi trò - HS chơi trò chơi
chơi
- HS vỗ tay
- GV nhận xét: Cô thấy các em chơi rất
tốt, cô tuyên dương cả lớp.
- HS lắng nghe.
- Nãy giờ cô cho các em chào hỏi bạn
mình nhưng các em chỉ dùng từ Chào bạn vì
đa số các em chưa biết được tên của các bạn
trong lớp mình. Bây giờ chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu xem bạn bên cạnh tên gì và bạn
thích điều gì các em nhé.
* Dự kiến sản
phẩm:
- Các em tham gia
* Qua hoạt động 1:
trò chơi đầy đủ
- Thông qua việc tích cực tham chơi trò
* Tiêu chí đánh giá:
chơi, HS được phát triển năng lực tự chủ và
- Thực hiện đúng
tự học cũng như phẩm chất trung thực khi các động tác trò chơi.
thực hiện đúng các động tác.
2. Hoạt động khám phá bản thân: (5
phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo tình huống cho HS tự giới thiệu
tên và sở thích của bản thân một cách đơn
giản
- Tạo tình huống dẫn vào bài.
- HS thực hiện theo
nhóm đôi.
b. Cách tiến hành:
- HS thực hiện theo
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để
nhóm đôi.
giới thiệu tên và sở thích của bản thân
- HS lắng nghe
- Gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên
giới thiệu lại.
- GV nhận xét: Chúng ta đã biết tên và
và sở thích của bạn bên cạnh cũng như một
số bạn trong lớp rồi. Như vậy là các em đã - HS chào bạn An
them một số bạn mới rồi đó. Cô muốn các và bạn Nam
em sẽ mở rộng tình bạn của mình ra rộng
hơn bằng việc sẽ tự làm quen, giới thiệu và
- HS lắng nghe
tìm hiểu về sở thích các bạn còn lại trong
lớp nhé vào những giờ ra chơi các em nhé.
* Dự kiến sản
- Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 2
người bạn nữa sẽ cùng đồng hành với chúng phẩm:
ta trong suốt môn học TN&XH. Đó là Nam - Các câu tự giới
thiệu của HS
và bạn An.
* Tiêu chí đánh giá:
- Giới thiệu tròn
* Qua hoạt động 2
câu và đúng ý
- Thông qua việc thảo luận nhóm và
giới thiệu về bản thân, HS được phát triển
năng lực giao tiếp và hợp tác.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
(8 phút)
a. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra được các thành viên
trong gia đình của bạn An.
b. Cách tiến hành:
- GV chuyển ý: Hôm nay An và Nam sẽ
có điều gì bất ngờ giới thiệu cho các bạn
không?
- GV giới thiệu tranh gia đình An ở
trang 8/ SGK .
- HS quan sát và
thảo luận nhóm đôi
+ Gia đình bạn An gồm những ai?
Chỉ và gọi tên từng người trong hình
+ Mọi người trong gia đình đang
làm gì?
+ Theo em thì mọi người trong gia
đình cảm thấy như thế nào?
+ Gia đình bạn
- GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi
vừa thảo luận – Các HS khác nhận xét và An gồm có ba, mẹ,
An và chị gái
đóng góp ý kiến.
+ Gia đình bạn
An đang tổ chức sinh
nhật cho An
+ Vui vẻ/ Hạnh
- GV chốt ý: Qua hcccccccccccình vẽ, phúc/ Ấm cúng/ …
có 4 người đó là ba, mẹ, An và chị gái. Cô
gọi đây là một GIA ĐÌNH và những người
này là những thành viên trong gia đình
bạn An.
* Dự kiến sản
phẩm:
* Qua hoạt động 3
- Các câu trả lời về
- Thông qua việc thảo luận nhóm, HS gia đình bạn An.
được rèn luyện và phát triển năng lực giao - Nêu được đúng
tiếp và hợp tác.
các thành viên trong
- Thông qua quan sát tranh và trả lời gia đình bạn An.
được các câu hỏi về những người trong gia * Tiêu chí đánh giá:
đình bạn An, HS được rèn luyện và phát - Trả lời đúng, đủ ý
triển năng lực nhận thức khoa học.
NGHỈ GIỮA TIẾT
3. Hoạt động luyện tập: (8 phút)
a. Mục tiêu:
- Giúp HS tự nhận ra được các thành
viên trong gia đình của bạn Nam.
- Nhận ra điểm giống và khác nhau
trong các gia đình.
b. Cách tiến hành:
- GV chuyển ý: Các em đã biết được
những thành viên trong gia đình bạn An rồi,
bây giờ chúng sẽ cùng xem tiếp gia đình
bạn Nam có giống với gia đình bạn An hay
không nhé?
