Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 20......VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG NĂM HỌC MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.45 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
KHOA MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2014

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2013 – 2014
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
TRONG NĂM HỌC 2014-2015
1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NĂM HỌC 2013 - 2014

1.1 TÌNH HÌNH CHUNG
Năm học 2013 -2014 là năm học thứ tư của thầy và trò kể từ khi thành lập Khoa năm
2010. Được sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường, chỉ đạo hoạt động của Chi
bộ Môi trường, sự quản lý trực tiếp Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, mặc dù vẫn còn gặp
nhiều khó khăn do mới thành lập, nhưng năm học qua, tập thể cán bộ và sinh viên trong
khoa đã đạt được những thành tích đáng khích lệ về mọi mặt. Tình hình chung của khoa
trong năm học qua có thể được đánh giá qua một số nội dung sau:
1.1.1 Cơ cấu tổ chức chuyên môn và cán bộ của Khoa
Hiện nay khoa Môi trường đã ổn định tổ chức 3 bộ môn là:
 Bộ môn Môi trường cơ sở: Được thành lập tháng 5/2010, đến nay Bộ môn đã có tổng
số cán bộ của Bộ môn là 10 người, trong đó có 01PGS, 01GVC, 07GV, 01CBPV,
03TS, 03ThS, 01CN đang học ThS trong nước và 02KS đang học ThS ở nước ngoài.
 Bộ môn Địa sinh thái và Công nghệ môi trường (ĐST&CNMT): được thành lập từ
năm 2005 với tổng số cán bộ là 12 người, trong đó có 03GVC, 09GV, 01CBPV,
01TS, 11ThS, 02NCS. Bộ môn ĐST&CNMT quản lý chuyên môn các lớp sinh viên
chuyên ngành ĐST&CNMT.


 Bộ môn Kỹ thuật môi trường mỏ (KTMT mỏ): Được thành lập tháng 5/2010, đến nay
bộ môn có tổng số cán bộ là 10 người. Bộ môn hiện có 01PGS, 08GV, 01CBPV, 01
giảng viên tập sự, 03TS, 06ThS, 02NCS (trong đó 01NCS trong nước và 01 NCS
nước ngoài). Bộ môn KTMT mỏ quản lý chuyên môn các lớp sinh viên chuyên
ngành Kỹ thuật môi trường.
Mô hình tổ chức và cơ cấu của khoa có thể thể hiện trong hình vẽ 1. Phòng thí
nghiệm chung của Khoa bao gồm các moduls do các Bộ môn quản lý, trong đó có phòng thí
nghiệm Địa sinh thái – Địa môi trường (ĐST-ĐMT) đang hoạt động phục vụ học tập và
nghiên cứu, các phòng thí nghiệm An toàn-Sức khỏe-Môi trường (AT-SK-MT) và phòng thí
nghiệm Môi trường cơ sở (MTCS) hiện đang được đề nghị triển khai nhằm đáp ứng số
lượng sinh viên ngày một tăng của khoa.

1


Hình 1: Sơ đồ tổ chức chuyên môn và cơ cấu lãnh đạo khoa Môi trường

Văn phòng Khoa hiện có 02 cán bộ: 01 cán bộ làm công tác văn thư, văn phòng,
quản sinh, 01 cán bộ làm công tác trợ lý tổ chức, thi đua, giáo vụ. Hiện nay, trợ lý văn thể là
GV.ThS. Vũ Thị Lan Anh – CBGD Bộ môn Môi trường cơ sở.
Nhìn chung đội ngũ các giảng viên của khoa đều còn trẻ (độ tuổi trung bình khoảng
35) nên rất năng động, nhiệt huyết, ham học hỏi, trình độ chuyên môn khá vững vàng nên
có uy tín trong giảng dạy. Trong năm học qua các cán bộ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình.
Trong năm học qua, các bộ môn đã hoàn thành cơ bản nội dung các bài giảng, các
môn học đã được phân công cho các bộ môn chủ quản quản lý. Các môn học chuyên ngành
bắt buộc đã được các cán bộ giảng dạy chuẩn bị kỹ giáo trình cấp trường, hầu hết các môn
học bắt buộc đã có giáo trình cấp trường, cấp nhà xuất bản (01), số còn lại hiện đang chuẩn
bị được xuất bản cấp trường.
Chủ trương của Khoa là đến hết năm 2014, Khoa phải hoàn thành toàn bộ giáo trình

