Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Nâng cao năng lực lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của các đảng ủy lữ đoàn tàu hải quân giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 204 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu độc lập. Dữ liệu sử dụng trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nêu trong luận
án không trùng lặp với các công trình khoa học đã
được công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phan Thành Chung


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1.

Công tác đảng, công tác chính trị

CTĐ, CTCT

2.
3.

Đảng Cộng sản Việt Nam
Huấn luyện chiến đấu



ĐCSVN
HLCĐ

4.

Lữ đoàn tàu

LĐT

5.

Năng lực lãnh đạo

NLLĐ

6.
7.

Quân đội nhân dân
Quân ủy Trung ương

QĐND
QUTW

8.

Vũ khí trang bị kỹ thuật

VKTBKT



4

MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
1.2.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có liên
quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ HUẤN LUYỆN
CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC ĐẢNG ỦY LỮ ĐOÀN TÀU HẢI QUÂN
2.1.
Lữ đoàn tàu hải quân và những vấn đề cơ bản về năng lực lãnh đạo
nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của các đảng ủy lữ đoàn tàu hải quân
2.2.
Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh
giá nâng cao năng lực lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu

của các đảng ủy lữ đoàn tàu hải quân
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO
NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ HUẤN LUYỆN
CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC ĐẢNG ỦY LỮ ĐOÀN TÀU HẢI QUÂN
3.1.
Thực trạng nâng cao năng lực lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện
chiến đấu của các đảng ủy lữ đoàn tàu hải quân
3.2.
Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao năng lực lãnh đạo
nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của các đảng ủy lữ đoàn tàu hải quân
Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ HUẤN LUYỆN CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC
ĐẢNG ỦY LỮ ĐOÀN TÀU HẢI QUÂN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
4.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo
nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của các đảng ủy lữ đoàn tàu hải
quân giai đoạn hiện nay
4.2.
Những giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện
chiến đấu của các đảng ủy lữ đoàn tàu hải quân giai đoạn hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
10
10
16

26
30
30
63
76
76
98
110
110
119
161
163
164
178


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Lữ đoàn tàu hải quân là binh đoàn chiến thuật, đơn vị cơ sở trực tiếp
triển khai thực hiện các nhiệm vụ; các LĐT hải quân là lực lượng thường trực
cơ động chủ yếu của Quân chủng Hải quân; lực lượng nòng cốt trong bảo vệ
chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa Tổ quốc. HLCĐ của các LĐT hải quân là
nhiệm vụ được tiến hành hằng năm theo Chỉ lệnh HLCĐ của chỉ huy cấp trên,
trực tiếp là Bộ Tư lệnh các vùng Hải quân. HLCĐ là nhiệm vụ chính trị trung
tâm, thường xuyên và lâu dài có ý nghĩa quyết định đến nâng cao chất lượng
tổng hợp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu và là
công tác tích trữ lực lượng, chuẩn bị chiến đấu một cách tích cực, chủ động và
có hiệu quả nhất của các LĐT hải quân. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh

dạy: “Bộ đội cũng ví như con dao, cái súng, không lau chùi luôn sẽ hỏng,
chăm luyện tập sẽ tiến bộ”.
Lãnh đạo nhiệm vụ HLCĐ là vấn đề nguyên tắc, thuộc chức năng cơ bản,
nhiệm vụ thường xuyên, là nội dung lãnh đạo chủ yếu, rất quan trọng của các
đảng ủy LĐT hải quân. Sự lãnh đạo của đảng ủy là yếu tố cơ bản quyết định chất
lượng, hiệu quả HLCĐ của LĐT hải quân. Vì vậy, để nâng cao chất lượng
HLCĐ và xây dựng các LĐT vững mạnh toàn diện, hoàn thành thắng lợi mọi
nhiệm vụ được giao, tất yếu phải nâng cao NLLĐ của đảng ủy LĐT hải quân.
Thấy rõ điều đó, thời gian qua QUTW, Bộ Quốc phòng; Đảng ủy, Bộ
Tư lệnh Quân chủng; các đảng ủy, bộ tư lệnh vùng Hải quân đã thường xuyên
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các đảng ủy LĐT trong sạch vững
mạnh, nâng cao NLLĐ, sức chiến đấu, nhất là NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ, sẵn
sàng chiến đấu. Mặt khá, chính các đảng ủy LĐT cũng thường xuyên tích cực,
chủ động, sáng tạo trong nâng cao NLLĐ toàn diện đối với đơn vị, đặc biệt là
nhiệm vụ HLCĐ. Do vậy, NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ và chất lượng, hiệu quả thực
hiện nhiệm vụ HLCĐ của các LĐT từng bước được nâng cao. Tuyệt đại đa số


6

cán bộ, chiến sĩ của các LĐT nhận thức tốt nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị kiên
định vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luận tốt; trình độ kỹ thuật, chiến thuật,
phẩm chất chiến đấu cần thiết theo cương vị, chức trách không ngừng được nâng
cao; các LĐT hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác
được giao. Tuy nhiên, so với yêu cầu xây dựng Quân chủng và các LĐT hải
quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong
mọi tình huống thì NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ của các LĐT còn bộc lộ những hạn
chế, bất cập cần nhận thức rõ và có giải pháp thiết thực để khắc phục.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức

tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến khu vực
Biển Đông, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ,
chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn
nguy cơ xung đột, mất ổn định. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi là cơ
bản, đất nước ta đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là
sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng âm mưu, thủ đoạn “diễn
biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng,
Nhà nước, “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” lực lượng vũ trang... Trong đó có
vấn đề đáng chú ý là các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảo hòng
chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Đảng ta
chủ trương đẩy mạnh xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại; một số lực lượng, trong đó có Quân chủng Hải quân tiến
thẳng lên hiện đại. Thực tế trên đã và đang đặt ra cho Quân chủng Hải quân
nói chung, các LĐT hải quân nói riêng yêu cầu mới hết sức nặng nề và khẩn
trương, vừa phải kiên định, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, vừa phải giữ vững môi trường
hòa bình ổn định trên các vùng biển, đảo. Đồng thời, vừa phải tranh thủ mọi


