Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến GDP VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn 1993 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.62 KB, 24 trang )

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GDP VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 1993-2018

Mục lục:
1.
1.1
1.2

Chương 1: Tổng quan về đề tài
Lí do chọn đề tài
Bối cảnh nghiên cứu

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.5 Kết cấu đề tài
2. Chương 2: Cơ sở lý luận
2.1 Khái niệm
2.2 Các phương pháp tính GDP
2.3 Ý nghĩa của GDP
2.4 Mô hình nghiên cứu
2.5 Lý thuyết kinh tế
3. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.1 Xây dựng mô hình kinh tế lượng
3.2 Phương pháp định lượng
3.3 Mô tả số liệu
3.4 Mô hình hồi quy
4. Chương 4: Kết quả


4.1 Xác định mô hình hồi quy và đọc ý nghĩa các hệ số


4.2 Kiểm định các hệ số Beta (kiểm định T
4.3 Mức độ giải thích của mô hình
4.4 Kiểm định phù hợp mô hình (kiểm định F)
4.5 Kiểm định đa cộng tuyến
4.6 Kiểm định hiện tượng tự tương quan
4.7 Kiểm định phương sai phần dư thay đổi
5. Chương 5: Kết luận
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1

Lí do chọn đề tài:

Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP
(viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường
là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP là một trong
những chỉ số quan trọng cơ bản để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia nào đó. Xác định rõ được các yếu tố tác
động và ảnh hưởng đến GDP có thể giúp chính phủ nhận thấy rõ và kịp thời điều
chỉnh các chính sách để giúp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Đó
cũng là lý do để nhóm chúng tôi nghiên cứu về tài: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến
GDP Việt Nam trong giai đoạn 1993-2018”
1.2

Bối cảnh nghiên cứu

Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy

nhiên, vẫn còn có những bất cập, hạn chế như:
2


- Thu hút đầu tư nước ngoài chưa tạo ra sự liên doanh liên kết, tác động lan tỏa
giúp doanh nghiệp ̣DN trong nước phát triển.
- Hiệu quả đầu tư chưa đạt như kỳ vọng. Việc thu hút các dự án đầu tư nước
ngoài tuy gia tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa đảm bảo, công nghệ chưa
tốt; Vẫn còn một số dự án đầu tư tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái...
- Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Năng suất lao động thời gian qua
tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và Việt Nam là một
trong những quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN
nhưng mức năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn thấp so với nhiều nước
trong khu vực. Đáng chú ý là chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với
các nước khác vẫn tiếp tục gia tăng.
- Sức cạnh tranh của nền kinh tế, các DN và các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
trong nước còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Các ngành kinh
tế, các DN mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu
vực và thế giới chưa nhiều, chưa có khả năng đi đầu, kéo các ngành, các DN khác
cùng phát triển... Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế.
- Vấn đề phát triển thị trường khoa học công nghệ còn khó khăn; việc áp dụng
khoa học – kỹ thuật trong nhiều ngành nghề vẫn còn hạn chế. Từ trước đến nay,
máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung
Quốc, hệ quả là nhập siêu từ Trung Quốc trong nhiều năm qua rất cao.
Năm 2018, quy mô nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở rộng với tốc độ tăng
trưởng GDP đạt 7,08%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,7%), là mức tăng cao
nhất kể từ năm 2011. Kết quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng của năm 2018 tạo cơ sở
vững chắc trong năm 2019. Tuy nhiên, dự báo cho thấy trong năm 2019, kinh tế
Việt Nam tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt
qua.

Với mức tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% trong năm 2018 cho thấy, hình thái
chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam tiếp tục đúng hướng và không có biến động
mạnh. Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của
năng suất các nhân tố tổng hợp trong tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 43,5% (bình

3


quân giai đoạn 2016-2018 đạt 43,3%), cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6%
của giai
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Nhận định rõ các yếu tố có tác động ảnh hưởng đến GDP - tổng sản phẩm quốc
nội, như:
+ Chi tiêu hộ gia đình (C)
+ Đầu tư (I)
+ Chi tiêu chính phủ (G)
+ Xuất khẩu ròng (NX), bao gồm: giá trị xuất khẩu (X) và giá trị nhập khẩu
(M).
1.4

