Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐẠO đức KINH DOANH NGÀNH DỊCH vụ y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 23 trang )

ĐỀ TÀI:
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH NGÀNH DỊCH VỤ Y TẾ

Mục lục:
1. Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm
1.2 Vai trò
1.3 Vấn đề
2. Chương 2: Thực trạng
2.1 Tổng quan ngành kinh doanh dịch vụ y tế
2.2 Thực trạng
2.3 Nhận xét – kết luận
3. Chương 3: Giải pháp hoặc kiến nghị
Tài liệu tham khảo

1. Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.

Khái niệm

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.


Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh
doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh.
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người
sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ.
Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung


cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Một
dịch vụ chỉ tồn tại khi tạo ra được niềm tin và uy tín đối với khách hàng.dịch vụ
ngày càng phát triển và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong mỗi quốc gia,
người ta gọi đó là ngành kinh tế SORT ECONOMICS.
Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không
thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc
rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế). Là kết quả mang lại nhờ các hoạt động
tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng nhu cầu về sức
khỏe như: khám chữa bệnh, phòng bệnh, giáo dục sức khỏe, tư vấn sức khỏe dp
các trung tâm y tế Nhà nước, trạm y tế xã, cơ sở y tế tư nhân,...

1.2. Vai trò
Ngành kinh doanh dịch vụ y tế bao gồm nhiều lĩnh vực như: kinh doanh thiết
bị y tế, kinh doanh dịch vụ tiêm chủng, kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô, kinh
doanh thuốc, kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, kinh doanh dịch vụ xét
nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn
trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng y tế, kinh doanh thực phẩm thuộc
lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm
2


sàng, kinh doanh dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế, trong đó kinh doanh dịch vụ
chăm sóc sức khỏe là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay.

Hệ thống y tế hiện nay của Việt Nam: Hệ thống y tế tại Việt Nam gồm bốn
cấp chính: trung ương, tỉnh, huyện và xã. Hiện nay, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
bao phủ rộng rãi từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Chính phủ Việt Nam nỗ lực để
đạt được mục tiêu làm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe nhà nước phổ biến hơn và
phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, chi tiêu cho bệnh viện công vẫn còn thấp
và tổng ngân sách cho y tế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hơn nữa, phí sử

dụng dịch vụ tăng làm gia tăng xu hướng chăm sóc sức khỏe tự chi trả ở người dân.
Vai trò cơ bản trong mạng lưới y tế nước ta:
- Đầu tiên là phục vụ nhân dân tốt nhất và đạt hiệu quả cao: muốn làm được
điều này thì các cơ sở y tế gần dân, rộng khắp ở mọi khu vực
Thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo... Thực hiện đa dạng hoá các loại
hình kinh doanh dịnh vụ chăm sóc sức khỏe (công, tư, bán công, lưu động, tại
nhà… ). Với đặc điểm này các cơ sở y tế Việt Nam có khả năng đáp ứng được nhu
cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cụ thể là đảm bảo phục vụ chăm sóc sức khỏe
nhân dân kịp thời, hiệu quả và công bằng, thực hiện các nội dung và nguyên lý của
chăm sóc sức khỏe ban đầu.

3


- Các cơ sở y tế xây dựng để phù hợp hơn với tình hình kinh tế từng địa
phương
Quy mô cơ sở y tế hợp lý (số giường bệnh, kinh phí, cơ sở vật chất...). Địa
điểm của các cơ sở thuận lợi cho nhân dân trong quá trình sử dụng: Thuận tiện giao
thông, trung tâm của các điểm dân cư, đảm bảo bán kính ngắn cho nhân dân đi lại
được dễ dàng. Cán Bộ Y tế phù hợp về số lượng và chất lượng (loại cán bộ, trình độ
chuyên môn).

- Các cơ sở y tế xây dựng phù hợp với trình độ kỹ thuật và khả năng quản lí:
4


Đảm bảo cung cấp đủ trang thiết bị y tế thông thường và hiện đại để thực
hiện những kỹ thuật điều trị theo tuyến quy định, có tính đến khả năng sử dụng
trang thiết bị của nhân viên y tế tại cơ sở y tế. Diện tích sử dụng phù hợp, có thể
đáp ứng được các yêu cầu hiện tại và các yêu cầu mới về quy hoạch và phát triển

kinh tế trong tương lai.
- Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ:
Chất lượng phục vụ bao gồm chất lượng về chuyên môn kỹ thuật, chất lượng
quản lý ngành y tế và đạo đức phục vụ mang tính quan trọng. Chất lượng phục vụ
còn được hiểu là hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân phải có hiệu quả trên cả 3
mặt y học, xã hội và kinh tế.
Vai trò của ngành kinh doanh dịch vụ y tế:
Chăm sóc sức khỏe là ngành dịch vụ trong đó, về bản chất, người cung ứng
và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Có những vai trò nhất
định:
- Mỗi người có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các mức độ
khác nhau. Do không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên người bệnh thường
gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được. Do đó ngành
dịch vụ sẽ tạo những cơ hội tốt cho người bệnh như khuyến khích người bệnh mua
các loại bảo hiểm: y tế, nhân thọ,…
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Bảo hiểm y tế giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên
quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc
bị tai nạn.