các môn học bắt buộc và tự chọn do các bộ môn quản lý, thực hiện tốt công tác giáo trình,
bài giảng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo Nhà trường.
1.1.2 Số lượng sinh viên
Tổng số sinh viên trong năm học 2013 – 2014 của khoa là 453 sinh viên, trong đó có
32 sinh viên K54 vừa tốt nghiệp nên số sinh viên từ K55 đến K58 hiện còn 421 sinh viên.
Nếu tính cả chỉ tiêu tuyển 250 sinh viên K59 nữa thì tổng số sinh viên của Khoa là 671.
Tổng số sinh viên các khóa trình bày trong Hình 2.

2


Hình 2: Số lượng sinh viên từ K54 đến K59 của khoa trong năm học 2013-2014

Trong mùa tuyển sinh năm 2014, số lượng thí sinh dự thi vào ngành Kỹ thuật môi
trường khá đông, là một trong những ngành có số lượng thí sinh dự thi nhiều nhất trong
trường. Điểm tuyển thí sinh vào khoa theo nguyện vọng 2 cũng thuộc loại cao ở trong
trường. Nhìn vào biểu đồ hình 2 cho ta thấy, mặc dù mới thành lập nhưng số lượng sinh viên
theo học khoa Môi trường tăng lên rất mạnh mẽ.
1.2 CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG
Trong năm học qua tất cả các thầy cô giáo, cán bộ và sinh viên trong khoa đều chấp
hành tốt nhiệm vụ chính trị của trường, chấp hành tốt chủ trương đường lối chính sách của
Đảng và nhà nước. Toàn khoa không có ai vi phạm nội quy quy chế của nhà trường và luật
pháp của nhà nước.
1.3 CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.3.1 Công tác đào tạo
1.3.1.1

Đào tạo sinh viên

Năm học qua, khoa có sinh viên

các chuyên ngành Địa sinh tháicông nghệ môi trường và
chuyên ngành Kỹ thuật Môi
trường hệ chính qui tại Hà Nội.
Số lượng sinh viên theo học hai
chuyên ngành thể hiện trong
Error: Reference source not
found.

Hình 3: Số lượng sinh viên các chuyên ngành

3


Hiện nay các khóa khác đã chuyển sang học theo học chế tín chỉ (K55, K56, K57,
K58 và sắp tới là K59). Kết quả học tập của sinh viên 4 khoá từ K54 đến K58 thể hiện ở
Bảng 1 (K59 mới bắt đầu vào học kì 1 năm thứ nhất).
Bảng 1: Điểm TBC học tập của các lớp sinh viên trong khoa năm học 2013-2014

Khóa

Tổng
số SV

< 2,0
Yếu

Điểm TB học tập (%)
2,0 ÷2,49 2,50 ÷3,19 3,60 ÷ 4,00
TB
Khá

Giỏi, XS

Ghi chú

ĐSTCNMT-K54

34

0

50

38

12

262 (năm)

ĐSTCNMT-K55

37

5

5

43

46


333 (nhất)

ĐSTCNMT-K56

44

14

5

64

18

288 (nhì)

KTMT-K56

29

10

24

52

14

270 (tư)


ĐSTCNMT-K57

70

9

26

47

19

278 (ba)

KTMT-K57

51

29

14

43

14

242 (sáu)

ĐSTCNMT-K58
KTMT-K58A

KTMT-K58B

66
58
59

73
76
73

18
12
24

6
10
2

3
2
2

139 (bảy)
138 (tám)
137 (chin)

Bảng 1 cho thấy kết quả học tập của lớp ĐSTCNMT-K55 có tỷ lệ sinh viên khá giỏi
lớn nhất (46%), ngược lại các lớp K58 có số lượng sinh viên yếu kém lớn nhất (trên 70%).
Sinh viên có học lực khá chiếm tỷ lệ cao ở các khóa K54 đến K57.
Nếu tính theo trọng số theo

thứ tự giỏi và xuất sắc là 4, khá 3,
trung bình 2 và yếu là 1 điểm thì
tổng điểm xếp hạng lớp là: nhất
ĐSTCNMT K55 (333 điểm), nhì
ĐSTCNMT K56 (288 điểm), ba
ĐSTCNMT K57 (278 điểm), tư
KTMT K56 (270 điểm), năm là
ĐSTCNMT K54, sáu là KTMT
K57, bảy là ĐSTCNMT K58, tám
là KTMT K58A và chín là KTMT
K59B.

