Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tập nhóm học phần luật hình sự việt nam 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.78 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN : LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1
THÀNH VIÊN NHÓM:
1. VŨ LÊ NGỌC DIỆP – LKTK24A1- MSV: 19A51010032
2. NGUYỄN VŨ ĐỨC DUY – LKTK24A1- MSV: 19A51010135
3. NGUYỄN KHÁNH ĐẠT – LKTK24A1- MSV: 19A51010176
4. ĐOÀN THANH HÀ- LKTK24A1- MSV: 19A51010094
5. ĐỖ TRUNG ĐỨC – LKTK24A1- MSV: 19A51010010
6. ĐẶNG HUYỀN TRANG – LKTK24A1- MSV: 19A51010240
7. NGUYỄN ĐĂNG DŨNG- LKTK24B1- MSV: 19A51010068
8. NGUYỄN THANH HÀ – LKTK24A2- MSV: 19A51010212
9. HOÀNG NGỌC HẠT – LKTK24A2- MSV: 19A51010024
BÀI LÀM
Câu 1:
a, Trình bày hiệu lực của BLHS Việt Nam theo thời gian.
b, Thời điểm xảy ra vụ án là ngày 7/11/2016, theo anh/chị việc áp dụng BLHS năm 1999
và năm 2015 trong cùng 1 vụ án khi quyết định hình phạt của Tòa án cấp sơ thẩm có phù
hợp không? vì sao?
TRẢ LỜI
Ý1
- Nguyên tắc pháp chế được chấp nhận đó chính là nguyen tắc “Không có tội khi không
có luật” vậy nên hiệu lực về thời gian của của luạt hình sự được xác định theo nguyên
1


tắc: Luật hình sự chỉ có hiệu lực để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi được
thực hiện sau khi luật được ban hành và có hiệu lực thi hành
- Nguyên tắc chung được hiểu với hai nội dung như sau:


1, Nếu việc áp dụng luật mà không có lợi cho chủ thể bị áp dụng thì luật hình sự không
có hiệu lực trở về trước.Được quy định rõ hơn trong các trường hợp sau:
+ Xác định có tội hoặc xác định tội nặng hơn
+ Xác định trách nhiệm hình sự nặng hơn
+ Quy định nội dung khác không có lợi cho chủ thể bị áp dụng luật
2, Nếu việc áp dụng luật mà có lợi cho chủ thể bị áp dụng thì luật hình sự có hiệu lực trở
về trước có 2 điều cần chú ý:
- a, Quy định trách nhiệm pháp lí mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi
đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lí
b, Quy định trách nhiệm pháp lí nặng hơn”
- Khi nói không có hay có hiệu lực trở về trước thì có thể là đối với toàn bộ các quy định
hoặc chỉ đối với một hoặc một số quy định của luật hình sự.Điều này phụ thuộc vào nội
dung của quy định cũng như vào thời điểm có hiệu lực thi hành của quy định trong
trường hợp được bổ sung,sửa đổi
+ Trong trường hợp giữa thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm với thời điểm tội phạm kết
thúc là khoảng thời gian dài và luật hình sự có hiệu lực thi hành trong khoảng thời gian
đó thì vấn đề hiệu lực theo thời gian được giải quyết như sau: Thời điểm thực hiện tội
phạm được tính là thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm vì như vậy mới đảm bảo được
nguyen tắc “có lợi cho người phạm tội”
- Và được áp dụng trong những trường hợp sau:
+ Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng.
+ Quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới.
+ Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm
Câu 2:
a. Trình bày các vấn đề khái niệm tội phạm, các yếu tố của tội phạm, phân loại tội
phạm và cấu thành tội phạm.
b. Chỉ rõ tội phạm, các yếu tố của tội phạm trong vụ án trên. Tội phạm trong vụ án
trên là tội phạm gì, có cấu thành tội phạm loại gì, vì sao?
2