5


Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia sẽ có những quyền lợi sau:
+ Được tùy chọn một cơ sở y tế khám chữa bệnh: Người tham gia bảo hiểm y
tế được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo
hướng dẫn của Cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban
đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý.
+ Được giảm chi phí khám chữa bệnh: Tùy vào từng đối tượng và tình hình
bệnh tật, tai nạn…mà người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được miễn phí hoàn toàn

hoặc một phần chi phí điều trị, chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công cộng.
Tham gia Bảo hiểm y tế sẽ góp vai trò quan trọng trong đời sống xã hội,
trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng, người khỏe hỗ trợ cho người
già, ốm đau, bệnh tật; số đông bù cho số ít. Đặc biệt, đối với người nghèo và trẻ em
dưới 6 tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế đã thể hiện sự quan tâm đúng mức về chính
sách Bảo hiểm y tế của Đảng và Nhà nước ta.
- Cung cấp và hiện đại hóa nhanh các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ
chuyên dụng, vật tư tiêu hao y tế và phương tiện bảo hộ phục vụ công tác chuyên
môn, phương tiện phục vụ sinh hoạt của người bệnh cũng như dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ở các bệnh viện lớn thông qua nhiều cơ chế tài chính khác nhau đã làm “thay
da đổi thịt” các bệnh viện này trong một thời gian ngắn, thu nhập tăng thêm của cán
bộ, nhân viên bệnh viện được cải thiện đáng kể, bệnh nhân có điều kiện tiếp cận với
trang thiết bị hiện đại dễ dàng hơn, đặc biệt ở các bệnh viện tuyến trên.

- Để đáp ứng được những nhu cầu về sức khỏe như: Tư vấn, hướng dẫn giáo
dục sức khỏe, chăm sóc tinh thần, chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc phục hồi chức
năng, dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh, cho bệnh nhân,…
6


Thị trường dịch vụ y tế hoạt động phải đem lại mục tiêu công bằng, nhất là
đối với xã hội XHCN tồn tại ở nước ta. Nếu giá cả và khối lượng dịch vụ y tế được
xác định hoàn toàn bởi thị trường thì gây ra tình trạng mất công bằng, chỉ có những
người có đủ tiền mới được hưởng những dịch vụ y tế có thể với chi phí cao mà
những người có thu nhập thấp hơn không thể có được. Để đạt được công bằng
trong thị trường Chính phủ đóng vai trò đứng ra trợ cấp để phát triển các dịch vụ y
tế ngày một tốt hơn thông qua những chính sách của mình bằng nguồn Ngân sách
Nhà nước.
1.3. Vấn đề
Trong mỗi con người có hai yếu tố để thể hiện là tài và đức phải luôn luôn

song hành cùng nhau. Đối với ngành y, ngoài y thuật cơ bản cần phải có thì y đức
là yếu tố không thể thiếu được. Nó tạo nên giá trị, phẩm chất tốt đẹp, cao quý của
các cán bộ y tế. Đạo đức nghề nghiệp của họ được thể hiện qua thái độ, tinh thần
trách nhiệm cao, vượt qua mọi khó khăn thách thức mà tận tụy với công việc, chăm
sóc bệnh nhân, đồng cảm với sự đau đớn của họ.
Ngành y tế là ngành đặc thù, nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng con người nên có những đặc điểm hoàn toàn khác với các ngành nghề khác.
Lao động ngành y là loại lao động hết sức khẩn trương, giành giật với tử thần từng
giây từng phút, lao động bất kể ngày đêm làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của
các nhân viên y tế. Môi trường làm việc dễ tiếp xúc với hóa chất, đứng mổ hàng
giờ đồng hồ, tiếp xúc với các bệnh dễ lây như: lao, HIV, phong… Xã hội xem nghề
y là một nghề quan trọng, đặt biệt, cao quý, một nghề nhân đạo, liên quan đến sinh
mạng con người, hạnh phúc gia đình, tương lai, sự cường thịnh của một dân tộc,
7


của toàn xã hội. Chính vì vậy, xã hội đòi hỏi rất cao đối với các cán bộ y tế cả tài
lẫn đức – vừa phải tinh thông chuyên môn, vừa phải có lương tâm nghề nghiệp.
Phải khẳng định rằng nghề y tế Việt Nam trong mấy chục năm quan đã ngày
càng lớn mạnh, trưởng thành về nhiều mặt. Trình độ y tế chuyên sâu phát triển
vượt bậc. Có thể nói, trên Thế giới có kĩ thuật hiện đại nào, có loại thuốc mới nào
thì hầu như trong thời gian rất ngắn các dược sĩ, bác sĩ của chúng ta đã tiếp cận,
ứng dụng và làm chủ được công nghệ đó. Một số kĩ thuật trong phẫu thuật bằng
máy móc hiện đại, cấy ghép tạng, nghiên cứu và sản xuất vắc xin y tế… có thành
tựu vượt trội so với mặt bằng các nước có nền kinh tế ở trình độ tương tự. Đây là
thành quả, đồng thời thể hiện sự quan tâm bền bỉ đến công tác y té nói riêng cũng
như sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung của Đảng và Nhà
nước ta.