Phạm vi nghiên cứu:

Các yếu tố có tác động đến GPD Việt Nam như: tổng đầu tư, tổng giá trị xuất
khấu, tổng giá trị nhập khẩu và GDP trong những năm từ 1993 đến 2018. Từ đó,
đưa ra các luận cũng như giải pháp nhằm góp phần tăng cao tổng sản phẩm quốc
nội (GDP).
1.5

Kết cấu đề tài:


Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả
Chương 5: Kết luận và giải pháp

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay
GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định
(thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Tiêu dùng (C):là bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ
gia đình về hàng hóa và dịch vụ. (Mankiw, 2003)
Đầu tư (I): là tổng đầu tư trong nước. Là tiêu dùng của các nhà đầu tư, bao
gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị, nhà xưởng.
Chi tiêu của chính phủ (G): Là tổng chi tiêu cho giáo dục, y tế, an ninh, giao
thông, dịch vụ, chính sách….(Mankiw, 2003)
5


Xuất khẩu ròng (NX): Gồm xuất khẩu (X) và nhập khẩu (M).
- Xuất khẩu (X): là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, mở rộng xuất
khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh
tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu
để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. (Mankiw, 2003)
- Nhập khẩu (M): là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là

quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang
giá lấy tiền tệ là môi giới (Mankiw, 2003)
2.2 Các phương pháp tính GDP
Theo tìm hiểu được thì có 3 phương pháp để tính GDP:
2.2.1 Phương pháp chi tiêu
Theo như phương pháp chi tiêu, thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc
gia chính là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc giadùng để chi mua hàng
hóa cuối cùng. Như vậy, có thể thấy trong một nền kinh tế có thể dễ dàng tính tổng
sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
Vậy, GDP (Y) chính là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và
xuất khẩu ròng (NX). Trong đó xuất khẩu ròng chính là hiểu của giá trị xuất khẩu
(X) và giá trị nhập khẩu (M).
Ta có phương trình: Y= C + I + G + (X – M)
2.2.2 Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí
Phương pháp thu nhập hay là phương pháp chi phí thì GDP bằng tổng thu
nhập từ tiền lương (W), tiền lãi (i), lợi nhuận (Pr), tiền cho thuê tài sản (R), Khấu
hao tài sản cố định (De), thuế gián thu ròng (Ti)
Ta được công thức:
GDP = W + R+ i + Pr + Ti + De
Trong đó:
GDP: tổng sản phẩm quốc nội
6


W: Tiền lương
R: Tiền cho thuê tài sản
i: Tiền lãi
Pr: Lợi nhuận
Ti: Thuế gián thu
De: Hao mòn tài sản cố định hữu hình

2.2.3 Phương pháp sản xuất
Xét về góc độ sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội chính là tổng tất cả giá trị
gia tăng của nền kinh tế một nước trong một thời gian nhất định.
GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu
Trong đó, giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là: thu nhập của
người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị
thặng dư…
→ Trong ba phương pháp tính GDP, lựa chọn phương pháp chi tiêu để
nghiên cứu.
2.3 Ý nghĩa của GDP
Chỉ số GDP là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước
và thể hiện sự biến động của sản phẩm hay dịch vụ theo thời gian.
Suy giảm GDP sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế của quốc gia đó; dẫn đến
suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, mất giá đồng tiền... Các tác động xấu này ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của
người dân.
Thông qua GDP bình quân đầu người, ta biết được mức thu nhập tương đối
cũng như chất lượng sống của người dân ở mỗi quốc gia.
2.4 Mô hình nghiên cứu

7


X1 :Đầu tư (I)

Y: GPD

X2 :Xuất khẩu (X)

X3 :Nhập khẩu (M)