7

điều kiện để xây dựng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu. Do
vậy, hơn lúc nào hết, đối với các LĐT hải quân hiện nay phải nâng cao chất
lượng HLCĐ, nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật hải quân, trình độ làm
chủ VKTBKT tàu thuyền hiện đại; bồi dưỡng các phẩm chất chiến đấu cần
thiết cho cán bộ, chiến sĩ; xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, đổi mới
phương pháp, tác phong công tác. Điều đó, khách quan đòi hỏi phải tập trung
nâng cao NLLĐ nói chung, NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ nói riêng của các đảng ủy
LĐT hải quân ngang tầm nhiệm vụ thời kỳ mới.
Từ những vấn đề trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Nâng cao

năng lực lãnh đạo nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của các đảng ủy lữ đoàn
tàu hải quân giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Xây
dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. Đây là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa lý
luận, thực tiễn tiễn sâu sắc và mang tính cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất
những giải pháp nâng cao NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ của các đảng ủy LĐT hải
quân giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và xác
định những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết.
- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về NLLĐ và nâng cao NLLĐ
nhiệm vụ HLCĐ của các đảng ủy LĐT hải quân.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm nâng cao NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ của các đảng ủy LĐT hải quân.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao NLLĐ nhiệm
vụ HLCĐ của các đảng ủy LĐT hải quân giai đoạn hiện nay.


8

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ của các đảng ủy LĐT hải quân.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về NLLĐ và nâng cao NLLĐ
nhiệm vụ HLCĐ của các đảng ủy LĐT hải quân. Các đơn vị khảo sát thực tế gồm
các LĐT mặt nước thuộc các vùng Hải quân, trong đó tập trung ở các LĐT hải
quân M70, M72, M61, M62, M71, M67, M25, M27. Các dự liệu điều tra khảo

sát thực tiễn phục vụ nghiên cứu được giới hạn chủ yếu từ năm 2010 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, quan điểm của Đảng về quân sự, quốc phòng; về xây dựng Đảng,
xây dựng Quân đội nhân dân; về Đảng lãnh đạo Quân đội và về công tác huấn
luyện trong quân đội.
Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn HLCĐ, NLLĐ và nâng cao NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ của các
đảng ủy LĐT hải quân; các báo cáo sơ kết, tổng kết của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh
Quân chủng Hải quân, các đảng ủy, Bộ Tư lệnh vùng Hải quân, các cơ quan
chức năng, nghị quyết, báo cáo tổng kết của các đảng ủy LĐT về công tác xây
dựng Đảng, về lãnh đạo nhiệm vụ HLCĐ; kết quả điều tra, khảo sát thực tế
của tác giả luận án ở các LĐT hải quân.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận án sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và
liên ngành; trong đó, chú trọng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, lịch sử,
lôgíc, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn và
phương pháp chuyên gia.


9

5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng và làm rõ quan niệm HLCĐ của LĐT hải quân, nâng cao
NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ của các đảng ủy LĐT hải quân.
Đúc kết một số kinh nghiệm nâng cao NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ của các
đảng ủy LĐT hải quân thời gian qua.
Đề xuất một số nội dung biện pháp cụ thể, thiết thực, khả thi trong các

giải pháp nâng cao NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ của các đảng ủy LĐT hải quân
giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận, thực tiễn về NLLĐ và nâng cao NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ của các đảng
ủy LĐT hải quân; cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cho cấp ủy, tổ chức
đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị các cấp trong Quân chủng Hải quân
nghiên cứu, vận dụng vào quá trình nâng cao NLLĐ của các đảng ủy LĐT hải
quân giai đoạn hiện nay. Đồng thời, có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm: 4 chương (9 tiết), danh
mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


10

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề
tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về huấn luyện chiến đấu, công tác
đảng, công tác chính trị trong huấn luyện chiến đấu của quân đội và hải quân
A. A. GRê-scô (1978), Các lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô-Viết
[86]. Cuốn sách gồm 12 chương 582 trang; Ở chương IX: “Việc huấn luyện và
giáo dục quân đội”, bàn về những nguyên tắc, hình thức, phương pháp huấn
luyện và giáo dục quân đội. Đồng thời, khẳng định: “Huấn luyện và giáo dục các
chiến sĩ Xô-Viết là một quá trình, mục đích là đào tạo nên những người bảo vệ Tổ

quốc xã hội chủ nghĩa một cách có ý thức và khéo léo; xây dựng cho họ có phẩm
chất chiến đấu và ý thức tổ chức kỷ luật cao; là tổ chức cho các phân đội, bộ đội,
Hạm tàu chiến đấu tốt, và cuối cùng là nâng cao sức chiến đấu và sẵn sàng chiến
đấu của các lực lượng vũ trang” [86, tr. 363].
E. Ph. Xu-li-mốp (1980), Sự lãnh đạo khoa học trong các lực lượng
Xô-Viết [148]; Cuốn sách gồm 9 chương, 353 trang. Ở chương IV: Những
nguyên tắc tổ chức khoa học công tác huấn luyện quân sự cho bộ đội . Nội
dung trong chương này có bàn về: Huấn luyện toàn diện đội ngũ sĩ quan;
rèn luyện bản lĩnh chiến đấu trên biển và trên không; duy trì sẵn sàng chiến
đấu thường xuyên; quản lý việc huấn luyện quân sự và giáo dục chính trị.
Chỉ rõ các hình thức và phương pháp huấn luyện như lên lớp, thực hành
luyện tập trên binh khí kỹ thuật, làm bài tập thể, hội ý… Bàn về huấn luyện
sĩ quan: “Vấn đề chủ yếu trong huấn luyện sĩ quan là dạy cho họ hoàn thành
được chức trách của mình trong hoàn cảnh chiến đấu một cách chuẩn xác, tự
tin và am hiểu công việc. Binh khí kỹ thuật và vũ khí hiện đại chỉ có thể được
sử dụng có kết quả trong chiến đấu dưới sự lãnh đạo của những người chỉ huy
được huấn luyện tốt” [148, tr. 145].