Cũng trong lúc thành tựu được khẳng định thì những ồn ào liên quan đến y

đức của không ít cán bộ, nhân viên ngành Y tế lại cao hơn lúc nào hết. Những “
con sâu bỏ rầu nồi canh”, những hình ảnh “chưa đẹp”, nhũng nhiễu, hách dịch,
gây bức xúc cho bệnh nhân và cho chính những người thầy thuốc của một bộ phận
cán bộ y tế. Thậm chí, tình trạng mất an ninh tại bệnh viện khi số bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân có hành vi tấn công các nhân viên y tế cũng đã đến hồi báo động.
Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ người bệnh và
sự phát triển bền vững của nền Y tế nói chung.
Đề cập đến những vấn đề tiêu cực ấy, nhiều người tự chất vấn và đi tìm
nguyên nhân: Là do cái tâm của các cán bộ y tế ( y đức xuống cấp), hay bởi chế độ
đãi ngộ dành cho họ chưa tương xứng? các vấn đề của ngành y tế là từ chủ quan
của các y bác sĩ, hay là từ khách quan của mặt trái nền kinh tế thị trường?... Chính
những vướng mắc và sự quan tâm của mọi người về lĩnh này đã dẫn dắt chúng tôi
8


suy ngẫm về chủ đề “ Đạo đức kinh doanh trong ngành dịch vụ y tế”. Và dù là bắt
nguồn từ nguyên nhân gì thì “ Sự cao quý của chiếc áo Blouse trắng phải được
bảo vệ bởi chính những người đang khoác nó trước khi hỏi đến đãi ngộ của xã
hội”.

2. Chương 2:
9


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Tổng quan về ngành kinh doanh dịch vụ y tế
Trong nhiều năm qua, ngành dịch vụ y tế ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới,
hiệu quả và phát triển. Y tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong
mạng lưới phát triển y tế, trong dự phòng bệnh tật và trong khám bệnh, chữa bệnh
cho Nhân dân. Mạng lưới cơ sở y tế từng bước được củng cố, tăng cường, phương

thức hoạt động có nhiều hiệu quả.
Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét
nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang thiết bị một số thiết
bị cơ bản: máy X-quang cao tần – tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi,
máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh
nhân v.v…
Các Trung tâm y tế huyện đã được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết
yếu, hầu hết đã có máy X-quang với công suất phù hợp, máy siêu âm chẩn đoán và
xe ô tô cứu thương. Các trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần
thiết để phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân số và
kế hoạch hoá gia đình.

Năng lực dự báo, giám sát và phòng chống dịch bệnh của các sở y tế dự
phòng cũng đã được cãi thiện rõ rệt, đã khống chế được các bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm và được thế giới đánh giá cao. Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính
sách cho phép các bệnh viện công lập vay vốn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư
xây dựng mới các bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao và
10


đa dạng của Nhân dân. Tài chính y tế đã có những bước phát triển cho phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Nghiên cứu thị trường mới đây của Ngân hàng Thế giới đã dự báo: tính đến
năm 2020, thị trường ngành y tế dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam sẽ tăng
trưởng gấp ba lần kể từ năm 2010. Nghiên cứu cũng cho biết, thị trường chăm sóc
sức khỏe Việt Nam sẽ sớm vượt qua các quốc gia trong khu vực như Malaysia,
Thái Lan và Indonesia.
Theo số liệu của Bộ Y tế, tổng vốn đầu tư thị trường thiết bị và vật tư y tế
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tổng vốn đầu tư vào trang thiết bị y tế tại
Việt Nam năm 2010 ước đạt 515 triệu USD, đến năm 2016 tổng vốn đầu tư là 950

triệu USD và đến năm 2017 con số này tăng lên 1,1 tỉ USD, 1.346 bệnh viện trên
cả nước, trong đó có 1.161 bệnh viện công.
Nếu chia theo khu vực địa lý, có thể nhận định rằng phần lớn các bệnh viện
đặt tại miền Bắc (chiếm 42% tổng số bệnh viên cả nước), đặc biệt tại Hà Nội có tới
22 bệnh viện cấp TW (trên tổng số 38 bệnh viện) và 40 bệnh viện Sở Y tế, HCM có
3 bệnh viện TW và 53 bệnh viện Sở Y tế. Hai thành phố trên hiện đang tiếp nhận
tới 60% lượng bệnh nhân cả nước, luôn phải hoạt động ở công suất 200%.
Cùng với xây dựng cơ sở khang trang, nhiều bệnh viện đã trang bị được
những thiết bị y tế hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh như hệ thống Robot
Da Vinci Xi hiện đại nhất trên thế giới hiện nay được BV K trang bị để phục vụ
điều trị bệnh ung thư; Sử dụng trí tuệ nhân tạo của Robot Modus V Synaptive
trong phẫu thuật thần kinh tại BV Nhân dân 115... đã góp phần nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