Do sự thiếu sót của nhóm, sự giới hạn về số liệu tìm được nên nhóm lựa
chọn mô hình nghiên cứu gồm 3 biến độc lập bỏ qua 2 biến khác là: tiêu dùng (C)
và chi tiêu chính phủ (G).
Nên mô hình nghiên cứu đưa ra bao gồm:
- Biến độc lập (3 biến):
+ X1: Đầu tư
+X2: Xuất khẩu
+X3: Nhập khẩu
- Biến phụ thuộc là Y: GDP
2.5 Lý thuyết kinh tế
Theo Mankiw (2003)
Tiêu dùng(C): bao gồm các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi các hộ gia
đình. Nó là được chia thành ba loại phụ: hàng hóa không thể chữa được, hàng hóa
lâu bền và dịch vụ. Hàng hóa không thể chữa được là những hàng hóa chỉ tồn tại
8


trong một thời gian ngắn, như thực phẩm và quần áo. Hàng hóa lâu bền là hàng hóa
tồn tại trong một thời gian dài, chẳng hạn như xe hơi và TV. Dịch vụ bao gồm các
công việc được thực hiện cho người tiêu dùng bởi các cá nhân và công ty, chẳng
hạn như cắt tó và thăm bác sĩ.
Đầu tư (I): bao gồm hàng hóa mua để sử dụng trong tương lai. Đầu tư cũng
được chia làm ba loại phụ: đầu tư kinh doanh cố định, nhà ở cố định đầu tư, và đầu
tư hàng tồn kho. Đầu tư kinh doanh cố định là mua nhà máy và thiết bị mới của các
công ty. Đầu tư khu dân cư là mua nhà mới của hộ gia đình và chủ nhà. Đầu tư
hàng tồn kho là sự gia tăng của các công ty Hàng tồn kho của hàng hóa (nếu hàng
tồn kho giảm, đầu tư hàng tồn kho là âm).
Chi tiêu chúng phủ (G): Mua hàng của chính phủ là hàng hóa và dịch vụ
được mua bởi liên bang, tiểu bang, và chính quyền địa phương. Danh mục này bao

gồm các mặt hàng như thiết bị quân sự, đường cao tốc, và các dịch vụ được cung
cấp bởi nhân viên chính phủ. Nó không bao gồm chuyển khoản thanh toán cho các
cá nhân, như An sinh xã hội và phúc lợi. Bởi vì chuyển khoản thanh toán phân bổ
lại thu nhập hiện tại và không được thực hiện để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ,
chúng không phải là một phần của GDP.
Xuất khẩu ròng (XN)(xuất khẩu (X) – nhập khẩu (M)): Các loại cuối cùng,
xuất khẩu ròng, tài khoản thương mại với các nước khác. Mạng lưới xuất khẩu là
giá trị của hàng hóa và dịch vụ được bán cho các quốc gia khác (xuất khẩu) trừ đi
giá trị của hàng hóa và dịch vụ mà người nước ngoài bán cho chúng tôi (hàng nhập
khẩu). Xuất khẩu ròng là tích cực khi giá trị xuất khẩu của chúng tôi lớn hơn giá trị
của nhập khẩu của chúng tôi và âm khi giá trị nhập khẩu của chúng tôi lớn hơn giá
trị xuất khẩu của chúng tôi. Xuất khẩu ròng thể hiện chi tiêu ròng từ nước ngoài
vào hàng hóa và dịch vụ, cung cấp thu nhập cho các nhà sản xuất trong nước.
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của GDP gồm các nhân tố sau:
-Nguồn nhân lực: một số quan điểm cho rằng con người là cốt lõi của tăng
trưởng kinh tế. Con người có sức khỏe, trí tuệ, tay nghề cao, có nhiệt huyết, động
lực, nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế.

9


-Vốn đầu tư: để sản xuất hàng hóa, để mua máy móc thiết bị, để mở rộng
quy mô sản xuất, nâng cao tay nghề cho công nhân viên, chúng ta cần có vốn đầu

-Tài nguyên thiên nhiên: các nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ là
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Không những có thể khai thác đưa vào
sản xuất mà còn có thể phục vụ xuất khẩu
-Tri thức công nghệ: khoa học kỹ thuật luôn là chìa khóa thần kỳ mở cánh
cổng bước vào tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Khoa học kỹ thuật giúp tăng năng
suất và hiệu suất sản xuất