- Trước khi xem hình gia đình bạn
- HS lắng nghe
- HS lần lượt điểm
Nam, GV cho HS điểm số từ 1 đến 4
- GV chia HS theo nhóm 4 và giới thiệu
tranh gia đình Nam trang 9/ SGK .
số 1 đến 4
- HS quan sát và
thảo luận nhóm 4
theo từng câu hỏi
+ Mọi người trong gia đình đang
làm gì?
- GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi
vừa thảo luận – Các HS khác nhận xét và
đóng góp ý kiến.
- Lần lượt với các câu hỏi sau:
+ Chỉ và gọi tên từng người trong
hình
+ Gia đình bạn Nam có gì giống
và khác với gia đình bạn An?
+ Gia đình bạn
Nam đang cùng
- GV chốt ý: Gia đình bạn Nam có
nhau làm vườn./
ông, bà, mẹ và bạn Nam. Những người
trồng cây.
này cô gọi là những thành viên trong gia
đình bạn Nam.
* Qua hoạt động 3
+ Gia đình bạn
- Thông qua việc tham gia thảo luận Nam gồm có ông, bà,
nhóm, HS được rèn luyện và phát triển mẹ và bạn Nam
phẩm chất chăm chỉ.
- HS nêu điểm
- Thông qua việc trao đổi khi thảo luận giống – khác theo sự
nhóm, HS tiếp tục được rèn luyện và phát quan sát của các em.
triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
- HS lắng nghe và
- Thông qua quan sát tranh và trả lời
nhắc lại
được các câu hỏi về những người trong gia
đình bạn Nam, HS được phát triển năng lực
nhận thức khoa học.
* Dự kiến sản
phẩm:
- Các câu trả lời về
gia đình bạn An.
- Nêu được đúng
các thành viên trong
gia đình bạn An.
* Tiêu chí đánh giá:
- Trả lời đúng, đủ ý
4. Hoạt động vận dụng: (8 phút)
a. Mục tiêu:
- HS nêu ra được các thành viên trong
gia đình mình
b. Cách tiến hành:
- HS trả lời: Cô gọi
- GV chuyển ý: Những người sống và
sinh hoạt trong cùng một cùng một nhà thì là gia đình.
cô gọi là gì.
- Các em đã biết về gia đình bạn An và
bạn Nam rồi, bây giờ các em hãy tự giới
thiệu về gia đình mình cho các bạn nghe đi
- HS lần lượt giới
nào.
thiệu về gia đình
- GV yêu cầu HS tiếp tục nói cho các mình cho các bạn
bạn trong nhóm mình nghe trong vòng 2 – 3 trong nhóm. Nhóm
nào hoàn thành xong
phút.
thì báo cho GV.
- HS cùng tham gia
- GV cho hs chơi trò chơi quay số ngẫu trò chơi.
nhiên và yêu cầu HS đó trả lời phỏng vấn
của cô
+ Giới thiệu về bản thân của
mình nhé
+ Gia đình em gồm những ai?
- HS trả lời: Tìm
hiểu về gia đình của
- Tiết học hôm nay các em đã được tìm
em.
hiểu về điều gì vậy các em?
- GV thực hiện lại với một số bạn.
- Đó cũng là tựa đề bài học hôm nay - HS lắng nghe và
của các em. Bài GIA ĐÌNH CỦA EM – GV nhắc lại.
ghi tên tựa bài,
- HS lắng nghe và
- GV chốt ý: Bất kì ai trong chúng ta
nhắc lại.
cũng có gia đình. Gia đình có thể có nhiều
người như ông, bà, ba, mẹ, anh chị em
nhưng cũng có những gia đình chỉ có ba,
mẹ và mình.
* Qua hoạt động 4:
- Thông qua việc tham gia thảo luận
nhóm, HS tiếp tục phát triển phẩm chất
chăm chỉ.
- Thông qua việc trao đổi khi thảo luận
nhóm, HS tiếp tục được rèn luyện và phát
triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Thông qua việc trình bày trước lớp,
HS được rèn luyện sự tự tin khi trình bày
trước đám đông.
* Dự kiến sản
phẩm:
- Phần trình bày
trong nhóm.
- Phần trình bày
trước lớp
* Tiêu chí đánh giá:
- Tham gia tốt các
hoạt động thảo luận
nhóm.