TRẢ LỜI
a.*Khái niệm tội phạm: Được quy định tại Điều 8 của Bộ luật Hình sự
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội
không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
*Cấu thành của tội phạm:
Cấu thành tội phạm cơ bản bao gồm 04 yếu tố sau: mặt khách quan, mặt chủ quan,
chủ thể, khách thể.
1. Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên
ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm gồm
những hành vi nguy hiểm cho xã hội: tính trái pháp luật của hành vi; hậu quả nguy
hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm; ngoài
ra còn có các dâu hiệu khác nhau như: phương tiện, công cụ, phương pháp thủ đoạn,
thời gian, địa điểm, thực hiện tội phạm.
2. Mặt chủ quan của tội phạm:
Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao
gồm: lỗi, mục đích, và động cơ phạm tội. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều phải
được thực hiện bởi hành vi có lỗi. Theo quy định của pháp luật, có hai loại lỗi: lỗi cố
ý và lỗi vô ý phạm tội.
Cố ý phạm tội là tội phạm được thực hiện một trong các trường hợp sau: (1) Người
phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả
của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp); (2) Người phạm tội

nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành
3


vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả
xảy ra (lỗi có ý gián tiếp).
Vô ý phạm tội là phạm tội một trong các trường hợp sau: (1) Người phạm tội tuy thấy
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu
quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (vô ý do quá tự tin); (2) Người
phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (vô ý do cẩu thả).
Động cơ phạm tội là cái thôi thúc tội phạm thực hiện hành vi phạm tội để đạt được
mục đích của mình.
3. Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại. Theo hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam những quan hệ đó là: quan hệ về
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, nền
văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, quyền con người các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. . . những lĩnh
vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
4. Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
được luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
theo quy định của luật hình sự.
Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
của người phạm tội. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bội luật
Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên
chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm trừ những tội phạm Bộ luật Hình sự có
quy định khác; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các

điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249,
250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, một hành vi được coi là tội phạm phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố trên. Khi đã
được coi là tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình theo quy
định của pháp luật.

4


*Phân loại tội phạm:
Bộ luật Hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội mà phân tội phạm thành 04 loại sau: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ
trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
*Yếu tố cấu thành tội phạm:
Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ
thể. Các dấu hiệu đấy phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể, phải có tác
dụng phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.
+ Cấu thành tội phạm phải có những dấu hiệu bắt buộc. Dấu hiệu bắt buộc gồm dấu

hiệu bắt buộc chung của tất cả mọi cấu thành và dáu hiệu bắt buộc riêng của từng cấu
thành tội phạm cụ thể. Dấu hiệu bắt buộc chung gồm hành vi, lỗi , năng lực trách
nhiệm hình sự, độ tuổi. Dấu hiệu bắt buộc riêng bao gồm những dấu hiệu phản ánh
bản chất riêng biệt của tội phạm cụ thể như lợi dụng chức vu, quyền hạn,dấu hiệu làm
nghề nhất định như kinh doanh trái phép,dấu hiệu địa điểm qua biên giới.
+Các dấu hiệu trong cấu tội phạm phải được Luật Hình sự quy định trong điều luật cụ
thể nói lên đặc điểm riêng biệt của tôi phạm dùng để định tội cũng như để phân biệt
tội phạm này với tội phạm khác.
b,
- Bị cáo Hồ Văn T trong vụ án trên đã phạm hai tội danh sau:
5


+ Giết người
+ Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Các yếu tố của tội phạm trong vụ án trên:
+ Chủ thể của tội phạm : anh Hồ Văn T
+ Khách thể của tội phạm : xâm phạm đến tính mạng , sức khỏe của người khác.
+ Mặt khách quan của tội phạm : anh Hồ Văn T đâm một nhát vào lưng và một nhát vào
ngực anh S
+ Mặt chủ quan của tội phạm : anh Hồ Văn T đã tự bảo vệ bản thân và đề phòng anh
Nguyễn Thành T2. Đây là lỗi cố ý gián tiếp.
- Tội phạm trong vụ án trên là tội phạm: Rất nghiêm trọng vì bị cáo phải chịu hình phạt
theo khoản 2 điều 123 BLHS 2015 thì mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm.
- Cấu thành tội phạm loại: cơ bản
Câu 3:
a, Trình bày các giai đoạn thực hiện tội phạm.
b, Trong vụ án trên tội phạm thực hiện ở giai đoạn nào, vì sao?
TRẢ LỜI
a) Các giai đoạn thực hiện tội phạm

Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội
phạm. Được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn
biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và
mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt.
Quá trình thực hiện tội phạm trải qua 3 giai đoạn phạm tội
Giai đoạn chuẩn bị phạm tội
 Giai đoạn phạm tội chưa đạt
 Giai đoạn tội phạm hoàn thành.
Các giai đoạn phạm tội chỉ diễn ra trong các tội được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp.
Đối với tội vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không mong muốn hậu quả
xảy ra cho nên tội vô ý chỉ có thể là những tội đã hoàn thành, không có giai đoạn chuẩn
bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt.


Nội
dung

Chuẩn bị phạm tội

Phạm tội chưa đạt

Tội phạm hoàn
thành

Tự ý nửa
chừng chấm
6


dứt việc

phạm tội
Giai đoạn người
phạm tội tiến hành

Khái
niệm

Đặc
điểm

tìm kiếm công cụ
phạm tội; sửa soạn
công cụ, phương tiện
phạm tội hoặc chuẩn
bị những điều kiện
thuận lợi cho tội
phạm quan sát địa
điểm, điều kiện liên
quan xung quanh
hoàn cảnh của nạn
nhân.
-Thứ nhất, CBPT tồn
tại dưới dạng “hành
vi” và hành vi chuẩn
bị liên quan trực tiếp
đến quá trình thực
hiện tội phạm như:
tìm kiến công cụ,
phương tiện phạm
tội; tạo điều kiện cần

thiết khác (nghiên
cứu, xem xét địa hình
nơi dự định thực hiện
tội phạm,..),..
-Thứ hai, ý định
phạm tội đã được
biểu hiện ra bên
ngoài. Thời
điểm muộn nhất của
giai đoạn CBPT là
thời điểm trước lúc
người phạm tội thực
hiện hành vi khách
quan được quy định
trong cấu thành tội
phạm (là những dấu
hiệu chung cho loại
tội phạm cụ thể được

Tự
Giai đoạn hành
Giai đoạn mà người
phạm tội có thực
hiện hành vi phạm tội,
nhưng không thực
hiện được đến cùng
do những cản trở
khách quan.

-Thứ nhất, người

phạm tội đã trực tiếp
thực hiện tội phạm
qua việc:
(i)Thực hiện hành vi
khách quan được mô
tả trong cấu thành tội
phạm, hoặc
(ii) Thực hiện hành vi
đi liền trước hành vi
khách quan.
-Thứ hai, người phạm
tội chưa thực hiện tội
phạm đến cùng (tức
chưa hành vi của họ
chưa thỏa mãn hết các
dấu hiệu về mặt khách
quan trong cấu thành
tội phạm (dấu hiệu
phân biệt với tội phạm
hoàn thành)
-Thứ ba, nguyên nhân

vi phạm tội làm
thỏa mãn tất cả
các dấu hiệu
được nêu
trong cấu
thành tội phạm
quy định trong
luật.


Cần phân biệt
Tội phạm hoàn
thành cới Tội
phạm kết thúc:
+ Tội phạm
hoàn thành:
hành vi phạm tội
thỏa mãn hết các
dấu hiệu về mặt
pháp lý quy định
trong luật.
+ Tội phạm kết
thúc: hành vi
phạm tội thực sự
chấm dứt trên
thực tế.
->Hai thời điểm
trên có thể trùng
nhau hoặc không
trùng nhau.