-Xuất khẩu ròng: chúng ta xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất rẻ nhất
trong nước và nhập khẩu những hàng hóa mà các nước khác có lợi thế về chi phí.
Khoản chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu là xuất khẩu ròng. Xuất khẩu ròng
tác động trực tiếp lên tăng trưởng kinh tế, vì nó là một phần của hàng hóa dịch vụ
sản xuất ra.
Trong tất cả các yếu tố trên, được quan tâm nhiều nhất, là vốn đầu tư và xuất
khẩu ròng. Vì hai yếu tố trên chịu ảnh hưởng tác động nhiều nhất của các chính
sách kinh tế

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Xây dựng mô hình kinh tế lượng
Mô hình gồm 4 biến, trong đó có 1 biến phụ thuộc và 3 biến độc lập
Biến phụ thuộc: Y: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Biến độc lập:
+ X1: Đầu tư (I)
+ X2: Xuất khẩu (X)
+ X3: Nhập khẩu (M)
10


3.2 Phương pháp định lượng
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lương và tiến hành phân tích hồi quy
đa biến.
Phương pháp định lượng dùng để kiểm định lại thang đo trong mô hình
nghiên cứu để xác định nội dung phân tích và tính chính xác của mô hình. Sử dụng
phần mềm SPSS để xử lý các số liệu thu thập được.
Xác định kích thước mẫu đối với mô hình hồi quy Theo Greene W.H
(2003). Khi dữ liệu là dạng số liệu theo chuỗi thời gian (Số liệu thống kê theo năm)
thì có n – k > 20. Với 3 biến độc lập nên có n> 23 mô hình nghiên cứu của chúng
em tìm 26 số liệu GDP, từ năm 1993 đến năm 2018.

3.2.1 Kiểm định các hệ số Beta (kiểm định T)
Kiểm đinh beta theo lý thuyết của Greene W.H (2003) thì P-Value ≤ 0.05
(trong phần mềm phân tích dữ liệu SPSS thì Sig ≤ 0.05).
3.2.2 Mức độ giải thích của mô hình
Mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc hay không?
Sử dụng kiểm định F, phân tích phương sai ( Analysis of variance, ANOVA),
mức ý nghĩa ( Singnificance, Sig.) có độ tin cậy ít nhất là 95% ( Sig ≤ 0,05).
3.2.3 Kiểm định mức phù hợp của mô hình
Mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc hay không.
Sử dụng kiểm định F, phân tích phương sai ( Analysis of variance, ANOVA),
mức ý nghĩa ( Singnificance, Sig.) có độ tin cậy ít nhất là 95% ( Sig ≤ 0,05)
3.2.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính.
Vấn đề đa cộng tuyến xảy ra khi các biến (nhân tố) độc lập có tương quan
tuyến tính khá mạnh với nhau. Nói cách khác hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi

11


có mối tương quan tuyến tính hiện hữu giữa các biến độc lập trong mô hình. Khi
đó sẽ dẫn đến các vấn đề sau:
- Hạn chế giá trị của R bình phương (thường sẽ làm tăng R bình phương)
- Làm sai lệch/ đổi dấu các hệ số hồi quy
Nguyên nhân:
-

Do thu thập số liệu ít, không toàn diện
Do bản chất của các biến độc lập là tương quan nhau
Do một số dạng mô hình sản sinh ra đa cộng tuyến


Cách phát hiện đa cộng tuyến:
-

-

Mô hình có các giá trị R2 cao trong khi các giá trị thống kê t rất thấp.
Dùng ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập. Hệ số tương quan
từ 0.8 trở lên là cao, từ 0.9 trở lên là rất cao.
Dùng mô hình hồi quy phụ, nếu R2 của mô hình hồi quy phụ cao hơn mô
hình hồi quy chính thì mô hình hồi quy chính có xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến.
Dùng chỉ sổ phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor, VIF), theo
Belsley và cộng sự (1980), nếu VIF ≥10, mô hình xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến rất cao. Nếu mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến thì
hệ số VIF < 10.

Cách khắc phục đa cộng tuyến:
-

Thu thập thêm số liệu có thể khắc phụ được hiện tượng đa cộng tuyến
Loại bỏ biến gây ra hiện tượng đa cộng tuyến. Chọn biến ít có ý nghĩa

-

thống kê hơn loại ra trước. (điều này chỉ mang tính tương đối).
Kết hợp giữa số liệu chuỗi thời gian và số liệu chéo có thể khắc phục

-

được hiện tượng đa cộng tuyến.