- Tự tin trả lời
trước lớp đúng, đủ ý
5. Hoạt động sáng tạo: (8 phút)
a. Mục tiêu:
- Nói được tình cảm trong gia đình.
b. Cách tiến hành:
- GV chuyển ý: Khi đi chơi xa hoặc
- HS lắng nghe và
mỗi ngày khi đi học về thì các em sẽ cảm trả lời theo cảm giác
thấy như thế nào?
của mình
- Như vậy theo con thì gia đình sẽ là gì - HS sáng tạo để
của con? Chúng ta cùng chơi trò chơi “Ai tìm câu trả lời
+ Gia đình là
nói hay hơn” nhé
nơi con được yêu
- GV đưa câu mẫu: Gia đình là nơi….. thương.
và làm mẫu: Gia đình là nơi tôi yêu nhất.
+ Gia đình là
- GV cho có thể chọn câu hay để ghi nơi con được quan
nhanh lên bảng và làm phần chốt ý cuối tiết. tâm.
+ Gia đình là
- GV nhận xét.
nơi có ba mẹ và con
- GV chốt ý: Gia đình là mái ấm của sống hạnh phúc.
mỗi người, là nơi mọi người yêu thương,
+ …….
quan tâm và chăm sóc nhau.
- HS lắng nghe và
nhắc lại.
* Qua hoạt động 3
- Thông qua việc trình bày, HS tiếp tục
được rèn luyện và phát triển năng lực giao
tiếp.
- Thông qua việc nói được các câu
nhận định về gia đình, HS được rèn luyện và
phát triển phẩm chất nhân ái về tình cảm gia * Dự kiến sản
đình, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng phẩm:
- Các câu mà HS
đã học.
nói được.
* Tiêu chí đánh giá:
- Tự tin, tích cực
tham gia
- Nói câu đúng ý.
Dặn dò: (2 phút)
- Các em đã biết được các thành viên
trong gia đình của mình rồi, bây giờ các em
hãy về nhà và quan sát xem những thành
viên trong gia đình của mình thường sẽ đối
xử với nhau như thế nào, quan tâm, chăm
sóc nhau như thế nào nhé.
- Cô muốn nghe phần trình bày của các
em vào tiết học Gia đình của em (tiết 2)
Nhận xét sau tiết dạy:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………
…………………………………………………………………………………………
……
…………………………………………………………………………………………
……
2-Giáo án bài dạy môn HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo ở tiểu
học.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
THEO CHỦ ĐỀ THƯỜNG XUYÊN
Chủ đề: CẢM XÚC CỦA EM Lớp 1 (4 tiết)
I. YÊU CẦU:
- Nhận diện được những biểu hiện về cảm xúc như: buồn, vui, tức
giận, yêu mến …
- Tự điều chỉnh cảm xúc khi giận dữ, buồn rầu, không để dẫn đến
hành vi và thái độ, lời nói thiếu chuẩn mực như đánh, mắng người
khác.
- Biết bày tỏ những cảm xúc tích cực bằng hành động, việc làm cụ
thể như bắt tay, hợp tác làm việc, lời nói đẹp…
- Học sinh biết đóng vai, chia sẻ tình cảm với bạn bè và mọi người
xung quanh.
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN THAM GIA
1. Thời gian: Thứ .. ngày ..tháng… năm
2. Địa điểm: Tổ chức trong lớp học
3. Thành phần tham gia: Giáo viên và tất cả học sinh trong lớp
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Nhận diện các cảm xúc khác nhau
Hoạt động 2: Thể hiện các cảm xúc khác nhau
Hoạt động 3: Trò chơi đoán cảm xúc
Hoạt động 4: Đóng vai thể hiện cảm xúc
Hoạt động 5: Vẽ tranh theo chủ đề
Hoạt động 6: Tổng kết
Hoạt động 7: Đánh giá
IV. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP
Trò chơi, đóng vai, vẽ tranh, triển lãm
V. CHUẨN BỊ.
1. Đối với giáo viên
- Nhạc bài hát Múa vui
- Tranh cho hoạt động 1
- Tranh về các khuôn mặt biểu hiện cảm xúc
- Các tình huống cho học sinh xử lí
- Mẫu phiếu tự đánh giá và bạn tự đánh giá
2. Đối với học sinh
- Bút viết, bút màu giấy A4, bút dạ , giấy màu , băng dính, hồ dán.
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Phần mở đầu:
Khởi động: GV cho học sinh xếp thành vòng tròn hát bài hát múa vui
(nhạc sĩ Lưu Hữu Phước)
Cùng nhau múa xung quang vòng, cùng nhau múa cùng vui
Cùng vui múa xung quanh vòng, vui cùng nhau múa đều
Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa ca
Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa đều.