Hình 4: Kết quả học tập theo các khóa sinh viên từ K54
đến K58

Xếp hạng kết quả học tập theo các khóa sinh viên từ K54 đến K58 thể hiện trong
biểu đồ Hình 4.

Tổng hợp kết quả học tập của sinh viên toàn khoa năm học 2013-2014 thể hiện trong
4


biểu đồ Hình 5.

Hình 5: Kết quả xếp loại học tập toàn
khoa năm học 2013-2014

Hình 5 cho thấy kết quả học tập chung của sinh viên toàn khoa năm học qua đã tiến
bộ hơn năm học trước. Tỷ lệ sinh viên đạt loại xuất sắc và giỏi đạt 12% (năm học trước chỉ
có 3%), khá chiếm 32% (so với năm học trước có 18%). Loại trung bình giảm đi so với năm

học trước (18% so với 54% của năm học trước) và tỷ lệ sinh viên loại yếu kém còn cao
(38% so với 28% của năm học trước). Sở dĩ tỷ lệ sinh viên yếu cao là do số sinh viên của
K58 và K57 chiếm tỷ lệ lớn sinh viên từ khóa 54 đến 58 trong Khoa (69%). Trong năm học
tới, các lớp cần cố gắng hơn để nâng cao tỷ lệ sinh viên khá giỏi, hạ thấp các tỷ lệ yếu kém
và trung bình.
Trong năm học qua, được sự chỉ đạo của Lãnh đạo trường, tập thể các cán bộ giảng
dạy trong Khoa kết hợp với các giảng viên trong trường và giảng viên thỉnh giảng ở các cơ
quan ngoài trường xây dựng chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Kỹ thuật môi trường, hiện
chương trình đã được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường thông qua. Dự kiến trong năm
học này sẽ hoàn thành chương trình để được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép mở ngành
đào tạo cao học.
Ban chủ nhiệm khoa cũng đã thành lập nhóm tư vấn xây dựng chương trình đào tạo
ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường. Hiện chương trình cũng đã được xây dựng xong,
đang chờ hoàn thiện để trình Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường xét duyệt.
Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Lãnh đạo Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa cũng
bước đầu tiến hành xây dựng đề án chương trình đào tạo đại học chất lượng cao từ chương
trình đào tạo đại trà trình độ đại học của chuyên ngành Kỹ thuật môi trường.
1.3.1.2

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Trong năm học qua, khoa Môi trường đã tích cực thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng giảng viên, cụ thể như sau:
 Trong năm học 2013-2014, các cán bộ trẻ của khoa đã tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Kỹ
thuật môi trường, Khoa học môi trường tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,
Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội (nay là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.) Các cán bộ đó là Vũ Thị Lan Anh, Nguyễn Thị
Cúc (Bộ môn MTCS), Phạm Khánh Huy (Bộ môn ĐST&CNMT), Đào Trung Thành,
5



Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hòa và Nguyễn Thị Thu Huyền (Bộ môn Kỹ thuật
môi trường mỏ), tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài về (Trần Anh Quân – BM
ĐST&CNMT). Hầu hết các thầy, cô nói trên đều đã bảo vệ luận văn Thạc sỹ đạt kết
quả xuất sắc và được đề nghị chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ. Hiện đã có cô
Nguyễn Thị Hòa hoàn thành thủ tục và đang làm Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Kỹ
thuật môi trường tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Thầy Đào Đình Thuần đã
bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đạt kết quả xuất sắc.
 Tạo điều kiện cho các cán bộ đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Khoa học
tự nhiên, Đại học Sư Phạm và Đại học Mỏ – Địa Chất, Viện hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, là: Trần Thị Thanh Thủy, Vũ Thị Phương Thảo, Trần Thị Thu
Hương (Bộ môn ĐST&CNMT) và Nguyễn Thị Hòa (Bộ môn Kỹ thuật môi trường
mỏ.) Hiện khoa có 02 cán bộ giảng dạy đang học cao học tại Pháp là Nguyễn Văn
Bình, Nguyễn Thị Phương Anh. Thầy Nguyễn Phương Đông (Bộ môn Kỹ thuật môi
trường) đang tiếp tục làm NCS tiến sỹ tại Liên Bang Nga.
 Cử các cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, an ninh, quốc phòng
theo yêu cầu của Nhà trường. Đã cử nhiều đợt cán bộ tham gia hội thảo, hội nghị về
môi trường ở trong nước và quốc tế (hàng chục lượt cán bộ tham gia).
 Một số cán bộ giảng dạy của khoa thường được mời tham gia các Hội đồng tư vấn về
môi trường, Hội đồng bảo vệ Thạc sỹ, Tiến sỹ ở các Trường đại học, các tổ chức như
Hiệp hội Khoa học Việt nam, Tổng cục Môi trường, các Viện nghiên cứu, ...
1.3.2 Công tác nghiên cứu khoa học
Trong công tác nghiên cứu khoa học, năm học 2013 - 2014 toàn khoa đã có hàng
chục đề tài khoa học phục vụ sản xuất, đề tài nghiên cứu ký về các công ty, trung tâm của
trường với doanh số đạt khoảng mười tỷ đồng. Đã bảo vệ thành công 03 đề tài, nhiệm vụ
cấp Bộ đạt loại tốt, khá. Hiện tại khoa đang thực hiện 01 đề tài, 01 nhiệm vụ cấp Bộ (đã bảo
vệ cấp cơ sở). Đã đề xuất 03 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp cho năm 2015, trong đó 01
đề tài đã được phê duyệt. Đã đề xuất 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước cho năm
2015-2017, là đề tài nghiên cứu hợp tác song phương với Cộng hòa Liên bang Đức, hiện
đang trong quá trình xét duyệt của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trong năm qua, Bộ môn ĐST&CNMT duy trì tốt hoạt động của phòng thí nghiệm
ĐST-ĐMT. Hiện tại, phòng thí nghiệm ĐST-ĐMT đã và đang hoạt động hiệu quả phục vụ
công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên trong khoa.
Trong năm học 2013 – 2014 nhiều sinh viên đã tích cực nghiên cứu khoa học. Tại
Hội nghị khoa học sinh viên lần thứ 27 tổ chức tháng 05/2014 chúng ta đã có 14 báo cáo (tại
tiểu ban Môi trường), trong đó 06 đề tài được Nhà trường tài trợ kinh phí, 08 đề tài còn lại
do Khoa và Bộ môn chủ quản hỗ trợ, một số báo cáo có chất lượng tương đối tốt.
1.4 CÔNG TÁC VĂN THỂ:
Mặc dù là một khoa mới được thành lập, có hơn 30 cán bộ và gần 300 sinh viên,
khoa chưa có nguồn kinh phí hoạt động văn thể mà chủ yếu là do các thầy cô trong khoa
đóng góp và 1 phần hỗ trợ từ Nhà trường. Tuy nhiên, dưới sự động viên chỉ đạo của Ban
chủ nhiệm khoa, toàn thể cán bộ và sinh viên của khoa đã tích cực tham gia các hoạt động
văn hóa, thể thao do các phòng ban chức năng của nhà trường tổ chức. Các hoạt động cụ thể
6


như sau:
-

Tổ chức hội diễn văn nghệ cấp cơ sở sinh viên lần đầu tiên thành công và có nhiều
dấu ấn, chọn ra được các hạt giống âm nhạc tham ra vào hội diễn văn nghệ cấp
trường.

-

Tổ chức thành công hội khỏe cấp cơ sở, các giải bóng đá nam – nữ sinh viên toàn
khoa.

-


Tham gia tốt các hoạt động hội khoẻ 26/3; giải bóng đá sinh viên; giải bóng đá cán
bộ; giải cầu lông cán bộ; giải bóng rổ sinh viên;

-

Hầu hết trong các hoạt động văn thể trên, khoa đều đạt được các giải thưởng tập thể
và cá nhân và luôn được ban tổ chức đánh giá cao về tinh thần và ý thức tham gia tốt.
Kết quả điểm rèn luyện đánh giá sinh viên như sau (Bảng 2).
Bảng 2: Kết quả điểm rèn luyện của sinh viên năm học 2013-2014

Khóa
ĐSTCNMT K54
ĐSTCNMT K55
ĐSTCNMT K56
KTMT K56
ĐSTCNMT K57
KTMT K57
ĐSTCNMT k58
KTMT A K58
KTMT B K58
Trung bình toàn Khoa