Dùng mô hình sai phân.

Kiểm định đa cộng tuyến dùng chỉ số phóng đại phương sai (Variance
Inflation Factor, VIF), theo Belsley và cộng sự (1980), nếu VIF ≥10, mô hình xảy
ra hiện tượng đa cộng tuyến rất cao. Nếu mô hình không có hiện tượng đa cộng
tuyến thì hệ số VIF < 10.

12


3.2.5 Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi
Kiểm định White: là một kiểm định thống kê kiểm tra xem phương sai phần
dư có bất biến hay không. Nếu bất biến thì tốt. Lúc đó phép hồi quy đạt tiêu chuẩn
về tính hiệp phương sai đồng nhất, kiểm định này lần đầu tiên được Halbert White
đưa ra vào năm 1980.
Kiểm định này được dùng phổ biến đến mức bài báo của White trở thành
một trong những bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong kinh tế học. Hiện tại hầu
như tất cả các phép hồi quy đều sử dụng kiểm định này để kiểm tra tính đúng đắn
của mô hình.
Phương sai phần dư thay đổi là hiện tượng các giá trị phần dư có phân phối
không giống nhau. Ước lượng bình phương bé nhất ( Ordinary Least Square OLS )
của các hệ số hồi quy không hiệu quả.
Khi số quan sát lớn, sử dụng kiểm định Spearman ( Spearman, 1904)
Kiểm tra giữa từng biến độc lập có ý nghĩa thống kê với giá trị tuyệt đối của
số dư được chuẩn hóa. Các hệ số tương quan hạng Spearman có Sig>0,05. Phương
sai của phần dư không thay đổi.
3.2.6 Kiểm định tự tương quan:
Tự tương quan là sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi các quan sát
theo thời gian hay không gian
Bản chất của hiện tượng tự tương quan: Mô hình hồi quy đưuọc gọi là có

hiện tượng tự tương quan nếu các sai số ngẫu nhiên u không độc lập với nhau.
Nguyên nhân sự có mặt trong mô hình của yếu tố ngẫu nhiên u, được gọi là sai số
ngẫu nhiên, đó là:
- Có những biến nào bị loại khỏi mô hình
- Bản chất phi tuyến của mô hình bị bỏ qua
- Có các yếu tố ngẫu nhiên và các tác động không dự đoán được
Cách phát hiện hiện tượng tự tương quan:
-

Phương pháp đồ thị:
+ Hồi quy mô hình gốc => thu phần dư
+ Vẽ đồ thị phần dư theo thời gian

13


-

+ Nếu phần dư phân bố ngẫu nhiên xung quanh trung bình của chúng, không
biểu thị một kiểu mẫu nào khi thời gian tăng => mô hình gốc không có tự tương
quan.
Kiểm định Durbin-Watson (Durbin-Watson test) là kiểm định thống kê được thực
hiện để phát hiện sự tồn tại của một liên hệ tương quan giữa các phần dư hay sai số
sau khi đã ước lượng được phương trình hồi quy từ các kết quả quan sát về các
biến độc lập và phụ thuộc.
Trong thống kê học, trị số thống kê Durbin–Watson là một thống kê kiểm
định được sử dụng để kiểm tra xem có hiện tương tự tương quan (autocorrelation)
hay không trong phần dư (residuals) của một phép phân tích hồi quy (estimation).
Nó được đặt tên theo James Durbin và Geoffrey Watson. Tuy nhiên, phân phối mẫu
nhỏ của tỷ lệ này được đã được đề cập trong một bài nghiên cứu của John von

Neumann (von Neumann, 1941).
Durbin và Watson (1950, 1951) áp dụng trị số thống kê này vào phần dư
của hồi quy bình phương tối thiểu (OLS), và phát triển các kiểm định cận trên
dưới, trong đó giả thuyết không rằng phần dư (residuals) là độc lập chuỗi (tức là
không tự tương quan), còn giả thuyết đối là chúng tuân theo quá trình tự hồi quy
bậc nhất (AR(1)).
Sau này, John Denis Sargan và Alok Bhargava đã phát triển vài trị số kiểm
đinh thống kê kiểu von Neumann–Durbin–Watson, trong đó giả thuyết không rằng
sai số của một mô hình hồi quy là một chuỗi có nghiệm đơn vị, còn giả thuyết đối
là sai số theo quá trình tự tương quan bậc một (Sargan and Bhargava, 1983).