11


Thị trường y tế và thiết bị y tế Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Theo Business
Monitor International (BMI), chi phí chăm sóc sức khỏe của người Việt Nam ước
tính đạt khoảng 16,1 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 7,5% GDP. BMI dự báo chi
tiêu y tế sẽ tăng lên 22,7 tỷ USD vào năm 2021, ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép
hàng năm (CAGR) khoảng 12,5% từ năm 2017 đến năm 2021.
Ngành dịch vụ Y tế ở nước ta đã tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao trong
khám và chữa bệnh, nhằm bắt kịp trình độ y khoa với các nước trong khu vực và
thế giới, đồng thời nhằm phục vụ sức khỏe cho người dân một cách tốt nhất. Đồng
thời đẩy mạnh chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật cao trong khám và điều trị bệnh.
Việc phát triển tiến bộ khoa học - kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh giúp người
dân trong nước ngày càng tiếp cận với các dịch vụ y tế công nghệ cao, ngang tầm
các nước phát triển trong khu vực


Tăng trưởng kinh tế và dân số đang thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ở Việt Nam, đặc biệt là hai trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và Thành
Phố Hồ Chí Minh. Chính phủ đang tài trợ cho các bệnh viện công cấp tỉnh để nâng
cấp cơ sở vật chất và mở các khoa mới, đáp ứng điều trị chuyên khoa. Những phát
triển như vậy đang tạo ra cơ hội mới cho các thiết bị y tế tại Việt Nam.
Mục đích lớn nhất của ngành dịch vụ y tế là tiến tới bao phủ chăm sóc sức
khỏe toàn dân, thực hiện mục tiêu quản lý sức khỏe toàn diện, người dân cần được
khám sức khỏe định kỳ chứ không chỉ khám bệnh khi ốm đau; được khám sàng lọc
để phát hiện sớm nguy cơ, mầm mống bệnh tật, điều trị kịp thời nhằm giảm thấp
nhất chi phí; được tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, phòng bệnh, nâng cao sức
khỏe.
12


Ngoài ra, đạo đức, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế
cũng được chú trọng và nâng cao. Nhiều tấm gương y bác sĩ tận tuỵ chăm sóc, cứu
chữa người bệnh được xã hội trân trọng, ghi nhận. Tuy nhiên, trước biến đổi khí
hậu toàn cầu và các yếu tố bất lợi khác, y tế nước ta đang đứng trước những thách
thức cần phải nhanh chóng được khắc phục để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe Nhân dân ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn.
2.2. Thực trạng
Đối với ngành y, ngoài tài năng (y thuật) cơ bản cần phải có, thì đạo đức
nghề nghiệp (y đức) là yếu tố không thể thiếu được, tạo nên giá trị và phẩm chất tốt
đẹp, cao quý, bền vững của một cán bộ y tế, được thể hiện qua thái độ, tinh thần
trách nhiệm cao, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thách thức mà tận tuỵ với công
việc, hết lòng thương yêu, chăm sóc người bệnh, đồng cảm với sự đau đớn của
người bệnh.Ông bà có câu “lương y như từ mẫu” để thể hiện lương tâm mà bất kì
một y, bác sĩ nào cũng cần phải có.
Nghề y là một nghề hết sức cao quý và đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức
khỏe và tính mạng của con người, được xã hội tôn vinh. Chính vì vậy, cán bộ y tế

phải không ngừng ra sức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, tận tụy với công việc, đồng thời không ngừng trau dồi phẩm chất, đạo
đức của cán bộ y tế, tận tâm với người bệnh, quan tâm thực hiện thật tốt lời dạy
của Bác Hồ. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần đoàn kết,
với truyền thống vẻ vang, hào hùng của ngành Y tế tỉnh, chúng ta tin tưởng toàn
thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế tiếp tục phấn đấu,
phát huy những thành tựu đã đạt được, vượt qua những thách thức, khắc phục
những hạn chế, thiếu sót để xây dựng ngành Y tế ngày càng phát triển toàn diện và
bền vững. Nhưng bên cạnh các mặt tốt của ngành dịch vụ y tế thì cùng còn có một
vài nhược điểm không thể tránh khỏi hoàn toàn như:
- Dịch vụ y tế nhiều khi không bình đẳng trong các mối quan hệ, đặc biệt
trong tình trạng cấp cứu không thể chờ đợi được bởi bảo hiểm y tế, mà bệnh nhân
phải chấp nhận dịch vụ bằng mọi giá:

13


Tại sao trong suy nghĩ của bệnh nhân – khách hàng họ luôn có suy nghĩ rằng
nếu như điều kiện khá giả một chút họ sẽ không sử dụng bảo hiểm trong một số
trường hợp mà sử dụng dịch vụ chi phí cao? Là bởi vì như thế để được chăm sóc
tận tình và quá trình sẽ nhanh hơn. Chính xác hơn thường là người sử dụng bảo
hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh sẽ ít được quan tâm nhiều như những người
khám dịch vụ. Đã thế những người sử dụng bảo hiểm để khám bệnh còn phải chen
lấn, xếp hàng để nộp hồ sơ, làm nhiều thủ tục rắc rối, đợi được khám trong thời
gian rất lâu sau đó chỉ được khám qua loa rồi nhận thuốc. Đó chính là việc đáng
buồn trong dịch vụ y tế ở một số nơi hiện nay.
Ngược lại, nơi khám dịch vụ còn được gọi là VIP, thường ít người, không có
tình trạng chen lấn, đặt lịch trước và được bác sĩ chuyên khoa, thạc sĩ tiến sĩ hay là
chính trưởng khoa khám chữa bệnh, được cung cấp các dịch vụ tốt, ở phòng
thoáng, rộng, sạch sẽ, đặc biệt là một bệnh nhân một phòng. Sau khi về nhà có bộ