Tổng số SV
32
37
44
32
69
51
73

59
59

30<=30
50
Kém
Yếu
0,00 0,00
0,00 0,00
0,00 0,00
0,00 0,00
0,00 0.00
0,00 0,00
0.00 0.00
0.00 0.00
0.00 0.00
0,00 0,00

Điểm TB rèn luyện (%)
507060- 70
<60
80
TBKh
TB
Khá
0,00
0,0
9.4
0,00
0,0

16.2
0,00
11.4
9.1
0,00
6.5
42
0.00
29
43.5
0,00
9.9
43.1
0.00
54.8
35.6
0.00
54.2
35.6
0.00
47.4
49.2
0,00
23.7
31.5

80
-90
Tốt
87.5

64.9
79.5
48.3
27.5
47
9.6
8.5
3.4
41.8

>=90
XS
3.1
18.9
0.0
3.2
0,0
0,0
0.0
1.7
0.0
3.0

Tính từ K54 đến K58 cho thấy kết quả rèn luyện của sinh viên Khoa Môi trường chủ
yếu đạt loại tốt và khá. Sinh viên trong Khoa được đánh giá cao về ý thức học tập và tham
gia vào các hoạt động văn thể của Khoa và Nhà trường.
1.5 CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG
1.5.1 Đối với cán bộ
Công tác thi đua khen thưởng đối với khối cán bộ của Khoa đã được bình xét theo
các tiêu chí qui định của Nhà nước về thi đua và đề xuất với Nhà trường công nhận các danh

hiệu thi đua, khen thưởng. Kết quả bình xét danh hiệu thi đua năm học 2013-2014 cho thấy
100% số đơn vị đạt đơn vị lao động tiên tiến, 30.6% cán bộ đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ
sở (11/36 cán bộ), 52.8% cán bộ đạt danh hiệu lao động tiên tiến cấp cơ sở, 01 cá nhân
được đề nghị tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ (PGS.TS. Nguyễn Phương).
1.5.2 Đối với sinh viên
Tiêu chí xét thưởng cho sinh viên thực hiện theo quyết định 824/QĐ-MĐC-CTCT7


SV của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, trong đó gồm phần thưởng dành cho tập thể lớp và
phần thưởng dành cho các cá nhân sinh viên. Theo đó, thưởng cho tập thể lớp có thành tích
học tập và rèn luyện tốt hơn, các cá nhân có thành tích học tập loại giỏi và tích cực tham gia
các công tác đoàn thể-xã hội của Khoa và Trường. Có hai loại thưởng là khen thưởng của
Trường và khen thưởng của các đơn vị doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu tài trợ.
1.5.2.1


Khen thưởng của Nhà trường
Khen thưởng cho tập thể lớp sinh viên (Bảng 3).
Bảng 3: Danh sách tập thể lớp được đề nghị Nhà trường khen thưởng

TT
Tập thể lớp
1
Địa sinh thái
CNMT K57
2
Địa sinh thái
CNMT K55

Mức thưởng

&
&

Ghi chú

Theo Quyết định của Nhà trường
Theo Quyết định của Nhà trường

(Tổng số 02 tập thể)


Khen thưởng cho các cá nhân sinh viên (Bảng 4)
Bảng 4: Danh sách sinh viên được đề nghị Nhà trường khen thưởng

TT

Họ và tên

Mức thưởng

Sv xuất sắc
1
Nguyễn Linh Chi- Lớp KTMT A K58
2
Hoàng Nguyễn Bích Phượng – KTMT K56
3
Nguyễn Văn Du – ĐST&CNMT K55
4
Nguyễn Thu Hà - ĐST&CNMT K55
5

Nguyễn Thị Hạnh Như - ĐST&CNMT K55
6
Lê Thị Bích Ngọc - ĐST&CNMT K55
7
Nguyễn Xuân Hòa - ĐST&CNMT K55
SV giỏi
Lớp ĐST&CNMT K55
1
Lê Thị Ngọc
2
Lê Hải Hoàn
3
Nguyễn Đức Mạnh
4
Nguyễn Thị Hạnh
5
Mailoryang Nengchue
6
Mailoryang Naocha
7
Nguyễn Trọng Nghĩa
8
Lê Phú Cường
9
Phouvi Thepvongsa
10 Đoàn Công Danh
11 Nguyễn Thị Thanh