- Sau bài hát GV đặt câu hỏi: Sau khi hát xong các em cảm thấy thế
nào? GV để học sinh bộc lộ cảm xúc sau đó giới thiệu vào chủ đề
2. Phần cơ bản:
*Hoạt động 1: Nhận diện cảm xúc khác nhau
Mục tiêu:
- Nêu được các cảm xúc khác nhau của bản thân
- Thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường
2. Phương pháp – Phương tiện: quan sát, tranh, thẻ từ
Các bước tiến hành
+ Bước 1: Xem tranh các cảm xúc
- Giáo viên đưa ra các bức tranh khác nhau (Tranh bạn nam vui
sướng, thích thú khi được mẹ tặng cặp sách. Tranh bạn nữ mặt buồn
rầu vì con búp bê bị gãy tay. Tranh bạn nam thể hiện tức giận khi
nhìn thấy em gái đang nghịch sách vở, đồ dùng học tập của mình.
Tranh bạn nữ sợ hãi khi nhìn thấy con nhện rơi từ trên xuống)
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 4, mỗi nhóm quan sát một
bức tranh và giải thích cảm xúc của các nhân vật trong tranh theo gọi
ý:
+ Bức tranh vễ những gì?
+ Nét mặt của các nhân vật trong tranh như thế nào?
+ Cử chỉ của các nhân vật trong tranh như thế nào ?
- Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày, mỗi nhóm mô tả 1 tranh
và cảm xúc của nhân vật trong tranh. GV có thể gọi nhóm khác góp
ý, bổ xung nếu phần của nhóm trình bày chưa hoàn thiện
- Hs, GV nhận xét tổng kết; gợi ý nội dung tranh:
+ Tranh 1: Bạn nam vui sướng,thích thú khi được mẹ tặng cặp sách
+ Tranh 2: Bạn nữ mặt buồn rầu vì con búp bê bị gẫy tay
+ Tranh 3: Bạn nam thể hiện sự tức giận khi nhìn thấy em gái đang
nghịch sách vở, đồ dùng học tập của mình
+ Tranh 4: Bạn nữ sợ hãi khi nhìn thấy con nhện rơi từ trên xuống.
+ Bước 2:Tổ chức Trò chơi về cảm xúc
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, cùng thực hiện nhiệm vụ. mỗi
nhóm được phát 1 bộ thẻ cảm xúc. Học sinh lần lượt chơi trong
nhóm. Mỗi Hs bốc một thẻ cảm xúc, học sinh bốc được thẻ nào thì
phải kể lại một tình huống tạo cho mình cảm xúc đó trong thực tế
- Gọi ý tên cảm xúc: 1. Vui vẻ 2. Tức giận 3. Lo lắng 4. Hạnh phúc 5.
Buồn
- GV có thể thay thế bằng các thẻ cảm xúc khác miễn phù hợp với
yêu cầu của hoạt động. GV có thể sử dụng các gọi ý sau khi học sinh
trình bày:
+ Tình huống đó diễn ra khi nào?
+ Tình huống đó có xuất hiện những ai?
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp (Mỗi cảm xúc gọi 2 HS)
- Kết luận về hoạt động: qua hoạt động vừa rồi các em đã thể hiện
được biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương phù hợp với hoàn
cảnh giao tiếp thông thường
*Hoạt động 2: Thể hiện các cảm xúc khác nhau
Mục tiêu cần đạt: Thể hiện được một số cảm xúc khác nhau: hạnh
phúc, buồn bã, lo lắng, vui vẻ, tức giận, mệt mỏi.
Phương pháp – Phương tiện (cụ thể)
Phương pháp: Vẽ tranh, tô màu, chia sẻ với bạn.
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy trắng, yêu
cầu vẽ bàn tay của mình lên tờ giấy
+ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tô màu
+ Ngón cái: Tô màu hồng- thể hiện cảm xúc vui vẻ/ hạnh phúc
+ Ngón trỏ: Tô màu xanh nước biển – thể hiện cảm xúc buồn bã.
+ Ngón giữa tô màu xanh lá cây - thể hiện cảm xúc lo lắng .
+ Ngón áp út: Tô màu đỏ- thể hiện cảm xúc tức giận
+ Ngón út: Tô màu xám /đen- thể hiện cảm xúc mệt mỏi.