ý

nửa

chừng
chấm
dứt việc phạm
tội là tự mình

không
thực
hiện tội phạm
đến cùng, tuy
không có

ngăn cản.

-Nửa
chừng:
tức phải xảy ra
ở giai
đoạn
chuẩn bị phạm
tội hoặc phạm
tội chưa đạt.
-Tự ý,
tức
phải:
+Tự
nguyện chấm
dứt hành
vi
phạm tội.
+Chấm
dứt
một cách dứt
khoát: triệt để,
từ bỏ
hẳn ý

định phạm tội.

không thực hiện tội
phạm đến cùng là do:
+Khách quan ngoài ý
7


quy định trong luật)
hoặc hành vi đi liền
trước hành vi khách
quan
+Thứ ba, nguyên
nhan không thực hiện
tội phạm được đến
cùng là do khách
quan ngoài ý muốn
(yếu tố giúp phân
biệt với tự ý nửa
chừng chấm dứt
phạm tội)

Phạm

Chỉ phải chịu TNHS

vi trách
nhiệm
hình sự


đối với những tội quy
định tại khoản 2 ĐIều
14 BLHS 2015

Mức độ
trách
nhiệm
hình sự

muốn hoặc
+Sai lầm của người
phạm tội (về đối
tượng tác động hay
công cụ, phương
tiện,…) như: bắn
nhưng đạn không nổ,
thuốc độc không đủ
liều lượng,…

Được miễn
trách
nhiệm
hình sự về tội
Người phạm tội chưa
Mọi hành vi tội
định
phạm.
đạt phải chịu trách phạm
hoàn (ĐIều 16)
nhiệm hình sự về tội

thành về nguyên Lưu ý: chỉ là
phạm chưa đạt(Điều tắc đều phải chịu người
phạm
15)
TNHS
tội được miễn
TNHS, tức vẫn
bị coi
là tội
phạm.

Nếu điều luật được áp
dụng có quy định hình
phạt cao nhất là tù
Hình phạt được quyết chung
thân hoặc tử
định trong phạm vi
hình thì áp dụng hình
khung hình
phạt phạt tù không quá 20
được quy định trong
năm; nếu là tù có thời
các điều luật cụ thể hạn thì mức hình phạt
(Khoản 2 ĐIều 57)
không quá ba phần tư
mức phạt tù mà điều
luật quy định. (khoản
3 Điều 57)

Áp dụng


theo

quy định
tại
từng điều luật
của tội phạm cụ
thể

b) Giai đoạn tội cố ý gây thương tích : Tội phạm đã hoàn thành
Giai đoạn tội giết người: Tội phạm đã hoàn thành
8


Câu 4:
a. Thế nào là phòng vệ chính đáng? Trình bày cơ sở phát sinh quyền phòng vệ và
trách nhiệm hình sự khi vượt quá phòng vệ chính đáng?
b. Theo bản án, Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo phạm tội “cố ý gây thương tích
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” theo quy định tại Khoản 1 Điều 106
BLHS 1999. Anh/chị cho quan điểm về việc xác định vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng của Tòa án cấp sơ thẩm.
TRẢ LỜI
a. *Phòng vệ chính đáng là: Hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
của tổ chức, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống
trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. (Điều 22 Bộ luật Hình sự).
* Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ và trách nhiệm hình sự khi vượt quá phòng vệ chính
đáng: Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của

mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại
một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính
đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết,
không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo
quy định của Bộ luật này.
Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng:
Phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính
đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Với quy định trên ta thấy, phòng vệ chính đáng được phát sinh trên cơ sở là khi có hành
vi đang xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm ngay tức khắc đến lợi ích chính đáng của
mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. Một lưu ý là
phòng vệ chính đáng phải được thực hiện khi hành vi xâm phạm đang xảy ra hoặc đe dọa
xảy ra. Do đó ta cũng có thể hiểu rằng phòng vệ quá sớm hoặc phòng vệ quá muộn cũng
không được xác định là phòng vệ chính đáng.
9