Ghi chú


Đã nhận tại
Theo Quyết định
văn
phòng
của Nhà trường
Khoa

Theo Quyết định Đã nhận tại
của Nhà trường
văn
phòng
Khoa

8


TT
Họ và tên
12 Đào Văn Lương
Lớp ĐST & KTMT K56
1
Nguyễn Thị Hoàng Anh
2
Phạm Thị Dinh
3
Nguyễn Thị Ngọc Hoa
4
Hoàng Thị Hồng
5
Đoàn Thị Kim Huệ

6
Nguyễn Thị Phin
7
Nguyễn Thanh Hòa
Lớp Kỹ thuật Môi trường K56
1
Tạ Như Quỳnh
2
Trần Thị Thương
3
Nguyễn Thị Vân Anh
Lớp ĐST& CNMT K57
1
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
2
Trần Thị Thu
3
Nguyễn Thị Hằng
4
Đinh Thu Thủy
5
Hoàng Thị Trâm
6
Phan Thị Nhàn
7
Phạm Thị Đào
8
Nguyễn Thị Thu Hà
9
Nguyễn Thị Hòa

10 Bùi Nguyên Hoàng
Lớp Kỹ thuật Môi trường K57
1
Nguyễn Thị Hoa
2
Nguyễn Hồng Phương
3
Đỗ Mạnh Quân
4
Phạm Thị Huế
5
Nguyễn Thị Sen
6
Trần Thị Bảo Thoa
7
Hoàng Thị Nhung
Lớp ĐST&CNMT K57
1

Mức thưởng

Ghi chú

Đã nhận tại
Theo Quyết định
văn
phòng
của Nhà trường
Khoa


Đã nhận tại
Theo Quyết định
văn
phòng
của Nhà trường
Khoa

Đã nhận tại
Theo Quyết định
văn
phòng
của Nhà trường
Khoa

Đã nhận tại
Theo Quyết định
văn
phòng
của Nhà trường
Khoa

Đã nhận tại
Theo Quyết định
văn
phòng
của Nhà trường
Khoa

Trần Thị Trà My


(Tổng số 07 sinh viên xuất sắc và 40 sinh viên giỏi)

9




Sinh viên được đề nghị Nhà trưởng xét thưởng học bổng (Bảng 5)
Bảng 5: Danh sách sinh viên dược đề nghị xét thưởng học bổng

TT
Họ và tên
K55: ĐST & CNMT
1
Nguyễn Văn Du
2
Nguyễn Thị Hạnh Như
K56: ĐST và CNMT
1
Nguyễn Thị Ngọc Hoa
2
Nguyễn Thị Hoàng Anh
K56: KTMT
Hoàng Nguyễn Bích
1
Phượng
2
Nguyễn Thị Vân Anh
K57: ĐST và CNMT
1

Bùi Nguyên Hoàng
2
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
K57: KTMT
1
Đỗ Mạnh Quân
2
Hoàng Thị Nhung
3
Nguyễn Thị Hoa
K58: ĐST và CNMT
1
Trịnh Thị Hạnh
2
Trần Thị Trà Mi
K58A: KTMT
1
Nguyễn Linh Chi
2
Phạm Thị Hải
3
Nguyễn Anh Ngọc
4
Phùng Thị Thoa

Mức thưởng

Ghi chú

Theo Quyết định của Sẽ nhận sau tại Văn phòng

Nhà trường
Khoa Môi trường
Theo Quyết định của Sẽ nhận sau tại Văn phòng
Nhà trường
Khoa Môi trường
Theo Quyết định của Sẽ nhận sau tại Văn phòng
Nhà trường
Khoa Môi trường
Theo Quyết định của Sẽ nhận sau tại Văn phòng
Nhà trường
Khoa Môi trường
Theo Quyết định của Sẽ nhận sau tại Văn phòng
Nhà trường
Khoa Môi trường
Theo Quyết định của Sẽ nhận sau tại Văn phòng
Nhà trường
Khoa Môi trường

Theo Quyết định của Sẽ nhận sau tại Văn phòng
Nhà trường
Khoa Môi trường

(Tổng số 17 sinh viên)

1.5.2.2

Học bổng khuyến học do các đơn vị ngoài trường tài trợ (bảng 6):
Danh sách các nhà tài trợ:
1. Liên Đoàn Địa chất Xạ - Hiếm Tổng tiền = 5 triệu;
2. Đoàn Địa chất 155, LĐ Địa chất Xạ - Hiếm: 3 triệu;