phận chăm sóc khách hàng gọi đên hỏi thăm, nhắc nhở thời gian quay trở lại kiểm
tra sức khỏe, được tiếp nhận, quan tâm, chăm sóc một cách tốt nhất mà có thể
những bệnh như sử dụng bảo hiểm không thể có được ở một số nơi khám chữa
bệnh.
Nhưng sự thật không thể chối bỏ chính là trong cuộc sống đâu có bất kì mộ
ai muốn một cuộc sống khó khăn, thiếu thốn và không phải ai cũng có điều kiện
tốt. Bên cạnh đó, lại càng không ai muốn trở thành người bệnh. Vì thế, khi đã trở
thành người y sĩ, bác sĩ, dược sĩ,… được bệnh nhân tin tưởng gửi gắm cả mạng
sống, cả con tim, cả trái phổi,.. thì hãy nên tận tâm và dung cả lương tâm, đao đức
của mình vào trong công việc. Dù đó là khám bảo hiểm hay dịch vụ thì hãy tự suy
nghĩ phải làm thế nào để phù hợp với cái tên là y bác sĩ, để phù hợp với với lương
14


tâm đạo đức, phù hợp với lòng tin mà bệnh nhân đã trao, xứng đáng với số tiền mà
nhà nước trả lương, để tránh những việc làm trai với lương tâm đạo đức, phải dung
cả đời còn lại để tiếc nuối, hối hận mà vẫn không thể nào sửa sai được.
- Giá sử dụng dịch vụ y tế do không phải do khách hàng – bệnh nhân quyết
định:
Thị trường y tế không phải là thị trường tự do nên giữa người mua và người
cung ứng dịch vụ không thể thỏa thuận về giá. Mà giá chỉ do người cung cấp dịch
vụ quyết định. Trước tình trạng diễn biến phức tạp của đại dịch corona, nhiều
người đã lợi dụng để tăng với giá “cắt cổ” đối với khẩu trang y tế tăng gấp 3, gấp 5
so với thời điểm không có dịch. Giá bình thường 1 hộp 30 nghìn đồng, hiện nay giá
150 ngàn trở lên. Do dịch bệnh ngày càng phức tạp nên mọi người đành chấp nhận
giá bán đó để mua về sử dụng mà không thể thương lượng, càng không thể có lựa
chọn khác cho sức khỏe của chính mình.
Mặc dù xã hội ngày càng hiện đại, dịch vụ y tế cũng ngày càng tốt hơn,
nhưng giá cả dịch vụ y tế cũng cao hơn so với mức trước đó. Từ dịch vụ khám các
bệnh thông thường, dịch vụ khám thai, dịch vụ khám nội, khám ngoại kể cả dịch

vụ vệ sinh cá nhân cũng tăng. Khách hàng sử dụng cũng vẫn chấp nhận mức giá đó
bởi họ chỉ chọn được địa điểm và dịch vụ chứ không thể chọn mức giá phù hợp mà
bản thân chính người bệnh mong muốn.
Nếu địa điểm khám chữa bệnh mà họ muốn tin tưởng gửi gấm tính mạng của
mình mà giá lại quá đắt với họ thì họ cũng không lựa chọn và đành chọn nơi mà
giá cả phù hợp hơn với họ mà họ có thể chi trả ở một nơi khám chữa bệnh khác mà
không phải nơi mà họ mong muốn.

15


- Xảy ra các sự cố không mong muốn về phẫu thuật trong dịch vụ khám chữa
bệnh:
Có thể kể đến một số trường hợp như: bệnh nhân ở Tiền Giang bị bác sĩ bỏ
quên gạc phẫu thuật trong bụng tại BV Đa khoa khu vực thị xã Gò Công; bệnh
nhân được chỉ định mổ chân trái nhưng bác sĩ mổ chân phải tại BV Việt Đức; bác
sĩ cắt nhầm vòi trứng; trao nhầm trẻ sơ sinh; trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine; đặc
biệt là sự cố y khoa chạy thận nhân tạo tại Hòa Bình khiến 8 người tử vong vô
cùng kinh hoàng mà báo bachmai.gov.vn đã đưa tin.

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho
biết, 5 năm gần đây Bộ Y tế đã thay đổi quan điểm phục vụ, đổi mới từ cách nghĩ,
cách làm, cách kiểm tra. Theo đó, thay đổi từ tư duy ban ơn thành tư duy người
cung cấp dịch vụ phục vụ tốt cho người bệnh. Lấy người bệnh làm trung tâm,
hướng đến an toàn cho người bệnh, hài lòng cho người bệnh. Bộ đã ban hành bộ 83
tiêu chí đảm bảo an toàn người bệnh. “Trước đây, khi xảy ra sự cố, các cá nhân, cơ
sở y tế vẫn có tư duy giấu giếm. Đến nay, việc báo cáo sự cố y khoa đã chủ động
hơn nhằm tìm ra những nguy cơ để phòng ngừa”. Ngoài ra, theo ông Khuê, khi có
sự cố y khoa, cần phải thẳng thắn nhìn nhận vào sự thật để sửa sai mới có thể cải
thiện chất lượng khám chữa bệnh. Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, bác sĩ cần