Nội dung của quyền phòng vệ chính đáng là người phòng vệ phải có hành vi tấn công
tương xứng và gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người có hành vi xâm phạm.
Nếu như người phòng vệ chính đáng mà gây thiệt hại khác cho người có hành vi xâm
phạm như: tài sản… thì cũng không được xác định là phòng vệ chính đáng.
Để xác định đến tính tương xứng của việc phòng vệ chính đáng với hành vi tấn công,
chúng ta phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh phạm tội, tính mãnh liệt của hành vi tấn
công, công cụ, phương tiện phạm tội…
Trách nhiệm hình sự của người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được
quy định tại Điều 106 Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng phải có đầy đủ bốn dấu hiệu cơ bản sau:
Thứ nhất, hành vi của nạn nhân là hành vi phạm tội hoặc là hành vi nguy
hiểm cho xã hội và trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thứ hai, hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra, đã bắt đầu nhưng
chưa kết thúc.
Thứ ba, hậu quả xảy ra là nạn nhân bị thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn
đến chết người.
Thứ tư, hành vi phòng vệ của người phạm tội phải là quá mức, không tương
xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân. Để đánh giá mức độ tương xứng
của hành vi này cần dựa vào các tình tiết như tính chất quan trọng của lợi
ích bị xâm phạm; tính chất, mức độ nguy hiểm và cường độ của hành vi
xâm hại và hành vi chống trả; sự tương quan sức lực giữa bên xâm hại và
bên chống trả. Hành vi chống trả được coi là quá mức cần thiết khi so với
tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại chưa cần thiết phải dùng
các phương tiện và phương pháp đó để chống trả nhưng người chống trả
vẫn sử dụng dẫn đến gây tổn hại sức khỏe hoặc tính mạng cho người có
hành vi xâm hại.

10


Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng xâm phạm quyền được bảo hộ sức khỏe, tính mạng của người

khác, đồng thời xâm phạm quyền phòng vệ chính đáng như đã nêu trên.
Nếu hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà tỷ lệ thương tật dưới 31% thì không bị xử lý hình
sự mà giải quyết dân sự.
b. Quan điểm vể việc xác định vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của tòa án cấp
sơ thẩm
Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng phải hội tụ đủ các yếu tố sau:
1.Về phía nạn nhân ( người bị chết hoặc bị thương tích )
- Nạn nhân phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của
tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba).
- Đang có hành vi xâm phạm là hành vi đã bắt đầu và chưa kết thúc. Vì người bị tấn
công không phải là người chống trả (người có hành vi phòng vệ) mà là người khác (người
thứ ba). Tuy nhiên người thứ ba trong trường hợp phòng vệ có thể là người thân của
mình, nhưng cũng có thể chỉ là một người không quen biết, còn trường hợp phạm tội
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, người bị xâm phạm chỉ có thể là người thân
của người phạm tội. Trường hợp phòng vệ này càng dễ nhầm với trường hợp phạm tội
trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc
người khác gây ra quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, vì người thứ ba
trong trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự là tình tiết giảm
nhẹ có thể là người thân, nhưng cũng có thể là người không quen biết. Hành vi phòng vệ
và hành vi được coi là bị kích động về tinh thần chỉ khác nhau ở tính chất và mức độ
nghiêm trọng của hành vi xâm phạm. Vì vậy, về phía nạn nhân trong trường hợp phòng
vệ phải là người có hành vi xâm phạm có tính chất nguy hiểm đáng kể.
- Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị
xâm phạm (quan hệ xã hội cần bảo vệ). Nếu quan hệ xã hội cần bảo vệ càng quan trọng
bao nhiêu thì tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm của nạn nhân càng
nghiêm trọng bấy nhiêu
- Mức độ đáng kể của hành vi xâm phạm còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm).
- Nếu tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm không đáng kể thì hành vi

chống trả không được coi là phòng vệ.

