Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Quy trình sản xuất giống lúa N25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.45 KB, 3 trang )

Công ty TNHH Nông Việt Phát
Trụ sở chính: 750/72 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
Chi nhánh Tây Nguyên: 169 Tỉnh lộ 5, Xã Cư EBur, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Điện thoại: 0854.222.468 - (0262) 3822.443 Email:
Website:
Fanpage: fb.me/nongvietphattn

QUY TRÌNH SẢN XUẤT LÚA GIỐNG N25
1. Chọn ruộng và làm đất:
Phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Cách ly về không gian: cách ruộng khác giống ít nhất 3m. Hoặc cách ly về
thời gian: Trổ trước (hoặc sau) ruộng lúa khác giống ít nhất 15 ngày.
- Chân ruộng bằng phẳng, độ phì khá, chủ động tưới tiêu, sạch cỏ dại.
- Không nằm trong vùng thường xuyên có dịch bệnh trên lúa.
- Cày bừa kỹ và trang phẳng mặt ruộng.
2. Xử lý đất:
Quan trọng nhất để diệt cỏ dại và lúa ma, lúa chét bà con phải áp dụng các
biện pháp tiêu diệt trước khi gieo sạ để đảm bảo chất lượng hạt giống khi
sản xuất như sau:
- Sau khi thu hoạch vụ trước thì xới phơi đất (nếu có điều kiện nên tủ rơm
đốt trước khi xới)
- Trước khi sạ 20 ngày bơm nước để nhử cỏ dại, lúa cỏ, lúa nền mọc lên.
- Khi chúng mọc cao 5-10 cm, phun thuốc cỏ Gramoxone để diệt, sau đó
bừa trục nhận vùi sâu vào đất.
- Trục trạc đất bằng phẳng, đánh rnh thốt nước, khi đất đủ ẩm tiến hành
sạ, cấy.
3. Gieo hạt:
- Lượng giống: 160kg/ha.
- Phương thức gieo: Sạ
4. Phân bón:
N25 là giống cực ngắn ngày, sau khi gieo khoảng 32 ngày đã phân hóa


làm đòng, nên cần phải chăm sóc, bón phân sớm để lúa đẻ tập trung, bông
dài hơn.

Mọi thắc mắc về giống lúa OM 5954 như: Đại lý, thông tin giống, quy trình canh tác, phân bón, trừ sâu
bệnh quý bà con và các bạn đừng ngại liên hệ trực tiếp Nông Việt Phát để được giải đáp nhé!!.


Công ty TNHH Nông Việt Phát
Trụ sở chính: 750/72 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
Chi nhánh Tây Nguyên: 169 Tỉnh lộ 5, Xã Cư EBur, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Điện thoại: 0854.222.468 - (0262) 3822.443 Email:
Website:
Fanpage: fb.me/nongvietphattn

Lượng phân bón cho 1 ha:
- Lượng phân cụ thể tuỳ theo chân đất. Nhưng cũng có thể tham khảo mức
bón như sau:
270 kg phân vi sinh + 220 kg Urê + 500 kg Super Lân + 220 kg KCl
Cách bón:
- Lót: 100% phân vi sinh + 100% Super Lân +50% Urê
- Thúc lần 1 (7-10 NSG đối với vụ Đông Xuân): 30% Urê + 50% KCL
- Thúc lần 2: Trước khi lúa phân hoá đòng 5 ngày (sau khi gieo 27 ngày) :
20% Urê + 50% KCL
- Bón nuôi hạt: Khi lúa trỗ hoàn toàn nếu xấu thì bón thêm 27 kg Urê/ha.
Có thể phun phân qua lá.
5. Phun thuốc:
- Phun Tilt Supper vào giai đoạn làm đòng để trừ bệnh đốm vằn đồng thời
có tác dụng ngừa bệnh vàng lá rất tốt. Ngoài ra, phun trước và sau khi trổ
sẽ trừ bệnh lem lép hạt. Nếu có điều kiện hộ bà con nên phun thêm Kali
sữa khi lúa đỏ đuôi.

(LƯU Ý: không phun khi lúa đang trổ vì sẽ làm nứt hạt ảnh hưởng đến chất
lượng hạt)
6. Khử lẫn: (Rất quan trọng)
Đối với các chân ruộng sản xuất lúa giống vụ đầu tiên thì phải khử lẫn đầy
đủ 04 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: 18-20 NSG, nhổ bỏ những cây lúa có đặc tính lạ.
- Giai đoạn 2: Thời gian trổ (thời điểm này là quan trọng nhất), quan sát
các cây lúa trổ sớm - muộn, cao - thấp, dạng lá cờ mỏ hạt và các cây có
đặc tính khác lạ cần phải cắt sát gốc để loại bỏ.
- Giai đoạn 3: Khi lúa cúi bông: cần quan sát lá-góc lá đòng, độ trổ thoát,
dạng bông, màu hạt, dạng hạt, chiều cao cây, cây nhiễm bệnh. Cắt sát gốc
để loại bỏ.
Lưu ý: Phải tiến hành khử lẫn lúa ma, lúa cỏ triệt để trong giai đoạn này và
phải khử trước khi lúa bắt đầu chín, nhằm tránh rụng hạt xuống đất, sẽ gây
hại tiếp cho vụ sau.
Mọi thắc mắc về giống lúa OM 5954 như: Đại lý, thông tin giống, quy trình canh tác, phân bón, trừ sâu
bệnh quý bà con và các bạn đừng ngại liên hệ trực tiếp Nông Việt Phát để được giải đáp nhé!!.


Công ty TNHH Nông Việt Phát
Trụ sở chính: 750/72 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
Chi nhánh Tây Nguyên: 169 Tỉnh lộ 5, Xã Cư EBur, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Điện thoại: 0854.222.468 - (0262) 3822.443 Email:
Website:
Fanpage: fb.me/nongvietphattn

- Giai đoạn 4: Trước thu hoạch 10-15 ngày, cần khử lẫn lại lần cuối cây
khác dạng về chiều cao cây, dạng hạt, màu hạt, cây nhiễm bệnh. Cắt sát
gốc để loại bỏ.
7. Thu hoạch:

- Khi lúa chín tối thiểu 90% là có thể thu hoạch được.
- Dụng cụ gặt, phơi, phương tiện vận chuyển, máy tuốt lúa phải được làm
sạch trước khi sử dụng để tránh lẫn.

Mọi thắc mắc về giống lúa OM 5954 như: Đại lý, thông tin giống, quy trình canh tác, phân bón, trừ sâu
bệnh quý bà con và các bạn đừng ngại liên hệ trực tiếp Nông Việt Phát để được giải đáp nhé!!.



×