Lưu ý: Giáo viên có thể thay đổi màu sắc , tên cảm xúc ở các ngón
tay theo tực tế nhận thức của học sinh hoặc ý tưởng của giáo viên
+ Bước 3: Học sinh thực hành
+ Cho học sinh tô màu các ngón tay theo yêu cầu của giáo viên.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hoặc viết một tình huống hoặc đã
được chứng kiến mà tạo cho em cảm xúc đó.
+ Bước 4: Chia sẽ với bạn:
+ GV cho học sinh hoạt động nhóm 4-6 học sinh, chia sẻ với bạn về
các tình huống vừa vẽ/ viết.
+ GV cho 5 học sinh chia sẻ trước lớp vẽ 5 cảm xúc khác nhau cùng
các tình huống tạo cho các em cảm xúc đó.
+ Kết luận:
*Hoạt động 3: Trò chơi:
Mục tiêu: Học sinh đoán được một số cảm xúc khác nhau trong bộ
thẻ cảm xúc: Vui sướng, buồn bã, lo lắng, tức giận, mệt mỏi ...
Phương pháp – Phương tiện:
Phương pháp: HS hoạt động theo nhóm
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Cho HS hoạt động theo nhóm: GV tổ chức cho học sinh
chơi trò chơi Đoán cảm xúc của tôi.
- Cho HS hoạt động nhóm 4-6 học sinh, mỗi nhóm được phát được
bộ thẻ cảm xúc (có thể sử dụng lại các bộ thẻ ở hoạt động trước đó).
Giáo viên phổ biến luật chơi:
- Các nhóm úp hết tất cả các thẻ cảm xúc xuống bàn .
- Mỗi học sinh tới lượt chơi thì nhấc một tấm thẻ lên và kể câu
chuyện mà mình có cảm xúc được vẽ trên tấm thẻ nhưng không được
nói tên cảm xúc ra.
- Các bạn trong nhóm đoán và gọi tên cảm xúc đó. Bạn nào đoán
đúng sẽ được một ngôi sao/ lá cờ.
- Các học sinh trong nhóm lần lượt thực hiện trò chơi. Bạn nào có
nhiều ngôi sao/ lá cờ nhất sẽ chiến thắng .
Hoạt động 4: Đóng vai thể hiện cảm xúc
Mục tiêu: Đóng vai thể hiện được các cảm xúc, lời nói, hành động
của mình trong tình huống
Phương pháp – Phương tiện: Đóng vai, quan sát
Các bước tiến hành
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 2-4 học sinh
- Giáo viên yêu cầu các tình huống (có thể kèm theo hình ảnh minh
họa) và yêu cầu nhóm thảo luận để đưa ra cách ứng xử phù hợp. Sau
đây là một số nội dung tình huống tham khảo:
+ Tình huống 1: Đang chơi với em trai, bỗng nhiên em trai bị vấp
chân ngã. Hãy đóng vai thể hiện cảm xúc của em khi đó.
+ Tình huống 2: Mẹ nói với em “Chúng ta về quê thăm ông bà và đi
ra biển chơi”. Hãy đóng vai thể hiện cảm xúc của em khi đó.
+ Tình huống 3. Em đang chơi trong lớp vào giờ ra chơi, bỗng nhiên
bạn của em chạy vào, nhìn thấy em và nói: “Cậu để bút của tớ ở đâu
rồi? Tại sao cậu lấy bút của tớ?”. Nhưng em không hề lấy bút của
bạn. Hãy đóng vai thể hiện cảm xúc của em khi đó.
- Giáo viên có thể sáng tạo thêm các tình huống khác nhau để học
sinh được trải nghiệm.
- Thời gian thảo luận của các nhóm là 2 đến 3 phút. Kết thúc thảo
luận , giáo viên các nhóm lên đóng vai thể hiện cảm xúc. Các nhóm
khác quan sát, góp ý phần đóng vai của bạn.
- Giáo viên nhận xét, động viên, khen ngợi học sinh và tổng kết hoạt
động.
VII. TỔNG KẾT:
- HS nêu lại sơ kết các hoạt động trọng tâm và nhiệm vụ cần thực
hiện trong mỗi hoạt động.
3.Giáo án bài dạy môn ĐẠO ĐỨC lớp 1 bộ sách
Chân trời sáng tạo ở tiểu học.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
Chủ đề 3: Quan Tâm Chăm Sóc Người Thân Gia Đình
Bài 7: Quan tâm chăm sóc ông bà
Thời lượng: 01 tiết
1. Mục tiêu:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất:
nhân ái, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu
cầu cần đạt sau:
- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc
ông bà.
- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù
hợp với lứa tuổi.
- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với
ông bà.
- Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu
thương đối với ông bà.
- Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.
2. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1.