11


- Hành vi xâm phạm phải là hành vi trái pháp luật, nếu hành vi xâm phạm lại là hành vi
mà pháp luật cho phép, thì người bị xâm phạm không có quyền chống trả để phòng vệ.
- Hành vi trái pháp luật, trước hết là hành vi phạm tội và những hành vi khác trái với
quy định của pháp luật thuộc các ngành luật khác như: Luật hôn nhân và gia đình, luật
dân sự, luật hành chính, luật kinh tế và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, khi xét
hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xét trong mối tương quan
với hành vi chống trả, không phải bất cứ hành vi phạm tội nào xảy ra, người có hành vi
chống trả gây chết người hoặc gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm đều là
phòng vệ chính đáng. Ngược lại, có những hành vi xâm phạm chưa phải là hành vi phạm
tội, nhưng vì nó xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của
công dân nên hành vi chống trả vẫn được coi là phòng vệ chính đáng Như vậy, khi xem
xét hành vi của người đang xâm phạm đến các lợi ích cần bảo vệ, không nhất thiết chỉ
căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm mà phải chú ý đến lợi ích cần bảo
vệ, đồng thời phải xét nó trong mối quan hệ với hành vi chống trả để xác định sự chống
trả trong trường hợp cụ thể đó có được coi là phòng vệ chính đáng hay không ?
- Pháp luật các nước nói chung cà nước ta nói riêng không coi hành vi tấn công của
người mắc bệnh tâm thần là hành vi trái pháp luật, bởi vì người mắc bệnh tâm thần
(người điên) họ không nhận thức được hành vi của họ là nguy hiểm cho xã hội nên họ
không có lỗi. Tuy nhiên, nếu một người bị người mắc bệnh tâm thần tấn công, họ vẫn có
quyền chống trả để bảo vệ mình, nhưng nếu còn có thể bỏ chạy mà không chạy lại chống
trả gây thiệt hại cho người bị tâm thần thì không được coi là phòng vệ. Nhưng nếu bị
người say rượu tấn công mình hoặc tấn công người khác thì hành vi gây thiệt hại cho
người say rượu lại được coi là hành vi phòng vệ, vì người say rượu nếu xâm phạm đến
các lợi ích cần bảo vệ, theo pháp luật nước ta vần bị coi là hành vi trái pháp luật.
2. Về phía người phòng vệ

- Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng,
sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác,
thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc
sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm
- Nếu người phòng vệ không gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà
gây thiệt hại cho người khác (thường là người thân của người có hành vi xâm phạm), thì
không được coi là hành vi phòng vệ.
- Trường hợp người phòng vệ không gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ cho
người có hành vi xâm phạm mà lại gây thiệt hại khác, thì cũng không được coi là hành vi
phòng vệ.

12


- Cũng không coi là phòng vệ chính đáng trong trường hợp người có hành vi xâm
phạm gây thiệt hại đến tài sản của người khác, rồi người khác cũng gây thiệt hại lại cũng
về tài sản cho người có hành vi xâm phạm
3. Hành vi chống trả phải là cần thiết.
- Cần thiết không có nghĩa là ngang bằng theo cách xác định của toán học như: Bên
xâm phạm gây thiệt hại như thế nào thì bên phòng vệ cũng chỉ được gây thiệt hại như thế.
- Cần thiết cũng khác với tương xứng, vì tương xứng là một đại lượng dùng để chỉ sự
cân đối giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Khi nói đến sự tương
xứng là nói đến sự cân đối. Tuy trước đây trong các văn bản hướng dẫn về phòng vệ
chính đáng cũng nêu tương xứng không có nghĩa là ngang bằng, nhưng không lý giải
được thế nào là sự tương xứng giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ. Trong khi
đó, nhiều trường hợp rõ ràng là hành vi phòng vệ không tương xứng với hành vi xâm
phạm nhưng vẫn được coi là phòng vệ chính đáng, và như vậy giữa khái niệm về phòng
vệ chính đáng với thực tiễn xét xử đã có những nhân tố không phù hợp. Bộ luật hình sự
năm 1999 dùng thuật ngữ “cần thiết” để thay cho thuật ngữ “tương xứng” là hoàn toàn
chính xác cả về lý luận và thực tiễn xét xử.

- Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một
hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết
thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có
hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.
Câu 5 :
a, Trình bày các căn cứ để quyết định hình phạt.
b, Phân tích các căn cứ quyết định hình phạt của tòa án cấp sơ thẩm trong vụ án trên.
c, Theo anh/chị, có thể áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ: “Phạm tội trong trường hợp vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng” quy định tại điểm c, khoản 1 điều 51 BLHS 2015 để
quyết định hình phạt theo hướng giảm nhẹ đối với tội “cố ý gây thương tích do vượt quá
giới hạn của phòng vệ chính đáng” của bị cáo hay không ?
d, Theo anh/chị có thể sửa quyết định hình phạt của tòa án cấp sơ thẩm đối với tội “Giế
người” theo hướng tăng nặng hình phạt do có tình tiết tăng nặng “có tính chất côn đồ”
nếu có kháng nghị hay không? Nếu có, anh/chị hãy quyết định hình phạt đối với tội giết
người của bị cáo.
e, Giả sử bị cáo là người 17 tuổi, căn cứ và quyết định hình phạt của tòa án cấp sơ thẩm,
anh/chị hãy quyết định hình phạt đối với bị cáo.
13


TRẢ LỜI
a)Theo Luật hình sự Việt Nam thì nội dung các quy định của Bộ luật Hình sự mà Toà án
phải tuân thủ nghiêm chỉnh khi quyết định hình phạt bao gồm:
– Các quy định có tính nguyên tắc về tội phạm và hình phạt trong Phần chung của Bộ luật
Hình sự.
– Điều luật quy định hình phạt đối với tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ
luật Hình sự.
Trước khi quyết định hình phạt, Toà án phải xác định xem bị cáo bị xét xử về tội gì và
trên cơ sở điều khoản nào của Bộ luật Hình sự.
Sau khi định tội, Toà án quyết định hình phạt đôi với người phạm tội và việc quyết định

hình phạt phải căn cứ vào các qui định của Phần chung Bộ luật Hình sự như “nguyên tắc
xử lý” (Điều 3 Bộ luật Hình sự), vấn đề chuẩn bị phạm tội (Điều 17 Bộ luật Hình sự),
phạm tội chưa đạt (Điều 18 Bộ luật Hình sự), vấn đề đồng phạm (Điều 20 Bộ luật Hình
sự).
Ngoài một số quy định đã nói trên, còn có các quy định khác có tính nguyên tắc của Phần
chung Bộ luật Hình sự mà Toà án cũng phải xem xét. Đó là mục đích hình phạt (Điều 27
Bộ luật Hình sự), nội dung, phạm vi và điều kiện của từng loại hình phạt (các điều từ 29
đến Điều 40 của Bộ luật Hình sự)…
Tuân thủ nghiêm chỉnh Điều luật quy định mức hình phạt đối với tội phạm cụ thể trong
Phần các tội phạm có ý nghĩa rất lớn khi quyết định hình phạt. Bởi lẽ, Toà án chỉ được
phép quyết định hình phạt trong phạm vi chế tài mà Điều luật đã quy định cho tội mà bị
cáo đã phạm.
b.Phân tích các căn cứ quyết định hình phạt của Toàn án cấp sơ thẩm trong vụ án trên:
*Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam ra quyết định tuyên bố bị cáo Hồ Văn T phạm tội
“Giết người” và tội “Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng”:
1. GIẾT NGƯỜI:
*Xét về hành vi của Hồ Văn T: Trong khi đang bị Trần T1, Trần Văn Q, Nguyễn
Thành T2 dùng tay chân đánh thì Hồ Văn T đã lùi lại và rút con dao trong túi quần ra,
cầm dao bằng tay phải, bấm nút cho lưỡi dao bật ra rồi nói “tụi bay mà đánh tau nữa
là tau đâm đó” rồi dùng con dao quơ qua, quơ lại từ phải sang trái. Khi đó, Trần T1
xông vào đánh Hồ Văn T thì bị T đâm một nhát trúng vào vùng bụng của Trần T1.
Ngay sau đó, anh Nguyễn Trường S (sinh năm 1984, trú thôn B, xã B) nghe ồn ào bên
ngoài nên từ trong rạp cưới chạy ra can ngăn thì bị Hồ Văn T đâm một nhát trúng vào
lưng anh S, anh S quay lại dùng tay đánh 02 cái vào mặt Hồ Văn T thì bị Hồ Văn T
cầm dao đâm một nhát trúng vào vùng ngực của anh S.
14