-

Qui tắc kiểm định Durbin – Watson cải biên:
H0: r = 0; H1: r > 0. Nếu d < dU thì bác bỏ H0 và chấp nhận H1 (với mức ý
nghĩa a), nghĩa là có tự tương quan dương.
H0: r = 0; H1: r < 0. Nếu d > 4 – dU thì bác bỏ H 0 và chấp nhận H1 (với mức
ý nghĩa a), nghĩa là có tự tương quan âm.
H0: r = 0; H1: r ≠ 0. Nếu d <dU hoặc d > 4 – dU thì bác bỏ H 0 và chấp nhận
H1 (với mức ý nghĩa 2a) , nghĩa là có tự tương quan (âm hoặc dương).
Các biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét
từng biến độc lập của GDP).
Sử dụng kiểm định t với mức ý nghĩa ( Significance, Sig.) của hệ số hồi quy
từng phần có độ tin cậy 95% ( Sig ≤ 0,05).
14


3.3 Mô tả số liệu
Tất cả các số liệu dùng để nghiên cứu là số liệu thứ cấp được lấy và tổng
hợp trên trang web của Tổng cục thống kê. Do số liệu gốc khác nhau về đơn vị nên

nhóm chúng em thống nhất đổi tất cả về cùng một đơn vị là triệu USD.
Số liệu bao gồm:
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
+ Tổng đầu tư (I)
+ Gía trị xuất khẩu ( X)
+ Gía trị nhập khẩu (M)
Tất cả các số liệu được lấy trong khoản 1993 đến 2018 tại “tổng cục thống
kê”.
Bảng số liệu: (đơn vị tính: triệu USD)

1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

GDP( triệu USD)

Đầu tư I( triệu
USD)


Xuất khẩu
( triệu USD)

6021.8
7665.1
9826.1
11678.2
13463.5
15496.1
17166.9
18957
20658.9
22996.8
26331.1
30703.5
39233.9
45568.1

1117.5
2240.6
3109.5
3751.3
4651.6
5027.8
5630.3
6489.3
7318.3
8590.9
10269.3
12487.6

14731.3
17374.9

2985
4054
5448.9
7255.9
9185
9360.3
11541.4
14482.7
15029.2
16706.1
20149.3
26485
32447.1
39826.2

15

Nhập
khẩu( triệu
USD)
3924
5826
8155.4
11143.6
11592.3
11499.6
11742.1

15636.5
16218
19745.6
25255.8
31968.8
36761.1
44891.1


2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Sơ bộ
2018

53518.1
69369.5
77658.5
92625.7
119330
139300
153840

169020
179960
193260
214860
237880

22843.6
26477.4
30431
35645.1
39690
43365.8
46990.4
52406.7
58665
63866.6
71704.1
79707

48561.4
62685.1
57096.3
72236.7
96905.7
114529.2
132032.9
150217.1
162016.7
176580.8
215118.6

243697.3

62764.7
80713.8
69948.8
84838.6
106749.8
113780.4
132032.6
147849.1
165775.9
174978.4
213215.3
237182

Nguồn:TCTK(2020)
3.4 Mô hình hồi quy
- Mô hình hồi quy tổng thể:
GDP(Y) = β1 + β2*I + β3*X+ β4*M + Ui
Trong đó,
X1: Đầu tư (I)
X2: Xuất khẩu (X)
X3: Nhập khẩu (M)

16


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ
4.1 Mô hình hồi quy và ý nghĩa của các hệ số


17




Từ mô hình tổng thể và kết quả trên ta có mô hình hồi quy như sau:
GDP (Y) = 1607.339+ 3.050* I (X1) + 0.916*X (X2)– 0.928*M(X3)