3. Trung tâm nghiên cứu môi trường Địa chất : 2 triệu.
4. Công ty CP XNK Máy Sao Việt : 5 triệu
5. Ông Nguyễn Trung Thính – CN đề án đất hiếm Bắc Nậm Xe: 2 triệu
6. Công ty TNHH Doanh Thương Việt Nhật: 5 triệu
10


7. Ông Trần Lê Châu – Giám đốc TT Quan Trắc và điều tra MT phóng xạ: 2 triệu
8. Lê Quyết Tâm, Chủ nhiệm Đề án Urani, Quảng Nam – Liên đoàn Địa chất Xạ
Hiếm: 6 triệu
Bảng 6: Danh sách tập thể lớp và sinh viên được xét thưởng học bổng khuyến học

STT

Họ và tên sinh viên, khóa học

Điểm CBC

Tập thể lớp có thành tích xuất sắc trong học tập và văn thể
1
Địa sinh thái & CNMT K55
Học tập
2
Địa sinh thái & CNMT K55
TT TT
3
Địa sinh thái & CNMT K57
TT TT
4
KTMT K56

Văn thể
Cá nhân sinh viên
1
Nguyễn Linh Chi KTMT A K58
3.8
2
Nguyễn Thị Hằng ĐST & CNMT K57
3.47
3
Nguyễn Hồng Phương KTMT K57
3.32
4
Đoàn Thị Kim Huệ ĐST & CNMT K56
3.21
5
Trần Thị Thương KTMT K56
3.42
6
Nguyễn Trọng Nghĩa ĐST & CNMT K55
3.31
7
Phùng Thị Thoa KTMT K58
2.94
8
Trần Thị Trà Mi ĐST & CNMT K58
3.2
9
Nguyễn Thị Thu Hà ĐST & CNMT K57
3.47
10 Hoàng Đức Chinh ĐST & CNMT K56

2.71
11 Vũ Minh Công KTMT K56
3.15
12 Đinh Trà Liên KTMT K56
3.15
13 Phạm Thị Thanh Thủy ĐST & CNMT K56
3.00
14 Trần Thành Trung ĐST & CNMT K57
3.00
15 Đặng Ngọc Khang ĐST & CNMT K55
3.08
Sinh viên K59 đạt thủ khoa đầu vào NV1
1
Nguyễn Ngọc Linh KTMT A K59
22 điểm

Tiền thưởng,
Tr. đồng
1.5
1
1
1
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1,5
1
1

1
1
1
1
1
1
1
0.5

(Tổng số 15 sinh viên và 2 tập thể)

1.6 CÁC CÔNG TÁC KHÁC
Công tác chăm lo đời sống cán bộ được đặt ra nhưng chưa có điều kiện cải thiện.
Khoa đang xây dựng nguồn quĩ cho công tác chi thường xuyên (các công việc hiếu hỉ, hỗ
trợ cán bộ gặp khó khăn đặc biệt,...), kinh phí này được trích từ các đề tài nghiên cứu khoa
học của khoa phù hợp với các qui định của nhà trường, đóng góp tự nguyện của các cá nhân
và các nguồn kinh phí khác.
Công tác Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của khoa được duy trì đảm bảo hoạt động
tốt cho phong trào sinh viên. Cán bộ nòng cốt của Đoàn thanh niên khoa là các cán bộ giảng
dạy trẻ, năng động sáng tạo. Mặc dù với số lượng sinh viên còn ít so với các khoa khác
trong trường nhưng sinh viên trong khoa luôn tham gia đầy đủ các hoạt động văn thể của
trường và đạt được những thành tích đáng khích lệ.
Ban chủ nhiệm khoa cũng đã phối hợp với công đoàn khoa và chi đoàn cán bộ tích
11


cực vận động cán bộ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, nâng
cao đời sống tinh thần cho cán bộ, giảng viên trong khoa.
Đánh giá chung: Năm học 2013 - 2014 tập thể cán bộ và sinh viên trong khoa đã
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.