*Về mặt khách quan của tội phạm:

- Về hành vi:
+ Đối với hành vi hành động: Hồ Văn T đã cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật
nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
* Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Hồ Văn T đã thực hiện lỗi cố ý trực tiếp
* Mặt khách thể của tội phạm:
- Hồ Văn T đã xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người
được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo
vệ.
*Về mặt chủ thể của tội phạm:
- Hồ Văn T có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
==> Xét về hành vi của Hồ Văn T: Áp dụng khoản 2 Điều 123; điểm b, s khoản 1, khoản
2 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015 ( sửa đổi bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo Hồ
Văn T 11 (mười một) năm tù về tội “Giết người”.
2. CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH
ĐÁNG
*Xét về hành vi của Hồ Văn T: Việc phòng vệ bằng cách dùng dao đâm lại anh Trần T1
và anh Nguyễn Trường đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ
ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi xâm hại.
 Vì vậy cho nên: Xử phạt Hồ Văn T thêm 6 tháng tù vì tội “Cố ý gây thương tích do
vượt quá giới hạn phòng vệ”.
Tổng hình phạt mà Hồ Văn T phải nhận là 11 năm 6 tháng tù.
c. Theo em, không thể áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ với hình phạt của bị cáo với tội
“cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng” của bị cáo. Vì việc
làm của bị cáo Hồ Văn T đã vượt quá sự phòng vệ chính đáng đã làm Nguyễn Trường S
người ngăn vụ ẩu đả không bị T đâm tử vong và làm Trần T1 bị tổn hại sức khỏe tới 83%.

15



d, Em đồng tình với tội danh ‘ Giết người’ theo hướng tăng nặng hình phạt do có tình tiết
tăng nặng ‘ có tính chất côn đồ’ nếu có kháng nghị. Vì theo tính chất vụ án bị cáo có hành
vi rất nguy hiểm là mang theo mình một con dao bấm có khả năng gây tính sát thương
cao. Nguy hiểm đến xã hội. trong vụ án này anh Nguyễn Trường S chỉ là người ra ngăn
cản ẩu đả nhưng do có sẵn tính côn đồ trong người vì vậy bị cáo đã thẳng tay đâm anh S
nhiều nhát nhưng anh S được người dân đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong tại bệnh viện từ
đó cho thấy bị cáo có tính chất côn đồ cần phải xét xử theo điểm n khoản 1 điều 123
BLHS.
Bản án án sơ thẩm:
Tuyên bố bị cáo HVT phạm tội ‘giết người’ có tính chất côn đồ
- Áp dụng điểm n khoản 1 điều 123 của bộ luật hình sự 2015 (…) xử phạt bị cáo HVT 16
(mười sáu) năm tù về tội “giết người”. Bị cáo Hồ Văn T phải chấp hành là 17 (mười bảy)
năm; thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giam.
e. Giả sử bị cáo là người 17 tuổi, thì căn cứ vào quyết định của tòa án cấp sơ thẩm thì
mức hình phạt của bị cáo không quá 3/4 của 11 năm 6 tháng tù của bị cáo tức là không
quá 8 năm 6 tháng tù.

16



×