11

P. I. Các-pen-cô (1981), Công tác đảng - chính trị trong các lực lượng
vũ trang Xô-Viết [14]. Ở chương VII: “Một số vấn đề công tác đảng - Chính trị
đối với nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu trong các quân chủng”, có nội dung bàn
về nhiệm vụ HLCĐ của bộ đội tên lửa chiến lược và trên các Hạm đội Hải quân.
Trong đó, đã chỉ ra cách thức huấn luyện và yêu cầu cao trong huấn luyện:
“Huấn luyện cho bộ đội quen thuộc với kiến thức sâu sắc, kỹ năng vững vàng,
trình độ kỹ thuật cao của tên lửa. Chính vì những đòi hỏi đó mà cán bộ chỉ huy,
cán bộ chính trị, các tổ chức đảng và đoàn phải quan tâm đầy đủ đến đội ngũ kỹ
sư, kỹ thuật, chú ý vấn đề học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao kiến thức về

nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy… ” [14, tr. 249].
Chương Tư Nghị (2006), Giáo trình Công tác chính trị của quân Giải
phóng nhân dân Trung Quốc [107]; Phần VII, chương 26 bàn về “Công tác
chính trị bộ đội Hải quân”, ở bài 4: “Tăng cường công tác chính trị trong
huấn luyện ngoài khơi xa”, trong đó đã làm rõ đặc điểm huấn luyện tác chiến
cho Hải quân, đều phải tiến hành trên biển, trên đại dương bao la, sóng to, gió
lớn, say sóng nôn mửa, cuộc sống đơn điệu... Ở chương 27, có ở bài 2 “Công
tác chính trị trong huấn luyện quân sự”; phần IX chương 36 bàn về các nội
dung cụ thể như: Nhiệm vụ, nội dung; phương pháp cơ bản của công tác
chính trị trong huấn luyện quân sự; công tác chính trị trong huấn luyện hợp
đồng chiến thuật, chiến dịch; sự tổ chức lãnh đạo của đảng ủy và cơ quan
chính trị đối với công tác chính trị trong huấn luyện quân sự.
V. Phê-đô-rôp (2009), HLCĐ và huấn luyện chiến dịch của lực lượng
Hải quân Mỹ, do Hồ Sỹ Thanh lược dịch [110]. Bài viết chỉ ra tầm quan trọng
của HLCĐ; cách thức tổ chức huấn luyện thực hành; cách thức tổ chức chỉ huy
lực lượng chiến đấu của lực lượng Hải quân Mỹ. Đồng thời, khẳng định mục
đích HLCĐ trên biển là nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thiện hơn
các thủ đoạn chiến thuật trong phối hợp đồng tác chiến trên biển của các lực
lượng Hải quân tham gia đến gìn giữ an ninh cho các nước trong khu vực.


12

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng tổ chức đảng và sự
lãnh đạo của tổ chức đảng đối với lực lượng vũ trang
Các công trình nghiên cứu về xây dựng tổ chức Đảng Cộng sản
A. A. Ê-pi-sép (1976), Công tác đảng - công tác chính trị trong các lực
lượng vũ trang Liên Xô 1918-1973 [83]. Cuốn sách gồm 5 chương với 360
trang, tác giả khẳng định: Xây dựng các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong Quân đội và Hải quân Liên Xô là tất yếu, khách quan. Khẳng định

vai trò của chính ủy trong việc cũng cố các lực lượng vũ trang Xô viết: Đó là
mang tinh thần của Đảng, kỷ luật của Đảng, tính kiên nghị và lòng dũng cảm
của Đảng; khẳng định chính ủy là người mẫu mực về tính tư tưởng và tính tổ
chức trong Đảng: “Các chính ủy, các chính trị viên và cán bộ chính trị khác
được các chiến sĩ tin yêu và kính trọng. Là người đại diện của Đảng trong quân
đội và Hạm đội, họ là mẫu mực của tính tư tưởng và tính tổ chức của người
Bôn-sê-vích, toàn tâm toàn ý với trách nhiệm phục vụ của mình” [83, tr. 66].
Nhiệm Khắc Lễ (1995), Công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn
hiện nay [90]. Trong cuốn sách tác giả trình bày khá chi tiết về công tác xây
dựng đảng trong tình hình mới, nhất là xây dựng tổ chức đảng và khẳng định,
xây dựng tổ chức cơ sở là then chốt của công tác xây dựng đảng. Tổ chức cơ
sở của đảng là nền tảng của toàn bộ công tác và sức chiến đấu của đảng.
Trong tình hình mới, nhiệm vụ chủ yếu xây dựng tổ chức cơ sở của đảng là
tiến hành công tác nắm cơ sở, xây dựng cơ sở, chỉnh đốn và nâng cao sức
chiến đấu của tổ chức đảng cơ sở. Trong tình hình mới, nhiệm vụ chủ yếu xây
dựng tổ chức cơ sở của đảng là tiến hành công tác “Nắm cơ sở, xây dựng cơ
sở, chỉnh đốn và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng cơ sở” [90, tr. 191].
Ngô Tu Nghệ, Lý Luyện Trung (1999), Kiên trì và hoàn thiện sự lãnh
đạo của Đảng [106]. Trong công trình, các tác giả đã hệ thống hóa công tác
xây dựng Đảng: Vị trí, vai trò xây dựng tổ chức cơ sở đảng là một mặt quan
trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là chỗ dựa cho xây dựng tư


13

tưởng, tổ chức, tác phong của Đảng. Tổ chức cơ đảng có trách nhiệm quản lý,
giáo dục và đôn đốc, giám sát đảng viên. Khẳng định tổ chức cơ sở đảng càng
được kiện toàn, thì phát huy tác dụng càng tốt, sức chiến đấu càng mạnh, uy
tín trong Đảng càng cao. Đồng thời, các tác giả đề cập về phương châm chỉ
đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng.