2

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM HỌC 2014 – 2015

2.1 MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Trên cơ sở kết quả đạt được năm học 2013 -2014 có thể đặt ra những công tác trọng
tâm năm học 2014 -2015 gồm những vấn đề chính sau đây:
12


Xây dựng Khoa thành một tập thể vững mạnh về tư tưởng, thống nhất về hành động. Ban
chủ nhiệm khoa kết hợp với tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên dưới sự lãnh đạo của Chi
bộ tích cực, chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
Tập trung hoàn thành toàn bộ bài giảng, giáo trình thuộc các môn học theo học chế tín chỉ
do Khoa quản lý và đã được Nhà trường phê duyệt đề cương chi tiết;
1) Thành lập Bộ môn Quản lý tài nguyên và Môi trường, xây dựng đề án mở ngành
Quản lý tài nguyên và Môi trường đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2) Hoàn thành đề án đào tạo Thạc sỹ ngành Kỹ thuật môi trường để có thể tuyển sinh từ
năm học 2014-2015;
3) Xây dựng đề án chương trình chất lượng cao trình độ đại học theo chương trình đào
tạo đại trà trình độ đại học chuyên ngành Kỹ thuật môi trường;
4) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất;
5) Tích cực chủ động hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các tổ chức, cơ quan trong và
ngoài nước;
6) Tiến hành tổ chức các seminar, hội thảo chuyên ngành với các nhà khoa học trong và
ngoài nước tham gia;
2.2 PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014 - 2015
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, trong năm học tới, tập thể cán
bộ và sinh viên trong khoa cần định hướng thực hiện những công việc sau:

1) Phấn đấu xây dựng Khoa Môi trường thành tập thể xuất sắc cả về giảng dạy, học tập
và hoạt động, cố gắng để toàn bộ sinh viên trong Khoa không có sinh viên nào bị xử
lý cảnh cáo hoặc buộc thôi học do có kết quả học tập yếu kém;
2) Kiện toàn tổ chức của các Bộ môn, động viên và tạo mọi điều kiện để cán bộ trong
các Bộ môn được rèn luyện phấn đấu về phẩm chất, đạo đức và nâng cao năng lực
chuyên môn;
3) Triển khai tốt việc biên soạn bài giảng, giảng dạy theo hệ thống tín chỉ. Hoàn thành
các giáo trình, bài giảng có liên quan đến chương trình đào tạo mà các Bộ môn quản
lý;
4) Tiếp tục triển khai chương trình nghiên cứu và biên soạn bài giảng các môn học đào
tạo thạc sĩ ngành kỹ thuật môi trường, các môn học đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề
đã được nhà trường phê duyệt;
5) Xúc tiến xây dựng đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư và đầu tư
tăng cường các phòng thí nghiệm thuộc trung tâm thí nghiệm kỹ thuật môi trường
của khoa;
6) Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các
trường đại học để phát triển bộ môn chuyên môn và quảng bá, nâng cao vị thế của
các bộ môn. Tham gia tổ chức tốt Hội nghị khoa học trường, động viên và tạo điều
kiện thuận lợi cho các cán bộ tham gia hội thảo, hội nghị chuyên ngành cũng như
công tác chuyên môn ở trong nước và nước ngoài;
13


7) Tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện tốt chủ trương đổi mới giảng dạy
bằng kỹ thuật dạy học đại học theo học chế tín chỉ. Chú trọng công tác bồi dưỡng
nghiệp vụ giảng dạy cho các cán bộ trẻ đang tập sự và vừa hết tập sự;
8) Phấn đấu xây dựng đề cương và đăng ký khoảng 10 đề tài các cấp nhằm tập hợp cán
bộ của các Bộ môn trong khoa tham gia. Phấn đấu mỗi cán bộ viết được 1-2 bài
báo/năm được đăng trên các Tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế;
9) Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà trường về đào tạo, nghiên cứu khoa học và

các phong trào chung;
10)Chấp hành tốt các nhiệm vụ do Nhà trường yêu cầu và tạo điều kiện cho cán bộ của
bộ môn tham gia các hoạt động chung của Khoa và Nhà trường;
11)Tăng cường giao lưu với sinh viên chuyên ngành của Khoa Môi trường, giới thiệu
ngành nghề cho sinh viên và tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá với sinh viên để
động viên sinh viên trong học tập, rèn luyện;
12)Phối hợp chỉ đạo Đoàn thanh niên, Hội sinh viên khoa có giải pháp nhằm nâng cao
kết quả học tập của sinh viên, phấn đấu tăng tỷ lệ sinh viên khá giỏi đến 30%, giảm
tổng tỷ lệ sinh viên trung bình yếu và kém xuống dưới 15%.
BAN CHỦ NHIỆM KHOA MÔI TRƯỜNG



Có thể download báo cáo tại địa chỉ: />
14



×