nhận ra sai lầm của mình trong mỗi tai biến y khoa, còn về phía BV, nên thường
xuyên tổ chức diễn tập các tình huống cấp cứu tối khẩn cấp.
- Sử dụng danh xưng chức vụ y bác sĩ để vụ lợi:
Bước vào thời kỳ mới, ngành Y tế nước ta có nhiều điều kiện phát triển, đội
ngũ cán bộ y tế có nhiều tiến bộ và cống hiến to lớn, nhưng cũng đứng trước những
16


thách thức mới, trong đó có sự xuống cấp về y đức. Những năm gần đây, dưới tác
động mặt trái của cơ chế thị trường, y đức trở thành vấn đề bức xúc. Những biểu
hiện tiêu cực, vi phạm quy định về y đức, về “dịch vụ y tế” mặc dù chỉ là những
“con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng đã phần nào làm vẩn đục sự thanh cao của nghề
y, làm đau lòng, tổn hại đến danh dự của những ai đã hết lòng cống hiến cho nghề
nghiệp cao quý này.
Điển hình đầu tiên là chuyện “rút ruột” vaccine ở Trung tâm Y tế dự phòng
Hà Nội báo Vnexpress đưa tinvới nhan đề “bắt quả tan tiêm thiếu văcxin cho trẻ”.
Anh Lam cho biết ngày 9/5/2013 đưa con đến trung tâm y tế ở 70 Nguyễn Chí
Thanh tiêm văcxin 5 trong 1 Pentaxim mũi 3. Nhân viên y tế rút thuốc vào xilanh
xong nhưng không vứt lọ văcxin vào thùng rác mà để vào hộp phát tickê, "tôi đã
thấy lạ", anh nói. Nhìn vào trong lọ vẫn còn thuốc, anh lập tức gọi điện cho cơ
quan chức năng đến lập biên bản sự việc. Thực nghiệm do chính Giám đốc Trung
tâm Y tế Dự phòng thực hiện tại chỗ cũng cho thấy liều tiêm văcxin Pentaxim là
0,5ml và khi rút 0,5ml dung dịch thì trong lọ không còn dư chút thuốc nào. Trong
khi đó lượng thuốc thừa trong lọ văcxin tiêm cho con anh Lam thì còn lại gần
0,2ml. Sau khi sự việc được phanh phui thì lý lo là bác sĩ mệt mỏi trong người mà
sơ suất không lấy đủ thuốc tiêm cho bé. Khiến cho tất cả những phụ huynh đã tiêm
ngừa cho con ở đây đều vô cùng lo lắng. Liệu uy tín của trung tâm y tế này có còn
được mọi người tin tưởng và thăm khám?

Đến vụ nhân bản phiếu kết quả xét nghiệm để trục lợi BHYT tại Bệnh viện

huyện Hoài Đức (Hà Nội) được báo tuoitre.vn đưa tin ngày 7/4/2014. Cụ thể, các
17


bị cáo làm xét nghiệm huyết học một mẫu bệnh phẩm (mẫu máu), sau đó in thành
nhiều kết quả xét nghiệm huyết học rồi tự ký vào các phiếu xét nghiệm trả kết quả
cho bệnh nhân. Họ đã thực hiện 24.857 xét nghiệm huyết học, trong đó có 1.544
kết quả xét nghiệm bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú trùng nhau. Tổng
cộng có 789 kết quả xét nghiệm huyết học không được đưa vào hồ sơ thanh toán
bảo hiểm y tế, gây thiệt hại cho Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức - Bảo hiểm xã
hội TP Hà Nội số tiền hơn 16 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này được đưa về bệnh
viện và chia cho cán bộ công nhân viên. Mặc dù chưa xác định có bệnh nhân nào
bị tổn hại về sức khỏe do sử dụng các phiếu xét nghiệm trùng nhưng hành vi sai
trái của các bị can đã gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, đạo đức nghề nghiệp của
ngành y tế nói chung và Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức nói riêng, gây hoài
nghi và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với đội ngũ y, bác sĩ, gây dư luận xấu
trong xã hội.

2.3. Nhận xét – kết luận
2.3.1 Nhận xét:
- Thị trường y tế không phải là thị trường tự do, giá dịch vụ y tế do người
cung ứng quyết định.
- Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất
định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể,
muốn cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp
giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất.
- Có hiện tượng bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử
dụng dịch vụ. Trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định
18



điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của
thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế.
- Hiện nay, tại một số nước đang phát triển có tổ chức xã hội tương tự Việt
Nam, việc áp dụng cơ chế thị trường trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong hệ
thống khám chữa bệnh đã và đang được thử nghiệm triển khai với những kết quả
rất đáng suy nghĩ. Việc áp dụng thuê mướn các cơ sở tư nhân cung ứng các dịch vụ
phi y tế (non-medical services) như vệ sinh, giặt là,... đã giúp tiết kiệm được nhân
lực của bệnh viện và tính chuyên nghiệp cũng mang hiệu quả và chất lượng rõ ràng
hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng cơ chế thị trường trong cung ứng các dịch vụ y tế
(medical services) như khám chữa bệnh thì mọi việc trở nên phức tạp hơn và khó
kiểm soát.
- Trong những năm gần đây, mặc dù chưa tương ứng với nguồn lực hệ thống
bệnh viện đã được nâng cấp và đầu tư tương đối đồng đều ở tất cả các tuyến, về cơ
sở hạ tầng và thiết bị kỹ thuật. Nhiều bệnh viện được cải tạo và xây dựng mới bằng
cả nguồn trong nước và nguồn từ nước ngoài vào khoảng 1.472 tỷ đồng/năm, cho
cả tuyến trung ương và địa phương. Hệ thống là được củng cố. Hệ thống xử lý
nước thải, chất thải bệnh và nhiều viện đã phục hồi hệ thống cấp thoát nước và xã
chất thải rắn, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và chống nhiễm khuẩn trong
bệnh viện. Ngoài ra, để đáp ứng như cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người
dân nhiều loại thiết bị kỹ thuật chuyên ngành hiện đại như: Máy chụp cộng
hưởng... (MRI), chụp mạch máu, máy tán sỏi ngoài cơ thể, siêu âm, các thiết bị hồi
sức, phẫu thuật, xạ trị mổ nội tạng,... điều kiện để các bệnh viện đảm bảo hoạt
động và phát triển. Sớm hình thành và duy trì khá tốt mạng lưới y rộng khắp cả
nước. Xã có trạm y tế, mỗi thôn, bản có 1-2 nhân viên y tế. Bổ khuyết cho một số
vùng liên xã diện tích rộng, dân đong, có phòng khám Đa khoa khoảng 800 phòng,
trung bình mỗi huyện đều có thêm 1-2 phòng. Tất cả các huyện có bệnh viện Đa
khoa, các tỉnh, thành phố bên cạnh bệnh viện Đa khoa nhiều ít các bệnh viện
chuyên khoa.
- Tiêu cực trong ngành kinh doanh dịch vụ y tế như: thực phẩm cho bệnh nhân;

môi trường khám, chữa bệnh chưa sạch sẽ; môi trường bệnh viện (bàn ghế, tủ,
chưa sạch sẽ, thiếu ánh sáng); dịch vụ chuyên môn (y khoa, điều dưỡng, thiết bị);
phục vụ các nhân (riêng biệt, thông tin, chú ý đến nhu cầu cá nhân); và sự đáp ứng
của hệ thống cấp cứu khi có sự cố. Chưa phát triển thành những “chỉ tiêu” cụ thể
để đo lường chất lượng ngành dịch vụ y tế.
19


- Trước tình trạng quá tải đối với các cơ sở khám chữa bệnh, y tế đã có biểu
hiện vòi vĩnh, những nhiễu để nhận phong bì nguyên nhân là do cán bộ y tế thiếu
tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân đã gây nên bức xúc và có đơn thư khiếu kiện
đối với những cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ y tế thiếu trách nhiệm đạo
đức trong ngành kinh doanh. Những biểu hiện tham nhũng trong ngành y tế ở nước
ta là: hoa hồng từ giá thuốc, trục lợi từ Quỹ bảo hiểm Y tế, tham nhũng trong thực
hiện “xã hội hóa” các dịch vụ y tế tại các bệnh viện công, vòi vĩnh bệnh nhân, quản
lý không hiệu quả tài sản của các bệnh viện. Tình trạng quá tải, y đức không tốt,
thanh tra kém hiệu quả. Trong đó, nguyên nhân cốt lõi là thiếu hành lang pháp lý
được yêu cầu quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ y tế.
2.3.2 Kết luận:
- Ở Việt Nam, tự chủ của bệnh viện công cũng đang được triển khai từ nhiều
năm nay hiện đại hóa nhanh các trang thiết bị các bệnh viện lớn thông qua nhiều cơ
chế tài chính khác nhau đã làm “thay da đổi thịt” các bệnh viện này trong một thời
gian ngắn, thu nhập tăng thêm của cán bộ, nhân viên bệnh viện được cải thiện đáng
kể, bệnh nhân có điều kiện tiếp cận với trang thiết bị hiện đại dễ dàng hơn, đặc biệt
là các Bệnh viện tuyến trên. Điều này thực sự cũng giúp cho Nhà nước một nguồn
ngân sách đáng kể trong khi chi tiêu công có quá nhiều lĩnh vực phải đầu tư. Tuy
nhiên, nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã chỉ ra, trên thực tế, cũng đã xảy ra hiện
tượng chỉ định quá mức cần thiết các xét nghiệm trong các bệnh viện công. Mặt
khác, do cần nguồn bệnh nhân để tăng thu, cùng với việc đầu tư trang thiết bị chủ
yếu tập trung ở các bệnh viện tuyến trên - nơi có nhiều chuyên gia giỏi (chứ không

phân bố đều trên toàn hệ thống y tế) dẫn đến việc bệnh nhân bị “hút” lên tuyến trên
là tất nhiên và khó có thể giải quyết được vấn đề “quá tải bệnh viện”.