Chương Tư Nghị (2006), Giáo trình công tác đảng công tác chính trị
của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc [107]. Ở phần III của cuốn sách:
“Xây

dựng đảng bộ (đảng ủy), xây dựng cơ quan chính trị”, đã luận giải làm rõ

toàn diện việc chấp hành chính xác cơ chế tập thể lãnh đạo, thủ trưởng phân công
phụ trách; tăng cường xây dựng đảng bộ theo 3 yêu cầu cơ bản; quá trình xây
dựng và phát triển chế độ chính ủy; nhiệm vụ cơ bản và công tác chủ yếu của
chính ủy; làm thế nào để chính ủy hoàn thành tốt công tác. Đồng thời, ở chương
II, tác giả chỉ ra nguyên tắc cơ bản xây dựng quân đội: Kiên trì sự lãnh đạo của
Đảng đối với quân đội. Cụ thể, về nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ
chức cơ sở đảng trong quân đội: “Đảng chỉ huy súng, chứ quyết không bao giờ để
cho súng chỉ huy Đảng. Chỉ cần chúng ta luôn luôn tuân thủ theo chỉ thị của Đảng
thì chúng ta nhất định thắng lợi” [107, tr. 56]. Chỉ rõ sự lãnh đạo của Đảng chủ
yếu là sự lãnh đạo về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Bun Phêng Sỉ Pa Sợt (2010), Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư
đoàn bộ binh Lào trong thời kỳ mới [125]. Luận án đã tập trung trình bày có hệ
thống những vấn đề cơ bản về chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ
binh Lào trong thời kỳ mới như: Quan niệm, mục đích, vị trí vai trò, đặc điểm,
chủ thể, đối tượng, lực lượng tham gia, nội dung biện pháp tiến hành của tổ
chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ binh Lào và những vấn đề có tính nguyên
tắc. Đưa ra tiêu chí đánh giá của tổ chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ binh Lào.
Tác giả cũng chỉ ra hạn chế, nguyên nhân hạn chế của tổ chức cơ sở đảng ở các
sư đoàn bộ binh là do chất lượng lãnh đạo, sức chiến đấu còn hạn chế.


14

Phôn Thong Phăn Cha Lơn Phôn (2011), Tăng cường sự lãnh đạo của

cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền các cấp trong xây dựng bộ đội địa
phương vững mạnh về chính trị ở các tỉnh Bắc Lào [15]. Bài viết làm rõ vị
trí vai trò của cấp ủy đảng, thực trạng điều hành của chính quyền các cấp
trong xây dựng bộ đội địa phương, từ đó đưa ra một số giải pháp về tăng
cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền các cấp
trong xây dựng bộ đội địa phương như: Các cấp ủy đảng phải có nghị quyết
lãnh đạo, ủy ban nhân dân, cơ quan quân sự địa phương có kế hoạch xây
dựng lực lượng; nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành; nắm
và thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc xây
dựng bộ đội địa phương vững mạnh về chính trị.
Hủm Phăn Phỉu Khem Phon (2016), Chất lượng tổ chức cơ sở đảng
thuộc đảng bộ an ninh cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
[89]. Luận án trình bày có hệ thống những vấn đề cơ bản về chất lượng tổ
chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ an ninh cộng hòa dân chủ nhân dân Lào như
vị trí, vai trò tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng. Chỉ ra: Nguyên nhân,
khuyết điểm của tổ chức cơ sở đảng là do năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu còn
hạn chế. Đồng thời, khẳng định muốn xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch
vững mạnh, phải nâng cao chất lượng lãnh đạo, sức chiến đấu; không ngừng
củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ bí thư, cấp ủy và đổi mới, cải tiến, nâng
cao chất lượng sinh hoạt của tổ chức cơ sở đảng.
Các công trình nghiên cứu về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của tổ
chức đảng đối với lực lượng vũ trang
A. A. GRê-scô (1978), Các lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô-Viết
[86]. Ở chương VIII: Sự lãnh đạo các lực lượng vũ trang và việc chỉ huy quân
đội. Tác giả khẳng định: “Đảng Cộng sản coi việc nâng cao trình độ lãnh đạo tất
cả các khâu của bộ máy Nhà nước Xô-Viết là tầm quan trọng bậc nhất, Đảng đòi
hỏi cán bộ chúng ta phải nghiên cứu sâu sắc khoa học quản lý” [86, tr. 327].


15


Khẳng định nét đặc trưng sự lãnh đạo các lực lượng vũ trang Xô-Viết là phải:
“Tính chất có mục đích rõ ràng, tính chất linh hoạt và hiện thực của việc đặt kế
hoạch chiến lược, chiến dịch và chiến thuật” [86, tr. 332]. Hay nói cách khác đó
là, thể hiện về tính khoa học và tính khách quan trong việc lãnh đạo các lực
lượng vũ trang Xô-Viết của Đảng Cộng sản.
E. Ph. Xu-li-mốp (1980), Sự lãnh đạo khoa học trong các lực lượng XôViết [148]. Nội dung cuốn sách chủ yếu đề cập đến mặt phương pháp luận của
vấn đề lãnh đạo, quản lý bộ đội trong thời bình và chuẩn bị lực lượng cho chiến
tranh hiện đại; tính quy luật và nguyên tắc của công tác đảng, công tác chính trị.
Ở chương VI, VIII: Bàn về vấn đề lãnh đạo khoa học công tác tư tưởng trong
Quân đội và Hải quân. Chương V: Về quan điểm khoa học trong công tác đảng công tác chính trị; cụ thể, về vai trò tầm quan trọng, tính quy luật, nguyên tắc và
vấn đề tổ chức khoa học của công tác đảng - công tác chính trị.
A. A. Ê-pi-sép (1983), Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô là
nguồn gốc quyết định sức mạnh của Quân đội và Hải quân Liên Xô [84]. Công
trình của tác giả luận giải làm rõ: Đảng - Người tổ chức và lãnh đạo chiến đấu
của Hồng quân; sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là quy luật khách quan, là
nguồn gốc quyết định sự trưởng thành và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ
trang. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong các lực lượng vũ trang mà đại
diện là Ban Chấp hành Trung ương.
A.I. Xê-rê-kin (1983), Sự phát triển ngày càng lớn, vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Liên Xô trong củng cố lực lượng vũ trang và một số vấn đề xây
dựng Đảng trong Quân đội và Hải quân [147]. Tác giả khẳng định sự lãnh đạo
của Đảng đối với lực lượng vũ trang là nguyên tắc trong xây dựng quân đội
cách mạng; đối tượng quan tâm đặc biệt của tổ chức đảng trong tổ chức thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là lãnh đạo, xây dựng đơn vị,
xây dựng tổ chức chỉ huy, xây dựng đời sống mọi mặt đơn vị và duy trì sẵn
sàng chiến đấu, nâng cao chất lượng huấn luyện bộ đội.