Ý nghĩa của các hệ số

Đối với β1= 1607.339 có ý nghĩa là tổng giá trị đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu
đồng thời bằng 0 thì GDP đạt giá trị tối thiểu là 1607.339 triệu USD/ năm.
Đối với β2= 3.050 có ý nghĩa là khi xuất khẩu nhập khẩu không đổi, thì tổng
giá trị đầu tư tăng (giảm) 1 triệu USD/năm thì GDP cũng tăng (giảm) 3.050 triệu
USD/năm.
Đối với β3= 0.916 có ý nghĩa khi giá trị đầu tư, nhập khẩu không đổi và nếu
xuất khẩu tăng (giảm) 1 triệu USD/năm thì GDP cũng tăng (giảm) 0.916 triệu
USD/năm.
Đối với β4 = -0.928 có nghĩa là khi tổng đầu tư và xuất khẩu không đổi,
nhập khẩu tăng (giảm) 1 triệu USD/năm thì GDP giảm (tăng) 0.928 triệu
USD/năm.
4.2 Kiểm định các hệ số Beta (kiểm định T)

-

-

Đầu tư (X1): Sig=0.000<0.05 nên đầu tư có tác động lên biến phụ thuộc (GDP).

Mà β=3.050, hệ số hồi quy dương đồng nghĩa với biến độc lập tác động thuận
chiều lên biến phụ thuộc. Khi biến độc lập (đầu tư) tăng (giảm) thì biến phụ thuộc
(GDP) cũng tăng (giảm) theo.
Xuất khẩu (X2): Sig=0.000<0.05 nên xuất khẩu có tác động lên biến phụ thuộc
(GDP). Mà β=0.916, hệ số hồi quy dương đồng nghĩa với biến độc lập tác động
18


-

thuận chiều lên biến phụ thuộc. Khi biến độc lập (xuất khẩu) tăng (giảm) thì biến
phụ thuộc (GDP) cũng tăng (giảm) theo.
Nhập khẩu (X3): Sig=0.006<0.05 nên nhập khẩu tác động lên biến phụ thuộc
(GDP). Mà beta= -0.928, hệ số hồi quy âm đồng nghĩa với biến độc lập tác động
ngược chiều lên biến phụ thuộc. Khi biến độc lập (nhập khẩu) tăng (giảm) thì biến
phụ thuộc (GDP) cũng giảm (tăng) theo.
Vậy các biến độc lập đầu tư (X1), xuất khẩu (X2), nhập khẩu (X3) có
sig<0.05 có tương quan với biến phụ thuộc GDP (Y) với độ tin cậy 95%, có ý
nghĩa thống kê.
Từ đó, có được mô hình hồi quy hiệu chỉnh mới :
GDP(Y) = β1 + β2*X1 + β3*X2 + β4*X3+ Ui
Trong đó:
Y: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
X1: Tổng đầu tư (I)
X2: Tổng xuất khẩu (X)
X3: Tổng nhập khẩu (M)
4.3 Mức độ giải thích của mô hình

Adjusted R Square hay còn gọi là R bình phương hiệu chỉnh, nó phản ánh
mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Cụ thể:


19


R2 hiệu chỉnh = 0.996 (kiểm định F, Sig = 0.000<0.05) cho thấy ba biến độc
lập X1, X2, X3 giải thích được 99.6% sự biến thiên của biến phụ thuộc Y, còn lại
0.4% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
4.4 Kiểm định phù hợp mô hình (kiểm định F)

Kiểm định F trong bảng ANOVA chính là để kiểm tra xem mô hình hồi quy
tuyến tính này có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không.
Trong mô hình này Sig=0.000<0.05. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính
xây dựng được phù hợp với tổng thể, các biến độc lập X 1, X2, X3 có tương quan
tuyến tính với biến phụ thuộc Y trong mô hình (với độ tin cậy 99%).
4.5 Kiểm định đa cộng tuyến

Giá trị VIF được dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Theo lý thuyết
của Belsley và cộng sự (1980) thì VIF < 10 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Theo kết quả chạy hồi quy trong mô hình cho thấy:
-

Đầu tư: VIF= 158.661 >10 nên có hiện tượng đa cộng tuyến
20


-

Xuất khẩu: VIF = 193.585> 10 nên có hiện tượng đa cộng tuyến
Nhập khẩu: VIF = 465.654 >10 nên có hiện tượng đa cộng tuyến


Vậy mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cho thấy ba biến độc lập có mối
quan hệ rất mạnh với nhau.
4.6 Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Durbin-Watson)