20


3. Chương 3:
GIẢI PHÁP HOẶC KIẾN NGHỊ
Sức khỏe luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Khi xã hội ngày càng
phát triển, mức sống của người dân ngày càng cao hơn. Họ mong muốn được sử
dụng và hưởng thụ các dịch vụ tốt nhất, trong đó có y tế, chăm sóc sức khỏe:
Nhiều gia đình trẻ có con nhỏ do chưa có nhiều kinh nghiệm nên họ sẽ mong
muốn được sử dụng các dịch vụ chăm sóc có liên quan đến trẻ em. Họ thường có
nhu cầu thuê những điều dưỡng có kinh nghiệm để chăm sóc con mình. Hay với
những gia đình có người cao tuổi, vấn đề sức khỏe cho các cụ luôn là vấn đề quan
tâm hàng đầu. Do vậy, họ luôn muốn sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi tại nhà để đảm bảo an toàn và giảm bớt sự lo lắng hơn. Ngoài ra, còn có
những khách hàng có thể trạng cơ thể đặc biệt, họ muốn giảm cân nên sẽ có nhu
cầu tìm đến bác sĩ để xin tư vấn về chế độ ăn và tập thể dục hằng ngày để đạt hiệu
quả tốt nhất. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng chúng ta phải đề ra
những giải pháp sau:
- Phải nghiên cứu thị trường về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ:
Đầu tiên, về nhu cầu khách hàng:
Như phân tích ở trên, nhu cầu khách hàng muốn sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe là rất nhiều. Đối tượng khách hàng đa dạng ở mọi lứa tuổi, giới tính và nghề
nghiệp. Đó có thể là trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh niên, người cao tuổi, … Mỗi đối
tượng khách hàng sẽ có nhu cầu sử dụng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác
nhau.
Thứ 2: Về đối thủ cạnh tranh:
Hiện trên thị trường vẫn có rất nhiều các cơ sở cung cấp các dịch vụ về chăm sóc

sức khỏe nhưng chưa thực sự chuyên nghiệp và phổ biến. Nhu cầu khách hàng thì
nhiều, nhưng lượng cung còn chưa đảm bảo chất lượng. Nên đây cũng có thể xem
là một thị trường tiềm năng nếu chúng ta có thể làm tốt và tạo điểm khác biệt.
- Phải đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khoẻ:
Để có thể tham gia vào lĩnh vực y tế, điều quan trọng đầu tiên đó chính là cần phải
có kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực y tế, chăm sóc
sức khỏe. Ngoài việc có các chứng chỉ hành nghề, bằng cấp như điều dưỡng, y tá,

21


bác sĩ,… thì kinh nghiệm chuyên môn đặc biệt quan trọng. Vì đây là công việc liên
quan trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng nên chuyên môn nên được chú trọng.
Ngoài ra, để có thể mở một cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
chúng ta cần xin Giấy phép hoạt động được cấp bởi Sở Y tế cấp Tỉnh. Các điều
kiện được cấp giấy phép như thiết bị y tế đạt chuẩn, chứng chỉ hành nghề, kinh
nghiệm làm việc,…
- Phải có kế hoạch marketing, xây dựng thương hiệu:
Tâm lý khách hàng khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe đó là họ sẽ thường
xuyên quay lại cơ sở chăm sóc sức khỏe thân quen và thường hay sử dụng trước
đó. Nên việc quan trọng đầu tiên mà chúng ta nên làm đó chính là xây dựng
thương hiệu riêng. Làm thế nào để xây dựng thương hiệu thật tốt trong mắt khách
hàng?
Có thể bắt đầu với việc cung cấp các dịch vụ độc đáo, thu hút khách hàng.
Ví dụ như mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe người bại liệt tại nhà, chăm sóc sức khỏe
trẻ sơ sinh, tư vấn chuyên sâu về sức khỏe,… Cung cấp các dịch vụ mới, độc đáo
sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ.
Chú trọng đến chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng. Để làm được
điều này, đội ngũ nhân viên cần có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt để đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Phải luôn khiến khách hàng cảm nhận được những lợi ích

mà họ sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ của chúng ta và khiến họ luôn luôn hài
lòng.
Chính sách giá cũng là một trong những yếu tố mà cần quan tâm. Để tạo lợi
thế cạnh tranh, chúng ta có thể thực hiện các chương trình giảm giá tri ân khách
hàng, hoặc tạo ra các voucher dịch vụ chăm sóc với những mức giá hấp dẫn để
khách hàng lựa chọn.
Quảng bá, giới thiệu hình ảnh tổ chức, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tác
phong nhanh nhẹn. Các kênh chúng ta có thể khai thác như kênh thông tin đại
chúng, đăng tin lên báo đài, tận dụng sự lan tỏa của mạng xã hội, phát tờ rơi, đăng
bài trên các trang báo và tạp chí chuyên ngành….
Chăm sóc sức khỏe là một ý tưởng kinh doanh khá hấp dẫn. Nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của người dân luôn luôn có và ngày càng nhiều hơn trong tương lai.
Vì vậy nếu đáp ứng được các giải pháp trên thì sẽ có một lĩnh vực kinh doanh rất
hấp dẫn, được số đông khách hàng ủng hộ và có chỗ đứng trên thị trường kinh
doanh.
22


Tài liệu tham khảo:



/>…

HẾT

23




×