16


V. M. Sa-va-nốp (1985), Sự quan tâm của Đảng Cộng sản Liên Xô đối
với việc trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang Xô viết [123]. Tác giả luận
giải làm rõ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với Quân đội và Hải
quân là tất yếu khách quan, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô trên tất cả
các mặt hoạt động như lãnh đạo công tác bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật để
quân đội đủ sức đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc. Lãnh đạo công tác
huấn luyện sử dụng VKTBKT cho lực lượng vũ trang Xô-Viết.
Vương Lạc Phu (2000), Khoa học lãnh đạo hiện đại [111]. Cuốn sách
luận giải làm rõ kinh nghiệm của Trung Quốc về bản chất lãnh đạo, thể chế
lãnh đạo, quyết sách trong lãnh đạo; nghệ thuật phương pháp lãnh đạo là mối
quan hệ chặt chẽ biện chứng giữa nghệ thuật và phương pháp trong lãnh đạo
là khách quan. Các tác giả đề cập đến tu dưỡng phẩm chất người lãnh đạo, chỉ
rõ nội dung, đặc điểm và tác dụng của tu dưỡng phẩm chất người lãnh đạo,
đồng thời, khẳng định tu dưỡng phẩm chất là yêu cầu khách quan, là cơ sở
nâng cao trình độ, nghệ thuật lãnh đạo.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề
tài luận án
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về huấn luyện chiến đấu của quân
đội, Quân chủng Hải quân
Bùi Duy Châu (2010), Tổ chức và phương pháp huấn luyện chiến
thuật - chiến dịch Hải quân [16]. Cuốn sách gồm 5 phần, 14 chương. Ở phần
1: Những vấn đề cơ bản của HLCĐ - Chiến dịch Hải quân. Cụ thể, ở chương
1 và chương 3, tác giả đã khái quát có hệ thống những vấn đề cơ bản của
HLCĐ Hải quân như: Đối tượng, mục đích, nội dung của HLCĐ; các quan
điểm, nguyên tắc, yêu cầu trong huấn luyện; bản chất, nội dung chỉ đạo
HLCĐ, đồng thời đưa ra khái niệm, tổ chức cơ quan huấn luyện, các thành
phần của HLCĐ Hải quân.



17

Phạm Ngọc Minh (2011), Quân chủng Hải quân tích cực đổi mới, nâng
cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu [105]. Bài viết của tác giả chỉ
rõ: Để hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến
đấu, năng lực tổ chức, điều hành huấn luyện của các cấp. Trước hết, công tác
giáo dục, huấn luyện được triển khai đồng bộ từ khâu lập kế hoạch, phê duyệt,
tổ chức thực hiện đến kiểm tra và thống kê kết quả.
Phạm Văn Điển (2011), Một số giải pháp nâng cao chất lượng huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu của Vùng A Hải quân [78]. Bài viết đã làm rõ thực
trạng, yêu cầu nhiệm vụ HLCĐ và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao
chất lượng HLCĐ, sẵn sàng chiến đấu như: Thường xuyên quán triệt, nâng cao
nhận thức cho bộ đội về nhiệm vụ huấn luyện; tập trung nâng cao trình độ của
đội ngũ cán bộ, làm cơ sở nâng cao chất lượng huấn luyện của đơn vị; thường
xuyên duy trì phong trào thi đua Quyết thắng, tăng cường công tác kiểm tra, hội
thao, hội thi trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Nguyễn Duy Định (2013), Kinh nghiệm nâng cao chất lượng huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu ở Lữ đoàn Hải quân 147 [81]. Tác giả chỉ rõ những kinh
nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở Lữ đoàn như:
Thường xuyên đẩy mạnh công tác, giáo dục chính trị - tư tưởng nâng cao nhận
thức, trách nhiệm cho bộ đội đối với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu;
thực hiện tốt công tác đảm bảo huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Nguyễn Duy Tỷ (2016), Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu ở Vùng 5 Hải quân [143]. Từ thực tiễn chỉ đạo và tổ chức
huấn luyện, tác giả rút chỉ ra một số kinh nghiệm như: Phát huy vai trò của
cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác huấn luyện; gắn xây
dựng cấp ủy với kiện toàn đội ngũ cán bộ các cấp; tích cực đổi mới huấn
luyện một cách toàn diện, chú trọng cả huấn luyện quân sự; Coi trọng công
tác kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt huấn luyện, diễn tập,
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện.