Bảng số liệu cho thấy D=0.808; DL=0.855 và DU=1.517.
D=0.808Mặc khác theo Fomby và cộng sự (1984) thì:
103Mà trong bảng số liệu có d=0.808 nằm trong khoảng (0;1). Vậy nên, mô
hình có hiện tượng tự tương quan dương.
4.7 Kiểm định phương sai phần dư thay đổi (kiểm định White)
Theo định lý Gauss – Markow thì các giả định sai số chuẩn và kiểm định
thống kê là phù hợp. Điều này dẫn đến các giả định phương sai không đổi có thể
thay thế bởi một giả định yếu hơn là bình phương của sai số u 2 là không tương
quan với các biến giải thích x 1, bình phương của x1 (x12) và các biến giải thích
tương tác. .

21


-

Đầu tư: Sig=0.000<0.05 có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi.
Xuất khẩu: Sig=0.000 <0.05 có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi.
Nhập khẩu: Sig=0.000 < 0.05 có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi

Vậy ta bác bỏ H0, chấp nhận H1, mô hình hồi quy với biến phụ thuộc Y có
hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Tức là mô hình hồi quy của GDP theo I,

X, M có xảy ra hiện tượng phương sai phần dư thay đổi.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
5.1 Kết luận
Thông qua mô hình nghiên cứu, tổng vốn đầu tư, xuất khẩu cũng như nhập
khẩu có tác động, ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội. Trong đó có thể thấy rõ,
tổng vốn đầu tư và xuất khẩu có mối tương quan với tổng sản phẩm quốc nội và có
ý nghĩa thống kê.
Bên cạnh đó, chỉ số beta của từng biến độc lập là tổng đầu tư, xuất khẩu,
nhập khẩu còn cho thấy các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là tổng
22


sản phẩm quốc nội GDP. Như β2 và β3 cho thấy khi tổng đầu tư hay nhập khẩu tăng
(giảm) mà các biến khác không thay đổi hoặc cả 2 cùng tăng (giảm) còn lại các
biến khác không ảnh hưởng thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng (giảm).
Còn đối với β4 thì cho thấy khi nhập khẩu tăng (giảm) mà không còn sự ảnh hưởng
nào khác thì tổng sản phẩm quốc nội sẽ bị giảm (tăng) một đơn vị bằng với giá trị
của β4.
Mô hình còn giải thích được 99.6% sự biến động của GDP từ các biến độc
lập đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu. Còn 0.4% còn lại là do các yếu tố khác bên ngoài
mô hình nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Mô hình có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi.
Mô hình có hiện tượng tự tương quan.
Riêng biến độc lập nhập khẩu (X3) có thể loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu
trong trường hợp cần thiết.
5.2 Kiến nghị
Để tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì phải tăng cường thực hiện các
chính sách thu hút vốn đầu tư, tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Chú trọng thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án lớn, công nghệ
cao, kết cấu hạ tầng, tạo bước chuyển biến trong tái cơ cấu, thúc đẩy công nghiệp
hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mankiw (2003). Principles of economics. Peason
Định lý Gauss – Markow: />%A3_thuy%E1%BA%BFt_Gauss-Markov
- Durbin-Watson
+ Durbin, J., and Watson, G. S. (1950) "Testing for Serial Correlation
in Least Squares Regression, I." Biometrika 37, 409–428.
+ Durbin, J., and Watson, G. S. (1951) "Testing for Serial Correlation
in Least Squares Regression, II." Biometrika 38, 159–179
-

23


-

-

-

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): />tabid=715
Tổng đầu tư (I): />Gía trị xuất khẩu ( X): />Gía trị nhập khẩu (M): />Sargan and Bhargava, 1983: Sargan, J.D. and Alok Bhargava (1983).
"Testing residuals from least squares regression for being generated by
the Gaussian random walk". Econometrica, 51, p. 153–174.
von Neumann, 1941: von Neumann, John. (1941). "Distribution of the
ratio of the mean square successive difference to the variance". Annals of
Mathematical Statistics, 12, 367–395
Khái niệm: />%A3n_ph%E1%BA%A9m_n%E1%BB%99i_%C4%91%E1%BB%8Ba


24



×