18

Trương Quang Lệnh (2016), Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu ở Lữ đoàn Pháo binh 572 [91]. Bài viết đưa ra một số nội
dung giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; tập trung
làm rõ nội dung các giải pháp như: Lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức, trách
nhiệm về nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; cơ quan và chỉ huy đơn vị
tích cực bám sát mọi hoạt động của bộ đội, kịp thời phát hiện, giải quyết tốt các
vướng mắc; thực hiện tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ.
Phan Văn Giang (2017), Toàn quân tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ
huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu [85]. Tác giả đã đánh giá khái quát thực trạng
công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; tác động của tình hình thế giới, khu vực
và trong nước. Dự báo, định hướng tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân
đội, đảm bảo cho quân đội tiếp tục phát huy tốt vai trò nòng cốt trong bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Lê Xuân Thủy (2018), Nâng cao chất lượng huấn luyện, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc [132]. Bài viết luận giải làm
rõ vị trí, vai trò nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Yêu cầu xây
dựng Quân chủng Hải quân “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.
Khẳng định vị trí, vai trò công tác huấn luyện; thực trạng công tác huấn luyện
và huấn luyện trong điều kiện chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Trần Mạnh Chiến (2018), Đột phá nâng cao chất lượng huấn luyện ở Lữ
đoàn 162 [18]. Tác giả khái quát, đánh giá kết quả đạt được trong huấn luyện
trên các mặt công tác, lĩnh vực hoạt động và đưa ra một số giải pháp mang tính
đột phá: Thường xuyên quán triệt, giáo dục, nâng cao nhận thức cho bộ đội về
nhiệm vụ huấn luyện; tích cức nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức
và phương pháp huấn luyện theo phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”;

Đột phá trong nâng cao chất lượng huấn luyện sĩ quan; sàng lọc, phân chia đối
tượng huấn luyện đáp ứng lộ trình làm chủ VKTBKT hiện đại.


19

Phạm Khắc Lượng (2018), Vùng 2 Hải quân tập trung đổi mới công tác
huấn luyện, nâng cao sức mạnh chiến đấu [101]. Tác giả đưa giải pháp đổi mới,
nâng cao chất lượng huấn luyện, sức mạnh chiến đấu. Trong đó đi sâu phân tích,
làm rõ giải pháp: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng ý chí quyết
tâm cao cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện; tiếp tục đổi
mới toàn diện công tác huấn luyện, tạo chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc về trình
độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu; đổi mới công tác huấn luyện kỹ thuật, hậu
cần.
Trần Tiến Dũng (2018), Trung đoàn Ra đa 294 nâng cao chất lượng
HLCĐ [23]. Tác giả khẳng định, để nâng cao chất lượng HLCĐ trước hết, Trung
đoàn chú trọng nâng cao NLLĐ, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với
công tác huấn luyện. Cấp ủy có nghị quyết lãnh đạo chuyên đề về công tác huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu. Chú trọng đổi mới tư duy và phương pháp tổ chức
huấn luyện cho đội ngũ cán bộ, vận dụng tốt các quan điểm, nguyên tắc, mối kết
hợp trong huấn luyện. Nâng cao NLLĐ, sức chiến đấu của các tổ chức đảng theo
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Các công trình khoa học của những tác giả kể trên đã đề cập một cách
có hệ thống về huấn luyện và việc nâng cao chất lượng HLCĐ; về tăng cường
sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với công tác
HLCĐ; một số công trình đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm.
Nhiều công trình dự báo những yếu tố tác động đến HLCĐ; Đề xuất hệ thống
giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng HLCĐ. Đây là những công trình
nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn rất lớn giúp cho nghiên cứu sinh
tham khảo, học tập, kế thừa, vận dụng để xây dựng luận án.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị
trong huấn luyện chiến đấu của Quân đội, Quân chủng Hải quân
Ngô Văn Quỳnh (2000), Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác
chính trị trong nhiệm vụ HLCĐ ở đơn vị cơ sở thuộc các Binh đoàn chủ lực


20

hiện nay [121]. Luận án nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện, sâu
sắc về CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ ở đơn vị cơ sở; Làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ;
luận giải làm rõ khái niệm CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ HLCĐ; đưa ra tiêu chí
cơ bản đánh giá, những yếu tố tác động đến chất lượng CTĐ, CTCT trong
nhiệm vụ HLCĐ ở đơn vị cơ sở các Binh đoàn chủ lực.
Nguyễn Văn Tình (2010), Nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác
đảng, công tác chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển,
đảo của Quân chủng Hải quân trong tình hình mới [134]. Đề tài làm rõ
quan niệm về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Quân chủng Hải
quân; rút ra sáu bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc về
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Quân chủng trong tình hình mới.
Chu Xuân Cư (2011), Công tác đảng, công tác chính trị trong huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu ở Đoàn Phòng không B.67 [20]. Tác giả làm rõ thực
trạng nhiệm vụ, yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; Đề xuất chủ trương,
biện pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong thực hiện nhiệm vụ huấn
luyện, sẵn sàng chiến đấu; gắn phong trào thi đua quyết thắng với đẩy mạnh
thực hiện các cuộc vận động.
Trần Đại Nghĩa (2011), Công tác đảng, công tác chính trị trong
nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội Trường Sa
[108]. Tác giả luận giải làm rõ vị trí, vai trò HLCĐ của bộ đội Trường Sa;
đặc điểm biển, đảo khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết Trường Sa và sự cần

thiết phải làm tốt CTĐ, CTCT trong nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn
sàng chiến đấu của bộ đội Trường Sa. Đề xuất những chủ trương, biện pháp
lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng, có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao chất lượng
huấn luyện, trình độ sẵn sàng chiến đấu.
Tổng cục Chính trị (2012), Công tác đảng, công tác chính trị trong tác
chiến bảo vệ biển, đảo của Quân chủng Hải quân thời kỳ đầu chiến tranh bảo vệ


21

Tổ quốc [136]. Cuốn sách đi sâu luận giải lý luận, thực tiễn về CTĐ, CTCT trong
tác chiến bảo vệ biển, đảo của Quân chủng Hải quân; đánh giá thực trạng; đưa ra
một số kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo; dự báo
những yếu tố tác động và đề xuất các giải pháp CTĐ, CTCT trong tác chiến bảo
vệ biển, đảo của Quân chủng Hải quân. Có đưa ra giải pháp về kiện toàn tổ chức,
giữ vững sự lãnh đạo của các tổ chức đảng; giải pháp về chấp hành kỷ luật chiến
trường và giải pháp bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho thực hiện nhiệm vụ.
Hà Sỹ Chiến (2014), Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác
chính trị trong quản lý, bảo quản, sử dụng trang bị kỹ thuật ở trung, lữ
đoàn thông tin Quân đội nhân dân Việt nam hiện nay [17]. Luận án đã đi
sâu phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng CTĐ,
CTCT trong quản lý, bảo quản, sử dụng trang bị kỹ thuật ở các trung, lữ
đoàn thông tin; đánh giá thực trạng, rút ra các bài học kinh nghiệm và đề
xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong quản
lý, bảo quản, sử dụng trang bị kỹ thuật ở các trung, lữ đoàn thông tin.
Nguyễn Văn Thăng (2017), Công tác đảng, công tác chính trị trong
huấn luyện chiến đấu ở Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 1 [129]. Tác giả khẳng
định vai trò CTĐ, CTCT trong HLCĐ là một trong những yếu tố quan trọng,
thường xuyên tác động sâu sắc đến quá trình huấn luyện cũng như chất lượng,
hiệu quả công tác huấn luyện.

Phạm Xuân Mát (2018), Tăng cường công tác đảng, công tác chính trị
trong Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới
[102]. Công trình luận giải về tình hình mới tác động đến tăng cường CTĐ,
CTCT trong Quân đội; đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm và
những vấn đề đặt ra cần tăng cường CTĐ, CTCT; đề xuất sáu giải pháp chủ
yếu, đặc biệt có giải pháp đổi mới công tác tổ chức, cán bộ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ xây dựng đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh; giải pháp đẩy


22

mạnh tổng kết thực tiễn và phát huy sức mạnh tổng hợp để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ thời kỳ mới.
Tuy nhiên, những công trình khoa học trên đều nghiên cứu, luận bàn
về CTĐ, CTCT trong HLCĐ, một số công trình tập trung nghiên cứu về chất
lượng HLCĐ. Các công trình nghiên cứu luận bàn vị trí vai trò, mục đích,
chủ thể, lực lượng nâng cao chất lượng công tác HLCĐ đánh giá thực trạng.
Đặc biệt có nhiều công trình đề xuất hệ thống giải pháp trong HLCĐ. S ong,
ở những góc độ khác nhau về các mặt hoạt động CTĐ, CTCT, hay chất
lượng, hiệu quả, hiệu lực HLCĐ nói chung, chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu toàn diện cụ thể về nâng cao NLLĐ nhiệm vụ huấn luyện của
các đảng ủy LĐT Hải quân.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về xây dựng, nâng cao năng lực
lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng
Lê Văn Dương (2000), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
các tổ chức đảng trong quân đội bảo đảm xây dựng quân đội vững mạnh về chính
trị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống [24]. Trong cuốn sách tác
giả làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội
trong việc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; những yêu cầu mới về
NLLĐ và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và của tổ chức đảng ở các đơn vị

chiến đấu. Đồng thời, đưa ra quy chế hoạt động lãnh đạo; đề xuất những giải pháp
chủ yếu và khái quát bốn bài học kinh nghiệm.
Cao Xuân Thưởng (2001), Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng ở các Trung đoàn Không quân chiến đấu hiện nay [131]. Luận
án nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về nâng cao NLLĐ,
sức chiến đấu của Đảng ở các Trung đoàn Không quân chiến đấu; làm rõ cơ sở lý
luận, thực tiễn và đưa ra quan niệm NLLĐ của tổ chức cơ sở đảng. Trên cơ sở
phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, xác định những yếu tố tác


23

động và yêu cầu nâng cao NLLĐ, sức chiến đấu, tác giả đề xuất bốn giải pháp cơ
bản để nâng cao NLLĐ, sức chiến đấu của Trung đoàn Không quân.
Nguyễn Minh Tuấn (2003), Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
[138]. Luận án nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện, sâu sắc
về nâng cao NLLĐ, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong doanh
nghiệp. Đồng thời, đưa ra quan niệm, tiêu chí về nâng cao NLLĐ, sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Đánh giá thực trạng về NLLĐ và sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; đề xuất giải pháp nâng cao NLLĐ và
sức chiến đấu của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp.
Hoàng Văn Đồng (2005), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng ở đồn Biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam
trong thời kỳ mới [82]. Luận án tiếp cận có hệ thống, toàn diện, cụ thể và phân
tích và làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức cơ sở đảng
ở các đồn Biên phòng. Đồng thời, đưa ra quan niệm về NLLĐ và sức chiến
đấu; đề xuất tiêu chí đánh giá nâng cao NLLĐ, sức chiến đấu tổ chức cơ sở
đảng các đồn Biên phòng ở Việt Nam. Tác giả đánh giá thực trạng về ưu điểm,

khuyết điểm, nguyên nhân NLLĐ, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đưa
ra một số kinh nghiệm, yêu cầu, đề xuất một số giải pháp về nâng cao NLLĐ,
sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các đồn Biên phòng trong thời kỳ mới.
Vũ Quang Sơn (2009), Nâng cao chất lượng lãnh đạo của đảng ủy
trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong Quân
đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay [126]. Tác giả đã khái quát những
vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng lãnh đạo của đảng ủy trung
đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội
nhân dân Việt Nam, trong đó tập trung vào việc làm rõ khái niệm, nội dung,


24

vai trò, đặc điểm trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến
đấu và những vấn đề có tính nguyên tắc. Tác giả chỉ ra sự cần thiết phải nâng
cao chất lượng lãnh đạo của đảng ủy trung đoàn, đặt ra các yêu cầu về chất
lượng lãnh đạo. Phân tích đánh giá đúng thực trạng chất lượng lãnh đạo của
đảng ủy trung đoàn làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; đề xuất hệ
thống sáu giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo.
Phương Minh Hòa (2011), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân hiện nay [88]. Tác giả làm
rõ vị trí, vai trò tầm quan trọng của Quân chủng Phòng không - Không quân trong
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc vùng trời của Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ của
quân chủng có sự phát triển mới, nặng nề, đa dạng, phức tạp. Để hoàn thành
nhiệm vụ tác giả cho rằng: Đảng uỷ tập trung vào xây dựng đảng bộ vững mạnh
về chính trị, tư tưởng, tổ chức, nâng cao NLLĐ và sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng, thường xuyên quan tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao NLLĐ và
sức chiến đấu ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.
Nguyễn Trường Sơn (2013), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch

vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội giai đoạn hiện nay [127]. Luận án
nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về xây dựng tổ chức cơ
sở đảng trong sạch vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội. Công trình đã luận
giải rõ chức năng nhiệm vụ, các mối quan hệ, vai trò tổ chức cơ sở đảng ở các
doanh nghiệp trong quân đội; những đặc điểm, tiêu chuẩn tổ chức cơ sở đảng
trong sạch vững mạnh ở các doanh nghiệp quân đội; quan niệm, tiêu chí đánh giá,
những vấn đề có tính nguyên tắc. Phân tích thực trạng nguyên nhân và những kinh
nghiệm trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
Ngô Huy Tiếp (2014), Tư tưởng của V.I. Lênin về xây dựng Đảng [133].
Tác giả cuốn sách làm rõ vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng: Tổ chức cơ sở
đảng là hạt nhân tổ chức cơ bản của Đảng; tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp


25

giáo dục, rèn luyện, phân công công tác, quản lý và sàng lọc đảng viên; là hạt
nhân lãnh đạo các tổ chức, các lĩnh vực của đời sống xã hội, là nơi kiểm nghiệm
đường lối, chính sách của Đảng.
Nguyễn Bá Dương, Bùi Quang Cường (2016), Vấn đề xây dựng, chỉnh đốn
Đảng trong Văn kiện Đại hội XII [25]. Các tác giả luận giải làm rõ: Nâng cao
NLLĐ và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng là vấn đề có tính quy luật, là yêu
cầu có tính khách quan trong xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cơ sở đảng
trong sạch vững mạnh. Nâng cao NLLĐ và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
được tiến hành trong mọi lĩnh vực hoạt động, ở tất cả các khâu, các bước, các mối
quan hệ trong quá trình xây dựng và lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng [25, tr. 91].
Phạm Huy Tập (2016), Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
các tổ chức đảng trong Bộ đội Biên phòng [128]. Tác giả khẳng định: Nâng cao
NLLĐ, sức chiến đấu, xây dựng các tổ chức đảng trong Bộ đội Biên phòng trong
sạch vững mạnh là khâu then chốt, nhằm xây dựng Bộ đội Biên phòng vững
mạnh toàn diện, lãnh đạo thực hiện tốt công tác Biên phòng, đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Lương Khắc Hiếu (2017), Nâng cao NLLĐ và sức chiến đấu của Đảng
trong thời kỳ mới [87]. Tác giả đề cập về nội dung nâng cao NLLĐ và sức
chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới. Gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý
luận về nâng cao NLLĐ và sức chiến đấu của Đảng; Chương II: NLLĐ và sức
chiến đấu của Đảng: Thực trạng và vấn đề đặt ra; Chương III: Quan điểm và
giải pháp nâng cao NLLĐ và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới. Cơ sở
lý luận đưa ra 3 cơ sở: Chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng Đảng Cộng sản,
Đảng cầm quyền. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản, xây dựng, chỉnh
đốn Đảng; nâng cao NLLĐ và sức chiến đấu của Đảng. Quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, về phương thức lãnh đạo và phương
thức cầm quyền của Đảng trong thời kỳ đổi mới.


26

Trần Tất Thắng (2017), Nâng cao lãnh đạo công tác quốc phòng, quân
sự địa phương của đảng ủy quân sự tỉnh, thành phố trên địa bàn quân khu 3
giai đoạn hiện nay [130]. Luận án đã khái quát quá trình lãnh đạo sự nghiệp
quốc phòng, quân sự và công tác quốc phòng, quân sự địa phương của Đảng,
làm cơ sở nghiên cứu nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công
tác quốc phòng, quân sự của các cấp ủy địa trên địa bàn Quân khu 3.
Công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về NLLĐ công
tác quốc phòng, quân sự địa phương của đảng ủy quân sự tỉnh, thành phố trên
địa bàn Quân khu 3. Trên cơ sở đó, xây dựng khái niệm, xác định yêu cầu, nội
dung và đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao NLLĐ công tác quốc phòng,
quân sự địa phương của đảng ủy quân sự các tỉnh, thành phố trên địa bàn
Quân khu 3 giai đoạn hiện nay.
Các công trình khoa học trên đã luận giải chi tiết toàn diện về vị trí, vai
trò, tính cấp thiết phải nâng cao NLLĐ, sức chiến đấu của tổ chức đảng; đưa ra

quan niệm, đặc điểm, tiêu chí nâng cao NLLĐ của các tổ chức đảng. Đánh giá
thực trạng ưu điểm, khuyết và nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm và đưa
ra những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao NLLĐ của tổ chức đảng. Từ đó,
đề xuất những nội dung, giải pháp nâng cao NLLĐ của tổ chức đảng.
Những công trình nghiên cứu trên rất gần với hướng nghiên cứu của đề tài
luận án, đó là hệ thống tài liệu tham khảo có giá trị cả về lý luận, thực tiễn để
nghiên cứu sinh có thể kế thừa, vận dụng để làm rõ hơn quan niệm trung tâm của
đề tài luận án, chỉ rõ chủ thể, đối tượng, lực lượng, nội dung, hình thức, biện pháp
nâng cao NLLĐ nhiệm vụ HLCĐ của các đảng ủy LĐT hải quân.
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có
liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã được
công bố liên quan đến đề tài
Một là, những công trình của các tác giả ở nước ngoài và trong nước
bàn đến HLCĐ với các nội dung: Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của HLCĐ;


×